Quyết định 11/2006/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức ngành khoa học và công nghệ
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 11/2006/QĐ-BNV
Cơ quan ban hành: | Bộ Nội vụ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 11/2006/QĐ-BNV | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Đỗ Quang Trung |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 05/10/2006 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Khoa học-Công nghệ, Cơ cấu tổ chức |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Tiêu chuẩn nghiệp vụ - Ngày 05/10/2006, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 11/2006/QĐ-BNV về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức ngành khoa học và công nghệ. Ban hành kèm theo Quyết định này là các quy định liên quan đến các nhạch viên chức sau: Nghiên cứu viên, Nghiên cứu viên chính, Nghiên cứu viên cao cấp, Kỹ thuật viên, Kỹ sư, Kỹ sư chính, Kỹ sư cao cấp. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Quyết định 11/2006/QĐ-BNV tại đây
tải Quyết định 11/2006/QĐ-BNV
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
SỐ 11/2006/QĐ-BNV
NGÀY 05 THÁNG 10 NĂM 2006 VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN
NGHIỆP VỤ CÁC NGẠCH VIÊN CHỨC NGÀNH KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
BỘ TRUỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Nghị định
số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính
phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và
quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị
sự nghiệp của Nhà nước;
Căn cứ Nghị định
số 45/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Nội vụ;
Theo đề nghị của
Bộ Khoa học và Công nghệ tại Công văn số
2228/BKHCN-TCCB ngày 29 tháng 8 năm 2006;
Xét đề nghị của
Vụ trưởng Vụ Công chức Viên chức,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Ban hành tiêu
chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức ngành khoa
học và công nghệ (có bản tiêu chuẩn nghiệp
vụ kèm theo)
gồm:
1. Nghiên cứu
viên;
2. Nghiên cứu
viên chính;
3. Nghiên cứu
viên cao cấp;
4. Kỹ
thuật viên;
5. Kỹ sư;
6. Kỹ sư
chính;
7. Kỹ sư cao
cấp.
Điều
2. Tiêu chuẩn
nghiệp vụ các ngạch trên là căn cứ để
các Bộ, ngành và địa phương thực hiện
việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý
đội ngũ viên chức khoa học và công nghệ.
Điều
3. Quyết
định này có hiệu lực thi hành sau l5 ngày kể
từ ngày đăng Công báo.
Điều
4. Quyết
định này thay thế Quyết định số
416/TCCP-VC ngày 29 tháng 5 năm 1993 của Bộ trưởng
- Trưởng ban Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ
(nay là Bộ Nội vụ) về việc ban hành tiêu
chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức ngành nghiên
cứu khoa học và công nghệ.
Điều
5. Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành
Quyết định này.
Bộ
trưởng
Đỗ
Quang Trung
TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CÁC NGẠCH
VIÊN CHỨC NGÀNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
(Ban hành kèm theo Quyết
định số 11/2006/QĐ-BNV
ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ
Nội vụ)
NGHIÊN CỨU VIÊN
1. Chức trách:
Là viên chức
chuyên môn làm công tác nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và
ứng dụng có độ phức tạp đến
mức trung bình (đề tài, dự án cấp cơ
sở, hoặc một phần đề tài, dự án
cấp Bộ) tại các tổ chức nghiên cứu và phát
triển.
Nhiệm
vụ cụ thể:
a) Xây dựng
hoặc tham gia xây dựng kế hoạch nghiên cứu các
đề tài, dự án, bao gồm việc xác định
mục tiêu, nội dung,
phương hướng, phương pháp nghiên cứu, tiến
độ thực hiện và các điều kiện về
nhân lực, vật tư, tài chính…
b) Trực
tiếp nghiên cứu và hướng dẫn, kiểm tra các
kỹ thuật viên thực hiện các nội dung nghiên
cứu, thí nghiệm được phân công.
c) Xử lý
tổng hợp các thông tin, dữ liệu thu
được. Tổ chức triển khai thực
nghiệm nhằm hoàn thiện kết quả nghiên cứu
trước khi đưa vào sản xuất và đời
sống.
d) Viết báo
cáo sơ kết, tổng kết đề tài, dự án,
biên soạn tài liệu, thông tin nhằm phổ biến và
ứng dụng rộng rãi các kết quả nghiên cứu
vào thực tiễn.
đ) Thực
hiện quy chế về quản lý khoa học và công
nghệ và sử dụng hợp lý các nguồn lực
phục vụ đề tài, dự án.
e) Tham gia các sinh
hoạt học thuật chuyên ngành.
g) Hướng
dẫn sinh viên đại học thực tập và làm
luận án tốt nghiệp khi được phân công.
2. Hiểu biết:
a) Nắm được
chủ trương, đường lối phát triển
kinh tế - xã hội và quan điểm, chính sách của
Đảng và Nhà nước về phát triển khoa học
và công nghệ chuyên ngành.
b) Nắm
được tình hình kinh tế - xã hội nói chung và các
yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn đối
với lĩnh vực nghiên cứu.
c) Nắm
được những thành tựu và xu hướng phát
triển khoa học và công nghệ, những tiến bộ
khoa học và công nghệ quan trọng trong nước và
trên thế giới liên quan đến lĩnh vực nghiên
cứu.
d) Nắm vững cách thức
sử dụng, vận hành, báo quản thiết bị,
vật tư dùng trong nghiên cứu và các quy định an
toàn lao động, vệ sinh lao động.
đ) Nắm
dược nội dung quản lý, phương pháp triển
khai nghiên cứu, xử lý thông tin, đánh giá kết quả
nghiên cứu khoa học và công nghệ.
e) Có khả
năng nghiên cứu và triển khai ứng dụng kết quả
nghiên cứu vào thực tiễn. Có khả năng tổ
chức một nhóm nghiên cứu, điều hành, phân công và
phối hợp thực hiện nhiệm vụ của
một đề tài, dự án.
g) Có khả
năng xây dựng và trình bày các báo cáo nghiên cứu khoa
học được giao, tham gia các hội nghị khoa
học thuộc lĩnh vực nghiên cứu.
3. Yêu cầu trình độ:
a) Tốt
nghiệp đại học chuyên ngành phù hợp với lĩnh
vực nghiên cứu, hoàn thành nhiệm vụ trong thời
gian thử việc.
b) Sử
dụng được một ngoại ngữ thông
dụng ở trình độ B trong hoạt động chuyên
môn.
c) Sử
dụng thành thạo máy vi tính và các thiết bị văn
phòng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn.
NGHIÊN CỨU VIÊN CHÍNH
1. Chức trách:
Là viên chức
chuyên môn làm công tác nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ, thực hiện hoặc chủ trì tổ
chức thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu vì
ứng dụng có độ phức tạp cao
(chương trình, đề tài, dự án cấp bộ,
ngành hoặc một phần chương trình, đề
tài, dự án cấp nhà nước) tại các tổ
chức nghiên cứu và phát triển.
Nhiệm
vụ cụ thể:
a) Chủ trì
tổ chức xây dựng kế hoạch nghiên cứu các chương
trình, đề tài, dự án, bao gồm việc xác
định mục tiêu, nội dung, phương
hướng, phương pháp nghiên cứu, tiến
độ thực hiện và các điều kiện về
nhân lực, vật tư, tài chính…
b) Chịu trách
nhiệm giải quyết các vấn đề chủ
yếu trong đề tài, dự án nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ được phân công.
c) Chủ trì
tổ chức các nhóm nghiên cứu, bao gồm: các nghiên
cứu viên, kỹ thuật viên thực hiện các nội dung
nghiên cứu, thực nghiệm theo đúng tiến
độ.
d) Tổ
chức sử dụng hợp lý các nguồn lực cho phép
đảm bảo nhiệm vụ nghiên cứu đúng
tiến độ, đạt kết quả.
đ) Tổ
chức việc thu thập, xử lý và đánh giá các
kết quả nghiên cứu nhằm điều chỉnh
hoạt động nghiên cứu phù hợp mục tiêu
đặt ra.
e) Hướng dẫn viết báo
cáo kết quả nghiên cứu, xây dựng quy trình ứng
dụng, biên soạn các tài liệu nhằm phổ biến
và áp dụng rộng rãi, hiệu quả các kết quả
nghiên cứu phục vụ sản xuất và đời
sống.
g) Tổ
chức hướng dẫn, theo dõi, đánh giá việc áp
dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
h) Thực
hiện các quy chế về quản lý khoa học và công
nghệ có liên quan đến đề tài được
giao.
i) Tham gia xây
dựng các chủ trương, kế hoạch và biện
pháp triển khai hoạt động khoa học và công
nghệ của ngành và của đơn vị.
k) Tham gia tổ
chức các hội nghị khoa học và các sinh hoạt
học thuật chuyên ngành. Tham gia biên tập và xuất
bản các công trình khoa học và tạp chí khoa học.
l) Hướng
dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho nghiên cứu viên, tham gia
hướng dẫn học viên cao học thực tập và
sinh viên đại học làm luận án tốt nghiệp. Tham
gia giảng dạy chuyên đề ở các trường
đại học hoặc ở các tổ chức nghiên
cứu và triển khai khi được giao.
2. Hiểu biết:
a) Nắm
chắc chủ trương, đường lối phát
triển kinh tế - xã hội và quan điểm, chính sách
của Đảng và Nhà nước về phát triển khoa
học và công nghệ chuyên ngành.
b) Có kiến
thức chuyên sâu về chuyên ngành phù hợp với nhiệm
vụ được giao và kiến thức cơ sở
về một số chuyên ngành có liên quan.
c) Am hiểu
tình hình kinh tế, văn hoá và xã hội nói chung và các yêu
cầu đòi hỏi của thực tiễn đối
với chuyên ngành nghiên cứu.
d) Nắm
chắc thành tựu và xu hướng phát triển khoa
học và công nghệ, những tiến bộ khoa học và
công nghệ quan trọng trong nước và trên thế
giới liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
đ) Nắm
vững nội dung quản lý, phương pháp triển khai
nghiên cứu, xử lý thông tin, đánh giá kết quả các
đề tài nghiên cứu và cách thức sử dụng,
vận hành, bảo quản thiết bị, vật tư
dùng trong nghiên cứu và các quy định an toàn lao
động, vệ sinh lao động.
e) Biết
đề xuất và xác định hướng nghiên
cứu về một nội dung, vấn đề khoa
học. Có tư duy độc lập, sáng tạo; khả
năng tiếp thu, nghiên cứu và triển khai ứng
dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Có
khả năng tập hợp các cán bộ nghiên cứu và
tổ chức thực hiện nhiệm vụ và giải
quyết các vấn đề nảy sinh từ thực
tiễn.
g) Có khả
năng tổng kết thực tiễn, biên soạn và trình
bày các báo cáo nghiên
cứu khoa học, tham gia các hội nghị khoa học
chuyên ngành cấp bộ, ngành.
h) Có khả năng
tổ chức các sinh hoạt học thuật trong
nước và tham gia các sinh hoạt học thuật
quốc tế.
i) Nắm
được các quy chế, phương pháp giảng
dạy đại học và sau đại học.
3. Yêu cầu trình độ:
a) Có trình
độ thạc sĩ chuyên ngành tương ứng
trở lên.
b) Có thời
gian công tác ở ngạch nghiên cứu viên tối thiểu
là 9 năm.
c) Đã chủ
trì hoặc tham gia ít nhất 3 công trình khoa học chuyên ngành
cấp Bộ được nghiệm thu và đưa vào
áp dụng có hiệu quả.
d) Tham gia
hướng dẫn ít nhất 1 học viên bảo vệ
thành công luận văn thạc sĩ, hoặc hướng
dẫn một tập thể nghiên cứu khoa học.
đ) Có trình
độ trung cấp lý luận chính trị (đối
với viên chức nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa
học xã hội và nhân văn, xây dựng chiến
lược, chính sách phục vụ quản lý nhà
nước) hoặc hoàn thành lớp bồi dưỡng
kiến thức quản lý kinh
tế - kỹ thuật chương trình đối với
ngạch nghiên cứu viên chính (đối với viên
chức nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học
khác).
e) Sử
dụng thành thạo 1 ngoại ngữ thông dụng ở
trình độ C trong hoạt động chuyên môn.
g) Sử
dụng thành thạo máy vi tính và các phần mềm tin
học ứng dụng đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ chuyên môn.
NGHIÊN CỨU VIÊN CAO CẤP
1. Chức trách:
Là viên chức
chuyên môn làm công tác nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ, tổ chức và chỉ đạo thực
hiện các công trình nghiên cứu và ứng dụng có
độ phức tạp cao (chương trình, đề
tài, dự án lớn cấp Bộ và Nhà nước nhằm
giải quyết các vấn đề lý luận và thực
tiễn quan trọng của quốc gia tại các tổ
chức nghiên cứu và phát triển.
Nhiệm
vụ cụ thể:
a) Trực
tiếp nghiên cứu, đề xuất, hoặc chủ trì
tổ chức xây dựng kế hoạch nghiên cứu các
công trình nghiên cứu cấp Bộ và Nhà nước đòi
hỏi trình độ cao hay những đề tài nghiên
cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng.
b) Đề
xuất các ý kiến chủ đạo, chịu trách
nhiệm giải quyết các vấn đề cơ
bản, phức tạp của chương trình, đề
tài nghiên cứu được giao phụ trách.
c) Tổ chức
chỉ đạo các nghiên cứu viên chính, nghiên cứu
viên, cộng tác viên,… tham gia công trình thực hiện các
nội dung nghiên cứu và giải quyết những khó
khăn về phương hướng, phương pháp
nghiên cứu.
d) Chỉ
đạo tổng hợp, xử lý và định giá các
kết quả nghiên cứu nhằm điều chỉnh
hoạt động nghiên cứu tạo ra sản phẩm
khoa học đúng yêu cầu đặt ra.
đ) Hướng
dẫn xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu, biên soạn các tài
liệu nhằm phổ biến, ứng dụng rộng rãi
các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
e) Đề
xuất giải pháp và tổ chức hướng dẫn,
theo dõi, đánh giá việc áp dụng kết quả nghiên
cứu vào thực tiễn.
g) Chỉ
đạo sử dụng hợp lý các nguồn lực
nhằm bảo đảm cho công trình được
triển khai đúng tiến độ, đạt kết
quả.
h) Thực
hiện các quy chế về quản lý khoa học và công
nghệ có liên quan đến công trình khoa học.
i) Nghiên cứu,
đề xuất hoặc tham gia xây dựng các chủ
trương, chính sách, định hướng, kế
hoạch phát triển khoa học và công nghệ quốc gia
và của ngành.
k) Tổ
chức hoặc tham gia tổ chức các hội nghị,
hội thảo, sinh hoạt học thuật trong
nước và quốc tế.
l) Hướng
dẫn các nghiên cứu sinh, học viên cao học làm
luận án tốt nghiệp và tham gia giảng dạy chuyên
đề ở các trường đại học hoặc
tổ chức nghiên cứu và phát triển.
m) Tham gia
đánh giá các công trình khoa học có độ phức
tạp cao.
2. Hiểu biết:
a) Nắm
chắc chủ trương, đường lối, chính
sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và
Nhà nước, định hướng chiến lược
phát triển khoa học và công nghệ của đất
nước và của ngành.
b) Có kiến
thức chuyên sâu về chuyên ngành phù hợp với nhiệm
vụ được giao và hiểu biết rộng về
các chuyên ngành có liên quan.
c) Am hiểu
tình hình kinh tế - xã hội của đất nước
và của thế giới và các yêu cầu đòi hỏi
của thực tiễn đối với chuyên ngành nghiên
cứu.
d) Nắm
chắc và kịp thời các thành tựu và xu hướng
phát triển khoa học và công nghệ, những tiến
bộ khoa học và công nghệ quan trọng trong
nước và trên thế giới liên quan đến lĩnh
vực nghiên cứu.
đ) Có kinh
nghiệm nghiên cứu vững vàng, khả năng tư duy
độc lập, sáng tạo, tiếp thu nghiên cứu lý
luận kết hợp với thực tiễn. Có khả
năng tập hợp và tổ chức các nhà nghiên cứu
có năng lực thực hiện nhiệm vụ. Có phương
pháp xử lý nhanh nhạy, kịp thời các vấn
đề phức tạp nảy sinh từ thực
tiễn.
e) Có khả
năng tổng kết thực tiễn, biên soạn, trình
bày các báo cáo nghiên cứu khoa học có tính chiến
lược và tham gia các hội nghị khoa học quan
trọng. Có khả năng chủ trì các hội nghị khoa
học quốc gia và quốc tế.
g) Có kinh
nghiệm hợp tác với các nhà khoa học và các tổ
chức khoa học công nghệ quốc tế trong lĩnh
vực chuyên môn, và khả năng gắn kết giữa
nghiên cứu khoa học với đào tạo và sản
xuất.
h) Có khả
năng tổ chức và kết nối các nhà nghiên cứu
có năng lực để thực hiện các công trình
nghiên cứu trọng điểm, phức tạp.
i) Nắm
vững các quy chế, phương pháp giảng dạy
đại học và hướng dẫn nghiên cứu sinh.
3. Yêu cầu trình độ:
a) Có trình
độ tiến sĩ chuyên ngành tương ứng
trở lên.
b) Có thời
gian giữ ngạch nghiên cứu viên chính tối thiểu là
6 năm.
c) Đã chủ
trì hoặc tham gia nghiên cứu ít nhất 3 công trình khoa
học chuyên ngành cấp Nhà nước được
nghiệm thu hoặc được công bố trên Tạp
chí Khoa học trong hoặc ngoài nước có uy tín, trong
đó có ít nhất 1 công
trình được đưa vào áp dụng có hiệu
quả.
d) Hướng
dẫn chính hoặc tham gia hướng dẫn ít nhất 1
nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến
sĩ.
đ) Sử
dụng thành thạo 2 ngoại ngữ thông dụng ở
trình độ C trong hoạt động chuyên môn.
e) Hoàn thành
chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị
nâng cao cho viên chức đã có trình độ trung cấp lý
luận chính trị (đối với viên chức nghiên
cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân
văn, xây dựng chiến lược, chính sách phục
vụ quản lý nhà nước) hoặc hoàn thành lớp
bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh
tế - kỹ thuật chương trình đối với
ngạch nghiên cứu viên cao cấp (đối với viên
chức nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học
khác).
g) Sử
dụng thành thạo máy vi tính và các phần mềm tin
học ứng dụng đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ chuyên môn.
KỸ THUẬT VIÊN
1. Chức trách:
Là viên chức
chuyên môn kỹ thuật, chịu trách nhiệm thực
hiện các nhiệm vụ kỹ thuật thông
thường, thường xuyên trong các đơn vị và
tổ chức diễn ra quá trình ứng dụng và triển
khai công nghệ.
Nhiệm vụ cụ thể:
a) Thực
hiện các nhiệm vụ kỹ thuật thường
xuyên, lặp lại theo một quy trình cụ thể
(thực nghiệm, thử nghiệm, can, vẽ chi tiết
hoá thiết kế, thu nhập, phân tích và xử lý các số
liệu, vận hành khai thác thiết bị).
b) Thực
hiện nhiệm vụ quản lý quy trình công nghệ trong
phạm vi được giao (đảm bảo thiết
kế, quy trình, quy phạm kỹ thuật, định
mức kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn
lao động, chất lượng sản phẩm…).
c) Hướng
dẫn công nhân áp dụng các sáng kiến, cải tiến
kỹ thuật, thao tác kỹ thuật, tổ chức
nơi làm việc.
d) Đề
xuất các biện pháp tổ chức lao động khoa
học, hợp lý hoá sản xuất.
đ) Phát
hiện các bất hợp lý về quy trình công nghệ trong
sản xuất và đề xuất các biện pháp khắc
phục những bất hợp lý đó.
e) Chịu trách
nhiệm trực tiếp về các sự cố kỹ
thuật do không chấp hành đúng các quy trình công nghệ
đã ban hành.
2. Hiểu biết:
a) Nắm
được những nội dung cơ bản về
phương hướng, nhiệm vụ phát triển
sản xuất, đổi mới công nghệ của ngành
và đơn vị.
b) Có kiến
thức lý thuyết cơ sở về một chuyên ngành
kỹ thuật, có khả năng thực hành thông thạo
các nhiệm vụ kỹ thuật thông thường
đảm nhiệm.
c) Nắm
được các quy trình, quy phạm kỹ thuật, tiêu
chuẩn kỹ thuật, định mức kỹ
thuật an toàn và bảo hộ lao động.
3. Yêu
cầu trình độ:
a) Tốt nghiệp
trung cấp kỹ thuật trở lên về một chuyên
ngành kỹ thuật tương ứng, hoàn thành nhiệm
vụ trong thời gian thử việc.
b) Sử
dụng thành thạo máy vi tính và các máy móc, thiết bị chuyên
dụng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
được giao.
KỸ SƯ
1. Chức trách:
Là viên chức
chuyên môn kỹ thuật, chịu trách nhiệm thực
hiện hoặc chỉ đạo thực hiện các
nhiệm vụ công nghệ có độ phức tạp
mức trung bình (nhiệm vụ công nghệ cấp cơ
sở) trong các đơn vị và tổ chức diễn ra
hoạt động triển khai và nghiên cứu phát
triển công nghệ.
Nhiệm ra
cụ thể:
a) Xây dựng,
thực hiện hoặc chỉ đạo thực hiện
các nhiệm vụ kỹ thuật được giao
nhằm bảo đảm cho hoạt động thường
xuyên của quá trình ứng dụng, triển khai và nghiên cứu
phát triển công nghệ (ứng dụng kết quả
nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra và hoàn thiện
công nghệ mới, sản phẩm mới).
b) Thực
hiện nhiệm vụ quản lý quy trình công nghệ trong
phạm vi được giao (đảm bảo thiết
kế, quy trình, quy phạm kỹ thuật, định
mức kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn
lao động, chất lượng sản phẩm…).
c) Tham gia
hoặc chủ trì thực hiện các đề tài nghiên
cứu và phát triển công nghệ, lựa chọn,
đề xuất các giải pháp công nghệ, cải
tiến kỹ thuật nhằm tạo ra công nghệ
mới, sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao,
nâng cao năng suất lao động, chất lượng
sản phẩm đáp ứng yêu cầu của sản
xuất và đời sống.
d) Thực
hiện nhiệm vụ thiết kế, thẩm
định thiết kế kỹ thuật, xây dựng quy
trình công nghệ, chỉ đạo thi công, triển khai
kế hoạch sản xuất.
đ) Tham gia
công tác đào tạo, bồi dưỡng, biên soạn tài
liệu, bài giảng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ và tay nghề cho công nhân và kỹ thuật
viên thuộc chuyên ngành kỹ thuật đảm nhiệm.
e) Phát hiện,
đề nghị điều chỉnh hoặc đình
chỉ đối với các hoạt động kỹ
thuật trái với các quy định, quy phạm kỹ
thuật hiện hành và chịu trách nhiệm cá nhân về
quyết định của mình.
2. Hiểu biết:
a) Nắm
được đường lối phát triển kinh
tế - xã hội của Đảng và Nhà nước,
phương hướng, nhiệm vụ phát triển khoa
học và công nghệ của ngành và đơn vị.
b) Nắm
được tình hình kinh tế - xã hội nói chung và
những thành tựu và xu hướng phát triển khoa
học và công nghệ, những tiến bộ khoa học và
công nghệ quan trọng trong nước và trên thế
giới liên quan đến ngành và đơn vị.
c) Nắm
chắc nội dung, nghiệp vụ quản lý và
phương pháp tổ chức triển khai thực
hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại
đơn vị. Nắm chắc các đối tượng
tác động của khoa học và công nghệ trong
phạm vi hoạt động, các quy định an toàn lao
động, vệ sinh lao động.
3. Yêu cầu trình độ:
a) Tốt
nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật
tương ứng, đã hoàn thành nhiệm vụ trong
thời gian thử việc.
b) Sử
dụng được một ngoại ngữ thông
dụng ở trình độ B trong hoạt động chuyên
môn.
c) Sử
dụng thành thạo máy vi tính và các máy móc, thiết bị
chuyên dụng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên
môn.
KỸ SƯ CHÍNH
1. Chức trách:
Là viên chức
chuyên môn kỹ thuật, chịu trách nhiệm thực
hiện hoặc chủ trì tổ chức thực hiện
các nhiệm vụ công nghệ có độ phức tạp
trung bình đến độ phức tạp cao (nhiệm
vụ công nghệ cấp cơ sở, hoặc một
phần nhiệm vụ công nghệ cấp Bộ, ngành) trong
các đơn vị và tổ chức diễn ra hoạt
động triển khai và nghiên cứu phát triển công
nghệ.
Nhiệm vụ
cụ thể:
a) Xây dựng,
tổ chức chỉ đạo thực hiện các
nhiệm vụ kỹ thuật được giao nhằm
bảo đảm cho hoạt động thường xuyên
của quá trình phát triển, ứng dụng và triển khai
công nghệ.
b) Chủ trì các
đề án thiết kế cấp cơ sở, xây
dựng các đề án đổi mới công nghệ,
đổi mới quy trình sản xuất, điều hành
hoạt động các dây chuyền công nghệ chính của
đơn vị.
c) Thực
hiện hoặc chỉ đạo thực hiện công tác
quản lý công nghệ trong phạm vi được giao
(chỉ đạo và giám định công tác thiết
kế, xây dựng giải pháp công nghệ, quy trình, quy
phạm kỹ thuật, định mức kỹ
thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn lao
động, chất lượng sản phẩm…). Tham gia biên soạn
và nghiên cứu xây dựng hoàn chỉnh hệ thống
định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật của
đơn vị và của ngành.
d) Tổng
kết, phân tích, đánh giá mức độ hoàn thiện và
hiệu quả của các giải pháp công nghệ trong
phạm vi được giao. Trên cơ sở đó,
đề xuất biện pháp bổ sung, sửa
đổi, hoàn thiện cho phù họp.
đ) Tổ
chức chỉ đạo thực hiện các đề
tài, dự án phát triển, ứng dụng và triển khai
công nghệ có ảnh hưởng đến sự phát
triển công nghệ của đơn vị và của
ngành. Đề xuất các giải pháp công nghệ, hoàn
thiện cơ sở sản xuất, ứng dụng
trực tiếp công nghệ tiên tiến trong nước và
nhập khẩu nhằm tạo ra sản phẩm mới có
sức cạnh tranh cao trên thị trường, đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
e) Chủ trì xây
dựng chương trình, nội dung đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ, tay nghề cho công nhân và kỹ thuật viên của
đơn vị và của ngành.
g) Tham gia
giảng dạy các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình
độ cho kỹ sư thuộc chuyên ngành kỹ
thuật đảm nhiệm. Tham gia biên soạn bài
giảng, biên tập tài liệu về khoa học và công
nghệ có liên quan phục vụ cho công tác này.
h) Phát hiện,
đề nghị điều chỉnh hoặc đình
chỉ các hoạt động kỹ thuật trái với
các quy trình, quy phạm kỹ thuật hiện hành và
chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định
của mình.
2. Hiểu biết:
a) Nắm
chắc đường lối phát triển kinh tế - xã
hội của Đảng và Nhà nước, phương
hướng, nhiệm vụ phát triển khoa học và công
nghệ của ngành và đơn vị.
b) Có kiến
thức chuyên sâu về chuyên ngành kỹ thuật phù hợp
với nhiệm vụ được giao và kiến
thức cơ sở về một chuyên ngành liên quan.
c) Am hiểu
tình hình kinh tế - xã hội nói chung và tình hình sản
xuất, trình độ công nghệ của ngành và của
đơn vị.
d) Nắm
chắc những thành tựu và xu hướng phát triển
khoa học và công nghệ, những tiến bộ khoa
học và công nghệ quan trọng trong nước và trên
thế giới liên quan đến chuyên ngành và đơn
vị.
đ) Có
kiến thức về kinh tế, hiểu biết sâu
sắc về nghiệp vụ phát triển, ứng dụng
và triển khai công nghệ chuyên ngành; nắm vững
phương pháp tổ chức, chỉ đạo thực
hiện các nhiệm vụ kỹ thuật được
giao và các quy định an toàn lao động, vệ sinh lao
động.
e) Có khả
năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo
và tập hợp để thực hiện nhiệm
vụ. Có phương pháp xử lý kịp thời các phát
sinh và biết tổng kết thực tiễn.
g) Có khả
năng kết nối các nhà nghiên cứu và giới sản
xuất kinh doanh.
3. Yêu cầu trình độ:
a) Tốt
nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật
tương ứng.
b) Có thời
gian công tác ở ngạch kỹ sư tối thiểu là 9
năm.
c) Hoàn thành
lớp bồi dưỡng về kiến thức quản
lý kinh tế - kỹ thuật chương trình đối
với ngạch kỹ sư chính.
d) Đã chủ
trị hoặc tham gia ít nhất một đề án sáng
tạo, phát triển công nghệ hay công trình nghiên cứu
cấp Bộ được Hội đồng Khoa
học ngành thừa nhận và đưa vào áp dụng có
hiệu quả.
đ) Sử
dụng thành thạo một ngoại ngữ thông dụng
ở trình độ C trong hoạt động chuyên môn.
e) Sử
dụng thành thạo máy vi tính, các phần mềm tin học
ứng dụng và các máy móc, thiết bị chuyên dụng
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn.
KỸ SƯ CAO CẤP
1. Chức trách:
Là viên chức
chuyên môn kỹ thuật, chịu trách nhiệm thực
hiện hoặc chỉ đạo thực hiện các
nhiệm vụ công nghệ có độ phức tạp cao
(nhiệm vụ công nghệ cấp Bộ, ngành và Nhà
nước), những vấn đề kinh tế - kỹ
thuật tổng hợp liên quan đến nhiều chuyên
ngành kỹ thuật của ngành kinh tế kỹ thuật
đảm nhiệm.
Nhiệm
vụ cụ
thể:
a) Tham gia
hoặc chủ trì chỉ đạo xây dựng và
đề ra các giải pháp thực hiện chiến
lược, kế hoạch nghiên cứu ứng dụng và
phát triển công nghệ cấp Bộ, ngành, địa
phương.
b) Tham gia
hoặc chủ trì chỉ đạo xây dựng các
phương án công nghệ, luận chứng kinh tế -
kỹ thuật của những công trình kinh tế - kỹ
thuật trọng yếu cấp Bộ, ngành. Tổ
chức chỉ đạo việc triển khai thực
hiện các phương án, đảm bảo cho các công
trình, dự án được hoàn thành đúng tiến
độ, an toàn, có chất lượng và đem lại
hiệu quả kinh tế thiết thực.
c) Tham gia
hoặc chủ trì tổ chức xét duyệt các
phương án công nghệ, luận chứng kinh tế -
kỹ thuật của công trình thuộc chuyên ngành kỹ
thuật. Tham gia hoặc chủ trì đánh giá, thẩm
định và giám định các sáng kiến và kết
quả các đề tài nghiên cứu phát triển công
nghệ, và ứng dụng tiến bộ khoa học và công
nghệ vào sản xuất, đời sống.
d) Chủ trì
hoặc tham gia thực hiện các đề tài, dự án
nghiên cứu phát triển công nghệ thuộc các
chương trình nghiên cứu phát triển công nghệ
trọng điểm của Nhà nước hoặc của
Bộ, ngành và địa phương.
đ) Khai thác,
lựa chọn ứng dụng trực tiếp các công
nghệ tiên tiến nhập khẩu từ nước ngoài,
áp dụng nhanh các thành tựu kỹ thuật hiện
đại tạo ra bước nhẩy vọt trong kỹ
thuật và cơ cấu tổ chức sản xuất.
Hợp tác với các đối tác trong nước và
nước ngoài thực hiện các đề án lớn, các
công trình trọng điểm quốc gia.
e) Tham gia hoặc
chủ trì chuẩn bị nội dung tổng kết rút kinh
nghiệm về quản lý và các hoạt động nghiên
cứu phát triển công nghệ trong Bộ, ngành địa
phương; đề xuất bổ sung các chủ
trương, giải pháp cho phù hợp.
g) Chủ trì xây
dựng mục tiêu, nội dung, chương trình và kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình
độ nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
trong ngành. Biên soạn, biên tập các tài liệu, giáo trình
phục vụ cho công tác đào tạo bồi dưỡng
nguồn nhân lực khoa học và công nghệ. Tham gia
giảng dạy các lớp bồi dưỡng nâng cao trình
độ cho kỹ sư, kỹ sư chính về chuyên
ngành kỹ thuật đảm nhiệm.
h) Phát hiện,
điều chỉnh hoặc đình chỉ các hoạt
động kỹ thuật, triển khai công nghệ trái
với quy trình, quy phạm kỹ thuật hiện hành và
chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định
của mình.
2. Hiểu biết:
a) Nắm
vững chủ trương, đường lối phát
triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà
nước, định hướng chiến lược
phát triển khoa học và công nghệ nói chung, phương
hướng, nhiệm vụ phát triển khoa học và công
nghệ của ngành.
b) Có kiến
thức chuyên sâu về chuyên ngành kỹ thuật phù hợp
nhiệm vụ đảm nhiệm và những kiến
thức cơ bản của một số chuyên ngành kỹ
thuật liên quan.
c) Có kiến
thức kinh tế và am hiểu cơ chế quản lý kinh
tế. Có hiểu biết sâu rộng và kinh nghiệm về
hoạt động phát triển, ứng dụng, triển
khai công nghệ trong phạm vi ngành kinh tế - kỹ
thuật đảm nhiệm.
d) Am hiểu
rộng tình hình kinh tế - xã hội của đất
nước và của thế giới, tình hình sản
xuất, trình độ công nghệ nói chung và tình hình
sản xuất, trình độ công nghệ của ngành.
đ) Nắm
chức và kịp thời các thành tựu và xu hướng
phát triển khoa học và công nghệ, những tiến
bộ khoa học và công nghệ quan trọng trong và ngoài
nước.
e) Có khả năng
tư duy độc lập, sáng tạo và phương pháp
xử lý các vấn đề kinh tế - kỹ thuật
phức tạp liên quan đến chuyên ngành đảm
nhiệm. Có khả năng tập hợp các nhà nghiên
cứu có năng lực, tổ chức chỉ đạo
thực hiện nhiệm vụ và tổng kết thực
tiễn.
g) Có khả
năng kết nối các nhà nghiên cứu và giới sản
xuất kinh doanh.
3. Yêu cầu trình độ:
a) Đạt
yêu cầu trình độ của ngạch kỹ sư chính
và có thời gian ở ngạch kỹ sư chính tối
thiểu là 6 năm.
b) Hoàn thành
chương trình bồi dưỡng sau đại học
thuộc chuyên ngành kỹ thuật liên quan.
c) Hoàn thành
lớp bồi dưỡng về kiến thức quản
lý kinh tế - kỹ thuật chương trình đối
với ngạch kỹ sư cao cấp.
d) Chủ trì 1
đề án, công trình trọng điểm quốc gia
hoặc công trình nghiên cứu cấp Nhà nước đã
được nghiệm thu và đưa vào áp dụng có
hiệu quả.
đ) Sử
dụng được 2 ngoại ngữ thông dụng trong
hoạt động chuyên môn. Trong đó, ngoại ngữ
thứ nhất đạt trình độ C, ngoại
ngữ thứ hai đạt trình độ B.
e) Sử
dụng thành thạo máy vi tính, các phần mềm tin học ứng dụng và các máy
móc, thiết bị chuyên dụng đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ chuyên môn.