Công văn về việc thu thuế cước đối với tàu biển nước ngoài

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 216-TC/TCT/DT

Công văn về việc thu thuế cước đối với tàu biển nước ngoài
Cơ quan ban hành: Tổng cục ThuếSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:216-TC/TCT/DTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Phan Văn Dĩnh
Ngày ban hành:02/04/1991Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

tải Công văn 216-TC/TCT/DT

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG VĂN

CỦA TỔNG CỤC THUẾ SỐ 216-TC/TCT/DTNGÀY 02-4-1991 VỀ VIỆC
THU THUẾ CƯỚC ĐỐI VỚI TÀU BIỂN NƯỚC NGOÀI

 

Thi hành Thông tư số 03-TC/GTBĐ ngày 4 tháng 1 năm 1991 của Bộ Tài chính về việc thu thuế cước đối với tàu biển nước ngoài đến kinh doanh vận chuyển hàng hoá tại các cảng biển Việt Nam, Tổng cục thuế hướng dẫn và bổ sung một số điểm như sau:

 

I- ĐỐI TƯỢNG THU THUẾ CƯỚC

 

Đối tượng nộp thuế cước được quy định cụ thuể trong Thông tư số 03-TC/GTBĐ ngày 4 tháng 1 năm 1991 của Bộ Tài chính. Tạm thời chưa thu thuế cước đối với tàu biển vận chuyển hàng nhập khẩu vào cảng Việt Nam.

 

II- CĂN CỨ TÍNH THUẾ - THUẾ SUẤT

 

1. Căn cứ tính thuế:

a) Căn cứ tính thuế là tiền cước vận chuyển hàng hoá từ cảng xếp hàng của Việt Nam đến cảng cuối cùng bốc dỡ hàng hoá đó (bao gồm cả tiền cước các lô hàng phải chuyển tải qua sigapore, Hồng Kông...).

b) Loại tiền nộp thuế cước là loại tiền mà chủ tầu thu cước vận chuyển; trường hợp chủ tầu nộp tiền thuế cước bằng loại ngoại tệ tự do khác phải được sự thoả thuận của cơ quan trực tiếp thu thuế cước.

2. Thuế suất

Thuế suất được quy định là 3% trên tổng số tiền cước vận chuyển mà chủ tầu thu được của từng chuyến (1).

 

III- MIỄN, GIẢM THUẾ

 

1. Miễn thuế

Các đối tượng được miễn nộp thuế cước gồm:

- Các tàu biển Việt Nam treo cờ nước ngoài trong kinh doanh vận tải đã nộp thuế doanh thu cho Nhà nước Việt Nam.

- Các tàu biển mà chủ tầu là các công ty liên doanh hoạt động và nộp thuế theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

- Các tàu biển vận chuyển hàng xuất khẩu nằm trong danh mục thuộc Hiệp định trao đổi hàng hoá giữa hai Nhà nước có ghi rõ là hàng được miễn thu thuế cước.

Các đối tượng được miễn nộp thuế phải có đầy đủ tài liệu chứng minh thuộc diện được miễn nộp thuế trình bày với cơ quan trực tiếp thu thuế theo từng chuyến hàng. Cơ quan trực tiếp thu thuế có trách nhiệm lưu giữ các tài liệu này.

2. Giảm thuế

- Các tàu biển nước ngoài vận chuyển dầu thô được giảm 60% thuế suất theo quy định (2).

 

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Bộ Tài chính uỷ quyền cho các cảng biển và đại lý hàng hải Việt Nam trực tiếp thu thuế cước. Cơ quan được uỷ quyền có trách nhiệm thu đúng, thu đủ theo chế độ quy định; mở sổ sách theo dõi riêng về tiền thuế cước.

Tiền thuế cước của từng chuyến vận chuyển được tiến hành thu cùng với tiền cảng phí và đại lý phí. Số tiền thuế cước thu được, cơ quan được uỷ quyền thu thuế cước phải nộp ngay vào ngân sách Nhà nước (tài khoản quỹ ngoại tệ tập trung Nhà nước) theo đúng từng loại tiền thu được.

Cơ quan được uỷ quyền thu thuế cước ở Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng được hưởng 1% tổng số tiền thu cước thu được, ở các địa phương khác được hưởng 3% tổng số tiền thuế cước thu được.

2. Các chủ tầu, chủ hàng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các chứng từ để làm cơ sở tính thuế cước (hợp đồng vận chuyển, vận tải đơn và các chứng từ liên quan khác).

Trường hợp chủ tầu, chủ hàng không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ các tài liệu làm cơ sở tính thuế cước, cơ quan trực tiếp thu thuế có quyền ấn định số thuế chủ tầu phải nộp dựa trên bản lược khai hàng hoá, biểu giá cước quốc tế hoặc các chứng từ liên quan khác.

Mọi thiệt hại kinh tế trong thời gian tàu nằm tại cảng do không chấp nhận nộp thuế cước đều do chủ tàu chịu. Ngoài ra chủ tàu còn phải nộp thêm tiền cảng phí và các khoản tiền liên quan khác cho số ngày tàu nằm chờ tại cảng theo quy định hiện hành.

3. Cục thuế các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra việc thu thuế cước.

Liên hiệp hàng hải Việt Nam dịch công văn này ra tiếng Anh thông báo cho các hãng tàu nước ngoài biết để thực hiện.

Công văn hướng dẫn này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 4 năm 1991.

 


(1). Đã sửa theo Công văn số 992-TC/TCT ngày 11-7-1991

(2). Đã sửa đổi theo công văn số 922-TC/TCT ngày 11-7-1991; công văn này có hiệu lực từ 15-7-1991

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi