Chỉ thị về tổng kết 5 năm thi hành Luật Đất đai
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 08/1998/CT-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 08/1998/CT-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Nguyễn Công Tạn |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 18/02/1998 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 08/1998/CT-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỈ THỊ
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ
08/1998/CT-TTG
NGÀY 18 THÁNG 02 NĂM 1998 VỀ TỔNG KẾT 5 NĂM THI HÀNH
LUẬT ĐẤT ĐAI
Để có cơ sở cho việc
sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 1993 cho phù hợp với tình hình phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước, xử lý các mối quan hệ phức tạp về đất đai đang
là mối quan tâm và liên quan trực tiếp đến toàn dân cần được quy định, điều
chỉnh bằng pháp luật nhằm đưa việc quản lý và sử dụng đất đai vào nề nếp, Thủ
tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính
phủ tiến hành tổng kết 5 năm thi hành Luật Đất đai tại địa phương mình, ngành
mình, đánh giá những việc đã làm được và chưa làm được, phân tích những yếu kém
trong việc tổ chức thi hành Luật, những hạn chế trong chính sách, pháp luật đất
đai hiện hành và nêu lên những yêu cầu và nội dung cụ thể cần được sửa đổi, bổ
sung Luật Đất đai năm 1993.
1. Đối với các địa phương:
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành tổng kết toàn diện việc quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương, tổng kết điển hình sử dụng đất đai ở một số huyện, xã, doanh nghiệp, chức năng tham mưu quản lý Nhà nước về đất đai của các ngành: Đại chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tư pháp, Thanh tra, nêu lên những vấn đề còn vướng mắc, tồn tại trong thực tế cuộc sống mà cần được bổ sung, sửa đổi Luật Đất đai năm 1993.
Báo cáo tổng kết của các tỉnh phải gửi về Văn phòng Chính phủ và Tổng cục Địa chính trước ngày 30 tháng 4 năm 1998.
2. Đối với các Bộ, ngành Trung ương:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cùng với Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Thuỷ sản tổng kết về việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, việc thực hiện các Nghị định 64/CP, 02/CP của Chính phủ, quỹ đất công ích 5%, đất nông nghiệp trồng cây hàng năm vượt hạn mức, vấn đề nông dân thiếu đất và không có đất sản xuất, đất của các nông trường, lâm trường, trạm trại nông lâm nghiệp, mô hình quản lý và sử dụng đất trong các trang trại nông, lâm, thuỷ sản.
- Bộ Xây dựng: Tổng kết việc quản lý và sử dụng đất đô thị, đất khu dân cư, dùng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng v.v..., việc thực hiện các Nghị định 60/CP, 88/CP, 91/CP của Chính phủ.
- Bộ Tài chính: Tổng kết việc định giá đất, thu tiền sử dụng đất, thuê đất, đền bù đất đai giải phóng mặt bằng, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ nhà đất v.v...
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng với Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam tổng kết việc cho người nước ngoài thuê, đất liên doanh, đất xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì cùng với Bộ Tư pháp: Tổng kết việc thế chấp đất đai của tổ chức và công dân để vay vốn.
- Thanh tra Nhà nước: Tổng kết việc xử lý vi phạm pháp luật Luật Đất đai, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.
- Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ: Tổng kết việc quản lý và sử dụng đất quốc phòng, an ninh.
- Bộ Tư pháp: Soát xét văn bản thi hành Luật Đất đai, phát hiện những văn bản mâu thuẫn, chồng chéo để sửa đổi, bổ sung.
Các Bộ, ngành khác tổng kết chuyên ngành về những vấn đề có liên quan đến việc quản lý sử dụng đất của ngành mình.
Báo cáo kết quả của các Bộ, ngành gửi về Văn phòng Chính phủ và Tổng cục Địa chính trước ngày 30 tháng 4 năm 1998.
3. Tổng cục Địa chính và Tiểu ban sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai:
- Hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương về phương pháp cách thức tiến hành tổng kết theo yêu cầu và nội dung của Chỉ thị này.
- Cử các thành viên tham gia và đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương tiến hành Tổng kết đúng thời gian quy định.
- Gửi dự thảo Luật Đất đai sửa đổi và bổ sung cho các địa phương, Bộ, ngành tham gia ý kiến.
Tập hợp ý kiến của các ngành và địa phương hoàn chỉnh báo cáo trình Chính phủ trong tháng 5 năm 1998.
Chuẩn bị nội dung cuộc hợp tổng kết 5 năm thi hành Luật Đất đai của Chính phủ.
Việc tổng kết 5 năm thi hành Luật Đất đai trước hết giúp các địa phương và các Bộ, ngành Trung ương quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả hơn, xử lý kịp thời những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc, đồng thời có cơ sở để kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 1993.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thật tốt việc tổng kết này, đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu và thời gian quy định.