Quyết định 3293/QĐ-BCT 2023 phân công nhiệm vụ tạm thời trong Lãnh đạo Bộ
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 3293/QĐ-BCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Công Thương | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3293/QĐ-BCT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Hồng Diên |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 21/12/2023 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 3293/QĐ-BCT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ Số: 3293/QĐ-BCT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phân công nhiệm vụ tạm thời trong Lãnh đạo Bộ
_____________
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị quyết số 134-NQ/BCSĐ ngày 21 tháng 12 năm 2023 của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nguyên tắc chung về phân công nhiệm vụ giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng
1. Bộ trưởng là thành viên Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, trước Thủ tướng Chính phủ và trước Quốc hội về quản lý ngành Công Thương.
2. Thứ trưởng giúp Bộ trưởng chỉ đạo, xử lý thường xuyên các lĩnh vực công tác của Bộ theo sự phân công của Bộ trưởng. Thứ trưởng được sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng để giải quyết các công việc được phân công và chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng về quyết định của mình.
3. Bộ trưởng phân công hoặc ủy quyền một Thứ trưởng thay mặt Bộ trưởng chỉ đạo, giải quyết các công việc của Bộ khi Bộ trưởng vắng mặt tại trụ sở của Bộ.
4. Trách nhiệm và quyền hạn của Thứ trưởng trong phạm vi nhiệm vụ được phân công:
- Chỉ đạo các đơn vị xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, cơ chế chính sách và các dự án luật, pháp lệnh liên quan đến lĩnh vực được phân công để Bộ phê duyệt hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong việc tổ chức thực hiện các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ; các chủ trương, chính sách, pháp luật; phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung.
- Thứ trưởng trực tiếp theo dõi ngành, đơn vị nào thì chịu trách nhiệm chỉ đạo, xử lý thường xuyên các công việc liên quan đến phạm vi, trách nhiệm của Bộ tại ngành, đơn vị đó; đối với những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm và những công việc do Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo, Thứ trưởng báo cáo, xin ý kiến Bộ trưởng hoặc tập thể Lãnh đạo Bộ khi giải quyết.
- Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực công tác chuyên môn nào sẽ chịu trách nhiệm theo dõi tổng hợp, hướng dẫn, chỉ đạo chung toàn ngành về chuyên môn đó.
- Trong thực thi nhiệm vụ, nếu có vấn đề liên quan đến nhiệm vụ do Thứ trưởng khác phụ trách, các Thứ trưởng chủ động phối hợp giải quyết; trường hợp các ý kiến không thống nhất, báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.
- Ngoài các nhiệm vụ cụ thể được phân công, các Thứ trưởng có trách nhiệm tham gia quán xuyến hoạt động chung của Bộ để có thể đảm nhận các nhiệm vụ khác với sự phân công khi Bộ trưởng giao nhiệm vụ.
5. Phân công giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng có thể thay đổi tuỳ theo tình hình công việc, nhiệm vụ của Bộ.
6. Bộ trưởng và các Thứ trưởng làm việc theo Quy chế làm việc của Bộ.
Điều 2. Phân công nhiệm vụ cụ thể giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng
1. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên
a) Lãnh đạo và quản lý toàn diện các mặt công tác của Bộ.
b) Chỉ đạo công tác chiến lược, quy hoạch và cân đối lớn trong phát triển ngành; công tác tổ chức cán bộ, thanh tra, pháp chế, hội nhập kinh tế quốc tế; thi đua khen thưởng và kỷ luật.
c) Phụ trách ngành năng lượng; công tác quy hoạch và sử dụng tài nguyên đất trong ngành.
d) Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị: Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ; Văn phòng Ban cán sự Đảng; chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực dầu khí, điện lực.
đ) Chủ tịch các Hội đồng: Lương; Tuyển dụng công chức Bộ Công Thương; Thương hiệu quốc gia; Xét duyệt Đề án tinh giản biên chế của Bộ Công Thương; Thi đua khen thưởng.
e) Trưởng ban các Ban Chỉ đạo: 35 Bộ Công Thương; Theo dõi diễn biến tình hình căng thẳng chính trị giữa các quốc gia, xung đột thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch trên thế giới; ứng phó với biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh Bộ Công Thương; Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia.
g) Trưởng ban phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
h) Trưởng ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp của Bộ Công Thương.
i) Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) Bộ Công Thương.
k) Chủ tịch các hội đồng, trưởng các ban chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan.
l) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công.
2. Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân
a) Chỉ đạo công tác trong các lĩnh vực quản lý cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phòng vệ thương mại; xuất khẩu, nhập khẩu, xử lý các vấn đề liên quan đến cán cân thương mại và dịch vụ thương mại; nghiên cứu khoa học, công nghệ, an toàn thực phẩm, thương mại điện tử và kinh tế số; công nghiệp hóa chất; công nghệ thông tin, môi trường; công tác phòng, chống lụt bão; phòng chống cháy, nổ và an toàn; công tác đào tạo; dầu khí, than; quản lý thị trường; điện lực, năng lượng tái tạo; quốc phòng toàn dân và công nghiệp phục vụ quốc phòng; công tác phòng chống tội phạm; Chỉ đạo công tác trong lĩnh vực phát triển thị trường trong nước, xúc tiến thương mại, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, luyện kim và khoáng sản.
b) Giúp Bộ trưởng chỉ đạo công tác hội nhập kinh tế quốc tế.
c) Phụ trách công tác thông tin báo chí kiêm người phát ngôn của Bộ Công Thương.
d) Chỉ đạo công tác trong lĩnh vực vì sự tiến bộ phụ nữ.
đ) Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế.
e) Phụ trách quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác trong khuôn khổ ASEAN, APEC, ASEM, WTO cũng như các tổ chức, diễn đàn kinh tế khu vực và quốc tế khác; chỉ đạo chung về các công tác liên quan đến thương vụ Việt Nam ở nước ngoài. Phụ trách quan hệ song phương và phát triển thị trường, các vấn đề liên quan đến xử lý tranh chấp thương mại và phòng vệ thương mại ở nước ngoài đối với hàng hóa Việt Nam tại các nước châu Âu.
g) Phụ trách công tác đảng đoàn thể.
h) Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị: Vụ Chính sách thương mại đa biên, Cục Phòng vệ thương mại, Vụ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Cục Hóa chất, Cục Xuất nhập khẩu và các Viện, Trường thuộc Bộ, Đảng ủy Bộ, Vụ Dầu khí và Than, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (đối với công tác liên quan đến thị trường châu Âu), Cục Điều tiết điện lực, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Tổng cục Quản lý thị trường, Vụ Thị trường trong nước, Cục Công nghiệp (đối với công tác liên quan đến công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, luyện kim và khoáng sản), Cục Xúc tiến thương mại, Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Báo Công Thương, Tạp chí Công Thương, Nhà Xuất bản Công Thương, Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về Phát triển điện lực, Văn phòng Ban chỉ đạo các Dự án trọng điểm nhà nước về dầu khí.
Thay mặt Bộ chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực hóa chất, công nghiệp than - khoáng sản. Tham gia cùng Bộ trưởng chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực dầu khí, điện lực.
i) Thay mặt Bộ, chỉ đạo ngành Công Thương của các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.
k) Đại diện của Bộ Công Thương (Phòng WTO) tại Phái đoàn đại diện thường trực nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Giơ-ne-vơ.
l) Chủ tịch Hội đồng khoa học Bộ Công Thương.
m) Trưởng ban chỉ đạo của Bộ Công Thương về phòng chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tội phạm.
n) Giúp việc cho Bộ trưởng trong công tác thanh tra, pháp chế.
p) Chủ tịch các hội đồng, trưởng các ban chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan. Trưởng ban phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương, Trưởng ban phòng chống cháy, nổ và an toàn của Bộ Công Thương.
q) Đảm nhận một số nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng.
3. Thứ trưởng Phan Thị Thắng
a) Chỉ đạo công tác trong lĩnh vực kế hoạch, đầu tư, tài chính, đổi mới doanh nghiệp, công thương địa phương, kinh tế tập thể, công tác văn phòng, cải cách hành chính, công nghiệp nhẹ bao gồm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác.
b) Phụ trách công tác bảo vệ sức khoẻ - y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình.
c) Phụ trách quan hệ song phương và phát triển thị trường, các vấn đề liên quan đến xử lý tranh chấp thương mại và phòng vệ thương mại ở nước ngoài đối với hàng hóa Việt Nam tại các nước châu Á - châu Phi và châu Mỹ.
d) Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị: Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (đối với công tác liên quan đến thị trường châu Mỹ), Cục Công Thương địa phương, Cục Công nghiệp (đối với công tác liên quan đến công nghiệp nhẹ bao gồm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác), Trung tâm Y tế - Môi trường lao động công thương.
Thay mặt Bộ chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực dệt may, bia - rượu - nước giải khát, thuốc lá, giấy, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ.
đ) Thay mặt Bộ, chỉ đạo ngành Công Thương của các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Ninh Thuận, Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Thay mặt Bộ, chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước đối với Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp - CTCP, Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp - CTCP, Tổng công ty cổ phần Xây dựng công nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp khối thương mại (Công ty Vật liệu và Xây lắp thương mại BMC, Công ty CP Xây dựng và XNK tổng hợp,...).
e) Chủ tịch các hội đồng, trưởng các ban chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan.
g) Đảm nhận một số nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 12 năm 2023 và thay thế các Quyết định, thông báo trước đây về phân công nhiệm vụ cũng như tạm thời điều chỉnh, bổ sung phân công nhiệm vụ trong Lãnh đạo Bộ.
Điều 4. Trách nhiệm thi hành
Các đồng chí Thứ trưởng, Tổng cục trưởng, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng, Vụ trưởng thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Công Thương, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, Công ty và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Văn phòng TW; - Văn phòng Chính phủ; - Ban Tổ chức TW, Ủy ban Kiểm tra TW; - Các Bộ, cơ quan ngang bộ; - Công đoàn Công Thương VN; - Đảng uỷ Bộ CT; Đảng ủy Khối CN tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ sở BCT tại TP. Hồ Chí Minh; Đảng ủy Khối các trường ĐHCĐ Hà Nội; - Lưu: VT, TCCB. |
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Hồng Diên |