Sắc lệnh ban hành Quy chế Công chức

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Sắc lệnh 76-SL

Sắc lệnh ban hành Quy chế Công chức
Cơ quan ban hành: Chủ tịch nước
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:76-SLNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Sắc lệnhNgười ký:Hồ Chí Minh
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
20/05/1950
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Sắc lệnh 76-SL

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Sắc lệnh 76-SL ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

SẮC LỆNH

CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
SỐ 76-SL NGÀY 20 THÁNG 5 NĂM 1950

 

CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

 

Chiểu tình thế hiện thời;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;

Theo quyết nghị của Hội đồng Chính phủ sau khi Ban thường trực Quốc hội thoả thuận,

RA SẮC LỆNH:

 

Điều 1: Nay ban hành, kể từ ngày 1 tháng 5 năm 1950, một "Quy chế công chức", định rõ nghĩa vụ, quyền lợi của công chức, cùng các thể lệ về việc tổ chức, quản trị và sử dụng các ngạch công chức trong toàn quốc.

 

Điều 2: Bộ Nội vụ phụ trách theo dõi sự áp dụng quy chế công chức.

 

Điều 3: Những khoản chưa thi hành được vì tình thế kháng chiến sẽ thay bằng những thể lệ tạm thời, ấn định sau.

 

Điều 4: Các Bộ trưởng chiểu Sắc lệnh thi hành.

QUY CHẾ

CÔNG CHỨC VIỆT NAM

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

Điều thứ nhất, chương thứ nhất trong Hiến pháp đã nêu rõ:

"Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân."

Lời nói đầu của Hiến pháp về các nguyên tắc xây dựng chính quyền cũng nhấn mạnh:

"Phải thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân."

Công chức Việt Nam là những công dân giữ một nhiệm vụ trong bộ máy Nhà nước của chính quyền nhân dân, dưới sự lãnh đạo tối cao của Chính phủ.

Vậy người công chức phải đem tất cả sức lực và tâm trí, theo đúng đường lối của Chính phủ và nhằm lợi ích của nhân dân mà làm việc.

Đi đôi với nhiệm vụ trên, công chức Việt Nam cần có một địa vị xứng đáng với tài năng của mình. Địa vị ấy được đề cao trong Quy chế này.

 

CHƯƠNG THỨ NHẤT
ĐỊNH NGHĨA - NGHĨA VỤ - QUYỀN LỢI

MỤC I: ĐỊNH NGHĨA

 

Điều 1: Những công Dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển để giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, ở trong hay ở ngoài nước, đều là công chức theo Quy chế này, trừ những trường hợp riêng biệt do Chính phủ định.

 

MỤC II: NGHĨA VỤ

 

Điều 2: Công chức Việt Nam phải phục vụ nhân dân, trung thành với Chính phủ, tôn trọng kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm và tránh làm những việc có hại đến thanh danh công chức hay đến sự hoạt động của bộ máy Nhà nước.

Công chức Việt Nam phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.

 

MỤC III: QUYỀN LỢI

 

Điều 3: Công chức có quyền:

- Hưởng lương, các thứ phụ cấp và hưu bổng;

- Nghỉ hàng năm có lương, được săn sóc về sức khoẻ và trợ cấp khi bị tai nạn;

- Hoạt động về chính trị, văn hoá, xã hội;

- Gia nhập công đoàn.

 

Điều 4: Nếu không có gì trở ngại cho công việc, hai vợ chồng cùng là công chức được cùng làm việc một nơi.

 

CHƯƠNG THỨ HAI
TỔ CHỨC - QUẢN TRỊ - SỬ DỤNG

MỤC I: TỔ CHỨC

 

Điều 5: Hệ thống tổ chức, điều kiện tuyển bổ và nhiệm vụ nhân viên của Thủ tướng Phủ và mỗi Bộ sẽ do quy tắc các ngạch công chức ấn định.

Các quy tắc do sắc lệnh đặt theo đề nghị của Bộ sở quản và Bộ Nội vụ, có sự thoả hiệp của Bộ quốc gia Giáo dục về những điều kiện văn bằng và Bộ Tài chính về phương diện ngân sách.

 

Điều 6: Các ngạch công chức đều theo một thang lương chung gồm 30 bậc.

Mỗi ngạch chia ra nhiều trật. Những trật liền nhau trong một ngạch phải đối chiếu với những bậc liền nhau trong thang lương chung.

 

MỤC II: QUẢN TRỊ - SỬ DỤNG

 

Điều 7: Quản trị: Công chức thuộc Bộ nào do Bộ trưởng Bộ ấy quản trị.

Những công chức làm việc tại các cơ quan Trung ương không thuộc Bộ nào sẽ do Thủ tướng quản trị.

 

Điều 8: Cấp quản trị công chức có quyền:

- Tuyển dụng,

- Bổ vào ngạch, cho thực thụ, bãi chức,

- Định chức vụ, nơi và cơ quan làm việc, thuyên chuyển,

- Cho điểm sau cùng,

- Khen và thăng thưởng,

- Huyền chức,

- Thi hành kỷ luật,

- Cho nghỉ phép, nghỉ dưỡng bệnh, nghỉ dài hạn, nghỉ dài hạn không lương,

- Cho nữ công chức nghỉ trước và sau khi đẻ,

- Đặt ra ngoại ngạch, cho đổi ngạch,

- Cho từ chức, cho thôi việc vì thiếu sức khoẻ hay thiếu năng lực,

- Cho về hưu.

 

Điều 9: Các Bộ trưởng có thể uỷ cho Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Kỳ hay Liên khu, quyền quản trị những công chức làm việc trong các cơ quan thuộc phạm vi Kỳ hay Liên khu.

Một nghị định của Bộ sở quản và Bộ Nội vụ sẽ ấn định giới hạn sự uỷ quyền quản trị.

 

Điều 10: Sử dụng: Tuỳ nhu cầu công việc, Bộ trưởng sẽ giao quyền sử dụng một số công chức do Bộ quản trị cho Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Kỳ hay Liên khu, hay Giám đốc Nha.

Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Kỳ hay Liên khu sẽ giao quyền sử dụng một số công chức do Uỷ ban được uỷ quyền quản trị cho Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh hay các Giám đốc chuyên môn Kỳ hay Liên khu.

 

Điều 11: Các Bộ cũng có thể phái một số công chức thuộc Bộ mình sang giúp việc Bộ khác, trong một thời gian.

Trong thời gian đó, công chức sẽ thuộc quyền sử dụng của Bộ này.

 

Điều 12: Cấp sử dụng công chức có quyền:

- Cho điểm,

- Khen thưởng,

- Cảnh cáo, khiển trách,

- Cho nghỉ phép, nghỉ dưỡng bệnh, cho nữ công chức nghỉ trước và sau khi đẻ.

Khi cấp sử dụng là một Bộ thì có cả quyền thuyên chuyển và huyền chức nữa.

 

Điều 13: Hồ sơ lý lịch công chức: Mỗi Bộ giữ danh sách và hồ sơ lý lịch công chức thuộc quyền.

Cấp được sử dụng công chức giữ một bản hồ sơ lý lịch thứ hai.

Bộ Nội vụ giữ danh sách và phiếu cá nhân công chức toàn quốc.

 

CHƯƠNG THỨ BA
TUYỂN DỤNG

MỤC I: ĐIỀU KIỆN TUYỂN BỔ

 

Điều 14: Việc tuyển bổ công chức chỉ căn cứ vào năng lực (thành tích, kinh nghiệm, trình độ văn hoá) xét theo ba cách sau này:

a) Qua kỳ thi;

b) Theo học bạ hay văn bằng;

c) Theo đề nghị của Hội đồng tuyển trạch.

Điều 15: Ngoài điều kiện năng lực, do quy tắc ấn định, những người muốn được tuyển vào một ngạch công chức phải đủ những điều kiện dưới đây:

1- Có quốc tịch Việt Nam;

2- Đủ 18 tuổi. Đối với một vài ngạch đặc biệt, quy tắc có thể ấn định một hạn tuổi tối thiểu cao hơn;

3- Hạnh kiểm tốt;

4- Có quyền công dân;

5- Có đủ sức khoẻ theo giấy chứng nhận của một y sĩ công.

 

Điều 16: Đồng bào thiểu số, cựu binh thương binh, quân nhân có chiến công sẽ được ưu đãi trong việc tuyển dụng. Quyền lợi đặc biệt này sẽ quy định riêng.

 

Điều 17: Tuyển bổ sau kỳ thi: Tuỳ nhu cầu công việc, cấp quản trị công chức sẽ mở những kỳ thi tuyển dụng nhân viên.

Kỳ thi phải công bố trước ngày thi ít nhất là 2 tháng.

Thể lệ và chương trình thi vào mỗi ngạch sẽ do nghị định Bộ sở quản ấn định, sau khi thoả thuận với Bộ Quốc gia Giáo dục và Bộ Nội vụ.

 

Điều 18: Những người trúng tuyển sẽ được bổ dụng theo thứ tự trên dưới.

 

Điều 19: Tuyển bổ theo học bạ hay văn bằng: Việc tuyển bổ theo học bạ hay văn bằng sẽ do quy tắc các ngạch ấn định.

 

Điều 20: Tuyển bổ theo đề nghị của Hội động tuyển trạch: Những người có thành tích, kinh nghiệm có thể được bổ vào một ngạch trật thích đáng, theo đề nghị của một Hội đồng tuyển trạch.

Hội đồng tuyển trạch sẽ do quy tắc các ngạch đặt. Khi xét việc tuyển bổ vào những ngạch mà các Bộ không uỷ quyền quản trị cho Uỷ ban kháng chiến hành chính Kỳ hay Liên khu, thành phần Hội đồng phải có một đại biểu Bộ Nội vụ.

 

Điều 21: Trước khi đưa ra Hội đồng tuyển trạch, cơ quan quản trị có thể tuyển tạm công chức để xét năng lực trong một thời hạn không quá sáu tháng.

 

Điều 22: Công chức tuyển theo hợp đồng.

Ngoài những công chức chính ngạch tuyển bổ theo những thể lệ kể trên, các cơ quan, tuỳ nhu cầu công việc, có thể tuyển một số nhân viên theo hợp đồng trong những trường hợp sau đây:

1- Đương sự không muốn vào chính ngạch;

2- Để làm những công việc có tính cách tạm thời.

MỤC II: NHẬN CHỨC

 

Điều 23: Trong hạn 15 ngày, sau khi tiếp được lệnh, công chức phải đi nhận việc, trừ khi có lý do chính đáng.

Công chức mới bổ được hưởng lương kể từ ngày lên đường đi nhận việc.

 

MỤC II: TẬP SỰ - THỰC THỤ - BàI CHỨC

 

Điều 24: Công chức mới được bổ vào một ngạch, bất cứ ở trật nào, đều phải qua một thời kỳ tập sự, trừ những người được thăng bổ lên ngạch trên theo điều 34 dưới đây.

Thời kỳ tập sự ít nhất là một năm và có thể ra hạn hai lần, mỗi lần 6 tháng.

 

Điều 25: Đối với những công chức tuyển tạm sau được vào ngạch, thời gian làm việc tạm có thể tính vào hạn tập sự, nếu công chức vẫn phụ trách công việc của ngành đó.

 

Điều 26: Công chức hết hạn tập sự sẽ được thực thụ, gia hạn tập sự hay bị bãi chức.

 

Điều 27: Quy tắc có thể bắt buộc công chức tập sự qua một kỳ thi thực thụ. Nếu không trúng tuyển sẽ phải ra hạn tập sự hay bãi chức.

 

Điều 28: Công chức tập sự có thể bị bãi chức bất cứ lúc nào vì hạnh kiểm xấu, bất lực, lỗi về kỷ luật hay về hình luật.

 

Điều 29: Việc cho thực thụ, gia hạn, tập sự, bãi chức sẽ do cấp quản trị quyết định theo đề nghị của một Hội đồng gồm có:

- Người đại diện cấp quản trị............................... Chủ toạ,

- Một công chức cùng ngạch ở một trật cao hơn đương sự do cấp quản trị chỉ định.................................. Hội viên.

- Một đại biểu công chức do đoàn thể công chức đề cử.......................... Hội viên.

Đối với những công chức tập sự mà Trưởng ty Y tế tỉnh hoặc Hội đồng giám định Y khoa nhận thấy không đủ sức khoẻ để làm việc, cấp quản trị có quyền quyết định cho thôi việc, không phải đưa ra Hội đồng.

 

Điều 30: Công chức được thực thụ sẽ xếp lên trật liền trên và được hưởng lương theo trật mới kể từ ngày hết hạn tập sự.

 

Điều 31: Công chức bị bãi chức hay phải thôi việc vì thiếu sức khoẻ được hoàn lại số hưu liễm đã góp vào quỹ hưu bổng.

Công chức tập sự phải thôi việc vì thiếu sức khoẻ được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính bằng một tháng lương (kể cả phụ cấp gia đình) nếu đã làm việc được một năm trở lại và bằng hai tháng lương (kể cả phụ cấp gia đình) nếu đã làm việc được trên một năm.

 

MỤC IV: CHUYỂN NGẠCH

 

Điều 32: Thi chuyển ngạch.

Công thức có thể dự những kỳ thi chuyển ngạch để được bổ lên các ngạch trên.

Thể lệ và chương trình thi chuyển ngạch sẽ do nghị định Bộ sở quản ấn định sau khi thoả thuận với Bộ Quốc gia Giáo dục và Bộ Nội vụ.

 

Điều 33: Công chức trúng tuyển kỳ thi chuyển ngạch sẽ được bổ vào trật bắt đầu của ngạch mới.

Nhưng nếu trong ngạch cũ đã ở một bậc lương bằng hay cao hơn trật đó, công chức sẽ được đặt vào trật liền trên bậc lương cũ, nhưng vẫn coi như tập sự.

Hết hạn tập sự, nếu không được thực thụ, công chức sẽ trở về ngạch cũ.

 

Điều 34: Thăng bổ lên ngạch trên.

Công chức được cử quyền giữ những chức vụ của ngạch trên trong một thời hạn ít nhất là hai năm liên tiếp, có thể được bổ thực thụ vào ngạch đó, theo đề nghị của Hội đồng tuyển trạch.

Công chức này sẽ xếp vào trật bắt đầu của ngạch trên.

Nhưng nếu trong ngạch cũ đã ở một bậc lương bằng hay cao hơn trật đó, công chức sẽ được đặt vào trật liền trên bậc lương cũ.

 

Điều 35: Xếp xuống ngạch dưới.

Công chức không đủ năng lực để làm những công việc của ngạch mình sẽ, theo đề nghị của Hội đồng tuyển trạch, bị xếp xuống ngạch dưới, hoặc phải thôi việc.

 

Điều 36: Công chức xếp xuống ngạch dưới sẽ được đặt vào trật ngạch với bậc lương trong ngạch cũ hoặc vào trật cao nhất của ngạch mới, nếu bậc lương cũ cao hơn trật này.

 

MỤC V: ĐỔI NGẠCH

Điều 37: Công chức phái sang làm việc tại Bộ khác được ít nhất là một năm có thể xin đổi sang ngạch tương đương thuộc Bộ này và được giữ nguyên bậc lương cũ cùng thâm niên.

 

MỤC VI: ĐỂ RA NGOẠI NGẠCH

 

Điều 38: Công chức được cử vào Chính phủ, Ban thường trực Quốc hội hay làm Uỷ viên trong Uỷ ban kháng chiến hành chính từ cấp huyện trở lên, được coi như để ra ngoại ngạch trong thời kỳ giữ những chức vụ ấy.

Công chức được giữ số lương cũ của mình, nếu cao hơn số, phí chức của chức vụ mới, phải nộp hưu liễm vào quỹ hưu bổng và được dự những kỳ thăng trật trong ngạch cũ.

 

CHƯƠNG THỨ BỐN
KHEN THƯỞNG - THĂNG THƯỞNG

MỤC I: KHEN THƯỞNG

 

Điều 39: Công chức tận tuỵ với chức vụ hay có công trạng có thể được khen thưởng bằng:

- Thư khen,

- Bằng khen,

- Huân chương.

 

Điều 40: Tuỳ trường hợp công chức thuộc một ngạch hành chính hay chuyên môn, thư khen sẽ do Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh hay Giám đốc Liên khu trở lên cấp, theo đề nghị của cấp điều khiển trực tiếp.

 

Điều 41: Việc cấp bằng khen sẽ do cấp điều khiển trực tiếp đề nghị lên những cấp sau đây xét định, tuỳ cơ quan công chức làm việc và tuỳ sự quan trọng của việc khen thưởng:

- Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Kỳ hay Liên khu,

- Bộ trưởng,

- Thủ tướng.

 

Điều 42: Huân chương sẽ cấp theo thể lệ hiện hành hàng năm vào hai kỳ nhất định: lễ Lao động (1 tháng 5) và lễ Quốc khánh (2 tháng 9).

Gặp trường hợp đặc biệt, có thể cấp ngoài kỳ hạn.

 

Điều 43: Một bản sao thư khen, nghị định cấp bằng khen hoặc thưởng huân chương sẽ để vào hồ sơ lý lịch công chức.

 

MỤC II: THĂNG THƯỞNG

 

Điều 44: Việc thăng thưởng cho công chức chỉ căn cứ vào tinh thần phục vụ và theo cách lựa chọn.

 

Điều 45: Theo thường lệ, công chức ở một trật nào trong một ngạch chỉ có thể được thăng lên trật liền trên trong ngạch ấy.

 

Điều 46: Hàng năm, Chính phủ ấn định chung cho các Bộ tỷ lệ công chức có thể được thăng đối với số công chức đủ điều kiện dự kỳ thăng thưởng.

Trong giới hạn tỷ lệ đó, các Bộ sẽ căn cứ vào sự quan trọng của mỗi ngành và thành tích hoạt động của công chức mỗi ngành, mỗi địa phương, mà ấn định số công chức có thể được thăng trong mỗi ngạch, trật.

 

Điều 47: Việc thăng thưởng cho công chức sẽ xét mỗi năm một kỳ, vào tháng 12 dương lịch. Được dự thăng những công chức sự hai năm thâm niên trong trật của mình tính đến ngày 31 tháng 12 dương lịch.

 

Điều 48: Thời gian làm việc ở vùng khí hậu xấu được tính một thành một rưỡi, về phương diện thâm niên để thăng trật.

 

Điều 49: Hàng năm, cơ quan quản trị công chức phải lập cho mỗi ngạch một bảng danh sách những công chức đủ niên hạn tối thiểu hai năm, theo thứ tự thâm niên, để giao cho Hội đồng thăng thưởng xét.

 

Điều 50: Hội đồng thăng thưởng.

Hội đồng thăng thưởng gồm có:

a) Tại Bộ:

- Bộ trưởng hay người đại diện Chủ toạ,

- Một công chức cao cấp thuộc Bộ, do Bộ trưởng chỉ định Hội viên,

- Ba đại biểu công chức, do đoàn thể công chức cử, trong đó phải có một người thuộc cùng ngạch hay một ngạch tương đương và một người thuộc một ngạch dưới ngạch công chức được đề nghị thăng Hội viên.

b) Tại Kỳ hay Liên khu:

- Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính

Kỳ hay Liên khu hay người đại diện Chủ toạ,

- Một công chức cao cấp do Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Kỳ hay Liên khu chỉ định Hội viên,

- Ba đại biểu công chức, do đoàn thể công chức cử, trong đó phải có một người thuộc cùng ngạch hoặc một ngạch tương đương và một người thuộc một ngạch dưới ngạch công chức được đề nghị thăng Hội viên.

 

Điều 51: Hội đồng thăng thưởng xét phiếu điểm và hồ sơ các công chức đủ hạn thâm niên, rồi lập bảng thăng thưởng theo thứ tự hơn kém.

 

Điều 52: Cấp quản trị sẽ căn cứ vào bảng nói trên mà xét cho thăng.

Sự thăng có hiệu lực về phương diện thâm niên và lương kể từ ngày 1 tháng 1 năm sau.

 

Điều 53: Thăng thưởng ngoại lệ.

Những công chức có công chức trạng đặc biệt có thể được thăng một hay nhiều trật, bất cứ lúc nào và không cần điều kiện thâm niên.

 

Điều 54: Việc thăng thưởng ngoại lệ sẽ do cấp quản trị công chức quyết định sau khi thoả thuận vớ Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính.

Sự thăng có hiệu lực từ ngày ký nghị định.

 

CHƯƠNG THỨ NĂM
KỶ LUẬT

MỤC I: CÔNG CHỨC PHẠM KỶ KUẬT - CÁC TRỪNG PHẠT

 

Điều 55: Công chức chịu trách nhiệm trước cấp trên về cách thừa hành chức vụ của mình.

 

Điều 56: Tuỳ lỗi nhẹ hay nặng, công chức phạm lỗi sẽ phải chịu một trong những hình phạt sau này:

- Cảnh cáo,

- Khiển trách,

- Hoãn dụ thăng thưởng trong hạn một hay hai năm,

- Xoá tên trong bảng thăng thưởng,

- Giáng một hay hai trật,

- Từ chức bắt buộc,

- Cách chức.

 

Điều 57: Cấp điều khiển trực tiếp có quyền cảnh cáo một công chức thuộc quyền, nhưng phải trình ngày lên cấp trên biết.

 

Điều 58: Việc khiển trách do cấp sử dụng công chức quyết định.

Cấp điều khiển trực tiếp, khi đề nghị lên cấp trên, phải báo cho công chức phạm lỗi biết để công chức có thể tự bào chữa.

 

Điều 59: Việc hoãn dự thăng thưởng, xoá tên trong bảng thăng thưởng, giáng trật, từ chức bắt buộc, cách chức, do cấp quản trị quyết định, theo đề nghị của Hội đồng kỷ luật.

Công chức bị cáo được xem hồ sơ ít nhất một tuần lễ trước khi Hội đồng họp.

Trước Hội đồng, công chức bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ một người khác bào chữa.

 

Điều 60: Trong trường hợp đặc biệt, công chức phạm lỗi có thể bị huyền chức trước khi đưa ra Hội đồng kỷ luật.

Trong khi bị huyền chức, công chức được hưởng một nửa tiền lương và phụ cấp gia đình. Thời hạn huyền chức không được quá ba tháng.

 

Điều 61: Nếu không bị cách chức, công chức sẽ được truy lĩnh số lương trong thời kỳ bị huyền chức.

 

Điều 62: Hội đồng kỷ luật.

Hội đồng kỷ luật, do cấp quản trị công chức lập, gồm có:

- Người đại diện cấp quản trị Chủ toạ,

- Một công chức do cấp quản trị chỉ định Hội viên thuyết trình,

- Một đại biểu công chức cùng ngạch hay thuộc một ngạch tương đương với công chức bị cáo, do đoàn thể công chức cử Hội viên.

Những người đã đề nghị trừng phạt không được cử vào Hội đồng kỷ luật để xét xử công chức bị cáo.

 

Điều 63: Hội đồng xét hồ sơ, chất vấn bị cáo, hỏi các chứng tá nếu cần; sau đó thảo luận và biểu quyết, rồi tuyên bố cho bị cáo biết. Biên bản của Hội đồng sẽ chuyển lên cấp quản trị để quyết định.

 

Điều 64: Những giấy tờ về việc trừng phạt sẽ xếp vào hồ sơ công chức phạm lỗi.

 

Điều 65: Công chức bị giáng sẽ xếp vào trật dưới kể từ ngày ký quyết định.

 

MỤC II: CÔNG CHỨC PHẠM HÌNH LUẬT

 

Điều 66: Công chức phạm pháp sẽ bị truy tố trước toà án theo luật lệ chung. Tuy nhiên đối với công chức một ngạch có chức vụ đặc biệt, quy tắc có thể ấn định hình thức riêng về việc bắt giam.

 

Điều 67: Công chức phạm pháp có thể bị huyền chức.

 

Điều 68: Công chức phạm pháp bị giam cứu được hưởng, trong thời gian này, một phần tư tiền lương và phụ cấp gia đình.

 

Điều 69: Sau khi Toà án xét xử, dù được tha bổng, công chức vẫn có thể bị trừng phạt về phương diện hành chính.

Nếu không bị cách chức, công chức sẽ được truy lĩnh số lương trong thời kỳ bị huyền chức hay bị giam cứu.

 

Điều 70: Công chức bị Toà án phạt tiền hay phạt tù nhưng không mất quyền công dân sẽ phải đưa ra Hội đồng kỷ luật.

Trong trường hợp công chức bị kết án về tội hối lộ hay biển thủ công quỹ hoặc bị mất quyền công dân, cấp quản trị có quyền cách chức không cần đưa ra Hội đồng kỷ luật.

 

Điều 71: Công chức phải phạt ngồi tù mà không bị cách chức, thì thời gian bị phạt tù định trong án, không được tính về phương diện lương và thâm niên.

 

MỤC III: CÔNG CHỨC BỎ VIỆC

 

Điều 72: Công chức tự tiện bỏ việc không có lý do chính đáng sẽ bị trừng phạt theo Mục I chương kỷ luật.

CHƯƠNG THỨ SÁU
NGHỈ

 

Điều 73: Mỗi năm, công chức được nghỉ mười lăm (15) ngày, lĩnh cả lương và các khoản phụ cấp.

 

Điều 74: Công chức nào trong ba năm liên tiếp không hưởng lễ nghỉ hàng năm sẽ được nghỉ bốn mươi nhăm (45) ngày liền, lĩnh cả lương và các khoản phụ cấp.

 

Điều 75: Một thông tư Bộ Nội vụ sẽ ấn định chi tiết việc cho công chức nghỉ phép.

 

Điều 76: Nếu không có gì cản trở cho công việc, công chức có thể xin nghỉ dài hạn không lương, một lần hay nhiều lần liên tiếp, nhưng không được quá ba năm. Sau ba năm, công chức phải ra làm việc hay xin từ chức.

Trong thời gian nghỉ dài hạn không lương, công chức không được làm việc tại một cơ quan khác của Chính phủ.

Thời gian nghỉ dài hạn không lương không tính vào thâm niên về phương diện thăng thưởng và hưu bổng.

 

Điều 77: Một nghị định Liên Bộ Nội vụ - Tài chính - Y tế sẽ quy định việc cho công chức nằm điều trị tại bệnh viên, cho nghỉ dưỡng bệnh, cho nghỉ vì bệnh lao hay bệnh phong và cho nữ công chức nghỉ trước và sau khi đẻ.

 

CHƯƠNG THỨ BẢY
RA NGẠCH

 

Điều 78: Công chức ra khỏi ngạch trong những trường hợp sau này:

1- Từ chức,

2- Thôi việc vì thiếu sức khoẻ hay thiếu năng lực,

3- Từ chức bắt buộc,

4- Cách chức,

5- Chết hay mất tích trong khi tại chức,

6- Về hưu.

 

Điều 79: Từ chức.

Công chức muốn từ chức phải làm đơn xin trước hai tháng, trình cấp quản trị xét định.

Điều 80: Công chức phạm lỗi, đương bị cấp điều khiển đề nghị trừng phạt hay bị truy tố trước toà án, không được xin từ chức trước khi cấp quản trị hay toà án quyết định.

 

Điều 81: Công chức không được từ chức ở một cơ quan để sang làm việc ở cơ quan khác, nếu không có lý do chính đáng.

 

Điều 82: Công chức từ chức được rút tiền hưu liễm đã góp vào quỹ hưu bổng, nếu chưa đủ niên hạn hưởng hưu bổng.

 

Điều 83: Thôi việc vì thiếu sức khoẻ.

Những công chức mà Hội đồng giám định y khoa nhận thấy không đủ sức khoẻ để tiếp tục công tác sẽ phải thôi việc.

Nếu chưa đủ niên hạn hưởng hưu bổng, công chức được hoàn lại số tiền đã góp vào quỹ hưu bổng.

 

Điều 84: Công chức phải thôi việc hay về hưu vì thiếu sức khoẻ được hưởng một khoản trợ cấp tính theo số năm làm việc, mỗi năm được một tháng lương và phụ cấp gia đình, số ngày tháng lẻ tính bằng một năm chẵn. Số tiền trợ cấp không được quá sáu tháng lương kể cả phụ cấp gia đình.

 

Điều 85: Thôi việc vì thiếu năng lực.

Công chức phải thôi việc vì thiếu năng lực được hưởng những quyền lợi nói ở điều 83 và 84 cho công chức thôi việc vì thiếu sức khoẻ.

 

Điều 86: Từ chức bắt buộc.

Công chức bắt buộc phải từ chức được rút tiền đã góp vào quỹ hưu bổng, nếu chưa đủ niên hạn hưởng hưu bổng.

 

Điều 87: Cách chức.

Công chức bị cách chức không được tuyển bổ vào một ngạch nào nữa.

Trừ trường hợp biển thủ công quỹ và hối lộ, công chức bị cách chức được hoàn lại số tiền đã góp vào quỹ hưu bổng.

 

Điều 88: Công chức chết hay mất tích.

Khi một công chức chết hay mất tích thì chồng, vợ, các con hoặc cha mẹ có thể được hưởng một khoản trợ cấp tính theo cách thức nói ở điều 84 trên.

 

 

Điều 89: Công chức bị tai nạn.

Công chức bị tai nạn trong khi thừa hành chức vụ và phải thôi việc sẽ được hưởng hưu bổng thương tật.

 

Điều 90: Tuỳ thương tật nhẹ hay nặng, công chức được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính bằng từ ba đến mười hai tháng lương, kể cả phụ cấp gia đinh.

 

Điều 91: Nếu công chức chết vì tai nạn, vợ, chồng hoặc các con sẽ được lĩnh khoản trợ cấp nói ở điều trên.

Trong trường hợp không có vợ, chồng, con thì trợ cấp sẽ trả cho cha mẹ công chức.

 

Điều 92: Hưu trí.

Sau khi làm việc được 30 năm hay đủ 55 tuổi, công chức các ngạch thuộc hạng thường trú được về hưu.

Đối với công chức các ngạch thuộc hạng lưu động, hạn về hưu là 50 tuổi hay 25 năm làm việc.

Trong trường hợp đặc biệt, công chức đến hạn về hưu có thể được giữ lại làm việc do quyết định của cấp quản trị.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi