Thông báo về một số việc cấp bách để bảo vệ tài nguyên đá quý và phát triển ngành đá quý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Thông báo 31-TB

Thông báo về một số việc cấp bách để bảo vệ tài nguyên đá quý và phát triển ngành đá quý
Cơ quan ban hành: Hội đồng Bộ trưởngSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:31-TBNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông báoNgười ký:Trần Xuân Giá
Ngày ban hành:16/04/1991Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhậtTình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG BÁO

SỐ 31-TB NGÀY 16 THÁNG 1 NĂM 1991 VỀ QUYẾT ĐỊNH CỦA THƯỜNG VỤ HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ MỘT SỐ VIỆC CẤP BÁCH BẢO VỆ TÀI NGUYÊN ĐÁ QUÝ VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐÁ QUÝ

 

Ngày 3 tháng 4 năm 1991 Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng đã nghe Bộ Công nghiệp nặng, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nội vụ, Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư, giáo sư tiến sĩ Phan Trường Thi, Chủ tịch Hội khoa học Việt Nam báo cáo về tài nguyên đá quý ở nước ta, về tình trạng khai thác lộn xộn và buôn lậu đá quý nghiêm trọng hiện nay. Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng cũng đã nghe kiến nghị của các cơ quan nói trên và các đề án tổ chức thăm dò - khai thác - chế tác - kinh doanh đá quý.

 

1/ Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng đã kết luận:

- Tài nguyên đá quý (ngọc) ở nước ta mới được phát hiện trong mấy năm gần đây được phân bố trên diện rộng, hàm lượng cao, chất lượng tốt là một nguồn tài nguyên quan trọng của đất nước. Tài nguyên đá quý dễ khai thác, không đòi hỏi đầu tư lớn, ta có lực lượng cán bộ khoa học - kỹ thuật, nguồn lao động dồi dào, người lao động khéo tay... cần khẩn trương xây dựng ngành đá quý nước ta nhằm góp phần phục vụ phát triển kinh tế, tạo thêm việc làm, tạo tích luỹ ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân.

- Công tác địa chất (nghiên cứu - tìm kiếm) về đá quý tuy đã có những kết quả bước đầu quan trọng nhưng cần được đầu tư thêm để đẩy mạnh việc phát hiện mỏ trên các vùng có tiền đề địa chất thuận lợi.

- Tài nguyên đá quý nước ta đang bị xâm phạm nghiêm trọng, nhiều khu mỏ bị khai thác trái phép kéo theo việc phá hoại môi trường, gây mất an ninh xã hội, gây nhiều tai nạn lao động chết người tại các nơi dân đào đãi. Nhiều khu vực có vàng và đá quý ở trong tình trạng bị phá hoại nếu không có các biện pháp cấp bách để bảo vệ.

Mặt khác tình hình buôn lậu trái phép đá quý thô đang lan tràn ở các địa bàn có tài nguyên cũng như như ở các thành phố, cửa khẩu. Nhiều người nước ngoài lợi dụng sơ hở trong luật pháp và quy định của ta đã mua trái phép đá quý thô mang ra nước ngoài. Nhiều đường dây buôn lậu đá quý đang hoạt động ngoài vòng kiểm soát của các cơ quan quản lý Nhà nước làm thiệt hại lợi ích quốc gia.

Để khắc phục những mặt tiêu cực nêu trên, vừa phải áp dụng các biện pháp hành chính nghiêm ngặt duy trì luật pháp kỷ cương trật tự, vừa phải nhanh chóng tổ chức việc khai thác, chế tác - kinh doanh đá quý.

2/ Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng đã quyết định:

Thành lập Tổ công tác của Hội đồng Bộ trưởng về công tác đá quý:

Tổ công tác của Hội đồng Bộ trưởng về công tác đá quý gồm các đồng chí sau đây:

- Đồng chí Trần Đức Lương, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, trực tiếp chỉ đạo Tổ công tác,

- Đồng chí Trần Lum, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng, Thường trực Tổ công tác,

- Đồng chí Phạm Tâm Long, Thứ trưởng bộ Nội vụ,

- Đồng chí Lý Tài Luận, Thứ trưởng Bộ Tài chính,

- Đồng chí Lê Hồ, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước,

- Đồng chí Tư Cường, Tư lệnh Bộ đội đặc công - Bộ Quốc phòng,

- Một đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoàng Liên Sơn,

- Một đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh,

- Một đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng,

- Một đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.

Tổ công tác của Hội đồng Bộ trưởng về công tác đá quý có trách nhiệm chỉ đạo việc lập và thông qua các đề án tổ chức quản lý, chính sách phát triển ngành đá quý ở nước ta (bao gồm công tác bảo vệ, thăm dò, khai thác, chế tác, kinh doanh đá quý, tổ chức và cán bộ) trình Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng quyết định.

3. Giao cho một số cơ quan sau đây chuẩn bị các đề án (tuỳ điều kiện cụ thể của sản xuất kinh doanh xây dựng đề án riêng về đá quý, hoặc gắn chung vàng - bạc - đá quý).

- Bộ Công nghiệp nặng:

+ Đề án tổ chức các Công ty đá quý có nhiệm vụ thăm dò - khai thác - thu mua đá quý thô tại các khu vực Hoàng Liên Sơn, Nghệ Tĩnh, Lâm Đồng, Đồng Nai...

+ Dự thảo Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng ban hành quy chế quản lý bảo vệ tài nguyên và sản phẩm đá quý khai thác từ lòng đất.

- Ngân hàng Nhà nước

+ Đề án tổ chức các Công ty chế tác - kinh doanh - xuất khẩu đá quý và nhập khẩu các thiết bị, phương tiện cần thiết cho khai thác, chế tác đá quý.

+ Dự thảo quyết định sửa đổi Quyết định số 139-CT ngày 24 tháng 5 năm 1990 về việc cho phép các đơn vị kinh tế quốc doanh, tập thể, hộ kinh tế cá thể kinh doanh vàng bạc và đá quý.

- Bộ Nội vụ:

+ Đề án tổ chức bảo vệ trật tự an ninh trong lĩnh vực thăm dò khai thác - chế tác - kinh doanh đá quý, chống buôn lậu đá quý.

+ Quy chế các khu vực đặc biệt có tài nguyên đá quý.

- Bộ tư lệnh Đặc công (Bộ Quốc phòng):

+ Đề án bộ đội đặc công tham gia khai thác đá quý phối hợp với Bộ Nội vụ bảo vệ các vùng mỏ quan trọng.

Khi tiến hành xây dựng các đề án trên, các cơ quan chuẩn bị đề án cần phối hợp tham khảo ý kiến của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban Khoa học Nhà nước, Bộ Tài chính, Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư, Bộ Thươmg nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục Hải quan, Bộ Quốc phòng, Uỷ ban nhân dân các địa phương trong việc soạn thảo các quy chế trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành để áp dụng trong các lĩnh vực cụ thể như:

- Khoanh định các khu vực đặc biệt, khu vực dành riêng (Bộ Công nghiệp nhẹ).

- Khoanh định các khu vực cho dân sở tại khai thác (Bộ Công nghiệp nặng).

- Quy chế quản lý và cấp giấy phép cho dân khai thác, bán đá quý cho Nhà nước (Bộ Công nghiệp nặng phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh có đá quý).

- Quy chế bảo quản đá quý, lưu thông buôn bán đá quý, xuất khẩu đá quý (Ngân hàng Nhà nước).

- Điều lệ kinh doanh đồ trang sức bằng vàng bạc và đá quý (Ngân hàng Nhà nước).

- Đào tạo công nhân - nghệ nhân gia công chế tác đá quý (vàng bạc - đá quý) (Ngân hàng Nhà nước).

- Dự toán xin cấp vốn điều lệ và vay vốn lưu động cho các Công ty và một số lĩnh vực cụ thể khác (gắn với đề án thành lập các Công ty, Xí nghiệp).

Tổ công tác của Hội đồng Bộ trưởng về công tác đá quý quy định thời gian cụ thể triển khai việc thực hiện các quyết định của Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng ngay trong tháng 4 năm 1991.

Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng xin thông báo để các cơ quan biết và thực hiện.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi