Thông tư về việc bảo vệ sách và tài liệu chữ Hán, chữ Nôm

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 05/VH/TV

Thông tư về việc bảo vệ sách và tài liệu chữ Hán, chữ Nôm
Cơ quan ban hành: Bộ Văn hoáSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:05/VH/TVNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Hoàng Minh Giám
Ngày ban hành:21/02/1964Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 05/VH/TV

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ SỐ 05/VH/TV
NGÀY 21 THÁNG 2 NĂM 1964 VỀ VIỆC BẢO VỆ SÁCH VÀ
TÀI LIỆU CHỮ HÁN, CHỮ NÔM

 

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ

 

Kính gửi: - Các Uỷ ban hành chính tỉnh và thành phố

- Các Sở, Ty Văn hoá- Thông tin

 

Ngày 31-12-1962, Bộ văn hoá đã ra Thông tư số 1138/VH/TT giao cho các Ty và Sở Văn hoá - Thông tin tổ chức việc quản lý sách và tài liệu bằng chữ Hán và chữ Nôm.

Mới đây Phủ thủ tướng lại có Chỉ thị số 177/TTg ngày 13-12-1963 yêu cầu các Uỷ ban hành chính tỉnh và thành phố xúc tiến gấp công tác này để có thể hoàn thành trong những tháng đầu năm nay.

Sau khi đã trao đổi với các cơ quan hữu quan thuộc Bộ và thuộc Uỷ ban Khoa học Nhà nước, Bộ Văn hoá hướng dẫn việc thi hành chỉ thị của Phủ Thủ tướng như sau:

 

I. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA VIỆC BẢO VỆ SÁCH VÀ
TÀI LIỆU BẰNG CHỮ HÁN, CHỮ NÔM

 

Sách và những tài liệu bằng chữ Hán, chữ Nôm của các đời trước để lại là những di vật phản ánh trực tiếp nền văn minh mà nhân dân ta đã đạt tới qua các thời đại lịch sử.

Trong 80 năm đô hộ ta, đế quốc Pháp đã cướp mang đi nhiều những tài liệu qúy ấy. Một số đáng kể lại bị tổn thất trong thời kỳ kháng chiến và nhất là trong thời kỳ cải cách ruộng đất. Đối với số may mắn còn giữ được đến nay, nếu những hành động huỷ hoại và sử dụng không hợp lý đã được nêu lên trong chỉ thị của Phủ thủ tướng không được chấm dứt thì chẳng bao lâu nữa những tài liệu này sẽ mất hết. Cho nên việc bảo vệ những sách và tài liệu bằng chữ Hán, chữ Nôm được đặt ra một cách cấp thiết, nhằm phục vụ công tác nghiên cứu của các ngành khoa học đồng thời bảo tồn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, kế thừa những yếu tố tích cực của nền văn hoá cũ và góp phần vào việc xây dựng nền văn hoá mới.

 

II. NHỮNG SÁCH VÀ TÀI LIỆU CẦN ĐƯỢC BẢO VỆ

 

Tất cả những sách và tài liệu bằng chữ Hán, chữ Nôm nói dưới đây viết tay, in hoạt tự, in bản khắc, vẽ không phân biệt là của tư nhân hay là của các tập thể (họ, tộc, phe giáp, phường hội, đoàn thể, đơn vị hành chính), nếu xét có giá trị về mặt lịch sử hoặc văn hoá, đều được Nhà nước bảo vệ theo quy định của chỉ thị của Phủ Thủ tướng.

1. Tài liệu về văn học, nghệ thuật, khoa học, lịch sử:

- Các tập thơ, văn, phú, truyền kỳ, ký sự, câu đối, văn sách, kinh nghĩa.

- Các tập ghi chép về văn học dân gian: tục ngữ, ca dao, hò vè, sơn ca, trường ca, chuyện cổ tích, tiếu lâm, câu đối,v.v..

- Các bản chèo, tuồng.

- Các bộ sử, thông sử, dã sử, truyện ký, địa chí, xã chí v.v..

- Các bộ luật lệ, điều lệ, công văn tập, khoa bảng lục.

- Các tập chế, chiếu, biểu, sớ, tấu.

- Các hương phả, thế phả, tộc phả, gia phả, gia lễ, thần phả, thần tích.

- Các bản văn bia.

- Các tập lịch, ngọc hạp...

- Các sách thuốc, sách phương thuật (lý, số, phong thuỷ, phù thuỷ).

- Các sách tôn giáo: kinh, khoá lễ, giáng bút, sách cúng, sách then, chầu văn.

- Các truyền đơn, bố cáo, hịch văn.

2. Tài liệu về chế độ xã hội cũ:

- Các đinh bạ, điền bạ, hương lệ, hương ước, các khoán ước, điều ước, phường hội.

- Các đơn từ, công văn, lệnh chỉ, trát sức, hồ sơ, biên bản, án kiện.

- Các giấy tờ về việc chia gia tài, về quân cấp ruộng công, đặt ruộng giỗ,v.v..

- Các loại biên lai, ví dụ biên lai thuế.

- Các bằng sắc cho người và cho thần.

- Các thư, thiếp.

- Các sách, sổ nhà buôn.

3. Tranh vẽ tài liệu in khắc:

- Các tranh dân gian: tranh làng Hồ, tranh in lại của những bích hoạ, các mẫu vẽ để in hay khắc.

- Các ấn triện.

- Các bản khắc in sách, tranh.

- Các hoành phi, liễn (bằng giấy, bằng gỗ), bút thiếp.

- Các bản địa đồ.

Danh sách kể trên đây chỉ có tính chất hướng dẫn. Nếu có những sách và tài liệu cũ khác không thuộc các loại nói trên đây mà xét thấy có giá trị về lịch sử hoặc văn hoá thì cần hỏi ý kiến Ty, Sở văn hoá hoặc Thư viện Quốc gia trung ương.

Các sách và tài liệu cần được bảo vệ không nhất thiết phải nguyên vẹn, nếu có bị rách nát, thiếu trang hoặc hoen ố cũng vẫn cần phải giữ.

Ngoài sách và tài liệu chữ Hán, chữ Nôm cần bảo vệ trên đây cũng phải nhắc đến các bia đá là những hiện vật rất cần cho công tác nghiên cứu lịch sử, nhất là lịch sử các địa phương.Vì vậy, theo tinh thần chỉ thị của Phủ Thủ tướng, Bộ Văn hoá đề nghị các Uỷ ban chỉ thị cho các xã, thôn và nhân dân phải chú ý giữ gìn và bảo vệ những tấm bia đá hiện có ở các nơi, không để cho đập phá đi hoặc đem dùng vào việc khác dần dần làm mờ các chữ và hình khắc, như bắc cầu ao, làm đá đập lúa... Nếu cần thì chuyển vào một nơi như đình, chùa để bảo quản.

 

III. NỘI DUNG CÔNG TÁC BẢO VỆ

 

Nội dung công tác bảo vệ sách và tài liệu chữ Hán, chữ Nôm bao gồm những việc cụ thể như sau:

1. Tuyên truyền giải thích về mục đích ý nghĩa và phương châm tiến hành bảo vệ để nhân dân phát nhu cầu của công tác nghiên cứu, khai thác hoặc bảo vệ.

4. Đối với những sách và tài liệu thuộc diện quản lý của Nhà nước nhưng do nhân dân bảo quản, những người có những thứ ấy và những người được giao cho giữ những thứ ấy có nhiệm vụ như sau:

- Phải giữ gìn, bảo quản chu đáo theo sự hướng dẫn của Ty, Sở văn hoá.

- Sẵn sàng cho người có giấy giới thiệu của Bộ Văn hoá (Thư viện Quốc gia Trung ương) hoặc Ty, Sở văn hoá đến xem, sao chép hoặc nghiên cứu.

- Nếu muốn bán thì phải được Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố cho phép; trong trường hợp này Nhà nước có quyền mua ưu tiên.

- Nếu để hư hỏng hoặc mất thì phải báo ngay cho Uỷ ban hành chính xã, tỉnh, thành phố biết ngay để mở những cuộc điều tra cần thiết và có những biện pháp thích ứng.

Người được mượn sử dụng phải chịu trách nhiệm giữ gìn, bảo quản chu đáo, không để hư hỏng, không được sửa chữa hoặc viết thêm gì vào đấy, sau khi dùng xong phải trả lại ngay và phải trả đúng thời hạn.

5. Để ngăn chặn việc huỷ hoại những sách và tài liệu chữ Hán, chữ Nôm, cùng với công tác vận động đối với những người có những sách và tài liệu ấy, các Uỷ ban hành chính tỉnh và thành phố cần áp dụng những biện pháp sau đây đối với những người làm nghề thu mua, vận chuyển sách và giấy cũ và những cơ sở dùng giấy cũ làm nguyên liệu sản xuất (làm giấy, bồi tranh, bồi quạt, đúc đồng..).

- Đặt chế độ kiểm soát việc mua bán và chuyển vận những sách và tài liệu Hán-Nôm cũ, như người đi mua và chuyển vận phải có giấy phép của Uỷ ban hành chính tỉnh hay huyện...

- Đặt chế độ kiểm soát việc sử dụng ở những cơ sở sản xuất vẫn dùng những thứ này làm nguyên liệu, như trước khi chế biến phải báo cáo cho Uỷ ban hành chính huyện hoặc xã biết để xem có những sách hoặc giấy tờ gì cần giữ lại (Nhà nước sẽ bồi hoàn lại cho cơ sở sản xuất mọi chi phí về những thứ này).

- Tuyên truyền giải thích để họ cũng có ý thức bảo vệ sách và tài liệu chữ Hán, chữ Nôm.

 

IV. CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN - TỔ CHỨC

 

1. Các Uỷ ban hành chính tỉnh và thành phố sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể của mỗi nơi mà đặt kế hoạch thực hiện, để có thể hoàn thành trong quý 2/1964. Để đảm bảo kết quả tốt cho công tác này, các Uỷ ban cần mở một đợt thí điểm tại một vài huyện hoặc khu phố, rồi sau sẽ mở rộng ra toàn tỉnh, toàn thành, bao gồm cả các thị xã và thị trấn.

Theo chỉ thị của Phủ Thủ tướng, sau khi đã lập được danh sách và tài liệu thuộc diện Nhà nước quản lý, các Ty, Sở Văn hoá - Thông tin sẽ phụ trách việc quản lý thường xuyên dưới sự kiểm soát của Uỷ ban.

2. Trong những việc phải làm, cần để công tác tuyên truyền vận động lên hàng đầu. Nếu công tác này làm được sâu và rộng, nhân dân sẽ tự mình biết bảo vệ chu đáo những sách và tài liệu quý của mình, việc thi hành các biện pháp hành chính sẽ không gây ra tình hình căng thẳng trong sinh hoạt của nhân dân, và diện sách phải tập trung để Nhà nước bảo quản có thể thu hẹp được.

3. Để làm công tác này, các Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố sẽ sử dụng bộ máy của các Ty, Sở Văn hoá- Thông tin và trong công tác vận động quần chúng có thể dựa vào sự giúp sức của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Công đoàn và Thanh niên và tổ chức Liên hiệp hợp tác xã tiểu thủ công ở địa phương.

Trung ương, Thư viện Quốc gia trung ương sẽ giúp Bộ thực hiện việc chỉ đạo các tỉnh và thành phố về mặt nghiệp vụ mà Phủ Thủ tướng đã giao cho. Trong công tác này, Thư viện Quốc gia trung ương cần có quan hệ chặt chẽ với viện Sử học, Vụ Bảo tồn bảo tàng và Thư viện Khoa học trung ương để có những ý kiến thống nhất về công tác quản lý và về việc sử dụng hợp lý các sách và tài liệu thuộc diện quản lý của Nhà nước.

4. Các Uỷ ban tỉnh, thành phố được dự trù một khoản kinh phí cần thiết để chi tiêu về các việc như : in tài liệu, mua và vận chuyển sách và tài liệu của nhân dân nhượng cho Nhà nước, tuyển dụng người biết chữ Hán, chữ Nôm để giúp việc...

Theo tinh thần chỉ thị của Phủ Thủ tướng, các tỉnh và thành phố không được tăng biên chế để làm công tác có tính chất đột xuất này. Nếu ở Ty, Sở văn hoá chưa có người biết chữ Hán, chữ Nôm thì trước hết cần điều động người biết các thứ chữ đó trong biên chế các cơ quan khác đến giúp việc ít lâu, hoặc thu xếp để những người này có thể dành một phần thì giờ giúp các Ty, Sở văn hoá- Thông tin. Nếu không có người trong biên chế thì mới được tuyển người ngoài theo chế độ phụ động. Nếu khối lượng công việc đọc và lựa chọn sách chữ Hán, chữ Nôm không có mấy thì nên nhờ những người trong nhân dân biết những chữ đó giúp, sau đó có thể cảm ơn bằng thư hoặc nếu cần thì trả thù lao.

Riêng khi làm công tác ở các xã thì nên nhờ các cụ nhàn rỗi, không cần phải tuyển người chuyên trách tạm thời.

Trên đây là những điều hướng dẫn chung. Khi thi hành các Uỷ ban và Ty, Sở có gặp điều gì chưa rõ hoặc chưa được đề cập tới thì xin phản ánh ngay để Bộ Văn hoá giải quyết.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi