Quyết định 428/TCCP-VC của Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức ngành Văn hoá - Thông tin
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 428/TCCP-VC
Cơ quan ban hành: | Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 428/TCCP-VC | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Phan Ngọc Tường |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 02/06/1993 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 428/TCCP-VC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ
TRƯỞNG - TRƯỞNG BAN BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ SỐ 428/TCCP-VC NGÀY 02 THÁNG
6 NĂM 1993 VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ NGẠCH CÔNG CHỨC NGÀNH
VĂN HOÁ - THÔNG TIN
BỘ TRƯỞNG - TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 30-9-1992;
Căn cứ vào Nghị định
số 135/HĐBT ngày 7-5-1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc quy định chức năng
nhiệm vụ của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ;
Căn cứ Điều 14 Nghị
định của Chính phủ số 25/CP ngày 23/5/1993 về ban hành tiêu chuẩn và quản lý
các ngạch công chức, viên chức;
Theo đề nghị của Bộ
Văn hoá - Thông tin tại Công văn số 1639/TC-VC ngày 31/5/1993,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch công chức, viên chức ngành Văn hoá - Thông tin (có văn bản tiêu chuẩn kèm theo) bao gồm:
1. Biên tập viên cao cấp
2. Biên tập viên chính
3. Biên tập viên
4. Phóng viên cao cấp
5. Phóng viên chính
6. Phóng viên
7. Biên dịch viên cao cấp
8. Biên dịch viên chính
9. Biên dịch viên
10. Đạo diễn cao cấp
11. Đạo diễn chính
12. Đạo diễn
13. Bảo tàng viên cao cấp
14. Bảo tàng viên chính
15. Bảo tàng viên
16. Kỹ thuật viên bảo tàng
17. Thư viện cao cấp
18. Thư viện chính
19. Thư viện viên
20. Thư viện viên trung cấp
21. Thư mục viên cao cấp
22. Thư mục viên chính
23. Thư mục viên
24. Phương pháp viên cao cấp
25. Phương pháp viên chính
26. Phương pháp viên
27. Hướng dẫn viên chính
28. Hướng dẫn viên
29. Tuyên truyền viên chính
30. Tuyên truyền viên
31. Phát thanh viên cao cấp
32. Phát thanh viên chính
33. Phát thanh viên
34. Hoạ sĩ cao cấp
35. Hoạ sĩ chính
36. Hoạ sĩ
37. Quay phim cao cấp
38. Quay phim chính
39. Quay phim
40. Âm thanh viên
41. Âm thanh viên chính
42. Âm thanh viên
43. Dựng phim cao cấp
44. Dựng phim chính
45. Dựng phim
46. Diễn viên cao cấp
47. Diễn viên chính
48. Diễn viên
Điều 2: Tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch trên là căn cứ để các bộ, ngành, địa phương thực hiện việc sử dụng, tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, nâng bậc lương và chuyển ngạch cho công chức, viên chức ngành Văn hoá - Thông tin theo quy định của Nhà nước.
Điều 3: Những quyết định trước đây về chức danh tiêu chuẩn viên chức trái với quy định này đều bãi bỏ.
Điều 4: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
I- BIÊN TẬP VIÊN
1. Chức trách:
Là viên chức chuyên môn nghiệp vụ tại các cơ quan thông tấn, báo chí, đài phát thanh, truyền hình, nhà xuất bản, các tổ chức hoạt động nghệ thuật... làm nhiệm vụ biên tập nâng cao chất lượng, đảm bảo tính tư tưởng, nghệ thuật, khoa học các bản thảo về sách, báo, bản tin, bài viết, kịch bản sân khấu, điện ảnh, tác phẩm âm nhạc... có nội dung, hình thức ở mức độ phức tạp trung bình.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Khai thác, tổ chức các nguồn tư liệu, tài liệu, tin, bài, đề tài, kịch bản, tác phẩm văn học theo phương hướng, kế hoạch phong cách nghệ thuật của đơn vị.
- Nhận xét, biên tập nhằm nâng cao chất lượng tư tưởng, nghệ thuật, khoa học; chịu trách nhiệm về nội dung bản thảo.
- Chọn, viết tin, bài, lời nói đầu, giới thiệu chuyên mục do mình phụ trách.
- Thuyết minh về chủ đề tư tưởng, chỉ dẫn các yêu cầu trình bày kỹ thuật, mỹ thuật; theo dõi quá trình dàn dựng, sản xuất.
- Chuẩn bị nội dung tuyên truyền, quảng cáo, tập hợp, phân tích ý kiến, dư luận của người xem, người đọc, người nghe, người phê bình về nội dung và hình thức các tác phẩm, bài viết do mình biên tập.
- Tổ chức đội ngũ cộng tác viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành bản thảo.
- Tham gia tổng kết chuyên môn nghiệp vụ.
2. Hiểu biết:
- Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng.
- Nắm vững kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành; những thành tựu mới về văn hoá nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật có liên quan.
- Có trí thức về xã hội học.
- Nắm được các văn bản pháp quy có liên quan đến nhiệm vụ của mình.
- Biết sử dụng máy vi tính.
3. Yêu cầu trình độ:
- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành, đã qua thời gian tập sự.
- Biết một ngoại ngữ ở trình độ B, đọc hiểu sách chuyên môn.
II- BIÊN TẬP CHÍNH
1. Chức trách:
Là viên chức chuyên môn nghiệp vụ tại các cơ quan thông tấn, báo chí, đài phát thanh, truyền hình, nhà xuất bản, các tổ chức hoạt động nghệ thuật... làm nhiệm vụ biên tập nâng cao chất lượng, đảm bảo tính tư tưởng, nghệ thuật, khoa học các bản thảo về sách, báo, bản tin, bài viết, kịch bản sân khấu, điện ảnh, tác phẩm âm nhạc... có nội dung, hình thức ở mức độ phức tạp cao.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Khai thác, chủ trì tổ chức khai thác các nguồn tư liệu, tài liệu, tin, bài, đề tài, kịch bản, tác phẩm văn học theo phương hướng, kế hoạch, phong cách nghệ thuật của đơn vị.
- Nhận xét, tuyển chọn, biên tập nhằm nâng cao chất lượng tư tưởng, nghệ thuật, khoa học; chịu trách nhiệm về nội dung bản thảo.
- Viết và tổ chức viết tin, bài, lời nói đầu, lời tựa, bài phê bình, giới thiệu chuyên mục do mình phụ trách.
- Thuyết minh về chủ đề tư tưởng, chỉ dẫn các yêu cầu trình bày kỹ thuật, mỹ thuật; theo dõi quá trình dàn dựng, sản xuất.
- Viết nội dung tuyên truyền quảng cáo, tập hợp, phân tích ý kiến, dư luận của người xem, người đọc, người nghe, người phê bình về nội dung và hình thức các tác phẩm, bài viết thuộc lĩnh vực được phân công, đề xuất biện pháp xử lý.
- Chủ trì tổ chức đội ngũ cộng tác viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành bản thảo.
- Tổng kết chuyên môn nghiệp vụ; tham gia chuẩn bị nội dung các hội thảo nghiệp vụ chuyên ngành ở trong và ngoài nước.
- Hướng dẫn nghiệp vụ cho biên tập viên ngạch dưới.
2. Hiểu biết:
- Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành; các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng.
- Nắm vững kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành, vận dụng vào công tác biên tập; kiến thức tổng hợp về các loại hình văn nghệ; những thành tựu mới về văn hoá nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật có liên quan.
- Am hiểu tri thức về xã hội học.
- Nắm vững các văn bản pháp quy có liên quan đến chuyên ngành.
- Biết sử dụng vi tính.
3. Yêu cầu trình độ:
- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành trở lên, thâm niên công tác ở ngạch biên tập viên ít nhất 9 năm.
- Trung cấp chính trị.
- Biết một ngoại ngữ trình độ C (đọc, nói thành thạo)
- Biên tập ít nhất 5 tác phẩm được Hội đồng nghệ thuật, khoa học chuyên ngành đánh giá chất lượng tốt.
III- BIÊN TẬP VIÊN CAO CẤP
1. Chức trách:
Là viên chức chuyên môn nghiệp vụ tại các cơ quan thông tấn, báo chí, đài phát thanh, truyền hình, nhà xuất bản, các tổ chức hoạt động nghệ thuật... làm nhiệm vụ biên tập nâng cao chất lượng, đảm bảo tính tư tưởng, nghệ thuật, khoa học các bản thảo về sách, báo, bản tin, bài viết, kịch bản sân khấu, điện ảnh, tác phẩm âm nhạc... có nội dung, hình thức ở mức độ rất phức tạp.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Chủ trì xây dựng phương hướng, kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và thực hiện khai thác các nguồn tư liệu, tài liệu, tin, bài, đề tài, kịch bản, tác phẩm văn học theo phương hướng, kế hoạch, phong cách nghệ thuật của đơn vị.
- Chủ trì tổ chức tuyển chọn, biên tập nhằm nâng cao chất lượng tư tưởng, nghệ thuật, khoa học; chịu trách nhiệm về nội dung các bản thảo thuộc lĩnh vực được phân công.
- Tổ chức và viết tin, bài, lời nói đầu, lời tựa, bài phê bình, giới thiệu chuyên mục do mình phụ trách.
- Thuyết minh về chủ đề tư tưởng, chỉ dẫn các yêu cầu trình bày kỹ thuật, mỹ thuật; theo dõi quá trình dàn dựng, sản xuất.
- Tổ chức viết nội dung tuyên truyền, quảng cáo những tác phẩm thuộc lĩnh vực mình phụ trách; tổ chức điều tra, nghiên cứu dư luận của người xem, người đọc, người nghe, người phê bình về nội dung và hình thức các tác phẩm, bài viết thuộc lĩnh vực được phân công, đề cập biện pháp xử lý.
- Chủ trì tổ chức đội ngũ cộng tác viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành bản thảo.
- Chủ trì tổng kết chuyên môn nghiệp vụ biên tập: soạn thảo nội dung các hội thảo nghiệp vụ ở trong và ngoài nước.
- Chủ trì xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho biên tập viên ngạch dưới.
2. Hiểu biết:
- Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách, của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành, các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng.
- Nắm vững kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành, vận dụng có hiệu quả vào việc biên tập; kiến thức tổng hợp về các loại hình văn nghệ; những thành tựu mới về văn hoá nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật có liên quan.
- Am hiểu sâu rộng tri thức về xã hội học.
- Nắm vững các văn bản pháp quy có liên quan đến chuyên ngành.
3. Yêu cầu trình độ:
- Là biên tập viên chính, có thâm niên ở ngạch biên tập viên chính ít nhất 6 năm.
- Cao cấp chính trị.
- Biết ít nhất một ngoại ngữ ở trình độ D (đọc, nói, nghe thông thạo)
- Biên tập ít nhất 4 tác phẩm được Hội đồng nghệ thuật, khoa học chuyên ngành hoặc cơ quan đánh giá đạt hiệu quả cao, hoặc ít nhất một công trình lý luận, nghiên cứu lý luận về khoa học nghiệp vụ chuyên ngành được Hội đồng khoa học của ngành thừa nhận áp dụng có hiệu quả.
IV. PHÓNG VIÊN
1. Chức trách:
Là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong các cơ quan báo chí, thực hiện viết, chụp ảnh, quay phim các loại hình báo chí có nội dung ở mức độ phức tạp trung bình.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Xây dựng đề cương, thực hiện viết tin, bài theo phân công và hướng dẫn của trưởng ban biên tập.
- Viết, chụp ảnh và quay phim các loại tin, phóng sự, điều tra... có nội dung phức tạp trung bình và chịu trách nhiệm cá nhân về tác phẩm báo chí của mình.
- Tổ chức làm việc với thông tin viên, giao dịch đặt viết tin, bài theo đề cương đã được duyệt.
2. Hiểu biết:
- Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến nhiệm vụ được phân công.
- Nắm được hoạt động của ngành, đơn vị, địa phương, cơ sở có liên quan đến nhiệm vụ được phân công.
- Nắm được nội dung cơ bản của luật báo chí, các qui trình qui phạm nghiệp vụ, các chế độ, chính sách đối với báo chí.
- Biết chụp ảnh, đánh máy chữ, sử dụng máy vi tính.
3. Yêu cầu trình độ:
- Tốt nghiệp đại học báo chí (nếu tốt nghiệp đại học ngành khác phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí 3 tháng trở lên và qua thời gian tập sự).
- Biết một ngoại ngữ trình độ bằng B (đọc, hiểu thông thường)
V- PHÓNG VIÊN CHÍNH
1. Chức trách:
Là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong các cơ quan báo chí thực hiện viết, chụp ảnh, quay phim thành thạo các thể loại tin và được nhiều thể loại bài có nội dung phức tạp.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Xây dựng kế hoạch, đề cương, phát hiện nêu chủ đề tin bài theo phân công.
- Tổ chức thực hiện và viết, chụp ảnh, quay phim tin, bài đạt chất lượng khá và chịu trách nhiệm cá nhân về tác phẩm báo chí của mình.
- Phát hiện và đề xuất được các vấn đề để xây dựng kế hoạch biên tập.
- Viết bài bình luận có nội dung phức tạp trung bình.
- Phát hiện và giới thiệu thông tin viên, hướng dẫn cộng tác viên viết theo đề cương đã duyệt.
- Tham gia biên soạn chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho ngạch công chức cấp dưới.
- Tham gia chuẩn bị nội dung và trao đổi nghiệp vụ báo chí trong nước và ngoài nước.
2. Hiểu biết:
- Nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương chính sách, pháp luật, chỉ thị, nghị quyết về đối nội và đối ngoại của Đảng và Nhà nước có liên quan đến nhiệm vụ được phân công.
- Nắm có hệ thống hoạt động của ngành, đơn vị, địa phương cơ sở có liên quan đến nhiệm vụ được phân.
- Am hiểu tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trong nước và thế giới.
- Nắm chắc nội dung cơ bản của Luật báo chí, qui trình nghiệp vụ, qui phạm kỹ thuật, các chế độ, chính sách đối với báo chí.
- Biết chụp ảnh và đánh máy chữ, sử dụng máy vi tính.
3. Yêu cầu trình độ:
- Tốt nghiệp đại học báo chí trở lên, thâm niên ở ngạch phóng viên ít nhất là 9 năm.
- Qua lớp nâng cao trình độ nghiệp vụ báo chí theo nội dung chương trình của Trung ương.
- Chính trị trung cấp.
- Biết một ngoại ngữ ở trình độ bằng C (đọc, dịch, nói thông thường)
VI- PHÓNG VIÊN CAO CẤP
1. Chức trách:
Là công chức chuyên môn nghiệp vụ cao nhất trong cơ quan báo chí thực hiện viết, chụp ảnh, quay phim thành thạo các thể loại của báo chí khó, phức tạp.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Chủ trì xây dựng kế hoạch đề cương biên tập.
- Tổ chức chỉ đạo và thực hiện viết, chụp ảnh, quay phim các thể loại báo chí có nội dung tổng hợp, chủ đề lớn thuộc nhiều lĩnh vực có độ phức tạp cao hơn.
- Viết bình luận, xã luận có nội dung liên quan đến trong nước và thế giới.
- Biên tập, xét duyệt tin bài trước khi đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và chịu trách nhiệm cá nhân về nội dung các tin, bài đó.
- Tổ chức và củng cố mạng lưới thông tin viên, cộng tác viên thuộc nhiệm vụ được phân công.
- Chuẩn bị nội dung trao đổi nghiệp vụ báo chí trong nước và quốc tế.
- Xây dựng mục tiêu, chương trình, tư liệu và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho các ngạch công chức cấp dưới.
- Tham gia hội đồng xét duyệt chuyển ngạch cho phóng viên, biên tập viên cấp dưới.
2. Hiểu biết:
- Nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về các vấn đề đối nội và đối ngoại.
- Am hiểu sâu về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trong nước và thế giới.
- Nắm vững Luật báo chí, luật pháp nhà nước.
- Biết chụp ảnh và sử dụng máy vi tính.
3. Yêu cầu trình độ:
- Tốt nghiệp Đại học báo chí trở lên, thâm niên ở ngạch phóng viên chính ít nhất 6 năm.
- Biết một ngoại ngữ trình độ C (đọc, nói, nghe thông thạo)
VII- BIÊN DỊCH VIÊN
1. Chức trách:
Là công chức chuyên môn nghiệp vụ biên dịch trong các cơ quan báo chí, nhà xuất bản tổ chức và biên dịch từ tiếng nước Việt Nam ra tiếng nước ngoài và ngược lại với thể loại có nội dung phức tạp trung bình.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Dịch viết những thể loại thông thường như tin, bài, niên biểu, tường thuật, tiểu phẩm, sách... Đảm bảo được nội dung nguyên bản và chịu trách nhiệm cá nhân đối với bản dịch đó.
- Dịch phục vụ cho công tác đối ngoại theo yêu cầu của cơ quan.
- Đánh máy bản thảo, sửa bản in thử theo ngoại ngữ chính được đào tạo.
- Tập hợp, sưu tầm, trích dẫn, tra cứu phục vụ cho biên dịch.
- Phát hiện và giới thiệu cộng tác viên đặt dịch theo kế hoạch được duyệt và xử lý theo quy định nghiệp vụ.
2. Hiểu biết:
- Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước liên quan đến nhiệm vụ được phân công.
- Nắm được nội dung cơ bản của Luật báo chí, xuất bản, các quy trình nghiệp vụ, quy phạm kỹ thuật biên dịch.
- Nắm được phương pháp dịch thuật các thuật ngữ, văn phạm và văn phong của ngôn ngữ trong lĩnh vực của mình.
- Nắm được phong tục, tập quán, nhu cầu và thị hiếu của bạn đọc trong nước và nước ngoài.
3. Yêu cầu trình độ:
- Tốt nghiệp Đại học ngoại ngữ, qua thời gian tập sự.
- Qua bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, xuất bản 3 tháng trở lên.
- Biết một ngoại ngữ khác ở trình độ bằng B (đọc, hiểu thông thường)
VIII- BIÊN DỊCH VIÊN CHÍNH
1. Chức trách:
Là công chức chuyên môn nghiệp vụ biên dịch trong các cơ quan báo chí, Nhà xuất bản, tổ chức và biên dịch từ tiếng Việt Nam ra tiếng nước ngoài và ngược lại những thể loại phức tạp cao.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Lập kế hoạch đề tài, tin, bài được giao.
- Tổ chức và dịch các thể loại có nội dung phức tạp thuộc các lĩnh vực chính trị, xã hội, quân sự, khoa học, kỹ thuật, kinh tế, văn hoá, văn nghệ.
- Tham gia chuẩn bị nội dung và dịch cho các cuộc hội thảo về nghiệp vụ trong nước và nước ngoài.
- Đánh máy bản thảo, sửa bản in thử theo ngoại ngữ chính được đào tạo.
- Chỉ dẫn, thuyết minh các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật đối với các loại hình báo chí hoặc xuất bản phẩm.
- Tham gia biên soạn nội dung chương trình và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ biên dịch viên.
- Tổ chức mạng lưới cộng tác viên, biên dịch viên theo kế hoạch và xử lý theo quy trình nghiệp vụ.
2. Hiểu biết:
- Nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết đối nội và đối ngoại của Đảng và Nhà nước có liên quan đến nội dung được phân công theo biên dịch.
- Nắm vững nội dung cơ bản của Luật báo chí, Luật xuất bản, luật pháp Nhà nước, các quy trình nghiệp vụ, quy phạm kỹ thuật có liên quan.
- Nắm chắc các phương pháp dịch thuật, các thuật ngữ, văn phạm và văn phong của ngôn ngữ trong lĩnh vực của mình.
Có tri thức xã hội học.
- Nắm chắc phong tục, tập quán, nhu cầu và thị hiếu của bạn đọc trong nước và ngoài nước.
3. Yêu cầu trình độ:
- Tốt nghiệp Đại học ngoại ngữ trở lên, thâm niên ở ngạch biên dịch ít nhất 9 năm.
- Chính trị trung cấp.
- Đã qua lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ biên tập - biên dịch.
- Biết một ngoại ngữ thứ hai ở trình độ bằng C (đọc, dịch, nói thông thường).
IX- BIÊN DỊCH VIÊN CAO CẤP
1. Chức trách:
Là công chức chuyên môn nghiệp vụ cao nhất về biên dịch trong các cơ quan báo chí, Nhà xuất bản, tổ chức và biên dịch từ tiếng Việt Nam ra tiếng nước ngoài và ngược lại các thể loại có độ phức tạp rất cao về nội dung và hình thức.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Lập kế hoạch đề tài, tin, bài trong lĩnh vực được giao.
- Tổ chức và dịch các thể loại có độ phức tạp cao về nội dung như các văn kiện chính trị, luật, các công cụ tra cứu...
- Hiệu đính các bản dịch đối với các biên dịch viên cấp dưới.
- Chỉ dẫn các thuyết minh, các kỹ thuật, mỹ thuật đối với các loại hình báo chí hoặc xuất bản phẩm.
- Chuẩn bị nội dung và tham gia các cuộc hội thảo nghiệp vụ trong nước và quốc tế.
- Tổng kết và đánh giá đúc rút kinh nghiệm về nghiệp vụ biên dịch, đề xuất bổ sung, sửa đổi các quy trình nghiệp vụ và quy phạm kỹ thuật báo chí và xuất bản phẩm.
- Tổ chức xây dựng mục tiêu, nội dung biên soạn chương tình và tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ cho các ngạch công chức cấp dưới.
Tham gia hội đồng tuyển chọn và xét duyệt chuyên ngạch cho biên dịch viên cấp dưới.
2. Hiểu biết:
- Nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết về các vấn đề đối nội và đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
- Nắm vững Luật báo chí, Luật xuất bản, Luật pháp các quy trình nghiệp vụ, quy phạm kỹ thuật có liên quan.
- Có tri thức xã hội học.
- Nắm vững các phương pháp dịch thuật, các thuật ngữ văn phạm và văn phong của ngôn ngữ, những tiến bộ và sự phát triển về ngôn từ và văn phong của ngoại ngữ được phân công biên dịch.
- Nắm sâu phong tục, tập quán nhu cầu và thị hiếu của bạn đọc trong nước và nước ngoài.
3. Yêu cầu trình độ:
- Tốt nghiệp đại học một ngoại ngữ trở lên, thâm niên ở ngạch biên dịch viên chính ít nhất 6 năm.
- Chính trị cao cấp.
- Biết một ngoại ngữ thứ 2 ở trình độ bằng Đ (đọc, nói, dịch, viết thông thạo).
- Có ít nhất 2 đầu sách được xuất bản hoặc một công trình khoa học được cấp ngành công nhận.
X- ĐẠO DIỄN
1. Chức trách:
Là viên chức chuyên môn nghiệp vụ tại các tổ chức Nhà nước hoạt động biểu diễn nghệ thuật, làm nghiệp vụ chỉ huy dàn dựng và chỉ đạo nghệ thuật biểu diễn, chịu trách nhiệm về nội dung tư tưởng, đảm bảo yêu cầu nghệ thuật của tác phẩm được phân công dàn dựng.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Đánh giá, phân tích, xử lý kịch bản: xây dựng ý đồ đạo diễn, kịch bản phân cảnh; chọn diễn viên, cộng tác viên; sưu tầm tư liệu, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc dàn dựng tác phẩm.
Xây dựng kế hoạch, đề ra biện pháp tiến hành dàn dựng, sản xuất.
- Chỉ đạo diễn xuất của diễn viên, hướng dẫn cộng tác viên và phối hợp với những người có liên quan nhằm thống nhất ý đồ sáng tạo, đảm bảo quy trình hoàn thành tác phẩm.
- Tổ chức trình duyệt, sửa chữa nâng cao, bàn giao tác phẩm.
- Theo dõi hiệu quả xã hội của tác phẩm sau khi đưa ra công chúng rộng rãi nhằm tiếp tục nâng cao, hoàn thiện tác phẩm.
2. Hiểu biết:
- Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành; các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng; các thành tựu về nghệ thuật ở trong, ngoài nước.
- Nắm vững kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành, đặc trưng cơ bản và đặc điểm của các môn nghệ thuật kết hợp, kiến thức cơ bản về các môn khoa học kỹ thuật có liên quan.
- Có tri thức về xã hội học.
- Nắm được các văn bản pháp quy có liên quan đến nhiệm vụ của mình.
- Nắm được quy phạm bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn trong luyện tập, biểu diễn.
3. Yêu cầu trình độ:
- Tốt nghiệp đại học sân khấu (âm nhạc, múa) hoặc điện ảnh khoa đạo diễn, qua thời gian tập sự.
- Biết một ngoại ngữ trình độ B.
XI- ĐẠO DIỄN CHÍNH
1. Chức trách:
Là viên chức chuyên môn nghiệp vụ tại các tổ chức Nhà nước hoạt động biểu diễn nghệ thuật, chủ trì tổ chức và trực tiếp chỉ huy dàn dựng, chỉ đạo nghệ thuật biểu diễn, chịu trách nhiệm về nội dung tư tưởng, đảm bảo chất lượng nghệ thuật cao của tác phẩm được phân công dàn dựng.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Đánh giá, phân tích, xử lý kịch bản; xây dựng ý đồ đạo diễn, kịch bản phân cảnh; chọn diễn viên, cộng tác viên; sưu tầm tư liệu, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc dàn dựng tác phẩm.
- Xây dựng kế hoạch, đề ra biện pháp tiến hành dàn dựng, sản xuất.
- Chỉ đạo diễn xuất của diễn viên, hướng dẫn cộng tác viên và phối hợp với những người có liên quan nhằm thống nhất ý đồ sáng tạo đảm bảo quy trình hoàn thành tác phẩm.
- Tổ chức trình duyệt, sửa chữa nâng cao, bàn giao tác phẩm.
- Theo dõi hiệu quả xã hội của tác phẩm sau khi đưa ra công chúng rộng rãi nhằm tiếp tục nâng cao, hoàn thiện tác phẩm.
- Tổng kết kinh nghiệm những tác phẩm đã dàn dựng và khuynh hướng nghệ thuật; xây dựng và hình thành tính thống nhất về phong cách nghệ thuật của đơn vị.
- Chủ trì chỉ đạo việc tập huấn của diễn viên, giúp đỡ việc nâng cao nghiệp vụ cho đạo diễn ngạch dưới.
- Tham gia chuẩn bị nội dung cho các cuộc hội thảo nghiệp vụ chuyên ngành ở trong, ngoài nước.
2. Hiểu biết:
- Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành; các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng; các thành tựu về văn hoá nghệ thuật ở trong, ngoài nước.
- Nắm vững kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành, vận dụng vào việc xây dựng hình tượng nghệ thuật; kiến thức tổng hợp về các loại hình nghệ thuật; đặc trưng và đặc điểm của các môn nghệ thuật kết hợp; kiến thức cơ bản về các môn khoa học kỹ thuật có liên quan.
- Am hiểu tri thức về xã hội học.
- Nắm vững được các văn bản pháp quy có liên quan đến chuyên ngành.
- Nắm được quy phạm bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn trong luyện tập, biểu diễn.
3. Yêu cầu trình độ:
- Tốt nghiệp đại học sân khấu (âm nhạc, múa) hoặc điện ảnh khoa đạo diễn trở lên, thâm niên công tác ở ngạch đạo diễn ít nhất 9 năm.
- Chính trị trung cấp.
- Biết một ngoại ngữ ở trình độ bằng C (đọc hiểu sách chuyên môn).
- Có từ 2 tác phẩm được Hội đồng nghệ thuật chuyên ngành đánh giá đạt hiệu quả cao, hoặc một tác phẩm được giải thưởng trong các hội diễn, liên hoan nghệ thuật ở trong hoặc ngoài nước.
XII- ĐẠO DIỄN CAO CẤP
1. Chức trách:
Là viên chức chuyên môn nghiệp vụ tại các tổ chức Nhà nước hoạt động biểu diễn nghệ thuật, làm nhiệm vụ đề xuất, chủ trì tổ chức và trực tiếp chỉ huy dàn dựng, chỉ đạo nghệ thuật biểu diễn, chịu trách nhiệm về nội dung tư tưởng, đảm bảo giá trị nghệ thuật cao của tác phẩm có nội dung hoặc quy mô rất phức tạp được phân công dàn dựng.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Đề xuất và chủ trì tổ chức đánh giá, phân tích, xử lý kịch bản, chỉ đạo việc xây dựng ý đồ đạo diễn, kịch bản phân cảnh; chọn diễn viên, cộng tác viên; tổ chức sưu tầm tư liệu, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc dàn dựng tác phẩm.
- Tổ chức việc xây dựng kế hoạch, đề ra biện pháp tiến hành dàn dựng, sản xuất.
- Chỉ đạo diễn xuất của diễn viên, hướng dẫn cộng tác viên và phối hợp với những người có liên quan nhằm thống nhất ý đồ sáng tạo, đảm bảo quy trình hoàn thành tác phẩm.
- Tổ chức trình duyệt, sửa chữa nâng cao, bàn giao tác phẩm.
- Theo dõi hiệu quả xã hội của tác phẩm sau khi đưa ra công chúng rộng rãi nhằm tiếp tục nâng cao, hoàn thiện tác phẩm.
- Phát hiện khuynh hướng nghệ thuật mới, xác định khuynh hướng nghệ thuật của chuyên ngành; tổng kết kinh nghiệm những tác phẩm đã dàn dựng tại đơn vị; tham gia tổng kết kinh nghiệm nghiệp vụ chuyên ngành. Xác định và chỉ đạo tính thống nhất về phong cách nghệ thuật của đơn vị.
- Chủ trì xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đạo diễn ngạch dưới, việc tập huấn cho diễn viên.
- Chủ trì chuẩn bị nội dung cho các cuộc hội thảo nghiệp vụ chuyên ngành ở trong, ngoài nước.
2. Hiểu biết:
- Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về văn hoá văn nghệ; các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng; các thành tựu về văn hoá văn nghệ ở trong, ngoài nước.
- Nắm vững kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành, vận dụng có hiệu quả vào việc xây dựng hình tượng nghệ thuật; kiến thức tổng hợp về các loại hình văn học nghệ thuật; đặc trưng và đặc điểm của môn nghệ thuật kết hợp; kiến thức cơ bản về các môn khoa học kỹ thuật có liên quan.
- Am hiểu sâu rộng tri thức về xã hội học.
- Các văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động văn hoá văn nghệ.
- Nắm vững quy phạm bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn trong luyện tập, biểu diễn.
3. Yêu cầu trình độ:
- Là đạo diễn chính, có thâm niên công tác ở ngạch đạo diễn chính ít nhất 6 năm.
- Chính trị cao cấp.
- Biết ít nhất một ngoại ngữ trình độ bằng Đ (đọc, nói, nghe thông thạo).
- Có ít nhất một tác phẩm tiêu biểu mẫu mực, được Hội đồng nghệ thuật chuyên ngành thừa nhận, hoặc có từ 2 tác phẩm được giải thưởng cao nhất trong các hội diễn, liên hoan nghệ thuật trong hoặc ngoài nước.