Mọi doanh nghiệp cần biết: Mẫu Thông báo làm thêm giờ chuẩn 2022

Tăng giờ làm thêm là nhu cầu cần thiết của các doanh nghiệp để đảm bảo thực hiện đúng tiến độ công việc, nhất là trong bối cảnh cần thúc đẩy phục hồi kinh tế, sản xuất do ảnh hưởng của dịch bệnh. Vậy, doanh nghiệp cần thông báo về việc tăng giờ làm thêm tới người lao động thế nào?

1. Trường hợp nào phải thông báo về việc tổ chức làm thêm giờ?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, thời gian làm thêm giờ được xác định là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

Trong đó, thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần (theo khoản 1 Điều 105 Bộ luật Lao động 2019).

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 1 Nghị quyết 17/2022, doanh nghiệp được phép bố trí cho người lao động làm thêm tối đa 300 giờ/năm khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Được sự đồng ý của người lao động;

- Có nhu cầu sử dụng lao động làm thêm đến 300 giờ/năm, trong đó cần lưu ý về đối tượng người lao động được huy động làm thêm đến 300 giờ/năm.

Cùng với đó, tại khoản 1 Điều 62 Nghị định 145/2020 cũng nêu rõ, doanh nghiệp phải thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm.

Như vậy, theo các quy định trên, doanh nghiệp sẽ thực hiện thông báo về việc tổ chức làm thêm giờ khi số giờ làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm.

Xem thêm: Tăng giờ làm thêm từ 01/4, người lao động được tăng thu nhập thế nào? 

mau thong bao lam them gio
Mẫu Thông báo làm thêm giờ chuẩn mọi doanh nghệp cần biết (Ảnh minh họa)

2. Mẫu Thông báo làm thêm giờ chuẩn hiện nay

Hiện nay, mẫu Thông báo về việc tổ chức làm thêm giờ của các doanh nghiệp là mẫu số 02/PLIV được ban hành tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP: 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ
SẢN XUẤT, KINH DOANH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: ………

V/v tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm

…., ngày … tháng … năm ….

Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ............

Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm ….., doanh nghiệp, đơn vị…. có một số trường hợp làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm, cụ thể như sau:

1. Trường hợp phải làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm:

STT

Các trường hợp phải làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm (1)

Ghi chú

1.

2. Thời gian bắt đầu có người lao động thực hiện làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm:

……………………………………………………………………………          

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

3. Cam kết khi tổ chức thực hiện làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm (2)

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………                      

Nơi nhận:

- Như trên;

- ………….

NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN

(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Phải phù hợp với các trường hợp được quy định.

(2) Khuyến khích các thỏa thuận có lợi hơn cho người lao động khi tham gia làm thêm giờ, như: tăng cường bồi dưỡng bằng hiện vật, thực hiện ăn ca, tăng cường kiểm tra sức khỏe...

3. Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký làm thêm giờ

Theo Điều 62 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, khi tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm, doanh nghiệp thực hiện các bước sau:

Bước 01: Thỏa thuận với người lao động về thời gian làm thêm giờ

Ở bước này, doanh nghiệp có thể thỏa thuận và lấy ý kiến đồng ý của người lao động về việc tổ chức giờ làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm.

Bước 02: Thông báo về việc tổ chức làm thêm giờ đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Doanh nghiệp sử dụng Mẫu số 02/PLIV trên để thông báo về việc tổ chức làm thêm giờ, cụ thể nơi tiếp nhận thông báo là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại:

- Nơi tổ chức làm thêm từ trên 200 - 300 giờ/năm.

- Nơi đặt trụ sở chính: Nếu trụ sở chính đóng ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi tổ chức làm thêm từ trên 200 - 300 giờ/năm.

Đặc biệt lưu ý, việc thông báo phải được thực hiện chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày thực hiện làm thêm giờ.

Theo đó, trường hợp tổ chức làm thêm đến 300 giờ/năm mà không thực hiện thủ tục thông báo cho cơ quan có thẩm quyền, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt theo điểm b khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:

- Phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng với người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm;

- Phạt tiền từ 04 - 10 triệu đồng với người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm.

Trên đây là Mẫu thông báo làm thêm giờ. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192  để được hỗ trợ.

>> Để người lao động làm thêm giờ phải có văn bản đồng ý?

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Được người thân bồi thường thay, người phạm tội có được giảm án?

Được người thân bồi thường thay, người phạm tội có được giảm án?

Được người thân bồi thường thay, người phạm tội có được giảm án?

Giảm án là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm, thể hiện rõ sự khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta đối với người phạm tội. Vậy, với trường hợp người phạm tội được người thân bồi thường thay thì có được giảm án không?