Nghị định 62/1999/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế về phân lũ, chậm lũ thuộc hệ thống sông Hồng để bảo vệ an toàn cho Thủ đô Hà nội.
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Nghị định 62/1999/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 62/1999/NĐ-CP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị định | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 31/07/1999 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Nghị định 62/1999/NĐ-CP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 62/1999/NĐ-CP NGÀY 31 THÁNG 7 NĂM 1999
BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ PHÂN LŨ, CHẬM LŨ THUỘC HỆ THỐNG
SÔNG HỒNG ĐỂ BẢO VỆ AN TOÀN CHO THỦ ĐÔ HÀ NỘI
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Căn cứ Pháp lệnh về đê điều ngày 09 tháng 11 năm 1989 và Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 08 tháng 3 năm 1993;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Phòng, chống lụt, bão Trung ương,
NGHỊ ĐỊNH
Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng đồng bằng sông Hồng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.
Quy chế về phân lũ, chậm lũ thuộc hệ thống
sông Hồng để bảo vệ an toàn cho Thủ đô Hà Nội
(Ban hành kèm theo Nghị định số 62/1999/NĐ-CP ngày 31/7/1999 của Chính phủ)
Việc phân lũ, chậm lũ hệ thống sông Hồng khi xảy ra lũ lớn là biện pháp đặc biệt được áp dụng nhằm bảo vệ an toàn cho Thủ đô Hà Nội, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng, tài sản của nhân dân và Nhà nước,
- Hộ đê phải được tiến hành thường xuyên và là biện pháp cơ bản, quan trọng nhất trong hệ thống các biện pháp phòng, chống lũ lụt. Khi lũ lớn xảy ra, phải tổ chức hộ đê liên tục, bền bỉ với mức phấn đấu cao nhất, đồng thời phải cứu hộ đê kịp thời, bảo đảm chống được lũ với mức nước theo thiết kế 13,40 m tại Hà Nội và phấn đấu chống được lũ với mức nước cao hơn.
- Các đê bối chỉ được giữ ở mức báo động số 2 và không được vượt quá mức báo động số 3, khi lũ lớn xảy ra phải chủ động cho nước lũ tràn vào vùng phía trong các đê bối.
Trong thời kỳ lũ, hồ Hoà Bình, hồ Thác Bà phải bảo đảm vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du.
Việc cắt, giảm lũ cho hạ du phải đảm bảo an tuyệt đối cho bản thân công trình theo quy trình vận hành đã được phê duyệt.
Khi mực nước tại Hà Nội ở mức 13,10 m mà Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn dự báo lũ còn tiếp tục lên nhanh thì Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định công bố lệnh báo động khẩn cấp về lũ lụt.
Khi hồ Hoà Bình, hồ Thác Bà đã sử dụng hết khả năng cắt lũ mà mực nước sông Hồng tại Hà Nội vẫn tiếp tục lên nhanh, đe doạ đến an toàn của Thủ đô Hà Nội thì phải phân lũ vào sông Đáy.
Căn cứ để quyết định phân lũ vào sông Đáy: Mức nước tại Hà Nội đạt mức 13,40m mà Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn dự báo mực nước lũ còn tiếp tục lên nhanh, do một trong 2 yếu tố:
- Mực nước hồ Hoà Bình đã đạt mức 115,00 m, mà lũ sông Đà tiếp tục lên nhanh bắt buộc phải xả lũ lớn theo quy trình vận hành để đảm bảo an toàn cho bản thân công trình.
- Mức nước hồ Hoà Bình tuy ở dưới mức 115,00 m, nhưng do lũ sông Thao và sông Lô lớn và dự báo lên nhanh đến mức dù hồ Hoà Bình có tiếp tục điều tiết cắt giảm lũ, mực nước tại Hà Nội vẫn vượt mức 13,40m.
Đề chủ động đối phó với lũ lớn, bất trắc về lũ có thể xảy ra, quyết định sử dụng các vùng chậm lũ sau đây:
- Vùng Tam Thanh (tỉnh Phú Thọ).
- Vùng Lập Thạch (tỉnh Vĩnh Phúc).
- Vùng Lương Phú, Quảng Oai (Ba vì, tỉnh Hà Tây).
Các vùng chậm lũ này chỉ được sử dụng khi phân lũ vào sông Đáy mà mực nước sông Hồng Hà Nội ở mức 13,40 m và Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn dự báo mực nước lũ còn tiếp tục lên nhanh. Căn cứ vào tỉnh hình cụ thể diễn biến lũ để quy định việc chậm lũ vào từng vùng cho phù hợp.
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến của lũ, chỉ đạo và phối hợp hoạt động với các Bộ, ngành và địa phương để xử lý kịp thời các sự cố do lũ gây ra.
- Điều hành việc cắt lũ hồ Hoà Bình và hồ Thác Bà theo quy trình vận hành hai hồ chứa này, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công trình.
- Khi đạt các mức nêu tại mục 3, 4, 5 của Điều 2 của Quy chế này thì Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ quyết định công bố lệnh báo động khẩn cấp về lũ, lụt, lệnh phân lũ và lệnh chậm lũ.
- Thường xuyên phối hợp hoạt động với các Bộ, ngành và địa phương xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong thời gian phân lũ, chậm lũ; nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Kiểm tra các phương án kỹ thuật xử lý các sự cố đê điều, chỉ đạo các địa phương xử lý các sự cố trên.
- Vận hành công trinh phân lũ đập Đáy, đập Vân Cốc theo quy trình kỹ thuật hiện hành.
- Kiểm tra, bổ sung, quản lý các công trình đầu mối, bảo đảm an toàn và hiệu quả chậm lũ.
- Khoanh rõ phạm vi và mức độ ngập lụt của các vùng chịu ảnh hưởng phân, chậm lũ để có biện pháp sơ tán dân phù hợp.
Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam phát tin liên tục hàng giờ trong các bản tin theo nội dung của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương.
- Tổ chức chỉ đạo, phối hợp với các tổ chức đoàn thể tuyên truyền quán triệt chủ trương phân lũ, chậm lũ đến tận người dân.
- Tổ chức thực hiện việc hộ đê, chống lũ lụt trên địa bàn. Đặc biệt quan tâm hộ đê Tả sông Đáy khi phân lũ.
- Thông báo, cảnh báo, tổ chức và hướng dẫn nhân dân trong công tác phòng, chống lũ.
- Tổ chức sản xuất và đời sống của nhân dân một cách bình thường, đồng thời có kế hoạch chu đáo và sẵn sàng tổ chức thực hiện việc sơ tán dân, bảo vệ và cứu hộ dân, bảo đảm an toàn về tính mạng và tài sản của nhân dân và Nhà nước khi có phân lũ, chậm lũ.
- Đảm bảo an ninh trật tự, ổn định đời sống nhân dân.
Các địa phương xây dựng, điều chỉnh bổ sung quy hoạch, kế hoạch tổ chức sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng phân lũ, chậm lũ; các phương án phòng tránh nhằm chủ động đối phó với lũ lụt có thể xảy ra và tình huống phân lũ, chậm lũ.
Chính quyền các cấp và nhân dân các địa phương vùng phân lũ, chậm lũ phải coi việc thực hiện quyết định phân lũ, chậm lũ là biện pháp bất đắc dĩ, nhằm bảo vệ lợi ích toàn cục và chủ động đối phó kịp thời với lũ lớn có thể xảy ra, đồng thời chủ động hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất về người và tài sản của nhân dân và của Nhà nước. Để giảm bớt khó khăn và thiệt hại do việc phân lũ, chậm lũ gây ra.
Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì cùng Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Uỷ ban nhân dân các địa phương có vùng phân lũ, chậm lũ xây dựng mức hỗ trợ, chính sách ưu đãi cụ thể đối với nhân dân vùng phân lũ, chậm lũ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Bộ Tài chính phải đảm bảo nguồn kinh phí cho các địa phương, các ngành trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ phân lũ, chậm lũ.
- Tổ chức tuyên truyền cho nhân dân trong vùng phân lũ, chậm lũ hiểu rõ nhiệm vụ phải thực hiện việc phân lũ, chậm lũ. Mỗi gia đình, mỗi địa phương cần tập trung sức đẩy mạnh sản xuất, đồng thời phải chủ động chuẩn bị và chủ động thích nghi khi thực hiện việc phân lũ, chậm lũ.
- Tập trung hoàn thành kế hoạch xây dựng và tu bổ đê điều trước mùa mưa lũ, đảm bảo đủ số lượng, chủng loại vật tư dự trữ để kịp thời xử lý các sự cố đê điều.
- Tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm những vi phạm Pháp lệnh về đê điều, Pháp lệnh Phòng chống lụt, bão.
- Tăng cường và nâng cao khả năng dự báo khí tượng thuỷ văn, có kế hoạch hợp tác với các nước trong khu vực để có thêm căn cứ dự báo kịp thời chính xác.
- Tiến hành kiểm tra việc xây dựng phương án phòng chống thiên tai và triển khai diễn tập hộ đê.
- Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với hoàn cảnh bị ngập lụt khi phải phân lũ, chậm lũ.
- Quy hoạch lại dân cư và cơ sở hạ tầng ở những vùng ngập sâu, những vùng gây cản trở đến việc thoát lũ khi phải phân lũ, chậm lũ.
- Từng bước nâng cấp các công trình phúc lợi như bệnh viên, trạm xá, trường học... để có thể hoạt động bình thường sau khi phải phân lũ, chậm lũ.
- Các cơ sở sản xuất, các cơ quan nhà nước đóng trên địa bàn vùng phân lũ, chậm lũ cũng phải được xây dựng, phát triển phù hợp với tình hình có phân lũ, chậm lũ.
- Quy hoạch và xây dựng, cải tạo các công trình phân lũ, chậm lũ.
- Xây dựng cột thuỷ chí cho từng thôn, xã cảnh báo cho dân trong vùng phân lũ, chậm lũ.
- Nghiên cứu việc xây dựng các hồ chứa nước để điều tiết lũ kết hợp làm thuỷ điện trên thượng nguồn sông Đà và sông Lô. Khẩn trương triển khai việc thực thi các biện pháp có hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ở các lưu vực sông Đà, sông Lô và lưu vực các dòng sông có liên quan.