Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 844/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Kế hoạch thẩm định chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 844/QĐ-BKHĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 844/QĐ-BKHĐT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Bùi Quang Vinh |
Ngày ban hành: | 16/06/2015 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách, Hành chính |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 844/QĐ-BKHĐT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 844/QĐ-BKHĐT |
Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành kế hoạch thẩm định chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020
_______
BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Căn cứ Quyết định số 615/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thẩm định Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 3. Các ủy viên Hội đồng, thành viên Tổ Chuyên gia thẩm định liên ngành, cơ quan có cán bộ được cử tham gia Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. HỘI ĐỒNG |
KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 844/QĐ-BKHĐT ngày 16 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
I. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH
1. Nhiệm vụ thẩm định:
- Tổ chức thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi tắt là Chương trình) để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét và trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
- Tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
2. Nội dung thẩm định Chương trình:
2.1. Nội dung thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình
- Đánh giá về hồ sơ trình thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình.
- Đánh giá ở mức sơ bộ các nội dung sau:
+ Sự cần thiết đầu tư của chương trình để thực hiện các mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; sự phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Mục tiêu phạm vi và quy mô của chương trình; xác định nội dung trùng lặp chương trình (nếu có) với các chương trình, dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc đã có quyết định đầu tư.
+ Khái toán tổng mức vốn và cơ cấu nguồn lực thực hiện chương trình, bao gồm danh mục dự án hoặc đối tượng đầu tư; khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công, huy động các nguồn vốn và nguồn lực khác; sự phù hợp với khả năng vay, trả nợ công, nợ Chính phủ và nợ chính quyền địa phương.
+ Sự phù hợp của tiến độ thực hiện chương trình với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực trong quá trình thực hiện và trong quá trình khai thác, vận hành.
+ Phân tích, đánh giá những ảnh hưởng, tác động về môi trường, xã hội của chương trình; đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững của chương trình.
+ Sự hợp lý của việc phân chia các dự án thành phần của chương trình theo quy định của pháp luật.
+ Đánh giá các nguyên tắc, tiêu chí để xác định đối tượng đầu tư hoặc dự án đầu tư của chương trình (nếu có)
+ Các giải pháp tổ chức thực hiện.
2.2. Nội dung thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình
- Đánh giá về hồ sơ chương trình
- Đánh giá sự cần thiết đầu tư chương trình. Sự phù hợp của việc thực hiện chương trình với thực trạng của ngành, lĩnh vực thuộc mục tiêu và phạm vi chương trình; những vấn đề cấp bách cần được giải quyết trong chương trình.
- Đánh giá về mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, kết quả, các chỉ tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn; sự phù hợp của mục tiêu chương trình với chủ trương đầu tư đã được các cấp có thẩm quyền quyết định; tính khả thi của chương trình.
- Đánh giá sự hợp lý của phạm vi và quy mô của chương trình với mục tiêu của chương trình.
- Đánh giá sự cần thiết thực hiện của các dự án thành phần thuộc chương trình để đạt được mục tiêu của chương trình, thứ tự ưu tiên và thời gian thực hiện các dự án thành phần.
- Đánh giá về tổng mức vốn để thực hiện chương trình, phân bổ vốn theo mục tiêu, dự án thành phần và thời gian thực hiện, nguồn vốn và phương án huy động vốn.
- Đánh giá sự phù hợp của tiến độ thực hiện chương trình với khả năng huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình.
- Đánh giá các giải pháp để thực hiện chương trình; cơ chế, chính sách áp dụng đối với chương trình; khả năng lồng ghép, phối hợp với các chương trình khác; yêu cầu hợp tác quốc tế (nếu có) và việc tổ chức thực hiện chương trình.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội chung của chương trình và tính bền vững của chương trình.
II. TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH
1. Thành lập Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành
a)Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành phục vụ Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Chương trình, gồm cán bộ của các cơ quan: Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng, Bộ Công An, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Lao động TBXH, Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
b) Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành có các nhiệm vụ sau:
- Thẩm định các nội dung được phân công (Tổ trưởng chịu trách nhiệm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành);
- Thực hiện các công việc được giao khác.
- Tổng hợp các ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước, các ý kiến của các tổ chức, cá nhân khác về Chương trình gửi đến Hội đồng; đề xuất, trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước xem xét, quyết định những vấn đề cần xử lý trong quá trình thẩm định;
- Chuẩn bị các nội dung yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo đề nghị của các thành viên trong Hội đồng thẩm định nhà nước trong quá trình thẩm định, trình Hội đồng thẩm định nhà nước;
- Dự thảo báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước để trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước xem xét ký trình Thủ tướng Chính phủ;
- Thực hiện các công việc được giao khác.
III. THỜI GIAN VÀ CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG
1. Kế hoạch thành lập Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành.
Phê duyệt thành lập Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành trong tháng 6/2015.
2. Chương trình làm việc của Hội đồng thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình.
- Cơ quan thường trực của Hội đồng tổng hợp ý kiến của thành viên Hội đồng và các cơ quan liên quan, có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Lao động TBXH giải trình bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ Chương trình.
- Phiên họp thứ nhất (dự kiến tuần cuối tháng 6/2015 hoặc đầu tháng 7/2015): Hội đồng nghe Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Lao động TBXH trình bày Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các CTMTQG sau khi giải trình bổ sung, hoàn thiện hồ sơ Chương trình; nghe báo cáo tổng hợp của Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành về Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các Chương trình, báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp không còn vấn đề tồn tại thì các thành viên Hội đồng bỏ phiếu thông qua báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ.
Trường hợp còn các vấn đề tồn tại của Chương trình, Hội đồng sẽ ban hành văn bản yêu cầu Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Lao động TBXH giải trình bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ Chương trình và sẽ quyết định việc tổ chức phiên họp thứ hai để xem xét, bỏ phiếu thông qua báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ.
- Trong quá trình thẩm định, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng sẽ làm việc với Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành, để nắm bắt tình hình và quyết định các hoạt động chung của Hội đồng.
- Hoạt động của Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành do Tổ trưởng quyết định và báo cáo Chủ tịch Hội đồng để theo dõi và có chỉ đạo kịp thời.
- Ngoài ra, Chủ tịch Hội đồng có thể triệu tập phiên họp bất thường theo quy chế hoạt động của Hội đồng và xem xét việc tổ chức Hội thảo chuyên đề về nội dung liên quan đến Chương trình (nếu cần thiết).
3. Chương trình làm việc của Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình.
- Phiên họp thứ nhất (thời gian cụ thể sẽ được sắp xếp sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư các Chương trình): Hội đồng nghe Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Lao động TBXH trình bày Báo cáo nghiên cứu khả thi các CTMTQG; nghe báo cáo sơ bộ của Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành và Thư ký tổng hợp.
- Phiên họp thứ hai: Hội đồng nghe báo cáo tổng hợp của Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành về Báo cáo nghiên cứu khả thi các Chương trình, báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp không còn vấn đề tồn tại thì các thành viên Hội đồng bỏ phiếu thông qua báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ.
- Trong quá trình thẩm định, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng sẽ làm việc với Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành, để nắm bắt tình hình và quyết định các hoạt động chung của Hội đồng.
- Hoạt động của Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành do Tổ trưởng quyết định và báo cáo Chủ tịch Hội đồng để theo dõi và có chỉ đạo kịp thời.
- Ngoài ra, Chủ tịch Hội đồng có thể triệu tập phiên họp bất thường theo quy chế hoạt động của Hội đồng và xem xét việc tổ chức Hội thảo chuyên đề về nội dung liên quan đến Chương trình (nếu cần thiết).
IV. ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC
1. Địa điểm và phương tiện làm việc.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan thường trực) sẽ bố trí địa điểm các phiên họp của Hội đồng thẩm định nhà nước.
- Các thành viên Hội đồng, Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành và Thư ký tổng hợp tự sắp xếp, bố trí địa điểm nghiên cứu tài liệu.
2. Kinh phí thẩm định Chương trình.
Kinh phí thẩm định Chương trình do cơ quan thường trực của Hội đồng lập dự toán chi phí và thực hiện chi theo quy định hiện hành.
3. Các điều kiện làm việc khác.
Văn phòng phẩm, các nhu cầu photo, in ấn do Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành tự thu xếp theo nhu cầu, được tính và thanh toán vào chi phí thẩm định./.