Nghị định 24/2018/NĐ-CP giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động

thuộc tính Nghị định 24/2018/NĐ-CP

Nghị định 24/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:24/2018/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:27/02/2018
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Những trường hợp người lao động được khởi kiện tại Tòa án

Theo Nghị định 24/2018/NĐ-CP ngày 27/02/2018 của Chính phủ về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp…, người lao động có quyền khởi kiện vụ án theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc hành chính.

Trong đó, người lao động có quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự trong 03 trường hợp sau:

Có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động; doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình; Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu;  Đã hết thời hạn quy định mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết.

Người lao động có quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính trong 02 trường hợp: Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai; Đã hết thời hạn mà khiếu nại lần hai không được giải quyết.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/04/2018.

Xem chi tiết Nghị định24/2018/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

Số: 24/2018/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2018

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật tố cáo ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về giải quyết khiếu nại, tcáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động.

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi về lao động; giáo dục nghề nghiệp; hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; việc làm; an toàn, vệ sinh lao động. Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực lao động; giáo dục nghề nghiệp; đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; việc làm; an toàn, vệ sinh lao động.
2. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thông qua hoạt động thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với đối tượng sau đây:
1. Người lao động, người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động, người thử việc, người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, người hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Người sử dụng lao động.
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
4. Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp của Nhà nước đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
5. Tổ chức dịch vụ việc làm; tổ chức có liên quan đến hoạt động tạo việc làm cho người lao động.
6. Tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
7. Những cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến các nội dung quy định tại Điều 1 Nghị định này.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khiếu nại về lao động là việc người lao động, người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động, người thử việc theo thủ tục quy định tại Nghị định này yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động xem xét lại quyết định, hành vi về lao động của người sử dụng lao động khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật lao động, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Khiếu nại về giáo dục nghề nghiệp là việc người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam theo thủ tục quy định tại Nghị định này yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về giáo dục nghề nghiệp xem xét lại quyết định, hành vi về giáo dục nghề nghiệp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
3. Khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là việc người lao động, theo thủ tục quy định tại Nghị định này yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng xem xét lại quyết định, hành vi về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
4. Khiếu nại về việc làm là việc người lao động theo thủ tục quy định tại Nghị định này yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về việc làm xem xét lại quyết định, hành vi về việc làm của các tổ chức liên quan đến việc làm khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về việc làm, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
5. Khiếu nại về an toàn, vệ sinh lao động là việc người lao động theo thủ tục quy định tại Nghị định này yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về an toàn, vệ sinh lao động xem xét lại quyết định, hành vi về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
6. Tố cáo về lao động, giáo dục nghề nghiệp, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động là việc công dân, người lao động, người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động, người thử việc, người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo thủ tục quy định tại Nghị định này báo cho người có thẩm quyền biết hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
7. Người khiếu nại về lao động, giáo dục nghề nghiệp, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động là người lao động, người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động, người thử việc, người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người tham gia đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, người hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp thực hiện quyền khiếu nại.
8. Người bị khiếu nại về lao động, giáo dục nghề nghiệp, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động là người sử dụng lao động; người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; chủ doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức sự nghiệp của Nhà nước đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chủ doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm; người đứng đầu tổ chức liên quan đến việc làm có quyết định hoặc hành vi bị khiếu nại.
9. Người tố cáo về lao động, giáo dục nghề nghiệp, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động là công dân, người lao động, người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động, người thử việc, người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người tham gia đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, người hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp thực hiện quyền tố cáo.
10. Người bị tố cáo về lao động, giáo dục nghề nghiệp, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động là người sử dụng lao động; người trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; người trong doanh nghiệp hoặc tổ chức sự nghiệp của Nhà nước đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; người thuộc tổ chức liên quan đến việc làm có hành vi bị tố cáo.
11. Người giải quyết khiếu nại về lao động, giáo dục nghề nghiệp, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quy định tại Nghị định này.
12. Người giải quyết tố cáo về lao động, giáo dục nghề nghiệp, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại Nghị định này.
13. Giải quyết khiếu nại về lao động, giáo dục nghề nghiệp, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại.
14. Giải quyết tố cáo về lao động, giáo dục nghề nghiệp, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo.
15. Rút khiếu nại là việc người khiếu nại đề nghị người giải quyết khiếu nại chấm dứt việc giải quyết khiếu nại của mình.
16. Quyết định về lao động là quyết định bằng văn bản của người sử dụng lao động được áp dụng đối với người lao động, người tập nghề, người thử việc trong quan hệ lao động.
17. Hành vi về lao động là hành vi của người sử dụng lao động, của người lao động thực hiện trong quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động.
18. Quyết định về giáo dục nghề nghiệp là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được áp dụng đối với cá nhân người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
19. Hành vi về giáo dục nghề nghiệp là hành vi của người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
20. Quyết định về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là quyết định bằng văn bản của doanh nghiệp hoặc tổ chức sự nghiệp của Nhà nước đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được áp dụng đối với người lao động trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
21. Hành vi về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là hành vi của doanh nghiệp hoặc tổ chức sự nghiệp của Nhà nước đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
22. Quyết định về việc làm là quyết định bằng văn bản của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động tạo việc làm; đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; bảo hiểm thất nghiệp.
23. Hành vi về việc làm là hành vi của tổ chức, cá nhân liên quan đến tạo việc làm; đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; bảo hiểm thất nghiệp.
24. Quyết định về an toàn, vệ sinh lao động là quyết định bằng văn bản của tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.
25. Hành vi về an toàn, vệ sinh lao động là hành vi của tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Điều 4. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động, giáo dục nghề nghiệp, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động
1. Kịp thời, khách quan, công khai, dân chủ và theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, người bị khiếu nại, người tố cáo, người bị tố cáo và cá nhân, tổ chức liên quan.
Chương II
KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
Mục 1. KHIẾU NẠI
Điều 5. Trình tự khiếu nại
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tổ chức dịch vụ việc làm, tổ chức có liên quan đến hoạt động tạo việc làm cho người lao động; tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người bị xâm phạm thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 15, khoản 1 Điều 16, khoản 1 Điều 17 và khoản 1 Điều 18 Nghị định này hoặc khởi kiện tại tòa án theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
2. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại Điều 23 hoặc quá thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện tại tòa án theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định này hoặc thực hiện khiếu nại lần hai theo quy định sau đây:
a) Đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động, người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này;
b) Đối với khiếu nại về giáo dục nghề nghiệp, người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này;
c) Đối với khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này;
d) Đối với khiếu nại về việc làm, người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này.
3. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Điều 31 hoặc quá thời hạn quy định tại Điều 28 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án tại tòa án theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
4. Trường hợp người bị khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Điều 31 thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 11 Nghị định này.
Điều 6. Hình thức khiếu nại
1. Khiếu nại thực hiện bằng hình thức gửi đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp, được quy định như sau:
a) Khiếu nại bằng hình thức gửi đơn thì trong đơn khiếu nại ghi rõ nội dung sau đây: ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại (nếu có) và yêu cầu giải quyết khiếu nại. Đơn khiếu nại do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ;
b) Khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại đầy đủ nội dung khiếu nại theo quy định tại điểm a khoản này và yêu cầu người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản.
2. Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì thực hiện như sau:
a) Khiếu nại bằng hình thức gửi đơn thì trong đơn ghi đầy đủ nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, có chữ ký của những người khiếu nại và cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại;
b) Khiếu nại trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và đề nghị cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận khiếu nại ghi lại đầy đủ nội dung khiếu nại theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và yêu cầu người đại diện ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản.
3. Trường hợp khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và thực hiện khiếu nại theo quy định của Nghị định này.
Điều 7. Thời hiệu khiếu nại
1. Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 180 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi của người sử dụng lao động, của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, của tổ chức dịch vụ việc làm, tổ chức có liên quan đến hoạt động tạo việc làm cho người lao động, tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bị khiếu nại.
2. Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Điều 8. Rút khiếu nại
1. Người khiếu nại có quyền rút khiếu nại ở bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
2. Việc rút khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; đơn xin rút khiếu nại phải gửi đến người giải quyết khiếu nại.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn xin rút khiếu nại của người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại ra quyết định về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại và gửi cho người rút khiếu nại, cá nhân, tổ chức liên quan.
Điều 9. Khiếu nại không được thụ lý giải quyết theo Nghị định này
1. Quyết định, hành vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
2. Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp.
3. Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại.
4. Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại.
5. Thời hiệu khiếu nại theo quy định tại khoản 1 Điều 7 đã hết mà không có lý do theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
6. Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày, kể từ ngày có văn bản thông báo người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại.
7. Khiếu nại đã có quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật.
8. Khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án.
Mục 2. QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI KHIẾU NẠI, NGƯỜI BỊ KHIẾU NẠI, NGƯỜI GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, LUẬT SƯ, TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ VÀ NGƯỜI THAM GIA TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Điều 10. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
1. Người khiếu nại có quyền sau đây:
a) Tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho người khác khiếu nại;
b) Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;
c) Được biết, đọc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại; trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người bị khiếu nại theo quy định của pháp luật;
d) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp nội dung thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu và giao cho người giải quyết khiếu nại để giải quyết khiếu nại; trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người bị khiếu nại theo quy định của pháp luật;
đ) Yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định, hành vi bị khiếu nại;
e) Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó;
g) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại do việc thi hành quyết định, hành vi bị khiếu nại;
h) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
i) Rút khiếu nại theo quy định tại Điều 8 Nghị định này;
k) Khiếu nại lần hai;
l) Khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án
a) Người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự trong trường hợp sau đây:
- Có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp; doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
- Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại Điều 23 Nghị định này;
- Đã hết thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết.
b) Người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính trong trường hợp sau đây:
- Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Điều 31 Nghị định này;
- Đã hết thời hạn quy định tại Điều 28 Nghị định này mà khiếu nại lần hai không được giải quyết.
3. Người khiếu nại có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện khiếu nại theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này;
b) Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
4. Người khiếu nại thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại
1. Người bị khiếu nại có quyền sau đây:
a) Đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định, hành vi bị khiếu nại;
b) Được biết, đọc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại lần hai thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người khiếu nại theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp nội dung thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu và giao cho người giải quyết khiếu nại lần hai để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người khiếu nại theo quy định của pháp luật;
d) Nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
đ) Khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính trong trường hợp không đồng ý với nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.
2. Người bị khiếu nại có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện việc giải quyết khiếu nại lần đầu theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 15, khoản 1 Điều 16, khoản 1 Điều 17, khoản 1 Điều 18 Nghị định này;
b) Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;
c) Chấp hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;
d) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai yêu cầu;
đ) Giải trình về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định, hành vi bị khiếu nại khi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai yêu cầu;
e) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
3. Người bị khiếu nại thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Quyền, nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần đầu
1. Người giải quyết khiếu nại lần đầu có quyền sau đây:
a) Yêu cầu người khiếu nại, những người có liên quan đến việc khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu làm cơ sở để giải quyết khiếu nại;
b) Quyết định áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
2. Người giải quyết khiếu nại lần đầu có nghĩa vụ sau đây:
a) Tiếp nhận khiếu nại và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;
b) Giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của mình bị khiếu nại;
c) Tổ chức đối thoại với người khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 24 Nghị định này;
đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết khiếu nại của mình;
e) Cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung khiếu nại khi người khiếu nại yêu cầu;
g) Cung cấp hồ sơ giải quyết khiếu nại khi người giải quyết khiếu nại lần hai hoặc Tòa án yêu cầu.
3. Người giải quyết khiếu nại lần đầu thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Quyền, nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần hai
1. Người giải quyết khiếu nại lần hai có quyền sau đây:
a) Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu làm cơ sở để giải quyết khiếu nại;
b) Quyết định áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp theo quy định tại Điều 26 Nghị định này;
c) Trưng cầu giám định làm căn cứ giải quyết khiếu nại.
2. Người giải quyết khiếu nại lần hai có nghĩa vụ sau đây:
a) Tiếp nhận, thụ lý, lập hồ sơ vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết;
b) Kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại;
c) Tổ chức đối thoại giữa người khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Ra quyết định và công bố quyết định giải quyết khiếu nại;
đ) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại khi người khiếu nại, người bị khiếu nại yêu cầu;
e) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, hồ sơ giải quyết khiếu nại lần hai khi Tòa án yêu cầu.
3. Người giải quyết khiếu nại lần hai thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Quyền, nghĩa vụ của luật sư, trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý cho người khiếu nại
1. Luật sư, trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý có quyền sau đây:
a) Tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại theo đề nghị của người khiếu nại;
b) Thực hiện quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại khi đã nhận ủy quyền;
c) Xác minh, thu thập chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại theo yêu cầu của người khiếu nại và cung cấp chứng cứ cho người giải quyết khiếu nại;
d) Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người bị khiếu nại theo quy định của pháp luật.
2. Luật sư, trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý có nghĩa vụ sau đây:
a) Xuất trình thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý và quyết định phân công trợ giúp pháp lý, giấy yêu cầu giúp đỡ về pháp luật hoặc giấy ủy quyền của người khiếu nại;
b) Thực hiện đúng nội dung, phạm vi mà người khiếu nại đã ủy quyền.
3. Luật sư, trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Mục 3. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
Điều 15. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động
1. Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về lao động, an toàn, vệ sinh lao động của mình bị khiếu nại.
2. Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định tại Điều 23 hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết.
3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về điều tra tai nạn lao động theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Điều 16. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về giáo dục nghề nghiệp
1. Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi của mình bị khiếu nại.
2. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Điều 17. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Người đứng đầu tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi của mình bị khiếu nại.
2. Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định tại Điều 23 hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết.
Điều 18. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về việc làm
1. Người đứng đầu tổ chức dịch vụ việc làm (bao gồm trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm); tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi của mình bị khiếu nại.
2. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức dịch vụ việc làm, tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về việc làm khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại Điều 23 hoặc đã hết thời hạn theo quy định Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết.
Mục 4. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, THỜI HẠN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LẦN ĐẦU
Điều 19. Thụ lý giải quyết khiếu nại lần đầu
1. Thụ lý giải quyết khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của mình, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính;
b) Trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác chuyển đến, ngoài việc thông báo theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến.
c) Trường hợp khiếu nại về điều tra tai nạn lao động thì giải quyết theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động.
2. Thụ lý giải quyết khiếu nại về giáo dục nghề nghiệp
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của mình, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
b) Trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác chuyển đến, ngoài việc thông báo theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến.
3. Thụ lý giải quyết khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của mình, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước;
b) Trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác chuyển đến, ngoài việc thông báo theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến.
4. Thụ lý giải quyết khiếu nại về việc làm
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của mình, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi tổ chức dịch vụ việc làm đặt trụ sở chính;
b) Trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác chuyển đến, ngoài việc thông báo theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến.
Điều 20. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu
1. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
2. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Điều 21. Kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại lần đầu
1. Trong thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này, người giải quyết khiếu nại lần đầu tự mình hoặc giao cho bộ phận chuyên môn tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại.
2. Việc kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời.
3. Người có trách nhiệm kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại có quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Yêu cầu người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và chứng cứ về nội dung khiếu nại;
b) Yêu cầu người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan giải trình bằng văn bản về nội dung khiếu nại;
c) Triệu tập người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Trưng cầu giám định làm căn cứ giải quyết khiếu nại;
đ) Tiến hành biện pháp kiểm tra, xác minh khác theo quy định của pháp luật;
e) Báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh và chịu trách nhiệm về kết quả xác minh.
4. Báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh gồm nội dung chính sau đây:
a) Đối tượng kiểm tra, xác minh;
b) Thời gian tiến hành kiểm tra, xác minh;
c) Người tiến hành kiểm tra, xác minh;
d) Nội dung kiểm tra, xác minh;
đ) Kết quả kiểm tra, xác minh;
e) Kết luận và kiến nghị nội dung giải quyết khiếu nại;
g) Nội dung khác (nếu có).
Điều 22. Tổ chức đối thoại lần đầu
1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại phải gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ.
2. Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại; kết quả kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình.
3. Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; biên bản đối thoại được lưu vào hồ sơ giải quyết khiếu nại.
4. Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
Điều 23. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
1. Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải có nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại;
c) Nội dung khiếu nại;
d) Kết quả kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại;
đ) Kết quả đối thoại (nếu có);
e) Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
g) Kết luận nội dung khiếu nại; giải quyết vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;
h) Việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại (nếu có);
i) Quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án.
3. Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì người giải quyết khiếu nại lần đầu căn cứ vào kết luận nội dung khiếu nại để ra quyết định giải quyết khiếu nại cho từng người hoặc ra quyết định giải quyết khiếu nại kèm theo danh sách những người khiếu nại.
Điều 24. Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định sau đây:
a) Đối với quyết định giải quyết khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động: Gửi người khiếu nại, Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động bị khiếu nại đặt trụ sở chính và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
b) Đối với quyết định giải quyết khiếu nại về giáo dục nghề nghiệp: Gửi người khiếu nại, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
c) Đối với quyết định giải quyết khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Gửi người khiếu nại, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Đối với quyết định giải quyết khiếu nại về việc làm: Gửi người khiếu nại, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi tổ chức dịch vụ việc làm đặt trụ sở chính và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác chuyển đến, ngoài việc gửi quyết định giải quyết khiếu nại theo khoản 1 Điều này, người giải quyết khiếu nại phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến.
Điều 25. Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần đầu
1. Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm:
a) Đơn khiếu nại hoặc văn bản ghi nội dung khiếu nại;
b) Thông báo thụ lý giải quyết khiếu nại;
c) Tài liệu, chứng cứ thu thập trong quá trình giải quyết khiếu nại;
d) Báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại;
đ) Kết quả giám định (nếu có);
e) Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);
g) Quyết định giải quyết khiếu nại;
h) Tài liệu khác có liên quan.
2. Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số theo trình tự thời gian và được lưu giữ theo quy định của pháp luật.
3. Hồ sơ giải quyết khiếu nại quy định tại khoản 1 Điều này được chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết khi có yêu cầu.
Điều 26. Áp dụng biện pháp khẩn cấp
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyết định, hành vi bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định, hành vi đó. Thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết khiếu nại. Quyết định tạm đình chỉ phải được gửi cho người khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan và những người có trách nhiệm thi hành khác. Khi xét thấy lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì phải hủy bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ đó.
Mục 5. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LẦN HAI
Điều 27. Thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 20 của Luật này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại.
3. Trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác chuyển đến, ngoài việc thông báo cho người khiếu nại theo quy định tại khoản 2 Điều này, người giải quyết khiếu nại lần hai phải thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến.
4. Trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
Điều 28. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai
1. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
2. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Điều 29. Kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại lần hai
1. Trong thời hạn quy định tại Điều 28 Nghị định này, người giải quyết khiếu nại lần hai tự mình hoặc giao cho bộ phận chuyên môn tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại. Việc kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 21 Nghị định này.
2. Ngoài quyền và nghĩa vụ của người có trách nhiệm kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định này, người có trách nhiệm kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại lần hai có quyền, nghĩa vụ yêu cầu người bị khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu và chứng cứ về nội dung khiếu nại; giải trình bằng văn bản về nội dung khiếu nại.
Điều 30. Tổ chức đối thoại lần hai
1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại giữa người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Việc tổ chức đối thoại lần hai thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 22 Nghị định này.
Điều 31. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
1. Người giải quyết khiếu nại lần hai phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.
2. Ngoài nội dung quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này, quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải có nội dung:
a) Kết quả giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu (nếu có);
b) Quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án.
3. Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì người giải quyết khiếu nại lần hai căn cứ vào kết luận nội dung khiếu nại để ra quyết định giải quyết khiếu nại cho từng người hoặc ra quyết định giải quyết khiếu nại kèm theo danh sách những người khiếu nại.
Điều 32. Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần hai phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển khiếu nại đến.
Điều 33. Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần hai
Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần hai được lập theo quy định tại Điều 25 Nghị định này, trong đó bao gồm cả hồ sơ giải quyết khiếu nại lần đầu (nếu có).
Mục 6. QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT VÀ VIỆC THI HÀNH
Điều 34. Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
1. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật được quy định như sau:
a) Sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai hoặc không khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định này;
b) Đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì sau 45 ngày, kể từ ngày ra quyết định mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai hoặc không khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật được quy định như sau:
a) Sau 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định mà người khiếu nại không khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định này hoặc người bị khiếu nại không khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 11 Nghị định này;
b) Đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì sau 45 ngày, kể từ ngày ra quyết định mà người khiếu nại không khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại phải được thi hành ngay sau khi có hiệu lực pháp luật.
Điều 35. Người có nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
1. Người giải quyết khiếu nại.
2. Người khiếu nại.
3. Người bị khiếu nại.
4. Người có quyền, nghĩa vụ liên quan.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 36. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
1. Người giải quyết khiếu nại trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan chức năng có biện pháp để bảo đảm việc thi hành quyết định giải quyết khiếu hại có hiệu lực pháp luật; tổ chức thi hành hoặc chủ trì, phối hợp với tổ chức, cơ quan hữu quan thực hiện biện pháp nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; kiến nghị cơ quan, tổ chức khác giải quyết những vấn đề liên quan đến việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có).
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền để thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật khi được yêu cầu.
Chương III
TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
Mục 1. QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI TỐ CÁO, NGƯỜI BỊ TỐ CÁO VÀ NGƯỜI GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
1. Người tố cáo có quyền gửi đơn hoặc tố cáo trực tiếp với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại các Điều 39, 40, 41 và 42 Nghị định này đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động; giáo dục nghề nghiệp; hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; việc làm; an toàn, vệ sinh lao động.
2. Quyền và nghĩa vụ khác của người tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 38. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo và người giải quyết tố cáo
Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo và người giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan.
Mục 2. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
Điều 39. Thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về lao động, an toàn, vệ sinh lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 40. Thẩm quyền của Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước
Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 41. Thẩm quyền của Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, xử lý tố cáo mà Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã giải quyết nhưng vẫn có tố cáo tiếp hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết; xử lý những vụ việc tố cáo được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giao.
Điều 42. Thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, xử lý tố cáo mà Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước đã giải quyết nhưng vẫn có tố cáo tiếp hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết.
Điều 43. Thẩm quyền giải quyết tố cáo về giáo dục nghề nghiệp, việc làm
Tố cáo về giáo dục nghề nghiệp, việc làm được giải quyết theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Điều 44. Phân định thẩm quyền giải quyết tố cáo
Tố cáo có nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của nhiều cơ quan; tố cáo có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Mục 3. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
Điều 45. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo
1. Trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo, quyết định việc xử lý tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động; giáo dục nghề nghiệp; đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; việc làm; an toàn, vệ sinh lao động thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.
2. Trường hợp kết luận người bị tố cáo có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động; giáo dục nghề nghiệp; đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; việc làm; an toàn, vệ sinh lao động thì việc xử lý hành vi vi phạm hành chính đó phải tuân thủ pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Hồ sơ giải quyết tố cáo được lập theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 46. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 4 năm 2018.
Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động, Luật dạy nghề, Luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Những nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo của người lao động được quy định tại Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại, Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật tố cáo hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Điều 47. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các t
nh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX(2b)
.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
------------

No. 24/2018/ND-CP

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

Hanoi, February 27, 2018

 

DECREE

On providing regulations on the settlement of complaints and denunciations in the field of labor, vocational education and sending Vietnamese workers to work abroad under contracts, employment, occupational safety and hygiene

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government of June 19, 2015;

Pursuant to the Labor Code dated 18 June 2012;

Pursuant to the Law on Vocational Education dated 27 November 2014;

Pursuant to the Law on Vietnamese Guest Workers under contracts dated November 29, 2006;

Pursuant to the Law on Employments dated November 16, 2013;

Pursuant to the Law on Occupational Safety and Health dated June 25, 2015;

Pursuant to the Law on Denunciation dated November 11, 2011;

At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs;

The Government hereby promulgates the Decree on providing regulations on the settlement of complaints and denunciations in the field of labor, vocational education and sending Vietnamese workers to work abroad under contracts, employment, occupational safety and hygiene.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

1. This Decree provides regulations on complaints and settlement of complaint about labor decisions and acts; vocational education; activities of sending Vietnamese laborers to work abroad under contracts; employment; occupational safety and hygiene. Regulations on denunciations and denunciation settlement regarding violations of law by agencies, organizations and individuals in the labor field; vocational education; sending Vietnamese workers to work abroad under contracts; employment; occupational safety and hygiene.

2. The settlement of complaints and denunciations through inspection activities shall comply with regulations of the law on inspection.

Article 2. Subjects of application

This Decree applies to the following subjects:

1. Workers, persons who are under apprenticeship, internship to work for the employer, probationers, learners in vocational education institutions or vocational education operation establishments, persons entitled to unemployment insurance policies and Vietnamese workers working abroad under contracts.

2. Employers.

3. Vocational education institutions and vocational education operation establishments.

4. Enterprises, State non-business organizations sending Vietnamese workers to work abroad under contracts.

5. Employment service organizations and organizations related to the activities of creating job for workers.

6. Organizations assessing and issuing Certificates of national vocational skills.

7. Other agencies, organizations and individuals related to the contents as prescribed in Article 1 of this Decree.

Article 3. Interpret of term

In this Decree, the terms below are construed as follows:

1. Complaint about labor is a request of the worker, person who is under apprenticeship, internship to work for the employer or probationer under the procedures in this Decree to the person competent to settle complaints about labor for re-considering the labor decision and act of the employers when there are grounds to believe that such decision or act has breached the labor law and infringed his/her legal rights and interests.

2. Complaint about vocational training is the request of the learner in vocational education institution or vocational education operation establishment located in Vietnam under the procedures as prescribed in this Decree to the person competent to settle vocational education complaints for re-considering the vocational education decision and act of the vocational education institution or vocational education operation establishment when there are grounds to believe that such decision and act has breached the law on vocational education and infringed his/her legal rights and interests.

3. Complaint about the activity of sending a Vietnamese worker to work abroad under contract is the request of a worker under the procedures as prescribed in this Decree to the person competent to settle complaints about sending the Vietnamese worker to work abroad under contract for re-considering the decision and act of sending the Vietnamese worker to work abroad under contract of the organization sending the Vietnamese worker to work abroad under contract when there are grounds to believe that such decision and act has breached the law on sending Vietnamese workers to work abroad under contracts and infringed his/her legal rights and interests.

4. Complaint about employment is the request of the worker under procedures as prescribed in this Decree to the person competent to settle complaints about employment for re-considering employment decision and act of organizations regarding employment when there are grounds to believe that such decision and act has breached the law on employment and infringed his/her legal rights and interests.

5. Complaint about occupational safety and hygiene is the request of a worker under the procedures as prescribed in this Decree to the person competent to settle occupational safety and hygiene complaints for re-considering occupational safety and hygiene decision and act of the employer when there are grounds to believe that such decision and act has breached the law on occupational safety and hygiene and infringed his/her legal rights and interests.

6. Denunciation on labor, vocational education and activity of sending Vietnamese workers to work abroad under contracts means the citizens, workers, persons who are under apprenticeship, internship to work for the employer, probationers, learner in the vocational education institutions or vocational education operation establishments and Vietnamese workers working abroad under contracts carrying out the procedures specified in this Decree to notify the competent persons of the violation of law of the organizations, agencies and individuals in the field of labor, vocational education and sending Vietnamese workers to work abroad under contracts, employment and occupational safety and hygiene causing damage or menacing to cause damage to the state interests and legal rights and interest of citizens, agencies and organizations.

7. The complainant about labor, vocational education, sending Vietnamese workers to work abroad under contracts, employment, occupational safety and hygiene is a worker, person who is under apprenticeship, internship to work for the employer, probationer, person studying at a vocational education institution or vocational education operation establishment, a Vietnamese worker working abroad under contract, person participating in evaluating the national vocational skills or a person entitled to the unemployment insurance policies who carries his/her right of complaint.

8. A person complained about labor, vocational education, sending Vietnamese worker to work abroad under contracts, employment and occupational safety and hygiene is the employer, head of the vocational education institution or vocational education operation establishment; business owner or head of a State non-business organization sending Vietnamese workers to work abroad under contracts; owner of an enterprise proving employment services or head or a organization related to employment who has a decision or act being complained.

9. The denouncer about labor, vocational education, sending Vietnamese worker to work abroad under contracts, employment and occupational safety and hygiene is the a citizen, worker, person under apprenticeship, internship to work for the employer, probationer, person studying at a vocational education institution or vocational education operation establishment, a Vietnamese worker working abroad under contract, person participating in evaluating the national vocational skills or a person entitled to the unemployment insurance policies who carries his/her right of denunciation.

10. A person denounced about labor, vocational education, sending Vietnamese workers to work abroad under contracts, employment, occupational safety and hygiene is a employer; person in a vocational education institution or vocational education operation establishment; a member of a State-owned enterprise or non-business organization that sends Vietnamese to work abroad under a contract or a person belonging to employment-related organization with denounced act.

11. Settler of complaints about labor, vocational education and activity of sending Vietnamese workers to work abroad under contracts is agency, organization or individual competent to settle complaints specified in this Decree.

12. Settler of denunciations about labor, vocational education and activity of sending Vietnamese workers to work abroad under contracts is agency, organization or individual competent to settle denunciations specified in this Decree.

13. Settlement of complaints about labor, vocational education and activity of sending Vietnamese workers to work abroad under contracts is the handling, verification, conclusion and issue of decision on settlement of complaint of the complaint settler.

14. Settlement of denunciation about labor, vocational education and activity of sending Vietnamese workers to work abroad under contracts is the handling, verification, conclusion and issue of decision on settlement of denunciation of the denunciation settler.

15. Withdrawal of a complaint means the complainant requests the complaint settler to stop his/her complaint.

16. A decision on labor is the employer’s written decision applied to the worker, apprentice, intern or the probationer in labor relationship.

17. Labor acts are those carried out by the employers and workers in labor relationship, arising in the employ and use of workers; salary payment between the employer and workers.

18. A decision on vocational education is the written decision of the head of vocational education institution or vocational education operation establishment, applied to persons who is studying in such vocational education institution.

19. Vocational education acts are those carried out by the heads of the vocational education institutions and vocational education operation establishments in the vocational education operation.

20. A decision on sending Vietnamese worker to work abroad under contract is a written decision of an enterprise or State non-business organization sending Vietnamese workers to work abroad under contracts, applied to the worker in the activity of sending Vietnamese workers to work abroad under contract.

21. Acts of sending a Vietnamese worker to work abroad under contract mean those carried out by enterprises and State non-business organizations sending Vietnamese workers to work abroad under contract in the activity of sending Vietnamese workers to work abroad under contract.

22. A decision on employment is a written decision of an organization or individual related to the activities of job creation; evaluation and grant of national vocational skill certificates; unemployment insurance.

23. Acts of employment mean those carried out by organizations and individuals related to the job creation; evaluation and grant of national vocational skill certificates; unemployment insurance.

24. A decision on occupational safety and hygiene is a written decision of an organization or individual related to the occupational safety and hygiene works.

25. Occupational safety and hygiene acts mean those carried out by organizations and individuals related to the occupational safety and hygiene work.

Article 4. Principles of settlement of complaints and denunciations of labor, vocational education and activity of sending Vietnamese workers to work abroad under contract, employment, occupational safety and hygiene

1. Being timely, objective, publicity, democratic and in accordance with law provisions.

2. Ensuring the legal rights and interests of the complainants, complained persons, denouncers, denounced persons and relevant organizations and individuals.

 

Chapter II

COMPLAINT AND COMPLAINT SETTLEMENT

 

Section 1. COMPLAINT

Article 5. Complaint order

1. When there is any ground to believe that a decision or act of the employer; vocational education institution or vocational education operation establishments; enterprise or non-business organization sending Vietnamese workers to work abroad under contract; employment service organization or organization related to the job creation for the employee or organization assessing and issuing national vocational skill certificates is illegal and directly infringes to the legal rights and interests, the aggrieved person may send his/her complaints to the first-time complaint settler in accordance with Clause 1 Article 15, Clause 1 Article 16, Clause 1 Article 17 and Clause 1 Article 18 of this Decree or initiate a lawsuit at a court according to Point a Clause 2 Article 10 of this Decree.

2. In case the complainant does not agree with the first-time complaint settlement decision as prescribed in Article 23 or if exceeding the time limit specified in Article 20 of this Decree but the complaints have not been settled yet, such complainant may have the right to initiate a lawsuit at a competent court in accordance with Point a Clause 2 Article 10 of this Decree or make the second-time complaint under the following provisions:

a) For complaint about labor, occupational safety and hygiene, the complainant shall send his/her complaint to the complaint settler as prescribed in Clause 2 Article 15 of this Decree;

b) For complaint about vocational education, the complainant shall send his/her complaint to the complaint settler as prescribed in Clause 2 Article 16 of this Decree;

c) For complaint about the activity of sending Vietnamese workers to work abroad under contract, the complainant shall send his/her complaint to the complaint settler as prescribed in Clause 2 Article 17 of this Decree;

d) For complaint about employment, the complainant shall send his/her complaint to the complaint settler as prescribed in Clause 2 Article 18 of this Decree.

3. In case the complainant does not agree with the second-time complaint settlement decision as prescribed in Article 31 or exceeding the time limit specified in Article 28 of this Decree but the complaints have not been settled yet, the complainant shall have the right to initiate a lawsuit at a competent court in accordance with Point b Clause 2 Article 10 of this Decree.

4. In case the complained person does not agree with the second-time complaint settlement decision as prescribed in Article 31, he/she shall have the right to initiate a lawsuit at a competent court in accordance with Point dd Clause 1 Article 11 of this Decree.

Article 6. Forms of complaint

1. The complaint is made in the form of sending a written complaint or making a direct complaint as follows:

a) For form of sending a written complaint, such a written complaint must clearly states the following contents: date, month, year of complaint; name, address of the complainant; name and address of the agency, organization or individual to be complained; content, reason for complaint, documents related to the content of complaint (if any) and request for the complaint settlement. The written complaint must be signed by the complainant or must press his/her finger-print;

b) For form of direct complaint, the person receiving the complainant shall instruct the complainant to write the written complaint or shall write all contents of complaint as prescribed in Point a of this Clause and request the complainant for signing or pressing his/her finger-print in the document.

2.  In case many persons complain about the same matter:

a) For form of sending a written complaint, such the written complaint must clearly state contents as prescribed in Point a Clause 1 of this Article, with signatures of the complainants and one representative shall be authorized to present upon requirement of the complaint settler;

b) For form of direct complaint, the competent authority shall organize to meet and require them to authorize the representative to present the content of complaint; the complaint receiver shall record all complaint contents as prescribed in Point a Clause 1 of this Article and request the representative for signing or pressing his/her finger-print in the document.

3. In case the complaint is made through the representative, such representative must have paper proving the legality of representation and make a complaint in accordance with this Decree.

Article 7. Statute of limitations for filling a complaint

1. The statute of limitations for filing a complaint is 180 days from the date on which the complainant receives or know about the complained decision or act of the employer, organization or individual participating in vocational education operations, enterprise or non-business organization sending the Vietnamese workers to work abroad under contract, employment service organization or organization related to the job creation for the employee or organization assessing and issuing national vocational skill certificates.

2. In case the complainant is unable to exercise the right to complaint in accordance with the statute of limitations for filing a complaint as prescribed in Clause 1 of this Article due to illness, natural disaster, sabotage, business traveling, study in remote area or other objective impediments, the duration of such impediment shall not be included in the statute of limitations.

Article 8. Withdrawal of complaints

1. A complainant has the right to withdraw his/her complaint at any time in the course of complaint filing and settlement.

2.  A written request for withdrawal must be made, signed or fingerprinted by the complainant and filed with a person with complaint-settling competence.

3. Within 03 working days from the date on which the written request for withdrawal of the complainant is received, a person with complaint-settling competence shall issue a decision on terminating the complaint settlement and notify such in writing to the complainant and relevant organizations and individuals.

Article 9. Complaints ineligible for acceptance and settlement under this Decree

1. It is about a decision or act not directly related to the rights and legitimate interests of the complainant.

2. The complainant has no capacity for civil acts and without legal representative.

3. It is made by an unlawful representative of the complainant.

4. The written complaint bears no signature or fingerprint of the complainant.

5. It is filed after the statute of limitations as prescribed in Clause 1 Article 7 and the complainant produces no plausible reason in accordance with Clause 2 Article 7 of this Decree.

6. There is a written notice of termination of the complaint settlement from the competent authority and the complainant does not file another complaint after 30 days from the date of issuance of such notice.

7. The complaint has a decision of settlement with legal effect.

8. It has been accepted by a court for settlement or has been settled under a court judgment or ruling other than a ruling on termination of the settlement of an administrative case.

Section 2. RIGHTS AND OBLIGATIONS OF COMPLAINANTS, THE COMPLAINED PERSONS, COMPLAINT SETTLERS, LAWYERS AND LEGAL AID OFFICERS AND PEOPLE PARTICIPATING IN LEGAL AID

Article 10. Rights and obligations of the complainant

1. The complainant has the following rights:

a) To make a complaint by him/herself or authorize another person to make a complaint;

b) To participate in dialogs or authorize a lawful representative to do so;

c) To know, read, photocopy or copy documents and evidences collected by the complaint settler for settling his/her complaint; except information and documents involving state secrets or secret of the complained person as prescribed by law;

d) To request related persons, agencies and organizations that are preserving or managing information and documents relevant to his/her complaint contents to provide such information and documents within 05 working days after being requested for submission to the complaint settler; except information and documents involving state secrets or secret of the complained person as prescribed by law;

dd) To request the complaint settler to apply urgent measures to prevent possible consequences of the execution of the complained decision or act;

e) To show evidences of the complaint and explain his/her opinions on these evidences;

g) To have his/her rights and legitimate interests that have been infringed due to the execution of the complained decision or act restored;

h) To receive damage compensations in accordance with law;

i) To withdraw his/her complaint under Article 8 of this Decree;

k) To make a second-time complaint;

l) To institute a lawsuit at court in accordance with Clause 2 of this Decree.

2. The right to initiate a lawsuit at a court

a) The complainant has the right to initiate a lawsuit at the court in accordance with the civil procedure law in the following cases:

- When there are the grounds to believe that the decision or act of the employer, organization or individual involved in vocational education operations; enterprise or non-business sending the Vietnamese worker to work abroad under contract is illegal and directly infringes to the his/her legal rights and interests;

- The complainant does not agree with the first-time decision on complaint settlement as prescribed in Article 23 of this Decree;

- The time limit specified in Article 20 of this Decree is over but the first-time complaint has not been settled yet.

b) The complainant has the right to initiate a lawsuit at the court under the provisions of the administrative procedure law in the following cases:

- The complainant does not agree with the second-time decision on complaint settlement as prescribed in Article 31 of this Decree;

The time limit specified in Article 28 of this Decree is over but the second-time complaint has not been settled yet.

3. A complainant has the following obligations:

a) To make a complaint according to the order and procedures specified in this Decree;

b) TTo honestly present the matter and show evidences of the complaint; to provide relevant information and documents to the complaint settler; to take responsibility before law for the presented contents and provided information and documents;

c) To strictly abide by the legally effective complaint settlement decision.

4. The complainant shall exercise other rights and obligations in accordance with law provisions.

Article 11. Rights and obligations of the complained person

1. The complained person has the following rights:

a) To show evidences of the lawfulness of the complained decision or act;

b) To know, read, photocopy or copy documents and evidences collected by the complaint settler for settling the complaint, except information and documents involving state secrets or secret of the complained person as prescribed by law;

c) To request related persons, agencies and organizations that are preserving or managing information and documents relevant to the complaint contents to provide such information and documents within 05 working days after being requested for submission to the complaint settler, except information and documents involving state secrets or secret of the complained person as prescribed by law;

d) To receive the second-time complaint settlement decision;

dd) To initiate a lawsuit at court in accordance with the law on administrative procedures if he/she does not agree with the second-time complaint settlement contents as prescribed in Article 31 of this Decree.

2. The complained person has the following obligations:

a) To carry out the second-time complaint settlement in accordance with the competence as prescribed in Clause 1, Article 15, Clause 1, Article 16, Clause 1, Article 17 and Clause 1 Article 18 of this Decree;

b) To participate in dialogs or authorize a lawful representative to do so;

c) To abide by the decision on verification of complaint contents issued by the agency or person competent to settle the second-time complaint;

d) To provide information and documents relevant to the complaint contents within 05 working days after being requested by the person competent to settle the second-time complaint;

dd) To explain about the legality and properness of decision or act upon requirement of the person competent to settle the complaint for the second time;

e) To strictly abide by the legally effective complaint settlement decision;.

3. The complained person shall exercise other rights and obligations as prescribed by law.

Article 12. Rights and obligations of the first-time complaint settler

1. The first-time complaint settler has the following rights:

a) To request the complainant and related persons to provide information, documents and evidences within 05 working days after they are so requested, for use as a basis for settling the complaint;

b) To decide on application or cancellation of urgent measures specified in Article 26 of this Decree.

2. The first-time complaint settler has the following obligations:

a) To receive the complaint and notify about acceptance of the complaint for settlement in writing to individual, agency or organization in accordance with Article 19 of this Decree;

b) To settle the complaint about a decision or act when the complainant so requests;

c) To organize dialogs with the complainant and related agencies, organizations and individuals;

d) To send the complaint settlement decision to the individual, agency or organization as prescribed in Article 24 of this Decree;

dd) To take responsibility before law for his/her complaint settlement;

e) To provide information, documents and evidences relevant to the complaint contents at the request of the complainant;

g) To provide the complaint settlement dossier at the request of the second-time complaint settler or court.

3. The first-time complaint settler shall exercise other rights and obligations as prescribed by law.

Article 13. Rights and obligations of the second-time complaint settler

1. The second-time complaint settler has the following rights:

a) To request the complainant, the complained person and related agencies, organizations and persons to provide information, documents and evidences within 05 working days after they are so requested, for use as a basis for settling the complaint;

b) To decide on application or cancellation of urgent measures specified in Article 26 of this Decree;

c) To solicit expert assessment, for use as a basis for settling the complaint;

2. The second-time complaint settler has the following obligations:

a) To receive and accept the complaint for settlement and make a dossier of the complaint case falling under his/her/its settling competence;

b) To check and verify the complaint contents;

c) To organize dialogs with the complainant, the complained person and related agencies, organizations and persons;

d) To issue and publicly notify the complaint settlement decision;

dd) To provide information and documents relevant to the complaint contents at the request of the complainant or the complained person;

e) To provide information and documents relevant to the complaint contents and dossier of the second-time complaint settlement at the request of the court.

3. The Second-time complaint settler shall exercise other rights and perform other obligations provided by law.

Article 14. Rights and obligation of lawyer, legal assistance and participants for complainant

1. The lawyer, legal assistance and participants for complainant shall have the following rights:

a) Take part in the process of complain settlement according to the request of the complainant;

b) Implement rights and obligation of the complainant up on receipt of authorization;

c) To verify and collect evidence related to content of the complain according to requirement of the complainant and provide the evidents to the person who settle the complain;

d) To study the dossier of the case, scan and copy documents and evidences related to content of the complain to protect legit rights and interest of the complainant; except for information and documents related to State secret or secret of the complained person in accordance with law provisions.

2. The lawyer, legal assistance and participants for complainant shall have the following obligations:

a) to present the lawyer card, the legal assistance card and the decision on legal assistance assignment, written requirement on legal assistance or the Power of Attorney of the complainant;

b) To implement accurately according to content and scope as authorized by the complainant.

3. The lawyer, legal assistance and participants for complainant shall implement other rights and obligation in accordance with law provisions.

Section 3 AHTHORITY TO SETTLE THE COMPLAIN

Article 15. Authority to settle complain in labor, labor safety and hygiene

1. The employer shall have the competent to settle for the complain on itself decision, activity on labor, labor safety and hygiene for the first time.

2. The Chief Inspector of the Department of Labor, War Invalid and Social Affairs, where the employer located the headquarter shall have the competent to settle the complain on decision, activity on labor, labor safety and hygiene for the second time in case the complainant disagree to the decision on the first time settlement as prescribed in Article 20 of this Decree or the duration for settlement of complainant is due but the the complain is not yet settled.

3.Competent to settle the complain on occupational accident investigation shall be implemented as prescribed in Article 17 of the Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016 of the Government on detailing the implementation of a number of articles of the Law on Occupational Safety and Hygiene.

Article 16. Competence to settle complaint about vocational education

1. The head of vocational education institutions and vocational training institutions are competent to settle the first- time complaint about their complained decision and act.

2. Directors of provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Departments are competent to settle the second- time complaint about vocational training institutions and vocational training establishments granted the registration of vocational education activities by provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Department; the Director of the General Department of Vocational Training is competent to settle the second time complaint about vocational training institutions and vocational training institutions that are granted the operation registration certificates by the General Department of Vocational Training.

Article 17. Competence to settle complaint about activities of sending Vietnamese laborer to work abroad under contract

1. The head of organizations that send Vietnamese laborers to work abroad under contract shall be competent to settle the first- time complaint about their complained decision and act.

2. The Director of the Department of Abroad Labor Management shall be competent to settle the second time complaint about activities of sending Vietnamese workers to work abroad under the contract when the complainant disagrees with the first time settlement decision as prescribed in Article 23 or after the time limit as prescribed in Article 20 of this Decree but the complaint is not yet resolved.

Article 18. Competence to settle complaint about employment

1. The head of the employment service organization (including an employment service center and an employment service enterprise); organization of evaluation and grant of national vocational skill certificates shall be competent to settle the first time complaint about their complained decision and act.

2. The director of the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs where the employment service organization, the organization of evaluation and grant of the national vocational skill certificate is headquartered shall be competent to settle the second time complaint about employment when the complainant disagrees with the first time complaint settlement decision as prescribed in Article 23 or the time limit as prescribed in Article 20 of this Decree has expired and the complaint is not yet settled.

Section 4 ORDER, PROCEDURES AND TIME LIMITS FOR SETTLING  THE FIRST TIME COMPLAINT

Article 19. Acceptance of the first time complaint settlement

1. Acceptance and settlement of labor complaint and of labor safety and hygiene

a) Within 07 working days from the day on which the complaint is received within its scope and competence, the first time complaint settler must accept the complaint and notify in writing the acceptance on complain settlement  for complainant and the Chief Inspector of the Department of Labor - Invalids and Social Affairs where the employer is headquartered;

b) In case a complaint is delivered by another agency, organization or individual, apart from the notice specified at Point a, Clause 1 of this Article, the first time complaint settler must notify in writing on the acceptance of complaint for agencies, organizations and individuals that have delivered complaint to.

c) In case of complaint about investigation of occupational accident, the settlement shall comply with Article 17 of the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016 detailing the implementation of a number of articles of the Law on occupational safety and hygiene.

2. Acceptance and settlement of complaint about vocational education

a) Within 07 working days from the day on which the complaint is received within its scope and competence, the first time complaint settler must accept the complaint and notify in writing on the acceptance of settle complaint for complainants and the Director of provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Department, for vocational education establishments and vocational education and training establishments, which are granted certificates by provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services receive registration of vocational education activities; the General Director of the General Department of Vocational Training for vocational training institutions and establishment of vocational training activities granted the vocational education activity registration certificate by the General Department of Vocational Training;

b) In case a complaint is delivered by another agency, organization or individual, apart from the notice specified at Point a, Clause 2 of this Article, the first time complaint settler must notify in writing on the acceptance of complaint for agencies, organizations and individuals that have delivered complaint to.

3. Acceptance and settlement of complaint about activities of sending Vietnamese laborers to work abroad under contract

a) Within 07 working days from the day on which the complaint is received within the scope and competence of the first time complaint settler, such person must accept the complaint and notify in writing on complaint acceptance for complainant and the Director of the Department of Overseas Labor Management;

b) In case a complaint is delivered by another agency, organization or individual, apart from the notice specified at Point a, Clause 3 of this Article, the first time complaint settler must notify in writing on the acceptance of complaint for agencies, organizations and individuals that have delivered complaint to.

4. Acceptance and settlement of employment complaint

a) Within 07 working days from the day on which the complaint is received within its scope and competence, the first time complaint settler must accept the complaint and notify in writing on the acceptance of complaint for the complainant and the Director of the Department of Labor - Invalids and Social Affairs, where the employment service organization is headquartered;

b) In case a complaint is delivered by another agency, organization or individual, apart from the notice specified at Point a, Clause 4 of this Article, the first time complaint settler must notify in writing on the acceptance of complaint for agencies, organizations and individuals that have delivered complaint to.

Article 20. Time limit for settling the first time complaint

1. The time limit for settling the first time complaint must not exceed 30 days after the date of acceptance; For complicated cases, the time limit for handling is 45 days, counting from the date of acceptance.

2. For remote areas which is difficult to access, the time limit for settling a complaint shall not exceed 45 days, counting from the date of acceptance; For complicated cases, the time limit for handling is 60 days from the date of acceptance.

Article 21. Examining and verifying the contents of the first time complaint

1. Within the time limit prescribed in Article 20 of this Decree, the first time complaint settlers may, by themselves or assign a specialized section to inspect and verify complaint contents.

2. The inspection and verification of complaint contents must be objective, accurate and timely.

3. Persons responsible for examining and verifying complaint contents have the following rights and obligations:

a) To request complainants, related agencies, organizations and individuals to provide information, documents and evidence on the contents of the complaint;

b) To request complainants, related agencies, organizations and individuals to explain in writing the contents of the complaint;

c) Convene the complainant, related agencies, organizations and individuals;

d) Soliciting expertise as a basis for complaint settlement;

dd) Carry out other examination and verification measures according to the provisions of law;

e) Report the verification results and take responsibility for the verification results.

4. Report on inspection and verification results includes the following main contents:

a) Subjects of inspection and verification;

b) Time for checking and verifying;

c) Persons conducting examination and verification;

d) Content of inspection and verification;

dd) Results of inspection and verification;

e) Conclusions and recommendations on the content of complaint settlement;

g) Other contents (if any).

Article 22. Organization of the first time dialogue

1. In the process of settling the first complaint, if necessary, the complaint settlement must meet and dialogue with the complainant, whose rights and obligations related, c Matt , organizations and individuals relevant persons to clarify the content of the complaint, the complainant’s request and the way to resolve the complaint; The dialogue must be conducted publicly and democratically.

2. When having the dialogue, the person who settles the complaint must clearly state the content to be discussed; results of inspection and verification of complaint contents; Dialogue participants have the right to present their opinions and give evidence related to their complaint and requests.

3. The dialogue must be recorded in writing; the minutes must clearly state the opinions of the participants, the results of the dialogue, with the signatures or fingerprints of the participants; The minutes of the dialogue are saved in the complaint settlement dossier.

4. Dialogue results are one of the bases for settling complaint.

Article 23. The first time complaint settlement decision

1. The first time complaint settlers must issue complaint settlement decision.

2. The first time complaint settlement decision must contain the following main contents:

a) Date of issuing the decision;

b) Name and address of the complainant and complained person;

c) Content of the complaint;

d) Results of inspection and verification of complaint contents;

dd) Dialogue results (if any);

e) Legal basis for settling complaint;

g) Conclusion of the complaint content; solve specific issues in the complaint content;

h) Compensation for damages to victims (if any);

i) Right to appeal a second time, the right to file a lawsuit at the Court.

3. In case many people complain about the same content, the first time complaint settler shall base on the conclusion of the complaint content to make a complaint settlement decision for each person or issue a complaint settlement decision together with the list of complainants.

Article 24. Deliver of the first time complaint settlement decision

1. Within 03 working days after issuing a complaint settlement decision, the first time complaint settler shall send a complaint settlement decision according to the following provisions:

a) For settlement decision of complain in labor, labor safety and hygiene: Send to the complainant, the Chef Inspector of the Department of Labor - Invalids and Social Affairs, where the complained employer is headquartered, and the relevant agency, organization or individual.

b) For settlement decision of complaint about vocational education: send to the complainant, the Directors of provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Department in case the vocational training institutions and vocational education-training establishment had the certificate of vocational education registration granted  by the Department of Labor - Invalids and Social Affairs; The General Director of the General Department of Vocational Training for vocational training institutions and vocational training institutions had the certificate of registration of vocational education activities granted by the General Department of Vocational Training and other agencies, organizations and individuals involved;

c) For decision on settling complaint about activities of sending Vietnamese laborers to work abroad under contract: To send complainants, the director of the Department of Abroad Labor Management and relevant agencies, organizations, individuals;

d) For decision on settling employment complaint: send to the complainant, the Director of the Department of Labor - Invalids and Social Affairs, where the employment service organization is headquartered, and the relevant agency, organization or individual.

2. In case a complaint is delivered by another agency, organization or individual, apart from sending the complaint settlement decision under Clause 1 of this Article, the complaint settler must send the complaint settlement decision to the agency, organizations, individuals have delivered the complaint to.

Article 25. Dossier for the first time complaint settlement

1. The settlement of complaint must be compiled into a dossier. Dossier for settling complaint includes:

a) The complaint or a written record of the content of the complaint;

b) Notice of acceptance to resolve complaint;

c) Documents and evidence collected during the process of settling complaint;

d) Report the results of inspection and verification of complaint contents;

dd) Assessment results (if any);

e) Minutes of the dialogue organization (if any);

g) Decision on complaint settlement;

h) Other relevant documents.

2. Complaint settlement dossiers must be numbered in chronological order and archived according to law provisions.

3. Dossiers for settling complaint prescribed in Clause 1 of this Article shall be forwarded to persons competent to settle the second time complaint or competent courts for settlement upon request.

Article 26. Application of emergency measures

In the course of settling complaint, if deeming that the execution of such complained decision and act may cause consequences difficult to resolve, the complaint settlers must issue decision to temporarily suspend the execution of such decision and act. The duration of temporary suspension does not exceed the remaining time of the time limit for settling complaint. The suspension decision must be sent to the complainant, persons with related rights and obligations and other persons responsible for execution. When deeming that the reason for the suspension no longer exists, such suspension decision must be canceled immediately.

Section 5 ORDER AND PROCEDURES FOR SECOND COMPLAINT SETTLEMENT

Article 27. Acceptance of the second time complaint settlement

1. Within 30 days from the expiry date of complaint settlement provisions as prescribed in Article 20 of this Law that the first time complain is unresolved or from the date of receipt of the decision to settle complaint for the first times that the complainant disagrees with the first time decision, he/she has the right to appeal to the second time competent person; for remote areas with difficult traffic condition, the deadline may be extended but shall no longer than 45 days.

2. Within 07 working days from the date of receiving e Matt n appeal of their settling competence, the second complaint resolved to accept and handle and a written notification of acceptance settle complaint for complainants.

3. In case a complaint is forwarded by another agency, organization or individual, apart from notifying the complainant as prescribed in Clause 2 of this Article, the second time complaint settler must notify in writing. a copy of the complaint handling process for the agency, organization or individual that forwarded the complaint to.

4. In case of non-acceptance, the reason must be clearly stated.

Article 28. Time limit for settling the second time complaint

1. The time limit for settling the second time complaint must not exceed 45 days after the date of acceptance; For complicated cases, the time limit for handling shall be 60 days, counting from the date of acceptance.

2. For remote areas which is difficult to access, the time limit for settling a complaint shall not exceed 60 days, counting from the date of acceptance; For complicated cases, the time limit for handling is 90 days from the date of acceptance.

Article 29. Examining and verifying the contents of the second time complaint

1. Within the time limit prescribed in Article 28 of this Decree, the first time complaint settlers may, by themselves or assign a specialized section to inspect and verify complaint contents. Examining and verifying the contents of the complaint shall be implemented in comply with regulation prescribed in Clause 2 and Clause 3 and Clause 4 Article 21 of this Decree.

2. In addition to the rights and obligations of persons responsible for examining and verifying complaint contents as specified in Clause 3, Article 21 of this Decree, persons who are responsible for examining and verifying complaint contents for the second time have the right, the obligation to request the complainant to provide information, documents and evidence on the content of the complaint; written explanation of the content of the complaint.

Article 30. Organization of the second time dialogue

1. In the course of the second time complaint settlement, complaint settlers shall organize dialogue between complainants, complained persons, persons with related rights and obligations, concerned agencies, organizations and individuals.

2. Organization of second time dialogue shall be implemented in comply with regulation prescribed in Clause 2 and Clause 3 and Article 22 of this Decree.

Article 31. Second-time complaint settlement decisions

1. The second time complaint settlers must issue complaint settlement decision.

2. Apart from the contents specified in Clause 2, Article 23 of this Decree, a the second time complaint settlement decision must contain:

a) Results of the first time complaint settlement (if any);

b) Right to sue the case in Court.

3. In case many people complain about the same content, the first time complaint settler shall base on the conclusion of the complaint content to make a complaint settlement decision for each person or issue a complaint settlement decision together with the list of complainants.

Article 32. Deliver of the second time complaint settlement decision

Within 03 working days from the day on which the decision on complaint settlement is issued, the second time complaint settler must send the complaint settlement decision to the complainant, complained person, person with related rights and obligations, agencies, organizations and individuals forwards complaint.

Article 33. Dossier for the second time complaint settlement

The second time complaint settlement dossier is made in accordance with Article 25 of this Decree, including the first time complaint settlement dossier (if any).

Section 6 LEGALLY EFFECTIVENESS OF COMPLAINT SETTLEMENT DECISION AND EXECUTION

Article 34. Legally effective of complaint settlement decision

1. The first time complaint settlement decision takes effect as follow:

a) After 30 days from the date of issuance of the decision, the complainant does not appeal the second time complain or does not initiate a lawsuit at court as prescribed in point a, Clause 2, Article 10 of this Decree;

For remote area with difficult traffic condition, after 45 days from the date of issuance of the decision, the complainant does not appeal the second time complain or does not initiate a lawsuit at court as prescribed in point a, Clause 2, Article 10 of this Decree;

2. The second time time complaint settlement decision takes effect as follow:

b) After 30 days from the date of issuance of the decision, the complainant does no initiate a lawsuit at court as prescribed in point b, Clause 2, Article 10 of this Decree or the complained person  does no initiate a lawsuit at court as prescribed in point dd, Clause 1, Article 11 of this Decree

For remote area with difficult traffic condition, after 45 days from the date of issuance of the decision, the complainant does not initiate a lawsuit at court as prescribed in point b, Clause 2, Article 10 of this Decree;

3. Complaint settlement decision must be executed immediately after came into effect.

Article 35. Person who bears obligation and responsibility on execution of complaint settlement decision in force

1. Complaint settler.

2. Complainant.

3. Complained person.

4. Person with relevant right and obligation.

5. Related agency, organization and individual.

Article 36. Execution of effective complaint settlement decision

1. Complaint settlers shall, within the scope of their tasks and powers, direct agencies, organizations and individuals under their management to organize the implementation of legally effective complaint settlement decision; in necessary cases, to request competent authorities to take measures to ensure the execution of the legally effective complaint settlement decision; organize the implementation or assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned organizations and agencies in, taking measures to restore the lawful rights and interests of complainants; propose other agencies and organizations to solve problems related to the implementation of complaint settlement decision (if any).

2. Within the ambit of their tasks and powers, concerned agencies, organizations and individuals shall have to abide by competent agencies’ decision to execute effective complaint settlement decision; coordinate with competent agencies, organizations and individuals in organizing the implementation of legally effective complaint settlement decision up on requested.

 

Chapter III

DENUNCIATION AND SETTLEMENT OF DENUNCIATION

 

Section 1 RIGHTS AND OBLIGATIONS OF DENOUNCER,  DENOUNCED PARTY AND DENUNCIATION HANDLER

Article 37. Rights and obligations of denouncer

1. Denouncers may file or file denunciations directly with competent agencies or individuals according to the provisions of Articles 39, 40, 41 and 42 of this Decree for act of law violation in the field of labor; vocational education; activities of sending Vietnamese workers to work abroad under contract; employment; occupational safety and hygiene.

2. Other denunciations’ rights and obligations shall comply with the law on denunciations and relevant law provisions.

Article 38. Rights and obligations of denounced party and denunciation handler

Rights and obligations of denounced party and denunciation handler shall comply with the law on denunciations and relevant law provisions.

Section 2 COMPETENT TO HANDLE THE DENUNCIATION

Article 39. Competent of the Chief Inspectors of Department of Labor, War Invalids and Social Affairs

The Chief Inspectors of Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall have the competent to handle the denunciation of law violations on labor, occupational safety and hygiene under the management of the Department of Labor - War Invalids and Social Affairs.

Article 40. The competent of the Director of the Department of Overseas Labor Management

The Director of the Department of Overseas Labor Management shall have the competent to handle the denunciation of law violations on sending Vietnamese workers to work abroad under contract under the state management of the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs.

Article 41. Competent of the Chief Inspectors of the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs

The Chief Inspectors of the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs shall carry out consideration and handling the denunciation which the Chief Inspector of the Department of Labor - War Invalids and Social Affairs has been settled, but still has denounced to or the stipulated time limit is expired but the denunciation is still not resolved; handle denunciations assigned by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Article 42. Competent of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs;

The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall shall carry out consideration and handling the denunciation which the Director of the Department of Overseas Labor Management settled but still has denounced to or the stipulated time limit is expired but the denunciation is still not resolved.

Article 43. Competence to settle denunciation on vocational education and employment

Denunciation on vocational education and employment shall be settled in accordance with law provisions on denunciation.

Article 44. Determination of competent to handle the denunciation

Denunciations with contents related to the state management function of many agencies; denunciations with the jurisdiction of many agencies; denunciations on act of law violation which showing criminal signs shall be implemented in comply with the provisions of law on denunciations.

Section 3 ORDER AND PROCEDURES FOR SETTLEMENT OF DENUNCIATION

Article 45. Order and procedures for settlement of denunciation

1. The order and procedures for receiving, sorting, verifying and making conclusion on denunciations contents and decide on the handling of denunciations of law violations in the field of labor; vocational education; sending Vietnamese workers to work abroad under contract; employment; occupational safety and hygiene shall comply with the law on denunciations.

2. In case the denounced party be concluded with administrative violations in the field of labor; vocational education; sending Vietnamese workers to work abroad under contract; employment; for occupational safety and hygiene, the handling of such administrative violations must comply with the law on handling of administrative violations.

3. Dossier of settlement of denunciations shall be made in accordance with the law on denunciations.

 

Chapter IV

IMPLEMENTATION

 

Article 46. Effect

This Decree takes effect on April 15, 2020.

Decree No. 119/2014/ND-CP dated December 17, 2014 of the Government detailing a number of articles of the Labor Code, the Law on Vocational Training, Law Vietnam guest workers under contract on complaint and denunciations shall be null and void on the effective date of this Decree.

The contents related to workers’ complaint and denunciations as stipulated in the Government’s Decree No. 75/2012/ND-CP dated October 03, 2012 of the Government on detailing a number of articles of the Law on Complaint, the Government’s Decree No. 76/2012/ND-CP of October 3, 2012, detailing a number of articles of the Law on Denunciations shall be null and void on the effective date of this Decree.

Article 47. Implementation responsibility

Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of central-affiliated cities and provinces, related agencies, organizations and individuals shall responsible for the implementation of this Decree.

The Minister of Labor, War Invalid and Social Affairs within the scope of function and tasks shall take responsibility for instruction of the implementation of this Decree./.

For the Government

The Prime Minister

Nguyen Xuan Phuc 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 24/2018/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decree 24/2018/ND-CP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất