Quyết định 1984/QĐ-BKHCN 2021 Danh mục nhiệm vụ KHCN thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ bắt đầu thực hiện từ năm 2022

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 1984/QĐ-BKHCN

Quyết định 1984/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia đặt hàng thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ bắt đầu thực hiện từ năm 2022
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:1984/QĐ-BKHCNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Phạm Công Tạc
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
27/07/2021
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

03 danh mục nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Ngày 27/07/2021, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra Quyết định 1984/QĐ-BKHCN phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia đặt hàng thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ bắt đầu thực hiện từ năm 2022. Dưới đây là các nội dung chính:

1. 03 danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặt hàng thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ bắt đầu thực hiện từ năm 2022, đó là:

  • Hỗ trợ đăng ký bảo hộ ra nước ngoài cho các sản phẩm chủ lực, đặc thù của địa phương;
  • Hỗ trợ bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực, đặc thù của địa phương gắn với quản lý chất lượng, mã số vùng trồng và xuất khẩu;
  • Bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực, đặc thù của địa phương.

2. 11 nhiệm vụ trong danh mục nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia đó là:

  • Hỗ trợ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản cho các sản phẩm: Hoa hồi Lạng Sơn và xoài Cao Lãnh (Đồng Tháp);
  • Nghiên cứu quy định pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý và hỗ trợ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Trung Quốc cho các sản phẩm: Vải thiều Lục Ngạn, nhãn lồng Hưng Yên và hạt điều Bình Phước;
  • Hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận theo hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế Madrid cho các sản phẩm: gạo An Giang (chỉ định bảo hộ tại Mỹ, Đức, Trung Quốc), xoài An Giang (chỉ định bảo hộ tại Mỹ, Australia, Trung Quốc) và cá tra An Giang (chỉ định bảo hộ tại Mỹ, Tây Ban Nha, Trung Quốc); …

Quyết định có hiệu lực từ ngày thi hành.

Xem chi tiết Quyết định 1984/QĐ-BKHCN tại đây

tải Quyết định 1984/QĐ-BKHCN

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 1984/QĐ-BKHCN PDF PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) 1984_QD-BKHCN DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
____________

Số: 1984/QĐ-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________

Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2021

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặt hàng

thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ bắt đầu thực hiện từ năm 2022

____________

BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

 

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030;

Căn cứ Thông tư số 03/2021/TT-BKHCN ngày 11 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030;

Căn cứ ý kiến của các đơn vị, địa phương về đề xuất nhiệm vụ cấp quốc gia thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ bắt đầu thực hiện từ năm 2022;

Căn cứ kết quả làm việc của các Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ cấp quốc gia thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ bắt đầu thực hiện từ năm 2022 được thành lập theo Quyết định số 1777/QĐ-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt 03 danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặt hàng thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ bắt đầu thực hiện từ năm 2022.

Thông tin về 03 danh mục nhiệm vụ đặt hàng được nêu tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Giao Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì nhiệm vụ, Tổ thẩm định nội dung và dự toán kinh phí nhiệm vụ được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này theo các quy định hiện hành.

Điều 3. Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, SHTT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Công Tạc

 


PHỤ LỤC III

Danh mục nhiệm vụ đặt hàng hỗ trợ bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ trong và ngoài nước cho các sản phẩm

chủ lực, đặc thù của địa phương thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ bắt đầu thực hiện từ năm 2022
(Kèm theo Quyết định số 1984/QĐ-BKHCN ngày 27/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

TT

Tên nhiệm vụ

Định hướng mục tiêu

Sản phẩm dự kiến

Phương thức thực hiện

Ghi chú

I

Hỗ trợ đăng ký bảo hộ ra nước ngoài cho các sản phẩm chủ lực, đặc thù của địa phương

1

Hỗ trợ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản cho các sản phẩm: Hoa hồi Lạng Sơn và xoài Cao Lãnh (Đồng Tháp)

Bảo hộ thành công chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản cho các sản phẩm: Hoa hồi Lạng Sơn và xoài Cao Lãnh (Đồng Tháp)

- 01 Báo cáo về hiện trạng hồ sơ bảo hộ chỉ dẫn địa lý; hiện trạng tổ chức sản xuất, quản lý, kiểm soát chất lượng, nguồn gốc các sản phẩm hoa hồi Lạng Sơn, xoài Cao Lãnh (Đồng Tháp) tại Việt Nam và đề xuất phương án điều chỉnh, bổ sung trên cơ sở đối chiếu với các quy định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Nhật Bản;

- 01 Báo cáo kết quả phân tích, cập nhật số liệu về danh tiếng, chất lượng đặc thù, mối tương quan giữa điều kiện tự nhiên, con người tác động đến tính đặc thù của sản phẩm hoa hồi Lạng Sơn và xoài Cao Lãnh (Đồng Tháp) và các tài liệu khoa học tương ứng để chứng minh phù hợp với các quy định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Nhật Bản;

- 01 Bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hoa hồi Lạng Sơn theo quy định của pháp luật Nhật Bản và 01 Bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm xoài Cao Lãnh (Đồng Tháp) theo quy định của pháp luật Nhật Bản;

- 01 Báo cáo kết quả tổ chức đoàn chuyên gia Nhật Bản tới Việt Nam khảo sát thực địa phục vụ công tác thẩm định hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm hoa hồi Lạng Sơn và xoài Cao Lãnh;

- Báo cáo kết quả phối hợp với đại diện sở hữu trí tuệ tại Nhật Bản, với các cơ quan chuyên môn và các đơn vị có liên quan của Lạng Sơn, Đồng Tháp trong quá trình nộp và theo đuổi hồ sơ đăng ký bảo hộ;

- Bộ tài liệu dịch tiếng Việt - tiếng Anh - tiếng Nhật phục vụ quá trình xây dựng, nộp và theo đuổi hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm hoa hồi Lạng Sơn và xoài Cao Lãnh (Đồng Tháp);

- Kết quả đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản cho sản phẩm hoa hồi Lạng Sơn và xoài Cao Lãnh (Đồng Tháp).

Tuyển chọn

(i) Yêu cầu đối với đơn vị chủ trì:

Có kinh nghiệm đăng ký chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản hoặc phối hợp được với tổ chức, cá nhân có kinh nghiệm đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản.

(ii) Yêu cầu về Hồ sơ đăng ký tuyển chọn: Kèm theo báo cáo tra cứu và đánh giá sơ bộ khả năng bảo hộ tại Nhật Bản của các địa danh “Lạng Sơn” cho sản phẩm hoa hồi và địa danh “Cao Lãnh” cho sản phẩm xoài.

(iii) Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm phối hợp với Cục Công nghiệp thực phẩm (Bộ Nông, Lâm & Ngư nghiệp Nhật Bản) để hỗ trợ chuyên môn cho các địa phương.

2

Nghiên cứu quy định pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý và hỗ trợ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Trung Quốc cho các sản phẩm: Vải thiều Lục Ngạn, nhãn lồng Hưng Yên và hạt điều Bình Phước

- Tổng thuật các quy định pháp luật, quy trình thẩm định và các yêu cầu kỹ thuật về hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Trung Quốc;

- Bảo hộ thành công chỉ dẫn địa lý tại Trung Quốc cho các sản phẩm: Vải thiều Lục Ngạn, nhãn lồng Hưng Yên và hạt điều Bình Phước.

- 01 Báo cáo tổng thuật kết quả nghiên cứu các quy định của pháp luật, quy trình thẩm định hồ sơ và các yêu cầu kỹ thuật về hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Trung Quốc;

- 01 Báo cáo về hiện trạng hồ sơ bảo hộ chỉ dẫn địa lý; hiện trạng tổ chức sản xuất, quản lý, kiểm soát chất lượng, nguồn gốc các sản phẩm vải thiều Lục Ngạn, nhãn lồng Hưng Yên và hạt điều Bình Phước tại Việt Nam và đề xuất phương án điều chỉnh, bổ sung trên cơ sở đối chiếu với các quy định về đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Trung Quốc;

- 01 Báo cáo kết quả phân tích, cập nhật số liệu về danh tiếng, chất lượng đặc thù, mối tương quan giữa điều kiện tự nhiên, con người tác động đến tính đặc thù của sản phẩm và các tài liệu khoa học tương ứng để chứng minh phù hợp với các quy định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Trung Quốc;

- 01 Hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Trung Quốc cho sản phẩm vải thiều Lục Ngạn, 01 Hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Trung Quốc cho sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên và 01 Hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Trung Quốc cho sản phẩm hạt điều Bình Phước;

- Báo cáo kết quả phối hợp với đại diện sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc, với các cơ quan chuyên môn và các cơ quan, đơn vị có liên quan của Bắc Giang, Hưng Yên, Bình Phước trong quá trình nộp và theo đuổi hồ sơ đăng ký bảo hộ;

- Bộ tài liệu dịch tiếng Việt - tiếng Anh - tiếng Trung phục vụ quá trình xây dựng, nộp và theo đuổi hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm vải thiều Lục Ngạn, nhãn lồng Hưng Yên và hạt điều Bình Phước;

- Kết quả đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Trung Quốc cho các sản phẩm: Vải thiều Lục Ngạn, nhãn lồng Hưng Yên và hạt điều Bình Phước.

Tuyển chọn

(i) Yêu cầu đối với đơn vị chủ trì:

Có kinh nghiệm đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài hoặc phối hợp được với tổ chức, cá nhân có kinh nghiệm đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài.

(ii) Yêu cầu về Hồ sơ đăng ký tuyển chọn: Kèm theo báo cáo tra cứu và đánh giá sơ bộ khả năng bảo hộ tại Trung Quốc của các địa danh “Lục Ngạn” cho sản phẩm vải thiều, “Hưng Yên” cho sản phẩm nhãn và “Bình Phước” cho sản phẩm hạt điều.

(iii) Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan Sở hữu trí tuệ Trung Quốc để hỗ trợ chuyên môn cho các địa phương.

3

Hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận theo hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế Madrid cho các sản phẩm: gạo An Giang (chỉ định bảo hộ tại Mỹ, Đức, Trung Quốc), xoài An Giang (chỉ định bảo hộ tại Mỹ, Australia, Trung Quốc) và cá tra An Giang (chỉ định bảo hộ tại Mỹ, Tây Ban Nha, Trung Quốc)

Bảo hộ thành công nhãn hiệu chứng nhận theo hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế Madrid cho các sản phẩm: gạo An Giang (chỉ định bảo hộ tại Mỹ, Đức, Trung Quốc), xoài An Giang (chỉ định bảo hộ tại Mỹ, Australia, Trung Quốc) và cá tra An Giang (chỉ định bảo hộ tại Mỹ, Tây Ban Nha, Trung Quốc)

- 01 Báo cáo thực trạng hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận tại Việt Nam; hiện trạng công tác quản lý, kiểm soát nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm gạo An Giang, xoài An Giang, cá tra An Giang và phương án xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế và chỉ định bảo hộ vào các quốc gia tương ứng;

- Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận nộp theo hệ thống đăng ký quốc tế Madrid cho các sản phẩm gạo An Giang, xoài An Giang và cá tra An Giang, chỉ định bảo hộ tại Mỹ, Đức, Trung Quốc; Australia, Tây Ban Nha;

- 01 Báo cáo quá trình lựa chọn và văn bản ủy quyền cho tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ để theo đuổi hồ sơ đăng ký tại các quốc gia chỉ định bảo hộ đối các sản phẩm: gạo An Giang, xoài An Giang và cá tra An Giang;

- Báo cáo kết quả phối hợp với đại diện sở hữu trí tuệ, với các cơ quan chuyên môn và các cơ quan, đơn vị có liên quan của An Giang tại các quốc gia chỉ định bảo hộ trong quá trình nộp và theo đuổi hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận;

- Bộ tài liệu dịch thuật phục vụ quá trình xây dựng, nộp và theo đuổi hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận tại các quốc gia tương ứng;

- Kết quả đăng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm gạo An Giang, xoài An Giang và cá tra An Giang được công bố trên trang tin điện tử của Văn phòng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế.

Tuyển chọn

(i) Yêu cầu đối với đơn vị chủ trì:

- Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận tại Việt Nam;

- Có kinh nghiệm đăng ký bảo hộ theo hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế Madrid.

(ii) Yêu cầu về Hồ sơ đăng ký tuyển chọn: Kèm theo báo cáo tra cứu và đánh giá sơ bộ khả năng bảo hộ tại các quốc gia chỉ định theo hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế Madrid cho các sản phẩm gạo An Giang, xoài An Giang và cá tra An Giang.

(iii) Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm phối hợp với các Cơ quan Sở hữu trí tuệ của quốc gia chỉ định bảo hộ để hỗ trợ chuyên môn cho các địa phương.

II

Hỗ trợ bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực, đặc thù của địa phương gắn với quản lý chất lượng, mã số vùng trồng và xuất khẩu

4

Tạo lập, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đại Thành” gắn với kiểm soát chất lượng, mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu cho sản phẩm nhãn chín muộn của thành phố Hà Nội

- Bảo hộ thành công chỉ dẫn địa lý “Đại Thành” cho sản phẩm nhãn chín muộn của thành phố Hà Nội;

- Xây dựng thành công hệ thống quản lý, phát triển chỉ dẫn địa lý gắn với kiểm soát chất lượng, nguồn gốc sản phẩm đáp ứng các điều kiện xuất khẩu;

- Nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế cho sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

- 01 Báo cáo cơ sở khoa học, phân tích, đánh giá hiện trạng sản xuất và kinh doanh sản phẩm phục vụ việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý và quản lý sản phẩm được bảo hộ;

- 01 bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ;

- Kết quả đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý;

- Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý chỉ dẫn địa lý, kiểm soát chất lượng và nguồn gốc sản phẩm được bảo hộ;

- Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý;

- Mô hình quản lý và phát triển sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo chuỗi giá trị gắn với quản lý chất lượng, mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu được vận hành trên thực tế. Báo cáo kết quả xây dựng và chuyển giao mô hình;

- Bộ tài liệu và báo cáo kết quả tập huấn, nâng cao nhận thức, năng lực cho các chủ thể về chỉ dẫn địa lý, quản lý nguồn gốc và chất lượng sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo chuỗi giá trị.

Tuyển chọn

Yêu cầu đối với đơn vị chủ trì:

- Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ít nhất 05 năm và kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam;

- Phối hợp được với đơn vị có chuyên môn, kinh nghiệm trong việc xác định điều kiện, cấp mã số vùng trồng và các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm.

5

Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Hưng Yên” cho sản phẩm nhãn lồng của tỉnh Hưng Yên gắn với kiểm soát chất lượng, mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

- Xây dựng, hoàn thiện được hệ thống văn bản, công cụ quản lý chỉ dẫn địa lý và sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý;

- Thiết lập được mô hình sản xuất, quản lý và phát triển sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo chuỗi giá trị gắn với mã số vùng trồng và xuất khẩu;

- Nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế cho sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

- 01 Báo cáo phân tích, đánh giá hiện trạng sản xuất và kinh doanh sản phẩm phục vụ việc quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý;

- Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý chỉ dẫn địa lý và sản phẩm được bảo hộ;

- Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý;

- 01 Bộ cơ sở dữ liệu vùng trồng và công cụ quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý;

- Mô hình quản lý và phát triển sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo chuỗi giá trị gắn với quản lý chất lượng, mã số vùng trồng và xuất khẩu (sang tối thiểu 02 thị trường quốc tế) được vận hành trên thực tế. Báo cáo kết quả xây dựng và chuyển giao mô hình;

- Bộ tài liệu và báo cáo kết quả tập huấn, nâng cao nhận thức, năng lực cho các chủ thể về chỉ dẫn địa lý, quản lý nguồn gốc và chất lượng sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo chuỗi giá trị.

Tuyển chọn

Yêu cầu đối với đơn vị chủ trì:

- Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ít nhất 05 năm và kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam;

- Phối hợp được với đơn vị có chuyên môn, kinh nghiệm trong việc xác định điều kiện, cấp mã số vùng trồng và các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm.

6

Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Cao Lãnh” cho sản phẩm xoài của tỉnh Đồng Tháp gắn với kiểm soát chất lượng, mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

III

Bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực, đặc thù của địa phương

7

Xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm sau đây:

- Bí xanh thơm Bắc Kạn;

- Vải chín sớm Tân Yên, tỉnh Bắc Giang;

- Tôm Bình Thuận;

- Tiêu Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam;

- Nước mắm Nam Ô, thành phố Đà Nẵng;

- Nha Đam Ninh Thuận;

- Cà phê Khe Sanh, tỉnh Quảng Trị;

- Quế vỏ Bắc Hà, tỉnh Lào Cai;

- Cà phê Mường Ảng và chè shan tuyết Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên;

- Đậu phộng Tây Ninh.

- Chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm được bảo hộ;

- Xây dựng được hệ thống văn bản, công cụ quản lý, khai thác, phát triển sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý;

- Thiết lập được mô hình sản xuất, quản lý và phát triển sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo chuỗi giá trị gắn với truy xuất nguồn gốc và quản lý chất lượng sản phẩm được bảo hộ.

- Báo cáo cơ sở khoa học, điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất và kinh doanh sản phẩm phục vụ việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý và quản lý sản phẩm được bảo hộ;

- Bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và kết quả xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý;

- Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý chỉ dẫn địa lý và sản phẩm được bảo hộ;

- Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý;

- Bộ cơ sở dữ liệu vùng trồng hoặc vùng chế biến và công cụ quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý;

- Mô hình quản lý và phát triển sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo chuỗi giá trị gắn với truy xuất nguồn gốc và quản lý chất lượng sản phẩm được vận hành trên thực tế. Báo cáo kết quả xây dựng và chuyển giao mô hình;

- Bộ tài liệu và báo cáo kết quả tập huấn, nâng cao nhận thức, năng lực cho các chủ thể về chỉ dẫn địa lý, quản lý nguồn gốc và chất lượng sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo chuỗi giá trị.

Tuyển chọn

Yêu cầu đối với đơn vị chủ trì:

- Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ít nhất 05 năm và kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam;

- Phối hợp được với đơn vị có kinh nghiệm về truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng sản phẩm và doanh nghiệp nhằm xây dựng mô hình phát triển sản phẩm được bảo hộ theo chuỗi giá trị.

8

Xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm sau đây:

- Mai vàng của tỉnh Bình Định;

- Cá Chình Bông của tỉnh Phú Yên;

- Sò huyết của tỉnh Cà Mau;

- Mắc mật của tỉnh Lạng Sơn;

- Nếp Gà gáy Mỹ Lung, tỉnh Phú Thọ.

- Chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm được bảo hộ;

- Xây dựng được hệ thống văn bản, công cụ quản lý, khai thác, phát triển sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý;

- Thiết lập được mô hình sản xuất, quản lý sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo chuỗi giá trị gắn với truy xuất nguồn gốc và quản lý chất lượng.

- Báo cáo cơ sở khoa học, điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất và kinh doanh sản phẩm phục vụ việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý và quản lý sản phẩm được bảo hộ;

- Bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ và kết quả xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý;

- Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý chỉ dẫn địa lý, kiểm soát chất lượng và nguồn gốc sản phẩm được bảo hộ;

- Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý;

- Mô hình quản lý chỉ dẫn địa lý gắn với quản lý chất lượng, nguồn gốc sản phẩm được vận hành trên thực tế. Báo cáo kết quả xây dựng và chuyển giao mô hình;

- Bộ tài liệu và báo cáo kết quả tập huấn, nâng cao nhận thức, năng lực cho các chủ thể về chỉ dẫn địa lý, quản lý nguồn gốc và chất lượng sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo chuỗi giá trị.

Tuyển chọn

Yêu cầu đối với đơn vị chủ trì:

- Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ít nhất 05 năm và kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam;

- Phối hợp được với đơn vị có kinh nghiệm về truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng sản phẩm và doanh nghiệp nhằm xây dựng mô hình phát triển sản phẩm được bảo hộ theo chuỗi giá trị.

9

Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Hương Sơn” cho sản phẩm nhung hươu của tỉnh Hà Tĩnh

- Thiết lập và vận hành thành công mô hình sản xuất, phát triển sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo chuỗi giá trị gắn với truy xuất nguồn gốc và quản lý chất lượng sản phẩm được bảo hộ;

- Nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế cho sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

- Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát hiện trạng sản xuất, quản lý và phát triển sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý;

- Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý chỉ dẫn địa lý và sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý;

- Bộ cơ sở dữ liệu cơ sở chế biến và công cụ quản lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý;

- Mô hình quản lý và phát triển sản phẩm được bảo hộ theo chuỗi giá trị gắn với truy xuất nguồn gốc và quản lý chất lượng sản phẩm được vận hành trên thực tế. Báo cáo kết quả xây dựng và chuyển giao mô hình;

- Báo cáo kết quả giới thiệu, quảng bá và phát triển sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý: kênh thương mại truyền thống, thương mại điện tử và nền tảng mạng xã hội;

- Bộ tài liệu và báo cáo kết quả tập huấn, nâng cao nhận thức, năng lực cho các chủ thể về chỉ dẫn địa lý, quản lý nguồn gốc và chất lượng sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo chuỗi giá trị.

Tuyển chọn

Yêu cầu đối với đơn vị chủ trì:

- Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ít nhất 05 năm và kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam.

- Phối hợp được với đơn vị có kinh nghiệm về truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng sản phẩm và doanh nghiệp nhằm xây dựng mô hình phát triển sản phẩm được bảo hộ theo chuỗi giá trị.

10

Bảo hộ, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm:

- Mật ong hoa cà phê của tỉnh Gia Lai;

- Sâm Báo, tỉnh Thanh Hóa;

- Trâu Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

- Xác định được căn cứ khoa học, thực tiễn về tính đặc thù của sản phẩm và xác định hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho phù hợp;

- Xây dựng được hệ thống văn bản, công cụ quản lý, khai thác, phát triển sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

- Thiết lập được mô hình sản xuất, quản lý và phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị gắn với truy xuất nguồn gốc và quản lý chất lượng sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

- Báo cáo cơ sở khoa học, điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất và kinh doanh sản phẩm và xác định hình thức bảo bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp;

- Bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ và kết quả xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm;

- Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý quyền sở hữu trí tuệ gắn với truy xuất nguồn gốc và quản lý chất lượng sản phẩm được bảo hộ;

- Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm được bảo hộ;

- Mô hình quản lý và phát triển sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo chuỗi giá trị gắn với truy xuất nguồn gốc và quản lý chất lượng sản phẩm được vận hành trên thực tế. Báo cáo kết quả xây dựng và chuyển giao mô hình;

- Bộ tài liệu và báo cáo kết quả tập huấn, nâng cao nhận thức, năng lực cho các chủ thể về sở hữu trí tuệ, quản lý nguồn gốc và chất lượng sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo chuỗi giá trị.

Tuyển chọn

Yêu cầu đối với đơn vị chủ trì:

- Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ít nhất 05 năm và kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương;

- Phối hợp được với đơn vị có kinh nghiệm về truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng sản phẩm và doanh nghiệp nhằm xây dựng mô hình phát triển sản phẩm được bảo hộ theo chuỗi giá trị.

11

Bảo hộ, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phục vụ việc quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch sau đây:

- Du lịch lòng hồ sông Đà của tỉnh Sơn La;

- Du lịch Quảng Bình.

- Xác lập được quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm, dịch vụ du lịch;

- Sử dụng thành công công cụ sở hữu trí tuệ phục vụ việc quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm và dịch vụ du lịch.

- 01 Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý, phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch và xác định hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp;

- Kết quả xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm, dịch vụ du lịch;

- Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm, dịch vụ du lịch;

- 01 Báo cáo kết quả xây dựng, triển khai mô hình quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch gắn với quyền sở hữu trí tuệ;

- Bộ tài liệu và báo cáo kết quả tập huấn, nâng cao nhận thức, năng lực cho các chủ thể về sở hữu trí tuệ và phát triển thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch gắn với quyền sở hữu trí tuệ.

Tuyển chọn

Yêu cầu đối với đơn vị chủ trì:

- Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ít nhất 05 năm và kinh nghiệm xây dựng, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù của địa phương;

- Phối hợp được với các tổ chức, cá nhân có kinh nghiệm và chuyên môn về phát triển thương hiệu du lịch.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 13/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Thông tư 13/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Lao động-Tiền lương, Khoa học-Công nghệ

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi