Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 2736/QĐ-BTNMT phê duyệt Chương trình KHCN mã số TNMT.01/21-25
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 2736/QĐ-BTNMT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 2736/QĐ-BTNMT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 04/12/2020 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Khoa học-Công nghệ, Tư pháp-Hộ tịch, Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chương trình Nghiên cứu xây dựng chính sách về TNMT 2021-2025
Ngày 04/12/2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định 2736/QĐ-BTNMT về việc phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp bộ “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường giai đoạn 2021-2025”, mã số TNMT.01/21-25.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt mục tiêu, nội dung, sản phẩm và chỉ tiêu đánh giá Chương trình khoa học và công nghệ nói trên. Cụ thể, phấn đấu sau khi kết thúc chương trình: 20% kết quả cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ sửa đổi Luật Đất đai, Đa dạng sinh học, Tài nguyên nước, Khoáng sản, Tài nguyên, Môi trường biển và Hải đảo; 20% kết quả cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ xây dựng dự án Luật Địa chất, Viễn thám, Biến đổi khí hậu…
Ngoài ra, Bộ cũng quy định rõ, sản phẩm sau khi kết thúc chương trình phải bao gồm: Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung các luật Đất đai, Đa dạng sinh học, Khoáng sản, Tài nguyên nước, Tài nguyên, Môi trường biển và Hải đảo; Hồ sơ đề nghị xây dựng các luật Viễn Thám, Địa chất, Biến đổi khí hậu; Dự thảo nội dung giáo trình đào tạo đại học, sau đại học về khoa học môi trường…
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 2736/QĐ-BTNMT tại đây
tải Quyết định 2736/QĐ-BTNMT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG ______ Số: 2736/QĐ-BTNMT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________________ Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp bộ “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường giai đoạn 2021-2025”, mã số TNMT.01/21-25
_________________
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Thông tư số 26/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Xét đề nghị của Vụ trưởng các Vụ: Khoa học và Công nghệ, Pháp chế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt mục tiêu, nội dung, sản phẩm và chỉ tiêu đánh giá Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp bộ “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường giai đoạn 2021-2025” (gọi tắt là Chương trình), mã số TNMT.01/21-25 (chi tiết tại phụ lục kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp Vụ Pháp chế và các tổ chức liên quan để hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Chương trình.
Tổ chức, cá nhân căn cứ vào Chương trình đề xuất nhiệm vụ và kế hoạch nghiên cứu khoa học và công nghệ hằng năm theo quy định pháp luật hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Khoa học và Công nghệ, Pháp chế, Kế hoạch - Tài chính; thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ TN&MT: các Thứ trưởng; - Bộ Khoa học và Công nghệ; - Bộ Tài chính; - Lưu VT, KHCN | BỘ TRƯỞNG
Trần Hồng Hà |
Phụ lục
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, SẢN PHẨM VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường giai đoạn 2021-2025.
Mã số TNMT.01/21-25
(Kèm theo Quyết định số 2736/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
_______________________
I. MỤC TIÊU
1.1. Cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ sửa đổi các luật: Đất đai; Đa dạng sinh học; Tài nguyên nước; Khoáng sản; Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và xây dựng các luật: Địa chất; Biến đổi khí hậu; Viễn thám.
1.2. Cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế phục vụ hoàn thiện thể chế, chính sách, tổ chức bộ máy, công cụ, giải pháp quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường theo hướng kết nối, thống nhất và đồng bộ.
1.3. Cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ nội luật hóa, thực thi và tham gia các điều ước quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường phù hợp chủ trương chủ động hội nhập quốc tế của Việt Nam.
II. NỘI DUNG
2.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ đề xuất sửa đổi, bổ sung một số luật hiện hành (Đất đai; Tài nguyên nước; Khoáng sản; Đa dạng sinh học; Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo).
2.2. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất xây dựng và dự thảo đề án luật: Địa chất, Viễn thám, Biến đổi khí hậu.
2.3. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn dựa trên tiếp cận thị trường (MBA) trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.
2.3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các nguyên tắc dựa trên tiếp cận thị trường, phục vụ hoàn thiện chính sách, pháp luật tài nguyên và môi trường ở Việt Nam;
2.3.2. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất phương pháp, quy trình lượng giá, hoạch toán tài nguyên thiên nhiên, áp dụng thí điểm cho một dạng tài nguyên tại một địa bàn cụ thể;
2.3.3. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của khối tư nhân và mô hình hợp tác công tư trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu;
2.3.4. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất phương pháp, quy trình tính GDP xanh ở Việt Nam, áp dụng thí điểm cho một địa phương;
2.3.5. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất xây dựng và hoàn thiện các loại thị trường trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu tại Việt Nam;
2.3.6. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất cơ chế, chính sách tài chính ngoài ngân sách phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu;
2.3.7. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất mới và hoàn thiện các công cụ kinh tế, cơ chế tài chính trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
2.4. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về cơ chế, công cụ chính sách mới trong quản lý tài nguyên và môi trường; thực hiện nội luật hóa các cam kết quốc tế của Việt Nam về tài nguyên và môi trường.
2.4.1. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, đề xuất áp dụng một số cơ chế, công cụ chính sách mới (tự nguyện) trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu phù hợp thực tiễn Việt Nam;
2.4.2. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, đề xuất nội luật hóa, thực thi và tham gia các điều ước quốc tế về tài nguyên, môi trường, biến đổi khí hậu;
2.4.3. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, đề xuất các công cụ chính sách, phương thức quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường;
2.4.4. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất giải pháp thực thi hiệu quả các cam kết về môi trường trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới;
2.4.5. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, đề xuất định hướng, giải pháp tăng cường hàng rào kỹ thuật môi trường của Việt Nam đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và bảo vệ môi trường;
2.4.6. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, đề xuất các giải pháp tăng cường thực thi và tuân thủ pháp luật về tài nguyên môi trường ở Việt Nam;
2.4.7. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, đề xuất cơ chế và khung pháp lý tích hợp, lồng ghép và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hệ thống quan trắc trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường;
2.4.8. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, đề xuất hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu thống kê quốc gia về môi trường phù hợp các chỉ tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hợp quốc.
2.5. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ kiện toàn tổ chức bộ máy và thực hiện phân quyền, phân cấp và ủy quyền trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu theo hướng tinh gọn và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
2.5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất định hướng, mô hình và lộ trình phát triển tổ chức bộ máy quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu nhằm thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu quả và phù hợp điều kiện của Việt Nam;
2.5.2. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất bộ tiêu chí, chỉ số giám sát, đánh giá hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường;
2.5.3. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất nội dung phục vụ đào tạo đại học, sau đại học về khoa học môi trường;
2.5.4. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất khung pháp lý về công khai, minh bạch thông tin, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của các bên liên quan trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu;
2.5.5. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất mô hình, cơ chế phân quyền, phân cấp và ủy quyền trong quản lý tài nguyên và môi trường ở Việt Nam;
2.5.6. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất chính sách xã hội hóa các dịch vụ công trong quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở Việt Nam.
2.6. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ xây dựng các cơ chế, chính sách thúc đẩy khai thác, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên tái tạo và thúc đẩy tái chế, tái sử dụng chất thải hướng tới xây dựng nền kinh tế tuần hoàn.
2.6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các chính sách, công cụ kinh tế, tài chính thúc đẩy tái sử dụng, tái chế chất thải hướng tới kinh tế tuần hoàn;
2.6.2. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất chính sách, cơ chế khuyến khích phát triển các dự án phát điện từ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp điều kiện Việt Nam;
2.6.3. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, xây dựng hướng dẫn ứng dụng phương pháp tiếp cận kinh tế tuần hoàn trong sản xuất công nghiệp, thí điểm cho một ngành cụ thể;
2.6.4. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với các sản phẩm tái chế, thân thiện môi trường nhằm thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.
III. SẢN PHẨM
3.1. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung các luật Đất đai, Đa dạng sinh học, Khoáng sản, Tài nguyên nước, Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, gồm:
- Báo cáo cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về sự cần thiết phải sửa đổi luật; nội dung của chính sách trong đề nghị sửa đổi, bổ sung luật; các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do của việc lựa chọn; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành luật;
- Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị sửa đổi, bổ sung luật;
- Đề cương dự thảo luật sửa đổi, bổ sung;
3.2. Hồ sơ đề nghị xây dựng các luật Viễn Thám, Địa chất, Biến đổi khí hậu, gồm:
- Báo cáo cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về sự cần thiết, mục đích, quan điểm xây dựng, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật; mục tiêu, nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng luật; các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do của việc lựa chọn; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành luật;
- Báo cáo đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng luật;
- Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật;
- Đề cương dự thảo luật.
3.3. Dự thảo nội dung giáo trình đào tạo đại học, sau đại học về khoa học môi trường.
3.4. Báo cáo cơ sở lý luận và thực tiễn dựa trên tiếp cận thị trường (MBA) trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.
3.5. Báo cáo kinh nghiệm quốc tế và đề xuất áp dụng một số kinh nghiệm quốc tế phục vụ xây dựng, hoàn thiện một số cơ chế, công cụ chính sách mới trong quản lý tài nguyên và môi trường; thực hiện nội luật hóa, thực thi và tham gia các điều ước quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
3.6. Báo cáo cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất kiện toàn mô hình tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả và cơ chế phân quyền, phân cấp và ủy quyền trong quản lý tài nguyên và môi trường.
3.7. Báo cáo cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất cơ chế, chính sách thúc đẩy khai thác, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên tái tạo và thúc đẩy tái chế, tái sử dụng chất thải định hình nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.
3.8. Các sản phẩm khác (bài báo, tài liệu chuyên khảo, tài liệu tập huấn).
IV. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
4.1. Chỉ tiêu về trình độ khoa học: 100% đề tài, dự án có kết quả được công bố trên tạp chí khoa học công nghệ chuyên ngành trong nước, quốc tế.
4.2. Chỉ tiêu về ứng dụng vào thực tiễn: 80% các chính sách, cơ chế, mô hình, công cụ, giải pháp phục vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường được áp dụng.
4.3. Chỉ tiêu về đào tạo: 30% số đề tài đào tạo thạc sĩ và 10% số đề tài hỗ trợ đào tạo tiến sĩ.
4.4. Chỉ tiêu về cơ cấu nhiệm vụ khi kết thúc Chương trình
- 20% kết quả cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ sửa đổi luật Đất đai, Đa dạng sinh học, Tài nguyên nước, Khoáng sản, Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
- 20% kết quả cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ xây dựng dự án luật Địa chất, Viễn thám, Biến đổi khí hậu;
- 20% kết quả cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất hoàn thiện mô hình, cơ chế về phân công, phân cấp, ủy quyền trong quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường;
- 15% kết quả cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất nội dung đào tạo đại học, sau đại học về khoa học môi trường; hoàn thiện pháp luật về quản lý, khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, thiết lập tài khoản, hạch toán tài nguyên thiên nhiên; bảo đảm Nhà nước giao quyền khai thác tài nguyên theo cơ chế thị trường;
- 15% kết quả cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất hoàn thiện cơ chế quản lý, giám sát minh bạch, nghĩa vụ đóng góp, bồi thường, ký quỹ, đặt cọc, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường;
- 10% kết quả cung cấp cơ sở khoa học, kinh nghiệm quốc tế, nội luật hóa các cam kết quốc tế, định hướng việc Việt Nam gia nhập điều ước quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.