Quyết định 825/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội tại Quảng trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội, ngày 10/10/2010

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 825/QĐ-TTg

Quyết định 825/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội tại Quảng trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội, ngày 10/10/2010
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:825/QĐ-TTgNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành:09/06/2010Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-----------------

Số: 825/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------------

Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2010

 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN MÍT TINH, DIỄU BINH, DIỄU HÀNH

KỶ NIỆM 1000 NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI TẠI QUẢNG TRƯỜNG BA ĐÌNH,

THỦ ĐÔ HÀ NỘI, NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 2010

-----------------------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 04 tháng 5 năm 1998 của Bộ Chính trị về việc kỷ niệm 1000 năm Thăng Long (năm 1010 - 2010);

Căn cứ Chỉ thị số 30/2008/CT-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội;

Căn cứ Quyết định số 1470/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề cương các hoạt động tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và Đại lễ kỷ niệm;

Căn cứ Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội năm 2010;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1.Phê duyệt Đề án Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội tại Quảng trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2010 (ban hành kèm theo Quyết định này).

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các thành viên Ban Tổ chức Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng (để b/c);
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các thành viên Ban tổ chức Mít tinh, diễu binh, diễu hành;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban TW MTTQ Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: TH, ĐP, KTN, KTTH, Cục QT;
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Sinh Hùng

 

 

ĐỀ ÁN

MÍT TINH, DIỄU BINH, DIỄU HÀNH KỶ NIỆM 1000 NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI TẠI QUẢNG TRƯỜNG BA ĐÌNH, THỦ ĐÔ HÀ NỘI, NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 2010
(Ban hành theo Quyết định số 825/QĐ-TTg ngày 09 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ)

 

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nhằm biểu dương lực lượng, những thành tựu to lớn của Thủ đô Hà Nội và đất nước trải qua 1000 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt những thành tựu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã đạt được trong thời kỳ đổi mới, vinh danh Thủ đô Văn hiến, Anh hùng, Thành phố vì hòa bình, qua đó thể hiện lòng tự hào dân tộc, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đất nước.

2. Giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử của Thủ đô Văn hiến, Anh hùng, Thành phố vì hòa bình, khẳng định ý chí, quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

3. Chương trình mít tinh, diễu binh, diễu hành được tổ chức trọng thể, sinh động và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống lịch sử, văn hóa của 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

4. Lực lượng tham gia bao gồm các thành phần tiêu biểu trong xã hội đảm bảo tinh gọn; chú trọng chất lượng nội dung, hình thức thể hiện, an ninh trật tự và tiết kiệm.

B. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÍT TINH, DIỄU BINH, DIỄU HÀNH

I. DANH NGHĨA TỔ CHỨC

- Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;

- Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Thành phố Hà Nội.

II. QUY MÔ TỔ CHỨC:cấp Quốc gia

III. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

1. Ngày 09 tháng 10 năm 2010:

- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành phố Hà Nội, các Ban, Bộ, ngành đoàn thể Trung ương và 62 tỉnh, thành phố vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và thắp hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại tượng đài liệt sỹ (Văn phòng Chính phủ đảm nhận và có kịch bản riêng);

- Tiệc chiêu đãi Đoàn ngoại giao (Bộ Ngoại giao đảm nhận).

2. Ngày 10 tháng 10 năm 2010: tổ chức mít tinh, diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình, bao gồm khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; hai bên khán đài; Quảng trường trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; đường Bắc Sơn, đường Độc Lập và các khu vực xung quanh.

IV. THÀNH PHẦN MỜI DỰ VÀ THAM GIA MÍT TINH, DIỄU BINH, DIỄU HÀNH

1. Thành phần mời dự:

- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Các đồng chí nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Quốc hội, các đồng chí cán bộ lão thành cách mạng, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

- Đại diện các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương;

- Đại diện các cơ quan, Ban, ngành, đoàn thể thành phố Hà Nội;

- Đại diện các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Đại diện các tổ chức tôn giáo;

- Khách mời quốc tế;

- Báo chí trong nước và nước ngoài.

2. Đại biểu dự Mít tinh tại Quảng trường Ba Đình:

a) Khán đài A (Lễ đài Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh): lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Nước, Thủ tướng và Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Quốc hội, các đồng chí cán bộ lão thành cách mạng; lãnh đạo thành phố Hà Nội và đại biểu khách mời quốc tế là nguyên thủ quốc gia.

b) Khán đài B (Bên phải Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh phía Phủ Chủ tịch): đại biểu Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và khách mời quốc tế.

c) Khán đài C (Bên trái Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh phía đường Chùa Một Cột): đại diện các tổ chức tôn giáo; 62 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ quan, Ban, ngành, đoàn thể thành phố Hà Nội.

d) Khán đài D (Sân cỏ đối diện khán đài A, B, C): bố trí lực lượng xếp hình, xếp chữ, các lực lượng vũ trang và quần chúng.

3. Lực lượng tham gia tại sân Quảng trường Ba Đình, 20.048 người:

a) Trước khán đài A (Phía trước chính giữa Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh): dàn trống đồng, trống hội Thăng Long và cồng chiêng 1.000 người (Thành phố Hà Nội đảm nhận).

b) Trước khán đài B: dàn kèn đồng 1.000 người (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đảm nhận). Phía trước dàn kèn là hàng tiêu binh (Bộ Quốc phòng đảm nhận).

c) Trước khán đài C: dàn hợp xướng 1.000 người (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đảm nhận). Phía trước dàn hợp xướng là hàng tiêu binh (Bộ Quốc phòng đảm nhận).

d) Phía trước Cột Cờ tại sân Quảng trường: đội quân nhạc mặc lễ phục 220 người (Bộ Quốc phòng đảm nhận).

đ) Dựng đài lửa bên cạnh Cột Cờ tại sân Quảng trường (Bộ Quốc phòng đảm nhận).

e) Lực lượng đứng tại sân cỏ:

- Khối Tiêu binh 48 người (Bộ Quốc phòng đảm nhận).

- Khối Xếp hình 5.000 người (Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đảm nhận).

- Khối Sĩ quan Lục quân 130 người (Bộ Quốc phòng đảm nhận).

- Khối Sĩ quan Phòng không Không quân 130 người (Bộ Quốc phòng đảm nhận).

- Khối Sỹ quan Hải quân 130 người (Bộ Quốc phòng đảm nhận).

- Khối Sĩ quan Biên phòng 130 người (Bộ Quốc phòng đảm nhận).

- Khối Nữ dân quân đại diện các vùng, miền 130 người (Bộ Quốc phòng đảm nhận).

- Khối Công an 130 người (Bộ Công an đảm nhận).

- Khối Thiếu nhi 1.000 em cầm bóng bay và chim bồ câu (Thành phố Hà Nội đảm nhận).

- Khối Thể thao 1.000 vận động viên (Thành phố Hà Nội đảm nhận).

- Khối Học sinh, sinh viên 1.000 người (Bộ Giáo dục và Đào tạo đảm nhận).

- Khối Quần chúng 8.000 người (Thành phố Hà Nội đảm nhận).

(Vị trí đứng cụ thể của các Khối do Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xuất, Ban Tổ chức nhà nước xem xét, quyết định).

4. Lực lượng diễu binh, diễu hành, 9.448 người:

a) Khối Nghi trượng (Bộ Quốc phòng và thành phố Hà Nội đảm nhận): 03 khối (428 người) bao gồm xe mô hình chở Quốc huy, khối thanh niên mang cờ Đảng, cờ Tổ quốc và xe rước ảnh Bác.

b) Lực lượng diễu binh (Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an đảm nhận): 14 khối (2.800 người) bao gồm bộ đội, công an, dân quân tự vệ nam, nữ, đội hình 20 x 10 (20 hàng ngang, 10 hàng dọc).

c) Khối Hà Nội (Thành phố Hà Nội đảm nhận): 03 khối (1.200 người) bao gồm xe rước biểu trưng Hà Nội, xe rước rồng thời Lý, xe trống hội Thăng Long.

d) Lực lượng diễu hành (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Ban, Bộ, ngành được phân công đảm nhận): 15 khối (5.020 người), trong đó 14 khối đi hàng 10 x 16 (10 hàng ngang, 16 hàng dọc), 20 người đi hai bên xe mô hình và 01 khối diễu hành nghệ thuật 2.500 người đi cuối cùng để biểu diễn chương trình nghệ thuật gắn với kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

V. CHƯƠNG TRÌNH MÍT TINH, DIỄU BINH, DIỄU HÀNH

1. Chương trình Mít tinh:

- 6 giờ 00: các lực lượng tham gia Mít tinh, diễu binh, diễu hành tập kết đầy đủ tại vị trí được Ban Tổ chức phân công.

- 7 giờ 55: đoàn rước đuốc từ Bảo tàng Hồ Chí Minh tiến về Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và thắp lên đài lửa (Bộ Quốc phòng đảm nhận, có kịch bản riêng).

- 8 giờ 00: khai mạc Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội:

+ Trong lúc cử Quốc thiều, tất cả mọi người hát Quốc ca, đồng thời bắn 21 loạt đại bác tại Sân vận động Cột Cờ Hà Nội (Bộ Quốc phòng đảm nhận).

+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện).

+ Chủ tịch Nước đọc diễn văn kỷ niệm.

+ Dàn hợp xướng và dàn kèn đồng biểu diễn tác phẩm âm nhạc ngợi ca Hà Nội (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lựa chọn).

+ Kết thúc bài hát, thiếu nhi thả bóng bay và chim bồ câu (1000 con).

2. Chương trình diễu binh, diễu hành (Bộ Quốc phòng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đảm nhận).

Mở đầu buổi diễu binh, diễu hành: 10 chiếc trực thăng bay theo đội hình hàng dọc, theo đường Hùng Vương từ hướng sông Hồng vào Hà Đông, mang cờ Đảng, cờ Tổ quốc, dải lụa đỏ ghi dòng chữ “1000 năm Thăng Long - Hà Nội”.

a) Khối Nghi trượng, 03 khối, đi theo thứ tự sau:

- Xe mô hình Quốc huy có 54 dải lụa, 108 người (54 nam, 54 nữ) đại diện 54 dân tộc anh em, nam cầm dải lụa, nữ cầm hoa đi hai bên (Bộ Quốc phòng đảm nhận).

- Khối 200 vận động viên thể dục thể thao mặc đồng phục mang cờ Đảng, cờ Tổ quốc, đội hình 10 x 20 (10 hàng ngang, 20 hàng dọc) (Bộ Quốc phòng đảm nhận).

- Xe rước ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 120 thiếu nhi tay cầm hoa sen đi hai bên (Thành phố Hà Nội đảm nhận).

b) Lực lượng diễu binh, 14 khối, đi theo thứ tự sau:

- Khối Lực lượng vũ trang hiện đại: xe chỉ huy + Tổ quân kỳ toàn quân (Bộ Quốc phòng đảm nhận).

- Khối Quân nhạc (Bộ Quốc phòng đảm nhận).

- Khối Sĩ quan Lục quân (Bộ Quốc phòng đảm nhận).

- Khối Sĩ quan Phòng không Không quân (Bộ Quốc phòng đảm nhận).

- Khối Sĩ quan Hải quân (Bộ Quốc phòng đảm nhận).

- Khối Sĩ quan Biên phòng (Bộ Quốc phòng đảm nhận).

- Khối Chiến sĩ Bộ binh (Bộ Quốc phòng đảm nhận).

- Khối Chiến sĩ Đặc công (Bộ Quốc phòng đảm nhận).

- Khối Chiến sĩ Thông tin (Bộ Quốc phòng đảm nhận).

- Khối An ninh Nhân dân (Bộ Công an đảm nhận).

- Khối Cảnh sát Nhân dân (Bộ Công an đảm nhận).

- Khối Nam Dân quân tự vệ (Bộ Quốc phòng đảm nhận).

- Khối Nữ Dân quân tự vệ (Bộ Quốc phòng đảm nhận).

- Khối Học viện, Nhà trường Quân đội (Bộ Quốc phòng đảm nhận).

c) Khối Hà Nội, đi theo thứ tự sau (thành phố Hà Nội đảm nhận, có kịch bản riêng):

- Xe rước biểu trưng của Thủ đô Hà Nội, có 50 dải lụa, 100 người (50 nam, 50 nữ), nam cầm dải lụa, nữ cầm hoa đào đi hai bên; 400 thiếu nhi mặc đồng phục, đi thành 3 khối, gồm 100 thiếu nhi thổi kèn đồng, 100 thiếu nhi đánh trống, đội hình 10 x 10 (10 hàng ngang, 10 hàng dọc), 200 thiếu nhi cầm cờ, hoa, đội hình 10 x 20 (10 hàng ngang, 20 hàng dọc).

- Xe rước rồng thời Lý, có 200 thiếu nhi, mặc võ phục truyền thống, cầm dải lụa đi hai bên, biểu diễn tạo hình mây, sóng nước.

- Xe chở 100 trống hội Thăng Long, 100 nam mặc võ phục biểu diễn trống, 200 nam vừa đi vừa múa cờ hội, biểu diễn võ truyền thống, 200 thiếu nữ Hà Nội mặc trang phục dân tộc, truyền thống và hiện đại, tay cầm lụa, hoa, nón…, đội hình 20 x 10 (20 hàng ngang, 10 hàng dọc).

d) Lực lượng diễu hành, 15 khối, có xe mô hình và đi theo thứ tự sau:

- Khối Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng ngồi trên xe ô tô mui trần diễu hành qua lễ đài (Hội Cựu chiến binh Việt Nam đảm nhận).

- Khối Cựu chiến binh (Hội Cựu chiến binh Việt Nam đảm nhận).

- Khối Công nhân (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đảm nhận).

- Khối Nông dân (Hội Nông dân Việt Nam đảm nhận).

- Khối Trí thức (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đảm nhận).

- Khối Công chức, viên chức Nhà nước (Bộ Nội vụ đảm nhận).

- Khối Doanh nhân (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đảm nhận).

- Khối Thanh niên (Trung ương Đoàn TNCSHCM đảm nhận).

- Khối Phụ nữ (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đảm nhận).

- Khối Các dân tộc (Ủy ban Dân tộc đảm nhận).

- Khối Tôn giáo (Ban Tôn giáo Chính phủ đảm nhận).

- Khối Việt kiều (Bộ Ngoại giao đảm nhận).

- Khối Bạn bè quốc tế (Bộ Ngoại giao đảm nhận).

- Khối Thông tấn báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam đảm nhận).

- Khối nghệ thuật biểu diễn chào mừng Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đảm nhận và có kịch bản riêng).

VI. ĐỊA ĐIỂM TẬP KẾT VÀ TUYẾN ĐƯỜNG DIỄU BINH, DIỄU HÀNH

1. Địa điểm tập kết:

- Khối Nghi trượng: tập kết ở phía Bắc cổng Phủ Chủ tịch, trên đường Hùng Vương theo thứ tự diễu hành.

- Lực lượng diễu binh: tập kết tại Công viên Bách thảo và đường Hoàng Hoa Thám theo thứ tự diễu binh.

- Khối Hà Nội: tập kết tại đường Thụy Khuê theo thứ tự diễu hành.

- Lực lượng diễu hành:

+ Khối Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng và khối Cựu Chiến binh tập kết tại cổng Phủ Chủ tịch.

+ Các Khối: Công nhân, Nông dân, Trí thức, Công chức, viên chức nhà nước, Doanh nhân, Thanh niên, Phụ nữ, Các dân tộc, Tôn giáo, Việt kiều, Bạn bè quốc tế, Thông tấn báo chí: tập kết tại đường Phan Đình Phùng, đường Thanh Niên, theo thứ tự diễu hành.

+ Khối nghệ thuật biểu diễn: tập kết tại đường Quán Thánh.

- Các khối tham dự Mít tinh tập kết tại Công viên Lê Nin và đường Hoàng Diệu, theo đường Bắc Sơn vào Quảng trường Ba Đình.

Các Trưởng khối liên lạc với Ban Tổ chức diễu hành để nhận sơ đồ bố trí địa điểm tập kết.

2. Tuyến đường diễu binh, diễu hành:

- Các em thiếu nhi đi qua đường Hùng Vương đến đường Lê Hồng Phong, rẽ trái vào đường Lê Hồng Phong và kết thúc diễu hành.

- Khối Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng và khối Cựu Chiến binh diễu hành qua đường Hùng Vương và kết thúc tại đường Nguyễn Tri Phương.

- Lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành đi qua đường Hùng Vương, đến đường Nguyễn Thái Học, chia làm hai hướng:

+ Một hướng rẽ trái đi thẳng đường Tràng Thi, đi qua Tràng Tiền đến Nhà hát Lớn Hà Nội kết thúc tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám.

Xe ô tô đón từng khối theo hướng này tập kết hàng một dọc theo đường Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, số còn lại tập kết trên dọc đường Phan Chu Trinh và Lý Thường Kiệt.

+ Một hướng rẽ phải đi về đường Kim Mã, kết thúc ở đường Ngọc Khánh.

Khu vực xe ô tô đón từng khối theo hướng này tập kết tại các đường Liễu Giai, Văn Cao, Nguyễn Chí Thanh và khu vực xung quanh.

- Ban Tổ chức sẽ quy định cụ thể các khối đi theo từng tuyến.

VII. YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TRONG DIỄU HÀNH

1. Về xe mô hình:

- Trên một xe mô hình có biểu tượng, biểu trưng tiêu biểu cho toàn khối hoặc một số biểu trưng cho các ngành trong khối, chọn những lĩnh vực mũi nhọn, tiêu biểu của Ngành để giới thiệu; chiều cao của xe mô hình không quá 3,6 m. Trang phục, đạo cụ do các Ban, Bộ, ngành phụ trách lựa chọn, có sự thống nhất với Ban Tổ chức.

- Hình thức đẹp, hiện đại, sinh động, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, gắn với những biểu trưng làm nổi bật hình ảnh 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

- Xe mô hình phải đảm bảo chất lượng, không để xảy ra sự cố. Mỗi xe mô hình phải có 02 lái xe (01 lái chính và 01 lái dự phòng) đảm bảo phẩm chất đạo đức và chuyên môn tốt, gửi danh sách trích ngang về Tiểu ban An ninh trật tự trước khi tổng duyệt.

2. Về lực lượng diễu hành:

- Người tham gia diễu hành thể hiện tinh thần hồ hởi, phấn khởi; mang ảnh Bác, cờ, hoa, dải lụa các màu tạo không khí sinh động và thực hiện những động tác theo quy định của Ban Tổ chức trong khi dự Mít tinh và diễu hành.

- Về hình thức và màu sắc trang phục: thực hiện theo quy định của Ban Tổ chức.

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. BAN TỔ CHỨC MÍT TINH, DIỄU BINH, DIỄU HÀNH

1. Ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tổ chức nhà nước các ngày lễ lớn trong hai năm 2009 - 2010 - Trưởng ban Tổ chức;

2. Ông Lê Tiến Thọ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Phó Trưởng ban, Thường trực Tổng đạo diễn;

3. Bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội - Phó Trưởng ban;

4. Ông Nguyễn Bắc Son, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - Phó Trưởng ban;

5. Ông Nguyễn Quốc Khánh, Trung tướng, Phó Tổng tham mưu trưởng, Bộ Quốc phòng - Phó Trưởng ban;

6. Ông Nguyễn Văn Cương, Thiếu tướng, Trưởng ban Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Phó Trưởng ban;

7. Ông Nguyễn Hữu Vũ, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - thành viên;

8. Ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - thành viên;

9. Ông Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an - thành viên;

10. Thứ trưởng Bộ Nội vụ - thành viên;

11. Ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - thành viên;

12. Ông Nguyễn Bá Thủy, Thứ trưởng Bộ Y tế - thành viên;

13. Ông Nguyễn Công Nghiệp, Thứ trưởng Bộ Tài chính - thành viên;

14. Ông Nguyễn Văn Lạng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - thành viên;

15. Ông Trần Quang Quý, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - thành viên;

16. Ông Hoàng Xuân Lương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc - thành viên;

17. Ông Phùng Khắc Đăng, Trung tướng, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam - thành viên;

18. Bà Lâm Phương Thanh, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh - thành viên;

19. Ông Lê Hoàng Minh, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam - thành viên;

20. Bà Hoàng Thị Ái Nhiên, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - thành viên;

21. Ông Hoàng Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - thành viên;

22. Ông Nguyễn Thanh Xuân, Phó Trưởng ban Thường trực, Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Nội vụ - thành viên;

23. Ông Phạm Gia Túc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - thành viên.

II. NHIỆM VỤ CỦA BAN TỔ CHỨC

Ban Tổ chức có nhiệm vụ tổ chức Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội tại Quảng trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội ngày 10 tháng 10 năm 2010 theo sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.

III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1. Bộ Ngoại giao làm Trưởng Tiểu ban Lễ tân

Tiểu ban Lễ tân có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Lập danh sách khách mời;

- Tổ chức đón tiếp khách trong nước và quốc tế, đón tiếp các đại biểu dự mít tinh;

- Đón tiếp và bố trí chỗ ngồi trên khán đài A cho các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đồng chí lão thành cách mạng, các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự và điều hành Mít tinh;

- Đón tiếp và bố trí chỗ ngồi cho các đại biểu trong nước và quốc tế đến dự mít tinh trên khán đài B, C;

- Các nhiệm vụ khác (do Tiểu ban đề xuất).

2. Bộ Công an làm Trưởng Tiểu ban An ninh - Trật tự

Tiểu ban An ninh - Trật tự có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Đảm bảo an ninh, trật tự cho các hoạt động kỷ niệm trên địa bàn Hà Nội trước, trong khi tập luyện đến khi kết thúc buổi lễ;

- Bố trí lực lượng giữ gìn an ninh, trật tự, phối hợp với Ban Tổ chức và hướng dẫn các khối diễu binh, diễu hành ở các khu vực tập kết trước khi diễu binh, diễu hành; dọc các tuyến diễu hành trên đường và kết thúc diễu hành;

- Kiểm tra, phát hiện, xử lý chất nổ, chất hóa học… trên các xe tham gia diễu hành và trong khu vực diễu binh, diễu hành;

- In các loại giấy tờ, phù hiệu cho lực lượng an ninh bảo vệ và phù hiệu xe ô tô;

- Các nhiệm vụ khác (do Tiểu ban đề xuất).

3. Ban Tuyên giáo Trung ương làm Trưởng Tiểu ban Báo chí - Tuyên truyền

Tiểu ban Báo chí - Tuyên truyền có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Tổ chức truyền hình và phát thanh trực tiếp Mít tinh, diễu binh, diễu hành;

- Hướng dẫn nội dung tuyên truyền và thời điểm bắt đầu tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Quản lý, hướng dẫn phóng viên trong nước và nước ngoài; làm và cấp thẻ cho phóng viên. Thông báo Tiểu ban An ninh - trật tự danh sách các phóng viên và các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài đến đưa tin;

- Hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức các điểm phục vụ nhân dân theo dõi truyền hình trực tiếp Mít tinh, diễu binh, diễu hành và Chương trình nghệ thuật ngày 10 tháng 10 năm 2010;

- Duyệt nội dung khẩu hiệu, ấn định thời gian công bố khẩu hiệu và trang trí khẩu hiệu ở khu vực Quảng trường Ba Đình;

- Chuẩn bị nội dung và chọn người thuyết minh giới thiệu phát thanh và truyền hình trực tiếp Mít tinh, diễu binh, diễu hành (tài liệu thuyết minh về các khối diễu binh, diễu hành trong lúc các khối đi qua Lễ đài do các cơ quan chủ trì soạn thảo gửi đến Tiểu ban Báo chí - Tuyên truyền);

- Các nhiệm vụ khác (do Tiểu ban đề xuất).

4. Bộ Quốc phòng làm Trưởng Tiểu ban Diễu binh

Tiểu ban Diễu binh có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Huy động trang bị và tổ chức tập luyện cho các lực lượng quân đội đứng tại chỗ tại Quảng trường Ba Đình và lực lượng diễu binh;

- Chuẩn bị xe mô hình Quốc huy;

- Xây dựng kịch bản, tổ chức tập luyện và thực hiện việc xếp hình tại Quảng trường Ba Đình, phối hợp với Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có phương án bố trí khán đài cho đội hình theo kịch bản đã được duyệt;

- Tổ chức đoàn vận động viên rước đuốc lên đài lửa;

- Các nhiệm vụ khác (do Tiểu ban đề xuất).

5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm Trưởng Tiểu ban Diễu hành

Tiểu ban Diễu hành có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Thường trực Ban Tổ chức để nắm tình hình, giúp Trưởng ban Tổ chức điều hành các hoạt động luyện tập, đồng thời phối hợp với các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội giải quyết các công việc trong quá trình chuẩn bị và triển khai tổ chức Mít tinh, diễu binh, diễu hành;

- Phụ trách chung và các công việc phối hợp tổ chức Mít tinh, diễu binh, diễu hành;

- Theo dõi, đôn đốc công tác chuẩn bị của các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương;

- Tổ chức sơ duyệt, tổng duyệt;

- Thiết kế ma két toàn cảnh;

- Lắp đặt hệ thống màn hình LED tại một số địa điểm thích hợp ở Thành phố Hà Nội để phục vụ nhân dân theo dõi truyền hình trực tiếp Mít tinh, diễu binh, diễu hành và phục vụ công tác điều hành lực lượng diễu binh, diễu hành;

- Trang trí dọc trục đường Hùng Vương, đường Bắc Sơn, đường Độc Lập và quanh khu vực Quảng trường Ba Đình; treo 2 khẩu hiệu lớn: “Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội” và “Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô Văn hiến, Anh hùng, Thành phố vì hòa bình” tại Quảng trường Ba Đình giáp đường Độc Lập;

- Chuẩn bị phát biểu tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu tại Mít tinh, diễu binh, diễu hành;

- Phối hợp với Bộ Tài chính đảm bảo kinh phí cho các hoạt động theo phân công;

- In giấy mời, phù hiệu, chuẩn bị hoa, dải lụa dùng cho lực lượng diễu hành và khối đứng tại Quảng trường Ba Đình;

- Xây dựng kịch bản âm nhạc tại Mít tinh, diễu binh, diễu hành;

- Xây dựng kịch bản diễu hành nghệ thuật tại Quảng trường Ba Đình;

- Các nhiệm vụ khác (do Tiểu ban đề xuất).

6. Bộ Y tế làm Trưởng Tiểu ban Y tế

Tiểu ban Y tế có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội bố trí lực lượng y tế, xe cứu thương thường trực tại các khu vực diễn ra Mít tinh, diễu binh, diễu hành (trong cả quá trình tập luyện, sơ duyệt, tổng duyệt và tổ chức thực hiện);

- Các nhiệm vụ khác (do Tiểu ban đề xuất).

7. Các Trưởng Tiểu ban có trách nhiệm thành lập các Tiểu ban, phân công trách nhiệm cụ thể từng thành viên, xây dựng quy chế phối hợp để thực hiện nhiệm vụ.

Các cơ quan liên quan có trách nhiệm cử người tham gia các Tiểu ban theo đúng các yêu cầu của Trưởng Tiểu ban, tạo điều kiện để Tiểu ban hoàn thành nhiệm vụ được giao.

8. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

- Theo dõi, dự báo và báo cáo Ban Tổ chức thời tiết khu vực Hà Nội trước, trong và sau khi tổ chức Mít tinh, diễu binh, diễu hành;

- Lập phương án can thiệp, hạn chế thời tiết bất lợi trong thời gian, khu vực Mít tinh, diễu binh, diễu hành và Chương trình nghệ thuật ngày 10 tháng 10 tại Sân Vận động quốc gia Mỹ Đình.

9. Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh:

- Đảm bảo phương tiện cho các buổi tập, sơ duyệt và tổng duyệt tại Quảng trường Ba Đình;

- Hướng dẫn khu vực tập kết của lãnh đạo và khách mời;

- Sắp xếp vị trí, đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho các khối dự Mít tinh tại sân Quảng trường Ba Đình theo vị trí và kịch bản đã được phê duyệt;

- Làm khẩu hiệu và mái che khán đài Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; thực hiện ma két toàn cảnh Mít tinh tại Quảng trường Ba Đình, vị trí các khối dự Mít tinh;

- Bố trí Sở chỉ huy Mít tinh, diễu binh, diễu hành tại tầng 5, nhà số 9, đường Chùa Một Cột, Ba Đình, Hà Nội;

- Đảm bảo hệ thống âm thanh, ánh sáng phục vụ Mít tinh, diễu binh, diễu hành tại khu vực Quảng trường Ba Đình;

- Phối hợp với Tiểu ban diễu binh, thành phố Hà Nội và đơn vị có liên quan sắp xếp, lắp đặt vị trí, ghế ngồi cho bộ phận xếp hình và lực lượng tham gia tại Quảng trường Ba Đình;

- Sắp xếp vị trí tác nghiệp cho truyền hình, phát thanh và các phóng viên báo chí;

- Các nhiệm vụ khác (do Ban Quản lý Lăng đề xuất).

10. Thành phố Hà Nội:

- Chỉ đạo những hoạt động kỷ niệm của thành phố Hà Nội và các công việc được phân công: trang trí thành phố (ngoài khu vực Quảng trường Ba Đình), đảm bảo điện, nước, vệ sinh môi trường; tổ chức các dịch vụ cho nhân dân trong dịp Đại lễ;

- Chủ trì soạn thảo diễn văn của Chủ tịch Nước đọc tại Mít tinh, trình Ban Tuyên giáo Trung ương thẩm định;

- Phối hợp với Bộ Công an đảm bảo an ninh, trật tự trong ngày lễ;

- Xây dựng Trung tâm Điều hành và hệ thống phát thanh, thông tin liên lạc tới các địa điểm tập kết, các trục đường có đoàn diễu binh, diễu hành đi qua;

- Tổ chức thực hiện Khối Hà Nội tham gia diễu hành;

- Sắp xếp lực lượng quần chúng tham dự Mít tinh theo kịch bản và bố trí thời gian địa điểm tập kết tại Công viên Lê Nin và đường Hoàng Diệu, sau đó hướng dẫn các khối vào vị trí tại sân Quảng trường Ba Đình;

- Các nhiệm vụ khác (do thành phố Hà Nội đề xuất).

11. Các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương được phân công:

- Xây dựng kế hoạch luyện tập, đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho Mít tinh, diễu binh, diễu hành theo sự phân công;

- Thiết kế ma két xe mô hình, bản thuyết minh gửi Thường trực Ban Tổ chức trước ngày 10 tháng 8 năm 2010 để góp ý, hoàn thiện trước khi thực hiện;

- Các nhiệm vụ khác (do Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương đề xuất).

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Bộ Quốc phòng xây dựng dự toán kinh phí theo nhiệm vụ được phân công tại Đề án này; Bộ Tài chính thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

- Các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, thành phố Hà Nội sử dụng kinh phí đã được bố trí trong dự toán ngân sách năm 2010 để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Nếu dự toán ngân sách không đủ, chậm nhất 30 ngày kể tư ngày Đề án này được phê duyệt, các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội lập dự toán kinh phí bổ sung kèm theo nội dung, hoạt động chi tiết cho từng nhiệm vụ được phân công, gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, chuyển Bộ Tài chính thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi