Quyết định 2451/QĐ-BNN-KHCN Đặt hàng nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Bộ thực hiện từ 2021

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 2451/QĐ-BNN-KHCN

Quyết định 2451/QĐ-BNN-KHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Danh mục đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ bắt đầu thực hiện từ năm 2021
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:2451/QĐ-BNN-KHCNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Lê Quốc Doanh
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
30/06/2020
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phê duyệt danh mục đặt hàng 43 đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ

Ngày 30/6/2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định 2451/QĐ-BNN-KHCN về việc phê duyệt Danh mục đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ bắt đầu thực hiện từ năm 2021.

Theo đó, danh mục 43 đề tài khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm và đề tài KH-CN tiềm năng cấp Bộ đặt hàng bắt đầu thực hiện từ năm 2021 bao gồm: Nghiên cứu lai tạo và phát triển giống lúa nếp ngắn ngày cho các tỉnh phía; Nghiên cứu, xác định kỹ thuật rải vụ phát triển một số chủng loại cây ăn quả có giá trị trên địa bàn tỉnh Sơn La; Nghiên cứu tạo nguồn vật liệu mới (dòng mía) phục vụ tuyển chọn giống mía mới chịu hạn;...

Cụ thể, yêu cầu đối với đề tài nghiên cứu lai tạo và phát triển giống lúa nếp ngắn ngày phải tạo được tối thiểu 01 giống lúa nếp mới được công nhận lưu hành, trồng được 2 vụ/năm: Thời gian sinh trưởng ≤ 115 ngày trong vụ mùa; năng suất trung bình đạt 5,5-6,5 tấn/ha;… Giao trực tiếp Viện Cây lương thực – CTP thực hiện trong thời gian từ 2021-2025.

Ngoài ra, Bộ NNPTNT còn giao Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì hướng dẫn và tổ chức tuyển chọn, giao trực tiếp đơn vị chủ trì, cá nhân chủ nhiệm thực hiện các đề tài.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 2451/QĐ-BNN-KHCN tại đây

tải Quyết định 2451/QĐ-BNN-KHCN

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 2451/QĐ-BNN-KHCN DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 2451/QĐ-BNN-KHCN PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

______________

Số: 2451/QĐ-BNN-KHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________

Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2020

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt danh mục đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ bắt đầu thực hiện từ năm 2021

_________________

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 18/2015/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt danh mục đặt hàng các đề tài khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm và đề tài khoa học và công nghệ tiềm năng cấp Bộ bắt đầu thực hiện từ năm 2021 (Phụ lục kèm theo).

Điều 2. Giao Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì hướng dẫn và tổ chức tuyển chọn/giao trực tiếp đơn vị chủ trì, cá nhân chủ nhiệm thực hiện các đề tài KH&CN, dự án SXTN, đề tài KH&CN tiềm năng cấp Bộ trong danh mục tại Điều 1, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét phê duyệt theo các quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Bộ trưởng (để b/c);

- Lưu: VT, KHCN (KTD.20b).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

Lê Quốc Doanh

 

 

 
 
 

Phụ lục:

DANH MỤC ĐỀ TÀI KH&CN, DỰ ÁN SXTN, ĐỀ TÀI KH&CN TIỀM NĂNG CẤP BỘ ĐẶT HÀNG BẮT ĐẦU THỰC HIỆN TỪ NĂM 2021

(Kèm theo Quyết định số: 2451/QĐ-BNN-KHCN ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

 

TT

Tên đề tài, dự án

Định hướng mục tiêu

Yêu cầu đối với kết quả

Thời gian thực hiện

Phương thức thực hiện

A

ĐỀ TÀI KH&CN

 

 

 

I

Trồng trọt-BVTV

 

 

 

1.

Nghiên cứu lai tạo và phát triển giống lúa nếp ngắn ngày cho các tỉnh phía Bắc.

Lai tạo và phát triển được giống lúa nếp ngắn ngày, thơm, năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh khá có khả năng thích ứng tốt với các vùng trồng lúa chính tại các tỉnh phía Bắc.

- Tạo được tối thiểu 01 giống lúa nếp mới được công nhận lưu hành, trồng được 2 vụ/năm: Thời gian sinh trưởng ≤ 115 ngày trong vụ mùa; năng suất trung bình đạt 5,5-6,5 tấn/ha, nhiễm rầy nâu, đạo ôn, bạc lá điểm ≤ 5; chống đổ điểm 1-3; hàm lượng amylose đạt 3-5%; thơm điểm 3; xôi dẻo ngon đậm.

- Quy trình kỹ thuật canh tác cho giống lúa nếp mới phù hợp với điều kiện canh tác tại các tỉnh phía Bắc.

- Mô hình trình diễn giống lúa nếp mới tại các vùng trồng lúa chính của các tỉnh phía Bắc.

- Tối thiểu 02 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành.

2021-2025

Giao trực tiếp Viện Cây lương thực -CTP

2.

Nghiên cứu chọn, tạo và phát triển giống lúa lai ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ nội tiêu và xuất khẩu cho các tỉnh phía Bắc.

Chọn, tạo được dòng bố, mẹ và giống lúa lai ngắn ngày, năng suất, chất lượng, chống chịu sâu bệnh, phù hợp với sản xuất lúa gạo hàng hóa ở các tỉnh phía Bắc.

- Tạo được 01 dòng mẹ lúa lai hai dòng (TGMS), 01 dòng mẹ lúa lai ba dòng (CMS); 2-3 dòng bố chất lượng, chống chịu sâu bệnh, cho con lai có ưu thế lai cao, năng suất nhân dòng mẹ và sản xuất hạt lai F1>20 tạ/ha.

- Tạo được tối thiểu 1 giống lúa lai chất lượng (chiều dài hạt gạo >7mm; hàm lượng Amylose 16 - 22% CK, thơm nhẹ), năng suất đạt 75-85 tạ/ha, chống chịu sâu bệnh, phù hợp với điều kiện sản xuất lúa hàng hóa ở các tỉnh phía Bắc.

- Qui trình sản xuất hạt giống F1 năng suất >1,8 tấn/ha và nhân dòng mẹ năng suất >1,5 tấn/ha ở khu vực phía Bắc.

- Qui trình thâm canh lúa lai thương phẩm đạt năng suất 75 - 85 tạ/ha.

- Tham gia đào tạo 02 học viên sau đại học, tập huấn cho 300 lượt nông dân và cán bộ kỹ thuật địa phương.

2021-2025

Giao trực tiếp Viện Cây lương thực -CTP

3.

Nghiên cứu, xác định kỹ thuật rải vụ phát triển một số chủng loại cây ăn quả có giá trị (xoài, bưởi, na) trên địa bàn tỉnh Sơn La phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.

Xác định được kỹ thuật rải vụ thu hoạch một số chủng loại cây ăn quả có giá trị (xoài, bưởi, na) trên địa bàn tỉnh Sơn La giúp làm tăng hiệu quả sản xuất phục vụ

nội tiêu và xuất khẩu.

- Bộ giống xoài, bưởi, na phù hợp, cho thời gian thu hoạch quả 2- 4 tháng.

- Quy trình kỹ thuật/lịch rải vụ cho các cây ăn quả: xoài, bưởi, na kéo dài thời gian thu hoạch 2 - 4 tháng, hiệu quả sản xuất tăng 15-20%.

- Gói kỹ thuật thâm canh tổng hợp trên cây xoài, bưởi, na.

- Mô hình áp dụng gói kỹ thuật thâm canh tổng hợp nhằm rải vụ thu hoạch, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất cho xoài, bưởi, na với quy mô 2ha/cây cho hiệu quả sản xuất tăng ≥ 15% so với sản xuất đại trà.

- Đào tạo, tập huấn cho 6 HTX và 200 nông dân kỹ thuật thâm canh và rải vụ thu hoạch quả cho 3 chủng loại cây ăn quả thuộc đối tượng nghiên cứu.

2021-2024

Giao trực tiếp

Viện Nghiên cứu Rau quả

4.

Tuyển chọn giống và hoàn thiện quy trình canh tác đối với cây dừa xiêm ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ

Xác định hệ thống các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất dừa ở vùng Duyên Hải Nam Trung bộ.

- Thu thập và đánh giá khả năng thích nghi của các giống dừa xiêm ở từng tiểu vùng sinh thái tại các tỉnh Duyên hải Nam trung bộ;

- Tuyển chọn được tối thiểu 1 dòng/giống dừa xiêm có năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp với điều kiện sinh thái vùng Duyên hải Nam Trung bộ;

- Xây dựng được biện pháp xử lý dừa xiêm cho thu hoạch tập trung từ tháng 6 - 9 ở vùng Duyên Hải Nam trung bộ.

- Xác định được biện pháp phòng, trừ hiệu quả bọ dừa ở vùng Duyên Hải Nam trung bộ.

- 01 quy trình kỹ thuật canh tác cây dừa xiêm cho vùng Duyên hải Nam Trung bộ.

2021­-2025

Giao trực tiếp Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ

5.

Nghiên cứu tạo nguồn vật liệu mới (dòng mía) phục vụ tuyển chọn giống mía mới chịu hạn

Ứng dụng phương pháp lai hữu tính và chọn giống truyền thống kết hợp với chỉ thị phân tử để tạo nguồn vật liệu mới (dòng mía) cho tuyển chọn giống mía mới chịu hạn.

- Tạo ra tối thiểu 05 dòng mía triển vọng (sau chọn dòng vô tính bước 1), chịu hạn ở mức 3/9 trở lên; năng suất mía ≥ 90 tấn/ha, chữ đường ≥ 12 CCS, phục vụ cho khảo nghiệm giống tiếp theo.

- Báo cáo phân tích di truyền và các marker phân tử liên kết với gene mục tiêu quy định tính trạng chịu hạn của một số dòng, giống mía nghiên cứu, để làm cơ sở khoa học và chỉ thị phân tử cho công tác cải tiến giống mía mới.

2021-2023

Giao trực tiếp Viện Nghiên cứu Mía đường

6.

Nghiên cứu chọn tạo giống lạc đỏ chịu hạn thích ứng một số tỉnh trung du miền núi phía Bắc

Chọn tạo được giống lạc đỏ chịu hạn thích ứng một số tỉnh trung du miền núi phía Bắc

- Tuyển chọn được 1-2 giống lạc chịu hạn, năng suất cao (2,5 -3,0 tấn/ha), chống chịu bện đốm lá (điểm 5).

- Quy trình kỹ thuật canh tác giống lạc đỏ chịu hạn triển vọng tăng năng suất và hiệu quả kinh tế > 20%

- Mô hình giống lạc đỏ chịu hạn tại các địa bàn nghiên cứu cho hiệu quả kinh tế cao hơn 10% so với sản xuất đại trà.

2021 -2024

Giao trực tiếp Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang

7.

Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp bền vững

Xác định được các yếu tố kỹ thuật và kinh tế - xã hội tác động đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp chuyển

đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tái cơ cấu ngành trồng trọt nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Hồng

- 01 báo cáo tổng hợp phân tích hiện trạng, xu hướng chuyển đổi, vai trò của chuyển đổi và các yếu tố tác động đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng, các chính sách hiện hành của vùng ĐBSH giai đoạn 2013-2020,

- 01 Báo cáo phân tích các xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp cho các chân đất chính vùng ĐBSH

- Tối thiểu 02 cơ cấu cây trồng phù hợp cho mỗi chân đất vùng ĐBSH

- Tối thiểu 04 mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, liên kết theo chuỗi giá trị có hiệu quả và bền vững

- Tối thiểu 02 mô hình liên kết theo chuỗi giá trị

- 01 Báo cáo đề xuất giải pháp khoa học công nghệ và kinh tế - xã hội phù hợp cho quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả bền vững; định hướng cơ cấu cây trồng giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2040.

2021-2024

Giao trực tiếp Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông

8.

Nghiên cứu lai tạo giống và biện pháp kỹ thuật canh tác cây hành tím, cây tỏi tại vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.

Chọn tạo được giống hành tím, tỏi có năng suất cao, chất lượng tốt nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho các vùng trồng hành tím, tỏi trên đất cát ven biển tại Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Chọn tạo được 01 giống hành tím và 01 giống tỏi phù hợp cho vùng đất cát ven biển Duyên hải Nam Trung bộ.

- Xây dựng được 02 quy trình kỹ thuật canh tác theo hướng an toàn, phù hợp cho giống hành tím và giống tỏi phù hợp trên vùng đất cát ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Xây dựng được 01 mô hình/tỉnh/mỗi loại giống hành tím và tỏi được chọn tạo, quy mô 01ha/mô hình/tỉnh, hiệu quả cao hơn so với sản xuất thông thường của nông dân 10 - 20% tùy từng loài cây trồng.

- Tập huấn nông dân về quy trình canh tác hành, tỏi theo hướng an toàn trên vùng đất cát ven biển Duyên hải Nam Trung bộ.

2021-2025

Giao trực tiếp Viện Nghiên cứu Bông và PTNN Nha Hố

9.

Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng cây trồng thông qua chẩn đoán lá làm cơ sở bón phân cho cây cam, xoài, chuối.

Xác định được yếu tố hạn chế, mức độ thiếu/thừa dinh dưỡng qua chẩn đoán lá nhằm đưa ra khuyến cáo sử dụng phân bón phù hợp cho một số loại cây ăn quả dài ngày.

- Báo cáo thực trạng và phân tích mối quan hệ giữa biểu hiện của lá, năng suất và hàm lượng dinh dưỡng đối với các yếu tố đa lượng (N, P, K), trung lượng (Ca, Mg, S). Đặc điểm hình thái, màu sắc biểu hiện khi thiếu vi lượng (Zn, Mg, B, Cu, Mn) cho cam, xoài, chuối.

- Xây dựng được thang phân cấp, ngưỡng tối ưu yếu tố đa lượng, trung lượng thiếu/thừa dinh dưỡng trong lá. Đặc điểm nhận diện biểu hiện thiếu với các yếu tố vi lượng cho cam, xoài, chuối.

- Khuyến cáo sử dụng phân bón phù hợp cho cam, xoài và chuối căn cứ theo thang phân cấp/biểu hiện thiếu/thừa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cho một số loại cây ăn quả dài ngày.

2021-2023

Giao trực tiếp Viện Thổ nhưỡng - Nông hóa

10.

Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất xây dựng vùng nông nghiệp hữu cơ theo chu trình tuần hoàn khép kín tại vùng đồng bằng sông Hồng

Đề xuất được vùng nông nghiệp hữu cơ theo chu trình tuần hoàn khép kín tại vùng đồng bằng sông Hồng

- Kết quả điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng và xác định các vùng có lợi thế, tiềm năng về đất đai, hạ tầng, chất lượng môi trường, thị trường tiêu thụ để phát triển nông nghiệp hữu cơ ĐBSH.

- Xác định được các vùng có lợi thế, tiềm năng phát triển NNHC vùng ĐBSH.

- Bộ tiêu chí xác định vùng đủ điều kiện sản xuất nông nghiệp hữu cơ, vùng NNHC tập trung tại vùng ĐBSH.

- Bộ cơ sở dữ liệu (hiện trạng sản xuất, thị trường, hạ tầng cơ sở, chất lượng môi trường…) của vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tiềm năng vùng ĐBSH.

- Quy trình kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ cho các mô hình.

- Mô hình mô hình nông nghiệp hữu cơ tổng hợp theo chu trình tuần hoàn khép kín: sử dụng sản phẩm trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản và cung cấp phân hữu cơ tại vùng ĐBSH với quy mô mỗi mô hình 2 - 3 ha canh tác.

- Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm.

- Hồ sơ chứng nhận sản xuất NNHC đạt tiêu chuẩn TCVN - 11041­2:2017.

-Tập huấn kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ theo chu trình tuần hoàn khép kín cho người dân.

- Hội thảo khoa học.

- Các sản phẩm khác: Mẫu phiếu, phiếu kết quả điều tra khảo sát.

- Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài.

2021 -2023

Giao trực tiếp Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp

II

Chăn nuôi - Thú y

 

 

 

11.

Nghiên cứu lai tạo một số dòng vịt hướng thịt, kiêm dụng và hướng trứng thích ứng với biến đổi khí hậu tại ĐBSCL

Tạo được 06 dòng vịt hướng thịt, hướng trứng, kiêm dụng thích ứng vùng xâm nhập mặn, đem lại hiệu quả kinh tế khu vực ĐBSCL

* 06 dòng vịt hướng thịt, hướng trứng và kiêm dụng thích ứng với vùng xâm nhập mặn ĐBSCL.

Các chỉ tiêu kỹ thuật:

+ Vịt hướng thịt:

- Dòng trống 1 (♂Star53 x ♀biển): 200 mái sinh sản; năng suất trứng ≥200 quả/mái/năm; tỷ lệ phôi ≥90%;

- Dòng mái 2 (♂biển x ♀Star53): 400 mái sinh sản; năng suất trứng ≥210 quả/mái/năm; tỷ lệ phôi ≥90%;

- Vịt thương phẩm 12 (♂1 x ♀2): Khối lượng kết thúc 8 tuần tuổi ≥3 kg, tiêu tốn thức ăn ≤ 2,7 kg/kg tăng khối lượng.

+ Vịt kiêm dụng:

- Dòng trống 3 (♂biển x ♀Hòa Lan): 200 mái sinh sản; năng suất trứng ≥210 quả/mái/năm; tỷ lệ phôi ≥90%;

- Dòng mái 4 (♂Hòa Lan x ♀biển): 400 mái sinh sản; năng suất trứng ≥220 quả/mái/năm; tỷ lệ phôi ≥90%;

- Vịt thương phẩm 34 (♂3 x♀4): Khối lượng kết thúc 10 tuần tuổi ≥2,5 kg, tiêu tốn thức ăn ≤ 2,8 kg/kg tăng khối lượng.

+ Vịt hướng trứng:

- Dòng trống 5 (♂TC x ♀biển): 300 mái sinh sản; năng suất trứng ≥270 quả/mái/năm; tỷ lệ phôi ≥90%;

- Dòng mái 6 (♂biển x ♀TC): 600 mái sinh sản; năng suất trứng ≥260 quả/mái/năm; tỷ lệ phôi ≥90%;

- Vịt thương phẩm 56 (♂5 x ♀6): tuổi đẻ: 18-19 tuần; năng suất trứng ≥275 quả/mái/năm; tỷ lệ phôi ≥90%; tiêu tốn thức ăn ≤2,3 kg/10 quả trứng.

* Quy trình chăn nuôi vịt sinh sản và vịt thương phẩm thích ứng với vùng xâm nhập mặn.

2021-2024

Giao trực tiếp cho Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia cầm

VIGOVA- Viện Chăn nuôi.

12.

Nghiên cứu lai tạo một số dòng gà lông màu đặc sản năng suất cao từ nguồn gen bản địa.

Tạo được 6 dòng gà lông màu đặc sản năng suất cao từ nguồn gen bản địa.

- Dòng trống 1 (gà chọi lai với gà TN): 300 mái sinh sản, khối lượng kết thúc 20 tuần tuổi con trống 2.600-2.800g, con mái 1.700-1.800g; năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi ≥ 95 quả; tỷ lệ phôi ≥ 90%;

- Dòng trống 2 (gà Hồ lai với gà TP): 300 mái sinh sản, khối lượng kết thúc 20 tuần tuổi con trống 2.800-3.000g, con mái 1.800-2.000g; năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi ≥ 105 quả; tỷ lệ phôi ≥ 90%;

- Dòng mái 3 (gà mía lai với gà LV): 600 mái sinh sản, khối lượng kết thúc 20 tuần tuổi con trống 2.300-2.500g, con mái 1.600-1.700g; năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi ≥ 145 quả; tỷ lệ phôi ≥ 90%;

- Dòng mái 4 (gà ri lai với gà TN): 600 mái sinh sản, khối lượng kết thúc 20 tuần tuổi con trống 2.400-2.500g, con mái 1.700-1.800g; năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi ≥ 160 quả; tỷ lệ phôi ≥ 90%;

- Dòng mái 5 (gà Tiên Yên lai với gà D523): 600 mái sinh sản, khối lượng kết thúc 20 tuần tuổi con trống 2.400-2.600g, con mái 1.500-1.600g; năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi ≥ 140 quả; tỷ lệ phôi ≥ 90%;

- Dòng mái 6 (gà Lặc Thủy lai với gà LV): 600 mái sinh sản, khối lượng kết thúc 20 tuần tuổi con trống 2.000-2.100g, con mái 1.550-1.650g; năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi ≥ 140 quả; tỷ lệ phôi ≥ 90%;

* Gà thương phẩm kết thúc 16 tuần tuổi:

- Gà 13 (♂1 x ♀3): khối lượng cơ thể ≥ 1,8kg, TTTA/kg tăng KL ≤3,3kg. - Gà 24 (♂2 x ♀4): khối lượng cơ thể ≥ 1,8kg, TTTA/kg tăng KL ≤ 3,3kg.

- Gà 25 (♂2 x ♀5): khối lượng cơ thể ≥1,7kg, TTTA/kg tăng KL ≤3,5kg

  • Gà LT6 (♂Lạc Thủy x ♀6): khối lượng cơ thể ≥1,6kg, TTTA/kg tăng KL ≤3,6kg

* Quy trình chăn nuôi các dòng gà sinh sản và chăn nuôi gà thương phẩm.

2021-2025

Giao trực tiếp cho Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, phối hợp với Trung tâm          Thực

nghiệm và Bảo tồn vật nuôi- Viện Chăn nuôi và một số doanh nghiệp

13.

Nghiên cứu tách chiết bacteriocins và enzyme để thay thế kháng sinh và nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm

Tạo được chế phẩm giàu enzyme và bacteriocins từ một số chủng vi sinh có lợi để thay thế kháng sinh nhằm kiểm soát vi khuẩn trong đường ruột và nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia súc gia cầm.

- Báo cáo sự phân bố một số chủng vi khuẩn có hại, vi khuẩn kháng kháng sinh trong đường ruột và hiệu quả sử dụng bacteriocins và enzyme trong chăn nuôi lợn và gà.

- Chủng vi khuẩn có khả năng sản sinh bacteriocins ức chế vi khuẩn có hại trong đường ruột của lợn và gà.

- Chủng vi khuẩn có khả năng sản sinh enzyme tiêu hóa thức ăn cho lợn và gà.

- 5 lít chế phẩm giàu bateriocine (nồng độ tối thiểu 200 μg/mL)

- 500 kg chế phẩm chứa tối thiểu 200 μg bacteriocin/mg dạng bột và giàu enzyme (hàm Lượng tối thiểu protease 500UI/g, amylase 2500UI/g, phytase 500UI/g, xylase 500UI/g, cellulose 500UI/g)

- Quy trình sản xuất, sử dụng bacteriocins và enzyme (protease, amylase, phytase, xylase, cellulose).

2021-2023

Giao trực tiếp cho HVNNVN phối hợp với Công ty Mùa Xuân.

14.

Nghiên cứu chọn tạo tằm lưỡng hệ đạt năng suất, chất lượng tơ cao thích hợp cho các tỉnh phía Bắc

Chọn tạo được một số giống tằm lưỡng hệ đạt năng suất, chất lượng tơ cao thích hợp cho các tỉnh phía Bắc

-06 giống tằm có năng suất chất lượng cao từ các giống nhập ngoại và giống trong nước: có sức sống đạt ≥ 80%, tỷ lệ vỏ kén đạt ≥ 21%, tỷ lệ lên tơ ≥75%;

- 02 cặp lai tằm lưỡng hệ có sức sống đạt ≥ 90%, năng suất kén đạt 13kg/vòng trứng (6g trứng), tỷ lệ lên tơ ≥80%, hệ số tiêu hao 6,5-6,7 kg kén/kg tơ nõn;

- Quy trình nuôi các giống tằm mới tạo ra và cặp lai tằm lưỡng hệ

- Xây dựng 03 mô hình nuôi cặp lai tằm lưỡng với quy mô 01ha/mô hình đạt các chỉ tiêu: sức sống đạt ≥ 90%, năng suất kén đạt 13kg/vòng trứng (6g trứng ), tỷ lệ lên tơ 80%, hệ số tiêu hao 6,5-6,7 kg kén/kg tơ nõn.

2021-2025

Giao trực tiếp cho TTNC Dâu tằm tơ TW- Viện KHNNVN.

15.

Nghiên cứu đặc tính sinh học, tính kháng kháng sinh của vi khuẩn đường ruột  (Salmonella và  Ecoli) trong thịt gà và thịt lợn; đề xuất các giải pháp phòng chống kháng kháng sinh

- Xác định tỷ lệ lưu hành của Salmonella và Ecoli phân lập từ thịt gà, thịt lợn theo loại hình kinh doanh.

- Đánh giá khả năng kháng kháng sinh (10 loại kháng sinh đang được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi) và cung cấp dữ liệu về cường độ và xu lướng kháng kháng sinh của Salmonella và Ecoli Xác định sự lưu hành và đặc tính sinh học phân tử của Salmonella và Ecoli sản sinh kháng kháng sinh phổ rộng (ESBL) và AmpC β- lactamasetrong thịt lợn, thịt gà

- Xác định gen kháng kháng sinh (gen mã hóa ESBL và AmpC β-lactamase)

- Tỷ lệ lưu hành của Salmonella và Ecoli phân lập từ thịt gà, thịt lợn theo loại hình kinh doanh;

- Khả năng kháng 10 loại kháng sinh đang được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi, cường độ và xu lướng kháng kháng sinh của Salmonella và Ecoli;

- Sự lưu hành và đặc tính sinh học phân tử của Salmonella và Ecoli sản sinh kháng kháng sinh phổ rộng (ESBL) và AmpC β-lactamase trong thịt lợn, thịt gà.

- Các loại gen kháng kháng sinh (gen mã hóa ESBL và AmpC β- lactamase)

- Các giải pháp phòng chống kháng kháng sinh.

2021-2022

Tuyển chọn

III

Cơ điện và CNSTH

 

 

 

16.

Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sấy bằng năng lượng mặt trời cho nguyên liệu mây, tre tại các làng nghề, quy mô 10 m3 nguyên liệu/1 mẻ sấy.

Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm mây, tre của làng nghề bằng giải pháp công nghệ sấy thân thiện môi trường, phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển bền vững.

- Quy trình công nghệ sấy nguyên liệu mây, tre bằng năng lượng mặt trời.

- Hồ sơ thiết kế hệ thống sấy nguyên liệu mây, tre bằng năng lượng mặt trời có kết hợp với các nguồn nhiệt khác, đảm bảo yêu cầu công nghệ với các đặc tính kỹ thuật (dự kiến) sau:

+ Công suất: 10 m3 nguyên liệu/mẻ;

+ Nhiệt độ sấy: 40-55OC.

+ Độ ẩm cuối của từng loại nguyên liệu (tre, mây) tương ứng với quy trình công nghệ chế tác sản phẩm: 30% (sấy sơ bộ) hoặc <15% (sấy khô);

+ Hệ thống tự động điều khiển quá trình sấy;

+ Bảo đảm lò hoạt động liên tục. Giảm thời gian so với phơi tự nhiên (từ 6-10 h); nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Phối hợp với một trong các đối tác (HTX, làng nghề, DN) có đối ứng nguồn lực tham gia nghiên cứu và tiếp nhận chuyển giao 3-5 mô hình ứng dụng hệ thống sấy nguyên liệu mây, tre bằng năng lượng mặt trời, quy mô công suất 10 m3 nguyên liệu/mẻ sấy.

2021­2022

Giao trực tiếp cho Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

17.

Nghiên cứu sử dụng phụ gia thực phẩm trong sản xuất chè nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm chè Việt Nam, phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.

Lựa chọn được một số phụ gia thực phẩm trong Danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam để sản xuất chè chất lượng cao và xây dựng được quy trình công nghệ sử dụng phụ gia trong sản xuất chè phục vụ nội tiêu và xuất khẩu

- Báo cáo lựa chọn một số phụ gia thực phẩm trong danh mục được phép sử dụng (theo Quyết định 05/2018/TT-BYT của Bộ Y tế) phù hợp ứng dụng trong sản xuất chè Việt Nam;

- Quy trình công nghệ sử dụng phụ gia thực phẩm để sản xuất các sản phẩm chè chất lượng cao;

- Sản xuất thử các sản phẩm chè có sử dụng chất phụ gia hợp pháp, đảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, giá bán cao hơn 10 - 20% sản phẩm cùng loại gồm:

+ 02 tấn chè xanh rời và 1 tấn chè thương phẩm có sử dụng phụ gia;

+ 02 tấn chè đen rời và 1 tấn chè đen thương phẩm có sử dụng phụ gia;

+ 500 kg chè Matcha có sử dụng phụ gia;

+ 2000 lít nước giải khát từ chè có sử dụng phụ gia;

+ 50 kg chè xanh cô đặc và 50 kg chè đen cô đặc có sử dụng phụ gia;

- Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm chè (chè xanh, chè đen, chè Ôlong, chè Matcha, nước giải khát, chè cô đặc).

2021­-2023

Tuyển chọn

IV

Kinh tế, chính sách

 

 

 

18.

Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số giám sát chương trình Hành động quốc gia Không còn nạn đói và đề xuất giải pháp chính sách phát triển Nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng bền vững ở các vùng khó khăn.

- Xây dựng và đề xuất được bộ chỉ số giám sát Chương trình hành động quốc gia Không còn nạn đói phù hợp với mục tiêu của chương trình và điều kiện của địa phương.

- Xây dựng được Sổ tay hướng dẫn sử dụng Bộ chỉ số giám sát chương trình hành động quốc gia Không còn nạn đói

- Đề xuất được các chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất Nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng ở các vùng khó khăn của Việt nam

- Báo cáo xây dựng và đề xuất bộ chỉ số giám sát Chương trình hành động quốc gia Không còn nạn đói phù hợp với mục tiêu của chương trình và điều kiện của địa phương;

- Bộ chỉ số giám sát Chương trình hành động quốc gia Không còn nạn đói phù hợp với mục tiêu của chương trình và điều kiện của địa phương;

- Sổ tay hướng dẫn thu thập thông tin của bộ chỉ số giám sát Chương trình hành động quốc gia Không còn nạn đói;

- Bản kiến nghị chính sách và giải pháp phát triển Nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng ở các vùng khó khăn của Việt Nam.

2021-2022

Tuyển chọn

19.

Nghiên cứu phát triển mô hình du lịch nông thôn gắn với phát triển vùng chè miền núi phía Bắc

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch nông thôn và phát triển sản xuất chè.

- Đánh giá được thực trạng du lịch nông thôn gắn với phát triển vùng chè MNPB.

- Đề xuất được chính sách và giải pháp nhằm phát triển du lịch nông thôn gắn với phát triển vùng chè MNPB trong những năm tới.

- Báo cáo đánh giá thực trạng du lịch nông thôn gắn với phát triển vùng chè MNPB.

- Báo cáo kiến nghị đề xuất chính sách và giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn gắn với phát triển vùng chè khu vực MNPB.

- Xây dựng và vận hành mô hình du lịch nông thôn (du lịch cộng đồng/ du lịch trải nghiệm) tại vùng chè thí điểm kết hợp quảng bá các ấn phẩm, sách, tập thơ, đĩa nhạc về chủ đề trà phục vụ khách du lịch; quảng bá các chương trình văn nghệ dân gian - hiện đại trong đó chú trọng khai thác vốn văn hóa dân gian đặc sắc của các dân tộc thiểu số sống trên đại bàn miền núi phía Bắc.

2021-2022

Giao trực tiếp cho Đại học Thái Nguyên

V

Lâm nghiệp

 

 

 

 

20.

Nghiên cứu các giải pháp phục hồi và phát triển bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn vùng Nam Trung Bộ.

- Đánh giá được hiện trạng rừng, công tác quản lý và tác động của các chính sách của nhà nước và hiệu quả của các giải pháp đã áp dụng tới phục hồi và phát triển bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn tại vùng sinh thái Nam Trung Bộ;

- Xác định được các giải pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi và phát triển bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn tại vùng Nam Trung Bộ;

- Xác định được các giải pháp tổng hợp quản lý rừng phòng hộ trên phạm vi lưu vực vùng sinh thái Nam Trung Bộ;

- Xác định được các giải pháp về kinh tế - xã hội và đề xuất cơ chế chính sách phù hợp để quản lý bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn theo vùng sinh thái tại vùng sinh thái Nam Trung Bộ.

- 01 Báo cáo hiện trạng và tình trạng suy thoái rừng, công tác quản lý và tác động của các chính sách lâm nghiệp, các giải pháp đã áp dụng tới phục hồi và phát triển bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn tại vùng sinh thái Nam Trung Bộ;

- 01 báo cáo về các giải pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi và phát triển bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn tại vùng sinh thái Nam Trung Bộ;

- 01 báo cáo đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp lưu vực phòng hộ đầu nguồn tại vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ;

- 01 mô hình quản lý tổng hợp rừng PHĐN cho 01 lưu vực tại vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.

- 10 ha mô hình trình diễn kỹ thuật (trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, làm giàu rừng, trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng) tại vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ;

- Các hướng dẫn kỹ thuật cho các giải pháp kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, làm giàu rừng, trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng tại vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.

- 01 hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu trên nền tảng WebGIS và ứng dụng trên thiết bị thông minh di động tại vùng sinh thái Nam Trung Bộ;

5 năm, 2021-2025 (Giai đoạn

I)

Giao trực tiếp cho Viện Khoa  học Lâm nghiệp Việt Nam

21.

Nghiên cứu chọn giống cây Hồi (Illicium vesum.

Hook) có năng suất cao và có khả năng chống chịu sâu, bệnh hại.

- Chọn được một số giống Hồi cho năng suất quả và hàm lượng tinh dầu cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh (từ kế thừa kết quả chọn giống và xây dựng rừng giống, vườn giống trước đây và nghiên cứu bổ sung mới).

- Bổ sung một số biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại Hồi chính ở vùng Đông Bắc.

- Ít nhất 05 gia đình và 02 dòng vô tính có năng suất quả, hàm lượng tinh dầu cao hơn tối thiểu 15% so với thực tế sản xuất được công nhận giống (Từ kết quả chọn giống giai đoạn trước).

- Ít nhất 100 cây trội có năng suất, chất lượng quả, hàm lượng tinh dầu cao hơn tối thiểu 15% so với thực tế sản xuất và có khả năng chống chịu sâu, bệnh hại được lựa chọn bổ sung và kế thừa có chọn lọc kết quả chọn cây trội Hồi giai đoạn trước.

- Ít nhất 02 dòng vô tính Hồi có triển vọng sinh trưởng tốt, năng suất quả và hàm lượng tinh dầu cao, chống chịu sâu bệnh.

- 02 ha khảo nghiệm dòng vô tính cho năng suất quả và hàm lượng tinh dầu cao, chống chịu sâu bệnh.

- Xây dựng được 06 ha mô hình phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chính cây Hồi, quy mô 02 ha/mô hình, hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 15%.

- 01 Hướng dẫn kỹ thuật bổ sung các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chính cây Hồi ở vùng Đông Bắc (được công nhận tiến bộ kỹ thuật).

5 năm

(2021­-2025)

Giao trực tiếp

Viện Khoa học

Lâm nghiệp Việt Nam

22.

Nghiên cứu chọn giống, trồng và chế biến một số sản phẩm từ Đàn hương trắng (Santalum                 album

L.) ở một số vùng sinh thái (Tây Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên).

- Chọn được một số giống (Xuất xứ và gia đình) Đàn hương sinh trưởng nhanh, có năng suất hạt và chất lượng dầu cao cho một số vùng sinh thái chính ở Việt Nam.

- Xác định được các biện pháp kỹ thuật nhân giống (hạt, hom, mô) và kỹ thuật trồng thâm canh cây Đàn hương tại một số vùng sinh thái chính ở Việt Nam.

- Xác định được công nghệ chế biến một số sản phẩm từ lá, hạt và thân cây Đàn hương.

- Ít nhất 01 xuất xứ/vùng và 05 gia đình/vùng (3 vùng nghiên cứu) có sinh trưởng nhanh, năng suất hạt sau 3 năm tối thiểu đạt 1,5kg hạt/cây/năm, hàm lượng dầu trong hạt tối thiểu 38% và tỷ lệ axit Ximenynic trong dầu hạt tối thiểu 35% và có khả năng chống chịu sâu, bệnh hại.

- 6,0 ha khảo nghiệm xuất xứ kết hợp khảo nghiệm hậu thế (gồm khảo nghiệm mở rộng vùng trồng giống đã được công nhận).

- 6,0 ha thí nghiệm các biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh.

- 01 hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng Đàn hương trắng được Bộ công nhận tiến bộ kỹ thuật.

- 01 quy trình công nghệ chế biến và một số sản phẩm từ cây Đàn hương gồm lá, hạt và thân cây.

- Các sản phẩm chế biến gồm:

+ 2,0 kg trà từ lá Đàn hương;

+ 1,0 lít dầu hạt Đàn hương; 10 bánh xà phòng sản xuất từ dầu hạt Đàn hương.

+ 0,5kg bột gỗ Đàn hương phục vụ làm đẹp từ cây Đàn hương đã được trồng thử nghiệm trước đây tại Việt Nam.

5 năm

(2021­-

2025)

Giao cho Viện Nghiên cứu Đàn hương và thực vật quí hiếm.

23.

Nghiên cứu công nghệ tạo ván mỏng bằng phương pháp lạng dọc và dán phủ lớp mặt bằng dòng điện cao tần.

- Xác lập công nghệ lạng theo chiều dọc thớ gỗ tạo ván mỏng có chiều dày ≤ 3mm, chất lượng bề mặt cao đạt tiêu chuẩn Việt Nam về ván lạng; mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với công nghệ hiện có trong sản xuất.

- Xác lập công nghệ dán phủ ván mỏng lên cấu kiện gỗ gia nhiệt bằng dòng điện cao tần để sản xuất đồ nội thất và xây dựng.

- Chuyển giao công nghệ vào sản xuất.

- 01 Quy trình công nghệ lạng gỗ theo dọc thớ tạo ván mỏng đạt chiều dày ≤3mm từ tối thiểu cho 02 loại gỗ rừng tự nhiên và 02 loại gỗ rừng trồng có chất lượng cao được Bộ công nhận là tiến bộ kỹ thuật.

- 01 Quy trình công nghệ dán phủ ván mỏng lên cấu kiện gỗ theo phương pháp ép liên tục gia nhiệt bằng dòng điện cao tần.

- 01 Báo cáo hiệu quả kinh tế kỹ thuật của công nghệ tạo ván mỏng bằng phương pháp lạng dọc và dán phủ lớp mặt bằng dòng điện cao tần tăng tối thiểu 20% so với công nghệ thông thường trong sản xuất.

- Một số sản phẩm:

+ 120 m2 ván lạng dọc thớ, chiều dày từ ≤ 3mm đạt tiêu chuẩn TCVN 10574:2014,

+ 05 bộ sản phẩm đồ gỗ nội thất và xây dựng, sử dụng ván mỏng phủ lên cấu kiện gỗ gồm: khuôn, khung cửa, bậc cầu thang, bộ bàn ghế văn phòng.

- 01 mô hình thiết kế dây chuyền công nghệ lạng dọc và phủ bề mặt bằng công nghệ cao tần theo phương pháp ép liên tục với công suất 25.000m3 sản phẩm đồ gỗ/năm.

- Ít nhất 01 cơ sở sản xuất được chuyển giao công nghệ.

03 năm

2021­-2023

Giao trực tiếp cho Trường Đại học Lâm nghiệp

VI

Thủy lợi - Phòng chống thiên tai

 

 

 

24.

Nghiên cứu giải pháp, công nghệ tích trữ nước phân tán phục vụ vùng cây ăn quả vùng ĐBSCL

Xác định được giải pháp, công nghệ cụ thể xây dựng hệ thống các ao, hồ, đoạn sông, kênh, rạch,... thành các khu trữ nước ngọt phục vụ sản xuất về mùa khô cho vùng cây ăn quả ở ĐBSCL

- Báo cáo khoa học phân tích đánh giá thực trạng, nhu cầu, hiệu quả của hệ thống công trình trữ nước tại chỗ phục vụ cây ăn quả vùng khó khăn nguồn ngọt tại ĐBSCL.

- Giải pháp, công nghệ xây dựng hệ thống các ao, hồ, đoạn sông, kênh, rạch, ... thành các khu trữ nước, phù hợp với điều kiện cụ thể từng khu vực trồng cây ăn quả.

- Các mô hình mẫu công trình trữ nước ngọt tại chỗ cho vùng khan hiếm nguồn ngọt ĐBSCL.

- Áp dụng thử nghiệm 02 công trình trữ nước cho vùng cây ăn quả với quy mô tối thiểu 1ha/01 công trình.

- Xây dựng hướng dẫn, quy trình kỹ thuật ứng dụng công nghệ dùng trong thiết kế, xây dựng công trình trữ nước ngọt tại chỗ, phân tán phục vụ vùng cây ăn quả ở vùng ĐBSCL (được Tổng cục Thủy lợi chấp thuận ban hành).

2021­-

6/2023

Tuyển chọn

25.

Nghiên cứu mô hình tổ chức, chính sách quản lý, khai thác bền vững công trình cấp nước sạch nông thôn

Xây dựng, đề xuất thống nhất được các mô hình tổ chức, chính sách quản lý, vận hành khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn nhằm nâng cao hiệu quả, bền vững và phù hợp đặc thù vùng, miền.

- Báo cáo đánh giá hiện trạng các mô hình, chính sách quản lý, vận hành khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn sau đầu tư.

- Đề xuất mô hình tổ chức, chính sách quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn (tập trung, hộ gia đình) hiệu quả, bền vững, phù hợp đặc thù vùng, miền.

- Thí điểm 2-3 mô hình tổ chức quản lý, chính sách quản lý, khai thác bền vững công trình cấp nước sạch nông thôn.

- Hướng dẫn thành lập, hoàn thiện tổ chức quản lý, vận hành công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn (được Tổng cục Thủy lợi chấp thuận).

2021­ - 6/2023

Giao trực tiếp cho Trung tâm QG Nước sạch và VSMTNT

26.

Nghiên cứu đề xuất bộ tiêu chí kiểm soát an toàn phòng chống thiên tai

- Mục tiêu tổng quát:

Hỗ trợ công tác quản lý Nhà nước về hoạt động Phòng, Chống Thiên tai theo Luật Phòng, Chống Thiên tai và các quy định của Chính phủ.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Đề xuất bộ tiêu chí kiểm soát an toàn phòng chống thiên tai phù hợp với quy định hiện hành của Luật Phòng, Chống Thiên tai và các quy định của Chính phủ;

+ Kiểm định và hướng dẫn sử dụng bộ tiêu chí kiểm soát an toàn phòng chống thiên tai trong phạm vi cả nước.

- Báo cáo nghiên cứu tổng quan về kiểm soát an toàn phòng chống thiên tai.

- Báo cáo khảo sát các mô hình phòng, chống thiên tai.

- Báo cáo thuyết minh xây dựng bộ tiêu chí kiểm soát an toàn phòng chống thiên tai.

- Báo cáo kiểm định bộ tiêu chí kiểm soát an toàn phòng chống thiên tai.

- Bộ tiêu chí kiểm soát an toàn phòng chống thiên tai.

- Sổ tay hướng dẫn thực hiện các tiêu chí kiểm soát an toàn phòng chống thiên tai.

2021-2023

Giao trực tiếp cho Viện Khoa học Thủy lợi

Việt Nam

27.

Nghiên cứu ứng dụng khoan phụt vữa gia cố nền, thân đê và công trình trên đê bằng công nghệ khoan phụt vữa hai nút

- Mục tiêu tổng quát: Ứng dụng, phát huy hiệu quả của công nghệ khoan phụt 2 nút để gia cố, xử lý các sự cố công trình đê điều như đùn sủi, xói rỗng nền đê, cống dưới đê, sạt lở bờ sông, mái đê, mái kè do dòng thấm đảm bảo an toàn cho công trình đê điều.

- Mục tiêu cụ thể:

- Cơ sở khoa học đánh giá hiệu quả thực tế của công nghệ khoan phụt 2 nút trong gia cố, xử lý sự cố do thấm công trình đê điều.

- Xác lập bộ thông số kỹ thuật quan trọng của khoan phụt 2 nút khi áp dụng cho gia cố, xử lý sự cố công trình đê điều Việt Nam.

- Xây dựng mô hình, phương pháp, khảo sát, tính toán, thiết kế phù hợp để phát huy hiệu quả của của khoan phụt 2 nút gia cố, xử lý, khắc phục sự cố công trình đê điều ở nước ta.

- Đề xuất quy trình thiết kế, thi công, nghiệm thu, quản lý chất lượng công nghệ khoan phụt vữa 2 nút trong gia cố, xử lý sự cố công trình đê điều.

- Báo cáo đánh giá tình hình nghiên cứu, ứng dụng, hiệu quả các công nghệ xử lý sự cố các công trình đê điều do thấm như thấm qua thân đê, nền đê, công qua đê,...

- Báo cáo đánh giá hiệu quả thực tế của công nghệ khoan phụt 2 nút trong gia cố, xử lý sự cố công trình đê điều do thấm áp dụng trong điều kiện nước ta.

- Báo cáo tổng hợp bộ thông số kỹ thuật của khoan phụt 2 nút áp dụng cho gia cố, xử lý sự cố các công trình đê điều do thấm trên cơ sở kết quả nghiên cức thực nghiệm và tổng hợp phân tích cơ sở khoa học.

- Xác định điều kiện, phạm vi áp dụng công nghệ khoan phụt 2 nút phù hợp với đặc điểm địa chất công trình, địa chất thủy văn công trình đê điều.

- Mô hình, phương pháp khảo sát, tính toán, thiết kế khoan phụt 2 nút gia cố, xử lý, khắc phục sự cố công trình đê điều.

- Quy trình thiết kế, thi công, nghiệm thu, quản lý chất lượng công nghệ khoan phụt vữa 2 nút trong gia cố, xử lý sự cố công trình đê điều.

- Đào tạo, chuyển giao Quy trình thiết kế, thi công, nghiệm thu, quản lý chất lượng công nghệ khoan phụt vữa 2 nút trong gia cố, xử lý sự cố công trình đê điều.

2021-2022

Giao trực tiếp cho Trường Đại học Thủy Lợi

28.

Nghiên cứu, đánh giá nguyên nhân và đề xuất các giải pháp pháp chủ động ngăn ngừa, hạn chế hiện tượng sụt lún công trình hạ tầng (đê, đường) ở Bán đảo Cà Mau do thiên tai hạn hán gây ra.

- Mục tiêu tổng quát: Chủ động được trong công tác phòng chống, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế hiện tượng sụt lún đê, đường trong điều kiện BĐKH, hạn hán, xâm nhập mặn. Góp phần vào sự ổn định của công trình và phát triển bền vững cho vùng Bán đảo Cà Mau.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Đánh giá được thực trạng và xác định nguyên nhân của hiện tượng sụt lún các tuyến đê và đường giao thông vùng Bán đảo Cà Mau.

+ Đề xuất các giải pháp nhằm chủ động ngăn ngừa và hạn chế hiện tượng sụt lún đê, đường cho vùng vùng Bán đảo Cà Mau;

+ Đề xuất biện pháp kỹ thuật khắc phục các vị trí đã bị sụt lún.

- Bộ cơ sở dữ liệu về tổng quan hiện trạng vùng nghiên cứu liên quan đến công trình đê, đường, thực trạng hạn hán, xâm nhập mặn về mùa khô, ....

- Báo cáo kết quả nghiên cứu về thực trạng và nguyên nhân gây ra hiện tượng sụt lún đê, đường giao thông vùng Bán đảo Cà Mau.

- Đề xuất được các giải pháp pháp kỹ thuật chủ động ngăn ngừa và hạn chế hiện tượng sụt lún và đề xuất các phương án xử lý thích hợp khi sự cố đã xảy ra.

- Xác định được mức độ, yếu tố ảnh hưởng tới các hướng dẫn thiết kế, khảo sát, thi công các công trình hạ tầng (đê, đường) có tính đến yếu tố hạn hán - xâm nhập mặn. Từ đó đề xuất khuyến cáo sửa đổi tiêu chuẩn đê, đường áp dụng tại Bán đảo Cà Mau.

2021- ­

6/2023

Giao trực tiếp cho Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

29.

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, phân tích xác định nguyên nhân và đề xuất các giải pháp xử lý sự cố cống dưới đê

- Đánh giá được hiện trạng hư hỏng của các cống dưới đê, phân nhóm, phân loại các hư hỏng.

- Phân tích được các nguyên nhân gây hư hỏng các cống dưới đê có xem xét tới các yếu tố nền, kết cấu cống, cửa van, thấm, dòng chảy qua cống, các nguyên nhân do thiết kế, thi công và quản lý khai thác.

- Đề xuất được các giải pháp xử lý sự cố cống dưới đê cho các trường hợp hư hỏng điển hình.

- Bộ số liệu về hiện trạng hư hỏng của các cống dưới đê và biện pháp xử lý...

- Các số liệu khảo sát, đo đạc bổ sung phục vụ đánh giá các nguyên nhân hư hỏng cống dưới đê.

- Quy trình, kỹ thuật phân tích tác động của dòng chảy, kết cấu cống, cấu trúc địa chất nền, đất mang cống để xác định nguyên nhân sự cố của cống dưới đê.

- Các giải pháp xử lý sự cố cống dưới đê cho các trường hợp hư hỏng điển hình.

- Kết quả đề tài sẽ được sử dụng để xây dựng thành tiêu chuẩn phân tích, đánh giá nguyên nhân hư hỏng và giải pháp xử lý sự cố cống dưới đê

2021-2022

Giao trực tiếp cho Trường Đại học Thủy Lợi

VII

Thủy sản

 

 

 

30.

Chọn giống cá chim vây vàng

(Trachinotus falcatus) sinh

trưởng nhanh

Tạo được đàn chọn giống cá Chim vây vàng G1 có tốc độ sinh trưởng nhanh và sạch bệnh phục vụ nghề nuôi cá biển công nghiệp.

- Lựa chọn được vật liệu chọn giống từ 04 dòng ban đầu

- Chọn tạo được thế hệ G0: 400 cá Chim vây vàng tăng trưởng nhanh và sạch bệnh (bệnh nguy hiểm thường gặp); tuổi 2+; kích cỡ > 2kg/con.

2021-2025

Giao trực tiếp Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I

31.

Chọn giống cá chẽm sinh trưởng nhanh

Tạo được đàn chọn giống cá đàn cá chẽm có tốc độ tăng trưởng nhanh phục vụ nghề nuôi cá biển công nghiệp.

- Chọn giống qua 1 thế hệ tạo G3: qui mô 50 gia đình, 300 cá hậu bị sạch bệnh, kích cỡ >2kg/con, tăng trưởng nhanh ước tính 5-7%/thế hệ.

- 1.000 cá hậu bị kích cỡ >1kg/con, cung cấp cho các cơ sở sản xuất trong cả nước

- Cá bố mẹ chọn giống nâng cao sinh trưởng được công nhận giống mới.

2021-2026

Giao trực tiếp Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III

32.

Chọn giống tôm càng xanh sinh trưởng nhanh

Tạo được đàn tôm càng xanh có tốc độ tăng trưởng nhanh trong môi trường nước ngọt và lợ.

- Đàn tôm bố mẹ chọn giống G11-G13: 1.000 con/thế hệ được chọn lọc từ ít nhất 75 gia đình; sạch bệnh (nguy hiểm thường gặp); tăng trưởng nhanh ≥5%/thế hệ ở cả nước ngọt và lợ.

- Đàn tôm hậu bị chọn giống cho phát tán: 30.000 con, sạch bệnh, kích cỡ ≥5 g/con.

- Tôm bố mẹ chọn giống nâng cao sinh trưởng được công nhận giống mới.

2021-2023

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II

33.

Chọn giống cá rô phi đỏ sinh trưởng nhanh

Chọn tạo được đàn cá bố mẹ rô phi đỏ tăng trưởng nhanh, màu sắc đạt cho nuôi trong môi trường nước ngọt và lợ mặn.

- Đàn cá bố mẹ chọn giống 2 thế hệ G6 và G7: qui mô 1.000 con/thế hệ; được chọn lọc từ ít nhất 100 gia đình/thế hệ; khối lượng: 500 g/con; sạch bệnh (nguy hiểm thường gặp); tốc độ tăng trưởng trung bình: 5-7%/thế hệ, tỷ lệ đốm đen trên diện tích cơ thể < 5%.

- Đàn cá hậu bị cho phát tán: Số lượng 50.000 con, khối lượng trung bình ≥ 100 g/con; tỷ lệ đực : cái khi chuyển giao là 1:3.

- Cá bố mẹ chọn giống nâng cao sinh trưởng được công nhận giống mới.

2021-2023

Giao trực tiếp Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II

34.

Nghiên cứu giải pháp kiểm soát bệnh do vi bào tử trùng EHP và bệnh phân trắng gây ra trên tôm nuôi nước lợ

Đề xuất được biện pháp quản lý, phòng trị đối với bệnh do vi bào tử trùng (EHP) và bệnh phân trắng gây ra trên tôm nuôi nước lợ.

- Báo cáo các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh do vi bào tử trùng (EHP) và bệnh phân trắng gây ra trên tôm nuôi nước lợ.

- Giải pháp kỹ thuật phòng trị bệnh do vi bảo tử trùng và bệnh phân trắng trên tôm nuôi nước lợ.

- Sổ tay hướng dẫn về phòng trị bệnh đối với bệnh vi bảo tử trùng và bệnh phân trắng trên tôm nuôi nước lợ

- Mô hình ứng dụng các giải pháp kỹ thuật phòng trị bệnh do vi bảo tử trùng và bệnh phân trắng trên tôm nuôi nước lợ có hiệu quả.

2021-2023

Tuyển chọn

35.

Nghiên cứu sự lưu hành vi rút DIV1 (Decapod iridescent virus 1) tại Việt

Nam

Đánh giá hiện trạng lưu hành và đề xuất các giải pháp quản lý phòng ngừa bệnh do vi rút DIV1 gây ra trên động vật thủy sản

- Báo cáo hiện trạng lưu hành vi rút DIV1 (Decapod iridescent virus 1) tại Việt Nam

- Phương pháp xét nghiệm DIV1

- Các giải pháp quản lý phòng ngừa bệnh do vi rút DIV1 gây ra trên động vật thủy sản

2021-2022

Tuyển chọn

36.

Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ nuôi thương phẩm tu hài (Lutraria rhynchaena) hiệu quả cao, bền vững

Có được qui trình công nghệ nuôi thương phẩm tu hài (Lutraria rhynchaena) an toàn dịch bệnh và đạt hiệu quả kinh tế cao

- Qui trình công nghệ nuôi tu hài thương phẩm trong lồng an toàn dịch bệnh và đạt hiệu quả kinh tế cao: Năng suất >1,8kg/lồng; thời gian nuôi <12 tháng; cỡ thu hoạch >50g/con; tỷ lệ sống >80%.

- 03 mô hình nuôi tu hài thương phẩm trong lồng, an toàn dịch bệnh và hiệu quả kinh tế cao, qui mô > 1500 lồng/mô hình. Tỷ suất lợi nhuận >35%.

- 8 tấn tu hài, cỡ >50g/con đảm bảo an toàn thực phẩm.

2021-2023

Tuyển chọn

B

Dự ÁN SXTN

 

 

 

 

I

Trồng trọt-BVTV

 

 

 

 

1.

Phát triển giống ngô lai GL-777 và LVN226 cho các vùng sản xuất ngô hàng hóa chủ lực trong nước.

Chuyển giao nhanh công nghệ sản xuất hạt giống ngô lai và mở rộng quy mô sản xuất giống GL-777 và LVN226 ở những vùng sản xuất ngô hàng hoá trên cả nước, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cho người trồng ngô

Quy trình công nghệ

- Quy trình nhân dòng bố mẹ đạt năng suất trên 3,0 tấn/ha (Quy trình cấp Viện Nghiên cứu Ngô) giống ngô lai GL-777 và LVN226 (Hạt giống đạt tiêu chuẩn Viện Nam QCVN 01-53:2011/BNNPTNT)

- Quy trình sản xuất hạt giống F1 (Quy trình cấp Viện Nghiên cứu Ngô) giống ngô lai GL-777 và LVN226 đạt năng suất trên 3,0 tấn/ha (Hạt giống đạt tiêu chuẩn Viện Nam QCVN 01-53:2011/BNNPTNT) giá bán thấp hơn giống nhập nội 20% - 30%

- Quy trình thâm canh ngô thương phẩm (Quy trình cấp Viện Nghiên cứu Ngô) cho giống ngô lai GL-777 và LVN226 Hạt giống F1 giống ngô lai GL-777 và LVN226

- Sản xuất được 90 tấn hạt giống F1 cho giống GL-777 và LVN226 đạt tiêu chuẩn VN (QCVN 01-53:2011/BNNPTNT) để cung cấp cho thị trường

Xây dựng mô hình trình diễn

- Xây dựng được 3 - 6 mô hình trình diễn sản xuất hạt giống ngô lai đạt năng suất trên 3,0 tấn/ha, mỗi mô hình có quy mô 5 - 10 ha

- Xây dựng 6 mô hình trình diễn sản xuất ngô thương phẩm (3 mô hình/giống), mỗi mô hình 10 ha (đạt năng suất 10 tấn/ha) tại các vùng sản xuất ngô hàng hoá trên địa bàn cả nước

- Đào tạo: Tập huấn cho 100 cán bộ, 150 nông dân tham gia sản xuất hạt giống F1 và thâm canh giống GL-777 và LVN226 thương phẩm.

2021-2023

Giao trực tiếp Viện Nghiên cứu Ngô

2.

Sản xuất thử nghiệm giống lúa ngắn ngày DCG66 tại các tỉnh miền Bắc và Duyên hải nam trung bộ và hoàn thiện công nghệ sản xuất giống ngô lai VNUA36

- Hoàn thiện quy trình chọn lọc và sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng và hạt xác nhận nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hạt giống cung cấp cho người sản xuất.

- Hoàn thiện các quy trình công nghệ sản xuất hạt giống cho giống ngô VNUA36 để tiến tới công nhận giống ngô lưu hành cho các vùng sinh thái ở Việt Nam

+ 01 quy trình chọn siêu nguyên chủng và nhân nguyên chủng giống DCG66 đảm bảo chất lượng tốt được công nhận cấp cơ sở.

+ 04 quy trình gieo cấy giống DCG66 cho các vùng sinh thái khác nhau của miền Bắc, Bắc trung bộ và Nam trung bộ được công nhận cấp cơ sở.

+ Sản xuất được 2000-2500kg hạt siêu nguyên chủng, 30-40 tấn hạt nguyên chủng, 70-80 tấn hạt giống xác nhận đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

+ Xây dựng 08 mô hình đại diện cho các vùng sinh thái tại các tỉnh miền Bắc, Bắc trung bộ và Nam trung bộ.

+ Tham gia đào tạo về kỹ thuật canh tác giống cây trồng mới, tập huấn kỹ thuật sản xuất hạt giống và kỹ thuật chăm sóc cho 200-300 cán bộ địa phương và nông dân ở các tỉnh: Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Nam, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định...

+ 2 quy trình sản xuất hạt lai F1 cho giống ngô lai VNUA36 và giống ngô nếp lai VNUA16

+ 1 quy trình canh tác thương phẩm giống ngô lai VNUA36 áp dụng cho các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc ;

+ 1 quy trình canh tác thương phẩm giống ngô nếp lai VNUA16 áp dụng cho các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

+ 2 mô hình sản xuất hạt lai F1 cho giống ngô lai VNUA36 năng suất đạt >30tạ/ha

+ 2 mô hình sản xuất hạt lai F1 cho giống ngô nếp lai VNUA16 năng suất đạt >20tạ/ha.

+10 mô hình sản xuất thương phẩm cho giống ngô lai VNUA36 năng suất đạt 75-80tạ/ha

+10 mô hình sản xuất thương phẩm cho giống ngô nếp lai VNUA16 năng suất đạt 115-125tạ/ha, hiệu quả kinh tế tăng 15% so với giống trồng tại địa phương.

+ 540 kg dòng bố, 1080 kg dòng mẹ và 10 tấn hạt lai F1 cho mỗi giống

2020-2021

Giao trực tiếp Học viện Nông nghiệp Việt Nam

3.

Ứng dụng công nghệ thích hợp trong sản xuất thử và hoàn thiện quy trình canh tác giống lúa thuần chất lượng Hương Thanh 8, Hương Thanh 10 và ngô QT55 tại các tỉnh phía Bắc

Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hạt giống, quy trình thâm canh và nhân rộng phát triển trồng giống lúa Hương Thanh 8, Hương Thanh 10 và giống ngô lai đơn mới QT55 phục vụ sản xuất tại các tỉnh phía Bắc

- Công nhận giống lưu hành giống lúa Hương Thanh 8, Hương Thanh 10 và QT55 được công nhận lưu hành tại các tỉnh phía Bắc.

- 02 Quy trình kỹ thuật canh tác giống lúa thuần Hương Thanh 8, Hương Thanh 10 vagf QT55 tại các tỉnh phía Bắc, năng suất 5,5-6,5 tấn/ha được Hội đồng khoa học cơ sở thông qua.

- 01 Quy trình kỹ thuật canh tác giống ngô QT55 tại các tỉnh phía Bắc, năng suất 7,0-8,0 tấn/ha được Hội đồng khoa học cơ sở thông qua.

- 01 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành của Bộ NN&PTNT.

- 500 nông dân sau tập huấn kỹ thuật thâm canh giống lúa thuần mới và kỹ thuật sản xuất hạt giống cấp siêu nguyên chủng, nguyên chủng, xác nhận.

- 01 báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện dự án.

2021-2023

Giao trực tiếp

Trường Đại học Hồng Đức

4.

Sản xuất thử giống lúa chất lượng DT82 tại các tỉnh phía Bắc.

Hoàn thiện quy trình nhân giống, kỹ thuật canh tác và mở rộng diện tích sản xuất giống lúa DT82 góp phần công nhận giống lúa mới.

- Công nhận lưu hành giống lúa DT82

- Quy trình sản xuất giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng và xác nhận giống lúa DT82

- Quy trình kỹ thuật thâm canh giống lúa DT82 cho các tỉnh phía Bắc

- Sản xuất các cấp hạt giống lúa DT82

+) Hạt giống siêu nguyên chủng: 1,5 tấn

+) Hạt giống nguyên chủng: 60 tấn

+) Hạt giống xác nhận: 400 tấn

- Xây dựng 5 mô hình thâm canh, quy mô 7 ha/mô hình, năng suất từ 6 - 6,5 tấn/ha.

- Đào tạo, tập huấn 300 cán bộ kỹ thuật và nông dân.

- Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu triển khai dự án trên tạp chí chuyên nghành

2021-2023

Giao trực tiếp Viện Di truyền Nông nghiệp

5.

Sản xuất thử nghiệm theo chuỗi giống lạc ĐM1 năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh hại và các điều kiện bất thuận tại các tỉnh phía Bắc.

Hoàn thiện quy trình nhân giống, quy trình thâm canh và mở rộng sản xuất giống lạc ĐM1, góp phần làm đa dạng cơ cấu giống lạc chất lượng cao trong sản xuất, thay thế một phần cơ cấu giống lạc địa phương có năng suất thấp và chất lượng kém, đồng thời nâng cao hiệu quả của việc sản xuất lạc và tiến tới công nhận giống chính thức tại các tỉnh phía Bắc

- 01 quy trình nhân giống và 01 quy trình thâm canh các giống lạc ĐM1.

- Kết quả xây dựng 03 mô hình sản xuất chuỗi (tuyển chọn giống, sử dụng cơ giới trong gieo trồng và thu hoạch, chế biến và tiêu thụ lạc thương phẩm.

- Sản xuất 1 tấn giống SNC, 10 tấn NC và 100 tấn giống xác nhận.

- Sản xuất thử 15 - 20 ha/điểm x 3 điểm, năng suất đạt khoảng 3,5 tấn/ha.

- Tập huấn 100 - 150 cán bộ kỹ thuật và nông dân sản xuất lạc ĐM1 giống.

- Đánh giá được hiệu quả kinh tế (15 - 20%) trong việc sử dụng chuỗi giá trị sản phẩm Lạc cho một số vùng trọng điểm trồng và chế biến lạc.

2021-2023

Giao trực tiếp Viện Di truyền Nông nghiệp

6.

Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống chuối tiêu GL3-5 chống chịu bệnh héo vàng tại một số tỉnh phía Bắc.

Phát triển được giống chuối tiêu GL3-5 năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu bệnh héo vàng phục vụ phát triển sản xuất chuối ổn định, bền vững tại các tỉnh phía Bắc.

- 01 Quy trình nhân giống chuối tiêu GL3-5 bằng kỹ thuật nuôi cây mô tế bào cho tỷ lệ sống >90%, chất lượng cây giống đồng đều, đảm bảo tiêu chuẩn trồng mới; 01 Quy trình thâm canh giống chuối tiêu GL3-5 cho hiệu quả sản xuất tăng >20% so với sản xuất đại trà. Các quy trình được thông qua tại Hội đồng cấp cơ sở, chuyển giao cho địa phương áp dụng.

- Sản xuất ≥ 180.000 cây giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn và 45 ha giống chuối tiêu GL3-5, đạt năng suất ≥ 40 tấn/ha, sản phẩm đảm bảo ATTP.

- Đào tạo, tập huấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ 150 lượt người tại các vùng trồng tập trung phía Bắc.

2021-2023

Giao trực tiếp Viện Nghiên cứu Rau quả

7.

Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống xoài LĐ12 phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Phát triển sản xuất quy mô lớn giống xoài LĐ12, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, miền.

- 01 Quy trình nhân giống xoài LĐ12, tỷ lệ cây sống trên 90%; 01 Quy trình thâm canh xoài LĐ12, năng suất giai đoạn kinh doanh ổn định đạt ≥ 15 tấn/ha, khối lượng quả trung bình ≥ 350g, độ brix trung bình 21%, dày vỏ đạt > 1,5mm; 01 Quy trình sơ chế và bảo quản xoài LĐ12, giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng cho quả xoài.

- Sản xuất 20.000 cây giống xoài LĐ12 đạt tiêu chuẩn xuất vườn.

- Sản xuất 11,5 ha xoài LĐ12, năng suất giai đoạn kinh doanh ổn định ≥ 15 tấn/ha, khối lượng quả trung bình ≥ 350g, độ brix trung bình 21%, dày vỏ đạt > 1,5mm, sản phẩm đảm bảo ATTP.

- Tập huấn kỹ thuật 100 lượt người về các quy trình nhân giống, thâm canh, sơ chế xoài LĐ12.

2021-2025

Giao trực tiếp Viện Cây ăn quả miền Nam

II

Chăn nuôi

 

 

 

 

8.

Sản xuất thử nghiệm thức ăn bổ sung thay thế phấn hoa cho ong ngoại (Apis mellifera ).

Hoàn thiện được quy trình và xây dựng mô hình bảo quản và sử dụng thức ăn bổ sung thay thế phấn hoa cho ong ngoại (Apis mellifera).

- Quy trình chế biến, bảo quản và sử dụng thức ăn bổ sung thay thế phấn hoa cho ong ngoại ở dạng bánh và dạng bột tự trộn, giảm tồn dự protein trong sản phẩm mật ong;

- 03 mô hình với 2400 đàn ong ngoại bổ sung thức ăn thay thế phấn hoa đạt chỉ tiêu: năng xuất mật ≥54kg/đàn/năm, tỷ lệ nước trong mật ong ≤23%, năng xuất sáp ong ≥1,2 kg/đàn/năm, năng xuất phấn hoa ≥1,5 kg/đàn/năm.

2021 -2022

Giao trực tiếp cho Viện Chăn nuôi

9.

Sản xuất thử nghiệm chăn nuôi gà lông màu VP3 và VP4

Chọn lọc ổn định được năng suất 2 dòng gà VP3, VP4 và hoàn thiện quy trình chăn nuôi gà sinh sản, gà thương phẩm VP34 để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi ≥10%

+ Ổn định năng suất 2 dòng gà:

- Dòng trống VP3: 300 mái sinh sản, tuổi đẻ 20-21 tuần tuổi; khối lượng gà mái vào đẻ 1.800-1.900 g; năng suất trứng ≥165 quả/mái/68 tuần tuổi; tỷ lệ trứng có phôi ≥ 90%; tỷ lệ nở/trứng ấp ≥ 80%.

­- Dòng mái VP4: 600 mái sinh sản, tuổi đẻ 20-21 tuần tuổi; khối lượng gà mái vào đẻ 1.500-1.600 g; năng suất trứng ≥185 quả/mái/68 tuần tuổi; tỷ lệ trứng có phôi ≥ 90%; tỷ lệ nở/trứng ấp ≥ 80%.

- Quy trình chăn nuôi gà sinh sản và gà thương phẩm

- 03 mô hình nuôi gà bố mẹ VP34: 2.000 mái sinh sản, tuổi đẻ 20-21 tuần tuổi; khối lượng gà mái vào đẻ 1.500-1.600 g; năng suất trứng ≥185 quả/mái/68 tuần tuổi; tỷ lệ trứng có phôi ≥ 90%; tỷ lệ nở/trứng ấp ≥ 80%.

- 4 mô hình nuôi gà thương phẩm: 10.000 con kết thúc 15 tuần tuổi: tỷ lệ nuôi sống ≥94%; khối lượng ≥2.000g, TTTA/kg tăng trọng ≤3,2 kg.

2021 -2022

Giao trực tiếp cho Viện Chăn nuôi

III

Lâm nghiệp

 

 

 

 

10.

Hoàn thiện kỹ thuật nhân giống, trồng thâm canh và khai thác bền vững mủ Trôm (Sterculia foetida L.).

- Công nhận được giống mới Trôm có năng suất mủ cao từ các mô hình khảo nghiệm của đề tài cấp Bộ giai đoạn 2013-2018;

- Hoàn thiện được kỹ thuật nhân giống, trồng rừng thâm canh và khai thác bền vững mủ Trôm đảm bảo năng suất và chất lượng cho một số tỉnh vùng Nam Trung Bộ.

- Sản xuất thử nghiệm và chuyển giao được kỹ thuật trồng rừng thâm canh, khai thác và chế biến mủ Trôm đã được hoàn thiện vào sản xuất ở một số tỉnh vùng Nam Trung Bộ.

- Ít nhất 03 giống Trôm có năng suất mủ vượt ít nhất 15% so với sản xuất hiện nay được công nhận cho vùng Nam Trung Bộ.

- 01 quy trình kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp ghép cành được Bộ công nhận tiến bộ kỹ thuật.

- 01 quy trình trồng thâm canh Trôm theo hướng lấy mủ (ít nhất 01 Tiến bộ kỹ thuật được Bộ công nhận).

- 01 hướng dẫn kỹ thuật khai thác bền vững mủ Trôm.

- 2,0 ha mô hình thí nghiệm hoàn thiện công nghệ trồng thâm canh theo hướng lấy mủ Trôm.

- 1,0 ha mô hình thí nghiệm hoàn thiện công nghệ khai thác mủ Trôm bền vững (trên diện tích trồng giai đoạn 2013-2018);

- 2,0 ha mô hình thí nghiệm hoàn thiện công nghệ nuôi dưỡng, chăm sóc rừng trong khi khai thác mủ (trên diện tích trồng giai đoạn 2013-2018);

- 10.000 cây giống được nhân bằng phương pháp ghép cành/ghép mắt.

- 20,0 ha mô hình sản xuất thử nghiệm trồng thâm canh Trôm mới bằng cây con từ hạt, cây con hom và cây ghép;

- 200 kg mủ Trôm thu từ các mô hình thử nghiệm.

- 01 đơn vị sản xuất và 15 hộ gia đình được chuyển giao công nghệ nhân giống và trồng thâm canh và khai thác bền vững.

5 năm (2021 -

2025)

Giao trực tiếp

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam phối hợp với Doanh nghiệp thực hiện

11.

Hoàn thiện công nghệ sản xuất tre ép khối làm vật liệu xây dựng và nội thất.

- Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất tre ép khối làm vật liệu xây dựng và nội thất ở các công đoạn chuẩn bị nguyên liệu, ép nguội và sấy đóng rắn keo.

- Xây dựng được mô hình thiết kế sản xuất tre ép khối tại Công ty cổ phần BWG Mai Châu, Hòa Bình.

- Sản xuất thử nghiệm tre ép khối theo quy trình công nghệ đã hoàn thiện.

- Chuyển giao công nghệ cho sản xuất.

- 01 quy trình công nghệ sản xuất tre ép khối làm vật liệu xây dựng và nội thất được Bộ công nhận là tiến bộ kỹ thuật.

- 100 m3 tre ép khối làm vật liệu xây dựng và nội thất, đáp ứng tiêu chuẩn dùng cho gỗ xây dựng và đồ nội thất.

- 01 dây chuyền thiết kế sản xuất tre ép khối công suất 1.500m3 sản phẩm/năm tại công ty cổ phần BWG Mai Châu, Hòa Bình.

- 01 nhà sàn bằng vật liệu Tre ép khối 70 m2

- 01 bộ bàn, ghế tiếp khách bằng vật liệu tre ép khối.

- 01 bài báo đang trong tạp chí khoa học chuyên ngành.

30 tháng (2021­-2023)

Giao trực tiếp cho Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam phối hợp với doanh nghiệp thực hiện

IV

Thủy sản

 

 

 

 

12.

Hoàn thiện công nghệ bảo quản cá ngừ đại dương và cá thu trên tàu cá bằng đá sệt kết hợp khí Nitơ nano

Có được qui trình công nghệ bảo quản sản phẩm cá ngừ đại dương và cá thu trên tàu cá bằng đá sệt kết hợp khí Nitơ nano có hiệu quả kinh tế

- Hồ sơ thiết kế, chế tạo và lắp đặt hệ thống thiết bị bảo quản sản phẩm trên tàu cá (chiều dài tàu 15 m) bằng đá sệt kết hợp khí Nitơ Nano: Công suất đá sệt: 4÷5 tấn/ngày/hệ thống; nhiệt độ đá sệt: -20C ± 0,5; hàm lượng đá sệt: > 40%; DO <1 mg/l.

- Quy trình công nghệ bảo quản cá ngừ đại dương và cá thu trên tàu cá bằng đá sệt kết hợp khí Nitơ nano: Chất lượng sản phẩm tăng ≥30%, hiệu quả kinh tế cao hơn ≥20% so với phương pháp bảo quản bằng phương pháp truyền thống; thời gian bảo quản sản phẩm trên biển ≥ 25 ngày.

- 03 mô hình bảo quản sản phẩm trên tàu cá (lưới rê thu ngừ, câu cá ngừ đại dương) bằng đá sệt kết hợp khí ni tơ nano.

2021-2023

Giao trực tiếp Viện nghiên cứu Hải sản

13.

Ứng dụng công nghệ tạo dòng chảy và lọc tuần hoàn sinh học nuôi thâm canh cá chim vây vàng (Trachinotus sp) trong ao cát

Có được quy trình công nghệ nuôi thâm canh cá chim vây vàng trong ao cát nước chảy tuần hoàn an toàn sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng ven biển.

- Hồ sơ thiết kế hệ thống tạo dòng chảy và tuần hoàn nước trong ao nuôi cá chim vây vàng.

- Quy trình công nghệ nuôi thâm canh cá chim vây vàng trong ao nước chảy tuần hoàn sử dụng thức ăn công nghiệp: Năng suất 25 - 30 tấn/ha; cỡ cá thịt: 0,6-0,8 kg/con; thời gian nuôi: <10 tháng; tỷ lệ sống >80%; hệ số chuyển đổi thức ăn <2,5.

- Mô hình nuôi thâm canh cá chim vây vàng trong ao nước chảy tuần hoàn quy mô 3 ha, năng suất 25-30 tấn/ha.

- ≥ 150 tấn cá chim vây vàng thịt, cỡ 0,6-0,8 kg/con, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

2021-2023

Giao trực tiếp Phân Viện

Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ (Viện NC NTTS I) kết hợp với doanh nghiệp

14.

Ứng dụng công nghệ tiên tiến xử lý bùn thải từ ao nuôi tôm nước lợ

Có được Quy trình xử lý bùn thải từ ao nuôi tôm nước lợ hiệu quả kinh tế và thân thiện môi trường

- Quy trình công nghệ sản xuất điện từ bùn thải ao nuôi tôm nước lợ.

- Quy trình công nghệ khử muối trong bùn thải ao nuôi tôm nước lợ.

- Mô hình ứng dụng công nghệ hiệu quả kinh tế và thân thiện môi trường.

2021-2022

Giao trực tiếp Viện NC NTTS II kết hợp với

Công ty TNHH Hoài Nam Hoài

Bắc

C

ĐỀ TÀI KH&CN TIỀM NĂNG

 

 

 

I

Trồng trọt-BVTV

 

 

 

1.

Nghiên cứu sàng lọc nguồn vật liệu ngô nếp bản địa chất lượng ngon, chống     chịu tốt phục vụ công tác tạo giống ngô nếp lai

Đánh giá, khai thác nguồn vật liệu ngô nếp địa phương và nhập nội hiện có phục vụ chương trình chọn tạo giống ngô nếp lai thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Báo cáo đánh giá sàng lọc các nguồn vật liệu ngô nếp bản địa, giới thiệu tối thiểu 2 nguồn vật liệu chất lượng ngô có khả năng chống chịu hạn và sâu bệnh tốt cho công tác tạo dòng ngô nếp.

- Tạo được tối thiểu 2 dòng ngô nếp có khả năng kết hợp chung cao về năng suất bắp tươi, chất lượng ngon, hàm lượng amylopectin đạt ≥ 95%, khả năng chống chịu tốt.

- 01 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành có uy tín.

2021-2022

Giao trực tiếp Viện Nghiên cứu Ngô

2.

Nghiên cứu ứng dụng QTL9 liên quan đến cấu trúc bông, thu được từ nghiên cứu liên kết trên toàn hệ gen (GWAS) trong việc cải tạo năng suất giống lúa chất lượng thông qua lai trở lại và chọn lọc bằng chỉ thị phân tử.

Tạo được dòng lúa triển vọng mang QTL9, có năng suất cao hơn 10-15% so với giống nhận ban đầu.

- Quần thể BC3F1 mang QTL9 của giống năng suất cao có nền di truyền của giống chất lượng gồm 100 cá thể.

- 05 dòng triển vọng có năng suất cao hơn 10-15%, có nền di truyền tương đương so với giống nhận

- 01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành

2021-2022

Giao trực tiếp

Viện Di truyền

Nông nghiệp

3.

Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ SOFIX cho sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam

Nghiên cứu và ứng dụng được công nghệ SOFIX trong phân tích các đặc tính hóa lí và sinh học đất tại các vùng sinh thái của Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp bón phân nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cho một số cây trồng chính của các vùng sinh thái và phát triển bền vững nông nghiệp Việt Nam.

- 01 báo cáo tổng hợp phân tích phương thức canh tác nông nghiệp của người dân, tính chất hóa, lý, sinh của đất dựa trên công nghệ SOFIX, phân tích xu hướng thay đổi tính chất đất tại các vùng nghiên cứu.

- Tối thiểu 05 báo cáo thử nghiệm các loại đơn thuốc phân bón cho các cây trồng trên các chân đất nghiên cứu.

- Xây dựng được tối thiểu 08 mô hình thử nghiệm các đơn thuốc phân bón đã được xác định cho mỗi vùng sinh thái, quy mô 1 ha//cây/điểm, phục vụ mục tiêu nông nghiệp bền vững; năng suất của các mô hình cao hơn so với đại trà từ 15%.

- 01 báo cáo đề xuất các giải pháp KHCN và kinh tế - xã hội trong thúc đẩy việc ứng dụng các kết quả của công nghệ SOFIX vào sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả bền vững.

2021-2023

Giao trực tiếp Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông

4.

Nghiên cứu thăm dò khả năng kháng bệnh héo vàng Fusarium Oxysporum (FOC) của một số dòng chuối hoang dại

Thăm dò khă năng kháng bệnh héo vàng héo vàng Fusarium oxysporum (FOC) của các dòng chuối hoang dại tổ tiên của chuối trồng.

- Thu thập được trên 10 dòng chuối hoang dại;

- Báo cáo đánh giá và sàng lọc được được một số dòng chuối hoang dại kháng bệnh héo vàng Fusarium oxysporum (FOC) trong điều kiện nhà lưới.

- 1 bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành.

2021-2023

Giao trực tiếp Trung tâm Tài nguyên thực vật

5.

Nghiên cứu tạo dòng vừng có năng suất cao, chất lượng tốt chống chịu với một số sâu bệnh hại chính

Sử dụng phương pháp lai hữu tính và kỹ thuật chiếu xạ tia ɣ (Co60) tạo các dòng vừng có năng suất cao và chống chịu một số sâu bệnh hại chính

- Xây dựng được quy trình lai tạo giống vừng

- Xác định được ít nhất 05 tổ hợp lai vừng và đánh giá khả năng kết hợp và di truyền tính trạng

- Tạo được tối thiểu 02 dòng vừng đột biến phục vụ cho công tác chọn tạo

- 01 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành

2021-2022

Giao trực tiếp Viện KHKT Nông nghiệp Bắc Trung Bộ

6.

Nghiên cứu phát triển dòng hồ tiêu triển vọng, có khả năng chịu hạn cho các vùng trồng tiêu tại Việt Nam

Phát triển một số dòng hồ tiêu triển vọng, có khả năng chịu hạn, phù hợp cho các vùng sinh thái nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hồ tiêu tại Việt Nam.

- Ít nhất 01 dòng hồ tiêu có khả năng chịu hạn, có tiềm năng tiết kiệm được ít nhất 30% lượng nước tưới so với đối chứng.

- Ít nhất 01 dòng hồ tiêu có khả năng chống chịu tốt với nấm Phytophthora spp.

- Ít nhất 01 dòng hồ tiêu có hàm lượng tinh dầu bay hơi > 3%.

- Ít nhất 01 dòng hồ tiêu có hàm lượng piperine > 5%.

- 01 quy trình nhân giống hồ tiêu invitro.

2021-2023

Giao trực tiếp Viện KHKT Nông             lâm

nghiệp Tây Nguyên

7.

Nghiên cứu tạo dòng khổ qua, dưa leo có tỷ lệ hoa cái cao bằng kỹ thuật sinh học phân tử kết hợp với lai tạo truyền thống ở các tỉnh phía Nam.

Tạo được dòng khổ qua, dưa leo có tỷ lệ hoa cái cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng vùng Nam bộ đạt năng suất và chất lượng phục vụ công tác lai tạo giống

- Đánh giá được các mẫu giống thích hợp thị trường tiêu dùng;

- Chọn lọc được ít nhất 8 mẫu giống phù hợp với tiêu dùng và chế biến thực phẩm đưa vào công tác nghiên cứu.

- Xác định được chỉ thị phân tử SSR, ISSR, RAPD đạt hiệu quả cao trong dòng khổ qua, dưa leo có tỷ lệ hoa cái cao

2021-2022

Giao trực tiếp Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam

8.

Đánh giá khả năng chống chịu hạn, mặn, sâu bệnh của những giống sử dụng làm gốc ghép trên cà chua, trong điều kiện biến đổi khí hậu tại cực Nam Trung bộ

Đánh giá, chọn lọc được giống làm gốc ghép trên cây cà chua có khả năng chịu hạn, mặn, sâu bệnh phù hợp trong điều kiện biến đổi khí hậu tại cực Nam Trung bộ

- Báo cáo đánh giá khả năng chịu hạn, mặn, sâu bệnh của 03-05 giống làm gốc ghép trên cây cà chua trong điều kiện biến đổi khí hậu tại cực Nam Trung bộ.

- Xác định được tối thiểu 01 giống phù hợp làm gốc ghép trên cây cà chua phục vụ sản xuất cây giống ghép.

- 1-2 bài báo khoa học.

2021-2022

Giao trực tiếp Viện Nghiên cứu Bông và PTNT Nha Hố

9.

Xây dựng quy trình nhân nuôi số lượng lớn và sử dụng một số loài thiên địch bắt mồi trong quản lý nhện nhỏ hại cây trồng.

Xác định được cơ sở khoa học của việc nhân nuôi và sử dụng một số loài bắt mồi trong phòng trừ sinh học nhện nhỏ hại cây rau, quả.

- 01 báo cáo về xác định 1-3 nguồn thức ăn nhân tạo, bán nhân tạo cho hệ số nhân cao nhất đối với 1-3 loài bắt mồi có vai trò quan trọng trong khống chế quần thể nhện nhỏ hại cây trồng.

- 01 báo cáo về xác định được thời điểm và mật độ phóng thả loài bắt mồi có khả năng khống chế quần thể nhện hại trên một số cây trồng ở điều kiện nhà lưới (cam, cà chua, nhãn, vải).

- 01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành

2021-2023

Giao trực tiếp Viện Bảo vệ thực vật

10.

Nghiên cứu xác định họ gen kháng NBS-LRR và thiết kế chỉ thị phân tử gen đích phục vụ cải tạo tính chống chịu bệnh hại cho chanh leo

Ứng dụng công cụ tin sinh học trong phân tích cơ sở dữ liệu trình tự hệ gen nhằm xác định trình tự, cấu trúc và dự đoán chức năng họ gen kháng NBS-LRR ở chanh leo.

- 01 báo cáo kết quả xác định họ gen kháng NBS-LRR của chanh leo (đầy đủ thông tin cấu trúc exon-intron và trình tự, cấu trúc protein tương ứng) và đề xuất một số gen kháng giả định thông qua so sánh tương đồng trình tự với gen kháng đã biết ở các cây trồng khác.

- 20 chỉ thị phân tử đặc hiệu gen kháng NBS-LRR. Các chỉ thị cho đa hình về kiểu gen thông qua phân tích PCR.

- 01 báo cáo kết quả sàng lọc kiểu gen kháng NBS-LRRR trên tập đoàn chanh leo và đề xuất các mẫu giống mang các gen kháng tiềm năng.

- 02 bài báo về các kết quả xác định gen kháng NBS-LRR, thiết kế và áp dụng các chỉ thị đặc hiệu gen kháng trong đánh giá đa dạng di truyền chanh leo.

2021-2022

Giao trực tiếp Viện KHNN

Việt Nam

11.

Nghiên cứu tạo mồi pheromone và đánh giá khả năng ứng dụng bẫy pheromone trong quản lý và phòng chống sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda) gây hại trên cây ngô

Tạo ra công thức mồi pheromone đặc hiệu nhằm thu bắt trưởng thành sâu keo mùa thu gây hại trên cây ngô tại Việt Nam và đánh giá khả năng sử dụng bẫy pheromone trong quản lý và phòng chống sâu keo mùa thu để từ đó xây dựng mô hình và quy trình hướng dẫn kỹ thuật sử dụng bẫy pheromone trong dự tính dự báo, quản lý tổng hợp và phòng chống sâu keo mùa thu đạt hiệu quả cao, an toàn với con người và môi trường.

- 01 Báo cáo về công thức tạo mồi, mồi pheromone, bẫy pheromone đặc hiệu cho sâu keo mùa thu và phương pháp sử dụng bẫy pheromone nhằm thu bắt trưởng thành sâu keo mùa thu.

- 01 Báo cáo kết quả sử dụng bẫy pheromone trong mô hình quản lý tổng hợp sâu keo mùa thu.

- Quy trình hướng dẫn kỹ thuật sử dụng bẫy pheromone trong dự tính dự báo, quản lý tổng hợp và phòng chống sâu keo mùa thu.

- Tổ chức 2 lớp tập huấn chuyển giao quy trình hướng dẫn kỹ thuật sử dụng bẫy pheromone cho cán bộ chi cục trồng trọt và BVTV, cán bộ khuyến nông, nông dân hợp tác xã tại địa điểm nghiên cứu

- 01 Bài báo khoa học trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín IF>=0,6

2021-2022

Giao trực tiếp Học viện Nông nghiệp Việt Nam

12.

Nghiên cứu sử dụng các hoạt chất tự nhiên từ thực vật trong phòng trừ sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.) hại rau họ thập tự

Đánh giá được hiệu quả sử dụng của một số hợp chất thực vật đến biện pháp hạn chế sự đẻ trứng và sự sống của sâu non trong phòng trừ sâu xanh bướm trắng.

- Đánh giá được hiệu quả của hoạt chất thực vật có tác dụng xua đuổi, hạn chế sự đẻ của bướm hoặc ảnh hưởng đến sự sống của sâu non.

- Đánh giá được tác động của hoạt chất thực vật đến phản ứng tự vệ và sự sinh trưởng của cây.

- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các hoạt chất thực vật trên điều kiện đồng ruộng.

- Đào tạo được 02 sinh viên chuyên ngành Công nghệ Sinh học

- Đăng được 01 bài báo khoa học tiếng anh trên tạp chí trong danh mục Scopus/ISI.

2021-2022

Giao trực tiếp Học viện Nông nghiệp Việt

Nam

13.

Nghiên cứu sử dụng hoạt chất sinh từ xạ khuẩn trong phòng trừ nấm Fusarium oxysporum f.sp cubense (Foc) gây bệnh héo rũ Panama trên chuối.

Tách chiết và thu nhận được hợp chất có hoạt tính kháng nấm Fusarium oxysporum f.sp cubense từ các chủng xạ khuẩn phân lập tại Việt Nam, ứng dụng trong phòng trừ tác nhân gây bệnh bệnh héo rũ Panama trên chuối

- Các chủng nấm Fusarium oxyporum f.sp. cubense đã được định loại.

- Các chủng vi sinh vật kháng Fusarium oxyporum f.sp. cubense đã được phân định loại.

- Hợp chất có hoạt tính kháng nấm Fusarium oxyporum f.sp. cubense đã được phân tích và tinh sạch

- Quy trình phân tích và tinh sạch hợp chất kháng nấm Fusarium oxyporum f.sp. cubense từ xạ khuẩn.

- 02 bài báo khoa học trong nước

- 01 bài báo đăng trong các tạp chí quốc tế (ISI/Scopus).

2021-2022

Giao trực tiếp Học viện Nông nghiệp Việt

Nam

II

Chăn nuôi, Thú y

 

 

 

 

14.

Nghiên cứu chế biến, bảo quản cây đậu mèo làm thức ăn cho gia súc nhai lại ở Miền núi phía Bắc

Xây dựng được phương pháp chế biến, bảo quản và sử dụng cây đậu mèo làm thức ăn cho trâu, bò

+ Báo cáo đánh giá hiện trạng cây đậu mèo tại khu vực Miền núi phía Bắc

- Báo cáo xác định tỷ lệ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của cây đậu mèo trước và sau chế biến bảo quản bằng phương pháp in vitro gas production

- Quy trình chế biến, bảo quản và sử dụng cây đậu mèo làm thức ăn cho trâu, bò

2021-2022

Giao trực tiếp cho Viện Chăn nuôi

15.

Nghiên cứu khai thác và đông lạnh tinh trùng thu từ mào tinh hoàn trâu

Khai thác và đông lạnh được tinh trùng thu từ mào tinh hoàn.

- Đông lạnh và bảo quản được 500 liều tinh đông lạnh dạng cọng rạ của tinh trùng khai thác từ mào tinh trâu chọi bị giết thịt ở các lễ hội chọi trâu. Số liều tinh thu được ≥ 100 liều/1 trâu đực.

- 01 quy trình kỹ thuật đông lạnh tinh trùng thu từ mào tinh trâu. Hoạt lực tinh trùng sau khi giải đông đạt  ≥  40%).

2021-2022

Giao trực tiếp cho Viện Chăn nuôi

16.

Nghiên cứu chọn tạo hai dòng ngỗng xám tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên

Chọn lọc được 2 dòng ngỗng xám

- Dòng trống 1: 100 mái sinh sản, khối lượng cơ thể vào đẻ 5.000-5.500g, năng suất trứng ≥ 33 quả/mái/20 tuần đẻ

- Dòng mái 2: 200 mái sinh sản, khối lượng cơ thể vào đẻ 4.400-4.600g, năng suất trứng ≥ 38 quả/mái/20 tuần đẻ

- Ngỗng thương phẩm (12) kết thúc 16 tuần tuổi có khối lượng cơ thể 5500 - 6200g/con trống, 4500-5000g/con mái.

2021-2022

Giao trực tiếp cho Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên- Viện Chăn nuôi

17.

Nghiên cứu một số tiêu chí chăn nuôi lợn hữu cơ trong nông hộ

Áp dụng được một số tiêu chí chăn nuôi lợn hữu cơ để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi nông hộ

- Phương pháp ủ men thức ăn, sử dụng thảo dược và bổ sung Probiotic vào thức ăn cho lợn thương phẩm.

- Quy trình chăn nuôi lợn thương phẩm áp dụng một số tiêu chí chăn nuôi hữu cơ, nâng cao chất lượng thịt (tỷ lệ mỡ giắt  ≥  4%; độ dai  ≥ 45N; tỷ lệ vật chất khô  ≥ 25% và protein thô  ≥  22%).

2021

Giao trực tiếp cho TT N/cứu lợn Thụy Phương -VCN

18.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ lên men vi sinh trong chế biến phụ phẩm cây thanh long làm thức ăn cho gia súc nhai lại

Chế biến, bảo quản được phụ phẩm cây thanh long đạt chất lượng tốt góp phần giảm ô nhiễm môi trường và làm nguồn thức ăn cho gia súc nhai lại để tăng hiệu quả trong chăn nuôi.

- Báo cáo đánh giá thực trạng tiềm năng nguồn phụ phẩm cây thanh long.

- Xác định được 2-3 công thức ủ chua phụ phẩm cây thanh long làm thức ăn cho gia súc nhai lại, đạt hiệu quả kinh tế.

- Công thức phối chế thành thức ăn cho gia súc nhai lại trong đó có phụ phẩm cây thanh long ủ chua.

- Quy trình bảo quản, sử dụng phụ phẩm cây thanh long ủ chua làm thức ăn cho gia súc nhai lại

2021-2022

Giao trực tiếp cho Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ-Viện Chăn nuôi

19.

Nghiên cứu sự lưu hành của vi rút Leuko trên gà giống ở miền Bắc Việt Nam và đề xuất phương pháp phát hiện sớm cho đàn gà

- Xác định được tỷ lệ lưu hành của vi rút Leuko trên gà giống ở miền Bắc Việt Nam.

- Đề xuất được phương pháp phát hiện sớm

- Báo cáo tỷ lệ lưu hành của vi rút Leuko trên gà giống ở miền Bắc Việt Nam

- Báo cáo phương pháp phát hiện sớm bệnh Leuko trên gà giống ở miền Bắc Việt Nam.

2021-2022

Giao trực tiếp Trung tâm Chẩn đoán Thý y

20.

Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học phân tử và bệnh lý bệnh Derzsy's ở thủy cầm do Parvovirus gây ra tại một số tỉnh phía Bắc, Việt Nam

Xác định được lưu hành của các chủng vi rút Parvo gây bệnh Derzsy's ở thủy cầm lưu hành trên địa bàn một số tỉnh phía Bắc bằng kỹ thuật sinh học phân tử, phân tích hệ gen của vi rút Parvo và một số bệnh lý trên thủy cầm

- Báo cáo dịch tễ học phân tử của bệnh Derzsy

+ Hình ảnh điện di kết quả phản ứng PCR chẩn đoán vi rút Parvo.

+ 8 trình tự nucleotide và 8 trình tự acid amin của vi rút Parvo tại một số tỉnh phía Bắc

+ 01 sơ đồ cây phả hệ so sánh, phân loài vi rút Parvo.

+ Các số liệu dịch tễ học và tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết trên thủy cầm mắc bệnh Derzsy's.

- Báo cáo đặc điểm bệnh lý (đại thể + vi thể) bệnh Derzsy's ở thủy cầm do Parvovirus gây ra

2021-2022

Giao trực tiếp ĐHNL Bắc Giang

21.

Nghiên cứu sự lưu hành của thực khuẩn thể Listeria (Listeria phage) ở trang trại chăn nuôi bò sữa

Phân lập được một số chủng thực khuẩn thể Listeria (Listeria phage) ở trang trại chăn nuôi bò sữa

- Báo cáo tỷ lệ lưu hành của thực khuẩn thể Listeria và vi khuẩn Listeria trong từng loại mẫu bao gồm thức ăn cho bò sữa, sữa tươi và các mẫu môi trường, chất thải chăn nuôi ở một số trang trại chăn nuôi bò sữa.

- Báo cáo một số chủng thực khuẩn thể Listeria và vi khuẩn Listeria

2021

Giao trực tiếp

Viện Thú y

III

Cơ điện và CNSTH

 

 

 

22.

Nghiên cứu thăm dò khả năng ứng dụng Hexanal trong xử lý cận thu hoạch cho quả xoài.

- Khảo sát và lựa chọn được vùng nguyên liệu xoài phù hợp cho nghiên cứu thực nghiệm;

- Đánh giá được ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý Hexanal đến chất lượng, thời gian thu hái và bảo quản sau thu hoạch quả xoài;

- Tổng hợp, đánh giá được hiệu quả kinh tế- kỹ thuật việc xử lý Hexanal giai đoạn cận và sau thu hoạch quả xoài.

- Báo cáo kết quả thăm dò hiệu quả của Hexanal trong xử lý cho quả xoài nhằm làm chậm quá trình già hoá và chín, kéo dài thời gian thu hoạch;

- Quy trình kỹ thuật ứng dụng chế phẩm chế phẩm Hexanal cho kéo dài thời gian thu hoạch xoài thêm từ 20-30 ngày và thời gian bảo quản quả xoài sau thu hoạch trong điều kiện phòng là 24-25 ngày, điều kiện lạnh từ 36-40 ngày, đảm bảo chỉ tiêu chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn Châu Âu.

2021

Giao trực tiếp Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ STH

23.

Nghiên cứu thăm dò công nghệ plasma lạnh ứng dụng trong bảo quản một số nông sản thực phẩm chế biến tối thiểu.

Đánh giá được hiệu quả của công nghệ Plasma lạnh ứng dụng trong bảo quản một số nông sản thực chế biến tối thiểu (nhóm rau quả và thịt) nhằm kéo dài thời gian bảo quản, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.

- Xây dựng được 01 mô hình thiết bị thực nghiệm Plasma lạnh;

- Xây dựng được quy trình công nghệ ứng dụng kỹ thuật plasma lạnh trong xử lý rau quả và thịt chế biến tối thiểu, đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn Châu Âu;

- Báo cáo kết quả thăm dò hiệu quả của công nghệ ứng dụng kỹ thuật plasma lạnh trong xử lý rau quả và thịt chế biến tối thiểu từ đó đưa ra được dự báo về tiềm năng ứng dụng kỹ thuật plasma lạnh trong ngành chế biến nông sản thực phẩm.

2021

Giao trực tiếp Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ STH

IV

Kinh tế chính sách

 

 

 

24.

Nghiên cứu đánh giá mức đóng góp của khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả áp dụng KHCN trong nghiên cứu và sản xuất của ngành

- Đánh giá thực trạng đóng góp của các yếu tố đầu vào sản xuất và KHCN trong nông nghiệp qua các giai đoạn khác nhau

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đóng góp của KHCN trong nông nghiệp

- Báo cáo đánh giá mức độ đóng góp của KHCN trong sản xuất nông nghiệp;

- Báo cáo đề xuất chính sách nhằm nâng cao hiệu quả và mức độ đóng góp của KHCN trong sản xuất nông nghiệp.

2021-2022

Giao trực tiếp Viện Chính sách và Chiến lược PT NNNT

25.

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của việc ứng dụng kinh tế tuần hoàn để phát triển bền vững hợp tác xã nông nghiệp hiện nay

- Xây dựng được cơ sở khoa học và tổng kết kinh nghiệm quốc tế liên quan đến việc ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong phát triển bền vững các mô hình kinh tế hợp tác.

- Đánh giá được thực trạng thể chế chính sách hỗ trợ và ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong các hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay

- Xây dựng và đề xuất được chiến lược phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn ứng dụng trong phát triển bền vững hợp tác xã nông nghiệp đến năm 2030

- Đề xuất được bản kiến nghị chính sách phát triển phát triển kinh tế hợp tác dựa trên mô hình kinh tế tuần hoàn phù hợp với điều kiện đặc thù ở Việt Nam

- Xây dựng và đề xuất được mô hình kinh tế tuần hoàn cho các hợp tác xã chuyên ngành ở Việt Nam

- Báo cáo cơ sở khoa học, thực tiến và kinh nghiệm nước ngoài về phát triển kinh tế tuần hoàn ứng dụng trong các HTX nông nghiệp hiện nay;

- Báo cáo đánh giá được hiệu quả của chính sách đến việc phát triển kinh tế tuần hoàn và ứng dụng trong các hợp tác xã nông nghiệp hiện nay;

- Báo cáo đề xuất chiến lược phát triển kinh tế tuần hoàn ứng dụng trong các HTX nông nghiệp đến năm 2030;

- Bài báo khoa học về tổng kết kinh nghiệm phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong các hợp tác xã nông nghiệp.

2021-2022

Giao trực tiếp

VAAS

IV

Lâm nghiệp

 

 

 

 

26.

Nghiên cứu chọn giống và trồng thử nghiệm Chò xanh (Terminalia myriocarpa) tại Vườn Quốc gia Cúc Phương

- Xác định được đặc điểm lâm học của cây Chò xanh.

- Xây dựng được quy trình nhân giống Chò xanh.

- Thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật gây trồng rừng.

- 01 báo cáo về đặc điểm lâm học của cây Chò xanh.

- Ít nhất 50 cây mẹ Chò xanh tại VQG Cúc Phương

- 01 ha khảo nghiệm hậu thế kết hợp với bảo tồn Chò xanh.

- 2,0 ha mô hình thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật gây trồng Chò xanh.

- 01 Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng rừng Chò xanh.

03 năm (2021­-2023)

Giao trực tiếp

VQG Cúc

Phương thực hiện

27.

Nghiên cứu chọn giống và trồng thử nghiệm Cẩm lai

(Terminalia myriocarpa) tại Vườn Quốc gia Cát Tiên

- Xác định được đặc điểm lâm học của loài Cẩm lai.

- Xây dựng được quy trình nhân giống Cẩm lai.

- Thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật gây trồng rừng.

- 01 báo cáo về đặc điểm lâm học của cây Cẩm lai.

- Ít nhất 50 cây mẹ Cẩm lai tại VQG Cát Tiên.

- 01 ha khảo nghiệm hậu thế kết hợp với bảo tồn Cẩm lai.

- 01 ha mô hình thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật gây trồng Cẩm lai.

- 01 Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng rừng Cẩm lai.

3 năm (2021­2023)

Giao trực tiếp cho VQG Cát

Tiên thực hiện

28.

Nghiên cứu công nghệ tách lignin từ dịch đen trong sản xuất bột giấy và sử dụng để tạo keo dán gỗ.

- Xác định được thông số công nghệ tách lignin từ dịch đen trong sản xuất bột giấy quy mô phòng thí nghiệm;

- Đề xuất được quy trình công nghệ tổng hợp keo dán gỗ lignin - phenol - formaldehyde chịu ẩm quy mô phòng thí nghiệm.

- Thông số tách lignin từ dịch đen của nhà máy giấy quy mô phòng thí nghiệm;

- 01 dự thảo quy trình công nghệ tổng hợp keo dán gỗ lignin - phenol - formaldehyde chịu ẩm quy mô phòng thí nghiệm;

- 10 kg keo dán gỗ lignin - phenol - formaldehyde, chất lượng đáp ứng yêu cầu theo Quy chuẩn kỹ thuật QCVN:03-01:2018; độ bền màng keo đạt D3- D4 theo TCVN 7755:2007 hoặc theo tiêu chuẩn EN 314-1:2004 và EN 310:1993

- 01 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành.

02 năm (2021-­2022)

Giao trực tiếp Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

29.

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học, kỹ thuật nhân giống và trồng rừng Ràng ràng mít             (Ormosia

balansae Drake) cung cấp gỗ lớn cho vùng Tây Bắc

- Xác định được một số đặc điểm lâm học của Ràng ràng mít

- Xác định được các biện pháp kỹ thuật nhân giống (bằng hạt, hom);

- Thử nghiệm kỹ thuật trồng rừng Ràng ràng mít

- 01 báo cáo đặc điểm lâm học của cây Ràng ràng mít;

- Ít nhất 50 cây mẹ Ràng ràng mít được lựa chọn.

- 01 hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng rừng Ràng ràng mít.

- 2,0 ha mô hình trồng thử nghiệm nguồn giống từ cây mẹ đã lựa chọn (1,0 ha trồng thuần, 1,0 ha trồng làm giàu rừng).

3 năm

(2021-

2023)

Giao trực tiếp cho Trường Đại học Lâm nghiệp

30.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám đa nguồn, miễn phí để thử nghiệm tính sinh khối rừng.

- Ứng dụng các nguồn dữ liệu mới (Radar, Lidar vệ tinh và quang học) miễn phí trong việc ước tính một số chỉ tiêu sinh thái rừng (độ tàn che, chiều cao cây) phục vụ tính toán sinh khối rừng.

- Xây dựng các mô hình ước tính sinh khối thí điểm cho kiểu rừng lá rộng thường xanh từ dữ liệu viễn thám đa nguồn và dữ liệu mặt đất.

- 01 quy trình công nghệ trong ước tính một số chỉ tiêu sinh thái rừng: độ tàn che, chiều cao cây phục vụ ước tính sinh khối cho kiểu rừng lá rộng thường xanh ở Việt Nam.

- 01 mô hình ước tính sinh khối thí điểm cho kiểu rừng lá rộng thường xanh từ dữ liệu viễn thám đa nguồn và dữ liệu mặt đất.

- 01 bản đồ sinh khối rừng từ dữ liệu viễn thám đa nguồn kiểu rừng lá rộng thường xanh cho 01 tỉnh thử nghiệm.

- 01 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành.

2 năm (2021-2022)

Giao trực tiếp cho Viện Điều tra Quy hoạch rừng phối hợp với Cục kiểm lâm thực hiện

31.

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học, kỹ thuật nhân giống và trồng Vàng tâm

(Manglietiadandyi (Gagnep.) cung cấp gỗ lớn núi phía Bắc.

- Xác định được một số đặc điểm lâm học của loài Vàng tâm

- Xác định được biện pháp kỹ thuật nhân giống hữu tính loài Vàng tâm.

- Thử nghiệm biện pháp kỹ thuật trồng rừng Vàng tâm.

- 01 Báo cáo đặc điểm lâm học và phân bố của loài Vàng tâm.

- Ít nhất 20 cây mẹ.

- 01 Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và kỹ thuật trồng rừng Vàng tâm.

- 2,0 ha mô hình trồng thử nghiệm nguồn giống từ cây mẹ đã lựa chọn (1,0 ha trồng thuần, 1,0 ha trồng làm giàu rừng).

03 năm (2021 - 2023)

Giao trực tiếp Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam.

V

Thủy lợi - Phòng chống thiên tai

 

 

 

32.

Nghiên cứu cơ sở khoa học, thiết kế thiết bị lặn có điều khiển phục vụ khảo sát, đánh giá chất lượng công trình hồ, đập thủy lợi

Xác định được cơ sở khoa học, thiết kế thiết bị lặn điều khiển bằng tay (Remotely Operated Vehicle - ROV) vận hành dưới nước linh hoạt, dễ dàng điều khiển để hỗ trợ con người nhằm cung cấp một giải pháp hợp lý để kiểm tra hệ thống công trình hồ, đập thủy lợi.

- Báo cáo đánh giá tình hình nghiên cứu ROV ứng dụng trong khảo sát chất lượng đê, đập và hồ chứa tại Việt Nam và trên Thế Giới.

- Báo cáo phân tích lựa chọn các phương án thiết kế cơ khí cho mô hình thiết bị ROV; thiết kế sơ bộ kết cấu tổng thể cho thiết bị; phân tích mô hình ROV thành các mô-đun tích hợp.

- Tính toán thiết kế, lập bản vẽ chi tiết.

- Mô hình hoá trên máy tính, đánh giá, kiểm tra và hiệu chỉnh bền của kết cấu ROV và tính toán công suất đẩy cần thiết.

- 02 bài báo trên tạp chí chuyên ngành.

2021-­

6/2022

Giao trực tiếp cho Viện Kỹ thuật Biển - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

33.

Nghiên cứu ứng dụng màng nano - biofilm gắn với vi tảo và vi sinh vật để xử lý nước thải giàu hữu cơ, dầu mỡ và kim loại nặng trên kênh hệ thống thủy lợi

- Xây dựng và thử nghiệm

công nghệ biofilm gắn vi sinh vật và vi tảo trên nền vật liệu nano để xử lý nước thải ô nhiễm giàu hữu cơ, dầu mỡ và kim loại nặng trong phòng thí nghiệm.

- Xây dựng quy trình công nghệ xử lý tuần hoàn trong xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn B (QCVN 08:2015)

- Bộ chủng giống vi sinh vật, vi tảo có khả năng xử lý nước thải giàu hữu cơ, dầu mỡ, kim loại nặng, bùn theo định hướng sản xuất năng lượng sinh học, phân bón, thức ăn gia súc, gia cầm.

- Quy trình công nghệ tạo biofilm gắn vi sinh vật, vi tảo, vật liệu nano cho hiệu quả xử lý đạt trên 85% với nước thải giàu hữu cơ, dầu mỡ, kim loại nặng, bùn.

- Mô hình xử lý ứng dụng công nghệ tuần hoàn trong xử lý nước thải giàu hữu cơ, dầu mỡ, kim loại nặng, bùn... đạt hiệu suất trên 85%, nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại B.

- 01 bài báo thuộc ISI (được chấp nhận đăng); 01 bài báo trong nước.

2021-6/2022

Giao trực tiếp cho Trường Đại học Thủy lợi

34.

Nghiên cứu nâng cao độ bền cơ lý- thủy lực màng chống thấm được tạo ra bằng phương pháp khoan phụt để xử lý khẩn cấp sự cố thấm công trình thủy lợi.

Nâng cao được độ bền cơ lý- thủy lực của màng chống thấm được tạo ra bằng phương pháp khoan phụt Silicate + Xi măng để xử lý khẩn cấp sự cố thấm công trình thủy lợi.

- Cấp phối hỗn hợp Silica-sol + Xi măng đáp ứng yêu cầu chống thấm khẩn cấp và điều kiện làm việc lâu dài của màng chống thấm cho công trình thủy lợi.

- Báo cáo kết quả thí nghiệm các thành phần cấp phối hỗn hợp đảm bảo: Hệ số thấm của màng chống thấm k < 10-5 cm/s; Độ bền theo thời gian của màng chống thấm đáp ứng quy định hiện hành.

- 01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành.

2021­

6/2022

Giao trực tiếp cho Viện Thủy công - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

35.

Nghiên cứu ứng dụng thiết bị bay chụp không người lái đo vẽ và xây dựng bản đồ bề mặt phục vụ hoạt động thủy lợi vùng lũ ĐBSCL

- Hoàn thiện quy trình bay chụp hiện trường thiết bị không người lái kết hợp đo đạc mặt đất.

- Xây dựng và áp dụng quy trình xử lý số liệu để tạo bản đồ bề mặt 1/2000.

- Báo cáo thuyết minh các quy trình (i) Bay chụp hiện trường & đo đạc kiểm định mặt đất (ii) Quy trình xử lý dữ liệu và xây dựng bản đồ bề mặt.

- Thử nghiệm bay chụp và xây dựng bản đồ bề mặt cho 01 khu vực cụ thể vùng lũ ĐBSCL.

- Cơ sở dữ liệu ảnh chụp hiện trường và điểm đo khống chế bề mặt.

- 01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành.

2021-­

6/2022

Giao trực tiếp Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam

36.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám và mô hình GFS trong dự báo dòng chảy lũ lưu vực sông xuyên biên giới về lãnh thổ Việt Nam - nghiên cứu điển hình lưu vực sông Lô - Gâm

Kết hợp dữ liệu viễn thám với dữ liệu dự báo mưa GFS phục vụ dự báo dòng chảy lũ lưu vực sông xuyên biên giới về Việt Nam, áp dụng điển hình cho lưu vực sông Lô - Gâm

- Báo cáo đánh giá việc sử dụng mô hình IFAS trong việc kết hợp dữ liệu viễn thám và số liệu dự báo mưa GFS trong dự báo dòng chảy lũ lưu vực sông Lô - Gâm.

- Báo cáo kết quả tính toán và đề xuất hướng sử dụng kết quả nghiên cứu cho công tác chỉ đạo ứng phó phòng chống lũ sông biên giới.

- 01 bài in trên các tạp chí chuyên ngành.

2021

Giao trực tiếp cho Viện Quy hoạch Thủy lợi

37.

Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo và IoT (Internet of Things) 4.0 phân tích và dự báo lũ quét, thực nghiệm cho khu vực tỉnh Lai Châu.

- Phân tích tác nhân gây lũ quét.

- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và IoT (Internet of Things) 4.0 khoanh vùng và dự báo lũ quét ở khu vực Lai Châu

- Mô hình trí tuệ nhân tạo phân tích và dự báo lũ quét.

- Bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét khu vực Lai Châu.

- 01 bài báo trên tạp chí quốc tế.

2021-2022

Giao trực tiếp cho Trường Đại học Thủy Lợi

VI

Thủy sản

 

 

 

 

38.

Nghiên cứu tác nhân gây đốm trắng nội tạng cá nheo Mỹ nuôi lồng và biện pháp phòng trị

Xác định được tác nhân gây đốm trắng nội tạng cá nheo Mỹ nuôi lồng và các biện pháp phòng trị

- Xác định được tác nhân gây đốm trắng nội tạng cá nheo Mỹ nuôi lồng ở các tỉnh phía Bắc và phương pháp phát hiện.

- Thẻ bệnh đốm trắng nội tạng cá nheo Mỹ

- Biện pháp phòng trị bệnh đốm trắng nội tạng cá nheo Mỹ nuôi lồng

- 01 bài báo khoa học đăng tại các tạp chí chuyên ngành uy tín

2021-2022

Giao trực tiếp Học viện Nông nghiệp Việt Nam

39.

Nghiên cứu thăm dò sinh sản nhân tạo cá Đù vàng (Larimichthys

crocea)

Xây dựng được cơ sở khoa học và thăm dò kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá Đù vàng Larimichthys crocea

- Thu thập và thuần dưỡng 50-70 cặp, kích cỡ 0,5-1,2 kg/con,

- Báo cáo về đặc điểm sinh học, sinh sản của cá Đù Vàng

- Sản xuất được >1 triệu cá bột

2021-2022

Giao trực tiếp

Viện NC NTTS

II

40.

Nghiên cứu thăm dò sinh sản nhân tạo cá cam sọc (Seriola dumerilí)

Xây dựng được cơ sở khoa học và thăm dò kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá Cam (Seriola dumerilí)

- Thu thập và thuần dưỡng 50-100 cặp con cá Cam cỡ > 1,0 kg/con

- Báo cáo về đặc điểm sinh học, sinh sản của cá

- Sản xuất được >1 triệu cá bột

2021-2022

Giao trực tiếp

Viện NC NTTS I

41.

Nghiên cứu giải pháp phát triển rong câu ở các tỉnh phía Bắc

- Chọn lọc được 1-2 chủng giống rong câu chất lượng tốt

- Đề xuất được định hướng và giải pháp phát triển rong câu tại các tỉnh phía Bắc

- Báo cáo đánh giá hiện trạng nguồn lợi, trồng, chế biến và thương mại các sản phẩm từ rong câu tại các tỉnh phía Bắc

- 1-2 chủng rong câu chất lượng tốt

- Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển rong câu tại các tỉnh phía Bắc.

2021-2022

Giao trực tiếp Viện Nghiên cứu Hải sản

42.

Nghiên cứu qui trình công nghệ sản xuất giống ba ba gai (Palea steindachneri ) toàn đực

Xây dựng được Quy trình sản xuất giống ba ba gai đơn tính đực

- Quy trình sản xuất giống baba gai (Palea steindachneri) đơn tính đực: tỷ lệ nở >75%; Tỷ lệ ba ba đực > 85%;

- Tạo ra được từ 500 con ba ba gai đơn tính đực, cỡ > 0,5 kg/con.

2021-2022

Giao trực tiếpTrường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản

43.

Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất giống rong mơ

(Sargassum) bằng bào tử

Xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất giống rong mơ (Sargassum) bằng bào tử (sinh sản hữu tính)

- Quy trình công nghệ sản xuất giống cho 01 loài rong mơ có sản lượng và giá trị kinh tế cao (đến kích thước tản rong giống ≥2cm).

- 1000 tản rong kích thước ≥ 2 cm.

2021-2022

Giao trực tiếp

Viện NC NTTS

III

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 13/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Thông tư 13/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Lao động-Tiền lương, Khoa học-Công nghệ

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi