Quyết định 3377/QĐ-BCT 2018 Phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo định kỳ
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 3377/QĐ-BCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Công Thương | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3377/QĐ-BCT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Trần Quốc Khánh |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 18/09/2018 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hành chính |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 3377/QĐ-BCT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3377/QĐ-BCT |
Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo định kỳ
thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước”;
Căn cứ Quyết định số 2447/QĐ-BCT ngày 10 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt danh mục chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương tại Phụ lục kèm theo quyết định này.
Điều 2. Nhiệm vụ của Văn phòng Bộ và các đơn vị liên quan
- Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổng hợp các đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản không thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan xây dựng Thông tư hướng dẫn/quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ký ban hành trong tháng 9 năm 2018.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ
ĐỀ NGHỊ GIỮ NGUYÊN, BÃI BỎ, SỬA ĐỔI BỔ SUNG THUỘC PHẠM
VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số 3377/QĐ-BCT ngày 18 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
I. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ ĐỀ NGHỊ BÃI BỎ
1. Báo cáo về sản lượng điện năng sản xuất từ nhà máy điện gió trong năm trước và ước tính sản lượng điện trong năm tiếp theo
- Lý do: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió tại Việt Nam; theo đó, đã bãi bỏ quy định về việc hỗ trợ sản lượng điện từ Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam.
- Kiến nghị thực thi: bãi bỏ khoản 5, Điều 9 và Điều 15 của Thông tư 32/2012/TT-BCT
2. Báo cáo hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương.
- Lý do: Báo cáo trùng lặp vì đã được tích hợp với Báo cáo Công tác kiểm tra sử dụng điện, an toàn điện (quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 37 Thông tư 27/2013/TT-BCT).
- Kiến nghị thực thi: Kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, bãi bỏ chế độ báo cáo được quy định tại Điểm c, khoản 1 Điều 17 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP.
3. Báo cáo về công tác kiểm định trên địa bàn tỉnh
- Lý do: Danh mục máy, thiết bị, hóa chất độc hại có yêu cầu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 136/2004/QĐ-BCN ngày 19/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp đã được bãi bỏ tại Thông tư số 08/2012/TT-BCT ngày 09/4/2012.
- Kiến nghị thực thi: Ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định chế độ Báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương trong năm 2018; theo đó, bãi bỏ Thông tư số 14/2011/TT-BCT.
4. Báo cáo về việc vận hành hồ chứa
- Lý do: Đề nghị bãi bỏ vì chế độ báo cáo này không còn cần thiết, hiện các hồ đã báo cáo thông tin hàng ngày qua mạng trong mùa lũ. Không cần thiết duy trì báo cáo định kỳ này.
- Kiến nghị thực thi: Ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định chế độ Báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương trong năm 2018; theo đó, bãi bỏ Khoản 6 Điều 24 Thông tư số 43/2012/TT-BCT
5. Báo cáo năng lượng của cơ sở sản xuất công nghiệp
- Lý do: Không cần thiết duy trì báo cáo này, bởi vì các chỉ số báo cáo đã được thực hiện tại Báo cáo tình hình tiêu thụ năng lượng của các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, định mức tiêu hao năng lượng hàng năm theo quy định tại Thông tư số 09/2012/TT-BCT. Đồng thời, tại Thông tư số 02/2014/TT-BCT cũng chỉ quy định chung chung không rõ ràng về trách nhiệm báo cáo cũng như thời điểm báo cáo, vì thế trên thực tế cũng không thực hiện được chế độ báo cáo này.
- Kiến nghị thực thi: Ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định chế độ Báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương trong năm 2018; theo đó, bãi bỏ Khoản 5 Điều 25 Thông tư số 02/2014/TT-BCT
6. Báo cáo tổng hợp tình hình phê duyệt danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007-2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển
- Lý do: Hiện tại Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các chính sách mới về định hướng chiến lược công nghiệp Việt Nam cũng như các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển, do vậy tính chất của Báo cáo nêu trên đã không còn phù hợp.
- Kiến nghị thực thi: Ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định chế độ Báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương trong năm 2018; theo đó, bãi bỏ điểm d khoản 6 Mục III của Thông tư số 03/2008/TT-BCT ngày 14/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
7. Báo cáo kết quả thực hiện đề án Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại quốc gia
- Lý do: Phù hợp với quy định tại Nghị định 28/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
- Kiến nghị thực thi: sửa đổi, bổ sung một số Điều Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ; trình Chính phủ trong năm 2018.
8. Báo cáo tình thực hiện thiết kế, chế tạo trong nước các thiết bị phụ nhà máy nhiệt điện được giao thực hiện.
- Lý do: Hiện nay, Thông tư số 23/2014/TT-BCT ngày 25/7/2014 của Bộ Công Thương về việc Quy định trình tự lập, thẩm định và phê duyệt Hợp đồng thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị phụ nhà máy nhiệt điện (Thông tư số 23/2014/TT-BCT), được ban hành để hướng dẫn cụ thể việc thực hiện thủ tục quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 1 Điều 2 Quyết định số 1791/QĐ-TTg ngày 29/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt cơ chế thực hiện thí điểm thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị các nhà máy nhiệt điện trong giai đoạn 2012-2025 (Quyết định số 1791/QĐ-TTg). Tuy nhiên, đến nay chưa có dự án nào thực hiện theo mô hình của Quyết định 1791/QĐ-TTg và Thông tư số 23/2014/TT-BCT.
- Kiến nghị thực thi: Bãi bỏ Điều 11 Thông tư số 23/2014/TT-BCT.
II. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
1. Báo cáo về tình hình triển khai thực hiện dự án điện gió
- Phương án đơn giản hóa: sửa đổi, bổ sung Thông tư 32/2012/TT-BCT ngày 12/11/2012 về quy trình thực hiện phát triển các dự án điện gió và hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện gió (Thông tư 32/2012/TT-BCT), cụ thể:
+ Thời điểm chốt số liệu báo cáo: ngày 30 tháng 6 và ngày 30 tháng 12.
+ Thời điểm gửi báo cáo: ngày 15 tháng 01 và ngày 15 tháng 7.
+ Hình thức báo cáo: bản giấy hoặc bản điện tử.
+ Bổ sung mẫu bảng, biểu số liệu báo cáo vào Thông tư số 32/2012/TT-BCT.
+ Đối tượng phải thực hiện báo cáo: điều chỉnh tập trung 01 đầu mối là UBND các tỉnh (bãi bỏ yêu cầu đối với Chủ đầu tư).
+ Tần suất báo cáo: điều chỉnh giảm còn 2 lần/ 1năm.
- Lý do: Phù hợp với yêu cầu thực tế quản lý đầu tư phát triển điện gió và triển khai quy hoạch.
- Kiến nghị thực thi: Ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định chế độ Báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương trong năm 2018; theo đó, sửa đổi, bổ sung khoản 4, Điều 9 và Điều 15 của Thông tư 32/2012/TT-BCT.
2. Báo cáo về tình hình triển khai thực hiện dự án điện sinh khối
- Phương án đơn giản hóa: sửa đổi, bổ sung Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg ngày 24/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển điện sinh khối tại Việt Nam (Quyết định 24/2014/QĐ-TTg) và Thông tư số 44/2015/TT-BCT ngày 09/12/2015 quy định về phát triển dự án, Biểu giá chi phí tránh được và Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện sinh khối (Thông tư 44/2015/TT-BCT); cụ thể như sau:
+ Thời điểm chốt số liệu báo cáo: ngày 30 tháng 6 và ngày 30 tháng 12.
+ Thời điểm gửi báo cáo: ngày 15 tháng 01 và ngày 15 tháng 7.
+ Hình thức báo cáo: bản giấy hoặc bản điện tử.
+ Bổ sung mẫu bảng, biểu số liệu báo cáo vào Thông tư 44/2015/TT-BCT hướng dẫn thực hiện Quyết định 24/2014/QĐ-TTg.
+ Đối tượng phải thực hiện báo cáo: điều chỉnh tập trung 01 đầu mối là UBND các tỉnh (bãi bỏ yêu cầu đối với Chủ đầu tư).
+ Tần suất báo cáo: điều chỉnh giảm còn 2 lần/ 1năm.
- Lý do: Phù hợp với yêu cầu thực tế quản lý đầu tư phát triển điện sinh khối và triển khai quy hoạch.
- Kiến nghị thực thi: Kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 10 của Quyết định 24/2014/QĐ-TTg, làm cơ sở để Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư 44/2015/TT-BCT.
3. Báo cáo về tình hình triển khai thực hiện dự án phát điện từ chất thải rắn.
- Phương án đơn giản hóa: sửa đổi, bổ sung Quyết định số 31/2014/QĐ-TTg ngày 05/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án phát điện từ chất thải rắn tại Việt Nam (Quyết định số 31/2014/QĐ-TTg) và Thông tư 32/2015/TT-BCT ngày 08/10/2015 quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án phát điện từ chất thải rắn (Thông tư 32/2015/TT-BCT); cụ thể như sau:
+ Thời điểm chốt số liệu báo cáo: ngày 30 tháng 6 và ngày 30 tháng 12.
+ Thời điểm gửi báo cáo: ngày 15 tháng 01 và ngày 15 tháng 7.
+ Hình thức báo cáo: bản giấy hoặc bản điện tử.
+ Bổ sung mẫu bảng, biểu số liệu báo cáo vào Thông tư số 32/2015/TT- BCT hướng dẫn thực hiện Quyết định 31/2014/QĐ-TTg.
+ Đối tượng phải thực hiện báo cáo: điều chỉnh tập trung vào 01 đầu mối là UBND các tỉnh (bãi bỏ chế độ báo cáo đối với Chủ đầu tư).
+ Tần suất báo cáo: điều chỉnh giảm còn 2 báo cáo/ 1 năm (thay vì 04 báo cáo/1 năm).
- Lý do: Để đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tế quản lý đầu tư phát triển điện từ chất thải rắn và triển khai quy hoạch.
- Kiến nghị thực thi: Kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 10 Quyết định 31/2014/QĐ-TTg, làm cơ sở để Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư số 32/2015/TT-BCT hướng dẫn thực hiện Quyết định 31/2014/QĐ-TTg.
4. Báo cáo định kỳ về tai nạn điện và vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp của các Sở Công Thương gửi Bộ Công Thương (thông qua Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường Công nghiệp)
- Phương án đơn giản hóa: Thay đổi chu kỳ báo cáo từ 06 tháng thành 01 năm và thời gian báo cáo theo năm thay từ trước 15/12 hàng năm thành trước ngày 01/02 năm sau.
- Lý do: Việc báo cáo theo định kỳ 06 tháng là không cần thiết và lùi thời gian báo cáo để các Sở Công Thương kịp tổng hợp tình hình trên địa bàn tỉnh đến hết ngày 31/12 hàng năm.
- Kiến nghị thực thi: Ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định chế độ Báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương trong năm 2018; theo đó, sửa đổi điểm c khoản 3 Điều 20 Thông tư số 31/2014/TT-BCT quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện.
5. Báo cáo định kỳ về tai nạn điện và vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp của các đơn vị điện lực gửi Sở Công Thương
- Phương án đơn giản hóa: Thay đổi chu kỳ báo cáo từ 06 tháng thành 01 năm và thời gian báo cáo theo năm thay từ trước 05/12 hàng năm thành trước ngày 15 tháng giêng năm sau.
- Lý do: Việc báo cáo theo định kỳ 06 tháng là không cần thiết và lùi thời gian báo cáo để các đơn vị điện lực tổng hợp tình hình tại đơn vị trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi quản lý tính đến hết ngày 31/12 hàng năm.
- Kiến nghị thực thi: Ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định chế độ Báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương trong năm 2018; theo đó, sửa đổi khoản 2 Điều 18 Thông tư số 31/2014/TT-BCT quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện.
6. Báo cáo định kỳ kết quả hoạt động kiểm định của các tổ chức kiểm định thiết bị, dụng cụ điện gửi Bộ Công Thương.
- Phương án đơn giản hóa: Bổ sung quy định thời điểm tổ chức kiểm định gửi báo cáo định kỳ về Bộ.
- Lý do: Hiện chưa có quy định nên các tổ chức kiểm định lúng túng trong việc thực hiện.
- Kiến nghị thực thi: Kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung quy định nêu trên vào điểm a khoản 1 Điều 29 Nghị định số 107/2016/NĐ-CP hoặc Bộ có quy định riêng trong Thông tư quy định chi tiết Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 14/2014/NĐ-CP (sẽ xây dựng sau khi Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 14/2014/NĐ-CP được ban hành).
7. Báo cáo công tác môi trường của cơ sở sản xuất kinh doanh (tần suất 01 lần/năm)
- Phương án đơn giản hóa:
+ Giữ nguyên tần suất quan trắc
+ Thay đổi theo hướng giảm các chỉ tiêu, nội dung doanh nghiệp cần báo cáo.
- Lý do: Thông tư số 22/2013/TT-BCT sẽ được sửa đổi trong thời gian tới theo hướng giảm các yêu cầu doanh nghiệp cần báo cáo, giảm thời gian phải khai thông tin...
- Kiến nghị thực thi: Ban hành Thông tư sửa đổi Thông tư số 22/2013/TT-BCT ban hành trong năm 2018; theo đó, tiếp tục thực hiện với tần suất 01 lần/năm; nội dung báo cáo sẽ được cập nhật theo hướng giảm các chỉ tiêu, nội dung doanh nghiệp cần báo cáo.
8. Báo cáo tình hình thực hiện nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập - tái xuất các chất HCFC nhập khẩu polyol trộn sẵn HCFC-141b
- Phương án đơn giản hóa: Bộ Tài nguyên và Môi trường không xác nhận khối lượng nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô dôn trước khi Bộ Công Thương cấp phép từng lô hàng.
- Lý do: đảm bảo nguyên tắc một sản phẩm hàng hóa chỉ chịu kiểm tra của một cơ quan.
- Kiến nghị thực thi: Dự kiến ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30/12/2011 giữa Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường vào tháng 11/2018.
9. Báo cáo tình hình xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam
- Phương án đơn giản hóa: điều chỉnh, bổ sung chế độ, nội dung báo cáo phù hợp với nhu cầu quản lý và các quy định hiện hành liên quan.
- Lý do: đảm bảo phù hợp với nhu cầu quản lý và các quy định hiện hành liên quan
- Kiến nghị thực thi: Kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 90/2007/NĐ-CP, làm cơ sở để Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư số 28/2012/TT-BCT.
10. Báo cáo các hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ đã phát hành cho hàng hóa xuất khẩu theo quy định
- Phương án đơn giản hóa: Bổ sung chế độ báo cáo qua hệ thống phần mềm.
- Lý do: thuận tiện cho tổ chức, cá nhân.
- Kiến nghị thực thi: Ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định chế độ Báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương trong năm 2018; theo đó, sửa đổi Khoản 7, Điều 11 Thông tư số 28/2015/TT-BCT.
11. Báo cáo tình hình và kết quả hoạt động của cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm.
- Phương án đơn giản hóa: giảm tần suất thực hiện báo cáo từ 6 tháng/kỳ báo cáo thành 1 năm/ kỳ báo cáo và đột xuất theo yêu cầu.
- Lý do: phù hợp với thực tế và công tác quản lý nhà nước
- Kiến nghị thực thi: Kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT.
12. Báo cáo tình hình và kết quả hoạt động của Cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng thực phẩm.
- Phương án đơn giản hóa: giảm tần suất thực hiện báo cáo từ 6 tháng/kỳ báo cáo thành 1 năm/ kỳ báo cáo và đột xuất theo yêu cầu.
- Lý do: phù hợp với thực tế và công tác quản lý nhà nước.
- Kiến nghị thực thi: Ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định chế độ Báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương trong năm 2018; theo đó, sửa đổi Điểm a, Khoản 1 Điều 18 Thông tư số 40/2013/TT-BCT
III. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ ĐỀ NGHỊ GIỮ NGUYÊN
1. Báo cáo Hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa
- Lý do: mới được quy định lại tại Điểm a Khoản 1 Điều 16b Nghị định số 51/2018/NĐ-CP để phục vụ công tác quản lý.
2. Báo cáo Danh sách thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa
- Lý do: mới được quy định lại tại Điểm a Khoản 1 Điều 16b Nghị định số 51/2018/NĐ-CP để phục vụ công tác quản lý.
3. Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Thông tư số 06/2003/TT-BTM về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban quản lý chợ.
- Lý do: Cơ quan quản lý nhà nước cần năm số liệu hoạt động của chợ; Sở Công Thương cần nắm tình hình hoạt động kinh doanh của Chợ để có số liệu phục vụ công tác tham mưu.
4. Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của chợ (Ban quản lý chợ gửi UBND cấp tỉnh; cấp huyện).
- Lý do: Cơ quan quản lý nhà nước cần năm số liệu hoạt động của chợ; Sở Công Thương cần nắm tình hình hoạt động kinh doanh của Chợ để có số liệu phục vụ công tác tham mưu.
5. Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của chợ (Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ gửi UBND cấp tỉnh; cấp huyện).
- Lý do: Cơ quan quản lý nhà nước cần năm số liệu hoạt động của chợ; Sở Công Thương cần nắm tình hình hoạt động kinh doanh của Chợ để có số liệu phục vụ công tác tham mưu.
6. Báo cáo họp Tổ điều hành thị trường trong nước hàng tháng
- Lý do: Quy định tại Quyết định số 3517/QĐ-BCT, báo cáo cung cấp các thông tin thị trường hàng hóa thiết yếu, tổng hợp ý kiến kiến nghị, đề xuất của các Bộ ngành, hiệp hội lên Chính phủ, phục vụ cho công tác điều hành vĩ mô của Chính phủ.
7. Báo cáo phục vụ họp Tổ điều hành thị trường trong nước hàng tháng
- Lý do: Quy định tại Quyết định số 3517/QĐ-BCT báo cáo là nguồn cung cấp thông tin cần thiết để thường trực Tổ điều hành thị trường trong nước tổng hợp xây dựng báo cáo phục vụ các cuộc họp Tổ Điều hành thị trường trong nước hàng tháng.
8. Báo cáo tình hình thị trường giá cả mặt hàng thiết yếu tại địa phương
- Lý do: báo cáo hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng của Sở Công Thương các tỉnh, thành phố giúp Bộ Công Thương kịp thời nắm bắt tình hình thị trường do diễn biến cung cầu, giá cả hàng hóa phục vụ công tác điều hành nhằm ổn định thị trường.
9. Báo cáo mức giá đăng ký hoặc kê khai của các thương nhân trên địa bàn thực hiện đăng ký, kê khai giá sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ dưới 06 tuổi
- Lý do: Quy định tại Điểm đ khoản 3 Điều 16 Thông tư 08/2017/TT-BCT báo cáo mức giá đăng ký hoặc kê khai của các thương nhân trên địa bàn thực hiện đăng ký, kê khai tại Sở Công Thương giúp Bộ Công Thương kịp thời nắm bắt được thông tin để phục vụ quản lý mặt hàng.
10. Báo cáo nhập - xuất - tồn kho xăng dầu và tồn kho xăng dầu ba miền
- Lý do: Báo cáo hàng tháng theo quy định tại Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, giúp Bộ Công Thương kịp thời nắm bắt được thông tin để phục vụ quản lý mặt hàng.
11. Báo cáo tình hình kinh doanh sản phẩm thuốc lá
- Lý do: Báo cáo theo quy định tại Thông tư số 21/2013/TT-BCT ngày 25/9/2013 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá giúp Bộ Công Thương kịp thời nắm bắt thông tin để phục vụ quản lý mặt hàng và tham mưu cho Chính phủ.
12. Báo cáo tình hình kinh doanh, cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá của thương nhân trên địa bàn (Phòng Kinh tế báo cáo Sở Công Thương).
- Lý do: Báo cáo theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 Thông tư 21/2013/TT-BCT giúp các Sở Công Thương kịp thời nắm bắt được thông tin về hoạt động kinh doanh, buôn bán thuốc lá để tổng hợp báo cáo Bộ Công Thương.
13. Báo cáo tình hình kinh doanh, cấp Giấy phép bán lẻ sần phẩm thuốc lá của thương nhân trên địa bàn (Sở Công Thương báo cáo Bộ Công Thương).
- Lý do: Báo cáo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư 12/2013/TT-BCT, nhằm mục đích Bộ Công Thương kịp thời nắm bắt được thông tin về hoạt động kinh doanh, buôn bán thuốc lá để tổng hợp báo cáo và tham mưu cho Chính phủ.
14. Báo cáo tình hình kinh doanh sản phẩm rượu (Thương nhân mua bán rượu báo cáo Bộ Công Thương).
- Lý do: Báo cáo theo quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu giúp Bộ Công Thương kịp thời nắm bắt được thông tin để phục vụ quản lý mặt hàng và tham mưu cho Chính phủ.
15. Báo cáo tình hình kinh doanh sản phẩm rượu (Sở Công Thương báo cáo Bộ Công Thương).
- Lý do: Quy định tại Khoản 4 Điều 32 Nghị định 105/2017/NĐ-CP giúp Bộ Công Thương kịp thời nắm bắt được thông tin để phục vụ quản lý mặt hàng và tham mưu cho Chính phủ.
16. Báo cáo thống kê sản lượng chủng loại sản phẩm rượu sản xuất, kinh doanh (theo hệ thống phân phối, bán buôn) năm trước của đơn vị mình.
- Lý do: Quy định tại Khoản 1 Điều 32 Nghị định 105/2017/NĐ-CP giúp Bộ Công Thương kịp thời nắm bắt được thông tin để phục vụ quản lý mặt hàng và tham mưu cho Chính phủ
17. Báo cáo tình hình triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (Bộ Công Thương báo cáo Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam).
- Lý do: Báo cáo theo nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” hàng năm của Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động (Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam).
18. Báo cáo tình hình triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (Sở Công Thương báo cáo Bộ Công Thương).
- Lý do: Báo cáo tổng hợp là cơ sở đánh giá kết quả triển khai thực hiện Cuộc vận động trong ngành Công Thương theo Kế hoạch tăng cường triển khai thực hiện Chương trình hành động của Bộ Công Thương hưởng ứng Cuộc vận động hàng năm.
19. Báo cáo hệ thống phân phối, nhãn hiệu hàng hóa (Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu).
Lý do: Báo cáo theo quy định tại Nghị định số 87/2018/NĐ-CP ngày 15/6/2018 của Chính phủ về kinh doanh khí, giúp Bộ Công Thương kịp thời nắm bắt thông tin để phục vụ quản lý mặt hàng.
20. Báo cáo tổng hợp đánh giá kết quả sự tác động và ảnh hưởng của việc thực hiện nội dung quy hoạch về phát triển điện lực tại địa phương trong quy hoạch tỉnh
- Lý do: Quy định tại Điểm đ, khoản 2 Điều 6 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước.
21. Báo cáo tổng công suất lắp đặt các dự án điện mặt trời nối lưới và điện mặt trời trên mái nhà được xây dựng trên địa bàn tỉnh.
- Lý do: chế độ báo cáo quy định tại Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển điện mặt trời tại Việt Nam đã phù hợp, tập trung 01 đầu mối báo cáo tại UBND tỉnh, với tần suất báo cáo 01 lần/năm; thời điểm yêu cầu và nội dung của Báo cáo phù hợp và cần thiết phục vụ công tác quản lý ngành.
22. Báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch, đầu tư xây dựng các dự án thủy điện và vận hành khai thác các công trình thủy điện trên địa bàn
- Lý do: Quy định tại Khoản 3 Điều 28 Thông tư 43/2012/TT-BCT nhằm nắm bắt tình hình thực hiện quy hoạch, đầu tư xây dựng các dự án thủy điện và vận hành khai thác các công trình thủy điện trên địa bàn các tỉnh trong phạm vi cả nước phục vụ công tác quản lý điều hành và tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền (Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,...) khi có yêu cầu. Kịp thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các dự án thủy điện đúng quy định pháp luật và yêu cầu phát triển điện lực.
23. Báo cáo tình hình thực hiện các Quy hoạch phát triển điện lực đã được phê duyệt
- Lý do: báo cáo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Thông tư 43/2013/TT-BCT phục vụ công tác tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan phục vụ công tác chỉ đạo điều hành về cung cầu điện và hoạt động của Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực (kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đầu tư xây dựng các công trình nguồn điện, lưới điện trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia).
24. Báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia
- Lý do: Báo cáo quy định tại Điểm đ khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2013.NĐ-CP phục vụ công tác tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan phục vụ công tác chỉ đạo điều hành về cung cầu điện và hoạt động của Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực (kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đầu tư xây dựng các công trình nguồn điện, lưới điện trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia).
25. Báo cáo kết quả thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia hàng năm
- Lý do: Quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 27 Thông tư số 43/2013/TT-BCT phục vụ công tác tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan phục vụ công tác chỉ đạo điều hành về cung cầu điện và hoạt động của Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực (kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đầu tư xây dựng các công trình nguồn điện, lưới điện trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia).
26. Báo cáo tình hình triển khai thực hiện dự án điện lực do các Tập đoàn, các tỉnh báo cáo
- Lý do: quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định 137/2013/NĐ-CP phục vụ công tác tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và cung cấp thông tin phục vụ chức năng quản lý ngành (xây dựng cơ chế chính sách phát triển ngành; điều chỉnh tiến độ các dự án nguồn và lưới, điều chỉnh phương án đấu nối các dự án được duyệt
27. Báo cáo tình hình đầu tư xây dựng các công trình điện và thực hiện đấu nối của các khách hàng
Lý do: Báo cáo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư 24/2016/TT-BCT phục vụ công tác tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.
28. Báo cáo tình hình thực hiện thời gian tiếp cận điện năng
Lý do: Quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 24/2016/TT-BCT phục vụ công tác tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.
29. Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư nhà máy nhiệt điện.
Lý do: Báo cáo hàng tháng, quý, năm quy định tại Khoản 1, 2 Điều 18 Thông tư số 23/2015/TT-BCT về tình hình thực hiện các dự án BOT điện để thường xuyên cập nhật, nắm bắt tình hình triển khai các dự án và kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
30. Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện
Lý do: mới được quy định lại tại Khoản 1 Điều 32 Nghị định số 28/2018/NĐ-CP để phục vụ công tác quản lý nhà nước.
31. Báo cáo Chương trình thương hiệu Quốc gia Việt Nam
- Lý do: mới được quy định lại tại Điểm b Khoản 4 Điều 18 Nghị định số 28/2018/NĐ-CP để phục vụ công tác quản lý nhà nước.
32. Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia
- Lý do: việc thực hiện chế độ báo cáo này giúp Bộ Công Thương nắm bắt tình hình triển khai thực hiện các đề án thuộc Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia, thực hiện công tác quản lý, giám sát thực hiện và nắm bắt các thông tin để kịp thời có những điều chỉnh, định hướng lại cần thiết trong hoạt động xúc tiến thương mại.
33. Báo cáo tình hình hoạt động Xúc tiến thương mại tại địa phương
- Lý do: mới được quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 32 Nghị định 81/2018/NĐ-CP để đảm bảo công tác quản lý nhà nước.
34. Báo cáo hoạt động khuyến mại, hội chợ triển lãm
- Lý do: Báo cáo quy định tại Khoản 2 Mục IV Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC về việc thực hiện chế độ báo cáo này giúp Bộ Công Thương nắm bắt thông tin và quản lý hoạt động khuyến mại, hội chợ triển lãm trên toàn quốc để phục vụ công tác quản lý nhà nước.
35. Báo cáo hoạt động trong năm của văn phòng đại diện tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam
- Lý do: Quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 06/2012/TT-BCT việc thực hiện chế độ báo cáo này giúp Bộ Công Thương nắm bắt thông tin và quản lý hoạt động của văn phòng đại diện của các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam để phục vụ công tác quản lý nhà nước.
36. Báo cáo theo định kỳ hàng năm với Bộ Công Thương về công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn.
- Lý do: quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 56 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP Giúp Bộ Công Thương nắm bắt tình hình quản lý hoạt động bán hàng đa cấp tại từng địa phương, qua đó kịp thời có biện pháp điều chỉnh trong trường hợp cần thiết; đồng thời có thông tin phục vụ việc xây dựng chính sách, pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, đảm bảo phù hợp với tình hình và nhu cầu quản lý ở các địa phương.
37. Báo cáo Kết quả triển khai các hoạt động Ngày Quyền của người tiêu dùng tại địa phương.
- Lý do: Quy định tại Quyết định 1035/QĐ-TTg phục vụ công tác tổng hợp, theo dõi, tạo cơ sở thực tiễn để xây dựng kế hoạch triển khai Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam trong năm tiếp theo.
38. Báo cáo tổng kết hoạt động đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp.
- Lý do: Trước ngày 31/1 hàng năm Báo cáo Bộ Công Thương theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 37 Nghị định 40/2018/NĐ-CP nhằm nắm bắt thông tin, quản lý và giám sát chặt chẽ hoạt động của cơ sở đào tạo trong hoạt động đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp.
39. Báo cáo định kỳ 06 tháng về hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp gửi Bộ Công Thương
- Lý do: Quy định tại Khoản 1 Điều 49 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP, đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp; giúp Bộ Công Thương nắm bắt thông tin quản lý ngành và phục vụ công tác xây dựng chính sách, pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.
40. Báo cáo định kỳ 06 tháng về hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp gửi Sở Công Thương
- Lý do: Quy định tại Khoản 1 điều 49 Nghị định 40/2018/NĐ-CP nhằm đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp; giúp Sở Công Thương nắm bắt thông tin quản lý tại địa phương và phục vụ công tác xây dựng chính sách, pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.
41. Báo cáo danh sách người tham gia bán hàng đa cấp tại địa phương của tháng trước đó cập nhật hàng tháng, gửi trước ngày 10 hàng tháng
- Lý do: Báo cáo quy định tại Khoản 4 Điều 49 Nghị định 40/2018/NĐ-CP. Giúp Sở Công Thương nắm bắt thường xuyên số lượng người tham gia bán hàng đa cấp tại địa phương, phục vụ công tác quản lý tại địa bàn.
42. Báo cáo về tình hình triển khai Đề án nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (theo Quyết định số 1822/QĐ-BCT ngày 25 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) định kỳ 06 tháng/lần vào trước ngày 28 của tháng 01 và tháng 07 hàng năm.
- Lý do: Quy định tại Khoản 4 Mục V Quyết định số 1822/QĐ-BCT. Nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
43. Báo cáo tình hình cụm công nghiệp
- Lý do: Quy định tại Nghị định 68/2017/NĐ-CP. Phục vụ công tác tổng hợp, theo dõi tình hình quy hoạch, thành lập đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN và hoạt động của các CCN trên cả nước.
44. Báo cáo kết quả công tác khuyến công
- Lý do: Quy định tại Điều 2 Thông tư 41/2016/TT-BCT. Phục vụ việc đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ khuyến công và hiệu quả của công tác khuyến công.
45. Báo cáo kinh phí khuyến công
- Lý do: Quy định tại Điều 2 Thông tư 41/2016/TT-BCT. Theo dõi tình hình thực hiện kinh phí các đề án khuyến công quốc gia.
46. Báo cáo cụm công nghiệp
- Lý do: Quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 12 Thông tư 15/2017/TT-BCT. Phục vụ công tác theo dõi tình hình quy hoạch, thành lập đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp và hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh.
47. Báo cáo tình hình thực hiện tiên chí điện nông thôn
- Lý do: Quy định tại Điều 2 Thông tư 41/2016/TT-BCT. Theo dõi, nắm bắt tình hình thực hiện tiêu chí số 4 về điện nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
48. Báo cáo thực hiện tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
- Lý do: Quy định tại Điều 2 Thông tư 41/2016/TT-BCT. Theo dõi, nắm bắt tình hình thực hiện tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
49. Báo cáo kết quả bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
- Lý do: Quy định tại Điều 2 Thông tư 41/2016/TT-BCT. Là cơ sở xây dựng kế hoạch thực hiện cho các kỳ bình chọn tiếp theo và đánh giá hiệu quả của công tác phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu các cấp.
50. Báo cáo kết quả hỗ trợ từ khuyến công, các chính sách của nhà nước và tình hình sản xuất kinh doanh của cơ sở
- Lý do: Báo cáo kết quả công tác hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công đối với việc phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu sau khi được bình chọn và cấp giấy chứng nhận. Quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều 23 Thông tư 26/2014/TTBCT.
51. Báo cáo tiến độ thực hiện các đề án khuyến công
- Lý do: Báo cáo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 23 Thông tư 36/2013/TT-BCT. Theo dõi việc thực hiện các đề án khuyến công quốc gia.
52. Báo cáo Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hoạt động điện lực, sử dụng điện, an toàn điện
- Lý do: Quy định tại Khoản 2 Điều 37 Thông tư số 27/2013/TT-BCT, nhằm giám sát, đánh giá hoạt động kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, an toàn điện của địa phương, tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện lực đối với hoạt động của các Sở Công Thương, các đơn vị điện lực trong phạm vi địa bàn tỉnh có Kiểm tra viên điện lực, Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
53. Báo cáo bổ sung kết quả thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện và báo cáo vận hành hệ thống điện.
- Lý do: Báo cáo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 11 Thông tư số 23/2017/TT-BCT, nhằm phục vụ công tác giám sát việc thực hiện các Chương trình điều chỉnh phụ tải của các đơn vị, qua đó giám sát được hiệu quả thực hiện của các chương trình đối với việc đảm bảo cung cấp điện, đảm bảo cân bằng cung cầu và đảm bảo đạt được các mục tiêu được phê duyệt hằng năm về mức cắt giảm phụ tải đỉnh của hệ thống điện. Ngoài ra, các chương trình điều chỉnh phụ tải khi thực hiện sẽ gắn liền với việc thực hiện các cơ chế khuyến khích, cơ chế tài chính mà đơn vị điện lực phải trả cho khách hàng các khoản chi phí, do đó yêu cầu báo cáo nội dung này để cơ quan quản lý nhà nước giám sát chặt chẽ đảm bảo minh bạch, công bằng.
54. Báo cáo danh sách các đơn vị phát điện trực tiếp giao dịch, các đơn vị gián tiếp giao dịch và các đơn vị phát điện không tham gia thị trường điện theo quy định.
- Lý do: Quy định tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư số 30/2014/TT-BCT để phục vụ công tác phê duyệt danh sách các nhà máy tham gia thị trường điện năm tới và giám sát vận hành của các nhà máy điện trong thị trường điện.
55. Báo cáo tình hình thực hiện nộp tiền dịch vụ môi trường rừng của quý liền kề trước đó.
- Lý do: Quy định tại Khoản 6 Điều 11 Thông tư số 32/2014 nhằm tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng vận hành, khai thác công trình thủy điện và nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
56. Báo cáo công tác kiểm tra sử dụng điện, an toàn điện.
- Lý do: Quy định tại Khoản 1 và 3 Điều 37 Thông tư số 27/2013 nhằm giám sát, đánh giá hoạt động kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, an toàn điện của địa phương, tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện lực đối với hoạt động của các Sở Công Thương, các đơn vị điện lực trong phạm vi địa bàn tỉnh có Kiểm tra viên điện lực, Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
57. Báo cáo các sự cố điện lớn trong hệ thống điện quốc gia hàng tháng
- Lý do: Quy định tại Mục C, Khoản 2 Điều 89 Thông tư số 25/2016 nhằm giám sát tình hình sự cố lớn trên lưới điện truyền tải nhằm đề xuất các chỉ đạo, yêu cầu thực hiện các giải pháp giảm sự cố, nâng cao chất lượng cung cấp điện.
58. Báo cáo kết quả vận hành hệ thống điện phân phối
- Lý do: Quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 22 Thông tư số 23/2017/TT-BCT, giám sát tình hình vận hành hệ thống điện phân phối, giám sát các chỉ tiêu vận hành và chất lượng dịch vụ khách hàng nhằm đề xuất các chỉ đạo, các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ điện năng đối với khách hàng sử dụng điện.
59. Báo cáo kết quả vận hành lưới điện truyền tải.
- Lý do: Quy định tại Điều 90 Thông tư số 25/2016 nhằm giám sát tình hình vận hành lưới truyền tải điện quốc gia tháng - năm, đánh giá chất lượng quản lý vận hành của Đơn vị truyền tải điện, đánh giá mức độ tuân thủ quy định pháp luật điện lực của Đơn vị truyền tải điện.
60. Báo cáo kế hoạch vận hành và kết quả vận hành hệ thống điện Quốc gia.
- Lý do: Quy định tại Điều 91 Thông tư 25/2016/TT-BCT nhằm giám sát tình hình vận hành hệ thống điện quốc gia, chất lượng thực hiện công tác điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
61. Báo cáo kết quả đánh giá mẫu phụ tải điện, kết quả phân tích biểu đồ phụ tải điện và kết quả dự báo biểu đồ phụ tải điện.
- Lý do: Quy định tại điều 27, 28, 29 Thông tư số 19/2017/TT-BCT phục vụ nghiên cứu phụ tải điện năm trước và điều chỉnh cho năm hiện tại. Các kết quả của nghiên cứu phụ tải để phục vụ việc thực hiện các chương trình quản lý nhu cầu điện, chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, dự báo nhu cầu phụ tải điện phục vụ vận hành hệ thống điện, thị trường điện và xây dựng kế hoạch phát triển lưới điện để đáp ứng nhu cầu phụ tải điện.
62. Báo cáo về việc thực hiện ngừng giảm mức cung cấp điện
- Lý do: Quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 30/2013/TT-BCT để duy trì giám sát việc thực hiện ngừng, giảm mức cung cấp điện; đảm bảo việc thực hiện ngừng, giảm cung cấp điện của các Công ty Điện lực phù hợp với quy định và bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
63. Báo cáo thị trường điện tuần
- Lý do: Điều 101 Thông tư số 30/2014/TT-BCT; Điều 21 Thông tư số 18/2012/TT-BCT để phục vụ công tác giám sát vận hành thị trường điện trong tuần, đánh giá hiệu quả trong công tác vận hành, nắm bắt và kịp thời xử lý những khó khăn vướng mắc nhằm mục đích thị trường vận hành ổn định và hiệu quả.
64. Báo cáo thị trường điện tháng
- Lý do: Điều 101 Thông tư số 30/2014/TT-BCT; Điều 21 Thông tư số 18/2012/TT-BCT để phục vụ giám sát vận hành thị trường điện nhằm mục đích vận hành thị trường điện ổn định và hiệu quả, kịp thời nắm bắt thông tin để khắc phục các vấn đề tồn tại trong vận hành thị trường điện.
65. Báo cáo thị trường điện năm
- Lý do: Điều 101 Thông tư số 30/2014/TT-BCT; Điều 21 Thông tư số 18/2012/TT-BCT để giám sát tình hình vận hành thị trường điện trong năm, đánh giá hiệu quả công tác vận hành thị trường điện trong năm, thống kê các sự cố, khó khăn vướng mắc trong vận hành từ đó rút kinh nghiệm trong công tác vận hành các năm sau.
66. Báo cáo tình hình vận hành và thanh toán thị trường bán buôn điện thí điểm 2018 định kỳ hàng tháng
- Lý do: Quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 2 Quyết định số 4804/QĐ-BCT chế độ báo cáo trên áp dụng đối với Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, Công ty Mua bán điện, Tổng công ty Phát điện 3, các Tổng công ty điện lực: miền Bắc, miền Trung, miền Nam, Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết, giúp cơ quan quản lý giám sát tình hình thực hiện các nhiệm vụ được giao của các đơn vị, kết quả vận hành Thị trường bán buôn điện thí điểm hàng tháng, đồng thời có thể kịp thời xử lý những khó khăn phát sinh (nếu có) của các đơn vị khi thực hiện.
67. Báo cáo về việc thực hiện duy trì điều kiện về hoạt động trong lĩnh vực cấp phép và tình hình hoạt động điện lực của năm trước.
- Lý do: Quy định chế độ báo cáo tại Thông tư số 12/2017 để quản lý, giám sát công tác cấp và thu hồi giấy phép hoạt động điện lực tại địa phương do Bộ Công Thương phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện.
68. Báo cáo tình hình cấp và thu hồi giấy phép hoạt động điện lực tại địa phương của năm trước.
- Lý do: Quản lý, giám sát công tác cấp và thu hồi giấy phép hoạt động điện lực tại địa phương do Bộ Công Thương phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện. Quy định tại Khoản 4 Điều 19 Thông tư số 12/2018/TT-BCT.
69. Báo cáo tổng kết, đánh giá công tác thi đua, khen thưởng, bình xét khen thưởng năm
- Lý do: Báo cáo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Thông tư số 26/2015/TT-BCT chi tiết thi hành công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Công Thương.
70. Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng Vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trên toàn quốc
- Lý do: Quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 19 Nghị định 71/2018/NĐ-CP. Tổng hợp, thống kê tình hình thực hiện hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trong phạm vi cả nước.
71. Tình hình hoạt động Vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất Vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh
- Lý do: Quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 21 Thông tư số 13/2018/TT-BCT, để phục vụ hoạt động quản lý và tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
72. Báo cáo hệ thống phân phối, nhãn hiệu hàng hóa, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và mua bán khí trên thị trường đến Bộ Công Thương
- Lý do: Quy định tại Khoản 18 Điều 20 Nghị định số 87/2018/NĐ-CP để phục vụ hoạt động quản lý và tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
73. Báo cáo hệ thống phân phối, nhãn hiệu hàng hóa và hoạt động mua bán khí trên thị trường đến Sở Công Thương nơi thương nhân đặt trụ Sở chính
- Lý do: Quy định tại Khoản 4 Điều 22 Nghị định số 87/2018/NĐ-CP để phục vụ hoạt động quản lý và tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
74. Báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh Vật liệu nổ công nghiệp
- Lý do: Quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 18 Thông tư số 13/2018/TT-BCT để phục vụ hoạt động quản lý và tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
75. Báo cáo tình hình sử dụng VLNCN
- Lý do: Quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 18 Thông tư số 13/2018/TT-BCT để phục vụ hoạt động quản lý và tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
76. Báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất VLNCN
- Lý do: Quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 18 Thông tư số 13/2018/TT-BCT để phục vụ hoạt động quản lý và tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
77. Báo cáo tình hình sử dụng tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất VLNCN
- Lý do: Quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 18 Thông tư số 13/2018/TT-BCT để phục vụ hoạt động quản lý và tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng, Chính phủ.
78. Báo cáo hiện trạng an toàn đập của hồ chứa thủy điện có dung tích từ 10.106m3 trở lên gửi Bộ Công Thương
- Lý do: Quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 34/2010/TT-BCT Chế độ báo cáo này duy trì cần thiết, phục vụ mục đích quản lý nhà nước, tần suất báo cáo phù hợp.
79. Báo cáo môi trường ngành Công Thương (tần suất 01 lần/năm)
- Lý do:
+ Tại khoản 5 Điều 134 Luật Bảo vệ môi trường (Luật BVMT) có quy định “Bộ, ngành báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quản lý”, như vậy, Bộ Công Thương có trách nhiệm xây dựng báo cáo môi trường ngành Công Thương, thực hiện theo quy định nói trên.
+ Tại khoản 7 Điều 134 Luật BVMT giao “Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường”. Theo đó, tại Thông tư số 19/2016/TT-BTNMT ngày 24 tháng 8 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo công tác bảo vệ môi trường, có quy định chế độ báo cáo môi trường ngành/lĩnh vực với tần suất 01 lần/năm với các nội dung, biểu mẫu, thông tin cần báo cáo chi tiết tại Phụ lục V kèm theo Thông tư này.
Do đó, chế độ báo cáo môi trường ngành Công Thương (tần suất 01 lần/năm) như hiện nay phù hợp với quy định và phù hợp với yêu cầu quản lý môi trường của Bộ Công Thương tại Khoản 2, Điều 15 Thông tư số 35/2015/TT-BCT ngày 15 tháng 10 năm 2015 của Bộ Công Thương.
80. Báo cáo công tác môi trường gửi Bộ Công Thương đối với Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương
- Lý do: Điểm b Khoản 1 Điều 15 Thông tư 35/2015/TT-BCT chế độ báo cáo này duy trì cần thiết, phục vụ mục đích quản lý nhà nước, tần suất báo cáo phù hợp.
81. Báo cáo hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu về tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (tần suất 01 lần/ năm)
- Lý do: Tần suất báo cáo là phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương và phù hợp với yêu cầu báo cáo của Bộ Công Thương đến Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội theo quy định tại Điều 42 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số Điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
82. Báo cáo tình hình thực hiện kiểm định về Sở Công Thương nơi lắp đặt máy, thiết bị (tần suất 01 lần/ năm)
- Lý do: Báo cáo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Thông tư 09/2017/TT-BCT. Tần suất báo cáo là phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.
83. Báo cáo về công tác quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí (tần suất 1 lần/năm)
- Lý do: Báo cáo quy định tại Luật Dầu khí; Quyết định số 04/2015/QĐ-TTg. Tần suất báo cáo 01 lần/năm tới Bộ Công Thương là phù hợp với yêu cầu quản lý công tác an toàn trong hoạt động dầu khí, Đánh giá hiệu quả công tác quản lý an toàn và các biện pháp phòng ngừa để tránh xảy ra sự cố, tai nạn tương tự.
84. Báo cáo các vướng mắc, kiến nghị các vấn đề liên quan đến chai chứa LPG trên đại bàn quản lý (tần suất 01 lần/ năm)
- Lý do: Báo cáo quy định tại Thông tư 18/2013/TT-BCT. Tần suất báo cáo là phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước đối với chai chứa LPG trong tình hình thực tiễn có nhiều bất cập trong quản lý, sử dụng chai chứa LPG (chiếm dụng chai, cắt tay xách, mài lô gô, không kiểm định...).
85. Hoạt động quản lý kỹ thuật an toàn trong khai thác quặng hầm lò
- Lý do: Vì được quy định tại Thông tư số 31/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 ban hành Quy chuẩn VN 04:2017/BCT về an toàn trong khai thác quặng hầm lò có hiệu lực từ ngày 01/7/2018 trong đó quy định việc báo cáo về Bộ Công Thương thông qua Cục ATMT vào ngày 20/01 của năm sau.
86. Báo cáo việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong sản xuất thuốc nổ công nghiệp bằng thiết bị di động
- Lý do: Quy định tại Thông tư 18/2014/TT-BCT. Báo cáo tình hình thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong sản xuất thuốc nổ công, nghiệp bằng thiết bị di động.
87. Báo cáo Danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
- Lý do: Dựa trên danh sách 63 tỉnh thành cung cấp Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hàng năm được quy định tại Thông tư 09/2012/TT-BCT.
88. Báo cáo định kỳ của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng
- Lý do: Báo cáo được quy định tại Thông tư số 36/2016/TT-BCT; Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg. Doanh nghiệp thực hiện việc tự công bố dán nhãn năng lượng, để quản lý Bộ Công Thương cần có số liệu tổng hợp báo cáo thực hiện của Doanh nghiệp để đánh giá tác động chương trình, có số liệu để thực hiện chương trình đánh giá hậu kiểm.
89. Báo cáo hoạt động thử nghiệm phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng
- Lý do: Báo cáo được quy định tại Thông tư số 36/2016/TT-BCT; Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg Bộ Công Thương tổng hợp số liệu của Phòng thử nghiệm để kiểm tra chéo với nội dung công bố dán nhãn của Doanh nghiệp, đánh giá tác động chương trình, có số liệu để lên chương trình đánh giá hậu kiểm, và điều chỉnh các tiêu chuẩn, quy chuẩn về hiệu suất năng lượng.
90. Báo cáo tình hình tiêu thụ năng lượng của các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, định mức tiêu hao năng lượng hàng năm
- Lý do: Báo cáo được quy định tại Thông tư 09/2012/TT-BCT, báo cáo online đơn vị nhập trên hệ thống, Cơ quan Bộ có thể quản lý, xem và tạo báo cáo trực tuyến.
91. Báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- Lý do: Báo cáo được quy định tại Thông tư 09/2012/TT-BCT Chế độ báo cáo này phù hợp, đề nghị giữ nguyên không đơn giản hóa.
92. Báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện định mức tiêu hao năng lượng trong năm hiện hành của các đơn vị sản xuất giấy tại địa phương
- Lý do: quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 8 Thông tư số 24/2017/TT-BCT. Tần suất, nội dung của báo cáo phù hợp và cần thiết để phục vụ công tác quản lý.
93. Báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện định mức tiêu hao năng lượng trong năm hiện hành của các đơn vị sản xuất nhựa tại địa phương
- Lý do: quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư số 38/2016/TT-BCT. Tần suất, nội dung của báo cáo phù hợp và cần thiết để phục vụ công tác quản lý.
94. Báo cáo tình hình thực hiện định mức năng lượng ngành công nghiệp sản xuất bia và nước giải khát tại địa phương
- Lý do: quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư số 19/2016/TT-BCT. Tần suất, nội dung của báo cáo phù hợp và cần thiết để phục vụ công tác quản lý.
95. Báo cáo tình hình thực hiện định mức năng lượng ngành công nghiệp sản xuất thép tại địa phương
- Lý do: quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư số 20/2016/TT-BCT. Tần suất, nội dung của báo cáo phù hợp và cần thiết để phục vụ công tác quản lý.
96. Báo cáo tình hình thực hiện định mức tiêu hao năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất bia và nước giải khát tại cơ sở sản xuất
- Lý do: quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 19/2016/TT-BCT. Tần suất, nội dung của báo cáo phù hợp và cần thiết để phục vụ công tác quản lý.
97. Báo cáo tình hình thực hiện định mức tiêu hao năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất thép tại cơ sở sản xuất
- Lý do: quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 20/2016/TT-BCT. Tần suất, nội dung của báo cáo phù hợp và cần thiết để phục vụ công tác quản lý.
98. Báo cáo tình hình thực hiện định mức tiêu hao năng lượng trong ngành sản xuất nhựa tại cơ sở sản xuất
- Lý do: quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 38/2016/TT-BCT. Tần suất, nội dung của báo cáo phù hợp và cần thiết để phục vụ công tác quản lý.
99. Báo cáo tình hình thực hiện định mức tiêu hao năng lượng trong ngành sản xuất giấy tại cơ sở sản xuất
- Lý do: quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 24/2017/TT-BCT. Tần suất, nội dung của báo cáo phù hợp và cần thiết để phục vụ công tác quản lý.
100. Báo cáo về Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
- Lý do: mới được quy định tại Khoản 2 Điều 40 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP để phục vụ công tác quản lý nhà nước.
101. Báo cáo thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
- Lý do: mới được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 40 Nghị định 09/2018/NĐ-CP để phục vụ công tác quản lý nhà nước.
102. Báo cáo định kỳ hoạt động nhượng quyền thương mại trên địa bàn
- Lý do: Đây là báo cáo hiện đang phục vụ công tác quản lý nhà nước nên không thể bãi bỏ. Tần suất báo cáo của các chế độ báo cáo trên là 01 lần/năm là phù hợp, quy định tại Nghị định 35/2006; Thông tư 09/2006/TT-BTM.
103. Báo cáo tình hình cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện tại địa phương
- Lý do: Đây là báo cáo hiện đang phục vụ công tác quản lý nhà nước nên không thể bãi bỏ. Tần suất báo cáo của các chế độ báo cáo trên là 01 lần/năm là phù hợp, báo cáo được quy định tại Nghị định 07/2016/NĐ-CP.
104. Báo cáo Thông báo chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh
- Lý do: Đây là báo cáo hiện đang phục vụ công tác quản lý nhà nước nên không thể bãi bỏ. Tần suất báo cáo của các chế độ báo cáo trên là 01 lần/năm là phù hợp, được quy định tại Thông tư 11/2016/TT-BCT.
105. Báo cáo hoạt động của Chi nhánh
- Lý do: Đây là báo cáo hiện đang phục vụ công tác quản lý nhà nước nên không thể bãi bỏ. Tần suất báo cáo của các chế độ báo cáo trên là 01 lần/năm là phù hợp, được quy định tại Thông tư 11/2016/TT-BCT.
106. Báo cáo tình hình triển khai thực hiện dự án đầu tư kho xăng dầu, kho LPG, kho LNG thuộc dự án đầu tư trong Quy hoạch phát triển xăng dầu, kho LPG, kho LNG đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Lý do: Báo cáo được quy định tại Thông tư số 39/2013/TT-BCT. Tần suất báo cáo của các chế độ báo cáo trên là 01 lần/năm là phù hợp.
107. Báo cáo hoạt động đấu thầu
- Lý do: Báo cáo quy định tại Thông tư 06/2017/TT-BCT Báo cáo tình hình triển khai và kết quả hoạt động đấu thầu của các dự án sử dụng vốn đầu tư công tần suất báo cáo của các chế độ báo cáo trên là 01 lần/năm phù hợp.
108. Báo cáo công tác quản lý thị trường
- Lý do: Báo cáo quy định tại Thông tư 41/2013/TT-BCT tổng hợp số liệu, báo cáo về tình hình công tác chung; các hoạt động kiểm tra, xử lý hành chính của Cục Quản lý thị trường để báo cáo Lãnh đạo Bộ. Các báo cáo trên qua đánh giá là cần thiết, phù hợp
109. Báo cáo thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ theo quy định và yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền
- Lý do: Báo cáo quy định tại Thông tư 34/2015/TTLT-BCT-BNV tổng hợp số liệu, báo cáo về tình hình công tác chung; các hoạt động kiểm tra, xử lý hành chính của Cục Quản lý thị trường để báo cáo Lãnh đạo Bộ. Các báo cáo trên qua đánh giá là cần thiết, phù hợp
110. Báo cáo kết quả phối hợp và tình hình thực hiện Thông tư quy định về công tác phối hợp giữa cơ quan quản lý thị trường các cấp trong hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính
- Lý do: Báo cáo quy định tại Thông tư 34/2014/TT-BCT tổng hợp số liệu, báo cáo về tình hình công tác chung; các hoạt động kiểm tra, xử lý hành chính của Cục Quản lý thị trường để báo cáo Lãnh đạo Bộ. Các báo cáo trên qua đánh giá là cần thiết, phù hợp
111. Báo cáo tình hình in ấn, phát hành, sử dụng ấn chỉ
- Lý do: Báo cáo quy định tại Thông tư số 26/2013/TT-BCT tổng hợp số liệu, báo cáo về tình hình công tác chung; các hoạt động kiểm tra, xử lý hành chính của Cục Quản lý thị trường để báo cáo Lãnh đạo Bộ. Các báo cáo trên qua đánh giá là cần thiết, phù hợp
112. Báo cáo kết quả vụ việc đã kiểm tra và xử lý được cơ quan tài chính trích kinh phí
- Lý do: Báo cáo quy định tại Thông tư số 02/2009/TT-BCT tổng hợp số liệu, báo cáo về tình hình công tác chung; các hoạt động kiểm tra, xử lý hành chính của Cục Quản lý thị trường để báo cáo Lãnh đạo Bộ. Các báo cáo trên qua đánh giá là cần thiết, phù hợp
113. Báo cáo tháng/quý/năm triển khai công tác quản lý thị trường 389/QG
- Lý do: Báo cáo tổng hợp số liệu, báo cáo về tình hình công tác chung; các hoạt động kiểm tra, xử lý hành chính của Cục Quản lý thị trường để báo cáo Lãnh đạo Bộ.
114. Báo cáo tình hình xuất khẩu gạo
- Lý do: Báo cáo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 22 Nghị định 107/2018/NĐ-CP về tình hình xuất khẩu gạo theo các tiêu chí: số lượng, trị giá, chủng loại thóc, gạo, thị trường, khách hàng nhập khẩu, thương nhân xuất khẩu; cửa khẩu xuất khẩu; số liệu về xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng.
115. Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa trên địa bàn
- Lý do: mới được quy định tại Điểm b Khoản 9 Điều 33 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP để tổng hợp báo cáo phục vụ quản lý điều hành của Bộ Công Thương và báo cáo Thủ tướng Chính phủ
116. Báo cáo tình hình tuân thủ Quy định Pháp luật của Thương nhân
- Lý do: mới được quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 69/NĐ-CP để tổng hợp báo cáo phục vụ quản lý điều hành của Bộ Công Thương và báo cáo Thủ tướng Chính phủ
117. Báo cáo số liệu thống kê hoạt động Kinh doanh tạm nhập tái xuất
- Lý do: mới được quy định tại Khoản 2 Điều 34 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP để tổng hợp báo cáo phục vụ quản lý điều hành của Bộ Công Thương và báo cáo Thủ tướng Chính phủ
118. Báo cáo diễn biến tình hình giá thóc, gạo trong nước; giá thóc, gạo xuất khẩu; lượng gạo tồn kho.
- Lý do: mới được quy định tại Khoản 6 Điều 23 Nghị định số 107/2018/NN-CP để tổng hợp báo cáo phục vụ quản lý điều hành của Bộ Công Thương và báo cáo Thủ tướng Chính phủ
119. Tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo trong kỳ báo cáo
- Lý do: mới được quy định tại Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP để tổng hợp báo cáo phục vụ quản lý điều hành của Bộ Công Thương và báo cáo Thủ tướng Chính phủ
120. Báo cáo tổng hợp số liệu phục vụ công tác điều hành
- Lý do: mới được quy định tại Khoản 3 Điều 24 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 30/2018/TT-BCT để tổng hợp báo cáo phục vụ quản lý điều hành của Bộ Công Thương và báo cáo Thủ tướng Chính phủ
121. Báo cáo hoạt động kinh doanh xuất khẩu Gạo
- Lý do: mới được quy định tại Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP để tổng hợp báo cáo phục vụ quản lý điều hành của Bộ Công Thương và báo cáo Thủ tướng Chính phủ
122. Báo cáo tình hình Kinh doanh tạm nhập tái xuất được thực hiện
- Lý do: mới được quy định tại Khoản 5 Điều 31 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP để tổng hợp báo cáo phục vụ quản lý điều hành của Bộ Công Thương và báo cáo Thủ tướng Chính phủ
123. Báo cáo tình hình thực hiện nhập khẩu
- Lý do: mới được quy định tại Khoản 4 Điều 15 Thông tư số 12/2018/TT-BCT để tổng hợp báo cáo phục vụ quản lý điều hành của Bộ Công Thương và báo cáo Thủ tướng Chính phủ
124. Báo cáo tình hình thực hiện Quy chế về cấp phép nhập khẩu hàng hóa
- Lý do: Báo cáo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Quyết định số 41/2015/QĐ-TTg. Để tổng hợp báo cáo phục vụ quản lý điều hành của Bộ Công Thương và báo cáo Thủ tướng Chính phủ,
125. Báo cáo tình hình xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới
- Lý do: Để có thông tin tổng hợp báo cáo theo quy định mới ban hành tại Khoản 3, Điều 4 Thông tư số 01/2018/TT-BCT.
126. Báo cáo tình hình mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới
- Lý do: Để có thông tin tổng hợp báo cáo theo quy định mới ban hành tại điểm b, Khoản 2, Điều 4 Thông tư số 01/2018/TT-BCT.
127. Báo cáo tình hình nhập khẩu hàng hóa theo hạn ngạch thuế quan
- Lý do: Để có thông tin tổng hợp báo cáo theo quy định mới ban hành tại Khoản 4, Điều 15 Thông tư số 12/2018/TT-BCT.
128. Báo cáo tình hình thực hiện nhập khẩu xăng dầu, mua xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước, pha chế xăng dầu, xuất khẩu xăng dầu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu
- Lý do: Quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP; Thông tư 38/2014/TT-BCT yêu cầu về thời điểm, tần suất, hình thức và nội dung báo cáo đã phù hợp, đơn giản cần thiết cho hoạt động quản lý ngành.
129. Báo cáo tình hình sản xuất, nhập khẩu nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm xăng dầu
- Lý do: Quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP; Thông tư 38/2014/TT-BCT yêu cầu về thời điểm, tần suất, hình thức và nội dung báo cáo đã phù hợp, đơn giản cần thiết cho hoạt động quản lý ngành.
130. Báo cáo đánh giá khả năng nhập khẩu cả năm, đề nghị điều chỉnh tăng, giảm hạn ngạch nhập khẩu được cấp
- Lý do: để có thông tin, cơ sở tổng hợp đề xuất điều chỉnh tăng, giảm hạn ngạch nhập khẩu, quy định tại Khoản 4, Điều 15 Thông tư số 12/2018/TT-BCT,
131. Báo cáo tình hình nhập khẩu tự động thuốc lá điếu, xì gà
- Lý do: Báo cáo quy định tại Thông tư 37/2013/TT-BCT. Để có thông tin, cơ sở tổng hợp báo cáo theo quy định.
132. Báo cáo tình hình nhập khẩu ô tô
- Lý do: Báo cáo theo quy định tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP yêu cầu về thời điểm, tần suất, hình thức và nội dung báo cáo đã phù hợp, đơn giản cần thiết cho hoạt động quản lý ngành.
133. Báo cáo định kỳ hàng năm tình hình triển khai thực hiện Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017
- Lý do: thời điểm, tần suất, hình thức và yêu cầu nội dung báo cáo đã phù hợp, đơn giản.
134. Báo cáo tình hình cấp C/O
- Lý do: Báo cáo được quy định Thông tư 01/2010/TT-BCT yêu cầu về thời điểm, tần suất, hình thức và nội dung báo cáo đã phù hợp, đơn giản cần thiết cho hoạt động quản lý ngành.
135. Báo cáo tình hình thực hiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển
- Lý do: Báo cáo để Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có cơ sở tổng hợp tình hình thực hiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt của ngành.
136. Báo cáo công tác quản lý hóa chất và tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất của tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý do Sở Công Thương báo cáo Bộ Công Thương
- Lý do: để thực hiện các quy định mới ban hành tại Nghị định số 113/2017/NĐ-CP và Thông tư số 32/2017/TT-BCT. Yêu cầu về thời điểm, tần suất, hình thức và nội dung báo cáo đã phù hợp, đơn giản cần thiết cho hoạt động quản lý ngành.
137. Báo cáo hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới
- Lý do: Báo cáo theo quy định tại Luật Hóa chất. Yêu cầu về thời điểm, tần suất, hình thức và nội dung báo cáo đã phù hợp, đơn giản cần thiết cho hoạt động quản lý ngành.
138. Báo cáo sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm
- Lý do: Nội dung báo cáo theo quy định tại Luật Hóa chất. Yêu cầu về thời điểm, tần suất, hình thức và nội dung báo cáo đã phù hợp, đơn giản cần thiết cho hoạt động quản lý ngành.
139. Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc nổ Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ
Lý do: để thực hiện các quy định mới ban hành tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định 71/2018/NĐ-CP. Yêu cầu về thời điểm, tần suất, hình thức và nội dung báo cáo đã phù hợp, đơn giản cần thiết cho hoạt động quản lý ngành.
140. Báo cáo tình hình kinh doanh tình hình kiểm tra tiền chất thuốc nổ công nghiệp của các tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn quản lý
Lý do: để thực hiện các quy định mới ban hành tại Điều 18 Thông tư số 13/2018/TT-BCT. Yêu cầu về thời điểm, tần suất, hình thức và nội dung báo cáo đã phù hợp, đơn giản cần thiết cho hoạt động quản lý ngành.
141. Báo cáo tình hình sử dụng hóa chất trên cơ sở nội dung đã đăng ký do cá nhân báo cáo Sở Công Thương
Lý do: để thực hiện các quy định mới ban hành tại Điều 18 Thông tư số 13/2018/TT-BCT. Yêu cầu về thời điểm, tần suất, hình thức và nội dung báo cáo đã phù hợp, đơn giản cần thiết cho hoạt động quản lý của Sở Công Thương.
142. Báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động hóa chất
- Lý do: để thực hiện các quy định mới ban hành tại Điều 36 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư số 32/2017/TT-BCT. Yêu cầu về thời điểm, tần suất, hình thức và nội dung báo cáo đã phù hợp, đơn giản cần thiết cho hoạt động quản lý ngành.
143. Báo cáo của Tổ chức cá nhân có trách nhiệm tuân thủ chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất tại Thông tư 55/2014/TT-BCT; chấp hành sự thanh tra kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền
- Lý do: Yêu cầu về thời điểm, tần suất, hình thức và nội dung báo cáo đã phù hợp, đơn giản cần thiết cho hoạt động quản lý ngành.
144. Báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất thuộc địa bàn quản lý do Sở Công Thương báo cáo Bộ Công Thương
- Lý do: để thực hiện các quy định mới ban hành tại Thông tư số 32/2017/TT-BCT. Yêu cầu về thời điểm, tần suất, hình thức và nội dung báo cáo đã phù hợp, đơn giản cần thiết cho hoạt động quản lý ngành.
145. Báo cáo tình hình sử dụng hóa chất nguy hiểm thuộc địa bàn quản lý do Sở Công Thương báo cáo Bộ Công Thương
- Lý do: để thực hiện các quy định mới ban hành tại Thông tư số 32/2017/TT-BCT. Yêu cầu về thời điểm, tần suất, hình thức và nội dung báo cáo đã phù hợp, đơn giản cần thiết cho hoạt động quản lý ngành.
146. Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch, Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất do cơ sở hóa chất báo cáo Sở Công Thương
- Lý do: để thực hiện các quy định mới ban hành tại Thông tư số 32/2017/TT-BCT. Yêu cầu về thời điểm, tần suất, hình thức và nội dung báo cáo đã phù hợp, đơn giản cần thiết cho hoạt động quản lý ngành.
147. Báo cáo tình hình sản xuất tiền chất công nghiệp
- Lý do: để thực hiện các quy định mới ban hành tại Thông tư số 32/2017/TT-BCT. Yêu cầu về thời điểm, tần suất, hình thức và nội dung báo cáo đã phù hợp, đơn giản cần thiết cho hoạt động quản lý ngành.
148. Báo cáo tình hình xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng và tồn trữ tiền chất
- Lý do: để thực hiện các quy định mới ban hành tại Thông tư số 32/2017/TT-BCT. Yêu cầu về thời điểm, tần suất, hình thức và nội dung báo cáo đã phù hợp, đơn giản cần thiết cho hoạt động quản lý ngành.
149. Báo cáo tình hình kinh doanh tiền chất công, nghiệp
- Lý do: để thực hiện các quy định mới ban hành tại Thông tư số 32/2017/TT-BCT. Yêu cầu về thời điểm, tần suất, hình thức và nội dung báo cáo đã phù hợp, đơn giản cần thiết cho hoạt động quản lý ngành.
150. Báo cáo tình hình sản xuất tiêu thụ dầu khí
- Lý do: phục vụ công tác quản lý chuyên ngành trong lĩnh vực Dầu khí.
151. Báo cáo tình hình triển khai các dự án trọng điểm dầu khí
- Lý do: phục vụ tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo nhà nước các dự án trọng điểm về Dầu khí.
152. Báo cáo tình hình triển khai các dự án cấp bách dầu khí
Lý do: kịp thời nắm bắt, báo cáo Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền nếu có.
153. Báo cáo tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy lọc dầu Dung Quất
Lý do: phục vụ công tác theo dõi, nắm bắt tình hình và điều chỉnh phù hợp trong trường hợp Nhà máy gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.
154. Báo cáo tình hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử
Lý do: Báo cáo quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP; Thông tư 47/2014/TT-BCT; Thông tư 59/2015/TT-BCT đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành, quản lý của Bộ Công Thương cũng như yêu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
155. Báo cáo về tình hình hoạt động của các website và ứng dụng thương mại điện tử bán hàng
Lý do: Báo cáo quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP; Thông tư 47/2014/TT-BCT; Thông tư 59/2015/TT-BCT. Phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của Bộ Công Thương
156. Báo cáo về hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
Lý do: Báo cáo quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP; Thông tư 47/2014/TT-BCT; Thông tư 59/2015/TT-BCT. Phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của Bộ Công Thương
157. Báo cáo định kỳ tình hình hoạt động thương mại điện tử
Lý do: Báo cáo quy định tại Thông tư 47/2014/TT-BCT. Phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của Bộ Công Thương
158. Báo cáo đột xuất/ định kỳ (trước 30/01 hàng năm) tình hình sản xuất, lắp ráp ô tô
Lý do: Báo cáo được quy định tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP.
+ Ô tô là hàng hóa đặc biệt có khả năng gây ảnh hưởng đến an toàn của người tiêu dùng cũng như môi trường (ô tô thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) nên việc doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo đột xuất/định kỳ về tình hình sản xuất, lắp ráp ô tô là hết sức cần thiết để cơ quan quản lý nắm bắt được lượng xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong từng thời kỳ.
+ Việc nắm bắt tình hình sản xuất, lắp ráp ô tô sẽ giúp cơ quan quản lý thực hiện tốt chức năng tham mưu, đề xuất các giải pháp phát triển thị trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
159. Báo cáo tình hình xuất khẩu khoáng sản
Lý do: Báo cáo được quy định tại Thông tư số 12/2016/TT-BCT, khoáng sản là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, và cũng là hàng hóa đặc biệt có khả năng gây ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình khai thác, kinh doanh, chế biến, sử dụng. Việc khai thác, sử dụng khoáng sản cần phù hợp với định hướng của Nhà nước là sử dụng hiệu quả, không xuất khẩu thô khoáng sản, bảo đảm các vấn đề môi trường trong quá trình khai thác, kinh doanh khoáng sản.
160. Báo cáo kết quả thực hiện công nghệ, thiết bị sản xuất thép
Lý do: Báo cáo được quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BCT quản lý việc sử dụng công nghệ, thiết bị của các cơ sở sản xuất gang, thép ngăn chặn doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu sử dụng nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường.
161. Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá, Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá và kinh doanh sản phẩm thuốc lá của thương nhân trên địa bàn
Lý do: Báo cáo được quy định tại Nghị định 67/2013/NĐ-CP; Khoản 3 Điều 14 Thông tư 21/2013/TT-BCT.
+ Việc nắm bắt tình hình cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện trồng cây thuốc lá, Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá nhằm quản lý hoạt động đầu tư, mua bán nguyên liệu thuốc lá; hỗ trợ hoạt động quy hoạch và phát triển vùng trồng; có các biện pháp quản lý, chống buôn lậu, gian lận thương mại trong hoạt động mua bán nguyên liệu thuốc lá vốn đang nhạy cảm hiện nay; phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
+ Ngoài ra, Thuốc lá mặt hàng kinh doanh có điều kiện, không khuyến khích tiêu dùng và sản xuất. Vì vậy, việc kiểm soát các mặt hằng (từ nguồn cung đến việc tiêu dùng) này là hết sức cần thiết, phù hợp với định hướng của Nhà nước đối với quản lý các sản phẩm này.
162. Báo cáo tình hình đầu tư trồng cây thuốc lá
Lý do: Báo cáo được quy định tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư số 21/2013/TT-BCT
+ Việc nắm bắt tình hình đầu tư trồng cây thuốc lá nhằm quản lý hoạt động đầu tư; hỗ trợ hoạt động quy hoạch và phát triển vùng trong; có các biện pháp quản lý; phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
+ Ngoài ra, thuốc lá mặt hàng kinh doanh có điều kiện, không khuyến khích tiêu dùng và sản xuất. Vì vậy, việc kiểm soát các mặt hàng (từ nguồn cung đến việc tiêu dùng) này là hết sức cần thiết, phù hợp với định hướng của Nhà nước đối với quản lý các sản phẩm này.
163. Báo cáo tình hình nhập khẩu nguyên liệu, giấy cuốn điếu thuốc lá để sản xuất thuốc lá tiêu thụ trong nước
Lý do: báo cáo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Thông tư 21/2013/TT-BCT
+ Nguyên liệu thuốc lá và giấy cuốn điếu là mặt hàng thuộc diện quản lý của Bộ Công Thương; doanh nghiệp phải báo cáo để Bộ Công Thương quản lý đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất; phục vụ hoạt động quản lý nhà nước, cấp giấy phép cho doanh nghiệp.
+ Ngoài ra, thuốc lá mặt hàng kinh doanh có điều kiện, không khuyến khích tiêu dùng và sản xuất. Vì vậy, việc kiểm soát các mặt hàng (từ nguồn cung đến việc tiêu dùng) này là hết sức cần thiết, phù hợp với định hướng của Nhà nước đối với quản lý các sản phẩm này.
164. Báo cáo số đơn vị có giao dịch Thương mại điện tử
Lý do: báo cáo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 41/2016/TT-BCT ngày 30/12/2016
+ Hoạt động Báo cáo số đơn vị có giao dịch thương mại điện tử tại địa phương nhằm thu thập chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin các chỉ tiêu thống kê trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Bộ Công Thương cũng như nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
+ Quy định Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
165. Báo cáo tình hình đầu tư trồng cây thuốc lá
Lý do: báo cáo quy định tại Thông tư 21/2013/TT-BCT.
+ Hoạt động nhằm nắm bắt tình hình đầu tư trồng cây thuốc lá nhằm quản lý hoạt động đầu tư.
+ Ngoài ra, thuốc lá mặt hàng kinh doanh có điều kiện, không khuyến khích tiêu dùng và sản xuất. Vì vậy, việc kiểm soát các mặt hàng (từ nguồn cung đến việc tiêu dùng) này là hết sức cần thiết, phù hợp với định hướng của Nhà nước đối với quản lý các sản phẩm này.
166. Báo cáo tình hình thực hiện sản xuất xuất khẩu, gia công xuất khẩu nguyên liệu thuốc lá
Lý do: báo cáo được quy định tại Khoản 7 điều 15 Thông tư số 21/2013/TT-BCT.
+ Hoạt động gia công xuất khẩu nguyên liệu thuốc lá phải được Bộ Công Thương cấp phép. Việc gia công và xuất trả cho đối tác nước ngoài phải được kiểm soát chặt chẽ nhằm tránh gian lận. Mặt hàng nguyên liệu thuốc lá hiện nay đang rất nhạy cảm trong hoạt động gian lận thương mại, buôn lậu.
+ Ngoài ra, thuốc lá mặt hằng kinh doanh có điều kiện, không khuyến khích tiêu dùng và sản xuất. Vì vậy, việc kiểm soát các mặt hàng (từ nguồn cung đến việc tiêu dùng) này là hết sức cần thiết, phù hợp với định hướng của Nhà nước đối với quản lý các sản phẩm này.
167. Báo cáo Thống kê sản lượng, loại sản phẩm thuốc lá kinh doanh (theo hệ thống phân phối, bán buôn, bán lẻ)
Lý do: Quy định tại Khoản 9 Điều 15 Thông tư số 21/2013/TT-BCT
+ Định kỳ 06 (sáu) tháng Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá phải gửi báo cáo thống kê sản lượng, loại sản phẩm thuốc lá kinh doanh (theo hệ thống phân phối, bán buôn, bán lẻ) của đơn vị mình về Bộ Công Thương và Sở Công Thương nơi thương nhân đặt trụ sở chính.
168. Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu ủy thác nguyên liệu thuốc lá
Lý do: báo cáo quy định tại Khoản 5 Điều 15 Thông tư số 21/2013/TT-BCT
+ Nguyên liệu thuốc lá thuộc diện quản lý của Bộ Công Thương; việc quản lý hoạt động nhập khẩu, mua bán nguyên liệu thuốc lá cần phải được quản lý chặt chẽ; việc mua bán nguyên liệu thuốc lá phải thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương; mặt hàng nguyên liệu thuốc lá hiện nay đang nóng về hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại vì vậy việc báo cáo cũng là công cụ để kiểm soát tình trạng này.
+ Ngoài ra, thuốc lá mặt hàng kinh doanh có điều kiện, không khuyến khích tiêu dùng và sản xuất. Vì vậy, việc kiểm soát các mặt hàng (từ nguồn cung đến việc tiêu dùng) này là hết sức cần thiết, phù hợp với định hướng của Nhà nước đối với quản lý các sản phẩm này.
169. Báo cáo tình hình nhập khẩu và sử dụng máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá
Lý do: Báo cáo quy định tại Khoản 8 điều 15 Thông tư số 21/2013/TT-BCT
+ Máy móc thiết bị là mặt hàng thuộc diện quản lý của Bộ Công Thương; máy móc sử dụng vào mục đích sản xuất nội tiêu và xuất khẩu được quản lý chặt chẽ; ngoài ra, một số loại hình máy móc mượn của đối tác theo hình thức tạm nhập, tái xuất cũng cần phải được quản lý chặt chẽ; năng lực máy móc của từng đơn vị phải thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương.
+ Ngoài ra, thuốc lá mặt hàng kinh doanh có điều kiện, không khuyến khích tiêu dùng và sản xuất. Vì vậy, việc kiểm soát các mặt hàng (từ nguồn cung đến việc tiêu dùng) này là hết sức cần thiết, phù hợp với định hướng của Nhà nước đối với quản lý các sản phẩm này.
170. Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh chế biến nguyên liệu thuốc lá
Lý do: Báo cáo quy định tại Khoản 6 Điều 15 Thông tư 21/2013/TT-BCT
+ Nguyên liệu thuốc lá thuộc diện quản lý của Bộ Công Thương; việc quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nguyên liệu thuốc lá cần phải được quản lý chặt chẽ; việc sản xuất - kinh doanh nguyên liệu thuốc lá phải thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương; mặt hàng nguyên liệu thuốc lá hiện nay đang nóng về hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại vì vậy việc báo cáo cũng là công cụ để kiểm soát tình trạng này.
+ Ngoài ra, thuốc lá mặt hàng kinh doanh có điều kiện, không khuyến khích tiêu dùng và sản xuất. Vì vậy, việc kiểm soát các mặt hàng (từ nguồn cung đến việc tiêu dùng) này là hết sức cần thiết, phù hợp với định hướng của Nhà nước đối với quản lý các sản phẩm này.
171. Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh thuốc lá
Lý do: báo cáo được quy định tại Nghị định 67/2013/NĐ-CP; Nghị định 106/2017/NĐ-CP
+ Để được sản xuất, kinh doanh thuốc lá phải được Bộ Công Thương cấp phép và Bộ Công Thương quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh này. Sản lượng đầu ra của đơn vị phải nằm trong quy định của Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá. Việc báo cáo này phục vụ quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
+ Ngoài ra, thuốc lá mặt hàng kinh doanh có điều kiện, không khuyến khích tiêu dùng và sản xuất. Vì vậy, việc kiểm soát các mặt hàng (từ nguồn cung đến việc tiêu dùng) này là hết sức cần thiết, phù hợp với định hướng của Nhà nước đối với quản lý các sản phẩm này.
172. Báo cáo nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá để sản xuất sản phẩm thuốc lá tiêu thụ trong nước và chế biến sợi thuốc lá của năm sau
Lý do: báo cáo được quy định tại Nghị định 67/2013/NĐ-CP; Nghị định 106/2017/NĐ-CP
+ Báo cáo nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá để sản xuất sản phẩm thuốc lá tiêu thụ trong nước và chế biến sợi thuốc lá của năm sau là cơ sở để Bộ Công Thương thông báo chỉ tiêu và cấp phép cho các đơn vị sản xuất sản phẩm thuốc lá điếu trong nước.
+ Ngoài ra, thuốc lá mặt hàng kinh doanh có điều kiện, không khuyến khích tiêu dùng và sản xuất. Vì vậy, việc kiểm soát các mặt hàng (từ nguồn cung đến việc tiêu dùng) này là hết sức cần thiết, phù hợp với định hướng của Nhà nước đối với quản lý các sản phẩm này.
173. Báo cáo về hoạt động sản xuất sản phẩm thuốc lá và nhập khẩu sản phẩm thuốc lá
Lý do: Báo cáo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư số 21/2013/TT-BCT
+ Để được sản xuất, nhập khẩu thuốc lá điếu tiêu thụ nội địa phải được Bộ Công Thương cấp phép và Bộ Công Thương quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh này. Sản lượng đầu ra của đơn vị phải nằm trong quy định của Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá. Việc báo cáo này phục vụ quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
+ Ngoài ra, thuốc lá mặt hàng kinh doanh có điều kiện, không khuyến khích tiêu dùng và sản xuất. Vì vậy, việc kiểm soát các mặt hàng (từ nguồn cung đến việc tiêu dùng) này là hết sức cần thiết, phù hợp với định hướng của Nhà nước đối với quản lý các sản phẩm này.
174. Báo cáo tình hình mua bán nguyên liệu thuốc lá trong nước để sản xuất sản phẩm thuốc lá tiêu thụ trong nước và sản xuất xuất khẩu
Lý do: Báo cáo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Thông tư số 21/2013/TT-BCT
+ Để quản lý chặt chẽ hoạt động đầu tư trồng cây thuốc lá, có chính sách phát triển vùng trồng để nâng cao chất lượng; nâng cao tỷ lệ sử dụng nguyên liệu trong nước để thay thế nguyên liệu nhập khẩu. Việc báo cáo này phục vụ quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
+ Ngoài ra, thuốc lá mặt hàng kinh doanh có điều kiện, không khuyến khích tiêu dùng và sản xuất. Vì vậy, việc kiểm soát các mặt hàng (từ nguồn cung đến việc tiêu dùng) này là hết sức cần thiết, phù hợp với định hướng của Nhà nước đối với quản lý các sản phẩm này.
175. Báo cáo tình hình kinh doanh của Thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá.
- Báo cáo quy định tại Khoản 10 Điều 15 Thông tư số 21/2013/TT-BCT báo cáo phục vụ công tác kiểm soát, quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
176. Báo cáo tình hình kinh doanh của Thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá
- Báo cáo quy định tại Khoản 10 Điều 15 Thông tư số 21/2013/TT-BCT báo cáo phục vụ công tác kiểm soát, quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
177. Báo cáo tình hình kinh doanh của Thương nhân bán lẻ thuốc lá
- Báo cáo quy định tại Khoản 10 Điều 15 Thông tư số 21/2013/TT-BCT báo cáo phục vụ công tác kiểm soát, quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
178. Báo cáo tình hình sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại trên địa bàn
Lý do: Rượu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng nếu sử dụng không kiểm soát và sử dụng sản phẩm kém chất lượng. Trong quá trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ của ngành rượu còn nhiều bất cập, việc quản lý sản xuất rượu thủ công vẫn chưa chặt chẽ.
179. Báo cáo tình hình sản xuất rượu, tình hình phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu, tình hình bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên địa bàn
Lý do: báo cáo được quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP
+ Rượu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, không khuyến khích tiêu dùng và sản xuất. Vì vậy, việc kiểm soát các mặt hàng (từ nguồn cung đến việc tiêu dùng) này là hết sức cần thiết, phù hợp với định hướng của Nhà nước đối với quản lý các sản phẩm này.
+ Quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất rượu; phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
+ Việc báo cáo được quy định đối với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố và các đơn vị sản xuất - kinh rượu. Việc giảm bớt đối tượng thực hiện báo cáo sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thu thập số liệu phục vụ cho công tác quản lý nhà nước đối với mặt hàng hạn chế kinh doanh này.
180. Báo cáo tình hình sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại, tình hình bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ năm trước trên địa bàn
Lý do: báo cáo được quy định tại Khoản 3 Điều 32 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP. Rượu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng nếu sử dụng không kiểm soát và sử dụng sản phẩm kém chất lượng. Trong quá trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ của ngành rượu còn nhiều bất cập, việc quản lý sản xuất rượu thủ công vẫn chưa chặt chẽ.
181. Báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh rượu
Lý do: Báo cáo được quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP. Rượu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng nếu sử dụng không kiểm soát và sử dụng sản phẩm kém chất lượng. Trong quá trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ của ngành rượu còn nhiều bất cập, việc quản lý sản xuất rượu thủ công vẫn chưa chặt chẽ.
182. Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh các sản phẩm được hưởng ưu đãi công nghiệp hỗ trợ
Lý do: Báo cáo được quy định tại Thông tư 55/2015/TT-BCT. Để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với ngành công nghiệp hỗ trợ. Do công nghiệp hỗ trợ là nền tảng cho các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, là một trong những lĩnh vực công nghiệp ưu tiên phát triển theo định hướng của Đảng và Nhà nước (Nghị quyết số 23-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về định hướng phát triển công nghiệp Việt Nam), là nền tảng cho các ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Cơ quan QLNN cần phải nắm được thông tin doanh nghiệp CNHT cũng như sản phẩm CNHT mà doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi.
183. Báo cáo tình hình thực hiện phát triển công nghiệp hỗ trợ của địa phương
Lý do: Báo cáo được quy định tại Nghị định 111/2015/NĐ-CP; Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg. Để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với ngành công nghiệp hỗ trợ. Do công nghiệp hỗ trợ là nền tảng cho các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, là một trong nhũng lĩnh vực công nghiệp ưu tiên phát triển theo định hướng của Đảng và Nhà nước (Nghị quyết số 23-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về định hướng phát triển công nghiệp Việt Nam), là nền tảng cho các ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Cơ quan QLNN cần phải nắm được tình hình thực hiện phát triển CNHT tại địa phương và trên toàn quốc. Trên cơ sở đó cơ quan QLNN có thể đưa ra các chính sách phù hợp nhằm phát triển CNHT.
184. Báo cáo tổng hợp các dự án được xác nhận ưu đãi công nghiệp hỗ trợ
Lý do: Báo cáo được quy định tại Nghị định 111/2015/NĐ-CP; Thông tư 55/2015/TT-BCT. Để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với ngành công nghiệp hỗ trợ. Do công nghiệp hỗ trợ là nền tảng cho các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, là một trong những lĩnh vực công nghiệp ưu tiên phát triển theo định hướng của Đảng và Nhà nước (Nghị quyết số 23-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về định hướng phát triển công nghiệp Việt Nam), là nền tảng cho các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, cơ quan QLNN cần phải nắm được thông tin doanh nghiệp CNHT, dự án sản xuất cũng như sản phẩm CNHT mà doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi
185. Báo cáo sự thay đổi về sản phẩm được hưởng ưu đãi
Lý do: Báo cáo được quy định tại Thông tư số 55/2015/TT-BCT. Để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với ngành công nghiệp hỗ trợ. Do công nghiệp hỗ trợ là nền tảng cho các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, là một trong những lĩnh vực công nghiệp ưu tiên phát triển theo định hướng của Đảng và Nhà nước (Nghị quyết số 23-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về định hướng phát triển công nghiệp Việt Nam), là nền tảng cho các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, cơ quan QLNN cần phải nắm, cập nhật thông tin doanh nghiệp CNHT cũng như sản phẩm CNHT mà doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi.
186. Báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp của cơ sở mình.
- Lý do: Tần suất, nội dung của báo cáo phù hợp và cần thiết để phục vụ công tác quản lý. Báo cáo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BCT
187. Báo cáo số lượng, chủng loại, chất lượng VLNCN và các vấn đề có liên quan khác
- Lý do: Báo cáo quy định tại Thông tư 23/2009/TT-BCT. Tần suất, nội dung của báo cáo phù hợp và cần thiết để phục vụ công tác quản lý.
188. Báo cáo tình hình và kết quả kiểm tra chất lượng đối với các sản phẩm hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của mình.
- Lý do: Theo quy định tại Nghị định 132/2008/NĐ-CP. Tần suất, nội dung của báo cáo phù hợp và cần thiết để phục vụ công tác quản lý.
189. Báo cáo số lượng sản phẩm dệt may công bố hợp quy.
- Lý do: Báo cáo quy định tại Thông tư 21/2017/TT-BCT Tần suất, nội dung của báo cáo phù hợp và cần thiết để phục vụ công tác quản lý.
190. Báo cáo việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về máy nổ mìn điện tại địa phương
- Lý do: Báo cáo quy định tại Thông tư 14/2015/TT-BCT. Tần suất, nội dung của báo cáo phù hợp và cần thiết để phục vụ công tác quản lý.
191. Báo cáo thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các loại kíp nổ tại địa phương
- Lý do: Báo cáo quy định tại Thông tư 15/2015/TT-BCT. Tần suất, nội dung của báo cáo phù hợp và cần thiết để phục vụ công tác quản lý.
192. Báo cáo việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dây nổ mìn chịu nước tại địa phương.
- Lý do: Báo cáo quy định tại Thông tư 16/2015/TT-BCT. Tần suất, nội dung của báo cáo phù hợp và cần thiết để phục vụ công tác quản lý.
193. Báo cáo việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Amôni nitrat dùng để sản xuất thuốc nổ nhũ tương tại địa phương.
- Lý do: Báo cáo quy định tại Thông tư 17/2015/TT-BCT. Tần suất, nội dung của báo cáo phù hợp và cần thiết để phục vụ công tác quản lý.
194. Báo cáo việc thực hiện Quy chuẩn quốc gia về Dây cháy chậm công nghiệp tại địa phương.
- Lý do: Báo cáo quy định tại Thông tư 18/2015/TT-BCT. Tần suất, nội dung của báo cáo phù hợp và cần thiết để phục vụ công tác quản lý.
195. Báo cáo việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Mồi nổ dùng cho thuốc nổ công nghiệp tại địa phương
- Lý do: Báo cáo quy định tại Thông tư 20/2015/TT-BCT. Tần suất, nội dung của báo cáo phù hợp và cần thiết để phục vụ công tác quản lý.
196. Báo cáo tình hình thực hiện, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật về dây dẫn tín hiệu nổ dùng cho kíp nổ vi sai phi điện an toàn sử dụng trong mỏ hầm lò có khí Metan.
- Lý do: Báo cáo quy định tại Thông tư 16/2013/TT-BCT. Tần suất, nội dung của báo cáo phù hợp và cần thiết để phục vụ công tác quản lý.
197. Báo cáo tình hình thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kíp nổ vi sai phi điện an toàn sử dụng trong mỏ hầm lò có khí Metan
- Lý do: Báo cáo quy định tại Thông tư 17/2013/TT-BCT. Tần suất, nội dung của báo cáo phù hợp và cần thiết để phục vụ công tác quản lý.
198. Báo cáo tình hình thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về trang thiết bị, phụ trợ sử dụng trong tồn trữ và phân phối xăng sinh học (xăng E5, E10) tại cửa hàng xăng dầu
- Lý do: Báo cáo quy định tại Thông tư 47/2012/TT-BCT. Tần suất, nội dung của báo cáo phù hợp và cần thiết để phục vụ công tác quản lý.
199. Báo cáo kết quả hoạt động đánh giá sự phù hợp đã được chỉ định.
- Lý do: Báo cáo quy định tại Nghị định 127/2007/NĐ-CP; Thông tư số 48/2014/TT-BCT Tần suất, nội dung của báo cáo phù hợp và cần thiết để phục vụ công tác quản lý.
200. Báo cáo tình hình và kết quả kiểm tra sản phẩm, hàng hóa nhóm 2.
- Lý do: Báo cáo quy định tại Nghị định 127/2007/NĐ-CP; Thông tư số 48/2014/TT-BCT. Tần suất, nội dung của báo cáo phù hợp và cần thiết để phục vụ công tác quản lý.
201. Báo cáo sự phù hợp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định
- Lý do: Báo cáo được quy định tại Thông tư số 21/2017/TT-BCT. Tần suất, nội dung của báo cáo phù hợp và cần thiết để phục vụ công tác quản lý.
202. Báo cáo việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc nổ Amonit AD1 tại địa phương.
- Lý do: báo cáo được quy định tại Thông tư 19/2015/TT-BCT. Tần suất, nội dung của báo cáo phù hợp và cần thiết để phục vụ công tác quản lý.
203. Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (6 tháng)
- Lý do: Báo cáo được quy định tại Thông tư 50/2014/TT-BCT. Quản lý tình hình thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ và kịp thời nắm bắt, giải quyết những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện các nhiệm vụ.
204. Báo cáo danh sách các lô hàng khăn giấy, giấy vệ sinh và giấy tissue đã tiến hành đánh giá
- Lý do: Báo cáo được quy định tại Thông tư số 33/2016/TT-BCT; Thông tư số 36/2015/TT-BCT. Tần suất, nội dung của báo cáo phù hợp và cần thiết để phục vụ công tác quản lý.
205. Báo cáo tình hình hoạt động và kết quả hoạt động của cơ sở kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu.
- Lý do: quy định tại Khoản 3, Điều 2 của Quyết định 1339/QĐ-BCT ngày 18/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc chỉ định cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương, đang phù hợp với thực tế và công tác quản lý nhà nước.
206. Báo cáo tình hình nhập khẩu hàng hóa được miễn trừ và việc tuân thủ điều kiện, nghĩa vụ được miễn trừ
- Lý do: mới được quy định tại Điều 16 Thông tư số 06/2018/TT-BCT theo yêu cầu quản lý nhà nước.