Thông tư 03/2013/TT-BKHCN giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 03/2013/TT-BKHCN

Thông tư 03/2013/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn xác định, tuyển chọn, thẩm định và giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:03/2013/TT-BKHCNNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Chu Ngọc Anh
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
30/01/2013
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 03/2013/TT-BKHCN

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 03/2013/TT-BKHCN DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Thông tư 03/2013/TT-BKHCN PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-------

Số: 03/2013/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2013

nhayNhững quy định liên quan tổ chức quản lý các Chương trình quy định tại Thông tư 03/2013/TT-BKHCN hướng dẫn xác định, tuyển chọn, thẩm định và giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 trái với Thông tư 05/2015/TT-BKHCN quy định tổ chức quản lý các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia được thay thế theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 20.
Những nội dung quy định tại Thông tư 03/2013/TT-BKHCN không trái với Thông tư 05/2015/TT-BKHCN vẫn còn hiệu lực, theo quy định tại Khoản 2 Điều 20.
nhay

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000;

Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 03/2012/TT-BKHCN ngày 18 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xác định, tuyển chọn, thẩm định và giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020,

Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
1. Thông tư này hướng dẫn xác định, tuyển chọn, thẩm định và giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (sau đây viết tắt là đề tài, dự án) thuộc Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 (sau đây viết tắt là Chương trình).
2. Thông tư này áp dụng với tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý và thực hiện đề tài, dự án thuộc Chương trình.
Điều 2. Nguyên tắc chung
1. Việc quản lý đề tài, dự án được quy định tại Thông tư số 03/2012/TT-BKHCN ngày 18 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 (sau đây viết tắt là Thông tư số 03/2012/TT-BKHCN) và các văn bản hướng dẫn liên quan.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Cơ quan chủ quản); Ban Chủ nhiệm Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia (sau đây viết tắt là Ban Chủ nhiệm); tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp Trung ương; tổ chức, cá nhân có trách nhiệm đề xuất đề tài, dự án và đề xuất đặt hàng đề tài, dự án thực hiện trong Chương trình.
Ban Chủ nhiệm tổ chức nghiên cứu, phát hiện, tìm kiếm các đề tài, dự án có tính khả thi cao để đề xuất đề tài, dự án và đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ đặt hàng đề tài, dự án.
3. Quá trình xác định, tuyển chọn, thẩm định và giao trực tiếp thực hiện đề tài, dự án có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Khoa học và Công nghệ với Cơ quan chủ quản.
4. Quá trình xác định, tuyển chọn, thẩm định và giao trực tiếp thực hiện đề tài, dự án được thực hiện theo 02 giai đoạn thông qua các Hội đồng khoa học và công nghệ:
- Giai đoạn 1: Xác định Danh mục đề tài, dự án;
- Giai đoạn 2: Tuyển chọn, thẩm định, giao trực tiếp thực hiện đề tài, dự án.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt Danh mục đề tài, dự án; thẩm định nội dung, kinh phí đề tài, dự án.
Bộ Khoa học và Công nghệ giao Ban Chủ nhiệm chủ trì, phối hợp với các Cơ quan chủ quản xây dựng Danh mục đề tài, dự án trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, phê duyệt và thẩm định nội dung, kinh phí đề tài, dự án.
6. Cơ quan chủ quản có trách nhiệm xây dựng Danh mục đề xuất đề tài, dự án thuộc thẩm quyền quản lý do các tổ chức, cá nhân đề xuất và gửi Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, phê duyệt.
Cơ quan chủ quản tổ chức tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài, dự án theo Danh mục đề tài, dự án đã được phê duyệt.
7. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân hợp tác cùng đề xuất và thực hiện đề tài, dự án nhằn huy động tối đa nguồn lực để thực hiện có hiệu quả đề tài, dự án.
8. Việc xác định, xét duyệt, thẩm định đề tài, dự án của các Hội đồng khoa học và công nghệ được thực hiện bằng phương pháp chấm điểm căn cứ theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 04/2013/TT-BKHCN ngày 30 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tiêu chí đánh giá đề tài, dự án thuộc Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 (sau đây viết tắt là Thông tư số 04/2013/TT-BKHCN) và các văn bản khác có liên quan; ý kiến của chuyên gia, tổ chức tư vấn độc lập (nếu cần thiết).
Chương 2.
XÁC ĐỊNH DANH MỤC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
Điều 3. Đề xuất đề tài, dự án
1. Đề xuất đề tài, dự án và đề xuất đặt hàng đề tài, dự án dựa trên một trong các căn cứ sau:
- Mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ của Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia;
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, nghị quyết, chương trình, đề án, dự án đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn và tổng công ty phê duyệt;
- Yêu cầu đột xuất của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ, ngành và địa phương;
- Nhu cầu của thị trường.
2. Thủ trưởng Cơ quan chủ quản căn cứ vào hướng dẫn xây dựng kế hoạch của Bộ Khoa học và Công nghệ và quy định tại Thông tư này đề xuất đặt hàng đề tài, dự án và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có liên quan đề xuất đề tài, dự án (tương ứng với một trong các Biểu A1.1-PĐX; Biểu A1.2-PĐX-ĐT; Biểu A1.3-PĐX-BĐCN) gửi về Cơ quan chủ quản.
Đối với đề xuất đề tài, dự án của tổ chức, cá nhân không thuộc thẩm quyền quản lý của Cơ quan chủ quản thì Bộ Khoa học và Công nghệ trực tiếp hướng dẫn, tổng hợp.
3. Cơ quan chủ quản tổng hợp thành Danh mục đề xuất đề tài, dự án (Biểu A2-DMĐX) và có ý kiến kèm theo gửi Văn phòng các Chương trình quốc gia về khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ.
4. Ban Chủ nhiệm tổng hợp Danh mục đề xuất đề tài, dự án do các Cơ quan chủ quản đề xuất; chủ trì, tổ chức các nhóm chuyên gia tư vấn xác định đề tài, dự án đáp ứng các yêu cầu quy định tại Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 và Thông tư số 03/2012/TT-BKHCN. Ý kiến chuyên gia được thể hiện bằng văn bản (Biểu A3.1-YKCG) và Biên bản họp nhóm chuyên gia (Biểu A4-BBHCG).
5. Ban Chủ nhiệm xử lý, tổng hợp đề xuất đề tài, dự án đủ điều kiện thực hiện xếp theo thứ tự ưu tiên và căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng đề tài, dự án kiến nghị hình thức tuyển chọn hoặc giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện thành Danh mục đề tài, dự án (Biểu A5.1-DMXĐ) và kèm theo Báo cáo kết quả làm việc của Ban Chủ nhiệm (Biểu A6-KQLV).
6. Trong trường hợp cần thiết, Ban Chủ nhiệm báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép tổ chức lấy ý kiến chuyên gia, tổ chức tư vấn độc lập trong nước, nước ngoài (sau đây gọi là chuyên gia tư vấn độc lập) để lựa chọn những đề tài, dự án ưu tiên giải quyết. Ý kiến nhận xét của chuyên gia tư vấn độc lập được thể hiện bằng văn bản (Biểu A3.1-YKCGĐL).
Điều 4. Hội đồng khoa học và công nghệ xác định đề tài, dự án
1. Hội đồng khoa học và công nghệ xác định đề tài, dự án (sau đây viết tắt là Hội đồng) do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập theo đề xuất của Ban Chủ nhiệm.
2. Ban Chủ nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan tổ chức họp Hội đồng để tư vấn xác định đề tài, dự án thực hiện trong Chương trình.
3. Thành viên Hội đồng là các nhà khoa học, chuyên gia công nghệ, chuyên gia kinh tế, chuyên gia tài chính có uy tín, có tinh thần trách nhiệm, có trình độ chuyên môn phù hợp, am hiểu sâu chuyên ngành khoa học và công nghệ, có hoạt động khoa học và công nghệ trong 05 năm gần nhất thuộc lĩnh vực được giao tư vấn và các cán bộ quản lý có kinh nghiệm thực tiễn, thuộc các ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp dự kiến thụ hưởng kết quả nghiên cứu hoặc cùng ngành nghề.
4. Hội đồng có từ 07 đến 09 thành viên, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên. Cơ cấu Hội đồng (không kể Chủ tịch Hội đồng) gồm: thành viên là các nhà khoa học, chuyên gia công nghệ, chuyên gia kinh tế, chuyên gia tài chính và cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức khác có liên quan. Trường hợp đặc biệt, Ban Chủ nhiệm đề xuất số lượng và thành phần Hội đồng trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định.
5. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, khách quan; chịu trách nhiệm cá nhân về tính khách quan, chính xác đối với những ý kiến tư vấn độc lập và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của Hội đồng.
6. Mỗi Hội đồng có thể tư vấn cho một (01) hoặc một số đề tài, dự án (trong trường hợp các đề tài, dự án cùng lĩnh vực).
Điều 5. Tổ chức phiên họp Hội đồng
1. Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm phân công ủy viên phản biện, thời gian phân công ít nhất 07 ngày làm việc trước phiên họp Hội đồng. Mỗi đề tài, dự án có 02 thành viên là ủy viên phản biện.
2. Tài liệu làm việc của Hội đồng gồm: bản sao Hồ sơ đề xuất đề tài, dự án quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư này; Quyết định thành lập Hội đồng; Danh mục đề tài, dự án (Biểu A5.1-DMXĐ); bản sao các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan; Mẫu phiếu đánh giá hồ sơ đề xuất đề tài, dự án tương ứng (Biểu A7.1-PĐG; Biểu A7.2-PĐG-ĐT; Biểu A7.3-PĐG-BĐCN).
Tài liệu cung cấp cho các đại biểu tham dự gồm: bản sao Hồ sơ đề xuất đề tài, dự án quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư này; Danh mục đề tài, dự án (Biểu A5.1-DMXĐ); bản sao các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan.
Tài liệu phải được gửi đến các thành viên Hội đồng và đại biểu tham dự ít nhất 07 ngày làm việc trước phiên họp Hội đồng, gửi đến chuyên gia tư vấn độc lập (nếu có) ít nhất 10 ngày làm việc trước phiên họp Hội đồng.
3. Đại biểu tham dự phiên họp Hội đồng gồm: đại diện Ban Chủ nhiệm, đại diện cơ quan quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ, đại diện Cơ quan chủ quản.
4. Phiên họp Hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng, trong đó phải có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch; 02 ủy viên phản biện. Các thành viên Hội đồng có ý kiến đánh giá bằng văn bản theo Mẫu phiếu đánh giá hồ sơ đề xuất đề tài, dự án quy định tại Khoản 2 Điều này. Ý kiến bằng văn bản của thành viên vắng mặt chỉ có giá trị tham khảo.
5. Chủ tịch Hội đồng chủ trì các phiên họp Hội đồng, trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp.
6. Hội đồng thảo luận đối với từng đề xuất đề tài, dự án trong Danh mục đề tài, dự án về những vấn đề sau:
a) Sự phù hợp của đề tài, dự án so với yêu cầu của Thông tư số 03/2012/TT-BKHCN và tiêu chí đánh giá đề tài, dự án quy định tại Thông tư số 04/2013/TT-BKHCN;
b) Sự phù hợp của tên, định hướng mục tiêu, nội dung và yêu cầu đối với sản phẩm của đề tài, dự án; các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật đối với sản phẩm là công nghệ;
c) Sự phù hợp của phương thức lựa chọn tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài, dự án;
d) Dự kiến kinh phí và nguồn kinh phí hỗ trợ cần thiết để thực hiện đề tài, dự án.
7. Trình tự làm việc của Hội đồng
a) Thư ký hành chính công bố quyết định thành lập Hội đồng; Hội đồng thống nhất phương thức làm việc và cử 01 thành viên làm Thư ký khoa học có trách nhiệm ghi chép các ý kiến thảo luận và lập biên bản các phiên họp của Hội đồng;
b) Thư ký hành chính trình bày Danh mục đề tài, dự án;
c) Các ủy viên phản biện trình bày ý kiến đối với từng đề tài, dự án được phân công. Các thành viên khác nêu ý kiến đối với từng đề tài, dự án;
Hội đồng thảo luận về các yêu cầu quy định tại Khoản 6 Điều này.
d) Đại diện Cơ quan chủ quản, tổ chức, cá nhân đề xuất có trách nhiệm giải trình bổ sung nếu Hội đồng yêu cầu;
e) Nghe ý kiến của Đại biểu tham dự; Báo cáo của chuyên gia tư vấn độc lập (nếu có);
g) Nghe ý kiến của Ban Chủ nhiệm (nếu có);
h) Thành viên Hội đồng đánh giá từng đề tài, dự án theo Mẫu phiếu đánh giá hồ sơ đề xuất đề tài, dự án;
i) Hội đồng bầu Ban kiểm phiếu gồm 03 thành viên, trong đó có 01 Trưởng ban. Kết quả kiểm phiếu ghi thành Biên bản kiểm phiếu (Biểu A8-BBKP);
k) Đề tài, dự án được Hội đồng đề nghị đưa vào danh mục phải được ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng có mặt (đồng thời lớn hơn 1/2 tổng số thành viên Hội đồng theo quyết định thành lập Hội đồng) bỏ phiếu xác nhận đáp ứng yêu cầu;
l) Hội đồng thảo luận để thống nhất những yêu cầu đối với từng đề tài, dự án và biểu quyết thông qua kết luận của Hội đồng cho từng đề tài, dự án theo nguyên tắc quá bán và kiến nghị về phương thức tuyển chọn hoặc giao trực tiếp đối với từng đề tài, dự án;
m) Hội đồng thông qua Biên bản họp Hội đồng xác định nhiệm vụ (Biểu A9-BBHĐXĐNV) có kèm theo Danh mục đề tài, dự án đã được Hội đồng thông qua, xếp thứ tự từ cao xuống thấp theo số lượng phiếu đánh giá đáp ứng yêu cầu chung (Biểu A5.2-DMTD).
8. Căn cứ kết quả làm việc của Hội đồng, ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập (nếu có), Ban Chủ nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, phê duyệt Danh mục đề tài, dự án (Biểu A5.3-DMTH).
Điều 6. Phê duyệt Danh mục đề tài, dự án
1. Căn cứ đề xuất của Ban Chủ nhiệm, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét phê duyệt Danh mục đề tài, dự án để tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện.
Tài liệu trình phê duyệt gồm:
a) Bản sao Hồ sơ đề xuất đề tài, dự án quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư này; Quyết định thành lập Hội đồng; Danh mục đề tài, dự án (Biểu 5.3-DMTH); bản sao các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan;
b) Bản giải trình của Ban Chủ nhiệm đối với các ý kiến của Hội đồng (nếu có);
c) Biên bản làm việc của Hội đồng kèm theo nhận xét phản biện, ý kiến của các thành viên Hội đồng;
d) Các tài liệu, Báo cáo kết quả làm việc của Ban Chủ nhiệm trong quá trình xác định đề tài, dự án (Biểu A6-KQLV);
e) Ý kiến chuyên gia tư vấn độc lập (nếu có).
2. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định Danh mục đề tài, dự án trước khi phê duyệt. Việc thẩm định Danh mục đề tài, dự án được thực hiện thông qua tổ thẩm định. Tổ thẩm định do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập.
Chương 3.
TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
Điều 7. Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp
1. Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp gồm các tài liệu sau:
a) Đơn đăng ký chủ trì thực hiện đề tài, dự án (Biểu B1-ĐĐK);
b) Thuyết minh đề tài (Biểu B2.1-TMĐT), Thuyết minh dự án (Biểu B2.2-TMDA);
c) Tóm tắt hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức đăng ký chủ trì đề tài, dự án (Biểu B3-HĐKHCN);
d) Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm đề tài, dự án và các cá nhân đăng ký thực hiện chính có xác nhận của cơ quan quản lý - nếu có (Biểu B4-LLKH);
e) Văn bản xác nhận về sự đồng ý của tổ chức đăng ký phối hợp thực hiện đề tài, dự án - nếu có (Biểu B5-VBXN);
g) Các văn bản chứng minh đề tài, dự án triển khai trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; đề tài, dự án phục vụ chuyển giao, ứng dụng, làm chủ công nghệ thuộc Danh mục công nghệ được khuyến khích chuyển giao; đề tài, dự án phục vụ sản xuất các sản phẩm trọng điểm, sản phẩm chủ lực, sản phẩm quốc gia đã được Cơ quan chủ quản phê duyệt;
h) Văn bản pháp lý chứng minh năng lực về nhân lực, trang thiết bị, tài chính và khả năng huy động vốn từ các nguồn khác để thực hiện đề tài, dự án;
i) Văn bản xác nhận sự đồng ý của các cơ quan có liên quan về việc ứng dụng kết quả của đề tài, dự án nếu kết quả của đề tài, dự án đáp ứng yêu cầu khoa học và công nghệ và mức chất lượng (nếu có).
2. Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp gồm 01 bộ hồ sơ gốc (có dấu và chữ ký trực tiếp) trình bày và in trên khổ giấy A4, sử dụng phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001, cỡ chữ 14 và 01 bản điện tử của hồ sơ ghi trên đĩa quang (dạng PDF, không đặt mật khẩu) được đóng gói trong túi hồ sơ có niêm phong và bên ngoài ghi rõ:
a) Tên đề tài, dự án đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp (tên đề tài, dự án; tên, mã số của Chương trình quy định tại Điều 5 Thông tư số 03/2012/TT-BKHCN);
b) Tên, địa chỉ của tổ chức đăng ký chủ trì và tổ chức tham gia phối hợp thực hiện (chỉ ghi danh sách tổ chức đã có xác nhận tham gia phối hợp);
c) Họ tên của cá nhân đăng ký chủ nhiệm và danh sách cá nhân tham gia chính thực hiện đề tài, dự án (chỉ ghi danh sách cá nhân đã có xác nhận tham gia phối hợp);
d) Danh mục tài liệu có trong hồ sơ.
Điều 8. Nộp hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp
1. Cơ quan chủ quản quản lý đề tài, dự án thông báo, hướng dẫn tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện đề tài, dự án theo Điều 7 của Thông tư này.
2. Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện đề tài, dự án được gửi qua bưu điện hoặc nộp tại Cơ quan chủ quản quản lý đề tài, dự án.
3. Thời hạn nộp hồ sơ: Theo thông báo của Cơ quan chủ quản quản lý đề tài, dự án.
4. Ngày chứng thực nhận hồ sơ là ngày ghi ở đấu của Bưu điện tỉnh, thành phố đặt địa điểm Cơ quan chủ quản quản lý đề tài, dự án (trường hợp gửi qua bưu điện) hoặc dấu đến của Cơ quan chủ quản quản lý đề tài, dự án.
5. Trong thời hạn quy định nộp hồ sơ, tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp có quyền rút hồ sơ đã nộp để thay bằng hồ sơ mới hoặc bổ sung hồ sơ đã nộp. Việc thay hồ sơ mới và bổ sung hồ sơ phải hoàn tất trước thời hạn nộp hồ sơ theo quy định; văn bản bổ sung là bộ phận cấu thành của hồ sơ.
6. Cơ quan chủ quản quản lý đề tài, dự án tổ chức mở hồ sơ, kiểm tra và xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ với sự tham dự của đại điện tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp. Quá trình và kết quả mở hồ sơ được ghi thành biên bản (Biểu B6-BBMHS).
7. Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ được chuẩn bị theo đúng các biểu mẫu, đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 7 của Thông tư này và đáp ứng thời hạn quy định.
Điều 9. Hội đồng khoa học và công nghệ xét duyệt đề tài, dự án
1. Cơ quan chủ quản quản lý đề tài, dự án thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ xét duyệt đề tài, dự án (sau đây viết tắt là Hội đồng xét duyệt).
2. Hội đồng xét duyệt có từ 09 đến 11 thành viên, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, 02 ủy viên phản biện và các ủy viên, trong đó:
a) Hai phần ba (2/3) thành viên Hội đồng xét duyệt là các chuyên gia có uy tín, có trình độ, chuyên môn phù hợp, am hiểu sâu chuyên ngành khoa học và công nghệ được giao tư vấn, có tinh thần trách nhiệm và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm hoạt động gần đây trong chuyên ngành được giao tư vấn;
b) Một phần ba (1/3) thành viên Hội đồng xét duyệt là đại diện của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan hoạch định chính sách, Bộ, ngành, tổng công ty, tập đoàn kinh tế và đơn vị dự kiến thụ hưởng, ứng dụng kết quả của đề tài, dự án.
3. Các chuyên gia, ủy viên phản biện đã tham gia Hội đồng khoa học và công nghệ xác định đề tài, dự án được ưu tiên mời tham gia Hội đồng xét duyệt đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực tương ứng.
4. Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan chủ quản quản lý đề tài, dự án mời chuyên gia ở ngoài Hội đồng xét duyệt am hiểu sâu lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, dự án để nhận xét, phản biện độc lập, đánh giá hồ sơ đề tài, dự án.
5. Cá nhân thuộc trường hợp sau không được là thành viên Hội đồng xét duyệt:
a) Cá nhân đăng ký chủ nhiệm hoặc tham gia chính thực hiện đề tài, dự án;
b) Cá nhân thuộc tổ chức đăng ký chủ trì đề tài, dự án.
6. Cơ quan chủ quản quản lý đề tài, dự án cử thư ký hành chính giúp việc cho Hội đồng xét duyệt.
7. Đại biểu mời tham dự cuộc họp của Hội đồng xét duyệt gồm: đại điện Ban Chủ nhiệm; đại diện Cơ quan chủ quản quản lý đề tài, dự án.
Điều 10. Đánh giá hồ sơ đề tài, dự án
Hồ sơ tuyển chọn, giao trực tiếp được đánh giá bằng phương thức đánh giá được nêu tại Thông tư số 04/2013/TT-BKHCN; các văn bản hướng dẫn có liên quan và Phiếu đánh giá hồ sơ tuyển chọn, giao trực tiếp đề tài, dự án tương ứng (Biểu B7.1-PĐGTMĐT; Biểu B7.2-PĐGTM-ĐT; Biểu B7.3-PĐGTM-BĐCN; Biểu B7.4-PĐGTMDA) cho các nhóm đề tài, dự án sau:
1. Đề tài, dự án: xây dựng bản đồ công nghệ quốc gia; xây dựng lộ trình công nghệ và lộ trình đổi mới công nghệ cho các ngành, lĩnh vực; hỗ trợ xây dựng và thực hiện lộ trình công nghệ, lộ trình đổi mới công nghệ; tìm kiếm, phát hiện, làm chủ và ứng dụng công nghệ nguồn, công nghệ cốt lõi; đổi mới công nghệ cho ngành, lĩnh vực, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty; đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới.
2. Đề tài, dự án: nghiên cứu, làm chủ, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm quốc gia, sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm; xây dựng đồng bộ hệ thống phòng thí nghiệm hạ tầng gồm phân tích công nghệ, tích hợp công nghệ, sao chép, mô phỏng và sáng tạo công nghệ, kiểm tra, đánh giá, hoàn thiện công nghệ, thử nghiệm chuẩn và kiểm chuẩn công nghệ.
3. Dự án: xây dựng các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; tìm kiếm, phát hiện, hỗ trợ các cá nhân, tổ chức, nhóm nghiên cứu tiềm năng hoặc có kết quả nghiên cứu xuất sắc tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu.
4. Dự án: ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống thông tin quản lý nguồn lực doanh nghiệp và quảng cáo sản phẩm; xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, chuyên gia công nghệ; nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, ứng dụng công nghệ tiên tiến, sản xuất sản phẩm mới, thay đổi quy trình công nghệ.
5. Dự án: nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp; đổi mới công nghệ cho các ngành nghề, làng nghề truyền thống; tăng cường tiềm lực và nâng cao năng lực phổ biến, chuyển giao công nghệ của mạng lưới Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tại các địa phương.
Điều 11. Nguyên tắc, trình tự, nội dung và phương thức làm việc của Hội đồng khoa học và công nghệ xét duyệt đề tài, dự án
Nguyên tắc, trình tự, nội dung và phương thức làm việc của Hội đồng xét duyệt thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2012/TT-BKHCN ngày 02 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước.
Hội đồng xét duyệt đề tài, dự án dựa trên kết quả bỏ phiếu kín của các thành viên Hội đồng. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành Biên bản kiểm phiếu đánh giá hồ sơ thuyết minh đề tài, dự án (Biểu B8-BBKPHĐXDTM).
Kết quả làm việc của Hội đồng được ghi thành Biên bản họp Hội đồng xét duyệt đề tài, dự án (Biểu B9-BBHĐXDTM).
Điều 12. Phê duyệt kết quả
1. Trên cơ sở kết luận của Hội đồng xét duyệt, Thủ trưởng Cơ quan chủ quản quản lý đề tài, dự án ký quyết định phê duyệt Danh mục đề tài, dự án trúng tuyển (Biểu B10-DMTT).
2. Tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án có trách nhiệm chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ theo kết luận của Hội đồng và gửi Cơ quan chủ quản quản lý đề tài, dự án trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả trúng tuyển.
3. Cơ quan chủ quản quản lý đề tài, dự án tổng hợp và gửi Danh mục đề tài, dự án trúng tuyển và hồ sơ tuyển chọn, giao trực tiếp về Bộ Khoa học và Công nghệ để thẩm định nội dung, kinh phí đề tài, dự án.
Chương 4.
THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
Điều 13. Hội đồng thẩm định đề tài, dự án
1. Ban Chủ nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập Hội đồng thẩm định đề tài, dự án (sau đây viết tắt là Hội đồng thẩm định). Trong trường hợp cần thiết, Ban Chủ nhiệm đề xuất thuê chuyên gia tư vấn độc lập trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định.
Ban Chủ nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan tổ chức họp Hội đồng thẩm định.
2. Thành phần của Hội đồng thẩm định gồm từ 07 đến 09 thành viên, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên, trong đó Chủ tịch Hội đồng là thành viên Ban Chủ nhiệm, một số Phó Chủ tịch và các thành viên là chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ có liên quan, chuyên gia kinh tế, chuyên gia tài chính, doanh nghiệp, nhà quản lý có trình độ chuyên môn phù hợp, có kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực có liên quan.
3. Khách mời tham dự phiên họp Hội đồng gồm: đại diện Cục ứng dụng và Phát triển công nghệ; Vụ Kế hoạch - Tài chính Bộ Khoa học và Công nghệ; đại diện Hội đồng khoa học và công nghệ xét duyệt đề tài, dự án; đại diện Cơ quan chủ quản quản lý đề tài, dự án; đại điện tổ chức, cá nhân đăng ký thực hiện đề tài, dự án.
4. Trường hợp cần thiết, Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị Cơ quan chủ quản quản lý đề tài, dự án xem xét lại hoặc chủ trì tổ chức hội đồng khác để đánh giá đối với các hồ sơ có kết quả đánh giá chưa hợp lý; chủ trì kiểm tra thực tế cơ sở vật chất - kỹ thuật, nhân lực và năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân được kiến nghị chủ trì thực hiện đề tài, dự án.
Điều 14. Hồ sơ thẩm định đề tài, dự án
Hồ sơ thẩm định đề tài, dự án gồm:
1. Danh mục đề tài, dự án trúng tuyển do Cơ quan chủ quản quản lý đề tài, dự án tổng hợp gửi Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Thuyết minh đề tài, dự án khi đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp và thuyết minh đề tài, dự án đã chỉnh sửa trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của Hội đồng xét duyệt đề tài, dự án, văn bản giải trình về việc tiếp thu ý kiến của Hội đồng xét duyệt đề tài, dự án được Cơ quan chủ quản quản lý đề tài, dự án xác nhận.
3. Biên bản họp Hội đồng, nhận xét phản biện, nhận xét của các ủy viên Hội đồng xét duyệt đề tài, dự án.
4. Bảng kê kinh phí, cơ sở tính khối lượng, định mức chi và báo giá nguyên vật liệu, thiết bị, bản quyền công nghệ, hợp đồng chuyên gia.
5. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập Hội đồng thẩm định đề tài, dự án; Quyết định lựa chọn chuyên gia tư vấn độc lập (nếu có).
6. Báo cáo, ý kiến chuyên gia tư vấn độc lập (nếu có).
Điều 15. Thẩm định nội dung, kinh phí của đề tài, dự án
1. Ban Chủ nhiệm chịu trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của Hồ sơ thẩm định quy định tại Điều 14 Thông tư này. Thành viên Hội đồng, chuyên gia tư vấn độc lập (nếu có) phải nhận được hồ sơ thẩm định tối thiểu 07 ngày làm việc trước khi họp Hội đồng.
2. Thành viên Hội đồng thẩm định có trách nhiệm nhận xét hồ sơ tương ứng theo Phiếu thẩm định đề tài (Biểu B11.1-PTĐĐT) hoặc Phiếu thẩm định dự án (Biểu B11.2-PTĐDA).
3. Hội đồng thẩm định nội dung đề tài, dự án trên cơ sở rà soát các nội dung quy định tại Thông tư này và Thông tư số 03/2012/TT-BKHCN. Thẩm định nội dung chi và định mức chi theo các quy định quản lý tài chính thực hiện Chương trình.
Hội đồng họp riêng, thảo luận về nội dung, kinh phí cần thiết để thực hiện đề tài, dự án; xác định tổng số kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
4. Kết quả làm việc của Hội đồng thẩm định đề tài, dự án được ghi thành Biên bản thẩm định đề tài (Biểu B12.1-BBTĐĐT), Biên bản thẩm định dự án (Biểu B12.2-BBTĐDA).
Điều 16. Phê duyệt kết quả thẩm định
1. Trên cơ sở kết quả làm việc của Hội đồng thẩm định, Chuyên gia tư vấn độc lập (nếu có) Ban Chủ nhiệm tổng hợp Danh mục đề tài, dự án và hồ sơ thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, phê duyệt nội dung, kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thực hiện đề tài, dự án.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ gửi văn bản xác nhận nội dung, kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thực hiện đề tài, dự án đến cơ quan chủ quản quản lý đề tài, dự án.
Điều 17. Giao thực hiện đề tài, dự án
1. Thủ trưởng Cơ quan chủ quản quản lý đề tài, dự án quyết định giao tổ chức, cá nhân trúng tuyển chủ trì thực hiện đề tài, dự án.
a) Thủ trưởng Cơ quan chủ quản quản lý đề tài, dự án phê duyệt: Tên đề tài, dự án; tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài, dự án; thời gian thực hiện; kinh phí từ ngân sách nhà nước, kinh phí ngoài ngân sách nhà nước và thuyết minh đề tài, dự án.
b) Hồ sơ phê duyệt đề tài, dự án gồm:
- Quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thực hiện đề tài, dự án của Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Thuyết minh đề tài, dự án có xác nhận của Bộ Khoa học và Công nghệ sau khi thẩm định;
- Quyết định thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ xét duyệt đề tài, dự án của cơ quan chủ quản quản lý đề tài, dự án; biên bản họp Hội đồng khoa học và công nghệ xét duyệt đề tài, dự án;
- Quyết định phê duyệt Danh mục đề tài, dự án trúng tuyển của Cơ quan chủ quản quản lý đề tài, dự án;
- Xác nhận phương án huy động các nguồn vốn thực hiện đề tài, dự án (nếu có).
2. Cơ quan chủ quản quản lý đề tài, dự án có trách nhiệm thông báo cho tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài, dự án, đồng thời gửi Ban Chủ nhiệm và các Bộ ngành, địa phương có liên quan để phối hợp thực hiện.
3. Căn cứ vào thuyết minh đề tài, dự án được duyệt, Cơ quan chủ quản quản lý đề tài, dự án tổ chức ký hợp đồng thực hiện với tổ chức chủ trì, chủ nhiệm đề tài, dự án theo quy định tại Thông tư số 03/2012/TT-BKHCN.
Chương 5.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.
2. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu, sửa đổi bổ sung./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng TW;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các Đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Website Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Lưu: VT, UDPTCN (5b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Chu Ngọc Anh

 

DANH MỤC

BIỂU MẪU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BKHCN ngày 30 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

TT

Biểu mẫu

Ký hiệu

1

Phiếu đề xuất đề tài, dự án

Biểu A1.1-PĐX

2

Phiếu đề xuất đề tài, dự án thuộc nhóm nhiệm vụ đào tạo

Biểu A1.2-PĐX-ĐT

3

Phiếu đề xuất đề tài, dự án thuộc nhóm nhiệm vụ xây dựng bản đồ công nghệ, lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ

Biểu A1.3-PĐX-BĐCN

4

Danh mục đề xuất đề tài, dự án

Biểu A2-DMĐX

5

Ý kiến chuyên gia

Biểu A3.1-YKCG

6

Ý kiến nhận xét của chuyên gia tư vấn độc lập

Biểu A3.2-YKCGĐL

7

Biên bản họp nhóm chuyên gia

Biểu A4-BBHCG

8

Danh mục đề tài, dự án đưa ra Hội đồng xác định nhiệm vụ

Biểu A5.1-DMXĐ

9

Danh mục đề tài, dự án được Hội đồng xác định nhiệm vụ thông qua

Biểu A5.2-DMTD

10

Danh mục đề tài, dự án đưa vào thực hiện

Biểu A5.3-DMTH

11

Kết quả làm việc của Ban Chủ nhiệm Chương trình

Biểu A6-KQLV

12

Phiếu đánh giá đề xuất đề tài, dự án

Biểu A7.1-PĐG

13

Phiếu đánh giá đề xuất đề tài, dự án thuộc nhóm nhiệm vụ đào tạo

Biểu A7.2-PĐG-ĐT

14

Phiếu đánh giá đề xuất đề tài, dự án thuộc nhóm nhiệm vụ xây dựng bản đồ công nghệ, lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ

Biểu A7.3-PĐG-BĐCN

15

Biên bản kiểm phiếu Hội đồng xác định nhiệm vụ

Biểu A8-BBKP

16

Biên bản họp Hội đồng xác định nhiệm vụ

Biểu A9-BBHĐXĐNV

17

Đơn đăng ký chủ trì thực hiện đề tài, dự án

Biểu B1-ĐĐK

18

Thuyết minh đề tài

Biểu B2.1-TMĐT

19

Thuyết minh dự án

Biểu B2.2-TMDA

20

Tóm tắt hoạt động KH&CN của tổ chức đăng ký chủ trì đề tài, dự án

Biểu B3-HĐKHCN

21

Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm và các cá nhân đăng ký thực hiện chính đề tài, dự án

Biểu B4-LLKH

22

Xác nhận về sự đồng ý của tổ chức đăng ký phối hợp thực hiện đề tài, dự án

Biểu B5-VBXN

23

Biên bản mở hồ sơ

Biểu B6-BBMHS

24

Phiếu đánh giá hồ sơ thuyết minh đề tài

Biểu B7.1-PĐGTMĐT

25

Phiếu đánh giá hồ sơ thuyết minh đề tài, dự án thuộc nhóm nhiệm vụ đào tạo

Biểu B7.2-PĐGTM-ĐT

26

Phiếu đánh giá hồ sơ thuyết minh đề tài, dự án thuộc nhóm xây dựng bản đồ công nghệ, lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ

Biểu B7.3-PĐGTM-BĐCN

27

Phiếu đánh giá hồ sơ thuyết minh dự án

Biểu B7.4-PĐGTMDA

28

Biên bản kiểm phiếu đánh giá hồ sơ thuyết minh đề tài, dự án

Biểu B8-BBKPHĐXDTM

29

Biên bản họp Hội đồng xét duyệt hồ sơ thuyết minh đề tài, dự án

Biểu B9-BBHĐXDTM

30

Danh mục đề tài, dự án trúng tuyển

Biểu B10-DMTT

31

Phiếu thẩm định đề tài

Biểu B11.1-PTĐĐT

32

Phiếu thẩm định dự án

Biểu B11.2-PTĐDA

33

Biên bản họp Hội đồng thẩm định đề tài

Biểu B12.1-BBTĐĐT

34

Biên bản họp Hội đồng thẩm định dự án

Biểu B12.2-BBTĐDA

Biểu A1-PĐX
03/2013/TT-BKHCN

PHIẾU ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI, DỰ ÁN*
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

1. Tên đề tài, dự án:

- Mã số (ghi theo Điều 5, Thông tư số 03/2012/TT-BKHCN):

2. Tổ chức, cá nhân chủ trì, tổ chức phối hợp:

- Tổ chức, cá nhân chủ trì:

- Tổ chức phối hợp (ghi rõ tên tổ chức phối hợp ở trong và ngoài nước):

3. Thời gian thực hiện: (ghi rõ thời gian bắt đầu - kết thúc)

4. Giải trình về tính cấp thiết: (cần nêu rõ một số điểm sau)

4.1. Đáp ứng mục tiêu, nội dung của Chương trình tại Quyết định số 677/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 và Thông tư số 03/2012/TT-BKHCN hướng dẫn quản lý Chương trình;

4.2. Đóng góp, đáp ứng yêu cầu kinh tế, xã hội và mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ;

4.3. Sản phẩm (có tác động đến sự phát triển khoa học và công nghệ của lĩnh vực, ngành, địa phương, phù hợp với thực tiễn sản xuất kinh doanh; việc tổ chức thực hiện có ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội quốc gia/địa phương);

4.4. Tính khả thi về nguồn lực (tổ chức chủ trì, phối hợp có đủ nguồn lực cần thiết, có khả năng quản lý, phối hợp, kiểm soát và giám sát việc thực hiện nhiệm vụ; có đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tham gia thực hiện đáp ứng yêu cầu về năng lực, trình độ để thực hiện nhiệm vụ).

5. Mục tiêu:

- Mục tiêu về khoa học và công nghệ: (tạo ra được các công nghệ, so sánh với các nước trong khu vực, thế giới, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, ...).

- Mục tiêu kinh tế - xã hội: (tạo được ngành nghề mới, sản phẩm mới, đóng góp phát triển kinh tế - xã hội quốc gia/địa phương...).

6. Nội dung thực hiện chủ yếu: (nêu tóm tắt các nội dung chính và kế hoạch thực hiện, quy mô triển khai, phương án hợp tác giữa các đơn vị nghiên cứu trong và ngoài nước... để giải quyết mục tiêu đặt ra).

7. Dự kiến sản phẩm: (nêu các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, chất lượng dự kiến của sản phẩm, so sánh với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực và thế giới).

- Mẫu (model, maket); Sản phẩm (là hàng hóa, có thể được tiêu thụ trên thị trường); Vật liệu; Thiết bị, máy móc; Dây chuyền công nghệ; Giống cây trồng; Giống vật nuôi; ...

- Nguyên lý ứng dụng; Phương pháp; Tiêu chuẩn; Quy phạm; Phần mềm máy tính; Bản vẽ thiết kế; Quy trình công nghệ; Sơ đồ, bản đồ; số liệu, Cơ sở dữ liệu; Báo cáo phân tích; Tài liệu dự báo (phương pháp, quy trình, mô hình,...); Đề án, qui hoạch; Luận chứng kinh tế-kỹ thuật, Báo cáo nghiên cứu khả thi;...

- Bài báo; tài liệu, sách chuyên khảo;....

8. Khả năng áp dụng: (ở đâu, quy mô triển khai, các căn cứ để triển khai...)

9. Dự kiến kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí:                                       triệu đồng, trong đó:

Từ nguồn ngân sách Nhà nước:             triệu đồng

Từ nguồn vốn của doanh nghiệp:           triệu đồng

Từ các nguồn khác;                               triệu đồng

10. Hiệu quả tác động:

10.1. Hiệu quả về khoa học và công nghệ: (nêu tác động đối với lĩnh vực khoa học công nghệ liên quan, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, tăng cường năng lực nội sinh, tham gia việc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững...).

10.2. Hiệu quả về kinh tế: (phân tích rõ hiệu quả kinh tế trực tiếp và gián tiếp do kết quả nhiệm vụ đem lại gồm: làm lợi do thay thế nhập khẩu, tăng tỷ lệ nội địa hóa, thuê chuyên gia... so với hiện tại).

10.3. Hiệu quả về xã hội: (phân tích rõ hiệu quả kinh tế - xã hội trực tiếp và gián tiếp do nhiệm vụ đem lại).

11. Đề xuất kiến nghị khác:

 

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ XUẤT
(Họ, tên và chữ ký - đóng dấu đối với tổ chức)

____________

* Trình bày không quá 05 trang giấy khổ A4

Biểu A1.2-PĐX-ĐT
03/2013/TT-BKHCN

PHIẾU ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI, DỰ ÁN*
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

(Áp dụng cho nhóm nhiệm vụ đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới)

1. Tên đề tài, dự án:

- Mã số (ghi theo Điều 5, Thông tư số 03/2012/TT-BKHCN):

Thuộc một trong các nhóm nhiệm vụ sau (đánh dấu X vào ô tương ứng):

1.1. Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo, đối tượng đào tạo và năng lực của các cơ sở đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ, cập nhật công nghệ mới, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp:

£

1.2. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ cho việc thiết kế khung chương trình, xây dựng chương trình và biên soạn nội dung, tài liệu đào tạo (cho các nhóm đối tượng là giảng viên, chuyên gia; cán bộ quản lý, kỹ sư, kỹ thuật viên của doanh nghiệp):

£

1.3. Xây dựng mô hình tổ chức và quản lý; phương thức đào tạo; kế hoạch và triển khai các khóa đào tạo:

£

1.4. Nghiên cứu, xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình đào tạo, khóa đào tạo và xây dựng hệ thống thông tin điện tử để đào tạo và quản lý đào tạo:

£

2. Tổ chức, cá nhân chủ trì, tổ chức phối hợp:

- Tổ chức, cá nhân chủ trì:

- Tổ chức phối hợp (ghi rõ tên tổ chức phối hợp ở trong và ngoài nước):

3. Thời gian thực hiện: (ghi rõ thời gian bắt đầu - kết thúc)

4. Tính cấp thiết của nhiệm vụ: (cần nêu rõ một số điểm sau)

4.1. Đáp ứng mục tiêu, nội dung của Chương trình tại Quyết định số 677/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 và Thông tư số 03/2012/TT-BKHCN hướng dẫn quản lý Chương trình.

4.2. Đáp ứng nhu cầu đối với sự phát triển, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế quan trọng.

4.3. Tính khả thi về nguồn lực (tổ chức chủ trì, phối hợp, có khả năng quản lý, phối hợp, kiểm soát và giám sát việc thực hiện nhiệm vụ; có kinh nghiệm, có đội ngũ cán bộ và nguồn lực cần thiết để thực hiện nội dung nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu về nội dung, tiến độ tại mục 6).

5. Mục tiêu: (Phù hợp với loại nhiệm vụ đăng ký tại mục 1).

6. Nội dung thực hiện chủ yếu: (nêu tóm tắt các nội dung chính, kế hoạch thực hiện phạm vi, đối tượng triển khai; phương pháp tiếp cận và phương thức tổ chức thực hiện... để giải quyết mục tiêu đặt ra). Tương ứng với loại nhiệm vụ đăng ký tại mục 1, cần xác định được phương án thực hiện nội dung:

6.1. Phương án điều tra, khảo sát; đánh giá, xác định nhu cầu đào tạo, cập nhật công nghệ mới, phân loại đối tượng đào tạo phù hợp với doanh nghiệp, xác định nhu cầu về cập nhật công nghệ mới; đánh giá, xác định năng lực của các cơ sở đào tạo liên quan đến quản lý công nghệ, quản trị công nghệ, ....

6.2. Xây dựng khung chương trình đào tạo, chuẩn kiến thức, nội dung chi tiết theo môn học, biên soạn các bộ tài liệu đào tạo phù hợp với phân loại đối tượng đào tạo.

6.3. Xây dựng mô hình (tổ chức và quản lý), phương thức, kế hoạch đào tạo theo phân loại đối tượng và chương trình đào tạo; tổ chức triển khai đào tạo.

6.4. Xây dựng khung tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo; công cụ hỗ trợ triển khai đào tạo và quản lý đào tạo (phần mềm, hệ thống thông tin điện tử, ...).

7. Dự kiến sản phẩm: (nêu được tính mới, chất lượng so với sản phẩm cùng loại hiện có tương ứng với loại nhiệm vụ đăng ký tại mục I và mục 6)

- Cơ sở dữ liệu; báo cáo phân tích; phần mềm phục vụ đào tạo; phương pháp, kế hoạch, quy trình, mô hình,...

- Khung chương trình, chương trình, tài liệu, sách chuyên khảo và tài liệu phục vụ đào tạo,...

- Tiêu chí đánh giá (chương trình đào tạo, đánh giá giảng viên, học viên;...)

8. Khả năng áp dụng: (ở đâu, quy mô triển khai, các căn cứ để triển khai...)

9. Dự kiến kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí:                                                   triệu đồng, trong đó:

Từ nguồn ngân sách Nhà nước:                         triệu đồng

Từ nguồn vốn của tổ chức đăng ký thực hiện:    triệu đồng

Từ các nguồn khác:                                           triệu đồng

10. Hiệu quả tác động:

10.1. Hiệu quả mang lại khi thực hiện nhiệm vụ (đáp ứng nhu cầu, yêu cầu đối với sự phát triển, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành kinh tế quan trọng; thay đổi phương thức tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, hiệu quả do áp dụng quy trình công nghệ, quy trình sản xuất mới...).

10.2. Nêu rõ các đóng góp của nhiệm vụ trong thực hiện mục tiêu đào tạo của Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020.

11. Đề xuất kiến nghị khác:

 

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ XUẤT
(Họ, tên và chữ ký - đóng dấu đối với tổ chức)

____________

* Trình bày không quá 05 trang giấy khổ A4

Biểu A1.3-PĐX-BĐCN
03/2013/TT-BKHCN

PHIẾU ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI, DỰ ÁN*
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

(Áp dụng cho nhóm nhiệm vụ xây dựng bản đồ công nghệ quốc gia, lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ)

1. Tên đề tài, dự án:

- Mã số (ghi theo Điều 5, Thông tư số 03/2012/TT-BKHCN):

Thuộc một trong các nhóm nhiệm vụ sau (đánh dấu X vào ô tương ứng):

1.1. Nghiên cứu cơ sở khoa học và phương pháp luận để hình thành phương pháp xây dựng bản đồ công nghệ, lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ và quy trình lập bản đồ công nghệ Quốc gia phù hợp với điều kiện Việt Nam

£

1.2. Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng công nghệ (về cơ cấu, trình độ, năng lực …) phục vụ cho việc xây dựng bản đồ công nghệ cho các phân ngành thuộc ngành, lĩnh vực sản xuất các sản phẩm trọng điểm, sản phẩm chủ lực, sản phẩm quốc gia:

£

1.3. Xây dựng bản đồ công nghệ cho các phân ngành, ngành và lĩnh vực:

£

1.4. Xây dựng lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ cho các phân ngành, ngành và lĩnh vực:

£

1.5. Xây dựng hệ thống quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu công nghệ:

£

2. Tổ chức, cá nhân chủ trì, tổ chức phối hợp:

- Tổ chức, cá nhân chủ trì:

- Tổ chức phối hợp (ghi rõ tên tổ chức phối hợp ở trong và ngoài nước):

3. Thời gian thực hiện: (ghi rõ thời gian bắt đầu - kết thúc)

4. Tính cấp thiết của nhiệm vụ: (cần nêu rõ một số điểm sau)

4.1. Đáp ứng mục tiêu, nội dung của Chương trình tại Quyết định số 677/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 và Thông tư số 03/2012/TT-BKHCN hướng dẫn quản lý Chương trình.

4.2. Đáp ứng nhu cầu đối với việc xây dựng bản đồ công nghệ quốc gia và hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ

4.3. Tính khả thi về nguồn lực (tổ chức chủ trì, phối hợp, có khả năng quản lý, phối hợp, kiểm soát và giám sát việc thực hiện nhiệm vụ; có kinh nghiệm, có đội ngũ cán bộ và nguồn lực cần thiết để thực hiện nội dung nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu về nội dung, tiến độ tại mục 6).

5. Mục tiêu: (Phù hợp với loại nhiệm vụ đăng ký tại mục 1).

6. Nội dung thực hiện chủ yếu: (nêu tóm tắt các nội dung chính, kế hoạch thực hiện; phạm vi, đối tượng triển khai; phương pháp tiếp cận và phương thức tổ chức thực hiện... để giải quyết mục tiêu đặt ra). Tương ứng với loại nhiệm vụ đăng ký tại mục 1, cần xác định được phương án thực hiện nội dung:

6.1. Hình thành phương pháp xây dựng bản đồ công nghệ, lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ và quy trình lập bản đồ công nghệ Quốc gia phù hợp với điều kiện Việt Nam: các phương pháp xây dựng bản đồ hiện trạng công nghệ, lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ; xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn chung cho các Bộ, ngành, phương pháp theo dõi, giám sát và đánh giá; xây dựng kế hoạch và xác định các điều kiện để triển khai xây dựng bản đồ; đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ cho việc triển khai tại Việt Nam, …

6.2. Phương án điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng công nghệ (về cơ cấu, trình độ, năng lực …) phục vụ cho việc xây dựng bản đồ công nghệ đối với các phân ngành thuộc ngành, lĩnh vực sản xuất các sản phẩm trọng điểm, sản phẩm chủ lực, sản phẩm quốc gia: danh mục các công nghệ; phiếu điều tra hiện trạng; đánh giá, tổng hợp kết quả điều tra và hoàn thiện hệ thống mô tả công nghệ,…

6.3. Xây dựng bản đồ công nghệ cho các phân ngành, ngành và lĩnh vực: xác định các yêu cầu (nội dung, phương pháp thể hiện, …), quy trình, quy chuẩn; xây dựng cấu trúc phân nhánh, phân lớp công nghệ liên quan; phân loại dữ liệu công nghệ và lập bản đồ công nghệ.

6.4. Xây dựng lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ cho các phân ngành, ngành và lĩnh vực: lựa chọn các đối tượng sản phẩm ưu tiên dựa trên nhu cầu thị trường, xu hướng phát triển, chính sách hỗ trợ, đánh giá về các công nghệ liên quan; phân tích, đề xuất các công nghệ được sử dụng; phân tích đánh giá mức độ tụt hậu của từng công nghệ; xác định các vấn đề và giải pháp khắc phục; xây dựng lộ trình; …

6.5. Xây dựng hệ thống quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu công nghệ: xây dựng hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu, quy trình quản lý công nghệ; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu; thiết kế xây dựng hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu; …

7. Dự kiến sản phẩm: (nêu được tính mới, chất lượng so với sản phẩm cùng loại hiện có tương ứng với loại nhiệm vụ đăng ký tại mục I và mục 6)

- Cơ sở dữ liệu; báo cáo phân tích; phần mềm phục vụ đào tạo; phương pháp, kế hoạch, quy trình, mô hình,…;

- Bài báo; tài liệu, sách chuyên khảo;

8. Khả năng áp dụng: (ở đâu, quy mô triển khai, các căn cứ để triển khai...)

9. Dự kiến kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí:                                                   triệu đồng, trong đó:

Từ nguồn ngân sách Nhà nước:                         triệu đồng

Từ nguồn vốn của tổ chức đăng ký thực hiện:    triệu đồng

Từ các nguồn khác:                                           triệu đồng

10. Hiệu quả tác động:

10.1. Hiệu quả về khoa học và công nghệ: (nêu tác động đối với lĩnh vực khoa học công nghệ liên quan, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, tăng cường năng lực nội sinh, tham gia việc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững ..).

10.2. Hiệu quả về kinh tế: (phân tích rõ hiệu quả kinh tế trực tiếp và gián tiếp do kết quả nhiệm vụ đem lại gồm: làm lợi do thay thế nhập khẩu, tăng tỷ lệ nội địa hóa, thuê chuyên gia … so với hiện tại).

10.3. Hiệu quả về xã hội: (phân tích rõ hiệu quả kinh tế - xã hội trực tiếp và gián tiếp do nhiệm vụ đem lại).

11. Đề xuất kiến nghị khác:

 

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ XUẤT
(Họ, tên và chữ ký - đóng dấu đối với tổ chức)

____________

* Trình bày không quá 05 trang giấy khổ A4

Biểu A2-DMĐX
03/2013/TT-BKHCN

BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG

DANH MỤC ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
ĐỀ NGHỊ THỰC HIỆN TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
1

Số TT

Tên đề tài, dự án

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký chủ trì

Mục tiêu

Nội dung chủ yếu

Sản phẩm dự kiến

Ý kiến của cơ quan quản lý

A

Đề tài, dự án đề nghị thực hiện

I

Đề tài

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

II

Dự án

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

B

Đề tài, dự án đề nghị không thực hiện

I

Đề tài

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

II

Dự án

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

..., ngày... tháng... năm 20...
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Họ, tên, chữ ký và đóng dấu)

____________

1 Kèm theo các Phiếu đề xuất nhiệm vụ tương ứng theo Biểu A1.1-PĐX, Biểu A1.2-PĐX-ĐT, Biểu A1.3-PĐX-BĐCN và công văn của Bộ, ngành, địa phương.

Biểu A3.1-YKCG
03/2013/TT-BKHCN

BAN CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH
ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

….., ngày … tháng … năm 20 …

 

Ý KIẾN CHUYÊN GIA
VỀ ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI, DỰ ÁN THỰC HIỆN TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

Số TT

Tên đề tài, dự án

Tính cấp thiết

Phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình

Khả năng hình thành nhiệm vụ

Khả năng ứng dụng/hiệu quả

Nhận xét, kiến nghị

1

2

3

4

5

6

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ý kiến góp ý về đề xuất đề tài, dự án:

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

 

 

CHUYÊN GIA TƯ VẤN
(Họ, tên và chữ ký)

Ghi chú: Chuyên gia tư vấn ghi Có hoặc Không vào các cột số 3; 4; 5; 6

 

Biểu A3.2-YKCGĐL
03/2013/TT-BKHCN

BAN CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH
ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

….., ngày … tháng … năm 20 …

 

NHẬN XÉT CỦA CHUYÊN GIA TƯ VẤN ĐỘC LẬP
ĐỐI VỚI ĐỀ TÀI, DỰ ÁN ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

 

1. Tên đề tài, dự án:

2. Tên tổ chức, cá nhân dự kiến giao chủ trì:

3. Thời gian thực hiện:  …….. tháng, năm bắt đầu/kết thúc:

4. Ý kiến chuyên gia:

a) Sự phù hợp của nhiệm vụ so với các vấn đề khoa học và công nghệ, thực tiễn hiện nay: (Nếu chưa phù hợp cần chỉ rõ những điểm chưa phù hợp và phương án khắc phục là:)

b) Đáp ứng với yêu cầu quy định tại Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10/05/2011 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 03/2012/TT-BKHCN hướng dẫn quản lý Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia: (Nếu chưa đáp ứng cần chỉ rõ phương án chỉnh sửa là:)

c) Sự phù hợp của tên, định hướng mục tiêu và yêu cầu sản phẩm đối với nhiệm vụ và tên, mục tiêu, yêu cầu về các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật đối với sản phẩm là công nghệ (ghi rõ từng nội dung): (Nếu chưa đáp ứng cần chỉ rõ phương án chỉnh sửa là:)

d) Đóng góp đối với phát triển kinh tế-xã hội, đáp ứng yêu cầu kinh tế, xã hội và mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ: (Nếu chưa đáp ứng cần chỉ rõ phương án chỉnh sửa là:)

e) Sự phù hợp của phương thức lựa chọn tổ chức cá nhân thực hiện. Tính khả thi về nguồn lực, kinh phí, thời gian thực hiện, tổ chức thực hiện, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng (ghi rõ từng nội dung): (Nếu chưa đáp ứng cần chỉ rõ phương án chỉnh sửa là:)

f) Tính cấp thiết của nhiệm vụ:

g) Ý kiến khác:

5. Đề nghị thực hiện: (Đánh dấu vào 1 trong 2 ở dưới đây)

- Thực hiện:                   £

- Không thực hiện:         £

 

 

CHUYÊN GIA TƯ VẤN
(Họ, tên và chữ ký)

 

Biểu A4-BBHCG
03/2013/TT-BKHCN

BAN CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH
ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

….., ngày … tháng … năm 20 …

 

BIÊN BẢN HỌP NHÓM CHUYÊN GIA

 

1. Thông tin chung:

- Địa điểm và thời gian họp:                               ..., ngày... / .../20...

- Chuyên gia tham dự họp:

1/

2/

…..

- Chủ trì: Đại diện Ban Chủ nhiệm Chương trình

- Thư ký:

- Khách mời tham dự:

2. Nội dung làm vỉệc:

- Đại diện Văn phòng các Chương trình quốc gia về khoa học và công nghệ trình bày Danh mục đề xuất nhiệm vụ.

- Các thành viên thảo luận và cho ý kiến đối với từng đề xuất đề tài, dự án về:

a) Tính cấp thiết của đề tài, dự án

b) Sự phù hợp của tên, định hướng mục tiêu và yêu cầu sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của đề tài, dự án quy định tại Quyết định số 677/QĐ-TTg và Thông tư số 03/2012/TT-BKHCN

c) Khả năng hình thành đề tài, dự án thực hiện trong Chương trình

d) Sự hợp lý của việc đặt các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật đối với sản phẩm là công nghệ

đ) Sự phù hợp của phương thức lựa chọn tổ chức cá nhân thực hiện nhiệm vụ

e) Đề xuất đưa vào xác định nhiệm vụ: số ý kiến đồng ý/tổng số chuyên gia họp (Kèm theo Bảng tổng hợp ý kiến chuyên gia về đề xuất đề tài, dự án đề xuất thực hiện trong Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia).

Trên cơ sở ý kiến tư vấn của các chuyên gia, Ban Chủ nhiệm Chương trình cùng các chuyên gia thống nhất Danh mục các đề tài, dự án thực hiện năm 20... có xếp thứ tự ưu tiên kèm theo (Biểu A5.1-DMXĐ).

 

THƯ KÝ
(Họ, tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH
(Họ, tên, chữ ký và đóng dấu)

 

BẢNG TỔNG HỢP Ý CHUYÊN GIA VỀ ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

(Kèm theo Biên bản họp nhóm chuyên gia)

I. Đề tài

Số TT

Tên đề tài

Sự phù hợp của đề tài so với các vấn đề KH&CN

Đáp ứng với yêu cầu quy định tại Thông tư số 03/2012/TT- BKHCN

Sự phù hợp của tên, định hướng mục tiêu và yêu cầu sản phẩm

Kết luận đáp ứng yêu cầu chung

(Ghi có hoặc không)

Các kiến nghị khác
(Phương thức lựa chọn tổ chức, cá nhân thực hiện; kiển nghị khác...)

1

2

3

4

5

6

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Dự án

Số TT

Tên dự án

Sự phù hợp của dự án so với các vấn đề KH&CN

Đáp ứng với yêu cầu quy định tại Thông tư số 03/2012/TT-BKHCN

Sự phù hợp của tên, mục tiêu và yêu cầu sản phẩm

Sự hợp lý của việc đặt các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm

Kết luận đáp ứng yêu cấu chung (Ghi có hoặc không)

Các kiến nghị khác (Phương thức lựa chọn tổ chức, cá nhân thực hiện; kiến nghị khác...)

1

2

3

4

5

6

7

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Chuyên gia đánh dấu X vào ô tương ứng tại cột số 3, 4, 5 (đối với đề tài) và 3, 4, 5, 6 (đối với dự án) nếu phù hợp, đáp ứng yêu cầu.

- Kiến nghị khác: tuyển chọn hoặc giao trực tiếp; các sửa đổi, bổ sung cần thiết (nếu có).

 

 

CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH
(Họ, tên, chữ ký và đóng dấu)

 

Biểu A5.1-DMXĐ
03/2013/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
BAN CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH
ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……, ngày ….. tháng ….. năm 20 …

 

TỔNG HỢP DANH MỤC ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI, DỰ ÁN1
ĐỀ NGHỊ THỰC HIỆN TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

Số TT

Tên đề tài, dự án2

Tính cấp thiết

Khả năng, địa chỉ ứng dụng

Mục tiêu

Nội dung chủ yếu

Dự kiến sản phẩm và yêu cầu đối với sản phẩm

Kiến nghị tuyển chọn, giao trực tiếp

A

Danh mục đề nghị thực hiện

I

Đề tài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Danh mục đề nghị không thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH
(Họ, tên, chữ ký và đóng dấu)

____________

1 Kèm theo Phiếu đề xuất nhiệm vụ.

2 Nếu đề tài, dự án do đặt hàng thì ghi tên cơ quan đặt hàng và số công văn đề nghị đặt hàng.

 

Biểu A5.2-DMTD
03/2013/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
BAN CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH
ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……, ngày ….. tháng ….. năm 20 …

 

TỔNG HỢP DANH MỤC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN ĐỦ ĐIỀU KIỆN1
ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT THỰC HIỆN TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỞI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

 

TT

Tên đề tài, dự án2

Cơ quan chủ quản quản lý đề tài, dự án

Mục tiêu, nội dung chủ yếu

Sản phẩm, yêu cầu đổi với sản phẩm

Phương thức tổ chức thực hiện (tuyển chọn, giao trực tiếp)

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

I

Đề tài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH
(Họ, tên, chữ ký và đóng dấu)

____________

1 Kèm theo Phiếu đề xuất nhiệm vụ.

2 Nếu đề tài, dự án do đặt hàng thì ghi tên cơ quan đặt hàng và số công văn đề nghị đặt hàng.

 

Biểu A5.3-DMTH
03/2013/TT-BKHCN

DANH MỤC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
THỰC HIỆN NĂM 201... THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

(Kèm theo Quyết định số     /QĐ-BKHCN ngày   tháng    năm     của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

Số TT

Tên đề tài, dự án

Cơ quan chủ quản quản lý đề tài, dự án

Mục tiêu, nội dung chủ yếu

Sản phẩm, yêu cầu đối với sản phẩm

Phương thức tổ chức thực hiện
(tuyển chọn, giao trực tiếp)

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

I

Đề tài

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

II

Dự án

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu A6-KQLV
03/2013/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
BAN CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH
ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……, ngày ….. tháng ….. năm 20 …

 

Ý KIẾN CỦA BAN CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH VÀ NHÓM CHUYÊN GIA
VỀ DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN ĐỀ XUẤT NĂM 20...

 

Số TT

Tên đề tài, dự án

Nguồn đặt hàng *

Lý do **

I

Đề xuất thực hiện

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

II

Đề xuất không thực hiện

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

Các ý kiến khác: …………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

* Ghi Bộ, ngành, địa phương,... đề xuất đặt hàng.

** Ghi lý do cụ thể.

 


ĐẠI DIỆN NHÓM CHUYÊN GIA
(Họ, tên, chữ ký)

..., ngày... tháng... năm 20...
CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH
(Họ, tên, chữ ký và đóng dấu)

 

Biểu A7.1-PĐG
03/2013/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…….., ngày … tháng … năm 20 …

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

 

1. Tên đề tài, dự án:

Mã số: ………………………………….. Thuộc Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia.

2. Quyết định thành lập Hội đồng số: ……../QĐ-BKHCN ngày .../.../201... của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

3. Họ tên và chức danh thành viên Hội đồng:

4. Đánh giá của thành viên Hội đồng:

a) Sự phù hợp của nhiệm vụ so với các vấn đề khoa học và công nghệ, nhu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay: (Nếu chưa phù hợp cần chỉ rõ những điểm chưa phù hợp và phương án chỉnh sửa)

b) Sự phù hợp của đề tài, dự án đáp ứng với yêu cầu quy định tại Quyết định số 677/QĐ-TTg phê đuyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 và Thông tư số 03/2012/TT-BKHCN hướng dẫn quản lý Chương trình: (Nếu chưa đáp ứng cần chỉ rõ phương án chỉnh sửa là:)

c) Sự phù hợp của tên, định hướng mục tiêu và yêu cầu sản phẩm đối với đề tài và tên, mục tiêu, yêu cầu về các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật đối với sản phẩm là công nghệ: (Nếu chưa đáp ứng cần chỉ rõ phương án chỉnh sửa)

d) Tính khả thi về thương mại, thị trường hoặc ứng dụng của sản phẩm:

e) Năng lực của tổ chức, cá nhân chủ trì và đề xuất phương thức lựa chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện (tuyển chọn/giao trực tiếp):

g) Ý kiến khác:

Kiến nghị của thành viên Hội đồng: (đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)

- Đề nghị thực hiện:                   £

- Đề nghị không thực hiện:         £

 

 

THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
(Họ, tên và chữ ký)

 

BẢNG ĐÁNH GIÁ ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA1

(Kèm theo Phiếu đánh giá đề xuất đề tài, dự án thuộc Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia)

 

1. Tên đề tài, dự án:

2. Họ tên và chức danh thành viên Hội đồng:

3. Quyết định thành lập Hội đồng số: ………./QĐ-BKHCN ngày .../.../201... của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

Tiêu chí đánh giá

Chỉ tiêu đánh giá

Nội dung chỉ tiêu

Đánh giá (Đạt-ghi X)

1. Sự phù hợp về mục tiêu, nội dung của Chương trình

1. Mức độ phù hợp của đề tài/dự án

1.1. Kết quả của đề tài/dự án góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung của Chương trình

 

1.2. Tính cấp thiết và kết quả đề tài/dự án góp phần thực hiện các mục tiêu tăng trưởng của ngành, lĩnh vực và mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ

 

2. Tính khả thi về công nghệ

2. Kết quả của đề tài/dự án

2.1. Đổi mới quy trình, cải tiến quy trình

 

2.2. Đổi mới sản phẩm, cải tiến sản phẩm

 

3. Tính khả thi về thương mại

3. Tính khả thi về thị trường

3.1. Khả năng cạnh tranh của quy trình/sản phẩm

 

3.2. Khả năng phát triển thị trường của quy trình/sản phẩm

 

4. Năng lực của tổ chức, cá nhân chủ trì, phối hợp2

4. Năng lực của tổ chức chủ trì, phối hợp

4.1. Kinh nghiệm quản lý sản xuất, đổi mới công nghệ

 

4.2. Nguồn tài chính và cơ sở hạ tầng

 

5. Năng lực của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ

5.1. Nguồn nhân lực của tổ chức chủ trì

 

5.2. Nguồn nhân lực của tổ chức phối hợp

 

____________

1 Đề tài, dự án có ít nhất 5/10 chỉ tiêu được đánh giá là “Đạt” mới đủ điều kiện để xem xét đề nghị thực hiện.

2 Năng lực của tổ chức, cá nhân chủ trì, phối hợp là cơ sở để xem xét giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện.

 

Biểu A7.2-PĐG-ĐT
03/2013/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…….., ngày … tháng … năm 20 …

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

(Áp dụng cho nhóm nhiệm vụ đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới)

 

1. Tên đề tài, dự án:

- Mã số:

2. Quyết định thành lập Hội đồng số: .../QĐ-BKHCN ngày  …/…/ 201... của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

3. Họ tên và chức danh thành viên Hội đồng:

4. Đánh giá của thành viên Hội đồng:

a) Sự phù hợp của đề tài, dự án đáp ứng các yêu cầu thực tiễn: (Nếu chưa phù hợp cần chỉ rõ những điểm chưa phù hợp và phương án khắc phục)

b) Đáp ứng với yêu cầu quy định tại Điều 4 của Thông tư số 03 Hướng dẫn quản lý Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia và Khung mục tiêu, nội dung thực hiện chủ yếu và dự kiến sản phẩm của nhóm nhiệm vụ đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới: (Nếu chưa đáp ứng cần chỉ rõ phương án chỉnh sửa)

c) Sự phù hợp của tên, mục tiêu, nội dung, phương thức thực hiện, dự kiến sản phẩm với loại nhiệm vụ đăng ký tại mục 1 của Phiếu đề xuất nhiệm vụ: (Nếu chưa đáp ứng cần chỉ rõ phương án chỉnh sửa)

d) Sự hợp lý của việc đặt các chỉ tiêu, yêu cầu đối với sản phẩm: (Nếu chưa đáp ứng cần chỉ rõ phương án chỉnh sửa)

e) Sự phù hợp, năng lực của tổ chức, cá nhân chủ trì và đề xuất phương thức lựa chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện (tuyển chọn/giao trực tiếp):

Kiến nghị của thành viên Hội đồng: (đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)

- Đề nghị thực hiện:                   £

- Đề nghị không thực hiện:         £

 

 

THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
(Họ, tên và chữ ký)

 

BẢNG ĐÁNH GIÁ ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA1

(Áp dụng cho nhóm nhiệm vụ đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới)

 

1. Tên đề tài, dự án:

2. Họ tên và chức danh thành viên Hội đồng:

3. Quyết định thành lập Hội đồng số: ………/QĐ-BKHCN ngày .../.../201... của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

Tiêu chí đánh giá

Chỉ tiêu đánh giá

Nội dung chỉ tiêu

Đánh giá
(Đạt-ghi X)

1. Sự phù hợp với mục tiêu, nội dung của Chương trình

1. Mức độ phù hợp của đề tài/dự án

1.1. Kết quả của đề tài/dự án góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung của Chương trình và nhóm nhiệm vụ đào tạo thuộc Chương trình

 

1.2. Có tính cấp thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nhu cầu đối với sự phát triển, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp

 

2. Tính khoa học, thực tiễn

2. Mức độ phù hợp, khả thi của thiết kế đề tài/dự án

2.1. Sự phù hợp về mục tiêu, nội dung, phương thức thực hiện, dự kiến sản phẩm đối với đề tài/dự án

 

2.2. Phạm vi, đối tượng triển khai; nội dung, kế hoạch thực hiện; phương pháp tiếp cận và phương thức tổ chức thực hiện đề tài/dự án

 

3. Khả năng, hiệu quả ứng dụng

3. Chất lượng sản phẩm và khả năng ứng dụng

3.1. Sự hợp lý của việc đặt các chỉ tiêu, yêu cầu đối với sản phẩm; Tính mới, sự phù hợp của sản phẩm đối với phân loại đối tượng đào tạo

 

3.2. Phù hợp, khả thi để ứng dụng, triển khai; quy mô triển khai của sản phẩm

 

4. Năng lực của tổ chức, cá nhân chủ trì, phối hợp2

4. Năng lực của tổ chức chủ trì, phối hợp

4.1. Kinh nghiệm quản lý, khả năng phối hợp, kiểm soát và giám sát việc thực hiện đề tài/dự án

 

4.2. Nguồn lực tài chính và cơ sở hạ tầng

 

5. Năng lực của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ

5.1. Nguồn nhân lực của tổ chức chủ trì

 

5.2. Khả năng hợp tác với các tổ chức đào tạo, doanh nghiệp thực hiện đề tài/dự án

 

____________

1 Đề tài, dự án có ít nhất 5/10 chỉ tiêu được đánh giá là “Đạt” mới đủ điều kiện để xem xét đề nghị thực hiện.

2 Năng lực của tổ chức, cá nhân chủ trì là cơ sở để xem xét lựa chọn tổ chức, cá nhân giao trực tiếp chủ trì thực hiện.

 

Biểu A7.3-PĐG-BĐCN
03/2013/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…….., ngày … tháng … năm 20 …

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

(Áp dụng cho nhóm nhiệm vụ xây dựng bản đồ công nghệ quốc gia, lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ)

 

1. Tên đề tài, dự án:

- Mã số:

2. Quyết định thành lập Hội đồng số:.../QĐ-BKHCN ngày .../…/201... của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

3. Họ tên và chức danh thành viên Hội đồng:

4. Đánh giá của thành viên Hội đồng:

a) Sự phù hợp của đề tài, dự án đáp ứng các yêu cầu thực tiễn: (Nếu chưa phù hợp cần chỉ rõ những điểm chưa phù hợp và phương án khắc phục)

b) Đáp ứng với yêu cầu quy định tại Điều 4 của Thông tư số 03 Hướng dẫn quản lý Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 và Khung mục tiêu, nội dung thực hiện chủ yếu và dự kiến sản phẩm của nhóm đề tài, dự án xây dựng bản đồ công nghệ quốc gia, lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ: (Nếu chưa đáp ứng cần chỉ rõ phương án chỉnh sửa)

c) Sự phù hợp của tên, mục tiêu, nội dung, phương thức thực hiện, dự kiến sản phẩm với loại nhiệm vụ đăng ký tại mục 1 của Phiếu đề xuất nhiệm vụ: (Nếu chưa đáp ứng cần chỉ rõ phương án chỉnh sửa)

d) Sự hợp lý của việc đặt các chỉ tiêu, yêu cầu đối với sản phẩm: (Nếu chưa đáp ứng cần chỉ rõ phương án chỉnh sửa)

e) Sự phù hợp, năng lực của tổ chức, cá nhân chủ trì và đề xuất phương thức lựa chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện (tuyển chọn/giao trực tiếp):

Kiến nghị của thành viên Hội đồng: (đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)

- Đề nghị thực hiện:                   £

- Đề nghị không thực hiện:         £

 

 

THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
(Họ, tên và chữ ký)

 

BẢNG ĐÁNH GIÁ ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA1

(Áp dụng cho nhóm nhiệm vụ xây dựng bản đồ công nghệ quốc gia, lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ)

 

1. Tên đề tài, dự án:

2. Họ tên và chức danh thành viên Hội đồng:

3. Quyết định thành lập Hội đồng số: ……./QĐ-BKHCN ngày .../.../201... của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Tiêu chí đánh giá

Chỉ tiêu đánh giá

Nội dung chỉ tiêu

Đánh giá
(Đạt-ghi X)

1. Sự phù hợp với mục tiêu, nội dung của Chương trình

1. Mức độ phù hợp của đề tài/dự án

1.1. Kết quả của đề tài/dự án góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung của Chương trình

 

1.2. Tính cấp thiết và kết quả đề tài/dự án góp phần thực hiện các mục tiêu tăng trưởng của ngành, lĩnh vực và mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ

 

2. Tính khoa học, thực tiễn

2. Mức độ phù hợp, khả thi của thiết kế đề tài/dự án

2.1. Sự phù hợp về mục tiêu, nội dung, phương thức thực hiện, dự kiến sản phẩm đối với đề tài/dự án

 

2.2. Phạm vi, đối tượng triển khai; nội dung, kế hoạch thực hiện; phương pháp tiếp cận và phương thức tổ chức thực hiện đề tài/dự án

 

3. Khả năng, hiệu quả ứng dụng

3. Chất lượng sản phẩm và khả năng ứng dụng

3.1. Sự hợp lý về yêu cầu, chỉ tiêu đối với sản phẩm và phạm vi ứng dụng

 

3.2. Khả năng ứng dụng; quy mô triển khai của sản phẩm

 

4. Năng lực của tổ chức, cá nhân chủ trì, phối hợp

4. Năng lực của tổ chức chủ trì, phối hợp

4.1. Kinh nghiệm quản lý, khả năng phối hợp, kiểm soát và giám sát việc thực hiện đề tài/dự án

 

4.2. Nguồn lực tài chính và cơ sở hạ tầng

 

5. Năng lực đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ

5.1. Nguồn nhân lực của tổ chức chủ trì

 

5.2. Nguồn nhân lực của tổ chức phối hợp

 

____________

1 Đề tài, dự án có ít nhất 5/10 chỉ tiêu được đánh giá là “Đạt” mới đủ điều kiện để xem xét đề nghị thực hiện.

2 Năng lực của tổ chức, cá nhân chủ trì, phối hợp là cơ sở để xem xét lựa chọn tổ chức, cá nhân giao trực tiếp chủ trì thực hiện.

 

Biểu A8-BBKP
03/2013/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…….., ngày … tháng … năm 20 …

 

BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

 

1. Tên đề tài, dự án:

2. Quyết định thành lập Hội đồng số: ..../QĐ-... ngày …/.../201.. của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

3. Tổng số thành viên Hội đồng:

- Số thành viên có mặt:

- Số thành viên vắng mặt:

4. Kết quả kiểm phiếu:

- Số phiếu phát ra:                                 - Số phiếu thu về:

- Số phiếu hợp lệ:                                 - Số phiếu không hợp lệ:

- Kết quả bỏ phiếu:

5. Ý kiến khác: ..........................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

KẾT QUẢ BỎ PHIẾU

(Kèm theo Biên bản kiểm phiếu Hội đồng khoa học và công nghệ xác định nhiệm vụ)

 

Số TT

Tên đề tài, dự án

Đánh giá của thành viên Hội đồng
(Đề nghị thực hiện: đánh dấu X;
Đề nghị không thực hiện: đánh dấu 0)

Số lượng phiếu "Đề nghị thực hiện"

Được đưa vào danh mục nhiệm vụ (*)

Thành viên ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

I

Đề tài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BAN KIỂM PHIẾU

 

Trưởng Ban
(Họ, tên và chữ ký)

Ủy viên thứ nhất
(Họ, tên và chữ ký)

Ủy viên thứ hai
(Họ, tên và chữ ký)

____________

(*) Ghi “Đạt ” vào ô tương ứng của cột này cho những nhiệm vụ được ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng đánh giá "đề nghị thực hiện" và số thành viên này không ít hơn 1/2 tổng số thành viên Hội đồng.

Biểu A9-BBHĐXĐNV
03/2013/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…….., ngày … tháng … năm 20 …

 

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ XÁC ĐỊNH
ĐỀ TÀI, DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

 

A. Thông tin chung

1. Tên đề tài, dự án:

1.1) ………………………………………………………………………………………………………….

1.2) ………………………………………………………………………………………………………….

1.3) ………………………………………………………………………………………………………….

…..

2. Quyết định thành lập Hội đồng số: …………/QĐ-BKHCN ngày .../ .../20... của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

3. Địa điểm và thời gian họp Hội đồng:              …ngày... / .../20...

- Số thành viên Hội đồng có mặt trên tổng số thành viên: ……/…..

- Vắng mặt:       ... người, gồm các thành viên:

- Khách mời tham dự họp Hội đồng:

TT

Họ và tên

Đơn vị công tác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. Nội dung làm việc của Hội đồng

1. Thư ký hành chính công bố quyết định thành lập Hội đồng.

2. Hội đồng thống nhất phương thức làm việc và bầu ông/bà ………….. làm thư ký khoa học của Hội đồng.

3. Ông/Bà …………………………. Đại diện Ban Chủ nhiệm Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia trình bày đề tài, dự án do Ban Chủ nhiệm xây dựng.

4. Các Ủy viên phản biện trình bày ý kiến về các đề tài, dự án được phân công:

5. Hội đồng thảo luận và cho ý kiến theo các yêu cầu:

a) Sự phù hợp của đề tài, đề án, dự án so với các vấn đề KH&CN đặt ra:

b) Đáp ứng các yêu cầu của đề tài, dự án quy định tại Thông tư số 03/2012/TT-BKHCN hướng dẫn quản lý Chưomg trình:

c) Sự phù hợp của tên, định hướng mục tiêu và yêu cầu sản phẩm đối với đề tài, dự án và yêu cầu về các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật đối với sản phẩm đối với dự án:

d) Sự phù hợp của phương thức lựa chọn tổ chức cá nhân thực hiện đề tài, dự án:

6. BCN chương trình giải trình bổ sung (nếu cần thiết):

7. Hội đồng bầu Ban kiểm phiếu:

Trưởng Ban: ………………………………

Ủy viên 1: ………………………………….

Ủy viên 2: ………………………………….

8. Các thành viên hội đồng đã đánh giá, bỏ phiếu đối với từng đề tài, dự án theo Phiếu đánh giá đề xuất đề tài, dự án. Kết quả kiểm phiếu được trình bày trong Biên bản kiểm phiếu (Biểu A8-BBKP) kèm theo.

9. Hội đồng thảo luận để hoàn thiện những yêu cầu đối với từng đề tài, dự án theo danh mục đã được Hội đồng thông qua theo nguyên tắc quá bán.

Hội đồng kiến nghị về phương thức thực hiện tuyển chọn hoặc giao trực tiếp đối với từng đề tài, dự án.

10. Kết luận:

Trên cơ sở ý kiến của các thành viên, Hội đồng thống nhất Danh mục các đề tài, dự án thực hiện năm 20... có xếp thứ tự ưu tiên kèm theo (Biểu A5.2-DMTD).

11. Hội đồng thông qua Biên bản làm việc của Hội đồng.

 

THƯ KÝ KHOA HỌC
(Họ, tên và chữ ký)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Họ, tên và chữ ký)

 

Biểu B1-ĐĐK
03/2013/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ1
CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI, DỰ ÁN THUỘC
CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

 

Kính gửi: (Cơ quan chủ quản quản lý đề tài, dự án)

 

Căn cứ thông báo của (Cơ quan chủ quản quản lý đề tài, dự án) về việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án khoa học và công nghệ năm 20..., chúng tôi:

a) .............................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

(Tên, địa chỉ của tổ chức đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp làm cơ quan chủ trì đề tài, dự án)

b) .............................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

(Họ và tên, học vị, chức vụ địa chỉ cá nhân đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp làm chủ nhiệm đề tài, dự án)

đăng ký chủ trì thực hiện đề tài, dự án khoa học và công nghệ:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

Thuộc Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020

Mã số (ghi theo Điều 5, Thông tư số 03/2012/TT-BKHCN):............................................

.................................................................................................................................

Hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp chủ trì thực hiện đề tài, dự án gồm:

1. Thuyết minh đề tài, dự án.

2. Tóm tắt hoạt động KH&CN của tổ chức đăng ký chủ trì đề tài, dự án.

3. Lý lịch khoa học của ..... 2 cá nhân đăng ký chủ nhiệm và tham gia chính đề tài, dự án.

4. Văn bản xác nhận về sự đồng ý của các tổ chức đăng ký phối hợp nghiên cứu đề tài, dự án - nếu có phối hợp nghiên cứu.

5. Các văn bản pháp lý chứng minh khả năng huy động vốn từ nguồn khác (nếu có kê khai huy động vốn từ nguồn khác).

6. Các văn bản khác (bản sao Biên bản nghiệm thu của Hội đồng KH&CN cấp Nhà nước, chứng từ nộp kinh phí thu hồi,..).

7. Văn bản xác nhận sự đồng ý của tổ chức, cá nhân về việc ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài, dự án nếu kết quả của đề tài, dự án đáp ứng được yêu cầu khoa học và mức chất lượng (nếu có).

Chúng tôi xin cam đoan những nội dung và thông tin kê khai trong hồ sơ này là đúng sự thật.

 


CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI, DỰ ÁN

(Họ, tên và chữ ký)

…………, ngày ... tháng ... năm 20....
THỦ TRƯỞNG TỔ CHỨC
ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI, DỰ ÁN KH&CN

(Họ, tên, chữ ký và đóng dấu - nếu có)

____________

1 Trình bày và in trên khổ giấy A4

2 Ghi số người đăng ký tham gia thực hiện chính nhiệm vụ thuộc Chương trình.

 

Biểu B2.1-TMĐT
03/2013/TT-BKHCN

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA1

 

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

 

1

Tên đề tài:

 

 

2

Loại đề tài:

3

Cơ quan chủ quản quản lý đề tài

- Thuộc Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia

- Mã số:

Bộ KH&CN £

Bộ, ngành  £

Tỉnh, thành phố £

4

Thời gian thực hiện:    tháng

(Từ tháng                 /20... đến tháng                 /20...)

 

5

Tổng kinh phí thực hiện: …………………. triệu đồng, trong đó:

Nguồn

Kinh phí (triệu đồng)

- Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học

 

- Từ nguồn tự có của tổ chức

 

- Từ nguồn khác

 

6

Chủ nhiệm đề tài:

Họ và tên: ………………………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh:  ……………………………….. Nam/Nữ: …………………………..

Học hàm, học vị: ………………………………………………………………………………..

Chức danh khoa học: ………………………………….. Chức vụ: …………………………..

Tên tổ chức đang công tác: ……………………………………………………………………

Điện thoại của tổ chức: ………………… Nhà riêng: ……………. Mobile: ………………..

Địa chỉ tổ chức: ………………………………………………………………………………….

Địa chỉ nhà riêng: ……………………………………………………………………………….

 

7

Thư ký đề tài:

Họ và tên: ………………………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh:  ……………………………….. Nam/Nữ: …………………………..

Học hàm, học vị: ………………………………………………………………………………..

Chức danh khoa học: ………………………………….. Chức vụ: …………………………..

Tên tổ chức đang công tác: ……………………………………………………………………

Điện thoại của tổ chức: ………………… Nhà riêng: ……………. Mobile: ………………..

Địa chỉ tổ chức: ………………………………………………………………………………….

Địa chỉ nhà riêng: ……………………………………………………………………………….

 

8

Tổ chức chủ trì đề tài2

Tên tổ chức chủ trì đề tài: ……………………………………………………………………….

Điện thoại: ……………………………. Fax: …………………………………………………….

E-mail: ……………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………….

Họ và tên thủ trưởng tổ chức: …………………………………………………………………..

Số tài khoản: ………………………………………………………………………………………

Kho bạc nhà nước/Ngân hàng: ………………………………………………………………..

 

9

Tổ chức chủ quản quản lý đề tài

 

Tên tổ chức chủ quản quản lý đề tài: …………………………….…………………………….

Điện thoại: ……………………………. Fax: …………………………………………………….

E-mail: ……………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………….

Họ và tên thủ trưởng tổ chức: …………………………………………………………………..

10

Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài (nếu có)

 

1. Tổ chức 1: ………………………………………………………………………………………

Tên cơ quan chủ quản: ……………………………………………………………………………

Điện thoại: ……………………………. Fax: …………………………………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………….

Họ và tên thủ trưởng tổ chức: …………………………………………………………………..

2. Tổ chức 2: ………………………………………………………………………………………

Tên cơ quan chủ quản: ……………………………………………………………………………

Điện thoại: ……………………………. Fax: …………………………………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………….

Họ và tên thủ trưởng tổ chức: …………………………………………………………………..

11

Các cán bộ thực hiện đề tài

 

Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nội dung chính thuộc tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài, không quá 10 người kể cả chủ nhiệm đề tài)

Số TT

Họ và tên, học hàm học vị

Tổ chức công tác

Nội dung, công việc chính tham gia

Thời gian làm việc cho đề tài
(Số tháng quy đổi2)

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

4

 

 

 

 

5

 

 

 

 

6

 

 

 

 

7

 

 

 

 

8

 

 

 

 

9

 

 

 

 

               

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

12

Mục tiêu của đề tài (Bám sát và cụ thể hóa định hướng mục tiêu theo đặt hàng - nếu có hoặc đề xuất nhiệm vụ đã được duyệt)

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

13

Tình trạng đề tài

 

£ Mới

£ Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả

£ Kế tiếp nghiên cứu của người khác

14

Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu của đề tài

14.1. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài

Ngoài nước (Phân tích đánh giá được những công trình nghiên cứu có liên quan và những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài; nêu được những bước tiến về trình độ KH&CN của những kết quả nghiên cứu đó)

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

Trong nước (Phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu trong nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, đặc biệt phải nêu cụ thể được những kết quả KH&CN liên quan đến đề tài mà các cán bộ tham gia đề tài đã thực hiện. Nếu có các đề tài cùng bản chất đã và đang được thực hiện ở cấp khác, nơi khác thì phải giải trình rõ các nội dung liên quan đến đề tài này; Nếu phát hiện có đề tài đang tiến hành mà đề tài này có thể phối hợp nghiên cứu được thì cần ghi rõ Tên đề tài, Tên Chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì đề tài đó)

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

14.2. Luận giải về sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận, thực tiễn và những nội dung cần nghiên cứu của đề tài

(Trên cơ sở đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, phân tích những công trình nghiên cứu có liên quan, những kết quả mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu đề tài, những vấn đề đã được giải quyết, cần nêu rõ những vấn đề còn tồn tại, từ đó nêu được hướng giải quyết mới - luận giải và cụ thể hóa mục tiêu đặt ra của đề tài và những nội dung cần thực hiện trong đề tài để đạt được mục tiêu)

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

15

Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài đã trích dẫn khi đánh giá tổng quan

(Tên công trình, tác giả, nơi và năm công bố, chỉ nêu những danh mục đã được trích dẫn để luận giải cho sự cần thiết nghiên cứu đề tài).

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

16

Nội dung nghiên cứu khoa học và triển khai của đề tài và phương án thực hiện

(Liệt kê và mô tả chi tiết những nội dung nghiên cứu khoa học và phương án triển khai phù hợp để giải quyết vấn đề đặt ra kèm theo các nhu cầu về nhân lực, tài chính và nguyên vật liệu trong đó chỉ rõ những nội dung mới, những nội dung kế thừa kết quả nghiên cứu của các đề tài trước đó; những hoạt động để chuyển giao kết quả nghiên cứu đến người sử dụng, dự kiến những nội dung có tính rủi ro và giải pháp khắc phục - nếu có)

 

Nội dung 1: .................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Nội dung 2:..................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Nội dung 3: .................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

17

Các hoạt động phục vụ nội dung của đề tài:

 

(Giải trình các hoạt động cần thiết dưới đây phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài)

- Khảo sát điều tra thực tế trong nước (quy mô, địa bàn, mục đích/yêu cầu, nội dung, phương pháp)

- Khảo sát nước ngoài (quy mô, mục đích/yêu cầu, đối tác, nội dung)

- Sưu tầm/dịch tài liệu phục vụ nghiên cứu (các tài liệu chính)

- Hội thảo/tọa đàm khoa học (số lượng, chủ đề, mục đích, yêu cầu)

- Thuê chuyên gia trong nước, nước ngoài

- Triển khai thực nghiệm

- Tổ chức đào tạo, hướng dẫn, huấn luyện

- Chuyển giao công nghệ, mua sáng chế

- ………….

18

Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng

(Luận cứ rõ cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sẽ sử dụng gắn với từng nội dung chính của đề tài; so sánh với các phương pháp giải quyết tương tự khác và phân tích để làm rõ được tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo của đề tài)

 

Cách tiếp cận:

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

19

Phương án phối hợp với các tổ chức nghiên cứu, cơ sở sản xuất trong nước

(Trình bày rõ phương án phối hợp: tên các tổ chức phối hợp chính tham gia thực hiện đề tài và nội dung công việc tham gia trong đề tài, kể cả các cơ sở sản xuất hoặc những người sử dụng kết quả nghiên cứu; khả năng đóng góp về nhân lực, tài chính, cơ sở hạ tầng-nếu có).

 

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

20

Phương án hợp tác quốc tế (nếu có)

(Trình bày rõ phương án phối hợp: tên đối tác nước ngoài; nội dung đã hợp tác- đối với đối tác đã có hợp tác từ trước; nội dung cần hợp tác trong khuôn khổ đề tài; hình thức thực hiện. Phân tích rõ lý do cần hợp tác và dự kiến kết quả hợp tác, tác động của hợp tác đối với kết quả của đề tài)

 

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

21

Kế hoạch thực hiện:

 

Các nội dung, công việc chủ yếu cần được thực hiện; các mốc đánh giá chủ yếu

Kết quả phải đạt

Thời gian
(bắt đầu, kết thúc)

Cá nhân, tổ chức thực hiện*

Dự kiến kinh phí

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

Nội dung 1

 

 

 

 

 

- Công việc 1

 

 

 

 

 

- Công việc 2

 

 

 

 

2

Nội dung 2

 

 

 

 

 

- Công việc 1

 

 

 

 

 

- Công việc 2

 

 

 

 

             

* Chỉ ghi những cá nhân có tên tại Mục 11

III. SẢN PHẨM KH&CN CỦA ĐỀ TÀI

22

Sản phẩm KH&CN chính của đề tài và yêu cầu chất lượng cần đạt (Liệt kê theo dạng sản phẩm)3

Dạng I: Mẫu (model, maket); Sản phẩm (là hàng hóa, có thể được tiêu thụ trên thị trường); Vật liệu; Thiết bị, máy móc; Dây chuyền công nghệ; Giống cây trồng; Giống vật nuôi và các loại khác;

Số TT

Tên sản phẩm cụ thể và chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của sản phẩm

Đơn vị đo

Mức chất lượng

Dự kiến số lượng/ quy mô sản phẩm tạo ra

Cần đạt

Mẫu tương tự

(theo các tiêu chuẩn mới nhất)

Trong nước

Thế giới

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

22.1. Mức chất lượng các sản phẩm (Dạng I) so với các sản phẩm tương tự trong nước và nước ngoài (Làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định các chỉ tiêu về chất lượng cần đạt của các sản phẩm của đề tài)

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

Dạng II: Nguyên lý ứng dụng; Phương pháp; Tiêu chuẩn; Quy phạm; Phần mềm máy tính; Bản vẽ thiết kế; Quy trình công nghệ; Sơ đồ, bản đồ; Số liệu, Cơ sở dữ liệu; Báo cáo phân tích; Tài liệu dự báo (phương pháp, quy trình, mô hình,...); Đề án, qui hoạch, kế hoạch; Luận chứng kinh tế-kỹ thuật, Báo cáo nghiên cứu khả thi và các sản phẩm khác

Số TT

Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học cần đạt

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dạng III: Bài báo; Tài liệu phục vụ đào tạo (khung chương trình, chương trình, giáo trình, bài giảng,...); Sách chuyên khảo và các sản phẩm là kết quả các đề tài thuộc Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia được quy định tại Thông tư số 03/2012/TT-BKHCN

Số TT

Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học cần đạt

Dự kiến nơi công bố
(Tạp chí, Nhà xuất bản)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

22.2. Yêu cầu khoa học của sản phẩm (Dạng II & III) so với các sản phẩm tương tự hiện có

(Làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định các yêu cầu khoa học cần đạt của các sản phẩm của đề tài)

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

22.3. Kết quả tham gia đào tạo sau đại học

Số TT

Cấp đào tạo

Số lượng

Chuyên ngành đào tạo

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

 

Thạc sỹ

 

 

 

 

Tiến sỹ

 

 

 

22.4 Sản phẩm dự kiến đăng ký bảo bộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền tác giả:

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

23

Khả năng ứng dụng và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu

23.1. Khả năng về thị trường (Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, nêu tên và nhu cầu khách hàng cụ thể nếu có; điều kiện cần thiết để có thể đưa sản phẩm ra thị trường)

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

23.2. Khả năng về ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh, vào hoạt động của các tổ chức khác (Khả năng cạnh tranh về giá thành và chất lượng sản phẩm)

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

23.3. Khả năng liên doanh liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu, thực hiện

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

23.4. Phương thức chuyển giao

(Chuyển giao công nghệ trọn gói, chuyển giao công nghệ có đào tạo, chuyển giao theo hình thức trả dần theo tỷ lệ % của doanh thu; liên kết với doanh nghiệp để sản xuất hoặc góp vốn-với đơn vị phối hợp nghiên cứu hoặc với cơ sở sẽ áp dụng kết quả nghiên cứu- theo tỷ lệ đã thỏa thuận để cùng triển khai sản xuất; tự thành lập doanh nghiệp trên cơ sở kết quả nghiên cứu tạo ra...)

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

24

Phạm vi và địa chỉ (dự kiến) ứng dụng các kết quả của đề tài

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

25

Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

25.1. Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan

(Nêu những dự kiến đóng góp vào các lĩnh vực khoa học công nghệ ở trong nước và quốc tế)

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

25.2. Đối với tổ chức chủ trì và các tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng, sử dụng kết quả nghiên cứu

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

25.3. Đối với kinh tế-xã hội và môi trường

Nêu những tác động dự kiến của kết quả nghiên cứu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường; đóng góp cho việc xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật hoặc có tác động làm chuyển biến nhận thức của xã hội và tác động đối với ngành, lĩnh vực sản xuất; Nâng cao năng lực KHCN của tổ chức, cá nhân thông qua tham gia thực hiện đề tài hoặc sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

                           

IV. NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ

(Giải trình chi tiết xin xem phụ lục kèm theo)

Đơn vị tính: Triệu đồng

26

Kinh phí thực hiện đề tài phân theo các khoản chi

 

Nguồn kinh phí

Tổng số

Trong đó

Trả công lao động

(khoa học, phổ thông)

Nguyên, vật liệu, năng lượng

Thiết bị, máy móc

Xây dựng, sửa chữa nhỏ

Chi khác

1

2

3

4

5

6

7

8

 

 

1

 

 

 

2

3

Tổng kinh phí

Trong đó:

Ngân sách SNKH:

- Năm thứ nhất*:

- Năm thứ hai*:

- Năm thứ ba*:

Nguồn tự có của cơ quan

Nguồn khác

(vốn huy động,...)

 

 

 

 

 

 

(*): chi dự toán khi đề tài đã được phê duyệt

 

……, Ngày … tháng … năm ...
Chủ nhiệm đề tài
(Họ tên và chữ ký)

 

……, Ngày … tháng … năm ...
Tổ chức chủ trì đề tài
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu - nếu có)

……, Ngày … tháng … năm ...
 Bộ Khoa học và Công nghệ
Chủ nhiệm Chương trình

(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

……, Ngày … tháng … năm ...
Thủ trưởng cơ quan Chủ quản4
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

____________

1 Mẫu Thuyết minh này áp dụng cho đề tài nghiên cứu phát triển công nghệ; Nhóm nhiệm vụ đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới; Xây dựng bản đồ công nghệ quốc gia, lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ và các đề tài, dự án khác.

2 Tổ chức chủ trì đăng ký chủ trì đề tài là tổ chức có tư cách pháp nhân, có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đề tài.

2 Một (01) tháng quy đổi là tháng làm việc gồm 22 ngày, mỗi ngày làm việc gồm 8 tiếng.

3 Ghi kết quả tương ứng với đề tài đăng ký thực hiện

4 Nếu Bộ KH&CN là cơ quan Chủ quản quản lý đề tài thì không cần xác nhận nội dung này.

PHỤ LỤC THUYẾT MINH ĐỀ TÀI
DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỀ TÀI

Đơn vị tính: triệu đồng

Số TT

Nội dung các khoản chi

Tổng số

Nguồn vốn

Kinh phí

Tỷ lệ
(%)

Ngân sách SNKH

Khác

Tổng số

Trong đó, khoán chi theo quy định*

Năm thứ nhất *

Trong đó, khoán chi theo quy định*

Năm thứ hai*

Trong đó, khoán chi theo quy định *

Năm thứ ba*

Trong đó, khoán chi theo quy định*

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

1

Trả công lao động (khoa học, phổ thông) gồm:

Nội dung 1

Nội dung 2

Nội dung 3...

- Thuê chuyên gia trong nước, nước ngoài

- Tổ chức đào tạo, hướng dẫn, huấn luyện

- Khảo sát, điều tra,...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Nguyên, vật liệu, năng lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Thiết bị, máy móc, phần mềm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Xây dựng, sửa chữa nhỏ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Chi khác

Trong đó:

- Công tác trong nước (địa điểm, thời gian)

- Hợp tác quốc tế (nước, số người)

- Khảo sát/điều tra thực tế trong nư­ớc (quy mô, địa bàn, mục đích/yêu cầu, nội dung, phương pháp)

- Khảo sát nước ngoài (quy mô, mục đích/yêu cầu, đối tác, nội dung)

- Sưu tầm/dịch tài liệu phục vụ nghiên cứu (các tài liệu chính)

- Hội thảo/tọa đàm khoa học (số lượng, chủ đề, mục đích, yêu cầu)

- Triển khai thực nghiệm, thử nghiệm

- Chuyển giao công nghệ, mua sáng chế.

- Tổ chức đào tạo, hướng dẫn, huấn luyện

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Chi dự toán khi đề tài được phê duyệt (theo Thông tư số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 4/10/2006)

 

GIẢI TRÌNH CÁC KHOẢN CHI

 

Khoản 1. Công lao động (khoa học, phổ thông)

Đơn vị tính: triệu đồng

Số TT

Nội dung lao động

Dự toán chi tiết theo thứ tự nội dung nghiên cứu nêu tại mục 21 của thuyết minh

Tổng số

Nguồn vốn

Mục chi

Ngân sách SNKH

Ngân sách SNKH

Khác

Tổng số

Trong đó, khoán chi theo quy định*

Năm thứ nhất*

Trong đó, khoán chi theo quy định*

Năm thứ hai*

Trong đó, khoán chi theo quy định *

Năm thứ ba*

Trong đó, khoán chi theo quy định*

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

1

Nội dung 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Thuê chuyên gia trong nước, nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Công việc 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Công việc 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Dự toán theo Thông tư số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 4/10/2006

 

Khoản 2. Nguyên vật liệu, năng lượng

Đơn vị tính: triệu đồng

Số TT

Nội dung

Đơn vị đo

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Nguồn vốn

Ngân sách SNKH

Khác

Tổng số

Trong đó, khoán chi theo quy định*

Năm thứ nhất*

Trong đó, khoán chi theo quy định*

Năm thứ hai*

Trong đó, khoán chi theo quy định*

Năm thứ ba*

Trong đó, khoán chi theo quy định *

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

1

Nguyên, vật liệu

(Dự toán chi tiết theo thứ tự nội dung nghiên cứu nêu tại thuyết minh)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Năng lượng, nhiên liệu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Mua sách, tài liệu, số liệu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Dự toán theo Thông tư số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 4/10/2006

 

Khoản 3. Thiết bị, máy móc

Đơn vị tính: triệu đồng

Số TT

Nội dung

Mục chi

Đơn vị đo

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Nguồn vốn

Ngân sách SNKH

Khác

Tổng

Năm thứ nhất*

Năm thứ hai *

Năm thứ ba *

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1

Thiết bị hiện có tham gia thực hiện đề tài (chỉ ghi tên thiết bị và giá trị còn lại, không cộng vào tổng kinh phí của Khoản 3)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Thiết bị mua mới, phần mềm, chuyển giao công nghệ, mua sáng chế,...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Thuê thiết bị (ghi tên thiết bị, thời gian thuê)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

 

 

 

 

 

 

* Dự toán theo Thông tư số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 4/10/2006

 

Khoản 4. Xây dựng, sửa chữa nhỏ

Đơn vị tính: triệu đồng

Số TT

Nội dung

Kinh phí

Nguồn vốn

Ngân sách SNKH

Khác

Tổng

Năm thứ nhất*

Năm thứ hai*

Năm thứ ba *

1

2

3

4

5

6

7

8

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

 

 

 

 

 

 

* Dự toán theo Thông tư số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 4/10/2006

 

Khoản 5. Chi khác

Đơn vị tính: triệu đồng

Số TT

Nội dung

Tổng số

Nguồn vốn

Mục chi

Tổng

Ngân sách SNKH

Khác

Tổng số

Trong đó, khoán chi theo quy định*

Năm thứ nhất*

Trong đó, khoán chi theo quy định*

Năm thứ hai*

Trong đó, khoán chi theo quy định*

Năm thứ ba*

Trong đó, khoán chi theo quy định*

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

1

Công tác trong nước (địa điểm, thời gian, số lượt người)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Hợp tác quốc tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Đoàn ra (nước đến, số người, số ngày, số lần)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Đoàn vào (số người, số ngày, số lần...)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Kinh phí quản lý (của cơ quan chủ trì)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Chi phí đánh giá, kiểm tra nội bộ, nghiệm thu các cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chi phí kiểm tra nội bộ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chi nghiệm thu trung gian

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chi phí nghiệm thu nội bộ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chi phí nghiệm thu ở cấp quản lý đề tài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Chi điều tra, khảo sát, thực nghiệm, thử nghiệm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khảo sát/điều tra thực tế trong nước (quy mô, địa bàn, mục đích/yêu cầu, nội dung, phương pháp)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khảo sát nước ngoài (quy mô, mục đích/yêu cầu, đối tác, nội dung)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Triển khai thực nghiệm, thử nghiệm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- …..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Chi khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hội thảo/tọa đàm khoa học (số lượng, chủ đề, mục đích, yêu cầu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ấn loát tài liệu, văn phòng phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Dịch tài liệu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sưu tầm tài liệu phục vụ nghiên cứu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Phụ cấp chủ nhiệm đề tài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Phụ cấp thư ký đề tài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Dự toán theo Thông tư số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 4/10/2006

Biểu B2.2-TMDA
03/2013/TT-BKHCN

THUYẾT MINH DỰ ÁN
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA1

 

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

 

1

Tên dự án:

 

2

Loại dự án:

3

Cơ quan chủ quản quản lý dự án

- Thuộc Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia

- Mã số:

Bộ KH&CN £

Bộ, ngành £

Tỉnh, thành phố £

4

Thời gian thực hiện: …………. tháng

 

Từ tháng      /20... đến tháng            /20...)

5

Tổng kinh phí thực hiện: …………………… triệu đồng, trong đó:

Nguồn

Kinh phí (Triệu đồng)

- Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học

 

- Từ nguồn tự có của tổ chức

 

- Từ nguồn khác

 

6

Chủ nhiệm dự án

 

Họ và tên: …………………………………………………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………. Nam/ Nữ: ……………………………

Học hàm, học vị/ Trình độ chuyên môn: ………………………………………………………

Chức danh khoa học: ………………………….. Chức vụ: …………………………………..

Tên tổ chức đang công tác: …………………………………………………………………….

Điện thoại của tổ chức:  …………………. Nhà riêng: …………….. Mobile: ……………….

Fax: ………………………………………… Email: …………………………………………….

Địa chỉ tổ chức: …………………………………………………………………………………..

Địa chỉ nhà riêng: …………………………………………………………………………………

7

Thư ký dự án

 

Họ và tên: …………………………………………………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………. Nam/ Nữ: ……………………………

Học hàm, học vị: …………………………………………………………………………………

Chức danh khoa học: ………………………….. Chức vụ: …………………………………..

Tên tổ chức đang công tác: …………………………………………………………………….

Điện thoại của tổ chức:  …………………. Nhà riêng: …………….. Mobile: ……………….

Fax: ………………………………………… Email: …………………………………………….

Địa chỉ tổ chức: …………………………………………………………………………………..

Địa chỉ nhà riêng: …………………………………………………………………………………

8

Tổ chức chủ trì thực hiện dự án

 

Tên tổ chức chủ trì dự án:

Điện thoại: …………………………………… Fax: ……………………………………………..

Email: ……………………………………………………………………………………………….

Website: …………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………

Họ và tên thủ trưởng tổ chức: ……………………………………………………………………

Số tài khoản: ……………………………………………………………………………………….

Kho bạc Nhà nước/Ngân hàng:  ………………………………………………………………….

9

Tổ chức chủ quản quản lý dự án

 

Tên tổ chức chủ quản quản lý dự án: …………………………………………………………….

Điện thoại: …………………………………… Fax: ……………………………………………..

Email: ……………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………

Họ và tên thủ trưởng tổ chức: ……………………………………………………………………

10

Tổ chức tham gia chính

 

10.1. Tổ chức chịu trách nhiệm về công nghệ

Tên tổ chức chịu trách nhiệm về công nghệ: …………………………………………………..

Điện thoại: …………………………………… Fax: ……………………………………………..

Email: ……………………………………………………………………………………………….

Website: …………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………

Họ và tên thủ trưởng tổ chức: ……………………………………………………………………

Người chịu trách nhiệm chính về công nghệ của dự án: .....................................................

10.2. Tổ chức phối hợp khác

Tên tổ chức ..................................................…………………………………………………..

Điện thoại: …………………………………… Fax: ……………………………………………..

Email: ……………………………………………………………………………………………….

Website: …………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………

Họ và tên thủ trưởng tổ chức: ……………………………………………………………………

11

Cán bộ thực hiện dự án

 

(Ghi những người dự kiến đóng góp khoa học chính thuộc tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện dự án, không quá 10 người kể cả chủ nhiệm dự án - mỗi người có tên trong danh sách này cần khai báo lý lịch khoa học theo Biểu B4-LLKH)

Số TT

Họ và tên

Tổ chức công tác

Nội dung công việc tham gia

Thời gian làm việc cho dự án

(Số tháng quy đổi2)

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

4

 

 

 

 

5

 

 

 

 

6

 

 

 

 

7

 

 

 

 

8

 

 

 

 

9

 

 

 

 

10

 

 

 

 

12

Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu của dự án

Ngoài nước (Phân tích đánh giá được những công trình nghiên cứu có liên quan và những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của dự án; nêu được những bước tiến về trình độ KH&CN của những kết quả nghiên cứu đó)

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

Trong nước (Phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu trong nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu của dự án, đặc biệt phải nêu cụ thể được những kết quả KH&CN liên quan đến dự án mà các cán bộ tham gia dự án đã thực hiện. Nếu có các dự án cùng bản chất đã và đang được thực hiện ở cấp khác, nơi khác thì phải giải trình rõ các nội dung kỹ thuật liên quan đến dự án này; Nếu phát hiện có dự án đang tiến hành mà dự án này có thể phối hợp nghiên cứu được thì cần ghi rõ Tên dự án, Tên Chủ nhiệm dự án và cơ quan chủ trì dự án đó)

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

13

Luận cứ về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của dự án

 

13.1. Làm rõ về công nghệ lựa chọn của dự án (Tính mới, ưu việt, tiên tiến của công nghệ; trình độ công nghệ so với công nghệ hiện có ở Việt Nam, khả năng triển khai công nghệ trong nước, tính phù hợp của công nghệ đối với phương án sản xuất và yêu cầu của thị trường,...).

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

13.2. Lợi ích kinh tế, khả năng thị trường và cạnh tranh của sản phẩm dự án (Hiệu quả kinh tế mang lại khi áp dụng kết quả của dự án; khả năng mở rộng thị trường ở trong nước và xuất khẩu: nêu rõ các yếu tố chủ yếu làm tăng khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành của sản phẩm dự án so với các sản phẩm cùng loại, chẳng hạn: sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, giá nhân công rẻ, phí vận chuyển thấp, tính ưu việt của công nghệ...).

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

13.3. Tác động của kết quả dự án đến kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng (Tác động của sản phẩm dự án đến phát triển KT-XH, môi trường, khả năng tạo thêm việc làm, ngành nghề mới, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đảm bảo an ninh, quốc phòng...).

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

13.4. Năng lực thực hiện dự án (Mức độ cam kết và năng lực thực hiện của các tổ chức tham gia chính trong dự án: năng lực khoa học, công nghệ của người thực hiện và cơ sở vật chất-kỹ thuật, các cam kết bằng hợp đồng về mức đóng góp vốn, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động, bao tiêu sản phẩm, phân chia lợi ích về khai thác quyền sở hữu trí tuệ, chia sẻ rủi ro).  

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

13.5. Khả năng ứng dụng, chuyển giao, nhân rộng kết quả của dự án (Nêu rõ phương án về tổ chức sản xuất; nhân rộng, chuyển giao công nghệ; thành lập doanh nghiệp mới để sản xuất-kinh doanh,...).

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

             

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI DỰ ÁN

14

Mục tiêu

14.1. Mục tiêu của dự án sản xuất3 hoặc chuyển giao công nghệ đặt ra (Chất lượng sản phẩm; quy mô sản xuất);

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

14.2. Mục tiêu của dự án sản xuất thử nghiệm (Trình độ công nghệ, quy mô sản phẩm)

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

15

Nội dung:

15.1. Mô tả công nghệ, sơ đồ hoặc quy trình công nghệ (là xuất xứ của dự án) để triển khai trong dự án

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

15.2. Phân tích những vấn đề mà dự án, đề án cần giải quyết về công nghệ (Hiện trạng của công nghệ và việc hoàn thiện, thử nghiệm tạo ra công nghệ mới; nắm vững, làm chủ quy trình công nghệ và các thông số kỹ thuật; ổn định chất lượng sản phẩm, chủng loại sản phẩm; nâng cao khối lượng sản phẩm cần sản xuất thử nghiệm để khẳng định công nghệ và quy mô của dự án sản xuất thử nghiệm);

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

15.3. Liệt kê và mô tả nội dung, các bước công việc cần thực hiện để giải quyết những vấn đề đặt ra, kể cả đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật đáp ứng cho việc thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm.

Nội dung 1:

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

Nội dung 2:

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

15.4. Các hoạt động phục vụ nội dung của dự án:

- Khảo sát/điều tra thực tế trong nước (quy mô, địa bàn, mục đích/yêu cầu, nội dung, phương pháp);

- Khảo sát nước ngoài (quy mô, mục đích/yêu cầu, đối tác, nội dung)

- Sưu tầm/dịch tài liệu phục vụ nghiên cứu (các tài liệu chính)

- Hội thảo/tọa đàm khoa học (số lượng, chủ đề, mục đích, yêu cầu)

- Thuê chuyên gia trong nước, nước ngoài

- Triển khai thực nghiệm

- Tổ chức đào tạo, hướng dẫn, huấn luyện

- Chuyển giao công nghệ, mua sáng chế.

…………..

16

Phương án triển khai

16.1. Phương án tổ chức sản xuất thử nghiệm:

a) Phương thức tổ chức thực hiện:

- Đối với đơn vị chủ trì là doanh nghiệp: cần làm rõ năng lực triển khai thực nghiệm và hoàn thiện công nghệ theo mục tiêu trong dự án; phương án liên doanh, phối hợp với các tổ chức KH&CN trong việc phát triển, hoàn thiện công nghệ;

- Đối với đơn vị chủ trì là tổ chức khoa học và công nghệ: cần làm rõ năng lực triển khai thực nghiệm và hoàn thiện công nghệ theo mục tiêu trong dự án; việc liên doanh với doanh nghiệp để tổ chức sản xuất thử nghiệm (kế hoạch/phương án của doanh nghiệp về bố trí địa điểm, điều kiện cơ sở vật chất, đóng góp về vốn, về nhân lực, về khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức phân chia lợi nhuận;...)

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

b) Mô tả, phân tích và đánh giá các điều kiện triển khai dự án:

- Địa điểm thực hiện dự án (nêu địa chỉ cụ thể, nêu thuận lợi và hạn chế về cơ sở hạ tầng như giao thông, liên lạc, điện nước.... của địa bàn triển khai dự án); nhà xưởng, một bằng hiện có (m2), dự kiến cải tạo, mở rộng,.....);

- Trang thiết bị chủ yếu đảm bảo cho triển khai dự án sản xuất thử nghiệm (làm rõ những trang thiết bị đã có, bao gồm cả liên doanh với các đơn vị tham gia, trang thiết bị cần thuê, mua hoặc tự thiết kế chế tạo; khả năng cung ứng trang thiết bị của thị trường cho dự án; ….);

- Nguyên vật liệu (khả năng cung ứng nguyên vật liệu chủ yếu cho quá trình sản xuất thử nghiệm, làm rõ những nguyên vật liệu cần nhập của nước ngoài;.....);

- Nhân lực cần cho triển khai dự án: số cán bộ khoa học công nghệ và công nhân lành nghề tham gia thực hiện dự án; kế hoạch tổ chức nhân lực tham gia dự án; nhu cầu đào tạo phục vụ dự án (số lượng cán bộ, kỹ thuật viên, công nhân).

- Môi trường (đánh giá tác động môi trường do việc triển khai dự án và giải pháp khắc phục);

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

16.2. Phương án tài chính (Phân tích và tính toán tài chính của quá trình thực hiện dự án) trên cơ sở:

- Tổng vốn đầu tư để triển khai dự án, trong đó nêu rõ vốn cố định, vốn lưu động cho một khối lượng sản phẩm cần thiết trong một chu kỳ sản xuất thử nghiệm để có thể tiêu thụ và tái sản xuất cho đợt sản xuất thử nghiệm tiếp theo (trong trường hợp cần thiết);

- Phương án huy động và sử dụng các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước tham gia dự án (kèm theo các văn bản pháp lý minh chứng cho việc huy động các nguồn vốn: báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 2-3 năm gần nhất; cam kết cho vay vốn hoặc bảo lãnh vay vốn của ngân hàng; cam kết pháp lý về việc đóng góp vốn của các tổ chức tham gia dự án,...);

- Phương án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước (các nội dung chi bằng nguồn vốn này).

- Tính toán, phân tích giá thành sản phẩm của dự án (theo từng loại sản phẩm của dự án nếu có); thời gian thu hồi vốn.

Các số liệu cụ thể của phương án tài chính được trình bày tại các bảng 1 đến bảng 5 và các phụ lục 1 đến phụ lục 7)

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

16.3. Dự báo nhu cầu thị trường và phương án kinh doanh sản phẩm của dự án (Giải trình và làm rõ thêm các bảng tính toán và phụ lục kèm theo bảng 3-5, phụ lục 9);

- Dự báo nhu cầu thị trường (dự báo nhu cầu chung và thống kê danh mục các đơn đặt hàng hoặc hợp đồng mua sản phẩm dự án);

- Phương án tiếp thị sản phẩm của dự án (tuyên truyền, quảng cáo, xây dựng trang web, tham gia hội chợ triển lãm, trình diễn công nghệ, tờ rơi,...);

- Phân tích giá thành, giá bán dự kiến của sản phẩm trong thời gian sản xuất thử nghiệm; giá bán khi ổn định sản xuất (so sánh với giá sản phẩm nhập khẩu, giá thị trường trong nước hiện tại; dự báo xu thế giá sản phẩm cho những năm tới); các phương thức hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm dự án;

- Phương án tổ chức mạng lưới phân phối sản phẩm khi phát triển sản xuất quy mô công nghiệp.

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

17

Sản phẩm của dự án

[Phân tích, làm rõ các thông số và so sánh với các sản phẩm cùng loại trong nước và của nước ngoài: (i)Dây chuyền công nghệ, các thiết bị, quy trình công nghệ đã được ổn định (quy mô, các thông số và tiêu chuẩn kỹ thuật); (ii)Sản phẩm đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng; (iii) Ấn phẩm; (iv) Đào tạo cán bộ; (v) Sản phẩm sản xuất thử nghiệm (chủng loại, khối lượng, tiêu chuẩn chất lượng)].

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

18

Phương án phát triển của dự án sau khi kết thúc

18.1. Phương thức triển khai [Mô tả rõ phương án triển khai lựa chọn trong các loại hình sau đây: (i)Đưa vào sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp; (ii)Nhân rộng, chuyển giao kết quả của dự án; (iii)Liên doanh, liên kết; (iv)Thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ mới để tiến hành sản xuất- kinh doanh; (v) Hình thức khác: Nêu rõ].

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

18.2. Quy mô sản xuất (Công nghệ, nhân lực, sản phẩm,...)

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

18.3. Tổng số vốn của dự án sản xuất

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

III. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN

Tổng kinh phí cần thiết để triển khai dự án, đề án = Vốn cố định của dự án sản xuất + Kinh phí hỗ trợ công nghệ + vốn lưu động.

* Vốn cố định của Dự án sản xuất gồm: (i)Thiết bị, máy móc đã có (giá trị còn lại); (ii)Thiết bị, máy móc mua mới; (iii)Nhà xưởng đã có (giá trị còn lại); (iv)Nhà xưởng xây mới hoặc cải tạo.

* Vốn lưu động: chỉ tính chi phí để sản xuất khối lượng sản phẩm cần thiết có thể tiêu thụ và tái sản xuất cho đợt sản xuất thử nghiệm tiếp theo.

* Kinh phí hỗ trợ công nghệ: chi phí hoàn thiện, ổn định các thông số kinh tế-kỹ thuật.

Bảng 1. Tổng kinh phí đầu tư cần thiết để triển khai Dự án

Đơn vị: triệu đồng

Số TT

Nguồn vốn

Tổng cộng

Trong đó

Vốn cố định

Kinh phí hỗ trợ công nghệ

Vốn lưu động

Thiết bị, máy móc mua mới

Nhà xưởng xây dựng mới và cải tạo

Chi phí lao động

Nguyên vật liệu, năng lượng

Thuê thiết bị, nhà xưởng

Khác

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

Ngân sách SNKH:

- Năm thứ nhất:

- Năm thứ hai:

- Năm thứ ba:

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Các nguồn vốn khác

2.1. Vốn tự có của cơ sở:

- Năm thứ nhất:

- Năm thứ hai:

- Năm thứ ba:

2.2. Khác (vốn huy động,...)

- Năm thứ nhất:

- Năm thứ hai:

- Năm thứ ba:

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 2. Tổng chi phí và giá thành sản phẩm
(Trong thời gian thực hiện Dự án)

 

Số TT

Nội dung

Tổng số chi phí (1.000 đ)

Trong đó theo sản phẩm

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

A

Chi phí trực tiếp

 

 

 

 

 

1

Nguyên vật liệu, bao bì

 

 

 

 

Phụ lục 1

2

Điện, nước, xăng dầu

 

 

 

 

Phụ lục 2

3

Chi phí lao động

 

 

 

 

Phụ lục 6

4

Sửa chữa, bảo trì thiết bị

 

 

 

 

Phụ lục 7

5

Chi phí quản lý

 

 

 

 

Phụ lục 7

B

Chi phí gián tiếp và khấu hao tài sản cố định

 

 

 

 

 

6

Khấu hao thiết bị cho dự án

- Khấu hao thiết bị cũ

- Khấu hao thiết bị mới

 

 

 

 

Phụ lục 3

7

Khấu hao nhà xưởng cho dự án

- Khấu hao nhà xưởng cũ

- Khấu hao nhà xưởng mới

 

 

 

 

Phụ lục 5

8

Thuê thiết bị

 

 

 

 

Phụ lục 3

9

Thuê nhà xưởng

 

 

 

 

Phụ lục 5

10

Phân bổ chi phí hỗ trợ công nghệ

 

 

 

 

Phụ lục 4

11

Tiếp thị, quảng cáo

 

 

 

 

Phụ lục 7

12

Khác (trả lãi vay, các loại phí,...)

 

 

 

 

Phụ lục 7

- Tổng chi phí sản xuất thử nghiệm (A+B):

 

 

 

 

 

- Giá thành 1 đơn vị sản phẩm:

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Khấu hao thiết bị và tài sản cố định: tính theo quy định của Nhà nước đối với từng loại thiết bị của từng ngành kinh tế tương ứng.

- Chi phí hỗ trợ công nghệ: được phân bổ cho thời gian thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm và 01 năm đầu sản xuất ổn định (tối đa không quá 3 năm).

Bảng 3. Tổng doanh thu
(Cho thời gian thực hiện dự án)

 

TT

Tên sản phẩm

Đơn vị

Số lượng

Giá bán dự kiến (1000 đ)

Thành tiền (1.000 đ)

1

2

3

4

5

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

 

 

Bảng 4. Tổng doanh thu
(Cho 1 năm đạt 100% công suất)

 

TT

Tên sản phẩm

Đơn vị

Số lượng

Đơn giá (1000 đ)

Thành tiền (1.000 đ)

1

2

3

4

5

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

 

 

Bảng 5. Tính toán hiệu quả kinh tế dự án (cho 1 năm đạt 100% công suất)

 

TT

Nội dung

Thành tiền (1.000đ)

1

2

3

1

Tổng vốn đầu tư cho Dự án

 

2

Tổng chí phí, trong một năm

 

3

Tổng doanh thu, trong một năm

 

4

Lãi gộp (3) - (2)

 

5

Lãi ròng: (4) - (thuế + lãi vay+ các loại phí)

 

6

Khấu hao thiết bị, XDCB và chi phí hỗ trợ công nghệ trong 1 năm

 

7

Thời gian thu hồi vốn T (năm, ước tính)

 

8

Tỷ lệ lãi ròng so với vốn đầu tư, % (ước tính)

 

9

Tỷ lệ lãi ròng so với tổng doanh thu, % (ước tính)

 

Chú thích:

- Tổng vốn đầu tư bao gồm: tổng giá trị còn lại của thiết bị, máy móc và nhà xưởng đã có + tổng giá trị của thiết bị, máy móc mua mới và nhà xưởng bổ sung mới (kể cả cải tạo) + chi phí hỗ trợ công nghệ;

- Thuế: gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác nếu có, trong 1 năm;

- Lãi vay: là các khoản lãi vay phải trả trong 1 năm.

Thời gian thu hồi vốn T =

Tổng vốn Đầu tư

= ------ = ….. năm

Lãi ròng + Khấu hao

 

Tỷ lệ lãi ròng so với vốn đầu tư =

Lãi ròng

x 100 = ---- x 100 = …. %;

Tổng vốn Đầu tư

 

Tỷ lệ lãi ròng so với tổng doanh thu =

Lãi ròng

x 100 = ----- x 100 = ….. %;

Tổng doanh thu

 

19

Hiệu quả kinh tế - xã hội

(Tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, năng lượng, giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, giảm nhập khẩu, tạo công ăn việc làm, bảo vệ môi trường....)

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

 

……, Ngày ……. tháng ….. năm
Chủ nhiệm dự án
(Họ tên và chữ ký)

 

……, Ngày ……. tháng ….. năm
Tổ chức chủ trì dự án
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu - nếu có)

……, Ngày ……. tháng ….. năm
Bộ Khoa học và Công nghệ
Chủ nhiệm Chương trình

(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

……, Ngày ……. tháng ….. năm
Thủ trưởng cơ quan Chủ quản4
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

____________

1 Thuyết minh được trình bày và in ra trên khổ giấy A4, áp dụng cho dự án nghiên cứu phát triển công nghệ và các dự án khác.

2 Một (01) tháng quy đổi là tháng gồm 22 ngày làm việc x 8 tiếng

3 Dự án sản xuất là phương án triển khai sau khi quá trình thử nghiệm kết thúc.

4 Nếu Bộ KH&CN là cơ quan Chủ quản quản lý dự án thì không cần xác nhận nội dung này.

Phụ lục thuyết minh dự án (TMDA)

DỰ TOÁN KINH PHÍ DỰ ÁN
(Theo nội dung chi)

Đơn vị: triệu đồng

Số TT

Nội dung các khoản chi

Tổng số

Nguồn vốn

Kinh phí

Tỷ lệ (%)

Ngân sách SNKH

Tự có

Khác

Tổng số

Trong đó, khoán chi theo quy định *

Năm thứ nhất*

Trong đó, khoán chi theo quy định *

Năm thứ hai*

Trong đó, khoán chi theo quy định *

Năm thứ ba*

Trong đó, khoán chi theo quy định *

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

1

Thiết bị, máy móc mua mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Nhà xưởng xây dựng mới và cải tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Kinh phí hỗ trợ công nghệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Chi phí lao động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Nguyên vật liệu năng lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Thuê thiết bị, nhà xưởng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Chi khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Chỉ dự toán khi dự án được phê duyệt

 

Phụ lục 1-TMDA

NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU
(Để sản xuất khối lượng sản phẩm cần thiết có thể tiêu thụ và tái sản xuất đợt tiếp theo)

Đơn vị: triệu đồng

Số TT

Mục chi

Nội dung

Đơn vị đo

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Nguồn vốn

Ngân sách SNKH

Tự có

Khác

Tổng số

Trong đó, khoán chi theo Thông tư 93 *

Năm thứ nhất*

Trong đó, khoán chi theo Thông tư 93 *

Năm thứ hai*

Trong đó, khoán chi theo Thông tư 93 *

Năm thứ ba*

Trong đó, khoán chi theo Thông tư 93 *

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

1

 

Nguyên, vật liệu chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

Nguyên, vật liệu phụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

Dụng cụ, phụ tùng, vật rẻ tiền mau hỏng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Chỉ dự toán khi dự án được phê duyệt (theo Thông tư số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN)

 

Phụ lục 2-TMDA

NHU CẦU ĐIỆN, NƯỚC, XĂNG DẦU
(Để sản xuất khối lượng sản phẩm cần thiết có thể tiêu thụ và tái sản xuất đợt tiếp theo)

Đơn vị: triệu đồng

Số TT

Mục chi

Nội dung

Đơn vị đo

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Nguồn vốn

Ngân sách SNKH

Tự có

Khác

Tổng số

Trong đó, khoán chi theo quy định*

Năm thứ nhất*

Trong đó, khoán chi theo quy định*

Năm thứ hai*

Trong đó, khoán chi theo quy định*

Năm thứ ba*

Trong đó, khoán chi theo quy định*

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

1

 

Về điện:

kW/h

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Điện sản xuất: Tổng công suất thiết bị, máy móc ….. kW

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

Về nước:

m3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

Về xăng dầu:

Lít

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cho thiết bị sản xuất …….. tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cho phương tiện vận tải... tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Chỉ dự toán khi dự án được phê duyệt (theo Thông tư số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN)

 

Phụ lục 3a-TMDA

YÊU CẦU VỀ THIẾT BỊ, MÁY MÓC

Đơn vị: triệu đồng

A. Thiết bị hiện có (tính giá trị còn lại)

Số TT

Nội dung

Đơn vị đo

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

2

3

4

5

6

I

Thiết bị công nghệ

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Thiết bị thử nghiệm, đo lường

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

 

 

Phụ lục 3b-TMDA

YÊU CẦU VỀ THIẾT BỊ, MÁY MÓC

B. Thiết bị mới bổ sung, thuê thiết bị

Đơn vị: triệu đồng

Số TT

Mục chi

Nội dung

Đơn vị đo

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Nguồn vốn

Ngân sách SNKH

Tự có

Khác

Tổng số

Năm thứ nhất*

Năm thứ hai*

Năm thứ ba*

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

1

 

Mua thiết bị công nghệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

Mua thiết bị thử nghiệm, đo lường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

Mua bằng sáng chế, bản quyền

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

Mua phần mềm máy tính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

Vận chuyển lắp đặt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

Thuê thiết bị (nêu các thiết bị cần thuê, giá thuê và chỉ ghi vào cột 7 để tính vốn lưu động)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

 

 

 

 

 

 

 

Chú ý: Ngân sách Nhà nước chỉ hỗ trợ mua nguyên chiếc thiết bị, máy móc

* Chỉ dự toán khi dự án được phê duyệt

 

Phụ lục 4-TMDA

CHI PHÍ HỖ TRỢ CÔNG NGHỆ

Đơn vị: triệu đồng

Số TT

Mục chi

Nội dung

Chi phí

Nguồn vốn

Ngân sách SNKH

Tự có

Khác

Tổng số

Năm thứ nhất*

Năm thứ hai*

Năm thứ ba*

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

 

Chi phí hỗ trợ cho các hạng mục công nghệ (kể cả công nghệ nhập)

 

 

 

 

 

 

 

1

 

- Hoàn thiện, nắm vững và làm chủ quy trình công nghệ

 

 

 

 

 

 

 

2

 

- Hoàn thiện các thông số về kỹ thuật

 

 

 

 

 

 

 

3

 

- Ổn định các thông số và chất lượng nguyên vật liệu đầu vào

 

 

 

 

 

 

 

4

 

- Ổn định chất lượng sản phẩm; về khối lượng sản phẩm cần sản xuất thử nghiệm

 

 

 

 

 

 

 

5

 

…………..

 

 

 

 

 

 

 

B

 

Chi phí đào tạo công nghệ

 

 

 

 

 

 

 

1

 

- Cán bộ công nghệ

 

 

 

 

 

 

 

2

 

- Công nhân vận hành

 

 

 

 

 

 

 

3

 

…………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

* Chỉ dự toán khi dự án được phê duyệt

 

Phụ lục 5-TMDA

ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG

A. Nhà xưởng đã có (giá trị còn lại)

Đơn vị: triệu đồng

Số TT

Nội dung

Đơn vị đo

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

2

3

4

5

6

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng A:

 

 

 

 

B. Nhà xưởng xây dựng mới và cải tạo

Đơn vị: triệu đồng

Số TT

Mục chi

Nội dung

Kinh phí

Nguồn vốn

Ngân sách SNKH

Tự có

Khác

Tổng số

Năm thứ nhất*

Năm thứ hai*

Năm thứ ba*

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

 

Xây dựng nhà xưởng mới

 

 

 

 

 

 

 

2

 

Chi phí sửa chữa cải tạo

 

 

 

 

 

 

 

3

 

Chi phí lắp đặt hệ thống điện

 

 

 

 

 

 

 

4

 

Chi phí lắp đặt hệ thống nước

 

 

 

 

 

 

 

5

 

Chi phí khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng B:

 

 

 

 

 

 

 

* Chỉ dự toán khi dự án được phê duyệt

 

Phụ lục 6-TMDA

CHI PHÍ LAO ĐỘNG
(Để sản xuất khối lượng sản phẩm cần thiết có thể tiêu thụ và tái sản xuất đợt tiếp theo)

Đơn vị: triệu đồng

Số TT

Mục chi

Nội dung

Số người

Số tháng

Chi phí tr. đ/ người/ tháng

Thành tiền

Nguồn vốn

Ngân sách SNKH

Tự có

Khác

Tổng số

Năm thứ nhất*

Năm thứ hai*

Năm thứ ba*

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

1

 

Chủ nhiệm Dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

Kỹ sư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

Nhân viên kỹ thuật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

Công nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 7-TMDA

CHI KHÁC CHO DỰ ÁN

Đơn vị: triệu đồng

Số TT

Mục chi

Nội dung

Thành tiền

Nguồn vốn

Ngân sách SNKH

Tự có

Khác

Tổng số

Trong đó, khoán chi theo quy định *

Năm thứ nhất*

Trong đó, khoán chi theo quy định *

Năm thứ hai*

Trong đó, khoán chi theo quy định *

Năm thứ ba*

Trong đó, khoán chi theo quy định *

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

1

 

Công tác phí

- Trong nước

- Ngoài nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

Quản lý phí

- Quản lý hành chính thực hiện dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

Sửa chữa, bảo trì thiết bị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

Chi phí kiểm tra, đánh giá nghiệm thu:

- Chi phí kiểm tra trung gian

- Chi phí nghiệm thu cấp cơ sở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

Chi khác:

- Hội thảo, hội nghị,

- Đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ,

- Thông tin tuyên truyền, tiếp thị, quảng cáo, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm

- Báo cáo tổng kết,

- In ấn,

- Phụ cấp chủ nhiệm dự án,...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Chỉ dự toán khi dự án được phê duyệt (theo Thông tư số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN)

 

Phụ lục 8-TMDA

KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

Số TT

Nội dung công việc

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

...

1

Sửa chữa, xây dựng nhà xưởng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Hoàn thiện công nghệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Chế tạo, mua thiết bị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Lắp đặt thiết bị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Đào tạo công nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Sản xuất thử nghiệm (các đợt)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Thử nghiệm mẫu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Hiệu chỉnh công nghệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Đánh giá nghiệm thu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 9-TMDA

VỀ KHẢ NĂNG CHẤP NHẬN CỦA THỊ TRƯỜNG

I. Nhu cầu thị trường

Số TT

Tên sản phẩm

Đơn vị đo

Số lượng có thể tiêu thụ trong năm:

Chú thích

20..

20..

20..

1

2

3

4

5

6

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Phương án sản phẩm

Số TT

Tên sản phẩm

Đơn vị đo

Số lượng sản xuất trong năm:

Tổng số

Cơ sở tiêu thụ

20..

20..

20..

1

2

3

4

5

6

7

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Danh mục chỉ tiêu chất lượng sản phẩm

Số TT

Tên sản phẩm và chỉ tiêu chất lượng chủ yếu

Đơn vị đo

Mức chất lưọng

Ghi chú

Cần đạt

Tương tự mẫu

Trong nước

Thế giới

1

2

3

4

5

6

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu B3-HĐKHCN
03/2013/TT-BKHCN

TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ1
CỦA TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

1. Tên tổ chức:

 

Năm thành lập:

 

Địa chỉ:

 

Website:

 

Điện thoại:

Fax:

E-mail:

 

2. Chức năng, đề tài, dự án và loại hình hoạt động KH&CN hoặc sản xuất kinh doanh của tổ chức chủ trì thực hiện liên quan đến đề tài, dự án đăng ký tuyển chọn/giao trực tiếp

 

 

3. Tổng số cán bộ có trình độ đại học trở lên của tổ chức

Số TT

Cán bộ có trình độ đại học trở lên

Tổng số

1

Tiến sỹ

 

2

Thạc sỹ

 

3

Đại học

 

4. Số cán bộ nghiên cứu của tổ chức trực tiếp tham gia đề tài, dự án

Số TT

Cán bộ có trình độ đại học trở lên

Số trực tiếp tham gia thực hiện đề tài, dự án

1

Tiến sỹ

 

2

Thạc sỹ

 

3

Đại học

 

5. Kinh nghiệm và thành tựu KH&CN trong 5 năm gần nhất liên quan đến đề tài, dự án tuyển chọn/giao trực tiếp của các cán bộ trong tổ chức trực tiếp tham gia đề tài, dự án đã kê khai ở mục 4 trên đây (Nêu lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm, số năm kinh nghiệm, tên các đề tài, dự án đã chủ trì hoặc tham gia, những công trình, bài báo, báo cáo khoa học đã công bố, xuất bản ... đã áp dụng vào sản xuất và đời sống)

 

 

Số TT

Họ và tên

(học hàm, học vị cụ thể nếu có)

Kinh nghiệm và thành tích khoa học liên quan đến đề tài trong 5 năm gần đây

1

 

 

2

 

 

...

 

 

6. Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có liên quan đến đề tài, dự án

- Nhà xưởng:

 

 

- Trang thiết bị chủ yếu:

 

 

- Thư viện: (số đầu sách, tư liệu liên quan tới đề tài, dự án)

 

 

7. Khả năng huy động các nguồn vốn khác (ngoài ngân sách SNKH) cho việc thực hiện đề tài, dự án

— Vốn tự có:                 ………………. triệu đồng (văn bản chứng minh kèm theo).

— Nguồn vốn khác:        ………………. triệu đồng (văn bản chứng minh kèm theo).

— Các nguồn lực khác:

         

 

 

………, ngày …….. tháng ….. năm 20...
THỦ TRƯỞNG
TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI, DỰ ÁN

(Họ tên, chữ ký và đóng dấu - nếu có)

____________

1 Trình bày và in trên khổ giấy A4.

 

Biểu B4-LLKH
03/2013/TT-BKHCN

LÝ LỊCH KHOA HỌC
CỦA CÁ NHÂN THỰC HIỆN CHÍNH ĐỀ TÀI, DỰ ÁN THUỘC
CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA1

ĐĂNG KÝ CHỦ NHIỆM:                         £

ĐĂNG KÝ THAM GIA THỰC HIỆN:         £

Tên đề tài, dự án đăng ký thực hiện: ………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………

1. Họ và tên:

2. Năm sinh:

3. Nam/Nữ:

4. Học hàm:

Năm được phong học hàm:

    Học vị:

Năm đạt học vị:

 

5. Chức danh nghiên cứu:

   Chức vụ:

6. Địa chỉ nhà riêng:

7. Điện thoại: CQ:                      ;NR:                              ; Mobile:

8. Fax:

E-mail:

9. Tổ chức - nơi làm việc hoặc đã nghỉ hưu của cá nhân đăng ký chủ nhiệm (hoặc tham gia) thực hiện đề tài, dự án:

Tên tổ chức:

Tên người Lãnh đạo:

Điện thoại người Lãnh đạo:

Địa chỉ tổ chức:

10. Quá trình đào tạo

Bậc đào tạo

Nơi đào tạo

Chuyên môn

Năm tốt nghiệp

Đại học

 

 

 

Thạc sỹ

 

 

 

Tiến sỹ

 

 

 

Thực tập sinh khoa học

 

 

 

11. Quá trình công tác

 

 

 

Thời gian

(Từ năm … đến năm …)

Vị trí công tác

Tổ chức công tác

Địa chỉ tổ chức

 

 

 

 

 

 

 

 

12. Các công trình khoa học và công nghệ đã công bố

(liệt kê tối đa 05 công trình, bài báo, báo cáo khoa học tiêu biểu có liên quan đến đề tài, dự án đã công bố trong 5 năm gần nhất

Số TT

Tên công trình (bài báo, công trình...)

Là tác giả hoặc là đồng tác giả công trình

Nơi công bố
(tên tạp chí đã đăng công trình)

Năm công bố

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13. Các đề tài, dự án khác đã chủ trì hoặc tham gia trong 5 năm gần đây thuộc lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, dự án

Tên đề tài, dự án khác đã chủ trì

Thời gian thực hiện
(ngày, tháng, năm theo Hợp đồng ký kết)

Tình trạng đề tài, dự án
(thời điểm nghiệm thu, kết quả đạt được)

Cấp quản lý
(cấp nhà nước/bộ/ cơ sở/khác)

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên đề tài, dự án khác đã tham gia

Thời gian
(ngày, tháng, năm theo Hợp đồng ký kết)

Tình trạng đề tài, dự án
(thời điểm nghiệm thu, kết quả đạt được)

Cấp quản lý
(cấp nhà nước/ bộ/ cơ sở/ khác)

 

 

 

 

 

 

 

 

14. Số lượng văn bằng bảo bộ quyền sở hữu công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cầy trồng đã được cấp (liên quan đến đề tài, dự án đăng ký - nếu có)

Số TT

Tên và nội dung văn bằng

Năm cấp văn bằng

 

 

 

 

 

 

15. Số công trình được áp dụng trong thực tiễn (liên quan đến đề tài, dự án đăng ký - nếu có)

Số TT

Tên công trình

Hình thức, quy mô, địa chỉ áp dụng

Thời gian
(bắt đầu - kết thúc)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16. Các đề tài, dự án khác đã chủ trì hoặc tham gia

(trong 5 năm gần đây thuộc lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, dự án đăng ký - nếu có)

Tên đề tài, dự án khác đã chủ trì

Thời gian
(bắt đầu - kết thúc)

Thuộc Chương trình
(nếu có)

Tình trạng đề tài, dự án
(đã nghiệm thu, chưa nghiệm thu)

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên đề tài, dự án khác đã tham gia

Thời gian
(bắt đầu - kết thúc)

Thuộc Chương trình
(nếu có)

Tình trạng đề tài, dự án
(đã nghiệm thu, chưa nghiệm thu)

 

 

 

 

 

 

 

 

17. Giải thưởng

(Về KH&CN, về chất lượng sản phẩm,... liên quan đến đề tài, dự án đăng ký - nếu có)

Số TT

Hình thức và nội dung giải thưởng

Năm tặng thưởng

 

 

 

 

 

 

18. Thành tựu hoạt động KH&CN và sản xuất kinh doanh khác

(liên quan đến đề tài, dự án đăng ký - nếu có)

 

 

 

 

                       

 


TỔ CHỨC - NƠI LÀM VIỆC CỦA CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ CHỦ NHIỆM (HOẶC THAM GIA
THỰC HIỆN CHÍNH) ĐỀ TÀI, DỰ ÁN2

(Họ tên, chữ ký và đóng dấu - nếu có)

Tổ chức đồng ý và sẽ dành thời gian cần thiết để Ông, Bà... chủ trì (tham gia) thực hiện đề tài, dự án

………., ngày ….. tháng ….. năm 20 …..
CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ CHỦ NHIỆM
(HOẶC THAM GIA THỰC HIỆN CHÍNH)
ĐỀ TÀI, DỰ ÁN

(Họ tên và chữ ký)

____________

1 Mẫu Lý lịch này dùng cho các cá nhân đăng ký chủ trì hoặc tham gia thực hiện chính đề tài, dự án. Lý lịch được trình bày và in ra trên khổ giấy A4.

2 Nhà khoa học không thuộc tổ chức KH&CN nào thì không cần xác nhận này.

 

Biểu B5-VBXN
03/2013/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

 

XÁC NHẬN PHỐI HỢP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN1
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

Kính gửi: (Cơ quan Chủ quản quản lý đề tài, dự án)2

1. Tên đề tài, dự án đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp:

Thuộc Chương trình: Đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020

Mã số của Chương trình:

2. Tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì đề tài, dự án

- Tên tổ chức đăng ký chủ trì đề tài, dự án:

- Họ và tên, học vị, chức vụ của cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề tài, dự án:

3. Tổ chức đăng ký phối hợp thực hiện đề tài, dự án

- Tên tổ chức đăng ký phối hợp thực hiện đề tài, dự án:

- Địa chỉ:

- Điện thoại:

4. Nội dung công việc tham gia trong đề tài, dự án (và kinh phí tương ứng) của tổ chức phối hợp nghiên cứu đã được thể hiện trong bản thuyết minh đề tài, dự án của hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp gửi Cơ quan chủ quản quản lý đề tài, dự án.

Khi Hồ sơ trúng tuyển, chúng tôi cam đoan sẽ hoàn thành những thủ tục pháp lý do Bộ Khoa học và Công nghệ và (Cơ quan chủ quản quản lý đề tài, dự án) hướng dẫn về nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên để thực hiện tốt nhất và đúng thời hạn mục tiêu, nội dung và sản phẩm của đề tài, dự án đã đăng ký.

 


CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ CHỦ NHIỆM
ĐỀ TÀI, DỰ ÁN

(Họ tên và chữ ký)

……….., ngày ....tháng ... năm 20....
THỦ TRƯỞNG TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ
CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI, DỰ ÁN

(Họ tên, chữ ký và đóng dấu - nếu có)

 

THỦ TRƯỞNG TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ PHỐI HỢP THỰC HIỆN
ĐỀ TÀI, DỰ ÁN

(Họ tên, chữ ký và đóng dấu - nếu có)

____________

1 Xác nhận được trình bày và in ra trên khổ giấy A4.

2 Ghi tên Bộ, ngành, địa phương chủ quản quản lý đề tài, dự án.

 

Biểu B6-BBMHS
03/2013/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
BAN CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH
ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

………, ngày … tháng … năm 20 …

 

BIÊN BẢN MỞ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI, DỰ ÁN THUỘC
CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

1. Tên đề tài, dự án

................................................................................................................................

................................................................................................................................

2. Quyết định thành lập Hội đồng số …………….. /QĐ-BKHCN ngày …../…../20... của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

3. Địa điểm và thời gian mở hồ sơ: ……………………….., ngày …../…../20...

4. Đại diện các cơ quan và tổ chức tham gia mở hồ sơ

Số TT

Tên cơ quan, tổ chức

Họ và tên đại biểu

1

 

 

2

 

 

3

 

 

4

 

 

5

 

 

5. Tình trạng của các hồ sơ

- Tổng số hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp chủ trì đề tài, dự án SXTN:  …..hồ sơ.

- Số hồ sơ được niêm phong kín đến thời điểm mở hồ sơ: …./….. (tổng số hồ sơ đăng ký).

- Tình trạng của các hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp được thể hiện trong bảng sau:

Số TT

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký tuyển chọn hoặc giao trực tiếp

Tình trạng Hồ sơ

Nộp đúng hạn1

Tính đầy đủ của Hồ sơ đăng ký2

Tư cách pháp nhân

Có nhiệm vụ cấp Nhà nước4

Đang chủ trì nhiệm vụ cấp nhà nước3

Hết thời hạn hợp đồng quá 12 tháng chưa nghiệm thu/ Nợ thu hồi DA SXTN, DA CGCN3

Được đánh giá ở mức “Không đạt” hoặc bị đình chỉ5

Nộp Hồ sơ đánh giá nghiệm thu cấp Cơ sở chậm 6- 24 tháng6

Nộp Hồ sơ đánh giá nghiệm thu cấp Cơ sở chậm 24 tháng trở lên7

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kết luận: Như vậy, trong số .........hồ sơ đăng ký, có ……… hồ sơ hợp lệ, đủ điều kiện để đưa vào xem xét đánh giá, cụ thể như sau:

Số TT

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký chủ trì đề tài/dự án

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các bên thống nhất và ký vào biên bản mở hồ sơ vào…. h ….. phút, ngày ..../…../20 …..

 

ĐẠI DIỆN
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NỘP HỒ SƠ

(Họ, tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH
(Họ, tên, chữ ký và đóng dấu)

____________

1 Những Hồ sơ nộp quá hạn sẽ được thống kê vào biểu này nhưng không mở;

2 Hồ sơ gồm đầy đủ các loại tài liệu được quy định tại Điều 7 của Thông tư;

3 Tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ;

4 Nhiệm vụ cấp Nhà nước gồm: đề tài, dự án SXTN, nhiệm vụ Nghị định thư, Dự án CGCN, NCCB;

5 Nếu vi phạm, không được tham gia tuyển chọn trong 24 tháng, tính từ thời điểm có Kết luận của Hội đồng đánh giá nghiệm thu hoặc có Quyết định đình chỉ của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

6 Nếu vi phạm, không được tham gia tuyển chọn trong 12 tháng, tính từ thời điểm nộp hồ sơ đánh giá nghiệm thu thực tế;

7 Nếu vi phạm, không được tham gia tuyển chọn trong 24 tháng, tính từ thời điểm nộp hồ sơ đánh giá nghiệm thu thực tế.

 

Biểu B7.1-PĐGTMĐT
03/2013/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
XÉT DUYỆT ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

………, ngày … tháng … năm 20 …

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

Chuyên gia/Ủy viên phản biện

 

Ủy viên hội đồng

 

Họ và tên thành viên Hội đồng:

1. Tên đề tài:

 

2. Tên tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì:

Tên tổ chức:

Họ và tên cá nhân:

Phần đánh giá:

Tiêu chí đánh giá

Chỉ tiêu đánh giá

Nội dung chỉ tiêu

Điểm tối đa

Điểm đánh giá

1. Tính khả thi của đề tài

1. Sự phù hợp về mục tiêu, nội dung chương trình

1.1. Mục tiêu, nội dung của đề tài góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung Chương trình

2

 

1.2. Kết quả đề tài góp phần thực hiện các mục tiêu tăng trưởng của ngành, lĩnh vực và mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ

2

2. Phương thức thực hiện

2.1. Chứng minh sự cần thiết phải thực hiện đề tài

1

 

2.2. Luận cứ cách tiếp cận, phương pháp, kỹ thuật sử dụng nghiên cứu

3

3. Kế hoạch triển khai

3.1. Nội dung, các bước công việc cần thực hiện

2

 

3.2. Kế hoạch/phương án của tổ chức chủ trì, phối hợp về bố trí địa điểm, điều kiện cơ sở vật chất

2

4. Phương án tài chính

4.1. Khả năng tiếp cận các nguồn lực có liên quan

2

 

4.2. Khả năng huy động và sử dụng các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước (kèm theo các văn bản pháp lý minh chứng cho việc huy động các nguồn vốn)

4

4.3. Phương án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước (chi tiết các nội dung sử dụng nguồn vốn).

2

5. Phương án hợp tác nghiên cứu

5.1. Phương án hợp tác với các tổ chức R&D, trường đại học và doanh nghiệp trong nghiên cứu và phát triển

2

 

5.2. Phương án hợp tác nghiên cứu với nước ngoài

2

 

2. Tính khả thi về công nghệ

6. Mức độ đổi mới công nghệ**

6.1. Tạo ra quy trình mới

16

 

6.2. Cải tiến quy trình

12

6.3. Sửa đổi quy trình hiện có

4

7. Mức độ đổi mới sản phẩm***

7.1. Tạo ra sản phẩm mới

16

 

7.2. Cải tiến sản phẩm

12

7.3. Sửa đổi sản phẩm

4

8. Nâng cao năng lực quản lý/ nghiên cứu

8.1. Nâng cao năng lực của tổ chức

2

 

8.2. Nâng cao năng lực và trình độ cán bộ khoa học và công nghệ

2

3. Tính khả thi về thương mại

9. Tính khả thi về thị trường

9.1. Khả năng ứng dụng kết quả

8

 

9.2. Khả năng cạnh tranh của quy trình/sản phẩm

10

9.3. Khả năng phát triển thị trường của quy trình/sản phẩm

10

4. Năng lực của tổ chức, cá nhân chủ trì, phối hợp

10. Năng lực của tổ chức chủ trì, phối hợp

10.1. Kinh nghiệm quản lý sản xuất, đổi mới công nghệ

3

 

10.2. Nguồn lực tài chính và cơ sở hạ tầng

4

11. Năng lực đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ

11.1. Nguồn nhân lực của tổ chức chủ trì

3

 

11.2. Nguồn nhân lực của tổ chức phối hợp

2

Tổng cộng

 

 

Mức độ đổi mới công nghệ **: lựa chọn 1 trong 3 nội dung chỉ tiêu, điểm tối đa là 16

Mức độ đổi mới sản phẩm***: lựa chọn 1 trong 3 nội dung chỉ tiêu, điểm tối đa là 16

Kiến nghị của chuyên gia: (đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)

£ Đề nghị thực hiện.

£ Đề nghị thực hiện với các điều chỉnh nêu dưới đây.

£ Đề nghị không thực hiện.

(Hồ sơ trúng tuyển là hồ sơ có tổng số điểm nội dung chỉ tiêu đánh giá lớn hơn 70 điểm)

Nhận xét, kiến nghị:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

 

NHẬN XÉT CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG VỀ
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

Chuyên gia/ ủy viên phản biện

 

Ủy viên Hội đồng

 

1. Họ và tên thành viên Hội đồng: ………………………………………………………………….

2. Tên đề tài:    …………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………..

3. Tên tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì đề tài

Tên tổ chức: ………………………………………………………………………………………………

Họ và tên cá nhân: ……………………………………………………………………………………….

4. Các ý kiến nhận xét

4.1. Về xác định Mục tiêu nghiên cứu (căn cứ Mục 12 của TMĐT):

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

4.2. Về mô tả, phân tích, đánh giá mức độ thành công và hạn chế của các công trình nghiên cứu liên quan (căn cứ Mục 14.1 của TMĐT):

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

4.3. Sự cần thiết, ý nghĩa lý luận và thực tiễn việc triển khai thực hiện (căn cứ Mục 14.2 của TMĐT):

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

4.4. Về cách tiếp cận nghiên cứu (căn cứ Mục 18 của TMĐT):

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

4.5. Về tính hệ thống, logic, sự hợp lý của các nội dung nghiên cứu (căn cứ Mục 16 của TMĐT):

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

4.6. Về các phương pháp nghiên cứu cụ thể (căn cứ Mục 18 của TMĐT):

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

4.7. Về phương án - kế hoạch tổ chức thực hiện (của việc kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có; trong việc: sưu tầm, dịch tài liệu; hội thảo khoa học, điều tra khảo sát, hợp tác quốc tế, v.v...)

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

4.8. Sự phù hợp về tổng kinh phí đề xuất, tính hợp lý trong việc giải trình dự toán kinh phí đề tài (căn cứ Mục 26 của TMĐT):

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

4.9. Về khả năng đạt được các kết quả dự kiến của đề tài (căn cứ Mục 22 của TMĐT):

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

4.10. Tính khả thi của việc chuyển giao kết quả nghiên cứu (căn cứ Mục 23 của TMĐT):

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

4.11. Tính hợp lý trong lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các nội dung nghiên cứu cụ thể (căn cứ Mục 19, Mục 20 và Mục 21 của TMĐT):

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

4.12. Về các vấn đề khác có liên quan:

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

5. Nhận xét, đánh giá tổng hợp chung về Thuyết minh đề tài

5.1. Ưu điểm:

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

5.2. Hạn chế:

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

5.3. Các kiến nghị:

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

 

 

Ngày.....tháng.....năm 20...
THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
(Họ, tên và chữ ký)

 

Biểu B7.2-PĐGĐT-ĐT
03/2013/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
XÉT DUYỆT ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…………., ngày … tháng … năm 20…

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỦ TRÌ
ĐỀ TÀI, DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

(Áp dụng cho nhóm đề tài, dự án đào tạo về quản lý công nghệ,
quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới)

Chuyên gia/Ủy viên phản biện

 

Ủy viên hội đồng

 

Họ và tên thành viên Hội đồng:

1. Tên đề tài, dự án:

 

2. Tên tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì:

Tên tổ chức:

Họ và tên cá nhân:

Phần đánh giá:

Tiêu chí đánh giá

Chỉ tiêu đánh giá

Nội dung chỉ tiêu

Điểm tối đa

Điểm đánh giá

1. Tính khả thi của đề tài

1. Sự phù hợp về mục tiêu, nội dung chương trình

1.1. Mục tiêu, nội dung của đề tài góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung Chương trình và nhóm nhiệm vụ đào tạo thuộc Chương trình

2

 

1.2. Đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nhu cầu đối với sự phát triển, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp

2

2. Phương thức thực hiện

2.1. Chứng minh sự cần thiết phải thực hiện đề tài

1

 

2.2. Luận cứ cách tiếp cận, phương pháp, kỹ thuật sử dụng nghiên cứu

3

3. Kế hoạch triển khai

3.1. Nội dung, các bước công việc cần thực hiện

2

 

3.2. Kế hoạch/phương án của tổ chức chủ trì, phối hợp về bố trí địa điểm, điều kiện cơ sở vật chất

2

4. Phương án hợp tác nghiên cứu

4.1. Phương án hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức R&D và các trường đại học trong nghiên cứu và phát triển

2

 

4.2. Phương án hợp tác nghiên cứu với nước ngoài

2

5. Phương án tài chính

5.1. Phương án huy động và sử dụng các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước

4

 

5.2. Phương án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước

4

 

2. Tính khoa học, chất lượng của sản phẩm

6. Mức độ phù hợp của sản phẩm**

6.1. Tạo ra phương pháp, giải pháp mới

16

 

6.2. Hoàn thiện, cải tiến sản phẩm hiện có

12

 

6.3. Sửa đổi quy trình, phương pháp tổ chức thực hiện

4

 

7. Mức độ đổi mới sản phẩm***

7.1. Tạo ra sản phẩm mới

16

 

7.2. Cải tiến sản phẩm

12

 

7.3. Sửa đổi sản phẩm hiện có

4

 

8. Nâng cao năng lực nghiên cứu/quản lý

8.1. Nâng cao năng lực của tổ chức

2

 

8.2. Nâng cao năng lực và trình độ cán bộ khoa học và công nghệ

2

 

3. Khả năng, hiệu quả ứng dụng

9. Tính khả thi về ứng dụng

9.1. Khả năng ứng dụng của sản phẩm

12

 

9.2. Khả năng phổ biến và ứng dụng kết quả đề tài

12

 

4. Năng lực của tổ chức, cá nhân chủ trì, phối hợp

10. Năng lực của tổ chức chủ trì, phối hợp

10.1. Kinh nghiệm quản lý, khả năng phối hợp, kiểm soát và giám sát việc thực hiện đề tài

3

 

10.2. Nguồn lực tài chính và cơ sở hạ tầng

6

 

11. Năng lực đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ

11.1. Nguồn nhân lực của tổ chức chủ trì

5

 

11.2. Khả năng hợp tác với các tổ chức đào tạo, doanh nghiệp thực hiện đề tài

2

 

Tổng cộng

 

 

Mức độ phù hợp của sản phẩm**: lựa chọn 1 trong 3 nội dung chỉ tiêu, điểm tối đa là 16

Mức độ đổi mới sản phẩm***: lựa chọn 1 trong 3 nội dung chỉ tiêu, điểm tối đa là 16

Kiến nghị của chuyên gia: (đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)

£ Đề nghị thực hiện.

£ Đề nghị thực hiện với các điều chỉnh nêu dưới đây.

£ Đề nghị không thực hiện.

(Hồ sơ trúng tuyển là hồ sơ có tổng số điểm nội dung chỉ tiêu đánh giá lớn hơn 70 điểm)

Nhận xét, kiến nghị:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

 

NHẬN XÉT CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG VỀ
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI, DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

(Áp dụng cho nhóm đề tài, dự án đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới)

Chuyên gia/ ủy viên phản biện

 

Ủy viên Hội đồng

 

1. Họ và tên thành viên Hội đồng: ………………………………………………………………….

2. Tên đề tài, dự án: ………………………………………………………………………………….

.................................................................................................................................

3. Tên tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì đề tài, dự án

Tên tổ chức: …………………………………………………………………………………………….

Họ và tên cá nhân: ……………………………………………………………………………………..

4. Các ý kiến nhận xét ………………………………………………………………………………

4.1. Về xác định Mục tiêu nghiên cứu (căn cứ Mục 12 của TMĐT):

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

4.2. Về mô tả, phân tích, đánh giá mức độ thành công và hạn chế của các công trình nghiên cứu liên quan (căn cứ Mục 14.1 của TMĐT):

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

4.3. Sự cần thiết, ý nghĩa lý luận và thực tiễn việc triển khai thực hiện (căn cứ Mục 14.2 của TMĐT):

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

4.4. Về cách tiếp cận nghiên cứu (căn cứ Mục 18 của TMĐT):

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

4.5. Về tính hệ thống, logic, sự hợp lý của các nội dung nghiên cứu (căn cứ Mục 16 của TMĐT):

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

4.6. Về các phương pháp nghiên cứu cụ thể (căn cứ Mục 18 của TMĐT):

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

4.7. Về phương án - kế hoạch tổ chức thực hiện (của việc kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có; trong việc: sưu tầm, dịch tài liệu; hội thảo khoa học, điều tra khảo sát, hợp tác quốc tế, v.v...)

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

4.8. Sự phù hợp về tổng kinh phí đề xuất, tính hợp lý trong việc giải trình dự toán kinh phí đề tài, dự án (căn cứ Mục 23 của TMĐT):

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

4.9. Về khả năng đạt được các kết quả dự kiến của đề tài, dự án (căn cứ Mục 22 của TMĐT):

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

4.10. Tính khả thi của việc chuyển giao kết quả nghiên cứu (căn cứ Mục 23 của TMĐT):

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

4.11. Tính hợp lý trong lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các nội dung nghiên cứu cụ thể (căn cứ Mục 19, Mục 20 và Mục 21 của TMĐT):

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

4.12. Về các vấn đề khác có liên quan

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

5. Nhận xét, đánh giá tổng hợp chung về Thuyết minh đề tài, dự án

5.1. Ưu điểm:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

5.2. Hạn chế:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

5.3. Các kiến nghị:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

 

 

………….., ngày.....tháng.....năm 20...
THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
(Họ, tên và chữ ký)

 

Biểu B7.3-PĐGĐT-BĐCN
03/2013/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
XÉT DUYỆT ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

….., ngày … tháng … năm 20…

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI, DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

(Áp dụng cho nhóm đề tài, dự án xây dựng bản đồ công nghệ quốc gia, lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ)

Chuyên gia/ủy viên phản biện

 

Ủy viên hội đồng

 

 

1. Tên đề tài, dự án:

 

2. Tên tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì:

Tên tổ chức:

Họ và tên cá nhân:

Phần đánh giá:

Tiêu chí đánh giá

Chỉ tiêu đánh giá

Nội dung chỉ tiêu

Điểm tối đa

Điểm đánh giá

1. Tính khả thi của đề tài

1. Sự phù hợp về mục tiêu, nội dung chương trình

1.1. Mục tiêu, nội dung của đề tài góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung Chương trình và nhóm nhiệm vụ đào tạo thuộc Chương trình

2

 

1.2. Đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nhu cầu đối với sự phát triển, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp

2

2. Phương thức thực hiện

2.1. Chứng minh sự cần thiết phải thực hiện đề tài

1

 

2.2. Luận cứ cách tiếp cận, phương pháp, kỹ thuật sử dụng nghiên cứu

3

3. Kế hoạch triển khai

3.1. Nội dung, các bước công việc cần thực hiện

2

 

3.2. Kế hoạch/phương án của tổ chức chủ trì, phối hợp về bố trí địa điểm, điều kiện cơ sở vật chất

2

4. Phương án hợp tác nghiên cứu

4.1. Phương án hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức R&D và các trường đại học trong nghiên cứu và phát triển

2

 

4.2. Phương án hợp tác nghiên cứu với nước ngoài

2

5. Phương án tài chính

5.1. Phương án huy động và sử dụng các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước

4

 

5.2. Phương án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước

4

 

2. Tính khoa học, chất lượng của sản phẩm

6. Mức độ phù hợp của sản phẩm**

6.1. Tạo ra phương pháp, giải pháp mới

16

 

6.2. Hoàn thiện, cải tiến sản phẩm hiện có

12

 

6.3. Sửa đổi quy trình, phương pháp tổ chức thực hiện

4

 

7. Mức độ đổi mới sản phẩm***

7.1. Tạo ra sản phẩm mới

16

 

7.2. Cải tiến sản phẩm

12

 

7.3. Sửa đổi sản phẩm hiện có

4

 

8. Nâng cao năng lực nghiên cứu/quản lý

8.1. Nâng cao năng lực của tổ chức

2

 

8.2. Nâng cao năng lực và trình độ cán bộ khoa học và công nghệ

2

 

3. Khả năng, hiệu quả ứng dụng

9. Tính khả thi về ứng dụng

9.1. Khả năng ứng dụng của sản phẩm

12

 

9.2. Khả năng phổ biến và ứng dụng kết quả đề tài

12

 

4. Năng lực của tổ chức, cá nhân chủ trì, phối hợp

10. Năng lực của tổ chức chủ trì, phối hợp

10.1. Kinh nghiệm quản lý, khả năng phối hợp, kiểm soát và giám sát việc thực hiện đề tài

3

 

10.2. Nguồn lực tài chính và cơ sở hạ tầng

6

 

11. Năng lực đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ

11.1. Nguồn nhân lực của tổ chức chủ trì

5

 

11.2. Khả năng hợp tác với các tổ chức đào tạo, doanh nghiệp thực hiện đề tài

2

 

Tổng cộng

 

 

Mức độ phù hợp của sản phẩm**: lựa chọn 1 trong 3 nội dung chỉ tiêu, điểm tối đa là 16

Mức độ đổi mới sản phẩm***: lựa chọn 1 trong 3 nội dung chỉ tiêu, điểm tối đa là 16

Kiến nghị của chuyên gia: (đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)

£ Đề nghị thực hiện.

£ Đề nghị thực hiện với các điều chỉnh nêu dưới đây.

£ Đề nghị không thực hiện.

(Hồ sơ trúng tuyển là hồ sơ có tổng số điểm nội dung chỉ tiêu đánh giá lớn hơn 70 điểm)

Nhận xét, kiến nghị:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

 

NHẬN XÉT CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG VỀ
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI, DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

(Áp dụng cho nhóm đề tài, dự án xây dựng bản đồ công nghệ quốc gia, lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ)

Chuyên gia/ ủy viên phản biện

 

Ủy viên Hội đồng

 

1. Họ và tên thành viên Hội đồng: ………………………………………………………………….

2. Tên đề tài, dự án: ………………………………………………………………………………….

.................................................................................................................................

3. Tên tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì đề tài, dự án

Tên tổ chức: …………………………………………………………………………………………….

Họ và tên cá nhân: ……………………………………………………………………………………..

4. Các ý kiến nhận xét ………………………………………………………………………………

4.1. Về xác định Mục tiêu nghiên cứu (căn cứ Mục 12 của TMĐT):

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

4.2. Về mô tả, phân tích, đánh giá mức độ thành công và hạn chế của các công trình nghiên cứu liên quan (căn cứ Mục 14.1 của TMĐT):

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

4.3. Sự cần thiết, ý nghĩa lý luận và thực tiễn việc triển khai thực hiện (căn cứ Mục 14.2 của TMĐT):

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

4.4. Về cách tiếp cận nghiên cứu (căn cứ Mục 18 của TMĐT):

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

4.5. Về tính hệ thống, logic, sự hợp lý của các nội dung nghiên cứu (căn cứ Mục 16 của TMĐT):

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

4.6. Về các phương pháp nghiên cứu cụ thể (căn cứ Mục 18 của TMĐT):

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

4.7. Về phương án - kế hoạch tổ chức thực hiện (của việc kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có; trong việc: sưu tầm, dịch tài liệu; hội thảo khoa học, điều tra khảo sát, hợp tác quốc tế, v.v...)

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

4.8. Sự phù hợp về tổng kinh phí đề xuất, tính hợp lý trong việc giải trình dự toán kinh phí đề tài, dự án (căn cứ Mục 23 của TMĐT):

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

4.9. Về khả năng đạt được các kết quả dự kiến của đề tài, dự án (căn cứ Mục 22 của TMĐT):

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

4.10. Tính khả thi của việc chuyển giao kết quả nghiên cứu (căn cứ Mục 23 của TMĐT):

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

4.11. Tính hợp lý trong lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các nội dung nghiên cứu cụ thể (căn cứ Mục 19, Mục 20 và Mục 21 của TMĐT):

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

4.12. Về các vấn đề khác có liên quan

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

5. Nhận xét, đánh giá tổng hợp chung về Thuyết minh đề tài, dự án

5.1. Ưu điểm:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

5.2. Hạn chế:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

5.3. Các kiến nghị:

.................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

 

 

….., ngày.....tháng.....năm 20...
THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
(Họ, tên và chữ ký)

 

Biểu B7.4-PĐGTMDA
03/2013/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
XÉT DUYỆT ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

………, ngày … tháng … năm 20 …

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỦ TRÌ DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

Chuyên gia/Ủy viên phản biện

 

Ủy viên hội đồng

 

Họ và tên thành viên Hội đồng:

1. Tên dự án:

Mã số dự án:

 

2. Tên tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì:

Tên tổ chức:

Họ và tên cá nhân:

Phần đánh giá:

Tiêu chí đánh giá

Chỉ tiêu đánh giá

Nội dung chỉ tiêu

Điểm tối đa

Điểm đánh giá

1. Tính khả thi của dự án

1. Sự phù hợp về mục tiêu, nội dung chương trình

1.1. Mục tiêu, nội dung của dự án góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung Chương trình

2

 

1.2. Kết quả đề tài góp phần thực hiện các mục tiêu tăng trưởng của ngành, lĩnh vực và mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ

2

2. Phương thức thực hiện

2.1. Chứng minh sự cần thiết phải thực hiện đề tài

1

 

2.2. Luận cứ cách tiếp cận, phương pháp, kỹ thuật sử dụng nghiên cứu

3

3. Kế hoạch triển khai

3.1. Nội dung, các bước công việc cần thực hiện

2

 

3.2. Kế hoạch/phương án của tổ chức chủ trì, phối hợp về bố trí địa điểm, điều kiện cơ sở vật chất

2

4. Phương án tài chính

4.1. Khả năng tiếp cận các nguồn lực có liên quan

2

 

4.2. Khả năng huy động và sử dụng các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước

4

4.3. Phương án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước

2

5. Phương án hợp tác nghiên cứu

5.1. Phương án hợp tác với các tổ chức R&D, trường đại học và doanh nghiệp trong nghiên cứu và phát triển

2

 

5.2. Phương án hợp tác nghiên cứu với nước ngoài

2

 

2. Tính khả thi về công nghệ

6. Mức độ đổi mới công nghệ**

6.1. Tạo ra quy trình mới

16

 

6.2. Cải tiến quy trình

12

6.3. Sửa đổi quy trình hiện có

4

7. Mức độ đổi mới sản phẩm***

7.1. Tạo ra sản phẩm mới

16

 

7.2. Cải tiến sản phẩm

12

7.3. Sửa đổi sản phẩm

4

8. Nâng cao năng lực quản lý/ nghiên cứu

8.1. Nâng cao năng lực của tổ chức

2

 

8.2. Nâng cao năng lực và trình độ cán bộ khoa học và công nghệ

2

3. Tính khả thi về thương mại

9. Tính khả thi về thị trường

9.1. Khả năng ứng dụng và phương án khai thác kết quả

4

 

9.2. Khả năng cạnh tranh của quy trình/sản phẩm

6

9.3. Khả năng phát triển thị trường của quy trình/sản phẩm

6

10. Tính khả thi về kinh tế

10.1. Lợi nhuận của doanh nghiệp do áp dụng kết quả dự án

4

 

10.2. Khả năng thu hồi vốn đầu tư của doanh nghiệp

4

4. Năng lực của tổ chức, cá nhân chủ trì, phối hợp

11. Năng lực của tổ chức chủ trì, phối hợp

11.1. Kinh nghiệm quản lý sản xuất, đổi mới công nghệ

3

 

11.2. Nguồn tài chính và cơ sở hạ tầng

6

12. Năng lực đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ

12.1. Nguồn nhân lực của tổ chức chủ trì

5

 

12.2. Nguồn nhân lực của tổ chức phối hợp

2

 

Tổng cộng

 

Mức độ đổi mới công nghệ **: lựa chọn 1 trong 3 nội dung chỉ tiêu, điểm tối đa là 16

Mức độ đổi mới sản phẩm***: lựa chọn 1 trong 3 nội dung chỉ tiêu, điểm tối đa là 16

Kiến nghị của chuyên gia: (đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)

£ Đề nghị thực hiện.

£ Đề nghị thực hiện với các điều chỉnh nêu dưới đây.

£ Đề nghị không thực hiện.

(Hồ sơ trúng tuyển là hồ sơ có tổng số điểm nội dung chỉ tiêu đánh giá lớn hơn 70 điểm)

Nhận xét, kiến nghị:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

 

NHẬN XÉT CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG VỀ
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TUYỂN CHỌN/GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỦ TRÌ DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

Chuyên gia/ ủy viên phản biện

 

Ủy viên Hội đồng

 

1. Họ và tên thành viên Hội đồng: ………………………………………………………………….

2. Tên đề tài:    …………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………..

3. Tên tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì đề tài

Tên tổ chức: ………………………………………………………………………………………………

Họ và tên cá nhân: ……………………………………………………………………………………….

4. Các ý kiến nhận xét

4.1. Phân tích, đánh giá mức độ thành công và hạn chế của các công trình nghiên cứu liên quan (căn cứ Mục 12 của TMDA):

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

4.2. Sự cần thiết, tính khả thi, lợi ích, ý nghĩa lý luận và thực tiễn việc triển khai thực hiện (căn cứ Mục 13 của TMDA):

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

4.3. Về xác định Mục tiêu nghiên cứu (căn cứ Mục 14 của TMDA):

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

4.4. Về cách tiếp cận nghiên cứu, triển khai dự án:

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

4.5. Về tính hệ thống, logic, sự hợp lý của các nội dung nghiên cứu (căn cứ Mục 15 của TMDT):

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

4.6. Về phương án triển khai - kế hoạch tổ chức thực hiện (của việc kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có; Phương án tổ chức sản xuất thử nghiệm; Phương án huy động các nguồn tài chính, Dự báo nhu cầu thị trường và phương án kinh doanh sản phẩm của dự án, hợp tác quốc tế, v.v…) (căn cứ Mục 16 của TMDA):

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

4.7. Về khả năng đạt được các kết quả dự kiến của dự án (căn cứ Mục 17 của TMDA):

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

4.8. Tính khả thi của việc chuyển giao kết quả nghiên cứu; phương án phát triển của dự án sau khi kết thúc (căn cứ Mục 13.5, Mục 18 của TMDA):

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

4.9. Tính hợp lý trong lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các nội dung nghiên cứu cụ thể (căn cứ Mục 10 và Mục 11 của TMDA):

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

4.10. Sự phù hợp về tổng kinh phí đề xuất, tính hợp lý trong việc giải trình dự toán kinh phí dự án (căn cứ Mục 16.2 của TMDA; phần in và các phụ lục của TMDA):

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

4.11. Về các vấn đề khác có liên quan

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

5. Nhận xét, đánh giá tổng hợp chung về Thuyết minh dự án

5.1. Ưu điểm:

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

5.2. Hạn chế:

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

5.3. Các kiến nghị:

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

 

 

………….., ngày.....tháng.....năm 20...
THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
(Họ, tên và chữ ký)

 

Biểu B8-BBKPHĐXDTM
03/2013/TT-BKHCN

BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
XÉT DUYỆT ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20..

 

BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU ĐÁNH GIÁ
HỒ SƠ THUYẾT MINH ĐỀ TÀI, DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

1. Tên đề tài, dự án:

2. Quyết định thành lập Hội đồng số: …../QĐ-….. ngày ... /.../20.. của Bộ trưởng Bộ ……..

3. Tổng số thành viên Hội đồng:                        Số thành viên vắng mặt:

4. Kết quả kiểm phiếu:

- Số phiếu phát ra:                     - Số phiếu thu về:

- Số phiếu hợp lệ:                     - Số phiếu không hợp lệ:

- Kết quả bỏ phiếu:

Số TT

Họ và tên thành viên Hội đồng

Đáp ứng yêu cầu

Đề nghị giao cho Tổ chức đăng ký chủ trì chuẩn bị lại Hồ sơ

Đề nghị giao cho Tổ chức khác xây dựng Hồ sơ

Đề nghị không thực hiện

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

11

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

5. Ý kiến khác:

 

BAN KIỂM PHIẾU

 

Trưởng Ban
(Họ, tên và chữ ký)

Ủy viên thứ nhất
(Họ, tên và chữ ký)

Ủy viên thứ hai
(Họ, tên và chữ ký)

 

Biểu B9-BBHĐTC
03/2013/TT-BKHCN

BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
XÉT DUYỆT ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20..

 

BIÊN BẢN
HỌP HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ XÉT DUYỆT ĐỀ TÀI, DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

A. Thông tin chung

1. Tên đề tài, dự án:

2. Quyết định thành lập Hội đồng: …………………/QĐ-BKHCN ngày …../…../20... của …………..

3. Địa điểm và thời gian họp Hội đồng: Tại: ……………….. ngày …../…../20...

4. Số thành viên Hội đồng có mặt trên tổng số thành viên …../…..người.

Vắng mặt ………….. thành viên, gồm:

……………………………………………

……………………………………………

5. Khách mời tham dự họp Hội đồng:

Số TT

Họ và tên

Đơn vị công tác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Hội đồng nhất trí cử Ông/Bà …………………………….. là thư ký khoa học của Hội đồng.

B. Nội dung làm việc của Hội đồng (ghi chép của thư ký khoa học):

1. Ông/Bà ……………………………. trình bày thuyết minh đề tài, dự án.

2. Các Ủy viên phản biện trình bày ý kiến về các đề tài, dự án được phân công.

3. Hội đồng thảo luận và cho ý kiến theo các yêu cầu chính sau:

a) Sự phù hợp của đề tài, dự án so với các vấn đề KH&CN và thực tiễn đặt ra, làm rõ được sự cần thiết phải nghiên cứu và khả năng ứng dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu, thương mại.

b) Đáp ứng các yêu cầu của đề tài, dự án theo đặt bài của Hội đồng KH&CN tư vấn xác định đề tài, dự án.

c) Sự phù hợp của tên, định hướng mục tiêu, nội dung thực hiện chủ yếu và yêu cầu sản phẩm.

d) Sự hợp lý của việc đặt các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật của sản phẩm.

đ) Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu.

e) Năng lực của tổ chức, cá nhân đăng ký chủ trì và các đơn vị phối hợp.

g) Sự phù hợp của phương thức lựa chọn tổ chức cá nhân thực hiện đề tài, dự án.

h) Kinh phí thực hiện đề tài, dự án.

4. Đại diện cơ quan Chủ quản quản lý đề tài, dự án hoặc Ban Chủ nhiệm Chương trình giải trình bổ sung (nếu có).

5. Đọc báo cáo nghiên cứu của chuyên gia tư vấn độc lập (nếu có).

6. Ý kiến của các khách mời tham dự.

7. Hội đồng thảo luận cho ý kiến để Tổ chức chủ trì và cá nhân chủ nhiệm hoàn thiện hồ sơ thuyết minh đề tài, dự án.

8. Hội đồng kiến nghị về phương thức thực hiện tuyển chọn hoặc giao trực tiếp thực hiện đề tài, dự án.

9. Các ý kiến khác:

10. Các thành viên hội đồng đã đánh giá đối với từng nhiệm vụ theo Phiếu đánh giá hồ sơ Thuyết minh đề tài, dự án.

C. Bỏ phiếu đánh giá

1. Hội đồng đã bầu ban kiểm phiếu với các thành viên sau:

- Trưởng ban:                ……………………………………

- Hai thành viên:            ……………………………………

                                    ……………………………………

2. Hội đồng đã bỏ phiếu đánh giá từng hồ sơ đăng ký.

Kết quả kiểm phiếu đánh giá các hồ sơ đăng ký tuyển chọn/giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì đề tài, dự án trong Biên bản kiểm phiếu kèm theo.

3. Kết quả bỏ phiếu

Căn cứ kết quả kiểm phiếu, hội đồng kiến nghị tổ chức, cá nhân sau đây trúng tuyển chủ đề tài, dự án nêu trên:

Tên tổ chức: ……………………………………………………………………………………………

Họ và tên cá nhân: ……………………………………………………………………………………

D. Kết luận, kiến nghị của Hội đồng (kiến nghị về các nội dung cần sửa đổi)

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

Hội đồng thông qua Biên bản họp Hội đồng.

Hội đồng đề nghị Cơ quan chủ quản quản lý đề tài, dự án xem xét, quyết định.

 

THƯ KÝ KHOA HỌC
(Họ, tên và chữ ký)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Họ, tên và chữ ký)

 

Biểu B10-DMTT
03/2013/TT-BKHCN

DANH MỤC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN*
THỰC HIỆN NĂM 201... THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

(Kèm theo Quyết định số     /QĐ-………. ngày ….. tháng ….. năm …..của ………… về việc phê duyệt danh mục đề tài, dự án trúng tuyển)

 

TT

Tên đề tài, dự án trúng tuyển

Tên chủ nhiệm, tổ chức chủ trì

Thời gian thực hiện

Kinh phí đề nghị hỗ trợ từ NSNN

Kinh phí từ các nguồn khác

Ghi chú

1

2

 

 

3

 

6

I

Đề tài

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

II

Dự án

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

____________

* Gửi kèm theo hồ sơ Thuyết minh nhiệm vụ đã được chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng KH&CN xét duyệt đề tài, dự án.

Biểu B11.1-PTĐĐT
03/2013/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH ĐỀ TÀI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

PHIẾU THẨM ĐỊNH ĐỀ TÀI
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

1. Tên Đề tài:

- Mã số:

- Thuộc Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia

2. Chủ nhiệm Đề tài:

3. Cơ quan chủ quản Đề tài:

4. Cơ quan chủ trì Đề tài:

5. Họ và tên người thẩm định:

- Học hàm, học vị:

- Chuyên môn đào tạo:

- Cơ quan công tác:

6. Ngày nhận Hồ sơ thẩm định ngày      tháng      năm 20....

A. Rà soát nội dung chuyên môn

I. Nhận xét, đánh giá chung mức độ hoàn thiện của Hồ sơ thẩm định, Thuyết minh Đề tài:

1. Nhận xét, đánh giá chung (về tính đầy đủ của Hồ sơ thẩm định; về mức độ hoàn thiện của thuyết minh Đề tài: thông tin chung; mục tiêu, nội dung và phương án triển khai Đề tài; Sản phẩm chính của Đề tài phương án huy động các nguồn tài chính thực hiện toàn bộ Đề tài):

2. Đủ điều kiện thẩm định:

3. Không đủ điều kiện để thẩm định (nêu rõ lý do):

II. Rà soát chi tiết nội dung Thuyết minh Đề tài:

1. Mục tiêu Đề tài: (nhận xét)

2. Nội dung chính:

- Nhận xét về tính đầy đủ các nội dung chính và các nội dung thành phần phù hợp đã được liệt kê Thuyết minh Đề tài: (nội dung nghiên cứu của đề tài, các nội dung khác phù hợp để đạt được mục tiêu, sản phẩm chung của Đề tài)

- Những nội dung không phù hợp, cần loại bỏ: (đề xuất cụ thể và nêu rõ lý do)

- Những nội dung cần bổ sung: (đề xuất cụ thể và nêu rõ lý do)

3. Sản phẩm chính của Đề tài:

- Nhận xét về tính đầy đủ các dạng sản phẩm chính của Đề tài (dạng I, II, III) đã liệt kê trong thuyết minh, tính hợp lý về tên sản phẩm, số lượng, chất lượng và chỉ tiêu KT-KT cần đạt:

- Các sản phẩm chính không phù hợp, cần loại bỏ (đề xuất cụ thể và nêu rõ lý do)

- Các sản phẩm chính cần bổ sung (đề xuất cụ thể và nêu rõ lý do):

4. Hiệu quả của Đề tài:

- Nhận xét về hiệu quả KH&CN của Đề tài:

- Nhận xét về hiệu quả kinh tế của Đề tài:

- Nhận xét về hiệu quả xã hội:

5. Danh mục các nội dung KH&CN:

- Nhận xét về tính đầy đủ danh mục các nội dung đã được liệt kê trong thuyết minh:

- Tính khả thi thực hiện các nội dung KH&CN thuộc Đề tài:

6. Nhận xét về tính liên kết của các nội dung thuộc Đề tài với mục tiêu, sản phẩm của Đề tài:

7. Ý kiến khác (nêu rõ sự hợp lý, không hợp lý đề nghị loại bỏ trong thuyết minh nhiệm vụ):

B. Thẩm định về kinh phí Đề tài:

I. Tính đầy đủ và hợp lý của việc thẩm định các nội dung KH&CN thuộc Đề tài:

1. Số nội dung đã được thẩm định nội dung và kinh phí:

2. Số nội dung chưa được thẩm định nội dung và kinh phí:

Trong đó:

- Tổng số kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước:          triệu đồng

- Tổng số kinh phí từ các nguồn khác:                            triệu đồng

II. Sự hợp lý trong việc phân bổ kinh phí theo từng năm kế hoạch:

III. Phương án huy động các nguồn tài chính:

1. Đủ căn cứ để thông qua:

2. Chưa đủ căn cứ để thông qua: (nêu rõ cần bổ sung các văn bản gì)

C. Ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định: (gạch bỏ nội dung không phù hợp)

- Đủ căn cứ để phê duyệt Đề tài:

- Chưa đủ căn cứ để phê duyệt Đề tài:

 

 

Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 20..
THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

 

Biểu B11.2-PTĐDA
03/2013/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

 

PHIẾU THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

 

1. Tên Dự án:

- Mã số:

- Thuộc Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia

2. Chủ nhiệm Dự án:

3. Cơ quan chủ quản Dự án:

4. Cơ quan chủ trì Dự án:

5. Họ và tên người thẩm định:

- Học hàm, học vị:

- Chuyên môn đào tạo:

- Cơ quan công tác:

6. Ngày nhận Hồ sơ thẩm định ngày  tháng    năm 20

A. Rà soát nội dung chuyên môn

I. Nhận xét, đánh giá chung mức độ hoàn thiện của Hồ sơ thẩm định, Thuyết minh Dự án:

1. Nhận xét, đánh giá chung (về tính đầy đủ của Hồ sơ thẩm định; về mức độ hoàn thiện của thuyết minh dự án: thông tin chung; mục tiêu, nội dung và phương án triển khai dự án; sản phẩm của dự án, phương án huy động các nguồn tài chính thực hiện dự án):

2. Đủ điều kiện thẩm định:

3. Không đủ điều kiện để thẩm định (nêu rõ lý do):

II. Rà soát chi tiết nội dung thuyết minh Dự án:

1. Nội dung chính (đề xuất cụ thể):

- Những nội dung phù hợp:

- Những nội dung không phù hợp, cần loại bỏ - lý do:

- Những nội dung cần bổ sung (đề xuất cụ thể và nêu rõ lý do):

3. Nhận xét về phương án huy động các nguồn tài chính thực hiện Dự án:

Sự hợp lý trong việc phân bổ kinh phí theo từng năm kế hoạch:

4. Phương án huy động các nguồn tài chính:

- Đủ căn cứ để thông qua:

- Chưa đủ căn cứ để thông qua: (nêu rõ cần bổ sung các văn bản gì)

C. Ý kiến kết luận của thành viên Hội đồng thẩm định: (gạch bỏ nội dung không phù hợp)

- Đủ căn cứ để phê duyệt Dự án:

- Chưa đủ căn cứ để phê duyệt Dự án:

 

 

Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 20...
THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

 

Biểu B12.1-BBTĐĐT
03/2013/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH ĐỀ TÀI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH ĐỀ TÀI
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

A. Thông tin chung:

1. Tên Đề tài:

Mã số ………………………………………… (Nếu có)

Thuộc Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia:

2. Tổ chức chủ trì Đề tài:

3. Chủ nhiệm Đề tài:

4. Quyết định thành lập Hội đồng số:  ……………./QĐ-BKHCN, ngày .../.../20.. của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

5. Địa điểm và thời gian họp Hội đồng thẩm định:

- Địa điểm: …………………………………………

- Ngày họp: ………………………………………..

6. Số thành viên có mặt trên tổng số thành viên: …………../ …………… thành viên.

Vắng mặt:.... thành viên, gồm:

                        …………………………………………

                        …………………………………………

7. Đại biểu tham dự:

Số TT

Họ và tên

Đơn vị công tác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. Kết luận của hội đồng thẩm định

1. Về Hồ sơ, Thuyết minh Đề tài:

1.1. Hồ sơ đủ điều kiện để thẩm định:

1.2. Hồ sơ không đủ điều kiện để thẩm định:

Hội đồng yêu cầu bổ sung, hoàn thiện cụ thể các tài liệu sau:

C. Kết luận thẩm định về kinh phí Đề tài:

1. Tính đầy đủ và hợp lý của kinh phí với nội dung đã xác định thuộc Đề tài:

- Tổng số kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước:          triệu đồng

- Tổng số kinh phí từ các nguồn khác:                            triệu đồng

2. Sự hợp lý trong việc phân bổ kinh phí theo từng năm kế hoạch:

3. Chi tiết các nguồn kinh phí:

Đơn vị: triệu đồng

Số TT

Nội dung các khoản chi

Kinh phí từ NSNN

Khoán chi

Kinh phí đối ứng từ các nguồn khác

Ghi chú

1

Thiết bị, máy móc

 

 

 

 

2

Nhà xưởng xây dựng mới và cải tạo

 

 

 

 

3

Kinh phí hỗ trợ công nghệ

 

 

 

 

4

Chi phí lao động

 

 

 

 

5

Nguyên vật liệu năng lượng

 

 

 

 

6

Thuê thiết bị, nhà xưởng

 

 

 

 

7

Chi khác

 

 

 

 

………..

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

4. Phương án huy động các nguồn tài chính: (gạch bỏ kết luận không phù hợp)

- Hội đồng nhất trí thông qua.

- Chưa đủ căn cứ để thông qua.

D. Kết luận chung của Hội đồng thẩm định: (gạch bỏ kết luận không phù hợp)

1. Đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt Đề tài trên cơ sở Hồ sơ được hoàn thiện theo kết luận của Hội đồng.

2. Đề nghị Ban Chủ nhiệm Chương trình, Cơ quan chủ quản cung cấp bổ sung Hồ sơ thẩm định hoặc hoàn thiện thuyết minh Đề tài để đủ điều kiện thẩm định.

3. Các ý kiến khác của Hội đồng: ……………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………..

4. Biên bản được lập xong lúc ……… ngày …../ ….. / ………. và đã được Hội đồng thẩm định nhất trí thông qua.

 

THƯ KÝ
(ký tên, họ và tên)

PHÓ CHỦ TỊCH
(ký tên, họ và tên)

CHỦ TỊCH
(ký tên, họ và tên)

 

Biểu B12.2-BBTĐDA
03/2013/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH
DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

A. Những thông tin chung:

1. Tên Dự án:

Mã số ……………………………… (Nếu có)

Thuộc Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia

2. Tổ chức chủ trì: …………………………………………………………………………………….

Chủ nhiệm Dự án: …………………………………………………………………………………….

3. Quyết định thành lập Hội đồng:

……………… /QĐ-BKHCN, ngày .../.../20.. của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

4. Địa điểm và thời gian họp Hội đồng thẩm định:

- Địa điểm: …………………………………………………….

- Ngày họp: …………………………………………………..

5. Số thành viên có mặt trên tổng số thành viên: ………./………….

Vắng mặt: ……………….. thành viên, gồm:

……………………………………………..

……………………………………………...

6. Đại biểu tham dự:

Số TT

Họ và tên

Đơn vị công tác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. Kết luận của Hội đồng thẩm định

1. Nội dung chuyên môn:

1.1. Mục tiêu của dự án (ghi cụ thể):

1.2. Các nội dung nghiên cứu mới, nghiên cứu hoàn thiện công nghệ chính (ghi tên của từng nội dung, tiến độ và thời gian thực hiện)

+ Kinh phí từ các nguồn khác: ……………………………. triệu đồng.

2.3. Về phương án huy động các nguồn tài chính thực hiện Dự án:

2.4. Dự kiến nội dung chi từ ngân sách nhà nước:

Đơn vị: triệu đồng

Số TT

Nội dung các khoản chi

Kinh phí từ ngân sách nhà nước

Khoán chi

Kinh phí đối ứng từ các nguồn khác

Ghi chú

1

Thiết bị, máy móc

 

 

 

 

2

Nhà xưởng xây dựng mới và cải tạo

 

 

 

 

3

Kinh phí hỗ trợ công nghệ

 

 

 

 

4

Chi phí lao động

 

 

 

 

5

Nguyên vật liệu năng lượng

 

 

 

 

6

Thuê thiết bị, nhà xưởng

 

 

 

 

7

Chi khác

 

 

 

 

....

………..

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

C. Kết luận chung của Hội đồng thẩm định: (gạch bỏ kết luận không phù hợp)

1. Đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt Đề tài trên cơ sở Hồ sơ đuợc hoàn thiện theo kết luận của Hội đồng.

2. Đề nghị Ban Chủ nhiệm Chương trình, Cơ quan chủ quản cung cấp bổ sung Hồ sơ thẩm định hoặc hoàn thiện thuyết minh Đề tài để đủ điều kiện thẩm định.

3. Các ý kiến khác của Hội đồng: ………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………….

4. Biên bản được lập xong lúc ….. ngày ….. / …../ …… và đã được Hội đồng thẩm định nhất trí thông qua.

 

THƯ KÝ
(ký tên, họ và tên)

PHÓ CHỦ TỊCH
(ký tên, họ và tên)

CHỦ TỊCH
(ký tên, họ và tên)

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 13/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Thông tư 13/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Lao động-Tiền lương, Khoa học-Công nghệ

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi