Thông tư 09/2021/TT-BKHCN Sửa đổi 1:2021 QCVN 20:2019/BKHCN về thép không gỉ
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 09/2021/TT-BKHCN
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 09/2021/TT-BKHCN | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Lê Xuân Định |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 01/11/2021 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Khoa học-Công nghệ |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hàm lượng crom của thép không gỉ không được thấp hơn 10,5%
Ngày 01/11/2021, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra Thông tư 09/2021/TT-BKHCN về Sửa đổi 1:2021 QCVN 20:2019/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép không gỉ.
Cụ thể, thép không gỉ sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường phải được đánh giá phù hợp theo Quy chuẩn kỹ thuật, có thành phần hóa học phù hợp với yêu cầu của mác thép trong tiêu chuẩn công bố áp dụng nhưng phải đảm bảo hàm lượng crom không được thấp hơn 10,5% và hàm lượng cacbon không được lớn hơn 1,2%.
Bên cạnh đó, nhãn của thép không gỉ phải được ghi một cách rõ ràng, dễ đọc, không thể tẩy xóa bằng tay, được ghi/gắn/buộc trên bó, cuộn, tấm, thanh, ống. Thép không gỉ lưu thông tại Việt Nam, nhãn hàng hóa bắt buộc thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt: Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Xuất xứ hàng hóa; Kích thước danh nghĩa, khối lượng và đơn vị đo của hàng hóa;…
Ngoài ra, đối với thép không gỉ được sản xuất trong nước, áp dụng phương thức đánh giá sự phù hợp theo phương thức thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
Xem chi tiết Thông tư 09/2021/TT-BKHCN tại đây
tải Thông tư 09/2021/TT-BKHCN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
THÔNG TƯ
Sửa đổi 1:2021 QCVN 20:2019/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép không gỉ
___________
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư Sửa đổi 1:2021 QCVN 20:2019/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép không gỉ.
Sửa đổi 1:2021 QCVN 20:2019/BKHCN là: QCVN 20:2019/BKHCN được sửa đổi lần thứ nhất vào năm 2021.
Đối với sản phẩm thép không gỉ đã được chứng nhận, công bố phù hợp QCVN 20:2019/BKHCN tiếp tục áp dụng theo quy định tại QCVN 20:2019/BKHCN đến ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy đã cấp cho sản phẩm thép không gỉ tương ứng.
Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp; - Công báo VPCP; - Lưu: VT, TĐC, PC. |
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Lê Xuân Định
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỬA ĐỔI 1:2021 QCVN 20:2019/BKHCN
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THÉP KHÔNG GỈ
National technical regulation on stainless steel
HÀ NỘI -2021
Lời nói đầu
Sửa đổi 1:2021 QCVN 20:2019/BKHCN do Ban soạn thảo Sửa đổi 1:2021 QCVN 20:2019/BKHCN - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép không gỉ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 09/2021/TT-BKHCN ngày 01 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THÉP KHÔNG GỈ
National technical regulation on stainless steel
“Quy chuẩn kỹ thuật này quy định mức giới hạn của hàm lượng theo khối lượng các nguyên tố hóa học và các yêu cầu quản lý chất lượng đối với thép không gỉ sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường.
Danh mục thép không gỉ và mã HS tương ứng nêu tại Phụ lục kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20:2019/BKHCN và Sửa đổi 1:2021 QCVN 20:2019/BKHCN.
“2.1. Thép không gỉ sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường được đánh giá phù hợp theo Quy chuẩn kỹ thuật này phải có thành phần hóa học phù hợp với yêu cầu của mác thép trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, nhưng phải đảm bảo hàm lượng crom không được thấp hơn 10,5 % (theo khối lượng) và hàm lượng cacbon không được lớn hơn 1,2 % (theo khối lượng).
2.1.1. Tiêu chuẩn công bố áp dụng là tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc gia nước ngoài, tiêu chuẩn ASTM, tiêu chuẩn SAE.
2.1.2. Trường hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng không phải là các tiêu chuẩn quy định tại Điểm 2.1.1 thì hàm lượng crom và cacbon trong tiêu chuẩn công bố áp dụng đó không được trái với quy định tại Điểm 2.1.”
“2.3. Các yêu cầu về phương pháp lấy mẫu và thử nghiệm mẫu đối với thép không gỉ sản xuất trong nước, nhập khẩu khi đánh giá phù hợp theo Quy chuẩn kỹ thuật này cần tuân thủ theo quy định tương ứng của tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trong trường hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng không quy định phương pháp thử thì được sử dụng phương pháp thử trong các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc gia nước ngoài, tiêu chuẩn ASTM, tiêu chuẩn SAE”.
“3.1. Việc ghi nhãn hàng hóa phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và các văn bản pháp luật liên quan về nhãn hàng hóa.
3.2. Nhãn của thép không gỉ phải được ghi một cách rõ ràng, dễ đọc, không thể tẩy xóa bằng tay, được ghi/gắn/buộc trên bó, cuộn, tấm, thanh, ống.
3.3. Thép không gỉ nhập khẩu vào Việt Nam phải thực hiện việc ghi nhãn theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và các văn bản pháp luật liên quan về nhãn hàng hóa.
3.4. Thép không gỉ lưu thông tại Việt Nam, nhãn hàng hóa bắt buộc thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt:
- Tên hàng hóa.
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.
- Xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định pháp luật về nhãn hàng hóa.
- Định lượng: Kích thước danh nghĩa, khối lượng và đơn vị đo của hàng hóa (Cán phẳng dạng tấm, cán phẳng dạng thanh: độ dày, diện tích hoặc kích thước chiều rộng X chiều dài; Cán phẳng dạng cuộn: độ dày, chiều rộng và chiều dài hoặc khối lượng tịnh của cuộn; Dạng sợi, dạng thanh (tròn, định hình): tiết diện, đường kính và độ dài hoặc khối lượng tịnh của sợi, của thanh; ống: đường kính ngoài và đường kính trong hoặc độ dày và chiều dài).
- Thành phần định lượng: Mác thép, số hiệu tiêu chuẩn công bố áp dụng.
- Thông số kỹ thuật: Hàm lượng (%) các nguyên tố hóa học theo tiêu chuẩn công bố của sản phẩm.
Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên thì những nội dung về định lượng, thành phần định lượng, thông số kỹ thuật được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa (trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó) hoặc bằng phương thức điện tử theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ (nếu có).”
“4.1. Thép không gỉ sản xuất trong nước phải được công bố hợp quy phù hợp quy định tại Điều 2 của Quy chuẩn kỹ thuật này, phải được gắn dấu hợp quy (dấu CR) và có nhãn phù hợp với quy định tại Điều 3 của Quy chuẩn kỹ thuật này trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Việc công bố hợp quy thực hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT- BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật; Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN; Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN ngày 10/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 và Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ.
Căn cứ để công bố hợp quy là kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức chứng nhận/giám định đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp; Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành hoặc được thừa nhận theo quy định của Thông tư số 27/2007/TT-BKHCN ngày 31/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc ký kết và thực hiện các Hiệp định và thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp.
4.2. Thép không gỉ nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng phù hợp với quy định tại Điều 2, phải được gắn dấu hợp quy (dấu CR) và có nhãn phù hợp với quy định tại Điều 3 của Quy chuẩn kỹ thuật này trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Việc kiểm tra chất lượng và miễn kiểm tra chất lượng sản phẩm thép không gỉ nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP; Nghị định số 154/2018/NĐ-CP; Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN và Nghị định số 85/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
4.3. Các phương thức đánh giá sự phù hợp, hiệu lực Giấy chứng nhận
Các phương thức đánh giá sự phù hợp làm cơ sở cho việc chứng nhận hợp quy, kiểm tra nhà nước về chất lượng thép không gỉ được quy định tại Điều 5 và Phụ lục II của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN.
4.3.1. Đối với thép không gỉ được sản xuất trong nước, áp dụng phương thức đánh giá sự phù hợp theo Phương thức 5 (Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất) tại cơ sở sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất không thể áp dụng các yêu cầu đảm bảo chất lượng theo Phương thức 5 thì đánh giá sự phù hợp theo Phương thức 7 (Thử nghiệm mẫu đại diện, đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm, hàng hóa) cho từng lô sản phẩm.
4.3.2. Đối với thép không gỉ nhập khẩu, áp dụng phương thức đánh giá sự phù hợp theo Phương thức 7 (Thử nghiệm mẫu đại diện, đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm, hàng hóa) đối với từng lô hàng hóa nhập khẩu. Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu có yêu cầu chứng nhận tại cơ sở sản xuất của nước xuất khẩu thì đánh giá sự phù hợp theo Phương thức 5 (Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất).
4.3.3. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy đối với Phương thức 7 chỉ có giá trị đối với từng lô sản phẩm hoặc từng lô hàng hóa và không quá 3 năm đối với Phương thức 5.
4.4. Lấy mẫu và thử nghiệm phục vụ đánh giá sự phù hợp
4.4.1. Khi thép không gỉ được đánh giá phù hợp theo Quy chuẩn kỹ thuật này, số lượng mẫu được lấy ngẫu nhiên đại diện cho lô sản phẩm, lô hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7790-1:2007 Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định tính - Phần 1: Chương trình lấy mẫu được xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra từng lô, bậc kiểm tra S2, phương án lấy mẫu một lần trong kiểm tra thường, giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) = 1,5 để kiểm tra ngoại quan, tính đồng nhất của lò hàng, số lượng mẫu để thử nghiệm được lấy tối đa không quá 03 (ba) mẫu.
4.4.2. Thử nghiệm phục vụ việc chứng nhận, giám định, thanh tra, kiểm tra chất lượng thép không gỉ phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật này phải được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định theo quy định của pháp luật.
4.5. Nguyên tắc thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp, sử dụng kết quả thử nghiệm
4.5.1. Những sản phẩm thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn kỹ thuật này được chế tạo từ nguyên liệu là thép không gỉ đã có kết quả đánh giá phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật này, thì tổ chức chứng nhận/giám định xem xét thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp đó để đánh giá sản phẩm, khi có đủ bằng chứng chứng minh trong quá trình sản xuất sản phẩm không làm thay đổi thành phần hóa học của thép.
4.5.2. Tổ chức chứng nhận/giám định có thể xem xét sử dụng kết quả thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm tại nước xuất khẩu để phục vụ chứng nhận nếu tổ chức thử nghiệm đó đã được tổ chức công nhận là thành viên của APAC (Tổ chức công nhận Châu Á - Thái Bình Dương) hoặc của ILAC (Tổ chức Công nhận các phòng thử nghiệm quốc tế) công nhận có năng lực phù hợp với quy định tại tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025 Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn đối với phạm vi thử nghiệm chỉ tiêu thành phần hóa học của thép không gỉ.
4.5.3. Trước khi sử dụng kết quả thử nghiệm của các tổ chức đánh giá sự phù hợp tại nước xuất khẩu, tổ chức chứng nhận/giám định phải báo cáo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để theo dõi và quản lý. Khi cần thiết, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ tổ chức kiểm tra việc sử dụng kết quả thử nghiệm của các tổ chức chứng nhận/giám định.
4.5.4. Khi sử dụng kết quả thử nghiệm của các tổ chức đánh giá sự phù hợp tại nước xuất khẩu, tổ chức chứng nhận/giám định phải chịu trách nhiệm về kết quả chứng nhận/giám định của mình."
“5.2. Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phải đảm bảo yêu cầu quy định tại Điều 2, thực hiện quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Quy chuẩn kỹ thuật này".
“5.3.4. Hồ sơ liên quan tới hàng hóa, các tài liệu kỹ thuật, kết quả thử nghiệm, giấy chứng nhận hợp quy phải được lưu tối thiểu 10 năm.”
5.4.1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép không gỉ phải đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng tại cơ quan kiểm tra theo quy định tại Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN.
5.4.2. Hồ sơ liên quan tới hàng hóa, các tài liệu kỹ thuật, kết quả thử nghiệm, giấy chứng nhận hợp quy phải được lưu tối thiểu 10 năm.
Chỉ được kinh doanh thép không gỉ đảm bảo chất lượng, có dấu hợp quy và nhãn phù hợp với các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này, phải xuất trình được bản sao có chứng thực kết quả đánh giá hợp quy cho cơ quan thanh tra, kiểm tra khi có yêu cầu.
5.6.1. Các tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định, tổ chức thử nghiệm phải tuân thủ các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này và các quy định pháp luật liên quan. Khi thừa nhận kết quả chứng nhận và kết quả thử nghiệm của các tổ chức đánh giá sự phù hợp tại nước xuất khẩu phải đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định tại Điểm 4.5 của Quy chuẩn kỹ thuật này.
5.6.2. Hồ sơ liên quan tới hàng hóa, các tài liệu kỹ thuật, kết quả thử nghiệm, giấy chứng nhận hợp quy phải được lưu tối thiểu 10 năm.”./.
PHỤ LỤC
DANH MỤC THÉP KHÔNG GỈ THUỘC PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA QCVN 20:2019/BKHCN
Bổ sung Phụ lục ban hành kèm theo QCVN 20:2019/BKHCN như sau:
TT |
TÊN NHÓM SẢN PHẨM |
MÃ HS |
6 |
Ống bằng thép không gỉ |
7306.40.20 7306.40.90 7306.61.10 7306.61.90 7306.69.10 7306.69.90 |