Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, NLĐ Việt Nam ở nước ngoài theo hợp đồng

thuộc tính Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:12/2022/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Vũ Đức Đam
Ngày ban hành:17/01/2022
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Vi phạm hành chính, Bảo hiểm

TÓM TẮT VĂN BẢN

Từ 17/01/2022, ngược đãi giúp việc gia đình bị phạt đến 75 triệu đồng

Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 17/01/2022.

Cụ thể, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, hoặc dùng vũ lực đối với người lao động là người giúp việc gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Người sử dụng lao động không thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác hoặc kỷ luật sa thải đối với người lao động là thành viên của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm, trừ trường hợp hai bên không thỏa thuận được;…sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Ngoài ra, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp làm giả, làm sai lệch nội dung nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.

Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 17/01/2022.

Xem chi tiết Nghị định12/2022/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ

______

Số: 12/2022/NĐ-CP

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2022

 

NGHỊ ĐỊNH

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

___________

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Công đoàn ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, đối tượng xử phạt, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản, thủ tục xử phạt, việc thi hành các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người sử dụng lao động, người lao động và các cá nhân, tổ chức khác có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định tại Nghị định này.
2. Người có thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản được quy định tại Chương V Nghị định này.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xử phạt và thi hành các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả quy định trong Nghị định này.
Điều 3. Hình thức xử phạt
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì bị xử phạt theo hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
2. Căn cứ tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là: Giấy phép, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ giả mạo;
c) Đình chỉ hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động từ 01 tháng đến 03 tháng;
d) Đình chỉ hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động từ 01 tháng đến 03 tháng;
đ) Đình chỉ hoạt động quan trắc môi trường lao động từ 03 tháng đến 06 tháng;
e) Đình chỉ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài từ 06 tháng đến 12 tháng;
g) Đình chỉ hoạt động chuẩn bị nguồn lao động từ 06 tháng đến 12 tháng hoặc từ 12 tháng đến 24 tháng;
h) Đình chỉ hoạt động tuyển chọn người lao động từ 06 tháng đến 12 tháng;
i) Đình chỉ việc thực hiện hợp đồng cung ứng lao động từ 01 tháng đến 03 tháng;
k) Đình chỉ các hoạt động quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 9 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ 06 tháng đến 12 tháng;
l) Đình chỉ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài từ 06 tháng đến 12 tháng;
m) Đình chỉ hoạt động đánh giá an toàn, vệ sinh lao động từ 01 tháng đến 03 tháng;
n) Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Điều 4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Điều 3 Nghị định này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
1. Buộc trả lại cho cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ việc làm khoản tiền đã thu của cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ việc làm và khoản tiền lãi của số tiền này.
2. Buộc người sử dụng lao động trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu hoặc buộc trả lại cho người lao động số tiền đã thu trái pháp luật của người lao động.
3. Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động với người lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động; giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình; giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng cho nhóm người lao động; giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động.
4. Buộc người sử dụng lao động trả lại bản chính giấy tờ tùy thân; văn bằng; chứng chỉ đã giữ của người lao động.
5. Buộc người sử dụng lao động trả lại giấy tờ tùy thân cho người giúp việc gia đình.
6. Buộc người sử dụng lao động trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động.
7. Buộc người sử dụng lao động trả lương cho người lao động; người học nghề, tập nghề hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động.
8. Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động.
9. Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương những ngày tạm đình chỉ công việc đối với người lao động.
10. Buộc người sử dụng lao động trả lương cho người lao động trong những ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc.
11. Buộc người sử dụng lao động trả lương cho thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong thời gian làm việc theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
12. Buộc người sử dụng lao động trả tiền lương cho người lao động nữ tương ứng với thời gian người lao động nữ không được nghỉ trong thời gian hành kinh hoặc trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi theo quy định của pháp luật.
13. Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền tàu xe đi đường cho lao động là người giúp việc gia đình.
14. Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho lao động là người giúp việc gia đình.
15. Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc.
16. Buộc người sử dụng lao động nhận lại người lao động, người lãnh đạo đình công khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, người lãnh đạo đình công và trả đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian chấm dứt hợp đồng lao động.
17. Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc.
18. Buộc người sử dụng lao động bố trí người lao động làm đúng công việc hoặc đúng địa điểm làm việc theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
19. Buộc người sử dụng lao động gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
20. Buộc người sử dụng lao động hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động cho người lao động.
21. Buộc người sử dụng lao động giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng lao động.
22. Buộc người sử dụng lao động bảo đảm thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được hưởng các đảm bảo khác theo quy định của pháp luật.
23. Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả.
24. Buộc người sử dụng lao động trả lại học phí đã thu của người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình.
25. Buộc người sử dụng lao động trả cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động của những ngày không báo trước.
26. Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó.
27. Buộc người sử dụng lao động xin lỗi công khai đối với người lao động và trả toàn bộ chi phí điều trị, tiền lương cho người lao động trong thời gian điều trị nếu việc xâm phạm gây tổn thương về thân thể người lao động đến mức phải điều trị tại cơ sở y tế.
28. Buộc người sử dụng lao động trả cho người lao động khoản bồi dưỡng bằng hiện vật được quy thành tiền theo đúng mức quy định.
29. Buộc người sử dụng lao động thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tham gia bảo hiểm y tế.
30. Buộc người sử dụng lao động thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không tham gia bảo hiểm y tế.
31. Buộc người sử dụng lao động trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
32. Buộc người sử dụng lao động trả cho người lao động số tiền trợ cấp, bồi thường, cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó.
33. Buộc doanh nghiệp cho thuê lại lao động trả khoản tiền lương chênh lệch cho người lao động.
34. Buộc tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động sử dụng dịch vụ quan trắc môi trường lao động chi phí quan trắc môi trường lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó.
35. Buộc tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; người sử dụng lao động tự tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hủy kết quả huấn luyện đã cung cấp.
36. Buộc hủy kết quả kiểm định và hoàn trả chi phí kiểm định cộng khoản tiền lãi của số tiền đó.
37. Buộc hủy kết quả quan trắc môi trường lao động.
38. Buộc người sử dụng lao động huỷ quyết định xử lý kỷ luật lao động, điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm việc khác, đi làm việc ở nơi khác và trả đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian chấm dứt hợp đồng lao động.
39. Buộc người sử dụng lao động nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và khoản tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng.
40. Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động.
41. Buộc người sử dụng lao động nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được.
42. Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
43. Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này.
44. Buộc nộp lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội, số tiền trợ cấp thất nghiệp, số tiền hỗ trợ học nghề, số tiền hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động đã nhận.
45. Buộc người sử dụng lao động trả chế độ trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
46. Buộc người sử dụng lao động hoàn trả cho người lao động số tiền hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc đã chiếm dụng của người lao động và khoản tiền lãi của số tiền này.
47. Buộc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nộp lại số tiền đã trục lợi cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
48. Buộc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện dạy đủ thời gian khóa học mà người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề.
49. Buộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo phương án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp đã hoàn thành việc tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động.
50. Buộc người sử dụng lao động nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội số tiền hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề không sử dụng hết so với phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
51. Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động tương ứng với những ngày nghỉ việc khi người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.
52. Buộc doanh nghiệp dịch vụ; doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài; doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài cập nhật thông tin về người lao động do doanh nghiệp đưa đi trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
53. Buộc doanh nghiệp dịch vụ đóng đủ số tiền người lao động đóng vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước thông qua doanh nghiệp dịch vụ và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.
54. Buộc doanh nghiệp dịch vụ đóng đủ số tiền phải đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.
55. Buộc doanh nghiệp dịch vụ bồi thường cho người lao động về những thiệt hại do doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp gây ra.
56. Buộc doanh nghiệp dịch vụ trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu trái pháp luật của người lao động và khoản tiền lãi của số tiền này.
57. Buộc doanh nghiệp dịch vụ hoàn trả đầy đủ cho người lao động phần tiền dịch vụ và tiền lãi theo quy định.
58. Buộc doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài đưa người lao động về nước hoặc trả chi phí cho người lao động về nước.
59. Buộc doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài trả chi phí liên quan đến việc tổ chức đưa di hài hoặc thi hài người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài về nước.
60. Buộc doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu trái pháp luật của người lao động và khoản tiền lãi của số tiền này.
61. Buộc tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu trái pháp luật của người lao động và khoản tiền lãi của số tiền này.
62. Buộc nộp lại Giấy phép, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ đã được cấp cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ đó.
Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương V Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
3. Tổ chức bị xử phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân trong Nghị định này bao gồm:
a) Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm, trừ trường hợp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
b) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Đơn vị sự nghiệp;
đ) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân;
e) Văn phòng thường trú của cơ quan báo chí nước ngoài, văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài hoặc tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam;
g) Cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức quốc tế liên Chính phủ, trừ trường hợp được miễn xử phạt vi phạm hành chính theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
h) Tổ chức phi chính phủ;
i) Văn phòng đại diện hoạt động không sinh lời tại Việt Nam của tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, tư vấn pháp luật nước ngoài;
k) Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở y tế, cơ sở văn hóa - xã hội.
4. Trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính nhiều lần thì được coi là tình tiết tăng nặng để làm căn cứ xem xét xử phạt vi phạm hành chính.
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG
Điều 7. Vi phạm quy định về dịch vụ việc làm
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có một trong các hành vi sau đây:
a) Thông báo hoạt động dịch vụ việc làm không theo quy định của pháp luật;
b) Không niêm yết công khai bản sao được chứng thực từ bản chính giấy phép, quyết định thu hồi giấy phép tại trụ sở chính của doanh nghiệp;
c) Không theo dõi tình trạng việc làm của người lao động do doanh nghiệp giới thiệu hoặc cung ứng tối thiểu 03 tháng hoặc trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động đối với những trường hợp thực hiện hợp đồng lao động dưới 03 tháng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định;
b) Không lập hoặc không cập nhật hoặc không quản lý dữ liệu lao động đăng ký tư vấn, giới thiệu việc làm và người sử dụng lao động đăng ký tuyển lao động; không thực hiện kết nối hoặc chia sẻ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
c) Không xây dựng hoặc không niêm yết công khai giá cung ứng dịch vụ việc làm cho người lao động tại trụ sở của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức dịch vụ việc làm có hành vi thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về vị trí việc làm.
4. Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động dịch vụ việc làm mà không phải là trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập hợp pháp hoặc không có Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hết hạn.
5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp dịch vụ việc làm có một trong các hành vi sau đây:
a) Cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép;
b) Sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn hoặc cấp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm đã được cấp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Giả mạo văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn hoặc cấp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Giả mạo Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
e) Không đảm bảo một trong các điều kiện cấp giấy phép theo quy định của pháp luật.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
7. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm giả mạo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 5, khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc trả lại cho cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ việc làm khoản tiền đã thu của cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ việc làm và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại Giấy phép của doanh nghiệp dịch vụ việc làm cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép đó đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.
Điều 8. Vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai trình việc sử dụng lao động theo quy định;
b) Thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng lao động;
c) Không thể hiện, nhập đầy đủ thông tin về người lao động vào sổ quản lý lao động kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc;
d) Không xuất trình sổ quản lý lao động khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử trong lao động trừ các hành vi phân biệt đối xử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13, khoản 2 Điều 23, khoản 1 Điều 36 và khoản 2 Điều 37 Nghị định này;
b) Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
c) Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định;
d) Không lập sổ quản lý lao động hoặc lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn hoặc không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: lôi kéo; dụ dỗ; hứa hẹn; quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích bóc lột, cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc người sử dụng lao động trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Điều 9. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên; giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động; giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng hoặc chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;
b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động khi có hành vi giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động cho nhóm người lao động làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng khi có hành vi không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động được quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động giao kết đúng loại hợp đồng với người lao động đối với hành vi giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động quy định tại khoản 1 Điều này;
d) Buộc người sử dụng lao động trả lại bản chính giấy tờ tùy thân; văn bằng; chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
đ) Buộc người sử dụng lao động trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 10. Vi phạm quy định về thử việc
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng;
b) Không thông báo kết quả thử việc cho người lao động theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
b) Thử việc quá thời gian quy định;
c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
d) Không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b, c khoản 2 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
Điều 11. Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không báo cho người lao động trước 03 ngày làm việc hoặc không thông báo hoặc thông báo không rõ thời hạn làm tạm thời hoặc bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động;
b) Không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;
c) Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do; thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Cưỡng bức lao động hoặc ngược đãi người lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động bố trí người lao động làm việc ở địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác và buộc trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động bố trí người lao động làm công việc đúng với hợp đồng lao động đã giao kết khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Điều 12. Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật Lao động.
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi thời hạn của hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng lao động; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền cho người lao động theo quy định của pháp luật khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; không cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Cho thôi việc đối với người lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế theo một trong các trường hợp sau: không trao đổi ý kiến trước với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên; không thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người lao động;
b) Trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mà người sử dụng lao động có một trong các hành vi: không lập phương án sử dụng lao động; lập phương án sử dụng lao động nhưng không đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật hoặc không trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng phương án sử dụng lao động;
c) Sử dụng quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc nhưng không tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động cho người lao động đối với hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động trả cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động của những ngày không báo trước khi có hành vi vi phạm về thời hạn báo trước quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
Điều 13. Vi phạm quy định về cho thuê lại lao động
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với bên thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo hoặc không hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết một trong các nội dung sau: nội quy lao động; các yếu tố nguy hiểm; yếu tố có hại; các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và các quy chế khác của mình;
b) Không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại theo quy định của pháp luật;
c) Không kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người bị nạn; không khai báo hoặc điều tra tai nạn khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại theo quy định của pháp luật;
d) Phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với bên thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng lao động thuê lại để làm những công việc không thuộc danh mục các công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;
b) Sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động hoặc Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động hết hiệu lực;
c) Sử dụng lao động thuê lại để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
d) Sử dụng lao động thuê lại để thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ; vì lý do kinh tế hoặc chia; tách; hợp nhất; sáp nhập;
đ) Chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác;
e) Sử dụng lao động thuê lại nhưng không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
g) Sử dụng lao động thuê lại không thuộc một trong các trường hợp sau: đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định; thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân; có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động;
b) Không báo cáo tình hình cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật;
c) Không niêm yết công khai bản chính giấy phép tại trụ sở chính và bản sao được chứng thực từ bản chính giấy phép tại các chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có) của doanh nghiệp cho thuê lại;
d) Không gửi bản sao chứng thực giấy phép đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đến hoạt động trong trường hợp doanh nghiệp sang địa bàn cấp tỉnh khác hoạt động;
đ) Không phối hợp với bên thuê lại lao động trong việc điều tra tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động thuê lại theo quy định của pháp luật;
e) Không thông báo cho người lao động thuê lại các nội dung về đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng cho thuê lại lao động;
g) Không cử người thường xuyên giám sát, phối hợp hoặc kiểm tra việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại của bên thuê lại lao động.
4. Phạt tiền đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động có một trong các hành vi: trả lương cho người lao động thuê lại thấp hơn tiền lương của người lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau của bên thuê lại lao động; không thực hiện đúng các chế độ với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; không thông báo hoặc thông báo sai sự thật cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động cho thuê lại lao động mà không có giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;
b) Sử dụng giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động hết hiệu lực để thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động.
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động để hoạt động cho thuê lại lao động;
b) Cho thuê lại lao động để thực hiện công việc không thuộc danh mục các công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;
c) Cho thuê lại lao động đối với người lao động vượt quá 12 tháng;
d) Sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp; gia hạn; cấp lại Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đã được cấp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
e) Giả mạo Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
g) Giả mạo văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp; gia hạn; cấp lại Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
h) Không đảm bảo một trong các điều kiện để được cấp giấy phép theo quy định của pháp luật.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
8. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c khoản 6 Điều này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động giả mạo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 6, khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc doanh nghiệp cho thuê lại lao động trả khoản tiền lương chênh lệch cho người lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thuê lại thấp hơn tiền lương của người lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau của bên thuê lại lao động quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Buộc nộp lại Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép đó khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6 Điều này.
Điều 14. Vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: không đào tạo cho người lao động trước khi chuyển người lao động sang làm nghề khác cho mình; hợp đồng đào tạo nghề không có các nội dung chủ yếu theo quy định tại khoản 2 Điều 62 của Bộ luật Lao động; thu học phí của người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình; không ký hợp đồng đào tạo với người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình đối với trường hợp người sử dụng lao động không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 61 của Bộ luật Lao động; không trả lương cho người học nghề, tập nghề trong thời gian họ học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động; không ký kết hợp đồng lao động đối với người học nghề, người tập nghề khi hết thời hạn học nghề, tập nghề và đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi hoặc bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật;
b) Tuyển người dưới 14 tuổi vào học nghề, tập nghề, trừ những nghề, công việc được pháp luật cho phép;
c) Tuyển người vào tập nghề để làm việc cho mình với thời hạn tập nghề quá 03 tháng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả lại học phí đã thu của người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình khi có hành vi thu học phí của người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả lương cho người học nghề, người tập nghề khi có hành vi không trả lương cho người học nghề, tập nghề trong thời gian học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 15. Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
1. Không xây dựng, ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
2. Không tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc; không thực hiện đối thoại khi có yêu cầu; không phối hợp tổ chức hội nghị người lao động theo quy định của pháp luật.
3. Không công khai nội dung chính của đối thoại hoặc quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
4. Không bố trí địa điểm, thời gian và các điều kiện vật chất cần thiết khác để tổ chức các cuộc đối thoại tại nơi làm việc.
5. Không cử hoặc cử không đúng thành phần đại diện bên người sử dụng lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc theo quy định.
6. Không báo cáo tình hình thực hiện đối thoại và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc với cơ quan quản lý nhà nước về lao động khi được yêu cầu.
Điều 16. Vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính theo quy định;
b) Không trả chi phí cho việc thương lượng; ký kết; sửa đổi, bổ sung; gửi; công bố thỏa ước lao động tập thể;
c) Cung cấp thông tin không đúng thời hạn theo quy định hoặc cung cấp thông tin sai lệch về: tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh; nội dung khác liên quan trực tiếp đến nội dung thương lượng theo quy định khi đại diện người lao động yêu cầu để tiến hành thương lượng tập thể;
d) Không công bố thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết cho người lao động biết.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp thông tin về: tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh; nội dung khác liên quan trực tiếp đến nội dung thương lượng theo quy định khi đại diện người lao động yêu cầu để tiến hành thương lượng tập thể;
b) Không bố trí thời gian, địa điểm hoặc các điều kiện cần thiết để tổ chức các phiên họp thương lượng tập thể.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau:
a) Từ chối thương lượng tập thể khi nhận được yêu cầu của bên yêu cầu thương lượng;
b) Thực hiện nội dung thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu;
c) Gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động thảo luận, lấy ý kiến người lao động.
Điều 17. Vi phạm quy định về tiền lương
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện: thang lương, bảng lương; mức lao động; quy chế thưởng;
b) Không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc định mức lao động; không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức;
c) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương; định mức lao động; quy chế thưởng;
d) Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng theo quy định;
đ) Không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công; không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm; không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi không trả hoặc trả không đủ cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 18. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Điều 19. Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo nội quy lao động đến toàn bộ người lao động hoặc không niêm yết những nội dung chính của nội quy lao động ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không có nội quy lao động bằng văn bản khi sử dụng từ 10 lao động trở lên;
b) Không đăng ký nội quy lao động theo quy định của pháp luật;
c) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trước khi ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động;
d) Sử dụng nội quy lao động chưa có hiệu lực hoặc đã hết hiệu lực;
đ) Xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại không đúng trình tự; thủ tục; thời hiệu theo quy định của pháp luật;
e) Tạm đình chỉ công việc quá thời hạn theo quy định của pháp luật;
g) Trước khi đình chỉ công việc của người lao động, người sử dụng lao động không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc làm thành viên.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín hoặc nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;
c) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không quy định;
d) Áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động;
đ) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây: nghỉ ốm đau; nghỉ điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; đang bị tạm giữ; đang bị tạm giam; đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật Lao động.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động tương ứng với những ngày nghỉ việc khi người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải thuộc hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2, điểm c khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương những ngày tạm đình chỉ công việc đối với người lao động khi có hành vi quy định tại điểm e, g khoản 2 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động xin lỗi công khai đối với người lao động và trả toàn bộ chi phí điều trị, tiền lương cho người lao động trong thời gian điều trị nếu việc xâm phạm gây tổn thương về thân thể người lao động đến mức phải điều trị tại cơ sở y tế khi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
d) Buộc người sử dụng lao động trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Điều 20. Vi phạm quy định về báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: không thống kê tai nạn lao động; không báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không đầy đủ hoặc báo cáo không chính xác hoặc báo cáo không đúng thời hạn về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không đầy đủ hoặc báo cáo không chính xác hoặc báo cáo không đúng thời hạn về sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không xây dựng, ban hành hoặc không tổ chức thực hiện kế hoạch, nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc hoặc khi xây dựng không lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở;
b) Không bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bố trí người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động nhưng người đó không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; không bố trí bộ phận hoặc người làm công tác y tế hoặc không ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo quy định hoặc bố trí người làm công tác y tế nhưng người đó không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
c) Không bố trí đủ lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc theo quy định;
d) Không tổ chức huấn luyện cho lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc hoặc tổ chức huấn luyện nhưng không đảm bảo theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo quy định;
b) Không trang bị các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định;
c) Không xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố hoặc ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc;
d) Không lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Không điều tra tai nạn lao động thuộc trách nhiệm theo quy định của pháp luật; không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hoặc khai báo sai sự thật về tai nạn lao động; không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hoặc khai báo sai sự thật sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng;
e) Không bảo đảm đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;
g) Không trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để đảm bảo ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng hoặc gây tai nạn lao động.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thực hiện đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động đối với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thực hiện chế độ cho người lao động quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Điều 22. Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp;
b) Không tham gia cấp cứu và khắc phục sự cố, tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng giám định y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp hoặc tai nạn lao động;
b) Không bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động bị bệnh nghề nghiệp hoặc bị tai nạn lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông tin cho người lao động về một trong các nội dung sau: tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; các yếu tố nguy hiểm, có hại; các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
b) Không tổ chức nhận diện, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc;
c) Không có biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn bằng tiếng Việt và ngôn ngữ phổ biến của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, nơi lưu giữ, bảo quản, sử dụng và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không xây dựng kế hoạch và triển khai, tổng hợp đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc ngừng hoạt động của máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) Không thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng;
c) Không tổ chức xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp khi phát hiện nguy cơ hoặc khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của người sử dụng lao động.
8. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không trang cấp hoặc trang cấp không đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc có trang cấp nhưng không đạt chất lượng theo quy định; không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hoặc bồi dưỡng bằng hiện vật thấp hơn mức theo quy định; trả tiền thay cho bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
9. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động (trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này, Điều 24 Nghị định này).
10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Buộc người lao động phải làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của họ không đúng quy định của pháp luật;
b) Buộc người lao động không được rời khỏi nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của họ không đúng quy định của pháp luật;
c) Buộc người lao động tiếp tục làm việc khi các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của họ chưa được khắc phục không đúng quy định của pháp luật.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc người sử dụng lao động trả cho người lao động khoản bồi dưỡng bằng hiện vật được quy thành tiền theo đúng mức quy định đối với hành vi không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hoặc bồi dưỡng bằng hiện vật thấp hơn mức theo quy định cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại quy định tại khoản 8 Điều này.
Điều 23. Vi phạm quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không kịp thời sơ cứu hoặc cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động;
b) Không thanh toán phần chi phí đồng chi trả hoặc những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tham gia bảo hiểm y tế;
c) Không tạm ứng chi phí sơ cứu, chi phí cấp cứu hoặc không thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không tham gia bảo hiểm y tế;
d) Không giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật;
đ) Không trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật;
e) Không thực hiện hoặc thực hiện không đủ hoặc thực hiện không đúng thời hạn việc bồi thường hoặc chế độ trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: phân biệt đối xử vì lý do người lao động từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình; phân biệt đối xử vì lý do đã thực hiện công việc, nhiệm vụ bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở của người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, an toàn, vệ sinh viên, người làm công tác y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tham gia bảo hiểm y tế đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không tham gia bảo hiểm y tế đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
d) Buộc người sử dụng lao động trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;
đ) Buộc người sử dụng lao động trả cho người lao động số tiền trợ cấp, bồi thường, cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.
Điều 24. Vi phạm quy định về sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như sau:
1. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương trong khoảng thời gian 30 ngày trước hoặc sau khi đưa vào sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
2. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ đầy đủ hồ sơ kỹ thuật máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
3. Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: vi phạm một trong các quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trong sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động chưa được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng; sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng hoặc hết thời hạn sử dụng.
4. Mức xử phạt đối với hành vi không kiểm định trước khi đưa vào sử dụng hoặc không kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật như sau:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 đến 03 máy, thiết bị, vật tư;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 04 đến 10 máy, thiết bị, vật tư;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 đến 20 máy, thiết bị, vật tư;
d) 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 21 máy, thiết bị, vật tư trở lên.
5. Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đã thực hiện kiểm định nhưng kết quả kiểm định không đạt yêu cầu.
Điều 25. Vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận với tổ chức hoạt động huấn luyện không huấn luyện mà nhận kết quả huấn luyện hoặc sử dụng người lao động không được cấp thẻ an toàn theo quy định của pháp luật làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trước khi bố trí làm công việc này theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người trở lên.
2. Phạt tiền đối với tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động có hành vi vi phạm các quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: không báo cáo hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật; không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền khi tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo chương trình khung cho người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động (nhóm 2), người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt (nhóm 3), người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: huấn luyện bắt buộc theo chương trình khung được pháp luật quy định nhưng không đủ nội dung; sử dụng người huấn luyện không đảm bảo tiêu chuẩn về người huấn luyện; không đảm bảo cơ sở vật chất để huấn luyện theo quy định; không có tài liệu huấn luyện cho các đối tượng;
c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: cung cấp kết quả huấn luyện mà không thực hiện huấn luyện; cung cấp kết quả huấn luyện không đúng với nội dung đã huấn luyện;
d) Từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng khi có một trong các hành vi: thực hiện hoạt động huấn luyện trong thời gian bị đình chỉ hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đã hết hiệu lực; thực hiện huấn luyện ngoài phạm vi quy định tại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với các nội dung bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; không duy trì đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật; sửa chữa, làm sai lệch nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; giả mạo văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; giả mạo Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi tự tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động mà vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: không báo cáo hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật; không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền khi tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo chương trình khung cho người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động (nhóm 2), người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt (nhóm 3), người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: huấn luyện bắt buộc theo chương trình khung được pháp luật quy định nhưng không đủ nội dung; sử dụng người huấn luyện không đảm bảo tiêu chuẩn về người huấn luyện; không đảm bảo cơ sở vật chất để huấn luyện theo quy định; không có tài liệu huấn luyện cho các đối tượng;
c) Từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng khi có một trong các hành vi: cung cấp kết quả huấn luyện mà không thực hiện huấn luyện; cung cấp kết quả huấn luyện không đúng với nội dung đã huấn luyện;
d) Từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng khi có một trong các hành vi: thực hiện hoạt động huấn luyện thuộc trường hợp phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nhưng không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đã hết hiệu lực; thực hiện huấn luyện ngoài phạm vi quy định tại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với các nội dung bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; không duy trì đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật; sửa chữa, làm sai lệch nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; giả mạo văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; giả mạo Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: thực hiện huấn luyện thuộc trường hợp phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; giả mạo Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Đình chỉ hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi có một trong các hành vi: cung cấp kết quả huấn luyện mà không thực hiện huấn luyện; cung cấp kết quả huấn luyện không đúng với nội dung đã huấn luyện; thực hiện huấn luyện ngoài phạm vi quy định tại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với các nội dung bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; không duy trì đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật quy định tại điểm c, d khoản 2 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người sử dụng lao động tự tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi có một trong các hành vi: cung cấp kết quả huấn luyện mà không thực hiện huấn luyện; cung cấp kết quả huấn luyện không đúng với nội dung đã huấn luyện; thực hiện huấn luyện ngoài phạm vi quy định tại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với các nội dung bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; không duy trì đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật quy định tại điểm c, d khoản 3 Điều này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động giả mạo đối với hành vi giả mạo Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động quy định tại điểm d khoản 2, điểm d khoản 3, khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hủy kết quả huấn luyện đã cung cấp khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động tự tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hủy kết quả huấn luyện đã cung cấp khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c khoản 3 Điều này;
c) Buộc nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi có hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động quy định tại điểm d khoản 2, điểm d khoản 3 Điều này.
Điều 26. Vi phạm quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Phạt tiền đối với tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có hành vi vi phạm quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động như sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo theo quy định cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động khi có thay đổi về địa chỉ trụ sở, chi nhánh;
c) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: cung ứng dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động ngoài phạm vi ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; không thực hiện đúng quy trình kiểm định; sử dụng kiểm định viên đang bị thu hồi chứng chỉ kiểm định viên hoặc chứng chỉ kiểm định viên hết hiệu lực để thực hiện kiểm định; sử dụng người chưa có chứng chỉ kiểm định viên để thực hiện kiểm định; sử dụng kiểm định viên khi chưa ký kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng theo công việc; không duy trì đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định của pháp luật; không đảm bảo độc lập khách quan trong cung ứng dịch vụ kiểm định;
d) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: cung cấp kết quả kiểm định không đúng sự thật; cung cấp kết quả kiểm định mà không thực hiện kiểm định;
đ) Từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: thực hiện hoạt động kiểm định khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định đã hết hiệu lực hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động kiểm định hoặc đang bị thu hồi; sửa chữa, làm sai lệch nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định đã được cấp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; giả mạo văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; giả mạo Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với kiểm định viên có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy trình kiểm định do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
b) Thực hiện kiểm định cho tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với kiểm định viên có hành vi thực hiện kiểm định khi: không có chứng chỉ kiểm định viên còn hiệu lực; kiểm định ngoài phạm vi ghi trong chứng chỉ kiểm định viên.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân hoạt động kiểm định khi không có chứng chỉ kiểm định viên.
5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: thực hiện hoạt động kiểm định khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định; giả mạo Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; giả mạo Chứng chỉ kiểm định viên nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với kiểm định viên có hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội dung Chứng chỉ kiểm định viên đã được cấp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; giả mạo Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
7. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Đình chỉ hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định giả mạo đối với hành vi giả mạo Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định quy định tại điểm đ khoản 1, khoản 5 Điều này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là Chứng chỉ kiểm định viên giả mạo đối với hành vi giả mạo Chứng chỉ kiểm định viên quy định tại khoản 5 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc hủy kết quả kiểm định và hoàn trả chi phí kiểm định cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d, đ khoản 1 Điều này, trừ hành vi sửa chữa nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định đã được cấp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Buộc nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đó khi có hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;
c) Buộc nộp lại Chứng chỉ kiểm định viên cho cơ quan có thẩm quyền cấp Chứng chỉ đó khi có hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội dung Chứng chỉ kiểm định viên quy định tại khoản 6 Điều này.
Điều 27. Vi phạm quy định về quan trắc môi trường lao động
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động có một trong các hành vi sau: không thực hiện báo cáo kết quả hoạt động hằng năm cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có thay đổi về địa chỉ trụ sở, chi nhánh; không tham gia khóa huấn luyện cập nhật kiến thức về chính sách pháp luật, khoa học công nghệ về quan trắc môi trường lao động theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi không công bố công khai cho người lao động tại nơi quan trắc môi trường lao động và nơi được kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm biết ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tiến hành quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi phối hợp với tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động gian lận trong hoạt động quan trắc môi trường lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động có một trong các hành vi sau: phối hợp với người sử dụng lao động gian lận trong hoạt động quan trắc môi trường lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; tiến hành quan trắc môi trường lao động không theo nguyên tắc, quy trình được pháp luật quy định.
6. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động có hành vi cung cấp kết quả quan trắc môi trường mà không thực hiện quan trắc môi trường theo quy định hoặc thực hiện quan trắc môi trường lao động trong thời gian bị đình chỉ hoạt động quan trắc môi trường lao động.
7. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ quan trắc môi trường lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ quan trắc môi trường lao động nhưng chưa được công bố đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật;
b) Sử dụng nhân lực thực hiện quan trắc môi trường lao động không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật;
c) Không duy trì đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động đã công bố trong suốt quá trình hoạt động.
8. Hình thức xử phạt bổ sung
Đình chỉ hoạt động quan trắc môi trường lao động của tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động từ 03 tháng đến 06 tháng khi vi phạm quy định tại các khoản 5, 6, 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc hủy kết quả quan trắc môi trường lao động đối với hành vi vi phạm tại các khoản 4, 5, 6, 7 Điều này;
b) Buộc tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động sử dụng dịch vụ quan trắc môi trường lao động chi phí quan trắc môi trường lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, 6, 7 Điều này trừ hành vi phối hợp với người sử dụng lao động gian lận trong hoạt động quan trắc môi trường lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 5 Điều này.
Điều 28. Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo một trong các trường hợp sau: tuyển dụng; bố trí; sắp xếp việc làm; đào tạo; thời giờ làm việc; thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương; các chế độ khác;
b) Không tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của lao động nữ.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng người lao động mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm hoặc đi công tác xa;
b) Sử dụng người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm hoặc đi công tác xa, trừ trường hợp được người lao động đồng ý;
c) Không thực hiện việc chuyển công việc hoặc giảm giờ làm đối với lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai mà người lao động đã thông báo với người sử dụng lao động biết theo quy định tại khoản 2 Điều 137 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;
d) Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;
đ) Không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;
e) Không bảo đảm việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 140 của Bộ luật Lao động;
g) Không ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới đối với trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
h) Xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
i) Sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
k) Không cung cấp đầy đủ thông tin về tính chất nguy hiểm, nguy cơ, yêu cầu của công việc để người lao động lựa chọn và không đảm bảo điều kiện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng họ làm công việc thuộc danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con;
l) Không lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc khi sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả tiền lương cho người lao động nữ tương ứng với thời gian người lao động nữ không được nghỉ trong thời gian hành kinh theo quy định của pháp luật khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả tiền lương cho người lao động nữ tương ứng với thời gian người lao động nữ không được nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 2 Điều này.
Điều 29. Vi phạm quy định về lao động chưa thành niên
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập sổ theo dõi riêng hoặc có lập sổ theo dõi riêng nhưng không ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 144 của Bộ luật Lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên hoặc không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng lao động chưa thành niên mà chưa có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên đó;
b) Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc mà: giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó; bố trí thời giờ làm việc ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi; không có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc; không tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 01 lần trong 06 tháng hoặc không bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi;
c) Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định tại Điều 146 của Bộ luật Lao động;
d) Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm;
đ) Sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm trong những nghề, công việc không được pháp luật cho phép.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng người từ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 143 của Bộ luật Lao động;
b) Sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật Lao động hoặc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm công việc được pháp luật cho phép mà chưa được sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc bị cấm hoặc làm việc tại nơi làm việc bị cấm quy định tại Điều 147 của Bộ luật Lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 30. Vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình
1. Phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình;
b) Không trả tiền tàu xe đi đường khi lao động là người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn việc sử dụng lao động hoặc chấm dứt việc sử dụng lao động là người giúp việc gia đình theo quy định;
b) Đã bị xử phạt cảnh cáo đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nhưng lại tiếp tục vi phạm.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ giấy tờ tùy thân của lao động là người giúp việc gia đình;
b) Không trả cho lao động là người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, hoặc dùng vũ lực đối với người lao động là người giúp việc gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình khi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền tàu xe đi đường cho lao động là người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động trả lại giấy tờ tùy thân cho lao động là người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
d) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho lao động là người giúp việc gia đình khi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Điều 31. Vi phạm quy định về người lao động cao tuổi, người khuyết tật
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi:
a) Không tham khảo ý kiến của người lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ;
b) Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên hoặc khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
Điều 32. Vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng nội dung hoặc báo cáo không đúng thời hạn về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định;
b) Không gửi hợp đồng lao động bản gốc hoặc bản sao có chứng thực đã ký kết sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động hoặc gia hạn giấy phép lao động tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động hoặc gia hạn giấy phép lao động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài không đúng với nội dung ghi trên giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:
a) Làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật;
b) Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
b) Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 20 người;
c) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 21 người trở lên.
5. Hình thức xử phạt bổ sung
Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 33. Vi phạm của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tuyển dụng, sử dụng người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi có hành vi sử dụng người lao động Việt Nam nhưng không báo cáo hoặc báo cáo không đúng nội dung hoặc báo cáo không đúng thời hạn cho tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam về tình hình tuyển dụng, sử dụng người lao động Việt Nam theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi có hành vi không thông báo bằng văn bản kèm bản sao có chứng thực hợp đồng lao động đã ký kết với người lao động Việt Nam và các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật cho tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động với người lao động Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Điều 34. Vi phạm quy định về giải quyết tranh chấp lao động
1. Phạt cảnh cáo đối với người lao động có hành vi tham gia đình công sau khi có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở việc thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo hoặc ép buộc người lao động đình công;
b) Cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc;
c) Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị hoặc tài sản của người sử dụng lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công;
b) Trù dập hoặc trả thù đối với người lao động tham gia đình công hoặc người lãnh đạo đình công;
c) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong trường hợp theo quy định tại Điều 206 của Bộ luật Lao động;
d) Gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở lấy ý kiến về đình công.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động nhận lại người lao động, người lãnh đạo đình công khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc huỷ quyết định xử lý kỷ luật lao động, điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công và trả đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian chấm dứt hợp đồng lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả lương cho người lao động trong những ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
Điều 35. Vi phạm quy định về bảo đảm thực hiện quyền của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bố trí thời gian cho thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện theo quy định tại khoản 2 Điều 176 của Bộ luật Lao động mà vẫn được người sử dụng lao động trả lương;
b) Không cho cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở vào tổ chức, doanh nghiệp để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người lao động thành lập, gia nhập hoặc hoạt động công đoàn;
c) Cản trở, gây khó khăn khi người lao động tiến hành các hoạt động hợp pháp nhằm thành lập, gia nhập và tham gia các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
d) Không cho thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở tiếp cận người lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của người sử dụng lao động.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác hoặc kỷ luật sa thải đối với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp hai bên không thỏa thuận được;
b) Quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác hoặc kỷ luật sa thải đối với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà vi phạm thời gian báo trước cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh biết theo quy định tại khoản 3 Điều 177 của Bộ luật Lao động trong trường hợp không thỏa thuận được với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
c) Không gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc thành lập, gia nhập hoặc hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc người sử dụng lao động gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Điều 36. Vi phạm quy định về phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động tổ chức đại diện người lao động, bao gồm một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động;
b) Yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động;
c) Kỷ luật lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, không tiếp tục giao kết hợp đồng lao động, không gia hạn hợp đồng lao động hoặc chuyển người lao động làm công việc khác;
d) Cản trở, gây khó khăn liên quan đến công việc nhằm làm suy yếu hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Điều 37. Vi phạm quy định về sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc các biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không trả lương cho thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong thời gian làm việc theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
b) Không cho thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được hưởng các bảo đảm khác trong quan hệ lao động hoặc trong việc thực hiện chức năng đại diện theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi can thiệp, thao túng quá trình thành lập, bầu cử, xây dựng kế hoạch công tác hoặc tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, bao gồm cả việc hỗ trợ tài chính hoặc các biện pháp kinh tế khác nhằm làm vô hiệu hóa hoặc suy yếu việc thực hiện chức năng đại diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở hoặc phân biệt đối xử giữa các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả lương cho thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong thời gian làm việc theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động bảo đảm thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được hưởng các đảm bảo khác theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Điều 38. Vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn
1. Phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng kinh phí công đoàn;
b) Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định;
c) Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.
2. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, người sử dụng lao động phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và khoản tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Chương III
HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI
Điều 39. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Hằng năm, không niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật Bảo hiểm xã hội;
b) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.
5. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng;
d) Chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.
6. Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề xuất được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
8. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động có hành vi cung cấp Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động không đúng sự thật.
9. Hình thức xử phạt bổ sung
Đình chỉ hoạt động đánh giá an toàn, vệ sinh lao động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, 6, 7 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, 6, 7 Điều này từ 30 ngày trở lên.
Điều 40. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi người lao động có việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
c) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp làm giả, làm sai lệch nội dung nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc nộp lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội, số tiền trợ cấp thất nghiệp, số tiền hỗ trợ học nghề, số tiền hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 Điều này.
Điều 41. Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không trả chế độ trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được tiền trợ cấp do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển đến.
2. Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động mà người sử dụng lao động đã chiếm dụng tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi chiếm dụng tiền hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc của người sử dụng lao động khi có biến động lao động việc làm tại đơn vị theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng; không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực;
b) Không lập danh sách người lao động hoặc không lập hồ sơ hoặc không nộp hồ sơ đúng thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 Điều 110, khoản 2 Điều 112 của Luật Bảo hiểm xã hội; khoản 1 Điều 59, khoản 1 Điều 60 của Luật An toàn, vệ sinh lao động;
c) Không giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại Điều 47 của Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội đi khám giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa;
d) Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 21 của Luật Bảo hiểm xã hội.
5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức dạy nghề không đủ thời gian khóa học mà người lao động được hỗ trợ học nghề;
b) Thỏa thuận với cá nhân, tổ chức có liên quan để trục lợi số tiền hỗ trợ học nghề nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động mà có hành vi tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động không theo đúng phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả chế độ trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động hoàn trả cho người lao động số tiền hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc đã chiếm dụng của người lao động và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Buộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện dạy nghề đủ thời gian khóa học mà người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này nếu người lao động có yêu cầu;
d) Buộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp nộp lại số tiền đã trục lợi cho cơ quan bảo hiểm xã hội đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;
đ) Buộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo phương án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp đã hoàn thành việc tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
e) Buộc người sử dụng lao động nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội số tiền hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề không sử dụng hết so với phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
Chương IV
HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG
Điều 42. Vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ)
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không niêm yết công khai bản sao Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của doanh nghiệp dịch vụ tại trụ sở chính hoặc không đăng tải trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Giấy phép được cấp, cấp lại hoặc điều chỉnh thông tin;
b) Chi nhánh của doanh nghiệp dịch vụ được giao nhiệm vụ hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không niêm yết công khai quyết định của doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ cho chi nhánh hoặc bản sao Giấy phép của doanh nghiệp dịch vụ tại trụ sở của chi nhánh;
c) Không thông báo bằng văn bản cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc không cập nhật thông tin về chi nhánh được giao nhiệm vụ hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định;
d) Không đăng tải hoặc không cập nhật khi có sự thay đổi trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp dịch vụ theo quy định của pháp luật thông tin về: người đại diện theo pháp luật; danh sách nhân viên nghiệp vụ; địa chỉ trụ sở chính, địa điểm kinh doanh; cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; quyết định giao nhiệm vụ cho chi nhánh;
đ) Không đăng tải trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp dịch vụ thông tin về: văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận về việc chuẩn bị nguồn lao động; thông tin đầy đủ, chính xác về số lượng hoặc tiêu chuẩn tuyển chọn hoặc điều kiện làm việc hoặc quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động theo nội dung hợp đồng cung ứng lao động;
e) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, không chính xác hoặc báo cáo không đúng thời hạn về tình hình hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của pháp luật;
g) Không cập nhật thông tin về người lao động do doanh nghiệp đưa đi trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng kể từ ngày người lao động xuất cảnh cho đến khi thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
h) Không báo cáo hoặc báo cáo không trung thực với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài và phương án thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực và văn bản thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ tiếp nhận quyền, nghĩa vụ trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 28 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định;
i) Không hướng dẫn người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
k) Đóng không đúng thời hạn vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng không quá 200.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức giáo dục định hướng hoặc không cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
b) Thỏa thuận mức tiền ký quỹ với người lao động cao hơn quy định của pháp luật;
c) Không ký hoặc ký không đúng mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với người lao động;
d) Không ghi rõ thỏa thuận về tiền dịch vụ và chi phí khác của người lao động trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với người lao động;
đ) Không thanh lý hoặc thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với người lao động không theo quy định của pháp luật;
e) Nội dung hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài không phù hợp với hợp đồng cung ứng lao động đã đăng ký.
3. Phạt tiền từ 20% đến 30% tổng số tiền phải đóng vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng không quá 200.000.000 đồng khi có hành vi không đóng hoặc đóng không đầy đủ vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 40% đến 50% tổng số tiền người lao động đóng vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước thông qua doanh nghiệp dịch vụ mà doanh nghiệp dịch vụ không đóng hoặc đóng không đầy đủ vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng không quá 200.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không duy trì một trong các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của pháp luật trong suốt quá trình hoạt động;
b) Không duy trì điều kiện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20 của Nghị định số 112/2021/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong suốt thời gian hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài và trong thời gian người lao động Việt Nam do doanh nghiệp đưa đi đang làm giúp việc gia đình ở nước ngoài;
c) Thực hiện không đúng các nội dung hợp đồng cung ứng lao động đã đăng ký và được chấp thuận;
d) Không bồi thường cho người lao động về những thiệt hại do doanh nghiệp hoặc chi nhánh của doanh nghiệp gây ra theo quy định của pháp luật;
đ) Không tư vấn, hỗ trợ cho người lao động các thủ tục liên quan đến chấm dứt hợp đồng lao động, quyền lợi, chế độ và thủ tục về nước;
e) Chuẩn bị nguồn lao động khi chưa có văn bản chấp thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
g) Không cam kết bằng văn bản việc ưu tiên tuyển chọn người lao động đã tham gia hoạt động chuẩn bị nguồn của doanh nghiệp;
h) Quảng cáo, tư vấn, thông báo tuyển chọn hoặc cung cấp thông tin không chính xác với người lao động hoặc với chính quyền địa phương tại nơi tuyển chọn về một trong các nội dung: số lượng; tiêu chuẩn tuyển chọn; điều kiện làm việc; quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động theo hợp đồng cung ứng lao động;
i) Không cam kết bằng văn bản về thời gian chờ xuất cảnh sau khi người lao động trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài với thời hạn không quá 180 ngày kể từ ngày người lao động trúng tuyển hoặc không thực hiện đúng cam kết về thời gian chờ xuất cảnh.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng không quá 200.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động chuẩn bị nguồn lao động hoặc tuyển chọn người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để thu tiền của người lao động trái pháp luật.
7. Phạt tiền khi có hành vi đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt quá số lượng người đã đăng ký theo Hợp đồng cung ứng lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng khi vượt quá số lượng đăng ký từ 01 người đến 10 người;
b) Từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng khi vượt quá số lượng đăng ký từ 11 người đến 50 người;
c) Từ 120.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng khi vượt quá số lượng đăng ký trên 50 người.
8. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Thu tiền dịch vụ của người lao động không đúng quy định của pháp luật;
b) Không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ cho người lao động phần tiền dịch vụ và khoản tiền lãi theo tỷ lệ tương ứng với thời gian còn lại của Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong trường hợp người lao động đã nộp tiền dịch vụ cho toàn bộ thời gian làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài mà phải về nước trước thời hạn và không do lỗi của người lao động;
c) Không tổ chức quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
d) Không cung cấp trợ giúp pháp lý trong trường hợp người lao động cần đến hỗ trợ pháp lý khi bị lạm dụng, bạo lực hoặc phân biệt đối xử trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
đ) Không thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc không phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan của nước tiếp nhận lao động để giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động;
e) Không giải quyết vấn đề phát sinh đối với người lao động theo một trong các trường hợp sau: chết; tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp; bị xâm phạm tính mạng; bị xâm phạm sức khỏe; bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm; bị xâm phạm tài sản; thiên tai; dịch bệnh; chiến tranh; bất ổn chính trị; tình trạng khẩn cấp.
9. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép, bóc lột hoặc cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các trường hợp sau: ở khu vực bị cấm; công việc bị cấm; vi phạm đạo đức xã hội; vi phạm sức khỏe của người lao động hoặc cộng đồng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; không được nước tiếp nhận lao động cho phép;
c) Cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ hoặc lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Phân biệt đối xử đối với người lao động hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
đ) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nhưng không đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động hoặc đã đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động nhưng chưa được chấp thuận;
e) Sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp hoặc cấp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
g) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã được cấp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
h) Giả mạo văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp hoặc cấp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
i) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) hoặc Nhật Bản khi không được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu hoặc chấp thuận;
k) Đưa người lao động đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài khi chưa có văn bản chấp thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để doanh nghiệp tham gia hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình tại nước ngoài.
10. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của doanh nghiệp khác để tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
b) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của doanh nghiệp mình để đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
c) Giao nhiệm vụ hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho chi nhánh của doanh nghiệp không đúng quy định;
d) Thực hiện hoạt động chuẩn bị nguồn lao động trong thời gian bị đình chỉ hoạt động chuẩn bị nguồn lao động; thực hiện hợp đồng cung ứng lao động trong thời gian bị đình chỉ thực hiện hợp đồng cung ứng lao động; thực hiện một trong các hoạt động quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 9 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong thời gian bị đình chỉ.
11. Phạt tiền khi có hành vi đưa người lao động Việt Nam không có tên trong danh sách do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác nhận để đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) hoặc Nhật Bản theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng khi vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng khi vi phạm trên 50 người lao động.
12. Phạt tiền khi có hành vi đưa người lao động Việt Nam không có tên trong danh sách do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác nhận để đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng khi vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng khi vi phạm trên 50 người lao động.
13. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Đình chỉ việc thực hiện hợp đồng cung ứng lao động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 2 Điều này;
b) Đình chỉ các hoạt động quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 9 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ 06 tháng đến 12 tháng khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5, điểm đ khoản 8 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;
d) Đình chỉ hoạt động chuẩn bị nguồn lao động từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 5 Điều này;
đ) Đình chỉ hoạt động chuẩn bị nguồn lao động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi lợi dụng hoạt động chuẩn bị nguồn lao động để thu tiền của người lao động trái pháp luật quy định tại khoản 6 Điều này;
e) Đình chỉ hoạt động tuyển chọn người lao động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi lợi dụng hoạt động tuyển chọn người lao động để thu tiền của người lao động trái pháp luật quy định tại khoản 6 Điều này.
14. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc doanh nghiệp dịch vụ cập nhật thông tin về người lao động do doanh nghiệp đưa đi trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của pháp luật khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 1 Điều này;
b) Buộc doanh nghiệp dịch vụ đóng đủ số tiền phải đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Buộc doanh nghiệp dịch vụ đóng đủ số tiền người lao động đóng vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước thông qua doanh nghiệp dịch vụ và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
d) Buộc doanh nghiệp dịch vụ bồi thường cho người lao động về những thiệt hại do doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp gây ra theo quy định của pháp luật khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 5 Điều này;
đ) Buộc doanh nghiệp dịch vụ trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu trái pháp luật của người lao động và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 6, điểm a khoản 8 Điều này;
e) Buộc doanh nghiệp dịch vụ hoàn trả đầy đủ cho người lao động phần tiền dịch vụ và tiền lãi theo quy định của pháp luật khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 8 Điều này;
g) Buộc nộp lại giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép đó khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 9 Điều này.
Điều 43. Vi phạm quy định về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Không báo cáo sau khi hoàn thành hợp đồng trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài hoặc không báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng không quá 200.000.000 đồng khi có hành vi không bảo đảm để người lao động được kiểm tra sức khỏe định kỳ bao gồm cả sức khỏe sinh sản và khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn khi làm việc ở nước ngoài.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng không quá 200.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức để người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài được tham gia khóa học giáo dục định hướng;
b) Không thông tin đầy đủ hoặc không thông tin chính xác hoặc không thông tin rõ ràng về một trong các nội dung: điều kiện làm việc; điều kiện sinh hoạt; quyền lợi hoặc chế độ của người lao động làm việc tại công trình, dự án của doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài;
c) Không trực tiếp tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không đưa người lao động về nước hoặc không trả chi phí đưa người lao động về nước khi người lao động bị ốm đau, tai nạn đến mức không còn khả năng tiếp tục làm việc ở nước ngoài;
b) Không tổ chức đưa di hài hoặc thi hài người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài về nước; không trả chi phí liên quan đến việc tổ chức đưa di hài hoặc thi hài người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài về nước.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt quá số lượng người trong phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận;
b) Không thỏa thuận bằng phụ lục hợp đồng lao động với người lao động theo quy định hoặc có thỏa thuận bằng phụ lục hợp đồng lao động nhưng nội dung không phù hợp với phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận.
6. Phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo hoặc không phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
b) Không thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc không phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc để giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động làm việc ở nước ngoài;
c) Không giải quyết vấn đề phát sinh đối với người lao động theo một trong các trường hợp sau: chết; bị tai nạn; bị xâm phạm tính mạng; bị xâm phạm sức khỏe; bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm; bị xâm phạm tài sản; thiên tai; dịch bệnh; chiến tranh; bất ổn chính trị; suy thoái kinh tế; tình trạng khẩn cấp; vì lý do bất khả kháng khác.
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng không quá 200.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để thu tiền của người lao động trái pháp luật.
8. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép, bóc lột hoặc cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các trường hợp: ở khu vực bị cấm; công việc bị cấm; vi phạm đạo đức xã hội; vi phạm sức khỏe của người lao động hoặc cộng đồng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; không được nước tiếp nhận lao động cho phép;
c) Cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ hoặc lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài mà không báo cáo phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước hoặc đã báo cáo nhưng chưa được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận.
9. Hình thức xử phạt bổ sung
Đình chỉ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài từ 06 tháng đến 12 tháng khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài đưa người lao động về nước hoặc trả chi phí cho người lao động về nước khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
c) Buộc doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài trả chi phí liên quan đến việc tổ chức đưa di hài hoặc thi hài người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài về nước khi có hành vi không trả chi phí liên quan đến việc tổ chức đưa di hài hoặc thi hài người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài về nước quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
d) Buộc doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu trái pháp luật của người lao động và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này.
Điều 44. Vi phạm quy định về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng khi có hành vi không báo cáo định kỳ hằng năm theo quy định hoặc không báo cáo đột xuất về tình hình thực hiện đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng khi có hành vi không cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng không quá 100.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức để người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài được tham gia khóa học giáo dục định hướng;
b) Không thông tin đầy đủ hoặc không thông tin chính xác hoặc không thông tin rõ ràng về một trong các nội dung: điều kiện làm việc; điều kiện sinh hoạt; quyền lợi; chế độ của người lao động làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc công trình do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài;
c) Không trực tiếp tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
d) Không trực tiếp quản lý và sử dụng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt quá số lượng người trong phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận;
b) Không thỏa thuận bằng phụ lục hợp đồng lao động với người lao động theo quy định hoặc có thỏa thuận bằng phụ lục hợp đồng lao động nhưng nội dung không phù hợp với phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận;
c) Không ký kết hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo nội dung hoặc theo mẫu hợp đồng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định trong trường hợp đưa lao động được tuyển dụng mới đi làm việc ở nước ngoài;
d) Không thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với người lao động trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.
5. Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo hoặc không phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
b) Không thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc không phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc để giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động làm việc ở nước ngoài;
c) Không giải quyết vấn đề phát sinh đối với người lao động theo một trong các trường hợp sau: chết; bị tai nạn; bị xâm phạm tính mạng; bị xâm phạm sức khỏe; bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm; bị xâm phạm tài sản; thiên tai; dịch bệnh; chiến tranh; bất ổn chính trị; suy thoái kinh tế; tình trạng khẩn cấp; vì lý do bất khả kháng khác.
6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng không quá 100.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để thu tiền của người lao động trái pháp luật.
7. Phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép hoặc bóc lột hoặc cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các trường hợp: khu vực bị cấm; công việc bị cấm; vi phạm đạo đức xã hội; vi phạm sức khỏe của người lao động hoặc cộng đồng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; không được nước tiếp nhận lao động cho phép;
c) Cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ hoặc lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài mà không báo cáo phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hoặc đã báo cáo nhưng chưa được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận.
8. Hình thức xử phạt bổ sung
Đình chỉ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài từ 06 tháng đến 12 tháng khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu trái pháp luật của người lao động và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
Điều 45. Vi phạm của doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi có hành vi không báo cáo về tình hình thực hiện đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi có hành vi không cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng không quá 200.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức để người lao động trước khi đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài được tham gia khóa học giáo dục định hướng;
b) Không thông tin đầy đủ hoặc không thông tin chính xác hoặc không thông tin rõ ràng về một trong các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài vượt quá số lượng người đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Hợp đồng nhận lao động thực tập không có đủ các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Không ký kết hợp đồng đào tạo nghề trước khi người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;
d) Nội dung hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài không phù hợp với nội dung của hợp đồng nhận lao động thực tập.
5. Phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo hoặc không phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
b) Không thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc không phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan của nước mà người lao động đến đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề để giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động làm việc ở nước ngoài;
c) Không giải quyết vấn đề phát sinh đối với người lao động theo một trong các trường hợp sau: chết; bị tai nạn; bị xâm phạm tính mạng; bị xâm phạm sức khỏe; bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm; bị xâm phạm tài sản; thiên tai; dịch bệnh; chiến tranh; bất ổn chính trị; suy thoái kinh tế; tình trạng khẩn cấp; vì lý do bất khả kháng khác.
6. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép hoặc bóc lột hoặc cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài mà không đăng ký Hợp đồng nhận lao động thực tập hoặc có đăng ký nhưng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
c) Cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ hoặc lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 46. Vi phạm của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và một số đối tượng liên quan khác
1. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng đào tạo nghề mà không phải do bị đe dọa, ép buộc dưới bất kỳ hình thức nào và không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Tổ chức tuyển chọn và thu tiền của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài khi không có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hình thức: doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;
b) Cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ hoặc lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Giả mạo Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với chi nhánh doanh nghiệp dịch vụ khi có hành vi thực hiện hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài không thuộc phạm vi nhiệm vụ được doanh nghiệp dịch vụ giao hoặc không trong thời gian được doanh nghiệp dịch vụ giao.
4. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giả mạo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc trả lại cho người lao động số tiền đã thu trái pháp luật của người lao động và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, khoản 3 Điều này.
Chương V
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ LẬP BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH; THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH; THI HÀNH CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH, CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI, NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG
Mục 1
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ LẬP BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 47. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính được quy định trong Nghị định này bao gồm:
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56 và 57 Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra về lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành.
Điều 48. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III, Chương IV Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
Điều 49. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra lao động
1. Thanh tra viên lao động, người được giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
3. Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
4. Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 52.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
5. Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
Điều 50. Thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước
Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước có quyền:
1. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này.
2. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương IV Nghị định này.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương IV Nghị định này.
Điều 51. Thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục An toàn lao động
Cục trưởng Cục An toàn lao động có quyền:
1. Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 18, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, điểm b khoản 7 Điều 39, khoản 8 Điều 39 Nghị định này.
2. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại các Điều 25, 26, 27 và khoản 9 Điều 39 Nghị định này.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điều 22, 23, 25, 26, 27, khoản 10 Điều 39 Nghị định này.
Điều 52. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Bảo hiểm xã hội
1. Giám đốc bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 39, điểm a khoản 1 Điều 40 Nghị định này;
b) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 10 Điều 39, khoản 3 Điều 40 Nghị định này.
2. Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có quyền:
a) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp quy định tại khoản 1, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 39, điểm a khoản 1 Điều 40 Nghị định này;
b) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 10 Điều 39, khoản 3 Điều 40 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thành lập có quyền:
a) Phạt tiền đến 52.500.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 39, điểm a khoản 1 Điều 40 Nghị định này;
b) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 10 Điều 39, khoản 3 Điều 40 Nghị định này.
Điều 53. Thẩm quyền của Công an nhân dân
1. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 và khoản 2 Điều 34 Nghị định này.
2. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh, gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh có quyền phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 và khoản 2 Điều 34 Nghị định này.
3. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8; khoản 3 Điều 11; điểm a khoản 3 Điều 19; điểm đ khoản 3 Điều 21; Điều 31; khoản 3 Điều 32; khoản 2 Điều 34; khoản 3 Điều 35 Nghị định này;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm c khoản 4 Điều 19 Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 5, khoản 6 Điều 7; điểm d khoản 1, khoản 3 Điều 8; khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 11; điểm e, g khoản 6 và khoản 7 Điều 13; điểm a khoản 2 Điều 14; điểm a khoản 3 Điều 19; điểm đ khoản 3 Điều 21; điểm c khoản 3 Điều 29; khoản 4 Điều 30; Điều 31; khoản 2 Điều 34; khoản 3 Điều 35; hành vi giả mạo văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, hành vi giả mạo Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động quy định tại điểm d khoản 3 và khoản 4 Điều 25; hành vi giả mạo văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định, giả mạo Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định, giả mạo Chứng chỉ kiểm định viên quy định tại điểm đ khoản 1, khoản 5 và khoản 6 Điều 26 Nghị định này;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi phạm quy định tại điểm a, b, c, e, g, h khoản 9 Điều 42; điểm a, b, c khoản 8 Điều 43; điểm a, b, c khoản 7 Điều 44; điểm a, c khoản 6 Điều 45; khoản 1, khoản 2 Điều 46; hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài quy định tại điểm d khoản 9 Điều 42 Nghị định này;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 7 Điều 7; khoản 9 Điều 43; khoản 8 Điều 44; khoản 4 Điều 46 Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 8 Điều 7; điểm c khoản 3 Điều 14; điểm c khoản 4 Điều 19; điểm g khoản 14 Điều 42; khoản 5 Điều 46 Nghị định này.
5. Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 và áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này.
Điều 54. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Chương II Nghị định này.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.750.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Chương II Nghị định này.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 7.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Chương II Nghị định này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Chương II, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 22.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Chương II, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Chương II, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.
Điều 55. Thẩm quyền xử phạt của Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng
Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
1. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 9 Điều 42; điểm a khoản 8 Điều 43; điểm a khoản 7 Điều 44; điểm a khoản 6 Điều 45 Nghị định này;
2. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 9 Điều 43, khoản 8 Điều 44 Nghị định này.
Điều 56. Thẩm quyền xử phạt của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác
Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài có quyền:
Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 9 Điều 42; điểm c khoản 8 Điều 43; điểm c khoản 7 Điều 44; điểm c khoản 6 Điều 45; khoản 1 Điều 46; điểm b khoản 2 Điều 46 Nghị định này.
Điều 57. Giao quyền xử phạt
1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 48; khoản 2, 3 Điều 49; các điều 50, 51, 52, 53, 54, 55 và 56 Nghị định này có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
2. Việc giao quyền xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Mục 2
THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 58. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
1. Thủ tục xử phạt vi phạm trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, các văn bản hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính, khoản 2 Điều này và Điều 59 Nghị định này.
2. Khi phát hiện hành vi giả mạo giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ; giả mạo văn bản, tài liệu của cơ quan, tổ chức quy định tại điểm d, đ khoản 5, khoản 6 Điều 7; điểm e, g khoản 6, khoản 7 Điều 13; điểm d khoản 2, điểm d khoản 3, khoản 4 Điều 25; điểm đ khoản 1, khoản 5, khoản 6 Điều 26; điểm h khoản 9 Điều 42; điểm c khoản 2 Điều 46 Nghị định này, người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự không truy cứu trách nhiệm hình sự, thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
Điều 59. Thủ tục xử phạt đối với người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 46 Nghị định này
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chánh thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là người có thẩm quyền xử phạt); công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng đào tạo nghề mà không phải do bị đe dọa, ép buộc dưới bất kỳ hình thức nào và không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ;
b) Nhận được văn bản thông báo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước sở tại về hành vi vi phạm của người lao động;
c) Nhận được văn bản thông báo của người sử dụng lao động ở nước ngoài về hành vi vi phạm của người lao động. Nội dung văn bản thông báo phải được kiểm tra, xác minh tính chính xác trước khi lập biên bản.
2. Việc lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho người vi phạm và phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt nơi người lao động hiện đang cư trú để xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
4. Việc ra quyết định xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 66, Điều 67 và Điều 68 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Mục 3
THI HÀNH CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH, CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 60. Thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
1. Việc thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, các văn bản hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 2, 3, 4 Điều này.
2. Người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính gửi 01 bản quyết định xử phạt đến:
a) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định này;
b) Người có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b, d, đ, e, g, h khoản 6 Điều 13 Nghị định này;
c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, d khoản 2; điểm c, d khoản 3 Điều 25 Nghị định này;
d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d, đ khoản 1, khoản 6 Điều 26 Nghị định này;
đ) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 5; khoản 6; điểm a, b, đ, e, g, h khoản 9; điểm a, b, c khoản 10 Điều 42 Nghị định này.
3. Đối với người lao động bị phạt tiền ở nước ngoài có thể nộp tiền phạt tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài.
4. Tiền phạt được thu bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp thu bằng ngoại tệ thì được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá của ngân hàng thương mại tại thời điểm xử phạt.
Điều 61. Thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả
Việc thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả quy định trong Nghị định này được áp dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 62. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17 tháng 01 năm 2022.
2. Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Điều 63. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mà bị phát hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, đang được xem xét, giải quyết và chưa bị ra quyết định xử phạt thì áp dụng các quy định về xử phạt quy định tại Nghị định này nếu Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn cho các cá nhân, tổ chức vi phạm.
Điều 64. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (2b).

TM. CHÍNH PHỦ

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

 


 

Vũ Đức Đam

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

______

No. 12/2022/ND-CP

 

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

_________________________

Hanoi, January 17, 2022

 

DECREE

Providing penalties for administrative violations in the fields of labor, social insurance, and overseas manpower supply under contract
___________

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015; the Law dated November 22, 2019 amending and supplementing a number of articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Administration;

Pursuant to the Law on Handling of Administrative Violations dated June 20, 2012; the Law dated November 13, 2020 amending and supplementing a number of articles of the Law on Handling of Administrative Violations;

Pursuant to the Labor Code dated November 20, 2019;

Pursuant to the Law on Employment dated November 16, 2013;

Pursuant to the Law on Occupational Safety and Health dated June 25, 2015;

Pursuant to the Law on Trade Union dated June 20, 2012;

Pursuant to the Law on Social Insurance dated November 20, 2014;

Pursuant to the Law on Vietnamese Guest Workers dated November 13, 2020 Law;

At the proposal of the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs;

The Government promulgates the Decree providing penalties for administrative violations in the fields of labor, social insurance, and overseas manpower supply under contract.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

This Decree provides provisions on the violations, penalties, fines, remedial measures, the entities subject to penalties, the powers to impose penalties, the powers to make records, the procedures for imposing penalties, and the enforcement of penalties and remedial measures for administrative violations against regulations on labor, social insurance, and overseas manpower supply under contract.

Article 2. Subjects of application

1. Employers, workers and other individuals and organizations that commit administrative violations against regulations on labor, social insurance and overseas manpower supply under contract as prescribed in this Decree.

2. Persons competent to impose penalties, to make records as prescribed in Chapter V of this Decree.

3. Other agencies, organizations and individuals concerning to the handling of administrative violations and the enforcement of penalties, remedial measures as prescribed in this Decree.

Article 3. Penalties

1. Any organization or individual that commits administrative violations in the fields of labor, social insurance, and overseas manpower supply under contract shall be imposed the principal penalty of caution or fine.

2. Based on the nature and seriousness of the organization and individual’s violations, it/she/he may be imposed one or several of the following additional penalties:

a) Deprivation of the right to use the labor leasing license for 06 to 12 months;

b) Confiscation of material evidences and means of administrative violations, including: forged licenses, certificates, and diplomas;

c) Suspension of the training in occupational safety and health for a term of between 01 month and 03 months;

d) Suspension of the technical inspection of occupational safety for a term of between 01 month and 03 months;

dd) Suspension of the work environment monitoring for a term of between 03 months and 06 months;

e) Suspension of sending Vietnamese workers abroad for a term of between 06 months and 12 months;

g) Suspension of labor preparation activities for a term of between 06 months and 12, or between 12 months and 24months;

h) Suspension of the recruitment of workers from 06 months to 12 months;

i) Suspension of the performance of a manpower supply contract for a term of between 01 month and 03 months;

k) Suspension of activities prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, Article 9 of the Law on Vietnamese Guest Workersfor a term of between 06 months and 12 months;

l) Suspension of sending Vietnamese workers abroad to work as housekeepers for a term of between 06 months and 12 months;

m) Suspension of the assessment of occupational safety and health for a term of between 01 month and 03 months;

n) Expulsion of foreign workers who works in Vietnam.

Article 4. Remedial measures

In addition to the penalties prescribed in Article 3 of this Decree, an individual or organization that commits administrative violations may also be imposed one or several of the following remedial measures:

1. Compelling the refund of the amounts collected from individuals and organizations using employment services to them and the interest thereof.

2. Compelling the employer to refund the amounts collected from the workers to them or compelling the refund of the amounts illegally collected from the workers to them.

3. Compelling the employer to enter into a labor contract with the worker or to enter into a written labor contract with the worker; enter into a written labor contract with the domestic worker; enter into a written labor contract with the person authorized to enter into the contract on behalf of a group of workers; enter into a labor contract of the right type with the worker.

4. Compelling the employer to return the original identity document; diploma; certificate kept by such employer to the worker.

5. Compelling the employer to return identification documents to domestic workers.

6. Compelling the employer to return the worker’s money or assets kept by such employer, and the interest on such money.

7. Compelling the employer to pay wages to workers; apprentices and on-the-job trainees, or to pay full wages to workers.

8. Compelling the employer to pay full wages and the interest on the late payment or underpayment thereof to the worker.

9. Compelling the employer to pay full wages for the days during which the worker is under temporary work suspension.

10. Compelling the employer to pay wages to workers for the days during which the workplace is temporarily closed.

11. Compelling the employer to pay wages to leaders of the workers’ representative organization at the grassroots level during their working time as prescribed by the law provisions in order for them to perform the duties of such organization at the grassroots level.

12. Compelling the employer to pay wages to female workers for the time they are not allowed to take leave during their menstruation period or while they are raising children under 12 months of age as prescribed by the law provisions.

13. Compelling the employer to pay enough travel expenses for the domestic worker.

14. Compelling the employer to fully pay social insurance and health insurance premiums for the domestic workers.

15. Compelling the employer to re-employ the worker.

16. Compelling the employer to re-employ the worker or the strike leader if the labor contract with him/her is terminated, and to pay full wages to such worker for the time during which his/her labor contract is terminated.

17. Compelling the employer to re-employ the worker and pay such worker full wages, social insurance and health insurance premiums for the days the worker is not allowed to work.

18. Compelling the employer to arrange the appropriate job at the right workplace for the worker as agreed in the labor contract.

19. Compelling the employer to extend the signed labor contract until the end of the term for the worker who is a leader of the workers’ representative organization at the grassroots level.

20. Compelling the employer to complete the procedures to confirm and return other documents kept by the employer to the workers.

21. Compelling the employer to send workers suffering from occupational accidents or diseases to undergo medical assessment, determine their level of work ability loss, receive treatment and occupational rehabilitation.

22. Compelling the employer to ensure that leaders of the workers’ representative organization at the grassroots level are entitled to other guarantees as prescribed by the law provisions.

23. Compelling the employer to pay full severance or job-loss allowance to the worker and the interest of the unpaid amount.

24. Compelling the employer to refund the tuition fees collected from the apprentices or on-the-job trainees who work for such employer.

25. Compelling the employer to pay the worker an amount equal to the wages of the unexpected working days according to the labor contract.

26. Compelling the employer to fully pay an amount equal to the compulsory social insurance, health insurance and unemployment insurance premiums for the worker and the interest thereof.

27. Compelling the employer to publicly apologize to the worker and pay all treatment costs and wages to the worker during the treatment period if the infringement causes bodily harm to such worker so that he/she has to be treated at a health facility.

28. Compelling the employer to pay the worker a compensation in kind which may be converted into money at the prescribed rate.

29. Compelling the employer to pay the co-payments and other expenses not covered by health insurance for workers suffering from occupational accidents or diseases and participating in health insurance.

30. Compelling the employer to pay all medical expenses from the first-aid or emergency stage to the stable treatment stage for workers suffering from occupational accidents or diseases and not participating in health insurance.

31. Compelling the employer to pay expenses for taking a medical assessment to determine the level of work ability loss in the cases that the employer send the worker to the Medical Assessment Council to determine his/her level of work ability loss and the worker is concluded to lose less than 5% of his/her work ability.

32. Compelling the employer to pay the worker the allowance or compensation and the interest thereof.

33. Compelling the labor leasing enterprise to pay the difference in wages to the workers.

34. Compelling the working environment monitoring organization to refund the working environment monitoring expenses to the employers using its working environment monitoring services and the interest thereof.

35. Compelling the occupational safety and health training organization; the employer self-organizing training in occupational safety and health to cancel the provided training results.

36. Compelling the cancellation of the inspection results and refund of the inspection expenses and the interest thereof.

37. Compelling the cancellation of working environment monitoring results.

38. Compelling the employer to cancel the decision on imposing labor disciplinary actions, or on assigning the worker or the strike leader to another position or to other workplace, and to pay full wages to the worker during the time the labor contract is terminated.

39. Compelling the employer to pay to the trade union the amount of union dues whose payment is late or inadequate, or which is not yet paid, and the interest thereof.

40. Compelling the payment of the illegally-gained profits from labor lease into the State budget.

41. Compelling the employer to pay illegally-gained profits into the state budget.

42. Compelling the employer to pay the full amount of compulsory social insurance and unemployment insurance premiums to the social insurance agency.

43. Compelling the employer to pay the interest equal to 02 times the average interest of investment in social insurance fund of the preceding year calculated on the amount and period of late payment, non-payment, evasion of payment, or embezzlement of the paid amounts; if it fails to do so, at the request of a competent person, the bank, other credit institution or the State Treasury shall be responsible for deducting from the employer’s deposit account to pay the unpaid amount or late payment and the interest thereof.

44. Compelling the refund of social insurance premiums, unemployment allowances, vocational training support, support for training and retraining to improve qualifications of occupational skills for job maintenance for workers, which such workers have received, to the social insurance agency.

45. Compelling the employer to pay the allowance for convalescence and health rehabilitation after the occupational accident or disease to the worker.

46. Compelling the employer to refund to the worker the amount of the compulsory social insurance benefits that has been appropriated from the worker and the interest thereof.

47. Compelling the vocational education institution to refund the illegally-profited amounts to the social insurance agency.

48. Compelling the vocational education institution to fully conduct the training courses in which the workers participating in unemployment insurance are entitled to vocational training support.

49. Compelling the vocational education institution to conduct the training and retraining to improve qualifications of occupational skills for job maintenance for workers according to the plan approved by the competent authority unless the organization has completed the training and retraining to improve qualifications of occupational skills for workers.

50. Compelling the employer to pay the social insurance agency the amount to support the training and retraining to improve qualifications of occupational skills for job maintenance for workers that has not been used compared to the plan approved by the competent authority.

51. Compelling the employer to re-employ the worker and pay full wages under the labor contract to such worker for the days off when the employer applies the disciplinary action of dismissal to such worker.

52. Compelling service enterprises; Vietnamese enterprises that have won or received contracts to execute works or projects abroad; Vietnamese organizations and individuals making offshore investment; Vietnamese enterprises sending Vietnamese workers abroad for occupational knowledge and skills training or improvement to update information about the workers sent abroad by such enterprises on the Database on Vietnamese guest workers.

53. Compelling the service enterprise to fully pay into the Fund for Overseas Employment Support the amount paid by the worker into the Fund via such service enterprise and the interest thereof, calculated according to the highest demand deposit interest rate of the state commercial banks announced at the time the penalties are imposed.

54. Compelling the service enterprise to fully pay into the Fund for Overseas Employment Support the payable amounts and the interest thereof, calculated according to the highest demand deposit interest rate of the state commercial banks announced at the time the penalties are imposed.

55. Compelling the service enterprise to compensate the worker for damage caused by such enterprise or its branches.

56. Compelling the service enterprise to refund the money illegally collected from the worker and the interest thereof.

57. Compelling the service enterprise to fully refund the service fees and the interest as prescribed to the worker.

58. Compelling Vietnamese enterprises that have won or received contracts to execute works or projects abroad to send workers back home or pay expenses for workers to return home.

59. Compelling Vietnamese enterprises that win or accept contracts for works or projects abroad to pay expenses related to the organization of bringing back the remains or bodies of workers who died while working abroad.

60. Compelling Vietnamese enterprises that have won or received contracts to execute works or projects abroad to refund the money illegally collected from the workers and the interest thereof.

61. Compelling Vietnamese organizations and individuals making offshore investment to refund the money illegally collected from the workers and the interest thereof to workers.

62. Compelling the return of the license, certificate or diploma that has been granted by the competent authority to such competent authority.

Article 5. Time limits for imposing penalties on administrative violations

1. The time limits for imposing penalties on administrative violations in the fields of labor, social insurance and Vietnamese guest workers under contract shall comply with the provisions of Clause 1, Article 6 of the Law on Handling of Administrative Violations.

2. The determination of which administrative violation has ended and which is being committed in order to calculate the time limit for imposing penalties on such administrative violation shall comply with the provisions of Clause 1, Article 8 of Decree No. 118/2021/ND -CP dated December 23, 2021 of the Government detailing a number of articles and measures to implement the Law on Handling of Administrative Violations.

Article 6. Fines, powers to impose fines and principles applicable to repeated administrative violations

1. The fines for violations prescribed in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree are those to be imposed on individuals, other than those prescribed in Clauses 1, 2, 3, 5, Article 7; Clauses 3, 4, 6, Article 13; Clause 2, Article 25; Clause 1, Article 26; Clauses 1, 5, 6, 7, Article 27; Clause 8, Article 39; Clause 5, Article 41; Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Article 42; Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, Article 43; Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, Article 45; Clause 3, Article 46 of this Decree. The fines to be imposed on organizations shall be double the fines on individuals.

2. The powers to impose penalties on administrative violations prescribed in Chapter V of this Decree are applicable to individuals; In the case of imposing fines, the powers to imposed penalties on organizations shall be double the powers to impose penalties on individuals.

3. Organizations that shall be fined twice as much as individuals in this Decree include:

a) State agencies committing violations other than those under their assigned State management jurisdictions;

b) Enterprises being established and operating under Vietnamese laws; branches, representative offices of Vietnamese enterprises or foreign enterprises operating in Vietnam;

c) Cooperatives, unions of cooperatives;

d) Public service providers;

dd) Political organizations, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations, economic organizations, units of the People’s Armed Forces;

e) Permanent offices of foreign press agencies, representative offices of foreign publishing houses or organizations that publish foreign publications in Vietnam;

g) Representative agencies of international organizations, international intergovernmental organizations other than those exempted from penalties for administrative violations under international treaties to which Vietnam is a contracting party;

h) Non-governmental organizations;

i) Representative offices conducting unprofitable activities in Vietnam of foreign economic, commercial, financial, banking, insurance, scientific - technical, cultural, educational, medical, legal consulting organizations;

k) Educational institutions, vocational education institutions, medical establishments, cultural and social establishments.

4. In the case where an individual or organization commits repeated administrative violations, it shall be considered as an aggravating circumstance for considering and imposing penalties on such administrative violations.

 

Chapter II

VIOLATIONS, PENALTIES AND REMEDIAL MEASURES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON LABOR, SOCIAL INSURANCE, AND OVERSEAS MANPOWER SUPPLY UNDER CONTRACT

 

Article 7. Violations against regulations on employment services

1. A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed on any employment service enterprise that commits one of the following acts:

a) Announcing employment services against the law provisions;

b) Failing to post a certified copy of the original license or decision to revoke the license at the enterprise’s head office;

c) Failing to monitor the employment status of workers introduced or supplied by the enterprise for at least 03 months or during the performance of the labor contract in the case of labor contracts of less than 03 months.

2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on any employment service enterprise that commits one of the following acts:

a) Failing to report on activities related to its employment services as prescribed by the law provisions;

b) Failing to make or update or manage the data of workers registering for job counseling and recommendation and of employers registering for recruitment of workers; failing to connect or share such data at the request of a competent state agency;

c) Failing to quote or post the prices of employment services for workers at the enterprise’s head office as prescribed by the law provisions.

3. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on any employment service organization that provides false or misleading information about job positions.

4. A fine of between VND 45,000,000 and VND 60,000,000 shall be imposed on the act of providing employment services without being a legally established employment service center or without having an employment service license granted by a competent authority or using an expired employment service license.

5. A fine of between VND 80,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed on any employment service enterprise that commits one of the following acts:

a) Allowing other enterprises, organizations and individuals to use the license;

b) Modifying or falsifying documents and papers in the dossier of application for grant, extension or re-grant of an employment service license, but not seriously enough to be examined for penal liability;

c) Modifying or falsifying the contents of the granted employment service license, but not seriously enough to be examined for penal liability;

d) Forging documents and papers in the dossier of application for grant, extension or re-grant of the employment service license, but not seriously enough to be examined for penal liability;

dd) Forging the employment service license, but not seriously enough to be examined for penal liability;

e) Failing to satisfy one of the conditions for being granted a license as prescribed by the law provisions.

6. A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on the act of forging employment service operation licenses but not seriously enough to be examined for penal liability.

7. Additional penalties

Confiscation of material evidences and means of administrative violations, which are forged employment service licenses, for violations prescribed at Point dd, Clause 5, and Clause 6 of this Article.

8. Remedial measures

a) Compelling the refund of the amounts collected from individuals and organizations using employment services to them and the interest thereof, calculated according to the highest demand deposit interest rate of the state commercial banks announced at the time the penalties are imposed on violations prescribed in Clause 4 of this Article;

b) Compelling the return of the license of the employment service enterprise granted by the competent authority to such competent authority, for the violations prescribed at Point c, Clause 5 of this Article.

Article 8. Violations against regulations on recruitment and management of workers

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Failing to declare the use of labor as prescribed by the law provisions;

b) Collecting money from workers participating in labor recruitment;

c) Failing to display or record all information about the workers in the labor management book from the date the worker starts working;

d) Failing to present the labor management book at the request of a competent State management agency.

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Discriminating against workers, other than the discriminatory acts prescribed at Point d, Clause 1 of Article 13, Clause 2 of Article 23, Clause 1 of Article 36 and Clause 2, Article 37 of this Decree;

b) Employing workers who have no vocational training or national occupational skill certificates for the occupations or jobs which require workers who have received vocational training or national occupational skill certificates;

c) Failing to report changes related to workers as prescribed by the law provisions;

d) Making no labor management book or failing to make a labor management book on time or failing to cover its principal contents as prescribed by the law provisions.

3. A fine of between VND 50,000,000 and VND 75,000,000 shall be imposed on one of the following acts: enticing; seducing; promising; falsely advertising or using other tricks to deceive workers or recruit workers for labor exploitation or forced labor, but not seriously enough to be examined for penal liability.

4. Remedial measures

Compelling the employer to refund the amounts collected from the worker, for violations prescribed at Point b, Clause 1 of this Article.

Article 9. Violations against regulations on entering into labor contracts

1. Fines shall be imposed on any employer that commits one of the following acts: entering into a non-written labor contract with the worker doing the job with a term of full 1 month or more; entering into a non-written labor contract with a person authorized to enter into a contract on behalf of a group of workers of full 18 years of age or older who do seasonal or specific jobs with a term of less than 12 months as prescribed in Clause 2, Article 18 of the Labor Code; entering into labor contracts of inappropriate types with workers; entering into a labor contract with incomplete main contents as prescribed by the law provisions, as follows:

a) A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 for violations related to between 01 worker and 10 workers;

b) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 for violations related to between 11 and 50 workers;

c) A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 for violations related to between 51 and 100 workers;

d) A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 for violations related to between 101 and 300 workers;

dd) A fine of between VND 20,000,000 and VND 25,000,000 for violations related to 301 workers or more.

2. A fine of between VND 20,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Keeping originals of workers’ identity papers, diplomas or certificates when entering into or performing labor contracts;

b) Compelling workers to make deposits in cash or property as security for the performance of labor contracts.;

c) Entering into labor contracts with workers of full 15 years of age to under 18 years of age without the written consent of such workers’ legal representatives.

3. Remedial measures

a) Compelling the employer to enter into a written labor contract with the worker when entering into a non-written labor contract with a term of full 1 month or more with such worker as prescribed in Clause 1 of this Article;

b) Compelling the employer to enter into a written labor contract with the person authorized to enter into the labor contract on behalf of the group of workers who do seasonal or specific jobs with the term of less than 12 months, when such employer commits the act of failing to enter into a written labor contract with a person authorized to enter into the labor contract on behalf of a group of workers of full 18 years of age or older who do seasonal or specific jobs with a term of less than 12 months as prescribed in Clause 2, Article 18 of the Labor Code as prescribed in Clause 1 of this Article;

c) Compelling the employer to enter into a contract of the right type with the worker when such employer commits the act of entering into a labor contract of inappropriate type with the worker as prescribed in Clause 1 of this Article;

d) Compelling the employer to return the original identity paper; diploma; certificate of the worker kept by such employer, for the violations prescribed at Point a, Clause 2 of this Article;

dd) Compelling the employer to return the worker's money or assets kept by such employer, and the interest on such money, calculated according to the highest demand deposit interest rate of the state commercial banks announced at the time the penalties are imposed on the violations prescribed at Point b, Clause 2 of this Article.

Article 10. Violations against regulations on probation

1. A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Requesting workers under labor contracts with the term of less than 01 month undergo probation;

b) Failing to notify the worker of probation results as prescribed.

2. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Requiring workers to undergo more than one probation period for one job;

b) Requiring workers to undergo probation longer than permissible;

c) Paying workers undergoing probation less than 85% of the wage of such job;

d) Failing to enter into a labor contract with the worker who successfully underwent probation, if the two parties have entered into a probationary contract.

3. Remedial measures

a) Compelling the employer to pay full wages for such job to the worker when such employer commits the violations prescribed at Point a, Clause 1, Points a, b, c, Clause 2 of this Article;

b) Compelling the employer to enter into a labor contract with the worker when such employer commits the violations prescribed at Point d, Clause 2 of this Article.

Article 11. Violations against regulations on performance of labor contracts

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on any employer that assigns the worker temporarily to perform a job which is not stated in the labor contract but fails to notify such worker before 03 working days or fails to notify or unclearly notifies such worker the duration of temporary assignment or assigns the job that is not suitable to the worker’s health and gender.

2. A fine of between VND 3,000,000 and VND 7,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Arranging the worker to work at the workplace which is different from the one agreed upon in the labor contract, unless otherwise prescribed in Article 29 of the Labor Code;

b) Failing to re-employ the worker after the labor contract suspension period expires, if such labor contract is still valid, unless otherwise agreed upon by the employer and the worker or otherwise prescribed by the law provisions;

c) Assigning the worker to a job which is not stated in the labor contract for no reason; without time limit for the assignment or without the worker’s written consent as prescribed by the law provisions.

3. A fine of between VND 15,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on the act of sexual harassment at work, but not seriously enough to be examined for penal liability.

4. A fine of between VND 50,000,000 and VND 75,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Forcing labor or maltreating workers, but not seriously enough to be examined for penal liability;

b) Compelling workers to perform labor contracts to pay debts for the employer.

5. Remedial measures

a) Compelling the employer to arrange the appropriate job at the right workplace for the worker as agreed in the labor contract when such employer commits the violations prescribed at Point a, Clause 2 of this Article;

b) Compelling the employer to re-employ the worker after the labor contract suspension period expires, unless otherwise agreed by the two parties or otherwise prescribed by the law provisions, and to pay wages to the worker for the days off after the labor contract suspension period expires, for the violations prescribed at Point b, Clause 2 of this Article;

c) Compelling the employer to assign the worker to the job as stated in the signed labor contract when such employer commits the violations prescribed at Point c, Clause 2 of this Article.

Article 12. Violations against regulations on amendment, supplementation, termination of labor contracts

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on any employer that fails to notify the worker in writing of the termination of the labor contract when such labor contract is terminated as prescribed in the Labor Code, unless otherwise prescribed in Clauses 4, 5, 6, 7 and 8, Article 34 of the Labor Code.

2. Fines shall be imposed on any employer that commits one of the following acts: Amending the term of the contract by adding an appendix to such labor contract; failing to comply with regulations on the time limit for payment of the worker’s benefits upon termination of the labor contract; failing to pay or paying inadequate severance allowance as prescribed by the law provisions to the worker; failing to pay or paying inadequate job-loss allowance as prescribed by the law provisions to the worker; failing to pay or paying inadequate money as prescribed by the law provisions to the worker when unilaterally terminating the labor contract illegally; failing to complete the procedures to confirm the time of payment of social insurance and unemployment insurance premiums and to return them together with the originals of other papers to the worker after the termination of the labor contract as prescribed by the law provisions; failing to provide copies of documents related to the worker’s working history at the request of such worker after the termination of the labor contract, as follows:

a) A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 for violations related to between 01 worker and 10 workers;

b) A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 for violations related to between 11 and 50 workers;

c) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 for violations related to between 51 and 100 workers;

d) A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 for violations related to between 101 and 300 workers;

dd) A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 for violations related to 301 workers or more.

3. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Laying off the worker due to structural or technological changes or because of economic reasons in one of the following cases: Failing to consult in advance with the workers’ representative organization at the grassroots level where there is such a workers’ representative organization of which the worker is a member; failing to notify 30 days in advance to the provincial-level People’s Committee or the worker;

b) In case of structural or technological changes or because of economic reasons; division, splitting, merger, consolidation; sale, lease the enterprise, change in the type of business; transfer of ownership, right to use assets of the enterprise or cooperative where the employer commits one of the following acts: failing to make a labor use plan; making a labor use plan but failing to cover all principal contents as prescribed by the law provisions, or failing to consult with the workers’ representative organization at the grassroots level where there is such a representative organization when making the labor use plan;

c) Applying the regulations on evaluating the level of work performance to workers but failing to consult with the workers’ representative organization at the grassroots level where there is such a representative organization.

4. Remedial measures

a) Compelling the employer to fully pay the severance or job-loss allowance to the worker and the interest on the unpaid amount, calculated according to the highest demand deposit interest rate of the State commercial banks announced at the time the penalties are imposed on the act of failing to pay or paying inadequate severance or job-loss allowance to the worker as prescribed in Clause 2 of this Article;

b) Compelling the employer to complete the procedures to confirm and return other documents kept by the employer to the worker when such employer commits the act of failing to complete the procedures to confirm the time of payment of social insurance and unemployment insurance premiums and to return them together with the originals of other papers to the worker as prescribed by the law provisions after the termination of the labor contract, as prescribed in Clause 2 of this Article;

c) Compelling the employer to pay the worker an amount equal to the wages of the unexpected working days according to the labor contract when such employer commits the violations against the regulations on time limits for advance notification as prescribed at Point a, Clause 3 of this Article.

Article 13. Violations against regulations on labor leasing

1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on any labor lessee that commits one of the following acts:

a) Failing to notify or instruct the leased worker to know one of the following contents: internal labor regulations; dangerous and harmful factors; measures to ensure occupational safety and health at the workplace, and other regulations of such employer;

b) Failing to organize training on occupational safety and health for leased workers as prescribed by the law provisions;

c) Failing to provide first-aid and emergency services to victims in a timely manner; failing to declare or investigate accidents when occupational accidents or technical incidents cause occupational safety and health failure for leased workers as prescribed by the law provisions;

d) Discriminating between the leased worker and its own workers regarding working conditions.

2. A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on any labor lessee that commits one of the following acts:

a) Employing leased workers to perform jobs that are not on the list of jobs that can be performed by leased workers;

b) Employing workers leased by an enterprise that does not have a labor leasing license or has an expired license;

c) Replacing its own workers who are exercising the right to strike and settling labor disputes with leased workers;

d) Replacing its own workers who have been laid off due to structural or technological changes, economic reasons or division; splitting; consolidation; merger with leased workers;

dd) Sub-leasing leased workers to another employer;

e) Employing the leased worker without having a specific agreement with the labor leasing enterprise on the obligation for compensating for occupational accidents and diseases for such leased worker;

g) Employing leased workers when such employer does not fall into one of the following cases: temporarily facing a sudden increase in demand for labor in a certain period of time; replacing workers who take maternity leave, suffer occupational accidents or diseases, or perform civic obligations; having a need to employ highly qualified professional and technical workers.

3. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on any labor leasing enterprise that commits one of the following acts:

a) Failing to compile a dossier stating the number of leased workers and the labor lessee;

b) Failing to report on the labor leasing situation as prescribed by the law provisions;

c) Failing to post the original license at the head office and a certified copy of the original license at branches and representative offices (if any) of the labor leasing enterprise;

d) Failing to send a certified copy of the license to the Department of Labor, Invalids and Social Affairs of the province where the enterprise moves to, if such enterprise moves to another province;

dd) Failing to cooperate with the labor lessee in investigating an occupational accident that seriously injures the leased worker in accordance with the law provisions;

e) Failing to notify the leased worker the contents of occupational safety and health in the labor leasing contract;

g) Failing to appoint staff to regularly supervise, coordinate or inspect the assurance of occupational safety and health for the leased workers of the labor lessee.

4. Fines shall be imposed on any labor leasing enterprise that commits one of the following acts: paying wages to the leased worker lower than that of a worker of the labor lessee, who has the same qualifications, or do the same job or a job of similar value; failing to properly comply with benefits for workers suffering from occupational accidents or diseases as prescribed by the law provisions; failing to notify or falsely notifying the worker of the contents of the labor leasing contract, as follows:

a) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 for violations related to between 01 worker and 10 workers;

b) A fine of between VND 20,000,000 and VND 40,000,000 for violations related to between 11 and 50 workers;

c) A fine of between VND 40,000,000 and VND 60,000,000 for violations related to between 51 and 100 workers;

d) A fine of between VND 60,000,000 and VND 80,000,000 for violations related to between 101 and 300 workers;

dd) A fine of between VND 80,000,000 to VND 100,000,000 for violations related to 301 workers or more.

5. A fine of between VND 50,000,000 and VND 75,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Leasing workers without a labor leasing license;

b) Leasing workers with an expired labor leasing license.

6. A fine of between VND 80,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed on any labor leasing enterprise that commits one of the following acts:

a) Allowing other enterprises, organizations and individuals to use its own labor leasing operation license to conduct labor leasing;

b) Leasing workers to perform jobs that are not on the list of jobs to be performed by leased workers;

c) Leasing workers for more than 12 months;

d) Modifying or falsifying documents and papers in the dossier of application for grant, extension, and re-grant of the labor leasing license, but not seriously enough to be examined for penal liability;

dd) Modifying or falsifying the contents of the granted labor leasing license, but not seriously enough to be examined for penal liability;

e) Forging the labor leasing license, but not seriously enough to be examined for penal liability;

g) Forging documents and papers in the dossier of application for grant, extension, and re-grant of the labor leasing license, but not seriously enough to be examined for penal liability;

h) Failing to satisfy one of the conditions to be granted a license as prescribed by the law provisions.

7. A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on the act of forging the labor leasing license, but not seriously enough to be examined for penal liability.

8. Additional penalties

a) Deprivation of the right to use the labor leasing license for 06 to 12 months, for the violations prescribed at Point c, Clause 6 of this Article;

b) Confiscation of material evidences and means of administrative violations, which are forged labor leasing licenses, for the violations prescribed at Point e, Clause 6, and Clause 7 of this Article.

9. Remedial measures

a) Compelling the labor leasing enterprise to pay the difference in wages to the workers when such enterprise commits the act of paying wages to the leased worker lower than that of a worker of the labor lessee, who has the same qualifications, or do the same job or a job of similar value as prescribed in Clause 4 of this Article;

b) Compelling the payment of the illegally-gained profits from labor lease into the State budget, for the violations prescribed in Clause 5 of this Article;

c) Compelling the return of the labor leasing license granted by a competent State agency to such agency when such employer commits the violations prescribed at Point dd, Clause 6 of this Article.

Article 14. Violations against regulations on training and retraining to improve qualifications of occupational skills

1. A fine shall be imposed on any employer that commits one of the following acts: failing to provide training for the worker before assigning the worker to perform another job for such employer; failing to cover the main contents of the vocational training contract as prescribed in Clause 2, Article 62 of the Labor Code; collecting tuition fees from apprentices or on-the-job trainees who work for such employer; failing to enter into training contracts with apprentices or on-the-job trainees who work for the employer which is not required to register for its vocational training activities as prescribed in Clause 3, Article 61 of the Labor Code; failing to pay wages to apprentices or on-the-job trainees during their apprenticeship or on-the-job training if they directly make, or participate in the making of, products; failing to enter into labor contracts with the apprentices or on-the-job trainees who satisfy all the conditions prescribed by the Labor Code after their apprenticeship or on-the-job training is completed, as follows:

a) A fine of between VND 500,000 and VND 2,000,000 for violations related to between 01 worker and 10 workers;

b) A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 for violations related to between 11 and 50 workers;

c) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 for violations related to between 51 and 100 workers;

d) A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 for violations related to between 101 and 300 workers;

dd) A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 for violations related to 301 workers or more.

2. A fine of between VND 50,000,000 and VND 75,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Making use of apprenticeship or on-the-job training for the purpose of self-seeking and exploiting labor, or enticing or compelling apprentices or on-the-job trainees to carry out illegal activities;

b) Recruiting apprentices or on-the-job trainees who are under 14 years of age, unless for occupations and jobs permitted by the law provisions;

c) Recruiting on-the-job trainees with the on-the-job training exceeding 03 months.

3. Remedial measures

a) Compelling the employer to refund the tuition fees collected from the apprentices or on-the-job trainees who work for such employer when the employer commits the act of collecting tuition fees from the apprentices or on-the-job trainees who work for it as prescribed in Clause 1 of this Article;

b) Compelling employers to pay wages to apprentices or on-the-job trainees when such employer fails to pay wages to them during their apprenticeship or on-the-job training, but they directly make, or participate in the making of products, as prescribed in Clause 1 of this Article;

c) Compelling the employer to pay illegally-gained profits into the State budget, for the violations prescribed at Point a, Clause 2 of this Article.

Article 15. Violations against regulations on dialogue at workplace

A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

1. Failing to develop, promulgate, amend or supplement regulations on grassroots-level democracy at the workplace in accordance with the law provisions.

2. Failing to hold periodic dialogues at workplace; failing to conduct dialogues upon request; failing to coordinate in organizing workers’ conferences as prescribed by the law provisions.

3. Failing to publicize the main contents of the dialogue or the regulations on grassroots-level democracy at the workplace in accordance with the law provisions.

4. Failing to arrange the location, time and other necessary material conditions for holding dialogues at the workplace.

5. Failing to send or sending the wrong representatives of the employer as prescribed by the law provisions to participate in the dialogue at the workplace.

6. Failing to report the State management agency in charge of labor on the implementation of dialogues and regulations on grassroots-level democracy at the workplace upon such agency’s request

Article 16. Violations against regulations on collective bargaining and collective labor agreements

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Failing to send the collective labor agreement to the specialized labor agency affiliated to the People’s Committee of the province where its head office is located in accordance with the law provisions;

b) Failing to pay expenses for the bargaining; sign; amend and supplement; send; announce the collective labor agreement;

c) Failing to provide information on time as prescribed or providing false information about: the situation of production and business activities; other contents directly related to the bargaining as prescribed at the request of the workers’ representative to conduct the collective bargaining;

d) Failing to announce the signed collective bargaining agreement to workers.

2. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Failing to provide information on: production and business activities; other contents directly related to the bargaining as prescribed at the request of the workers’ representative to conduct the collective bargaining;

b) Failing to arrange the time, location or necessary conditions for holding collective bargaining meetings.

3. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Refusing collective bargaining at the request of the requesting party;

b) Implementing the contents of a collective labor agreement which has been declared invalid;

c) Causing difficulties, obstructing or interfering the workers’ representative organization when it is discussing and collecting opinions of workers.

Article 17. Violations against regulations on wages

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Failing to publicly announce the wage scale, payroll, output quotas and reward scheme at the workplace before they take effect;

b) Failing to formulate the wage scale, payroll or determine the output quotas; failing to pilot the output quotas before they are officially promulgated;

c) Failing to consult the workers’ representative organization at the grassroots level where there is such a workers’ representative organization when formulating the wage scale, payroll, output quotas and reward scheme;

d) Failing to notify the pay slip to the worker or notifying the pay slip in contravention of the law provisions;

dd) Failing to pay equal wages or discriminating between workers doing jobs of equal value on the basis of sex.

2. Fines shall be imposed on any employer that commits one of the following acts: Failing to pay wages on time as prescribed by the law provisions; failing to pay or paying inadequate wages to the worker compared to that agreed in the labor contract; failing to pay or paying inadequate wages for overtime work; failing to pay or paying inadequate wages for night work; failing to pay or paying inadequate wages in case of work suspension as prescribed by the law provisions to workers; restricting or interfering with workers’ right to spend their own wages; forcing workers to spend wages on the purchase of goods or services from such employer or other units designated by such employer; withholding wages of workers in contravention of the law provisions; failing to pay or paying inadequate wage as prescribed to workers when temporarily assigning such workers to the jobs which are not stated in the labor contract or while such workers participate in a strike; failing to pay or paying inadequate wages to workers for the annual leaves that such workers does not take or has not taken yet when they resign or lose their jobs; failing to pay in advance or paying in advance inadequate wages to workers during the temporary suspension of work as prescribed by the law provisions; paying inadequate wages to the workers during such workers’ temporary suspension of work if they are imposed disciplinary actions, as follows:

a) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 for violations related to between 01 and 10 workers;

b) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 for violations related to between 11 and 50 workers;

c) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 for violations related to between 51 and 100 workers;

d) A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 for violations related to between 101 and 300 workers;

dd) A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 for violations related to 301 workers or more.

3. Fines shall be imposed on any employer that pays workers less than the minimum wage prescribed by the Government, as follows:

a) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 for violations related to between 01 worker and 10 workers;

b) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 for violations related to between 11 and 50 workers;

c) A fine of between VND 50,000,000 and VND 75,000,000 for violations related to 51 workers or more.

4. Fines shall be imposed on any employer that commits the act of failing to pay or inadequately paying, at the same time with the payment of wages, an amount equal to the compulsory social insurance, health insurance, unemployment insurance premiums paid by such employer for the workers who are not subject to compulsory social insurance, health insurance and unemployment insurance as prescribed by the law provisions, as follows:

a) A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 for violations related to between 01 worker and 10 workers;

b) A fine of between VND 5,000,000 and VND 8,000,000 for violations related to between 11 and 50 workers;

c) A fine of between VND 8,000,000 and VND 12,000,000 for violations related to between 51 and 100 workers;

d) A fine of between VND 12,000,000 and VND 15,000,000 for violations related to between 101 and 300 workers;

dd) A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 for violations related to 301 workers or more.

5. Remedial measures

a) Compelling the employer to pay full wages and the interest on the late payment or underpayment thereof to the worker, calculated according to the highest demand deposit interest rate of the state commercial banks announced at the time the penalties are imposed on the violations prescribed in Clauses 2 and 3 of this Article;

b) Compelling the employer to fully pay an amount equal to the compulsory social insurance, health insurance and unemployment insurance premiums for the worker and the interest thereof, calculated according to the highest demand deposit interest rate of the state commercial banks announced at the time the penalties are imposed on the violations prescribed in Clause 4 of this Article.

Article 18. Violations against regulations on working hours and rest time

1. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Failing to allow the worker to take personal leave or unpaid leave as prescribed by the law provisions;

b) Failing to notify in writing the Department of Labor, Invalids and Social Affairs of the provinces where the overtime work is organized and where such employer’s head office is located about the organization of work with the total overtime working hours of between more than 200 hours and 300 hours per year.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on any employer that violates the law provisions on weekly or annual leaves or public holidays.

3. A fine of between VND 20,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Requiring its working hours to be more than working hours prescribed by the law provisions;

b) Mobilizing workers to work overtime without the workers’ consent, unless otherwise prescribed in Article 108 of the Labor Code.

4. Fines shall be imposed on any employer that commits one of the following acts: failing to allow workers to breaks during working hours or shift breaks as prescribed by the law provisions; mobilizing workers to work overtime in excess of the overtime working hours prescribed by the law provisions, as follows:

a) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 for violations related to between 01 worker and 10 workers;

b) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 for violations related to between 11 and 50 workers;

c) A fine of between VND 20,000,000 and VND 40,000,000 for violations related to between 51 and 100 workers;

d) A fine of between VND 40,000,000 and VND 60,000,000 for violations related to between 101 and 300 workers;

dd) A fine of between VND 60,000,000 and VND 75,000,000 for violations related to 301 workers or more.

Article 19. Violations against regulations on labor discipline and material responsibilities

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on any employer that fails to notify all workers of the labor regulations or fails to post the main contents of the labor regulations in necessary places at the workplace.

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Failing to have written labor regulations when employing 10 or more workers;

b) Failing to register the internal labor regulations as prescribed by the law provisions;

c) Failing to consult the workers’ representative organization at the grassroots level where there is such a workers’ representative organization before promulgating, amending or supplementing the internal labor regulations;

d) Applying labor regulations that do not take effect or have expired;

dd) Imposing disciplinary actions on workers, compensating for damage in contravention of the order, procedures, and time limits as prescribed by the law provisions;

e) Temporarily suspending the worker’s work beyond the time limit as prescribed by the law provisions;

g) Failing to consult the workers’ representative organization at the grassroots level of which the worker is a member before suspending such worker’s work.

3. A fine of between VND 20,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Harming the health, honor, life, reputation or dignity of the worker when imposing labor disciplinary actions on such worker, but not seriously enough to be examined for penal liability;

b) Fining the worker or deducting his/her wages as a labor disciplinary action;

c) Imposing disciplinary actions on workers who commit violations that are not prescribed in the internal labor regulations or are not agreed upon in the signed labor contracts or are not prescribed by the law provisions on labor;

d) Imposing multiple labor disciplinary actions on a violation of labor discipline;

dd) Imposing disciplinary actions on workers who are taking sick leave; nursing leave; or leave consented by the employer; being temporarily detained; being held in custody; waiting for the results of investigation, verification and conclusions on their violations by the competent authorities as prescribed in Clauses 1 and 2, Article 125 of the Labor Code.

4. Remedial measures

a) Compelling the employer to re-employ the worker and pay full wages under the labor contract to such worker for the days off when the employer applies the disciplinary action of dismissal to such worker, for the violations prescribed at Point dd, Clause 2 and Point c, Clause 3 of this Article;

b) Compelling the employer to pay full wages for the days during which the worker is under temporary work suspension when such employer commits the violations prescribed at Points e, g, Clause 2 of this Article;

c) Compelling the employer to publicly apologize to the worker and pay all treatment costs and wages to the worker during the treatment period if the infringement causes bodily harm to such worker so that he/she has to be treated at a health facility when such employer commits the violations prescribed at Point a, Clause 3 of this Article;

d) Compelling the employer to refund the collected money or to pay full wages to the worker, for the violations prescribed at Point b, Clause 3 of this Article.

Article 20. Violations against regulations on reporting on occupational safety and health work

1. A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed on any worker who fails to promptly report to the responsible person when detecting the risk of technical incidents that may cause occupational health and safety failure, occupational accidents or diseases.

2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on any employer that fails to report, or delays the reporting, on occupational safety and health work as prescribed by the law provisions.

3. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts: failing to make statistics on occupational accidents; failing to periodically report, or reporting incompletely or incorrectly, or failing to report on time on occupational accidents and diseases; failing to periodically report, or reporting incompletely or incorrectly, or failing to report on time on technical incidents that may cause serious occupational safety and health failure as prescribed by the law provisions.

Article 21. Violations against regulations on measures to ensure occupational safety and health

1. A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed on any employer that fails to compile the dossier on the occupation-related environmental sanitation regarding harmful factors and the prevention of occupational diseases as prescribed by the law provisions.

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Failing to formulate, issue or organize the implementation of plans, internal regulations and procedures to ensure occupational safety and health at the workplace or failing to consult the Executive Committee of the grassroots-level trade union when formulating such plans and regulations;

b) Failing to appoint a section or staff to perform occupational safety and health work or appointing staff to perform occupational safety and health work who does not fully satisfy the conditions as prescribed by the law provisions; failing to arrange a medical section or staff, or failing to enter into a contract with a qualified medical examination and treatment establishment as prescribed, or appointing staff to perform medical work who does not fully meet the conditions as prescribed by the law provisions;

c) Failing to appoint adequate first-aid and emergency staff at the workplace as prescribed by the law provisions;

d) Failing to organize training for first-aid and emergency staff at the workplace or organizing such training in contravention of the law regulations.

3. A fine of between VND 20,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Failing to periodically inspect and maintain machinery, equipment, workshops and warehouses as prescribed by the law provisions;

b) Failing to equip occupational safety and health equipment at the workplace as prescribed by the law provisions;

c) Failing to formulate or issue a plan for incident or emergency response at the workplace;

d) Failing to make plans on measures for ensuring occupational safety and occupational hygiene in the workplace when building, extending, or upgrading the constructions and facilities for producing, using, preserving and storing machinery, equipment, supplies, and substances subject to strict hygiene and safety requirements;

dd) Failing to investigate occupational accidents under its responsibility as prescribed by the law provisions; failing to declare or declaring untimely or falsely occupational accidents; failing to declare or declaring untimely or falsely technical incidents that may cause serious occupational safety and health failure;

e) Failing to arrange adequate suitable bathrooms and toilets at the workplace as prescribed by the law provisions;

g) Failing to equip technical and medical equipment for timely first-aid and emergency treatment when a technical incident, which may cause serious occupational safety and health failure, or an occupational accident occurs.

4. Fines shall be imposed on any employer that fails to implement or inadequately implements labor protection and health care for workers doing heavy, hazardous or dangerous occupations or jobs and those doing particularly heavy, hazardous or dangerous occupations and jobs as prescribed by the law provisions, as follows:

a) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 for violations related to between 01 worker and 10 workers;

b) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 for violations related to between 11 and 50 workers;

c) A fine of between VND 20,000,000 and VND 40,000,000 for violations related to between 51 and 100 workers;

d) A fine of between VND 40,000,000 and VND 60,000,000 for violations related to between 101 and 300 workers;

dd) A fine of between VND 60,000,000 and VND 75,000,000 for violations related to 301 workers or more.

5. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed on any employer that fails to assess and classify workers based on working conditions related to heavy, hazardous and dangerous occupations and jobs, and particularly heavy, hazardous and dangerous in order to carry out the benefits for workers as prescribed in Clause 3, Article 22 of the Law on Occupational Safety and Health.

Article 22. Violations against regulations on prevention of occupational accidents and diseases

1. A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed on any worker who commits one of the following acts:

a) Failing to use personal protective equipment as provided;

b) Failing to participate in providing emergency treatment and relieving consequences of the occupational accident at the request of the employer or a competent State agency.

2. Any employer that fails to organize regular health check-ups and occupational examinations for workers shall be imposed a fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 per worker, but the total fine shall not exceed VND 75,000,000.

3. Any employer that fails to organize health check-ups before assigning workers to other occupations or jobs which are heavier and more hazardous, dangerous than the previous ones, or after such workers recovered from occupational accidents or diseases and return to work, shall be imposed a fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 per worker, but the total fine shall not exceed VND 75,000,000, unless the workers have been determined the working ability loss by the Medical Assessment Council.

4. Any employer who commits one of the following acts shall be imposed a fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 per worker, with the total fine not exceeding VND 75,000,000:

a) Failing to provide treatment, nursing or rehabilitation to workers suffering from occupational diseases or accidents;

b) Failing to assign appropriate jobs to workers suffering from occupational diseases or accidents according to the conclusions of the Medical Assessment Council.

5. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Failing to inform workers about one of the following contents: the situation of occupational accidents and diseases; dangerous and harmful factors; measures to ensure occupational safety and health at the workplace;

b) Failing to identify or assess the dangerous and harmful factors at the workplace;

c) Failing to arrange warning signs, instruction boards in Vietnamese and the common language of workers on occupational safety and health regarding machinery, equipment, supplies, and substances subject to strict hygiene and safety requirements at the workplace, the facilities for producing, using, preserving and storing them, and easy-to-read and conspicuous locations.

6. A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on any employer that fails to formulate plans, and to deploy, summarize and evaluate the risks of occupational safety and hygiene for production and business facilities with high risks of occupational accidents and occupational disease.

7. A fine of between VND 20,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Failing to immediately take remedial measures or stop the operation of the machinery, equipment, or workplace posing risks of occupational accidents or occupational diseases;

b) Failing to take measures for decontamination and sterilization at the workplace having contaminating or infective factors;

c) Failing to respond to incidents or emergencies when such employer detects risks, or when occupational accidents and technical incidents occur at the workplace, which may cause occupational safety and hygiene failure that beyond the control of such employer.

8. Fines shall be imposed on any employer that commits one of the following acts: failing to provide or inadequately providing personal protective equipment, or providing those that do not have the quality as prescribed by the law provisions; failing to implement the allowance in kind or implementing the allowance in kind at a rate lower than the prescribed rate; paying in cash instead of compensating in kind to workers working in dangerous or harmful conditions, as follows:

a) A fine of between VND 3,000,000 and VND 6,000,000 for violations related to between 01 worker and 10 workers;

b) A fine of between VND 6,000,000 and VND 10,000,000 for violations related to between 11 and 50 workers;

c) A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 for violations related to between 51 and 100 workers;

d) A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 for violations related to between 101 and 300 workers;

dd) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 for violations related to 301 workers or more.

9. A fine of between VND 25,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed on any employer that violates the national technical regulations on occupational safety and health (other than those prescribed in Clause 8 of this Article and Article 24 of this Decree).

10. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Compelling workers to work when there is a risk of an occupational accident that may seriously threaten their health and lives, which is against the law provisions;

b) Preventing workers from leaving the workplace when there is a risk of an occupational accident that may seriously threaten their health and lives, which is against the law provisions;

c) Compelling workers to continue working when the risks of occupational accidents, which may seriously threaten their health and lives, have not been removed in accordance with the law provisions.

11. Remedial measures

Compelling the employer to pay the worker a compensation in kind which may be converted into money at the prescribed rate, for acts of failing to implement the allowance in kind or implementing the allowance in kind at a rate lower than the prescribed rate for workers working in dangerous or harmful conditions prescribed in Clause 8 of this Article.

Article 23. Violations against regulations on an employer’s responsibilities for occupational accidents and diseases

1. Any employer who commits the following acts shall be imposed a fine of between VND 2,000,000 and VND 4,000,000 per worker, with the total fine not exceeding VND 75,000,000:

a) Failing to timely provide first-aid or emergency treatment to workers suffering from occupational accidents;

b) Failing to pay the co-payments and other expenses not on the list covered by health insurance for workers suffering from occupational accidents and diseases and participating in health insurance;

c) Failing to pay in advance the first-aid or emergency treatment expenses or failing to pay all medical expenses from the first-aid or emergency stage to the stable treatment stage for workers suffering from occupational accidents or diseases and not participating in health insurance;

d) Failing to send workers suffering from occupational accidents or diseases to undergo medical assessment, determine their levels of work ability loss, receive treatment and occupational rehabilitation as prescribed by the law provisions;

dd) Failing to paying expenses for taking a medical assessment to determine the worker's level of work ability loss, which is under the responsibility of such employer as prescribed by the law provisions;

e) Failing to perform or performing inadequately or failing to perform on time the compensation or allowance for workers suffering from occupational accidents or diseases as prescribed by the law provisions.

2. Fines shall be imposed on any employer that commits one of the following acts: discriminating against workers who refuse to do the jobs or leave the workplace when it is clear that there is a risk of an occupational accident that may seriously threaten their lives or health; discriminating against the persons in charge of occupational safety and health work, hygiene and medical workers on the grounds of that they have performed the jobs or tasks related to occupational safety and health at the workplace, as follows:

a) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 for violations related to between 01 worker and 10 workers;

b) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 for violations related to between 11 and 50 workers;

c) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 for violations related to between 51 and 100 workers;

d) A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 for violations related to between 101 and 300 workers;

dd) A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 for violations related to 301 workers or more.

3. Remedial measures

a) Compelling the employer to pay the co-payments and other expenses not covered by health insurance for workers suffering from occupational accidents and diseases and participating in health insurance, for the violations prescribed at Point b, Clause 1 of this Article;

b) Compelling the employer to pay all medical expenses from the first-aid or emergency stage to the stable treatment stage for workers suffering from occupational accidents or diseases and not participating in health insurance, for the violations prescribed at Point c, Clause 1 of this Article;

c) Compelling the employer to send workers suffering from occupational accidents or diseases to undergo medical assessment, determine the level of work ability loss, receive treatment and occupational rehabilitation as prescribed by the law provisions when such employer commits the violations prescribed at Point d, Clause 1 of this Article;

d) Compelling the employer to pay expenses for taking a medical assessment to determine the level of work ability loss in the cases that the employer send the worker to the Medical Assessment Council to determine his/her level of work ability loss and the worker is concluded to lose less than 5% of his/her work ability, for the violations prescribed at Point dd, Clause 1 of this Article;

dd) Compelling the employer to pay the worker the allowance or compensation and the interest thereof, calculated according to the highest demand deposit interest rate of the state commercial banks announced at the time the penalties are imposed on the violations prescribed at Point e, Clause 1 of this Article.

Article 24. Violations against regulations on the use of machinery or equipment subject to strict occupational safety and health requirements

Fines shall be imposed on violations against regulations on the use of machinery, equipment and supplies subject to strict occupational safety requirements as follows:

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed on the act of failing to report to the local Department of Labor, Invalids and Social Affairs within 30 days before or after the machinery, equipment, supplies and substances subject to strict occupational safety requirements are put into use.

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on the act of failing to keep adequate technical records of the machinery, equipment and supplies subject to strict occupational safety requirements.

3. A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on one of the following acts: violating one of the provisions of the national technical regulations on occupational safety and health during the use of machinery, equipment and supplies subject to strict occupational safety requirements; using machinery, equipment and supplies subject to strict occupational safety requirements that have not been certified in conformity with the respective national technical regulations; using machinery, equipment and supplies subject to strict occupational safety and health requirements that are not of clear origin, or have expired.

4. Fines shall be imposed on the acts of failing to inspect the machinery, equipment and supplies subject to strict occupational safety and health requirements before putting them into use, or failing to conduct periodic inspections thereof in accordance with the law provisions, as follows:

a) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 for violations related 01 machine, piece of equipment and supply to 03 machines, pieces of equipment and supplies;

b) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 for violations related to between 04 and 10 machines, pieces of equipment and supplies;

c) A fine of between VND 50,000,000 and VND 75,000,000 for violations related to between 11 and 20 machines, pieces of equipment and supplies;

d) A fine of 75,000,000 VND for violations related to 21 machines, pieces of equipment and supplies or more.

5. A fine of between VND 50,000,000 and VND 75,000,000 shall be imposed on the act of continuing to use the machinery, equipment and supplies subject to strict occupational safety and health requirements that fail the inspection.

Article 25. Violations against regulations on training in occupational safety and health

1. Fines shall be imposed on any employer that fails to provide training courses in occupational safety and health for workers in accordance with the law provisions, or reaches an agreement with training organizations to not provide training courses but have training results, or employs workers to perform jobs subject to strict requirements on occupational safety and health without providing them with a safety card as prescribed by the law provisions before assigning them to such jobs as follows:

a) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 for violations related to between 01 worker and 10 workers;

b) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 for violations related to between 11 workers and 50 workers;

c) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 for violations related to between 51 workers and 100 workers;

d) A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 for violations related to between 101 workers and 300 workers;

dd) A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 for violations related to 301 workers or more.

2. Fines shall be imposed on any organization providing training courses in occupational safety and health that commits violations against regulations on the occupational safety and health training as follows:

a) A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 for one of the following acts: Failing to report on the occupational safety and health training as prescribed by the law provisions; failing to notify competent agencies when providing occupational safety and health training courses according to the framework program for persons engaged in occupational safety and health work (group 2), persons engaged in jobs with strict occupational safety and health requirements (group 3), and occupational safety and health trainers in accordance with the law provisions;

b) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 for one of the following acts: Compulsory training according to the framework program prescribed by the law provisions but not enough contents; employing a trainer who does not meet the standards of the trainer; failing to ensure training facilities according to regulations; failing to provide training materials for subjects;

c) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 for one of the following acts: Providing training results without training courses; providing training results that not compliance with the training contents;

d) A fine of between VND 120,000,000 and VND 140,000,000 for one of the following acts: Providing training courses when the training organization is suspended from training in occupational safety and health or its Certificate of eligibility for training in occupational safety and health is revoked or expired; conducting training activities beyond the scopes specified in the Certificate of eligibility for training in occupational safety and health, for the contents requiring the Certificate of eligibility for occupational safety and health; failing to maintain sufficient conditions for occupational safety and health training as prescribed by the law provisions; modifying or falsifying the contents of the Certificate of eligibility for training in occupational safety and health but not seriously enough to be examined for penal liability; modifying or falsifying documents in the dossier of application for the Certificate of eligibility for training in occupational safety and health but not seriously enough to be examined for penal liability; forging documents in the dossier of application for the Certificate of eligibility for training in occupational safety and health but not seriously enough to be examined for penal liability; forging the Certificate of eligibility for training in occupational safety and health but not seriously enough to be examined for penal liability.

3. Fines shall be imposed on any employer that organizes training in occupational safety and health by itself but violates the regulations on training in occupational safety and health according to one of the following levels:

a) A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 for one of the following acts: failing to report on the occupational safety and health training as prescribed by the law provisions; failing to notify competent agencies when providing occupational safety and health training courses according to the framework program for persons engaged in occupational safety and health work (group 2), persons engaged in jobs with strict occupational safety and health requirements (group 3), and occupational safety and health trainers in accordance with the law provisions;

b) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 for one of the following acts: Compulsory training according to the framework program prescribed by the law provisions but not enough contents; employing a trainer who does not meet the standards of the trainer; failing to ensure training facilities according to regulations; failing to provide training materials for subjects;

c) A fine of between VND 15,000,000 and VND 25,000,000 for one of the following acts: Providing training results without training courses; providing training results that not compliance with the training contents;

d) A fine of between VND 60,000,000 and VND 70,000,000 for one of the following acts: Providing training activities without the Certificate of eligibility for training in occupational safety and health while such training activities require the Certificate of eligibility for training in occupational safety and health, or providing training courses when the training organization is suspended from training in occupational safety and health or its Certificate of eligibility for training in occupational safety and health is revoked or expired; conducting training activities beyond the scopes specified in the Certificate of eligibility for training in occupational safety and health, for the contents requiring the Certificate of eligibility for occupational safety and health; failing to maintain sufficient conditions for occupational safety and health training as prescribed by the law provisions; modifying or falsifying the contents of the Certificate of eligibility for training in occupational safety and health but not seriously enough to be examined for penal liability; modifying or falsifying documents in the dossier of application for the Certificate of eligibility for training in occupational safety and health but not seriously enough to be examined for penal liability; forging documents in the dossier of application for the Certificate of eligibility for training in occupational safety and health but not seriously enough to be examined for penal liability; forging the Certificate of eligibility for training in occupational safety and health but not seriously enough to be examined for penal liability.

4. A fine of between VND 60,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for one of the following acts: Providing training activities without the Certificate of eligibility for training in occupational safety and health while such training activities require the Certificate of eligibility for training in occupational safety and health; forging the Certificate of eligibility for training in occupational safety and health training but not seriously enough to be examined for penal liability.

5. Additional penalties:

a) Suspension of the training in occupational safety and health for a term of between 01 month and 03 months, for the organization providing training courses in occupational safety and health that commits one of the following acts: Providing training results without training courses; providing training results that not compliance with the training contents; conducting training activities beyond the scopes specified in the Certificate of eligibility for training in occupational safety and health, for the contents requiring the Certificate of eligibility for occupational safety and health; failing to maintain sufficient conditions for occupational safety and health training as prescribed at Points c and d, Clause 2 of this Article;

b) Suspension of the training in occupational safety and health for a term of between 01 month and 03 months, for the employer that self-organizes training in occupational safety and health but commits one of the following acts: Providing training results without training courses; providing training results that not compliance with the training contents; conducting training activities beyond the scopes specified in the Certificate of eligibility for training in occupational safety and health, for the contents requiring the Certificate of eligibility for occupational safety and health; failing to maintain sufficient conditions for occupational safety and health training as prescribed at Points c and d, Clause 3 of this Article;

c) Confiscation of material evidences and means of administrative violations that are forged certificates of eligibility for training in occupational safety and health, for the acts of forging a certificate of eligibility for training in occupational safety and health specified at Point d Clause 2, Point d Clause 3, and Clause 4 of this Article.

6. Remedial measures

a) Compelling the occupational safety and health training organization to cancel the provided training results, for the violations specified at Points b and c, Clause 2 of this Article;

b) Compelling the employer self-organizing training in occupational safety and health to cancel the provided training results, for the violations specified at Points b and c, Clause 3 of this Article;

c) Compelling the return of the Certificate of eligibility for training in occupational safety and health to the state agency competent to issue the certificate, for the acts of modifying or falsifying the contents of the Certificate of eligibility for training in occupational safety and health as specified at Point d Clause 2 and Point d Clause 3 of this Article.

Article 26. Violations against regulations on occupational safety inspection

1. Fines shall be imposed on any organization conducting occupational safety inspection that violates regulations on occupational safety inspection as follows:

a) A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 for the act of failing to report on the occupational safety inspection according to regulations;

b) A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 for the act of failing to notify agencies competent to issue the Certificate of eligibility for occupational safety inspection when there is a change in the head office or branch’s address;

c) A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 for one of the following acts: Providing occupational safety inspection services beyond the scopes specified in the Certificate of eligibility for occupational safety inspection; failing to carry out inspection activities in accordance with the inspection process; employing an inspector whose certificate of inspector is revoked or expired to conduct the inspection; employing a person who has not yet obtained a certificate of inspector to conduct the inspection; employing an inspector without signing a labor contract or by-work contract; failing to maintain sufficient conditions for occupational safety inspection as prescribed by the law provisions; failing to ensure the independence and objectivity in the provision of inspection services;

d) A fine of between VND 80,000,000 and VND 100,000,000 for one of the following acts: Providing untruthful inspection results; providing inspection results without carrying out the inspection;

dd) A fine of between VND 120,000,000 and VND 140,000,000 for one of the following acts: Carrying out the inspection when the inspection organization is suspended from inspection in occupational safety or its Certificate of eligibility for inspection is expired or revoked; modifying or falsifying the contents of the granted Certificate of eligibility for inspection but not seriously enough to be examined for penal liability; modifying or falsifying documents in the dossier of application for the Certificate of eligibility for inspection but not seriously enough to be examined for penal liability; forging documents in the dossier of application for the Certificate of eligibility for inspection but not seriously enough to be examined for penal liability; forging the Certificate of eligibility for inspection but not seriously enough to be examined for penal liability.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on any inspector who commits one of the following acts:

a) Failing to carry out inspection activities in accordance with the inspection process promulgated by competent agencies;

b) Carrying out inspection activities for an occupational safety inspection organization that has not yet obtained a Certificate of eligibility for inspection.

3. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on any inspector who carries out inspection activities without a valid Certificate of inspector or beyond the scopes specified in the Certificate of inspector.

4. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on any person who carries out inspection activities without a Certificate of inspector.

5. A fine of between VND 60,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for one of the following acts: Carrying out inspection activities without a Certificate of eligibility for inspection; forging the Certificate of eligibility for inspection but not seriously enough to be examined for penal liability; forging the Certificate of inspector but not seriously enough to be examined for penal liability.

6. A fine of between VND 60,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed on any inspector who revises or falsifies the contents of the granted Certificate of inspector but not seriously enough to be examined for penal liability; forging the Certificate of eligibility for inspection but not seriously enough to be examined for penal liability.

7. Additional penalties

a) Suspension of the technical inspection of occupational safety for a term of between 01 month and 03 months, for the occupational safety inspection organization that commits the violations specified at Point d, Clause 1 of this Article;

b) Confiscation of material evidences and means of administrative violations that are forged certificates of eligibility for inspection, for the acts of forging certificates of eligibility for inspection specified at Point dd, Clause 1, Clause 5 of this Article;

c) Confiscation of material evidences and means of administrative violations that are forged certificates of inspector, for the acts of forging certificates of inspector specified in Clause 5 of this Article.

8. Remedial measures

a) Compelling the cancellation of the inspection results and refund of the inspection expenses and the interest thereof calculated according to the highest demand deposit interest rate of the state commercial banks announced at the time the penalties are imposed, for the acts of violations specified at Points c, d and dd, Clause 1 of this Article, except for the acts of modifying the contents of the granted certificate of eligibility for inspection but not seriously enough to be examined for penal liability;

b) Compelling the return of the certificate of eligibility for inspection to the agency competent to issue such certificate, for the acts of modifying or falsifying the contents of the certificate of eligibility for inspection as prescribed at Point dd, Clause 1 of this Article;

c) Compelling the return of the certificate of inspector to the agency competent to issue such certificate, for the acts of modifying or falsifying the contents of the certificate of inspector as prescribed in Clause 6 of this Article.

Article 27. Violations against regulations on working environment monitoring

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed on any working environment monitoring organization that commits one of the following acts: Failing to make annual reports on its performance results to competent state management agencies according to regulations; failing to notify competent state management agencies when there is a change in the head office or branch’s address; failing to participate in training courses to update knowledge about legal policies, science and technology on working environment monitoring as prescribed by the law provisions.

2. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on any employer that fails to publicly disclose to workers at places where the working environment is monitored and places where the inspection, assessment and management of hazardous factors are conducted immediately after having the results of working environment monitoring and the results of inspection, assessment and management of hazardous factors at the workplace.

3. A fine of between VND 20,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed on any employer that fails to conduct working environment monitoring in order to control harms to workers’ health in accordance with the law provisions.

4. A fine of between VND 40,000,000 and VND 60,000,000 shall be imposed on any employer that coordinates with a working environment monitoring organization to commit fraud in working environment monitoring activities but not seriously enough to be examined for penal liability.

5. A fine of between VND 80,000,000 and VND 120,000,000 shall be imposed on any working environment monitoring organization that commits one of the following acts: Cooperating with employers to commit fraud in working environment monitoring activities but not seriously enough to be examined for penal liability; failing to conduct working environment monitoring in accordance with the principles and procedures prescribed by the law provisions.

6. A fine of between VND 120,000,000 and VND 140,000,000 shall be imposed on any working environment monitoring organization that provides working environment monitoring results without conducting working environment monitoring according to regulations, or that conducts working environment monitoring when it is suspended from working environment monitoring activities.

7. A fine of between VND 120,000,000 and VND 150,000,000 shall be imposed on any enterprise or organization that provides working environment monitoring services but commits one of the following acts:

a) Providing working environment monitoring services when the enterprise or organization has not been announced as eligible for conducting working environment monitoring activities in accordance with the law provisions;

b) Employing human resources for working environment monitoring that do not satisfy the standards as prescribed by the law provisions;

c) Failing to maintain sufficient conditions for working environment monitoring as announced throughout the operation process.

8. Additional penalties

Suspension of the working environment monitoring of the working environment monitoring organization for a term of between 03 months and 06 months, for the violations specified in Clauses 5, 6 and 7 of this Article.

9. Remedial measures

a) Compelling the cancellation of working environment monitoring results, for the violations specified in Clauses 4, 5, 6 and 7 of this Article;

b) Compelling the working environment monitoring organization to refund the working environment monitoring expenses to the employers using its working environment monitoring services and the interest thereof calculated according to the highest demand deposit interest rate of the state commercial banks announced at the time the penalties are imposed, for the violations specified in Clauses 5, 6 and 7 of this Article, except for the act of cooperating with employers to commit fraud in working environment monitoring activities but not seriously enough to be examined for penal liability as specified in Clause 5 of this Article.

Article 28. Violations against regulations on female workers and ensuring gender equality

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Failing to ensure the implementation of gender equality and measures to promote gender equality in any of the following cases: recruitment; job assignments and arrangements; training; working time; rest time; salary; and other regimes;

b) Failing to consult female workers or their representatives when deciding on issues related to their rights and interests.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Employing workers who are pregnant for at least 07 months or for at least 06 months in cases of working in a highland, deep-lying, remote, border or island area in order to work overtime, work at night or go on a long working trip;

b) Employing workers who are raising children under 12 months of age in order to work overtime, work at night or go on a long working trip, unless otherwise agreed by the workers;

c) Failing to change jobs or reduce working hours for female workers who perform a heavy, hazardous or dangerous occupation or job or an extremely heavy, hazardous or dangerous occupation or job or an occupation or job harmful to their reproduction and parenting functions during pregnancy, and notifies their pregnancy to the employer in accordance with Clause 2, Article 137 of the Labor Code, unless otherwise agreed upon by the two parties;

d) Failing to allow female workers in their menstruation period to take a 30-minute break per day during working time, unless otherwise agreed by the two parties;

dd) Failing to allow female workers in the period of raising children under 12 months of age to take a 60-minute break per day during working time, unless otherwise agreed by the two parties;

e) Failing to guarantee employment for workers as prescribed in Article 140 of the Labor Code;

g) Failing to give priority to female workers for entering into a new labor contract in cases where the labor contract expires while they are pregnant or raise children under 12 months of age;

h) Imposing the labor disciplinary action on female workers who are pregnant or on maternity leave in accordance with the law on social insurance; imposing the labor disciplinary action on female workers who are raising children under 12 months of age;

i) Dismissing workers or unilaterally terminating the labor contract with the workers for the reason of marriage, pregnancy, maternity leave, or raising of children under 12 months of age, unless the employer being an individual dies, or is declared by a court to have lost his/her civil act capacity, or to be missing or dead, or the employer other than an individual terminates operation or is notified by the specialized agency in charge of business registration under the provincial-level People’s Committee that it has no at-law representative or no authorized person to exercise the rights and perform the obligations of the at-law representative but not seriously enough to be examined for penal liability;

k) Failing to provide sufficient information on the danger, risks and requirements of jobs for workers to make a choice, and failing to guarantee the prescribed conditions on occupational safety and health for workers when employing them in the jobs on the list of occupations and jobs that are harmful to reproduction and parenting functions;

l) Failing to install a room to express or store breast milk at the workplace when employing 1,000 female workers or more.

3. Remedial measures

a) Compelling the employer to pay wages to female workers for the time they are not allowed to take leave during their menstruation period as prescribed by the law provisions, for the violations specified at Point d, Clause 2 of this Article;

b) Compelling the employer to pay wages to female workers for the time they are not allowed to take leave while they are raising children under 12 months of age as prescribed by the law provisions, for the violations specified at Point dd, Clause 2 of this Article;

c) Compelling the employer to re-employ the workers, for the violations specified at Point i, Clause 2 of this Article.

Article 29. Violations against regulations on minor workers

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed on any employer that fails to make a separate logbook or makes a separate logbook but fails to fully record the contents as prescribed in Clause 3 Article 144 of the Labor Code when employing minor workers or failing to produce it at the request of a competent state agency.

2. A fine of between VND 20,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Employing minor workers without the consent of their parents or guardians;

b) Employing a person aged under full 15 years but failing to enter into a labor contract in writing with this person and his/her at-law representative; arranging working time which affects the school hours of this person; failing to obtain a health certificate issued by a competent health establishment stating that the health of this person is suitable to his/her job; failing to organize health checks at least once every 6 months or failing to ensure working conditions and occupational safety and health suitable to the age of this person;

c) Employing minor workers to work beyond the working time specified in Article 146 of the Labor Code;

d) Employing persons aged under full 15 years to work overtime or work at night;

dd) Employing persons aged from full 15 years to under full 18 years to work overtime or work at night in occupations or jobs prohibited by the law provisions.

3. A fine of between VND 50,000,000 and VND 75,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Employing persons aged from full 13 years to under full 15 years to perform the jobs beyond the list permitted by laws in accordance with Clause 3, Article 143 of the Labor Code;

b) Employing persons aged under full 13 years to perform the jobs beyond the list permitted by laws in accordance with Clause 3, Article 145 of the Labor Code, or employing persons aged under full 13 years to perform the jobs on the list permitted by laws but failing to obtain the consent of specialized agencies in charge of labor under provincial-level People’s Committees;

c) Employing workers aged from full 15 years to under full 18 years to perform the prohibited jobs or work at the prohibited workplaces as specified in Article 147 of the Labor Code but not seriously enough to be examined for penal liability.

Article 30. Violations against regulations on domestic workers

1. A caution shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Failing to enter into a labor contract in writing with domestic workers;

b) Failing to pay travel expenses for domestic workers to return to their place of residence at the end of their service, except cases in which the domestic workers terminate the labor contract ahead of time.

2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Failing to notify People’s Committees of communes, wards or townships of the employment or termination of employment of domestic workers as prescribed by the law provisions;

b) Having been sanctioned in the form of caution for the violations specified in Clause 1 of this Article but recidivating such violations.

3. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Keeping personal identity papers of domestic workers;

b) Failing to pay domestic workers their social insurance and health insurance premiums as prescribed by the law provisions for the domestic workers to participate in social insurance and health insurance by themselves.

4. A fine of between VND 50,000,000 and VND 75,000,000 shall be imposed on any employer that commits the acts of mistreating, sexually harassing, extracting forced labor or using violence against domestic workers but not seriously enough to be examined for penal liability.

5. Remedial measures

a) Compelling the employer to enter into labor contracts in writing with domestic workers, for the violations specified at Point a, Clause 1 of this Article;

b) Compelling the employer to fully pay travel expenses for domestic workers, for the violations specified at Point b, Clause 1 of this Article;

c) Compelling the employer to return personal identity papers of domestic workers, for the violations specified at Point a, Clause 3 of this Article;

d) Compelling the employer to fully pay social insurance and health insurance premiums for domestic workers, for the violations specified at Point b, Clause 3 of this Article.

Article 31. Violations against regulations on elderly workers and workers with disabilities

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 per worker shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Failing to consult workers with disabilities before deciding on matters related to the latter’s rights and interests;

b) Employing workers being persons with mild disabilities who have lost 51% or more of their working capacity and persons with serious or extremely serious disabilities to work overtime or at night, unless those persons so agree.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed on any employer that employs elderly workers to perform heavy, hazardous and dangerous jobs and occupations, or extremely heavy, hazardous and dangerous jobs and occupations that adversely affect workers’ health, except for cases of ensuring safe working conditions.

Article 32. Violations against regulations on foreign workers in Vietnam

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Failing to report, reporting incorrectly, or failing to report within the time limit on the employment of foreign workers according to regulations;

b) Failing to send the original labor contract or its certified true copy signed with foreign workers after they are granted work permits or have their work permits expired to competent agencies that have issued the work permits or extended the work permits at the request of agencies competent to issue such work permits in cases of foreign workers working under a labor contract.

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on the employer for each foreign worker being used in contravention with the contents of the work permit or the work permit exemption certificate, with the total fine of no more than VND 75,000,000, unless otherwise prescribed by the law provisions.

3. A fine of between VND 15,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed on any foreign worker in Vietnam who commits one of the following acts:

a) Working in Vietnam without a work permit or a work permit exemption certificate as prescribed by the law provisions;

b) Using a work permit or a work permit exemption certificate that is expired.

4. Fines shall be imposed on any employer that employs foreign workers in Vietnam without work permits or work permit exemption certificates, or employs foreign workers with expired work permits or expired work permit exemption certificates as follows:

a) A fine of between VND 30,000,000 and VND 45,000,000 for violations related to between 01 worker and 10 workers;

b) A fine of between VND 45,000,000 and VND 60,000,000 for violations related to between 11 workers and 20 workers;

c) A fine of between VND 60,000,000 and VND 75,000,000 for violations related to between 21 workers or more.

5. Additional penalties

Expulsion of foreign workers who are working in Vietnam, for the violations specified in Clause 3 of this Article.

Article 33. Violations by foreign organizations and individuals in Vietnam when recruiting and employing Vietnamese workers to work for foreign organizations and individuals in Vietnam

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for the acts of employing Vietnamese workers but failing to report or reporting incorrectly or failing to report within the time limit to organizations competent to recruit and manage Vietnamese workers on the recruitment and employment of Vietnamese workers in accordance with the law provisions.

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the failure to send a written notification with a certified true copy of the labor contract signed with Vietnamese workers and other documents as prescribed by the law provisions to organizations competent to recruit and manage Vietnamese workers from the date of signing the labor contract with Vietnamese workers in accordance with the law provisions.

Article 34. Violations against regulations on settlement of labor disputes

1. A caution shall be imposed on any worker who goes on strike after the provincial-level People's Committee chairperson has issued a decision to postpone or stop the strike.

2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed on any worker who commits one of the following acts:

a) Obstructing the exercise of the right to go on strike or instigating, dragging or forcing workers to go on strike;

b) Preventing non-strikers from going to work;

c) Using violence; destroying machines, equipment or assets of the employer but not seriously enough to be examined for penal liability.

3. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Terminating labor contracts with, imposing the labor disciplinary action on, or transferring, workers and strike leaders to other jobs or workplaces for the reason of strike preparation or participation;

b) Taking revenge on workers who go on strike or strike leaders;

c) Temporarily closing the workplace in the cases specified in Article 206 of the Labor Code;

d) Causing difficulties, obstructing or intervening in the collection of opinions on a strike by the grassroots-level workers’ representative organization.

4. Remedial measures

a) Compelling the employer to re-employ workers and strike leaders when terminating labor contracts with them, or to cancel the decision on imposing the labor disciplinary action on, transfer of workers and strike leaders to other jobs or workplaces for the reason of strike preparation or participation, and to pay full wages to the workers during the time the labor contracts are terminated, for the violations specified at Point a, Clause 3 of this Article;

b) Compelling the employer to pay wages to the worker during the days during which the workplace is temporarily closed, for the violations specified at Point c, Clause 3 of this Article.

Article 35. Violations against regulations on ensuring the exercise of rights of grassroots-level workers’ representative organizations

1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Failing to arrange time for members of the leadership board of the grassroots-level workers’ representative organization to perform the missions of grassroots-level representative organizations as prescribed in Clause 2, Article 176 of the Labor Code while being paid by employer;

b) Preventing superior trade union representatives from entering the organization or enterprise to propagate, mobilize and guide workers to establish, join or participate in activities of the trade union organization;

c) Obstructing or causing difficulties when the workers conduct lawful activities in order to establish, join and participate in activities of the grassroots-level workers’ representative organization.

d) Failing to allow members of the leadership board of the grassroots-level workers’ representative organization to approach workers at the workplace while performing tasks of grassroots-level workers’ representative organizations without affecting normal operations of employers;

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Failing to reach a written agreement with the leadership board of the grassroots-level workers’ representative organization when unilaterally terminating the labor contract, transferring a worker to another job or dismissing a worker who is a member of the leadership board of the grassroots-level workers’ representative organization, but not seriously enough to be examined for penal liability, unless the two parties cannot reach an agreement;

b) Deciding to unilaterally terminate the labor contract, transfer a worker to another job or dismiss a worker who is a member of the leadership board of the grassroots-level workers’ representative organization without sending a notice to the specialized agency in charge of labor affairs under the provincial-level People’s Committee in advance as prescribed in Clause 3, Article 177 of the Labor Code in cases of failure to reach an agreement with the leadership board of the grassroots-level workers’ representative organization;

c) Failing to extend the labor contract signed with a worker who is a member of the leadership board of the grassroots-level workers’ representative organization until the end of his/her term of office in cases where such contract expires while the worker is holding office.

3. A fine of between VND 20,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for taking advantage of establishment, joining and participation in activities of grassroots-level workers’ representative organizations to commit illegal acts or infringe on interests of the State, lawful rights and interests of agencies, organizations, enterprises and individuals.

4. Remedial measures

Compelling the employer to extend the labor contract signed with the worker who is a member of the leadership board of the grassroots-level workers’ representative organization until the end of his/her term of office in cases where such contract expires while the worker is holding office, for the violations specified at Point c, Clause 2 of this Article.

Article 36. Violations against regulations on discrimination against persons who establish, join and participate in activities of grassroots-level workers’ representative organizations

1. A fine of between VND 15,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on any employer that discriminates against workers or members of the grassroots-level workers’ representative organization for the reason of establishing, joining or operation of the workers’ representative organization, including one of the following acts:

a) Committing discrimination against workers in terms of wages, working time, other rights and obligations in industrial relations;

b) Requesting workers to join or not to join or to withdraw from the grassroots-level workers’ representative organization in order to be recruited, to enter into labor contracts or to have their labor contracts extended;

c) Imposing the labor disciplinary action, unilaterally terminating labor contracts, refusing to enter into or extend labor contracts, or transferring workers to other jobs;

d) Obstructing or causing employment-related difficulties in order to weaken the operation of the grassroots-level workers’ representative organization.

2. Remedial measures

Compelling the employer to re-employ the workers and pay such workers full wages, social insurance and health insurance premiums for the days they are not allowed to work, for the violations specified at Point c, Clause 1 of this Article.

Article 37. Violations against regulations on the use of economic measures or other measures detrimental to grassroots-level workers’ representative organizations and the operation of such organizations

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Failing to pay wages to members of the leadership board of the grassroots-level workers’ representative organization during the working period as prescribed by the law provisions to perform the work of grassroots-level workers’ representative organizations;

b) Failing to allow members of the leadership board of the grassroots-level workers’ representative organization to enjoy other guarantees in industrial relations or in performance of the representative function in accordance with the law provisions.

2. A fine of between VND 20,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed on any employer that intervenes in or manipulates the process of establishment, election, and formulation of working plans and organization of activities of grassroots-level workers’ representative organizations, including also providing financial support or taking other economic measures to neutralize or weaken the performance of the representative function of grassroots-level workers’ representative organizations or committing discrimination among grassroots-level workers’ representative organizations..

3. Remedial measures

a) Compelling the employer to pay wages to members of the leadership board of the grassroots-level workers’ representative organization during the working period as prescribed by the law provisions to perform the work of grassroots-level workers’ representative organizations, for the violations specified at Point a, Clause 1 of this Article;

b) Compelling the employer to ensure that members of the leadership board of the grassroots-level workers’ representative organization are entitled to other guarantees in accordance with the law provisions, for the violations specified at Point b, Clause 1 of this Article.

Article 38. Violations against regulations on payment of trade union fees

1. A fine equal to between 12% and 15% of total trade union fees payable at the time of making a minute of administrative violations, with the total fine of no more than VND 75,000,000, shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Paying trade union fees behind schedule;

b) Failing to pay trade union fees at the prescribed level;

c) Failing to pay sufficient trade union fees for the number of persons subject to payment of trade union fees.

2. A fine equal to between 18% and 20% of total trade union fees payable at the time of making a minute of administrative violations, with the total fine of no more than VND 75,000,000, shall be imposed on any employer that fails to pay sufficient trade union fees for the number of persons subject to payment of trade union fees.

3. Remedial measures

Within 30 days from the date on which the decision on handling of administrative violations is issued, the employer must pay to the trade union the amount of union fees whose payment is late or inadequate, or which is not yet paid, and the interest thereof calculated according to the highest demand deposit interest rate of the state commercial banks announced at the time the penalties are imposed, for the violations specified in Clauses 1 and 2 of this Article.

Chapter III

VIOLATIONS, PENALTIES, REMEDIAL MEASURES FOR VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON SOCIAL INSURANCE

 

Article 39. Violations against regulations on payment of compulsory social insurance and unemployment insurance

1. A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed on any worker who enters into an agreement with the employer to avoid paying compulsory social insurance, unemployment insurance, or to pay the inappropriate subject, or to avoid paying sufficiently as prescribed by the law provisions.

2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Failing to post up information on workers’ payment of social insurance premiums provided by social insurance agencies annually as prescribed in Clause 7, Article 23 of the Law on Social Insurance;

b) Failing to provide or providing insufficient information on the payment of compulsory social insurance and unemployment insurance of workers upon the request of the workers or the trade union.

3. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 per worker, with the total fine of no more than VND 75,000,000, shall be imposed on any employer that fails to carry out the procedures for certifying the payment of unemployment insurance premiums for workers so that the workers can complete dossiers of unemployment insurance benefits according to regulations.

4. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on any employer that fails to provide accurate, complete and timely information and documents related to the payment and enjoyment of compulsory social insurance and unemployment insurance at the request of competent state agencies or social insurance agencies.

5. A fine equal to between 12% and 15% of the total compulsory social insurance and unemployment insurance premiums at the time of making a minute of administrative violations, with the total fine of no more than VND 75,000,000, shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Failing to pay compulsory social insurance and unemployment insurance premiums on schedule;

b) Failing to pay sufficient social insurance and unemployment insurance premiums but not on purpose of evasion;

c) Failing to pay sufficient social insurance and unemployment insurance premiums for all the persons subject to participation in compulsory social insurance and unemployment insurance but not on purpose of evasion;

d) Appropriating social insurance and unemployment insurance premiums of workers.

6. A fine equal to between 18% and 20% of the compulsory social insurance and unemployment insurance premiums at the time of making a minute of administrative violations, with the total fine of no more than VND 75,000,000, shall be imposed on any employer that fails to pay compulsory social insurance and unemployment insurance premiums for all workers subject to compulsory social insurance and unemployment insurance but not seriously enough to be examined for penal liability.

7. A fine of between VND 50,000,000 and VND 75,000,000 shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Evading the payment of compulsory social insurance and unemployment insurance premiums but not seriously enough to be examined for penal liability;

b) Modifying or falsifying documents in the dossier of application for a lower payment rate than the normal payment to the Occupational Accident and Disease Insurance Fund but not seriously enough to be examined for penal liability.

8. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed on any occupational safety and health assessment organization that provides an untruthful assessment report on occupational safety and health, and reduction of occupational accident frequency.

9. Additional penalties

Suspension of occupational safety and health assessment activities for a term of between 01 month and 03 months, for the occupational safety and health assessment organization that commits the violations specified in Clause 8 of this Article.

10. Remedial measures

a) Compelling the employer to fully pay the compulsory social insurance and unemployment insurance premiums to social insurance agencies, for the violations specified in Clauses 5, 6, 7 of this Article;

b) Compelling the employer to pay the interest equal to 02 times the average interest of investment in social insurance fund of the preceding year calculated on the amount and period of late payment, non-payment, evasion of payment, or embezzlement of the paid amounts; if it fails to do so, at the request of a competent person, the bank, other credit institution, or the State Treasury shall be responsible for deducting from the employer's deposit account to pay the unpaid amount or late payment and the interest thereof, calculated according to the highest demand deposit interest rate of the state commercial banks announced at the time the penalties are imposed, to the account of the social insurance agency, for the violations specified in Clauses 5, 6, 7 of this Article for a period of 30 days or more.

Article 40. Violations against regulations on making dossiers for enjoyment of social insurance and unemployment insurance benefits

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed on any worker who commits one of the following violations:

a) Providing untruthful declarations or amending, erasing or falsifying the contents related to the payment and enjoyment of social insurance and unemployment insurance but not seriously enough to be examined for penal liability;

b) Failing to notify the employment agency when the worker finds a job within 15 working days from the day on which the dossier of application for unemployment benefit is submitted;

c) Receiving unemployment benefit but failing to notify the employment agency in one of the following cases: Having a job; fulfilling military service or police service; being subjected for monthly pension; studying for a term of full 12 months or more.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on any employer that commits the acts of forging or falsifying the contents in dossier for enjoyment of social insurance and unemployment insurance benefits for self-seeking purposes from the social insurance and unemployment insurance regimes but not seriously enough to be examined for penal liability. The fine shall be imposed for each dossier being forged or falsified but the total fine shall not exceed VND 75,000,000.

3. Remedial measures

Compelling the refund of social insurance premiums, unemployment allowances, vocational training support, or support for training and retraining to improve qualifications of occupational skills for job maintenance for workers, which such workers have received, to the social insurance agency, for the violations specified in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 41. Violations against other regulations on social insurance and unemployment insurance

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 per each worker, with the total fine of no more than VND 75,000,000, shall be imposed on any employer that fails to pay the convalescence and health rehabilitation allowances to workers after occupational accidents or diseases within 05 days from the date of receipt of the allowances transferred by the social insurance agency.

2. A fine equal to between 18% and 20% of the total compulsory social insurance benefits of workers that the employer has appropriated at the time of making a minute of administrative violations, with the total fine of no more than VND 75,000,000, shall be imposed on any employer that appropriates the workers’ compulsory social insurance benefits.

3. A fine of between VND 2,000,000 and VND 4,000,000 shall be imposed on any employer that fails to notify the local employment agency where the employer’s head office located on employment fluctuation at the employer’s organization as prescribed by the law provisions.

4. A fine of between VND 2,000,000 and VND 4,000,000 per worker, with the total fine of no more than VND 75,000,000, shall be imposed on any employer that commits one of the following acts:

a) Failing to compile a dossier for participation in compulsory social insurance within 30 days from the date of entering into a labor contract, work contract or recruitment contract; failing to compile a dossier for participation in unemployment insurance for workers within 30 days from the effective date of the labor contract or work contract;

b) Failing to make a list of workers, or failing to compile the dossier or fail to submit the dossier on time as prescribed in Clause 2 Article 102, Clause 1 Article 103, Clause 1 Article 110, Clause 2 Article 112 of the Law on Social Insurance; Clause 1 Article 59, and Clause 1 Article 60 of the Law on Occupational Safety and Health;

c) Failing to introduce workers subject to the cases specified in Article 47 of the Law on Occupational Safety and Health and Article 55 of the Law on Social Insurance to a Medical Assessment Council for medical assessment to determine the level of working capacity decrease;

d) Failing to return social insurance books to workers as prescribed in Clause 5, Article 21 of the Law on Social Insurance.

5. A fine of between VND 2,000,000 and VND 4,000,000 shall be imposed on the employer for each worker who participates in unemployment insurance and is entitled to vocational training support, with the total fine of no more than VND 150,000,000, in the cases as follows:

a) Organizing the vocational training but failing to ensure sufficient duration of courses for which the worker is supported;

b) Making agreements with relevant individuals and organizations for self-seeking purposes from the amount to support vocational training but not seriously enough to be examined for penal liability.

6. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on any employer that has received the amount to support training courses, refresher courses, and improvement courses of occupational skills for workers but failing to comply with the plan of training courses, refresher courses, improvement courses approved by a competent agency.

7. Remedial measures

a) Compelling the employer to pay the convalescence and health rehabilitation allowances after an occupational accident or disease for workers as prescribed by the law provisions, for the violations specified in Clause 1 of this Article;

b) Compelling the employer to refund to the worker the amount of the compulsory social insurance benefits that has been appropriated from the worker and the interest thereof, calculated according to the highest demand deposit interest rate of the state commercial banks announced at the time the penalties are imposed, to the account of the social insurance agency, for the violations specified in Clause 2 of this Article;

c) Compelling the vocational education institution to provide vocational training with full duration of courses in which the worker participating in unemployment insurance is entitled to vocational training support, for the violations specified at Point a, Clause 5 of this Article, if the worker wishes to do so;

d) Compelling the vocational training institution to refund the illegally-profited amounts to the social insurance agency, for the violations specified at Point b, Clause 5 of this Article;

dd) Compelling the vocational training institution to provide training courses, refresher courses, and improvement courses of occupational skills for workers in accordance with the plan approved by a competent agency, unless the institution has completed such courses, for the violations specified in Clause 6 of this Article;

e) Compelling the employer to pay the social insurance agency the amount to support the training and retraining to improve qualifications of occupational skills for workers that has not been used compared to the plan approved by the competent agency, for the violations specified in Clause 6 of this Article.

Chapter IV

VIOLATIONS, PENALTIES, REMEDIAL MEASURES FOR VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON VIETNAMESE GUEST WORKERS

 

Article 42. Violations against regulations on enterprises providing the service of sending Vietnamese workers abroad as guest workers (hereinafter referred to as service enterprises)

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for any of the following acts:

a) Failing to publicly display a copy of the license for provision of the services of sending Vietnamese workers abroad as guest workers at its head office and to post the license on its website within 30 days from the date of grant, re-grant or modification of the license;

b) Branches assigned to provide the services of sending Vietnamese workers abroad as guest workers fail to post at their offices their service enterprises’ decision assigning them to provide the services and copies of the licenses of their service enterprises;

c) Failing to notify the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs in writing or failing to update information about the branches assigned to provide the services of sending Vietnamese workers as guest workers on the database system of Vietnamese guest workers as prescribed by the law provisions;

d) Failing to post or update on the service enterprise’s website as prescribed by the law provisions when there is a change in information about its at-law representative; list of professional staff; head office address, business locations, and physical foundations serving pre-departure orientation education activities for workers; decisions assigning tasks to its branches;

dd) Failing to post or update on the service enterprise’s website information about the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs’ written approval of the preparation of worker sources; adequate and accurate information on the number, recruitment criteria, working conditions, interests and obligations of workers under the labor supply contract;

e) Failing to report or failing to report completely, accurately or on time on the services of sending Vietnamese workers as guest workers as prescribed by the law provisions;

g) Failing to update information about workers sent by the service enterprise on the database system of Vietnamese guest workers from the date when the workers leave Vietnam until the liquidation of the contracts on the sending of Vietnamese workers abroad in accordance with the law provisions;

h) Failing to report or dishonestly reporting to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs on the situation of workers it has sent abroad and the plan on fulfillment of its obligations stated in the labor supply contracts and contracts on the sending of Vietnamese workers abroad which remain valid, and the written agreement with the service enterprise that takes over its rights and obligations in the cases specified at Point b, Clause 1, Article 28 of the Law on Vietnamese Guest Workers in accordance with the law provisions;

i) Failing to instruct workers to participate in social insurance in accordance with the law on social insurance;

k) Failing to make contributions on schedule to the Fund for Overseas Employment Support in accordance with the law provisions.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 per worker, with the total fine of no more than VND 200,000,000, shall be imposed on any service enterprise that commits one of the following acts:

a) Failing to organize orientation education courses and grant certificates of completion of orientation education courses for the workers before they go abroad as prescribed by the law provisions;

b) Negotiating with the workers about a deposit level higher than that prescribed by the law provisions;

c) Failing to sign or signing an improper contract on the sending of Vietnamese workers abroad as guest workers;

d) Failing to specify clear agreements on service charge and other expenses to be incurred by the workers in the contract on the sending of Vietnamese workers abroad signed with the workers;

dd) Failing to liquidate or liquidating the contract on the sending of Vietnamese workers abroad with the workers in contravention with the law provisions;

e) The contents of the contract on the sending of Vietnamese workers abroad are not consistent with the registered labor supply contract.

3. A fine equal to between 20% and 30% of the total amount payable to the Fund for Overseas Employment Support as prescribed by the law provisions at the time of making a minute of administrative violations, with the total fine of no more than VND 200,000,000, shall be imposed on any service enterprise that fails to make contributions or making insufficient contributions to the Fund for Overseas Employment Support as prescribed by the law provisions.

4. A fine equal to between 40% and 50% of the total amount payable by the workers to the Fund for Overseas Employment Support through the service enterprise at the time of making a minute of administrative violations, with the total fine of no more than VND 200,000,000, shall be imposed on any service enterprise that fails to pay or insufficiently pays the total amount payable by the workers to the Fund for Overseas Employment Support.

5. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for any of the following acts:

a) Failing to maintain one of the conditions specified in Article 10 of the Law on Vietnamese Guest Workers in accordance with the law provisions throughout their operation process;

b) Failing to maintain the conditions specified at Point b, Clause 2, Article 20 of the Government’s Decree No. 112/2021/ND-CP dated December 10, 2021, detailing a number of articles and measures to implement the Law on Vietnamese Guest Workers during the operation of sending Vietnamese workers abroad as domestic workers and during the time when Vietnamese workers sent abroad by the enterprise are serving as domestic workers;

c) Improperly performing the contents of the registered and approved labor supply contract;

d) Failing to pay compensation to workers for damage caused by the enterprise or its branch(es) in accordance with the law provisions;

dd) Failing to provide workers with counseling and support on procedures for termination of labor contracts, benefits, entitlements, and procedures for returning home;

e) Preparing worker sources without the written approval of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs;

g) Failing to make a written commitment to prioritizing the recruitment of workers who have participated in the enterprise’s worker source preparation activities;

h) Failing to accurately advertise, provide counseling, notify the recruitment, and provide workers and administrations of the localities where worker recruitment is organized with one of the following information: the number of workers to be recruited, recruitment criteria, working conditions, and benefits and obligations of workers under the labor supply contract;

i) Failing to make a written commitment to an exit-awaiting time limit for a recruited worker, which is 180 days from the date he/she is recruited, or failing to comply with such commitment.

6. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 per worker, with the total fine of no more than VND 200,000,000, shall be imposed on any service enterprise that takes advantage of the preparation of labor resources or the recruitment of Vietnamese workers to work abroad or the sending of Vietnamese workers abroad to illegally collect money from the workers.

7. Fines shall be imposed for the sending of Vietnamese workers abroad in excess of the number of persons registered under the labor supply contract as follows:

a) A fine of between VND 40,000,000 and VND 80,000,000 if exceeding the registered number from 01 worker to 10 workers;

b) A fine of between VND 80,000,000 and VND 120,000,000 if exceeding the registered number from 11 workers to 50 workers;

c) A fine of between VND 120,000,000 and VND 180,000,000 if exceeding the registered number from 50 workers or more.

8. A fine of between VND 80,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for any of the following acts:

a) Collecting service charges from workers in contravention of the law provisions;

b) Failing to refund or incompletely refund to the workers the service charges and interests thereof in proportion to the remaining time of the contract on the sending of Vietnamese workers abroad in cases where the workers have paid service charges for the entire working period under the contract on the sending of Vietnamese workers abroad but have to return home ahead of time and through no fault of the workers;

c) Failing to organize the management and protection of lawful rights and interests of workers sent by the enterprise to work abroad in accordance with the law provisions;

d) Failing to provide legal aid in cases where the workers need legal assistance upon suffering abuse, violence or discrimination while working abroad;

dd) Failing to comply with requests of competent agencies or to coordinate with related authorities of the host country in settling disputes related to workers;

e) Failing to solve problems arising for workers in one of the following cases: when workers die, or suffer occupational accidents or diseases, have their life, health, honor, dignity or assets infringed upon, or when natural disasters, epidemics, wars or political instability, or emergency circumstances occur.

9. A fine of between VND 150,000,000 and VND 180,000,000 shall be imposed for any of the following acts:

a) Taking advantage of the sending of Vietnamese workers abroad to organize illegal exit from the country, exploiting workers or practicing forced labor but not seriously enough to be examined for penal liability;

b) Sending Vietnamese workers to work abroad in one of the following cases: working in a prohibited area; doing a prohibited job; violating social ethics; violating the health of workers or the community but not seriously enough to be examined for penal liability; working abroad but not being permitted by the worker-receiving foreign partner;

c) Forcing, enticing, inducing or deceiving Vietnamese workers to illegally stay abroad but not seriously enough to be examined for penal liability;

d) Practicing discrimination; hurting the honor or dignity of workers; or practicing forced labor in the sending of Vietnamese workers abroad;

dd) Sending Vietnamese workers to work abroad without registering a labor supply contract or having registered a labor supply contract but not yet being approved;

e) Modifying or falsifying the documents in the dossier of application for granting or re-granting a license for provision of the services of sending Vietnamese workers abroad as guest workers but not seriously enough to be examined for penal liability;

g) Modifying or falsifying the contents on the granted license for provision of the services of sending Vietnamese workers abroad as guest workers but not seriously enough to be examined for penal liability;

h) Forging the documents in the dossier of application for granting or re-granting a license for provision of the services of sending Vietnamese workers abroad as guest workers but not seriously enough to be examined for penal liability;

i) Sending Vietnamese workers to work in Taiwan (China) or Japan without the recommendation or approval of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs;

k) Sending Vietnamese workers abroad as domestic workers without the written approval of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs for enterprises to participate in the sending of Vietnamese workers abroad as domestic workers.

10. A fine of between VND 180,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed for any of the following acts:

a) Using the license for provision of the service of sending Vietnamese workers abroad as guest workers of another enterprise to send Vietnamese workers to work abroad;

b) Allowing another organization or individual to use its license for provision of the service of sending Vietnamese workers abroad as guest workers to send Vietnamese workers to work abroad;

c) Assigning the task of sending Vietnamese workers abroad as guest workers to its branches in contravention of the law provisions;

d) Preparing labor sources during the period of suspension from preparation of labor sources; performing the labor supply contract during the period of suspension from performance of labor supply contracts; performing one of the activities specified in Clauses 1, 2, 3 and 4, Article 9 of the Law on Vietnamese Guest Workers during the period of suspension from performance of such activities.

11. Fines shall be imposed for the act of sending Vietnamese workers who are not on the list certified by the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs to work in Taiwan (China) or Japan as follows:

a) A fine of between VND 20,000,000 and VND 40,000,000 for violations related to between 01 worker and 10 workers;

b) A fine of between VND 60,000,000 and VND 100,000,000 for violations related to between 11 workers and 50 workers;

c) A fine of between VND 150,000,000 and VND 180,000,000 for violations related to more than 50 workers.

12. Fines shall be imposed for the act of sending Vietnamese workers who are not on the list certified by the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs to work abroad as domestic workers as follows:

a) A fine of between VND 20,000,000 and VND 40,000,000 for violations related to between 01 worker and 10 workers;

b) A fine of between VND 60,000,000 and VND 100,000,000 for violations related to between 11 workers and 50 workers;

c) A fine of between VND 150,000,000 and VND 180,000,000 for violations related to more than 50 workers.

13. Additional penalties

a) Suspension of the performance of a labor supply contract for a term of between 01 month and 03months, for the violations specified at Point e, Clause 2 of this Article;

b) Suspension of the activities specified in Clauses 1, 2, 3, 4, Article 9 of the Law on Vietnamese Guest Workers for a term of between 06 months and 12 months, for the violations specified at Point a Clause 5, and Point dd Clause 8 of this Article;

c) Suspension of the sending of Vietnamese workers abroad as domestic workers for a term of between 06 months and 12 months, for the violations specified at Point b, Clause 5 of this Article;

d) Suspension of the preparation of labor resources for a term of between 12 months and 24 months, for the violations specified at Point e, Clause 5 of this Article;

dd) Suspension of the preparation of labor resources for a term of between 06 months and 12 months, for the act of taking advantage of preparing labor sources to illegally collect money from the workers as prescribed in Clause 6 of this Article;

e) Suspension of the recruitment of workers for a term of between 06 months and 12 months, for the act of taking advantage of recruiting workers to illegally collect money from the workers as prescribed in Clause 6 of this Article.

14. Remedial measures

a) Compelling the service enterprise to update information about workers sent by the service enterprise on the database system of Vietnamese guest workers, for violations specified at Point g, Clause 1 of this Article;

b) Compelling the service enterprise to fully pay into the Fund for Overseas Employment Support the payable amounts and the interest thereof calculated according to the highest demand deposit interest rate of the state commercial banks announced at the time the penalties are imposed, for the violations specified in Clause 3 of this Article;

c) Compelling the service enterprise to fully pay into the Fund for Overseas Employment Support the amount paid by the worker into the Fund via such service enterprise and the interest thereof, calculated according to the highest demand deposit interest rate of the state commercial banks announced at the time the penalties are imposed, for the violations specified in Clause 4 of this Article;

d) Compelling the service enterprise to compensate the workers for damage caused by the enterprise or its branches in accordance with the law provisions, for the violations specified at Point d, Clause 5 of this Article;

dd) Compelling the service enterprise to refund the amount of money illegally collected from the workers and interests thereof calculated according to the highest demand deposit interest rate of the state commercial banks announced at the time the penalties are imposed to such workers, for the violations specified in Clause 6, and Point a Clause 8 of this Article;

e) Compelling the service enterprise to fully refund the service charges and interests thereof to the workers as prescribed by the law provisions, for the violations specified at Point b, Clause 8 of this Article;

g) Compelling the return of the license on provision of the service of sending Vietnamese workers abroad as guest workers to the competent agency that has issued the license, for the violations specified at Point g, Clause 9 of this Article.

Article 43. Violations against regulations on sending of Vietnamese workers abroad by enterprises winning or receiving contracts to execute overseas works or projects

1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for any of the following acts:

a) Failing to update information about workers on the database system of Vietnamese guest workers;

b) Failing to make reports upon completion of overseas contracts or to make extraordinary reports at the request of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs as prescribed by the law provisions.

2. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 per worker, with the total fine of no more than VND 200,000,000, shall be imposed for the act of failing to ensure that workers receive periodical health checks, including reproductive health care, and medical examination and treatment when they suffer sickness or accidents while working abroad.

3. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 per worker, with the total fine of no more than VND 200,000,000, shall be imposed for any of the following acts:

a) Failing to organize orientation education courses for workers before working abroad;

b) Failing to provide sufficiently accurately or clearly one of the following contents: working conditions; living conditions; benefits or regimes of workers at works or projects of enterprises winning or receiving overseas contracts;

c) Failing to directly organize the sending of Vietnamese workers to work abroad.

4. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for any of the following acts:

a) Failing to bring workers back home or failing to pay the expenses for bringing workers back home when they can no longer work abroad due to sickness or accidents;

b) Failing to bring the remains or corpses of workers who die while working abroad back home; failing to pay the expenses for bringing the remains or corpses of workers who die while working abroad back home.

5. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for any of the following acts:

a) Sending Vietnamese workers abroad in excess of the number of persons in the plan on sending Vietnamese workers abroad approved by the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs;

b) Failing to sign with workers a labor contract appendix as prescribed by the law provisions or signing with workers a labor contract appendix but the contents are inconsistent with the plan on sending Vietnamese workers abroad approved by the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs.

6. A fine of between VND 75,000,000 and VND 90,000,000 shall be imposed for any of the following acts:

a) Failing to report to, or to coordinate with overseas Vietnamese representative missions in managing workers and protecting their lawful and legitimate rights and interests while they work abroad;

b) Failing to comply with requests of competent agencies or failing to coordinate with related authorities of the host country in settling disputes related to workers;

c) Failing to solve problems arising for workers in one of the following cases: when workers die, or suffer occupational accidents or diseases, have their life, health, honor, dignity or assets infringed upon, or when natural disasters, epidemics, wars or political instability, economic depression or emergency circumstances occur; or other force majeure reasons.

7. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 per worker, with the total fine of no more than VND 200,000,000, shall be imposed for the act of taking advantage of the sending of Vietnamese workers abroad to illegal collect money from such workers.

8. A fine of between VND 150,000,000 and VND 180,000,000 shall be imposed for any of the following acts:

a) Taking advantage of the sending of Vietnamese workers abroad to organize illegal exit from the country, exploiting workers or practicing forced labor but not seriously enough to be examined for penal liability;

b) Sending Vietnamese workers to work abroad in one of the following cases: working in a prohibited area; doing a prohibited job; violating social ethics; violating the health of workers or the community but not seriously enough to be examined for penal liability; working abroad but not being permitted by the worker-receiving foreign partner;

c) Forcing, enticing, inducing or deceiving Vietnamese workers to illegally stay abroad but not seriously enough to be examined for penal liability;

d) Sending Vietnamese workers abroad without reporting the plan to send Vietnamese workers abroad or having reported but not yet approved by the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs.

9. Additional penalties

Suspension of the operation of sending Vietnamese workers abroad by Vietnamese enterprises that have won or received contracts to execute overseas works or projects for a term of between 06 months and 12 months, for the violations specified in Clauses 6, 7 and 8 of this Article.

10. Remedial measures

a) Compelling the Vietnamese enterprise that has won or received contracts to execute overseas works or projects to update information about workers on the database system on guest workers, for violations specified at Point a, Clause 1 of this Article;

b) Compelling the Vietnamese enterprise that has won or received contracts to execute overseas works or projects to bring workers back home, or to pay the expenses for bringing workers back home, for the violations specified at Point a, Clause 4 of this Article;

c) Compelling the Vietnamese enterprise that has won or received contracts to execute overseas works or projects to pay the expenses for bringing the remains or corpses of workers who die while working abroad back home, for the act of failing to pay such expenses as prescribed at Point b, Clause 4 of this Article;

d) Compelling the Vietnamese enterprise that has won or received contracts to execute overseas works or projects to refund the money illegally collected from the workers and the interest thereof, calculated according to the highest demand deposit interest rate of the state commercial banks announced at the time the penalties are imposed, for the violations specified in Clause 7 of this Article.

Article 44. Violations against regulations on sending Vietnamese workers abroad of Vietnamese organizations or individuals making offshore investment

1. A fine of between VND 500,000 and VND 1,500,000 shall be imposed on the action of failing to make the annual reports as prescribed by the law or irregular reports on the implementation of sending Vietnamese workers to work abroad in accordance with law provisions.

2. A fine of between VND 1,500,000 and VND 2,500,000 shall be imposed on the action of failing to update information about workers to the database on Vietnamese guest workers.

3. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 per worker who commits violations shall be imposed but the fine shall not exceed VND 100,000,000 when committing any of the following acts:

a) Failing to organize orientation education courses for workers before they go abroad;

b) Failing to provide adequate, accurate and clear information about working conditions, living conditions, benefits and regimes for workers working at the production and business establishments or works which are established by Vietnamese organizations or individuals making offshore investment.

c) Failing to directly organize the sending of Vietnamese workers abroad;

d) Failing to manage and employ Vietnamese workers going abroad.

4. A fine of between VND 15,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed when committing any of the following acts:

a) Sending Vietnamese workers abroad exceeds the number of persons prescribed in the plan of sending Vietnamese workers abroad which has been approved by the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs;

b) Failing to sign with workers a labor contract annex or signing with workers a labor contract annex whose contents are not in line with the plan of sending Vietnamese workers abroad which has been approved by the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs;

c) Failing to sign the contract on sending Vietnamese workers abroad in accordance with the contents or the form prescribed by the Minister of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs in cases of sending newly-recruited workers abroad;

d) Failing to liquidate contracts on the sending Vietnamese workers abroad with workers within 180 days from the date a worker terminates his/her labor contract.

5. A fine of between VND 35,000,000 and VND 45,000,000 shall be imposed when committing any of the following acts:

a) Failing to report to and coordinate with overseas Vietnamese representative missions in managing, and protecting the lawful and legitimate rights and interests of, workers while working abroad;

b) Failing to comply with requests of competent agencies or coordinate with relevant agencies and organizations of the host country in settling disputes related to workers while working abroad;

c) Failing to settle arising problems for the workers in any of the following cases: when workers die, or have their life, health, honor, dignity or assets infringed upon, or when natural disasters, epidemics, wars, political instability, economic recession, or emergency circumstances or other force majeure events occur.

6. A fine of between VND 25,000,000 and VND 35,000,000 per worker who commits violations shall be imposed but the fine shall not exceed VND 100,000,000 for the acts of taking advantage of the sending of Vietnamese workers abroad in order to illegally collect money from workers.

7. A fine of between VND 75,000,000 and VND 90,000,000 shall be imposed when committing any of the following acts:

a) Abusing the sending of workers abroad for the purpose of organizing illegal exit from the country, exploiting workers or practicing forced labor but not seriously enough to be examined for penal liability;

b) Sending Vietnamese workers abroad in any of the following cases: sending workers to prohibited areas; for prohibited works; violating social ethics; violate the health of workers or the community but not seriously enough to be examined for penal liability; or without permission of the host country;

c) Forcing, enticing, inducing or deceiving Vietnamese workers to stay illegally abroad but not seriously enough to be examined for penal liability;

d) Sending Vietnamese workers abroad without reporting the plan of sending Vietnamese workers abroad or having reported the plan but the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs has yet to approve.

8. Additional penalties

Suspension of sending Vietnamese workers abroad of Vietnamese organizations or individuals making offshore investment for a term of between 06 months and 12 months when committing violations specified in Clause 5, Clause 6, Clause 7 of this Article.

9. Remedial measures

a) Compelling Vietnamese organizations and individuals making offshore investment to update information about workers to the database on Vietnamese guest workers when committing violations specified in Clause 2 of this Article;

b) Compelling Vietnamese organizations and individuals making offshore investment to refund the money illegally collected from the workers and the interest thereof to workers calculated according to the highest interest rate on demand deposits of state-owned commercial banks announced at the time of imposing the penalty when committing violations specified in Clause 6 of this Article.

Article 45. Violations of Vietnamese enterprises sending Vietnamese workers abroad for occupational knowledge and skills training or improvement

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on the action of failing to report on the sending of workers abroad for occupational knowledge and skills training or improvement to competent state agencies in accordance with law regulations.

2. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on the action of failing to update information about workers to the database on Vietnamese guest workers.

3. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 per worker who commits violations shall be imposed but the fine shall not exceed VND 200,000,000 when committing any of the following acts:

a) Failing to organize orientation education courses for workers before they are sent abroad for occupational knowledge and skills training or improvement;

b) Failing to provide adequate, accurate and clear information about any of contents specified in Clause 2, Article 37 of the Law on Vietnamese Guest Workers;

4. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed when committing any of the following acts:

a) Sending Vietnamese workers abroad for occupational knowledge and skills training or improvement exceeding the number of workers having been registered with competent state agencies;

b) The Intern acceptance contract fails to fully include contents specified in Clause 2, Article 37 of the Law on Vietnamese Guest Workers;

c) Failing to sign vocational training contracts before sending workers abroad for occupational knowledge and skills training or improvement;

d) The contents of the overseas vocational training contract fails to comply with the contents of the intern acceptance contract.

5. A fine of between VND 75,000,000 and VND 90,000,000 shall be imposed when committing any of the following acts:

a) Failing to report to and coordinate with overseas Vietnamese representative missions in managing, and protecting the lawful and legitimate rights and interests of, workers while working abroad;

b) Failing to comply with requests of competent agencies or coordinate with relevant agencies and organizations of the host country where the workers are sent to for occupational knowledge and skills training or improvement in settling disputes related to such workers while working abroad;

c) Failing to settle arising problems for the workers in any of the following cases: when workers die, or have their life, health, honor, dignity or assets infringed upon, or when natural disasters, epidemics, wars, political instability, economic recession, or emergency circumstances or other force majeure events occur.

6. A fine of between VND 150,000,000 and VND 180,000,000 shall be imposed when committing any of the following acts:

a) Abusing the sending of Vietnamese workers abroad for occupational knowledge and skills training or improvement for the purpose of organizing illegal exit from the country, exploiting workers or practicing forced labor but not seriously enough to be examined for penal liability;

b) Sending Vietnamese workers abroad for occupational knowledge and skills training or improvement without registering for the Intern acceptance contract or registering for the Intern acceptance contract but not receiving the permission from the competent state agencies;

c) Forcing, enticing, inducing or deceiving Vietnamese workers to stay illegally abroad but not seriously enough to be examined for penal liability;

7. Remedial measures

Compelling Vietnamese enterprises sending Vietnamese workers abroad for occupational knowledge and skills training or improvement to update information about workers to the database on Vietnamese guest workers when committing violations specified in Clause 2 of this Article.

Article 46. Violations of Vietnamese workers working abroad and other related subjects

1. A fine of between VND 80,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed on workers who arbitrarily overstay abroad after their labor contracts or vocational training contracts expire without being intimidated, coerced in any form and not subject to examination for penal liability.

2. A fine of between VND 80,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed on any of the following acts:

a) Organizing the selection and collection of money from Vietnamese workers working abroad; organizing the sending of Vietnamese workers abroad without having the License for provision of the services of sending Vietnamese workers abroad as guest workers or when failing to meet the conditions as prescribed by the law on sending Vietnamese workers abroad in any of the following forms: enterprises winning or receiving contracts to execute overseas works or projects on the sending of Vietnamese workers abroad; organizations and individuals making offshore investment that send Vietnamese workers abroad; enterprises sending Vietnamese workers abroad for occupation knowledge and skills training or improvement;

b) Forcing, enticing, inducing or deceiving Vietnamese workers to stay illegally abroad but not seriously enough to be examined for penal liability

c) Falsifying the License for provision of the services of sending Vietnamese workers abroad as guest workers but not seriously enough to be examined for penal liability.

3. A fine of between VND 180,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed on branches of a service enterprise which operate the sending of Vietnamese workers abroad beyond the assignment scope that is assigned by the enterprise or not within the time that is assigned by the enterprise

4. Additional penalties

Confiscation of material evidences and means of administrative violations which are the falsified Licenses for provision of the services of sending Vietnamese workers abroad as guest workers for acts of violation specified at Point c, Clause 2 of this Article.

5. Remedial measures

Compelling to refund the money illegally collected from the workers and the interest thereof to workers calculated according to the highest interest rate on demand deposits of state-owned commercial banks announced at the time of imposing the penalty when committing violations specified at Point a, Clause 2, Clause 3 of this Article.

 

Chapter V

COMPETENCE TO IMPOSE ADMINISTRATIVE PENALTIES AND MAKE ADMINISTRATIVE VIOLATION RECORDS; PROCEDURE OF IMPOSING PENALTIES ON ADMINISTRATIVE VIOLATIONS; EXECUTION OF PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, REMEDIAL MEASURES IN THE FIELDS OF LABOR, SOCIAL INSURANCE, SENDING OF VIETNAMESE WORKERS ABROAD AS GUEST WORKERS

 

Section 1

COMPETENCE TO IMPOSE ADMINISTRATIVE PENALTIES AND MAKE ADMINISTRATIVE VIOLATION RECORDS

 

Article 47. Competence to make administrative violation records

The competence to make administrative violation records for administrative violations prescribed in this Decree shall include:

1. Persons having the competence to impose administrative penalties which are prescribed in Articles 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56 and 57 of this Decree in accordance with their assigned functions, tasks and powers.

2. Civil servants, public workers, people in the People's Army, People's Public Security forces on duty, inspecting and examining labor, social insurance, Vietnamese guest workers in accordance with a legal document or an administrative document issued by a competent agency or person.

Article 48. Competence in imposing penalties of Chairpersons of People’s Committees

1. Chairpersons of commune-level People's Committees shall have the right to impose warnings or fines of up to VND 5,000,000 for administrative violations in the fields of labor, social insurance, sending of Vietnamese workers abroad as guest workers as prescribed in Chapter II, Chapter III and Chapter IV this Decree.

2. Chairpersons of district-level People's Committees shall have the following powers:

a) Imposing a warning;

b) Imposing a fine of up to VND 37,500,000 for acts of administrative violations in the fields of labor, social insurance which are prescribed in Chapter II, Chapter III of this Decree, except for acts of violation specified in Clause 3, Article 32 of this Decree;

c) Imposing a fine of up to VND 50,000,000 for acts of administrative violations in the field of sending Vietnamese workers abroad as guest workers which are prescribed in Chapter IV this Decree;

d) Applying additional penalties specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV, except for additional penalties specified in Clause 5, Article 32 of this Decree;

dd) Applying remedial measures specified in Chapter II, Chapter III, Chapter IV of this Decree.

3. Chairpersons of provincial-level People's Committees shall have the following powers:

a) Imposing a warning;

b) Imposing a fine of up to VND 75,000,000 for acts of administrative violations in the fields of labor, social insurance specified in Chapter II, Chapter III of this Decree, except for acts of violation specified in Clause 3, Article 32 of this Decree;

c) Imposing a fine of up to VND 100,000,000 for acts of administrative violations in the field of sending Vietnamese workers abroad as guest workers specified in Chapter IV of this Decree;

d) Applying additional penalties specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV, except for additional penalties specified in Clause 5, Article 32 of this Decree;

dd) Applying remedial measures specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree.

Article 49. Competence in imposing penalties of Labor inspectors

1. Labor inspectors and persons assigned the task of specialized inspection who are on official duty may impose warnings or impose a fine of up to VND 500,000 for acts of administrative violations in the fields of labor, social insurance, sending of Vietnamese workers abroad as guest workers specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree.

2. The Chief Inspector of Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs shall have the following powers:

a) Imposing a warning;

b) Imposing a fine of up to VND 37,500,000 for acts of administrative violations in the fields of labor, social insurance specified in Chapter II, Chapter III of this Decree, except for acts of violation specified in Clause 3, Article 32 of this Decree;

c) Imposing a fine of up to VND 50,000,000 for acts of administrative violations in the field of sending Vietnamese workers abroad as guest workers specified in Chapter IV of this Decree;

d) Applying additional penalties specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV, except for additional penalties specified in Clause 5, Article 32 of this Decree;

dd) Applying remedial measures specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree.

3. The Chief Inspector of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall have the following powers:

a) Imposing a warning;

b) Imposing a fine of up to VND 75,000,000 for acts of administrative violations in the fields of labor, social insurance specified in Chapter II, Chapter III of this Decree, except for acts of violation specified in Clause 3, Article 32 of this Decree;

c) Imposing a fine of up to VND 100,000,000 for acts of administrative violations in the field of sending Vietnamese workers abroad as guest workers specified in Chapter IV of this Decree;

d) Applying additional penalties specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV, except for additional penalties specified in Clause 5, Article 32 of this Decree;

dd) Applying remedial measures specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree.

4. The Chief of the Ministerial-level labor inspectorate team shall have the following powers:

a) Imposing a warning;

b) Imposing a fine of up to VND 52,500,000 for acts of administrative violations in the fields of labor, social insurance specified in Chapter II, Chapter III of this Decree, except for acts of violation specified in Clause 3, Article 32 of this Decree;

c) Imposing a fine of up to VND 70,000,000 for acts of administrative violations in the field of sending Vietnamese workers abroad as guest workers specified in Chapter IV of this Decree;

d) Applying additional penalties specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV, except for additional penalties specified in Clause 5, Article 32 of this Decree;

dd) Applying remedial measures specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree.

5. The Chief of the Department-level labor inspectorate team, the Chief of the specialized inspectorate team of a state management agency assigned to conduct specialized inspection on labor, social insurance, sending Vietnamese workers abroad as guest workers shall have the following powers:

a) Imposing a warning;

b) Imposing a fine of up to VND 37,500,000 for acts of administrative violations in the fields of labor, social insurance specified in Chapter II, Chapter III of this Decree, except for acts of violation specified in Clause 3, Article 32 of this Decree;

c) Imposing a fine of up to VND 50,000,000 for acts of administrative violations in the field of sending Vietnamese workers abroad as guest workers specified in Chapter IV of this Decree;

d) Applying additional penalties specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV, except for additional penalties specified in Clause 5, Article 32 of this Decree;

dd) Applying remedial measures specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree.

Article 50. Competence in imposing penalties of the Director General of the Department of Overseas Labor

The Director General of the Department of Overseas Labor shall have the following powers:

1. Imposing a fine of up to VND 100,000,000 for acts of administrative violations in the field of sending Vietnamese workers abroad as guest workers specified in Chapter IV of this Decree.

2. Applying additional penalties specified in Chapter IV of this Decree.

3. Applying remedial measures specified in Chapter IV of this Decree.

Article 51. Competence in imposing penalties of The Director General of the Department of Work Safety

The Director General of the Department of Work Safety shall have the following powers:

1. Imposing a fine of up to VND 75,000,000 for administrative violations specified in Articles 18, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, Point b, Clause 7, Article 39, Clause 8, Article 39 of this Decree.

2. Applying additional penalties specified in Articles 25, 26, 27 and Clause 9, Article 39 of this Decree.

3. Applying remedial measures specified in Articles 22, 23, 25, 26, 27, Clause 10, Article 39 of this Decree.

Article 52. Competence in imposing penalties of Social insurance agencies

1. The Directors of the provincial-level Social insurance agency shall have the following powers:

a) Imposing a fine of up to VND 37,500,000 for acts of violation on payment of social insurance and unemployment insurance specified in Clauses 1, 3, 4, 5, 6, 7 Article 39, Point a, Clause 1, Article 40 of this Decree;

b) Applying remedial measures specified in Clause 10, Article 39, Clause 3, Article 40 of this Decree.

2. The Director General of Vietnam Social Insurance shall have the following powers:

a) Imposing a fine of up to VND 75,000,000 for acts of violation on payment of social insurance, unemployment insurance specified in Clauses 1, 3, 4, 5, 6, 7, Article 39, Point a, Clause 1, Article 40 of this Decree;

b) Applying remedial measures specified in Clause 10, Article 39, Clause 3, Article 40 of this Decree.

3. Heads of the specialized inspectorate team established by the Director General of Vietnam Social Insurance shall have the following powers:

a) Imposing a fine of up to VND 52,500,000 for violations on payment of social insurance and unemployment insurance specified in Clauses 1, 3, 4, 5, 6, 7 Article 39, Point a, Clause 1 of Article 40 of this Decree;

b) Applying remedial measures specified in Clause 10, Article 39, Clause 3, Article 40 of this Decree.

Article 53. Competence of the People’s Public Security forces

1. Heads of commune-level police offices and Heads of police offices of border gates or export processing zones, Heads of the International Airport Border Gate Police, Commander of Mobile Police Battalion, Head of Naval Fortilla shall have the power to impose a fine of up to VND 2,500,000 for acts of violation specified at Point d, Clause 1, Article 8 and Clause 2, Article 34 of this Decree.

2. Chiefs of district-level police offices; heads of the professional divisions of the Police Department for Administrative Management of Social Order; heads of the professional divisions of the Department of Immigration; Heads of division of the Provincial Public Security Department, including Head of the Police Division for Administrative Management of Social Order, Heads of Police Division for investigation of social order-related crimes, Heads of Police Division for investigation of corruption, smuggling and economic crimes, Heads of Division of Immigration shall have the power to impose fines of up to VND 15,000,000 for acts of violation specified at Point d, Clause 1, Article 8 and Clause 2, Article 34 of this Decree.

3. The Directors of the Provincial-level Public Security Department shall have the following powers:

a) Imposing a fine of up to VND 37,500,000 for acts of violation specified at Point d, Clause 1, Article 8; Clause 3, Article 11; Point a, Clause 3, Article 19; Point dd, Clause 3, Article 21; Article 31; Clause 3, Article 32; Clause 2, Article 34; Clause 3, Article 35 of this Decree;

b) Applying additional penalties specified in Clause 5, Article 32 of this Decree;

c) Applying remedial measures specified at Point c, Clause 4, Article 19 of this Decree.

The Director General of the Police Department for Administrative Management of Social Order, the Director General of the Police Department for Social Order-related Crime Investigation, the Director General of the Department of Immigration shall have the following powers:

a) Imposing a fine of up to VND 75,000,000 for acts of violation specified at Points b, c, d, dd, Clause 5, Clause 6, Article 7; Point d, Clause 1, Clause 3, Article 8; Clause 3, Point a, Clause 4, Article 11; Points e, g Clause 6 and Clause 7, Article 13; Point a, Clause 2, Article 14; Point a, Clause 3, Article 19; Point dd, Clause 3, Article 21; Point c, Clause 3, Article 29; Clause 4, Article 30; Article 31; Clause 2, Article 34; Clause 3, Article 35; acts of forging documents in the application dossier for the Certificate of eligibility for occupational safety and health training, acts of forging the Certificate of eligibility for safety training, occupational hygiene specified at Point d, Clause 3 and Clause 4, Article 25; acts of forging documents in the application dossier for the Certificate of eligibility for inspection, forging the Certificate of eligibility for inspection activities, forging the Certificate of inspector specified at Point dd Clause 1, Clause 5 and Clause 6, Article 26 of this Decree;

b) Imposing a fine of up to VND 100,000,000 for acts of violation specified at Points a, b, c, e, g, h, Clause 9, Article 42; Points a, b, c, Clause 8, Article 43; Points a, b, c, Clause 7, Article 44; Points a and c, Clause 6, Article 45; Clause 1, Clause 2, Article 46; acts of damaging the honor and dignity of workers in sending Vietnamese workers abroad specified at Point d, Clause 9 Article 42 of this Decree;

c) Applying additional penalties specified in Clause 7, Article 7; Clause 9 Article 43; Clause 8, Article 44; Clause 4, Article 46 of this Decree;

d) Applying remedial measures specified at Point b, Clause 8, Article 7; Point c, Clause 3, Article 14; Point c, Clause 4, Article 19; Point g, Clause 14, Article 42; Clause 5, Article 46 of this Decree.

5. The Director General of the Department of Immigration shall have the power to impose penalties on acts of violation specified in Clause 3, Article 32 and apply additional penalties specified in Clause 5, Article 32 of this Decree.

Article 54. Competence of the Coast guard force

1. Officers of the Coast guard forces who are on duty shall have the following powers:

a) Imposing a warning;

b) Imposing a fine of up to VND 1,500,000 for acts of violation specified in Chapter II of this Decree.

2. Heads of professional team of the Coast guard force shall have the following powers:

a) Imposing a warning;

b) Imposing a fine of up to VND 3,750,000 for acts of violation specified in Chapter II of this Decree.

3. Heads of professional operation teams of the Coast guard forces and heads of Coast guard stations shall have the following powers:

a) Imposing a warning;

b) Imposing a fine of up to VND 7,500,000 for acts of violation specified in Chapter II of this Decree;

c) Applying remedial measures specified at Point a, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations.

4. Captains of Coast guard flotillas shall have the following powers:

a) Imposing a warning;

b) Imposing a fine of up to VND 15,000,000 for acts of violation specified in Chapter II, except for acts of violation specified in Clause 3 Article 32 this Decree;

c) Applying remedial measures specified in Chapter II this Decree.

5. Captains of the Coast Guard Fleet; Captains of the Reconnaissance Fleet, Captains of the Drug Crime Prevention Task Force Fleet under the Vietnam Coast Guard Command shall have the following powers:

a) Imposing a warning;

b) Imposing a fine of up to VND 22,500,000 for acts of violation specified in Chapter II, except for acts of violation specified in Clause 3, Article 32 of this Decree;

c) Applying remedial measures specified in Chapter II this Decree.

6. Commander of the Coast guard zone, Director General of the Department of Professional Affairs and Law under the Vietnam Coast guard shall have the following powers:

a) Imposing a warning;

b) Imposing a fine of up to VND 37,500,000 for acts of violation specified in Chapter II, except for acts of violation specified in Clause 3, Article 32 of this Decree;

c) Applying additional penalties specified in Chapter II, except for additional penalties specified in Clause 5, Article 32 of this Decree;

d) Applying remedial measures specified in Chapter II of this Decree.

7. Commander of the Vietnam Coast guard shall have the following powers:

a) Imposing a warning;

b) Imposing a fine of up to VND 75,000,000 for acts of administrative violations specified in Chapter II, except for acts of violation specified in Clause 3, Article 32 of this Decree;

c) Applying additional penalties specified in Chapter II, except for additional penalties specified in Clause 5, Article 32 of this Decree;

d) Applying remedial measures specified in Chapter II of this Decree.

Article 55. Competence in imposing penalties of Provincial-level border-guard commanders, commanders of border-guard ship fleets of the Border-Guard Command Post; Director of the Department of Drug and Crime Prevention under the Border Guard Command

Provincial-level border-guard commanders, commanders of border-guard ship fleets of the Border-Guard Command Post; Director of the Department of Drug and Crime Prevention under the Border Guard Command shall have the following powers:

1. Imposing a fine of up to VND 100,000,000 for acts of violation specified at Point a, Clause 9, Article 42; Point a, Clause 8, Article 43; Point a, Clause 7, Article 44; Point a, Clause 6, Article 45 of this Decree;

2. Applying additional penalties specified in Clause 9, Article 43, Clause 8, Article 44 of this Decree.

Article 56. Competence in imposing penalties of heads of diplomatic missions, consular offices, other agencies

Heads of diplomatic missions, consular offices and other agencies authorized to perform consular functions of the Socialist Republic of Vietnam abroad shall have the following powers:

Imposing a fine of up to VND 100,000,000 for acts of violation specified at Point c, Clause 9, Article 42; Point c, Clause 8, Article 43; Point c, Clause 7, Article 44; Point c, Clause 6, Article 45; Clause 1, Article 46; Point b, Clause 2, Article 46 of this Decree.

Article 57. Assignment of sanctioning power

1. Person with sanctioning power specified in Article 48; Clauses 2 and 3 Article 49; Articles 50, 51, 52, 53, 54, 55 and 56 of this Decree may assign to his/her Deputy to exercise the competence to impose administrative penalties.

2. The assignment of the sanctioning power specified in Clause 1 of this Article shall be made in accordance with current law provisions.

 

Section 2

PROCEDURE OF IMPOSING PENALTIES ON ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

 

Article 58. Procedure of imposing penalties on administrative violations

1. The procedure of imposing penalties in the fields of labor, social insurance, sending of Vietnamese workers abroad as guest workers shall comply with the provisions of the Law on Handling of Administrative Violations, documents guiding the implementation of the Law on Handling of Administrative Violations, Clause 2 of this Article and Article 59 of this Decree.

2. When detecting acts of forging licenses, certificates or diplomas; forging documents of agencies and organizations specified at Points d and dd, Clause 5, Clause 6, Article 7; Points e, g, Clause 6, Clause 7, Article 13; Point d Clause 2, Point d, Clause 3, Clause 4, Article 25; Point dd, Clause 1, Clause 5, Clause 6, Article 26; Point h, Clause 9, Article 42; Point c, Clause 2, Article 46 of this Decree, the competent person who is handling the case must immediately transfer the dossier on the violation case to a criminal procedure-conducting agency for criminal prosecution as specified in Article 62 of the Law on Handling of Administrative Violations. In cases where the criminal procedure-conducting agency does not examine it for penal liability, the dossier on the violation case shall be transferred to the person who has the competence to impose administrative penalties as specified in Clause 3, Article 62 of the Law on Handling of Administrative Violations for imposing penalties for administrative violations as specified in this Decree.

Article 59. Procedure of imposing penalties for workers when committing violations specified in Clause 1, Article 46 of this Decree

1. The Chairpersons of the People's Committee, the Chief Inspector of the Ministry, The Director General of the Department of Overseas Labor, the Heads of the diplomatic missions, consular offices and other agencies authorized to perform the consular function overseas Vietnamese (hereinafter referred to as the person with sanctioning competence); civil servants and public workers on duty shall inspect and examine Vietnamese guest workers, in accordance with legal documents or administrative documents issued by competent agencies or persons, for the act of illegal overstay after terminating the labor contract or vocational training contract without being threatened, coerced in any forms and not subject to criminal liability when having one of the following grounds:

a) Directly detecting violations while on duty;

b) Receiving a written notification from the competent agency or organization of the host country about the violation committed by the worker;

c) Receive a written notification from the overseas employer about the worker’s violation. The content of the written notification must be checked and verified for accuracy before making the records.

2. The making of administrative violation records shall comply with the provisions of the Law on Handling of Administrative Violations and the Government's Decree detailing a number of articles and measures to implement the Law on Handling of Administrative Violations.

3. The completed administrative violation records must be handed over to the violator and must be immediately transferred to the person with sanctioning competence where the worker currently resides for consideration and making decisions on imposing penalties on the administrative violation in accordance with law provisions.

4. The decision to handle administrative violations shall be made in accordance with Article 66, Article 67 and Article 68 of the Law on Handling of Administrative Violations.

 

Section 3

EXECUTION OF PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, REMEDIAL MEASURES

 

Article 60. Execution of penalties for administrative violations

1. The execution of penalties for administrative violations in the fields of labor, social insurance, sending of Vietnamese workers abroad as guest workers shall comply with the provisions of the Law on Handling of Administrative Violations, documents guiding the implementation of the Law on Handling of Administrative Violations and Clauses 2, 3, 4 of this Article.

2. The person who issues the decision to impose penalties on an administrative violation shall send 01 copy of the sanctioning decision to:

a) Competent state agencies which grant the employment service licenses for acts of violation specified in Clause 5, Article 7 of this Decree;

b) Persons competent to issue labor leasing licenses for one of the acts of violation specified in points a, b, d, dd, e, g, h, Clause 6, Article 13 of this Decree;

c) Competent state agencies issue certificates of eligibility for occupational safety and health training for acts of violation specified at Points c, d, Clause 2; Points c, d, Clause 3, Article 25 of this Decree;

d) Competent state agencies which issue the certificates of eligibility for technical inspection of occupational safety for acts of violation specified at Points d, dd, Clause 1, and Clause 6, Article 26 of this Decree;

dd) Minister of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs for acts of violation specified at Points a, b Clause 5; Clause 6; Points a, b, dd, e, g, h, Clause 9; Points a, b, c, Clause 10, Article 42 of this Decree.

3. For workers who are fined abroad, they can pay fines at Vietnamese diplomatic missions and consular offices abroad.

4. Fines shall be collected in Vietnam Dong. In case of collection in foreign currency, it shall be converted into Vietnam Dong at the exchange rate of the commercial bank at the time of imposing the penalty.

Article 61. Execution of remedial measures

The execution of remedial measures specified in this Decree shall comply with the law on Handling of Administrative Violations and its guiding documents.

 

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 62. Effect

1. This Decree shall take effect from January 17, 2022.

2. The Government’s Decree No. 28/2020/ND-CP dated March 1, 2020 providing for penalties for administrative violations in the field of labor, social insurance, and sending of Vietnamese workers abroad as guest workers shall cease to be effective from the effective date of this Decree.

Article 63. Transitional provisions

For acts of administrative violations in the fields of labor, social insurance, sending of Vietnamese workers abroad as guest workers that were discovered before the effective date of this Decree, are being reviewed, resolved and have not yet been decided, regulations on imposing penalties specified in this Decree shall be applied if this Decree does not stipulate legal responsibility or prescribe lighter liability for violating individuals or organizations.

Article 64. Guiding and implementation responsibilities

1. The Minister of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall be responsible for guiding and inspecting the implementation of this Decree.

2. Ministers, Heads of the Ministerial-level agencies, Heads of Government-attached agencies, Chairpersons of provincial and municipal People's Committees shall be responsible for the implementation of this Decree.

 

On behalf of the Government

For the Prime Minister

Deputy Minister

VU DUC DAM

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 12/2022/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decree 12/2022/ND-CP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP?

Nghị định 12/2022 có hiệu lực từ ngày nào?

Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 17/01/2022.

Nghị định này có gì mới về xử phạt vi phạm về lao động, BHXH?

- Quy định mới về xử phạt các hành vi: Quấy rối tình dục tại nơi làm việc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động; Không thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động...

- Tăng mức phạt với các hành vi: Không thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động; tuyển người dưới 14 tuổi vào học nghề, tập nghề, trừ những nghề, công việc được pháp luật cho phép; Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh...
văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất