Quyết định 2719/QÐ-BVHTTDL 2023 Triển lãm “Không gian DSVH và Sản phẩm thủ công truyền thống”

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 2719/QÐ-BVHTTDL

Quyết định 2719/QÐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức Triển lãm “Không gian di sản văn hóa và Sản phẩm thủ công truyền thống”
Cơ quan ban hành: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:2719/QÐ-BVHTTDLNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Tạ Quang Đông
Ngày ban hành:18/09/2023Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Tổ chức Triển lãm “Không gian di sản văn hóa và Sản phẩm thủ công truyền thống”

Ngày 18/9/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 2719/QÐ-BVHTTDL về việc tổ chức Triển lãm “Không gian di sản văn hóa và Sản phẩm thủ công truyền thống”. Cụ thể:

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Không gian Di sản văn hóa và Sản phẩm thủ công truyền thống” như sau:

  • Thời gian: Dự kiến trung tuần tháng 11/2023;
  • Địa điểm: Thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

2. Đối với khu Triển lãm: Không gian sắc màu di sản văn hoá và danh thắng các tỉnh/thành phố:

Các tỉnh/thành phố tập trung giới thiệu:

  • Các di sản văn hóa, thiên nhiên, các danh thắng tiêu biểu của địa phương, những điểm đến được du khách yêu thích; giới thiệu nét đặc sắc về sinh hoạt cộng đồng; quảng bá tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch bền vững tại địa phương;
  • Giới thiệu các di sản văn hoá, các di tích lịch sử, lễ hội đặc sắc của địa phương mình;
  • Giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống tiêu biểu, nghệ thuật ẩm thực, sản vật của địa phương;…

Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 2719/QÐ-BVHTTDL tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
____________

Số: 2719/QĐ-BVHTTDL

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2023

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc tổ chức Triển lãm “Không gian di sản văn hóa
và Sản phẩm thủ công truyền thống”

_________________

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

 

Căn cứ Nghị định số 01/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Quyết định số 2789/QĐ-BVHTTDL ngày 30 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính và Giám đốc Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Giao Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Không gian Di sản văn hóa và Sản phẩm thủ công truyền thống” (Kế hoạch kèm theo).

- Thời gian: Dự kiến trung tuần tháng 11/2023.

- Địa điểm: Thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

Điều 2. Kinh phí thực hiện:

- Nguồn ngân sách sự nghiệp văn hóa thông tin năm 2023 đã được thông báo của Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam;

- Nguồn kinh phí của các đơn vị tham gia hoạt động;

- Nguồn kinh phí xã hội hóa (nếu có).

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Giám đốc Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình và Thủ trưởng các đơn vị tham gia chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Bộ trưởng (để báo cáo);

- Thứ trưởng Tạ Quang Đông;

- Sở VHTT tỉnh Ninh Bình (để thực hiện)

- Các đơn vị liên quan (để phối hợp);

- Lưu: VT, VP (TKBT), ĐH.20.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

Tạ Quang Đông

 

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
____________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

 

KẾ HOẠCH

Tổ chức Triển lãm “Không gian Di sản văn hóa
và Sản phẩm thủ công truyền thống” tại Ninh Bình năm 2023

(Kèm theo Quyết định số: 2719/QĐ-BVHTTDL ngày 18 tháng 9 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

________________________

 

I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển lãm “Không gian Di sản văn hóa và Sản phẩm thủ công truyền thống” tại Ninh Bình năm 2023 là hoạt động văn hóa, du lịch chào mừng Ngày Di sản hoá Việt Nam (23/11) nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những giá trị văn hóa, các di tích, danh lam thắng cảnh của Việt Nam với nhân dân cả nước, bạn bè quốc tế; khẳng định tiềm năng phát triển văn hóa, du lịch giữa các địa phương trong cả nước, tạo động lực thu hút mạnh mẽ các nguồn lực phát triển du lịch, nâng cao vị thế hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

- Triển lãm giới thiệu các sản phẩm của nghề thủ công truyền thống, động viên, khích lệ tinh thần lao động sáng tạo của các nghệ nhân, là dịp để các nghệ nhân giao lưu, học hỏi kinh nghiệm; quảng bá về tiềm năng du lịch làng nghề, mở rộng mối quan hệ giữa các làng nghề, giữa người sản xuất với du khách.

- Các hoạt động triển lãm, giao lưu văn hóa nghệ thuật nhằm mang lại những trải nghiệm giàu cảm xúc cho khán giả; khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về nền văn hóa, đậm đà bản sắc được kết tinh và tiếp nối qua nhiều thế hệ, từ đó góp phần giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, phấn đấu xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp.

- Các hoạt động tại Triển lãm góp phần tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương trong việc tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật, quảng bá về du lịch.

2. Yêu cầu

Các hoạt động triển lãm, chương trình giao lưu nghệ thuật phải đảm bảo chất lượng về nội dung và hình thức, thể hiện được sự đa dạng, phong phú, đặc trưng cho các vùng miền trong cả nước.

Chương trình cần được tổ chức an toàn, ý nghĩa, tiết kiệm, đảm bảo hiệu quả.

II. TÊN GỌI, QUY MÔ, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM

1. Tên gọi: Triển lãm “Không gian Di sản văn hóa và Sản phẩm thủ công truyền thống”.

2. Thời gian và địa điểm:

- Thời gian: Dự kiến trung tuần tháng 11 năm 2023.

- Địa điểm: Thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

3. Quy mô: Với sự tham gia của các tỉnh/thành phố trên toàn quốc.

III. CƠ QUAN CHỈ ĐẠO VÀ ĐƠN VỊ THỰC HIỆN

1. Cơ quan chỉ đạo: Bộ Văn hóa, Thể thao Du lịch - UBND tỉnh Ninh Bình.

2. Cơ quan phối hợp:

- UBND các tỉnh/thành phố: Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, An Giang.

- Hội Di sản văn hóa Việt Nam.

3. Đơn vị thực hiện:

- Trung tâm Triển lãm văn hoá nghệ thuật Việt Nam.

- Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình.

4. Đơn vị phối hợp thực hiện:

- Các đơn vị thuộc Bộ VHTTDL: Văn phòng Bộ; Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm; Cục Di sản văn hóa; Vụ Tổ chức cán bộ;

- Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam;

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Công Thương các tỉnh/thành phố: Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Bà Rịa -Vũng Tàu, Cần Thơ, An Giang.

- Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình;

- Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);

- Viện Phát triển Du lịch châu Á;

- Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tổ chức sự kiện và Quảng cáo Tuấn Linh;

- Công ty Trách nhiệm hữu hạn May mặc và Du lịch Phú Xuân;

- Công ty Bánh mứt kẹo Bảo Minh (Hà Nội);

- Công ty Cổ phần Kymviet;

- Hiệp hội Mây tre đan Phú Vinh;

- Hợp tác xã Dệt đũi Nam Cao (Thái Bình);

- Hợp tác xã Trà Shan tuyết Vị Xuyên (Hà Giang);

- Quilting - chần bông khâu vá, ứng dụng và nghệ thuật;

- Các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân thủ công mỹ nghệ, các đơn vị kinh doanh sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

IV. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

A. Khu triển lãm chung: Không gian Di sản văn hoá và Sản phẩm thủ công truyền thống

1. Khu trưng bày: Các di sản được UNESCO vinh danh, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Việt Nam

Đối với mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, di sản văn hóa được xem là báu vật thiêng liêng mà mỗi thế hệ phải có trách nhiệm bảo tồn cho các thế hệ tiếp theo. Đây là nhiệm vụ then chốt của Chiến lược phát triển văn hóa, du lịch. Trong thời gian qua, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng. Việc tuyên truyền, quảng bá về hệ thống di sản văn hóa đến người dân và bạn bè quốc tế ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ, mở rộng sự giao lưu văn hóa với các vùng miền trong cả nước và quốc tế.

- Triển lãm hình ảnh về di sản đã được UNESCO vinh danh gồm: các di sản thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa thế giới; di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới; di sản văn hóa phi vật thể; di sản tư liệu.

- Giới thiệu hình ảnh các di tích quốc gia đặc biệt, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, các danh lam thắng cảnh nổi tiếng và cuộc sống sinh hoạt văn hóa đặc trưng của các vùng miền trên cả nước.

* Đơn vị thực hiện: Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, các nghệ sĩ nhiếp ảnh, phóng viên,...

2. Triển lãm “Đặc trưng văn hoá các dân tộc trong di sản văn hoá Việt Nam”

Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc đều có những giá trị văn hóa mang bản sắc riêng, phản ánh truyền thống, lịch sử và niềm tự hào dân tộc. Bản sắc văn hóa mỗi dân tộc là thành tố tạo nên sự phong phú, đa dạng nhưng thống nhất trong bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

a. Văn hoá các dân tộc Vùng Trung du, miền núi phía Bắc:

Trung du, miền núi phía bắc là địa bàn cư trú chủ yếu của đồng bào các dân tộc Mường, Tày, Nùng,... với nét văn hóa lâu đời, nhiều lễ hội truyền thống, điệu múa đặc sắc cùng nhiều trò chơi dân gian độc đáo.

- Trưng bày thể hiện những nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc Vùng Trung du, miền núi phía Bắc

- Những danh lam thắng cảnh, các di sản văn hóa, di tích, lịch sử, lễ hội của vùng trung du và miền núi phía Bắc.

- Một số nét đẹp về đời sống lao động của vùng trung du và miền núi phía Bắc như: Phiên chợ vùng cao, múa khèn Mông, Lễ lẩu Then của người Tày, thông qua tài liệu hình ảnh và hiện vật tiêu biểu.

b. Văn hóa các dân tộc Vùng đồng bằng Sông Hồng:

Đồng bằng sông Hồng là vùng đất cư trú của dân tộc Việt, có nền văn hóa lâu đời, phong phú, mang đậm dấu ấn của nền văn minh lúa nước với nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể quý giá, đa dạng, phong phú.

- Trưng bày trưng bày một số đặc trưng của văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng như: Trang phục áo dài truyền thống Việt Nam; nghệ thuật múa rối nước; hát quan họ; vẻ đẹp thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa và cuộc sống sinh hoạt đời thường thông qua tài liệu hình ảnh và hiện vật tiêu biểu.

c. Văn hóa các dân tộc Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ:

- Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ là địa bàn cư trú của người Chăm Bàlamon, là vùng đất có nhiều di sản văn hóa, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống lâu đời, kết tinh nhiều giá trị tinh hoa, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Trưng bày giới thiệu danh lam thắng cảnh, văn hóa, lễ hội truyền thống, vùng ven biển miền trung: Trang phục, nhạc cụ truyền thống; nghề gốm, nghề dệt dân tộc Chăm; lễ hội Ka Tê; nhã nhạc cung đình Huế, thông qua tài liệu hình ảnh và hiện vật tiêu biểu.

d. Văn hóa các dân tộc Vùng Tây Nguyên:

Vùng Tây Nguyên là địa bàn sinh sống của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơmer và Nam Đảo, bao gồm các tộc người: Bru - Vân Kiều, Co, Cơ Tu, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Co Ho, Mạ, Mnông, Xtiêng, Gié Triêng, Chơ Ro,...

- Không gian trưng bày giới thiệu về đồng bào các dân tộc vùng Tây Nguyên trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, trong việc giữ gìn bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc, các lễ hội truyền thống và đặc biệt là Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa của nhân loại.

g. Văn hóa các dân tộc vùng Đông Nam Bộ:

- Vùng Đông Nam Bộ là nơi cư trú chủ yếu của các dân tộc: Kinh, Khmer, Chăm và Hoa với kho tàng văn học nghệ thuật dân gian, âm nhạc, các lễ hội: múa Rôbăm, đờn ca tài tử,. nhạc cụ tiêu biểu: dàn nhạc ngũ âm, đàn có, đàn gáo, đàn kìm,..

- Trưng bày các di sản văn hóa, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, danh lam thắng cảnh... của đồng bào Nam Bộ.

h. Văn hóa các dân tộc vùng đồng bằng Sông Cửu Long

- Trưng bày giới thiệu đặc trưng văn hóa của vùng sông nước, những nét đẹp trong đời sống văn hóa, nghệ thuật: đờn ca tài tử,... của đồng bào các dân tộc Vùng đồng bằng Sông Cửu Long

- Các di sản văn hóa, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, danh lam thắng cảnh... vùng đồng bằng sông Cửu Long

* Đơn vị thực hiện: Trung tâm Triển lãm văn hoá nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam.

3. Triển lãm chủ đề “Tinh hoa nghề Việt”

3.1. Trưng bày ảnh “Du lịch qua các làng nghề truyền thống Việt Nam:

- Giới thiệu nghề truyền thống, làng nghề truyền thống tiêu biểu của các địa phương trong cả nước từ Bắc vào Nam: khăn xếp Giáp Nhất, hương Cao Thôn, miền Cự Đà (Hà Nội); tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh); làm hương ở Nam Điền (Nam Định); đan đó (Hưng Yên); cói Kim Sơn (Ninh Bình); nồi đất ờ Trù Sơn (Nghệ An); đan nón, làm bánh tráng (Bình Định); nhuộm cói Phú Yên; đèn lồng Hội An, gốm Thanh Hà (Quảng Nam); dệt thổ cẩm Tây Nguyên; thổ cẩm của dân tộc Chăm (An Giang); làng hoa Tân Quy Đông, chiếu Định Yên (Đồng Tháp); đan đát ở Phước Long (Bạc Liêu); nắn nồi ở Hòn Đất (Kiên Giang),...

Số lượng: 80 ảnh

* Đơn vị thực hiện: Trung tâm Triển lãm văn hoá nghệ thuật Việt Nam, các nghệ sĩ nhiếp ảnh.

3.2. Tạo dựng mô hình một số di sản được UNESCO vinh danh từ các nguyên liệu, chất liệu làm sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Số lượng mô hình: 03 (dự kiến: Hoàng thành Thăng Long, Vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An).

Chất liệu: mây tre đan, lụa, gốm sứ,,,

3.3. Trưng bày các tác phẩm đạt giải tại “Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2023:

Đây là những tác phẩm mang giá trị truyền thống, phù hợp với cuộc sống hiện nay của các nghệ nhân, tác giả sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong cả nước tham gia và đạt giải tại Hội thi, bao gồm các nhóm nghề: gốm sứ và thủy tinh; dệt, thêu đan, móc; mây, tre, lá; sơn mài, khảm trai, gỗ mỹ nghệ; sừng, trai ốc, chạm khắc đá, kim khí.

Dự kiến 80 - 100 tác phẩm

* Đơn vị thực hiện: Trung tâm Triển lãm văn hoá nghệ thuật Việt Nam, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.

3.4. Không gian của một số làng nghề, đơn vị:

- Không gian của các làng nghề: Gỗ mỹ nghệ Sơn Đồng, nón làng Chuông, lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh, gốm Bát Tràng, bánh kẹo truyền thống (Hà Nội); tranh Đông Hồ (Bắc Ninh); gốm Chu Đậu (Hải Dương); gốm Phù Điêu (Hải Phòng);

- Không gian trưng bày “Nghe lụa là gấm vóc kể chuyện”;

- Không gian trưng bày “Áo dài Phú Xuân - cổ phục Việt”;

- Không gian trưng bày “Sản phẩm thay lời nói”;

- Không gian trưng bày “Sáng tạo từ đôi bàn tay”;

- Không gian văn hóa Trà;

- Khu giới thiệu “Không gian du lịch văn hóa cộng đồng”;

- Trình diễn tay nghề của nghệ nhân, thợ thủ công giỏi: đan tre, chằm nón, xe tơ, dệt lụa, chần bông ghép vải,..; khách tham quan được trải nghiệm làm sản phẩm tại các không gian trưng bày.

* Đơn vị thực hiện: Các làng nghề truyền thống; các đơn vị: Công ty TNHH May mặc và Du lịch Phú Xuân, Công ty Bánh mứt kẹo Bảo Minh, Công ty Cổ phần Kymviet, Hợp tác xã Dệt đũi Nam Cao, Hợp tác xã Trà Shan tuyết Vị Xuyên; Quilting - chần bông khâu vá, ứng dụng và nghệ thuật...

Tùy tình hình thực tế, Ban Tổ chức bố trí mặt bằng cho các đơn vị tham gia trưng bày từ 9 - 18m2.

4. Triển lãm “Cánh diều di sản”

- Trưng bày diều, sáo diều truyền thống.

- Số lượng: Dự kiến 50 diều, sáo diều các loại.

* Đơn vị thực hiện: Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, các Câu lạc bộ diều sáo Hà Nội.

B. Khu Triển lãm: Không gian sắc màu di sản văn hoá và danh thắng các tỉnh/thành phố

Các tỉnh/thành phố tập trung giới thiệu:

- Các di sản văn hóa, thiên nhiên, các danh thắng tiêu biểu của địa phương, những điểm đến được du khách yêu thích; giới thiệu nét đặc sắc về sinh hoạt cộng đồng; quảng bá tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch bền vững tại địa phương.

- Giới thiệu các di sản văn hoá, các di tích lịch sử, lễ hội đặc sắc của địa phương mình.

- Giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống tiêu biểu, nghệ thuật ẩm thực, sản vật của địa phương...

- Ban Tổ chức dự kiến dựng gian trưng bày theo tiêu chuẩn cho mỗi đơn vị từ 18m2 - 27m2 (tùy thuộc vào tình hình cụ thể và thế mạnh của mình, các đơn vị có thể đăng ký diện tích đất trống và tự dựng khu vực trưng bày của mình). Các đơn vị chịu trách nhiệm thiết kế maket, trang trí, trưng bày tại không gian của đơn vị mình.

1. Không gian sắc màu di sản văn hoá và danh thắng tỉnh Yên Bái

- Triển lãm ảnh “Yên Bái - Nơi hội tụ sắc màu Tây Bắc”.

- Giới thiệu về hội Xoè, lễ hội Cầu mùa hàng năm của đồng bào sinh sống nơi đây; giới thiệu ẩm thực, sản vật địa phương; quảng bá tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch bền vững tại địa phương, ấn phẩm du lịch...

- Trưng bày các hiện vật sản phẩm thủ công truyền thống, vật dụng dùng trong sản xuất nông nghiệp, hình ảnh sinh hoạt cộng đồng, ...

* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái.

2. Không gian sắc màu di sản văn hoá và danh thắng tỉnh Tuyên Quang

- Trưng bày và tôn vinh các di sản văn hóa, lễ hội, các danh lam thắng cảnh tiêu biểu của địa phương: Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, lễ hội Nhảy lửa dân tộc Pà Thẻn, hát Then,...

- Giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ, ẩm thực, đặc sản tỉnh Tuyên Quang.

* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang.

3. Không gian sắc màu di sản văn hoá và danh thắng tỉnh Phú Thọ

- Triển lãm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh các di sản văn hóa, thiên nhiên, các danh thắng tiêu biểu của tỉnh: Lễ hội Đền Hùng, hát Xoan,

* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ.

4. Không gian sắc màu di sản văn hoá và danh thắng tỉnh Lạng Sơn

- Giới thiệu những điểm đến được du khách yêu thích; giới thiệu nét đặc sắc về sinh hoạt cộng đồng.

- Khai thác di sản văn hóa trong thời kỳ hội nhập, trong quá trình phát triển du lịch; vấn đề bảo vệ di sản trong phát triển du lịch.

- Giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ, ẩm thực, đặc sản của tỉnh.

* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn

5. Không gian sắc màu di sản văn hoá và danh thắng tỉnh Thái Nguyên

- Trưng bày triển lãm, giới thiệu, quảng bá, tôn vinh di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa...

- Giới thiệu các nghề truyền thống và sản phẩm từ các làng nghề trên địa bàn tỉnh: sản xuất chế biến chè, sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt, sợi, thêu ren.

* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên.

6. Không gian sắc màu di sản văn hoá và danh thắng tỉnh Bắc Giang

- Trưng bày di sản văn hoá, xã hội, di tích lịch sử, danh thắng của tỉnh Bắc Giang: Dân ca qua họ - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Ca trù - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm - Di sản tư liệu trong Chương trình Ký ức Thế giới khu vực châu Á - Thái Bình dương.

- Trưng bày các sản phẩm thủ công làng nghề truyền thống, giới thiệu và bán các sản phẩm tiêu biểu của địa phương nằm trong chương trình OCOP.

* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch; Sở Công thương Bắc Giang.

7. Không gian sắc màu di sản văn hoá và danh thắng tỉnh Bắc Ninh

- Trưng bày di sản văn hoá, xã hội, di tích lịch sử, danh thắng của tỉnh Bắc Ninh.

- Trưng bày các sản phẩm thủ công làng nghề truyền thống, giới thiệu và bán các sản phẩm tiêu biểu của địa phương nằm trong chương trình OCOP.

* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh

8. Không gian sắc màu di sản văn hoá và danh thắng tỉnh Hải Dương

- Triển lãm giới thiệu đến khách tham quan về hai Di tích Quốc gia đặc biệt: Văn miếu Mao Điền và Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật đền Xưa - chùa Giám - đền Bia.

- Quảng bá, tôn vinh di sản văn hóa, thiên nhiên, các danh thắng tiêu biểu của địa phương.

- Giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu, ẩm thực, đặc sản của tỉnh Hải Dương

* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương.

9. Không gian sắc màu di sản văn hoá và danh thắng tỉnh Nam Định

- Triển lãm với chủ đề “Nghề sơn mài Cát Đằng - Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia”.

- Triển lãm góp phần giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những giá trị di sản văn hoá, danh thắng và các sản phẩm nghề thủ công truyền thống của Việt Nam nói chung tỉnh Nam Định nói riêng đến nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế; khẳng định tiềm năng du lịch, thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.

* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định.

10. Không gian sắc màu di sản văn hoá và danh thắng tỉnh Ninh Bình

- Trưng bày triển lãm giới thiệu hình ảnh, hiện vật, tư liệu về di sản văn hóa, danh thắng tiêu biểu của tỉnh Ninh Bình: Cố đô Hoa Lư, quần thể danh thắng Tràng An, Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Nhà thờ đá Phát Diện, rừng Cúc Phương,...

- Quảng bá đến công chúng và du khách những giá trị của vùng đất Cố đô, qua đó hướng tới mục tiêu là kết nối các di sản, kết nối các giá trị văn hóa các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế.

* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Ninh Bình.

11. Không gian sắc màu di sản văn hoá và danh thắng tỉnh Thanh Hóa

- Trưng bày với chủ đề “Triển lãm văn hóa, du lịch xứ Thanh”: Giới thiệu những đặc trưng về Di sản văn hoá, danh lam thắng cảnh, điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa như Thành nhà Hồ, khu Lam Sơn - Lam Kinh, cầu Hàm Rồng, bãi biển Sầm Sơn, Vườn quốc gia Bến En, suối cá thần,...

- Quảng bá, giới thiệu những đồ thủ công mỹ nghệ: mây tre đan, nghề cói, sản phẩm văn hóa truyền thống, các loại nhạc cụ, các mặt hàng nông sản đặc trưng tiêu biểu của xứ Thanh.

- Giới thiệu sản phẩm OCOP Thanh Hóa, đặc sản văn hóa ẩm thực, các món ăn truyền thống, cách bảo quản, thưởng thức ẩm thực mang đậm bản sắc xứ Thanh.

* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hoá

12. Không gian sắc màu di sản văn hoá và danh thắng tỉnh Quảng Nam

- Trưng bày gian hàng quảng bá các di sản văn hoá, du lịch Quảng Nam: phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Cù Lao Chàm,...; triển lãm ảnh, photo booth 3D du lịch Quảng Nam và trưng bày ấn phẩm tài liệu, ...

- Phối hợp với Hiệp hội thủ công mỹ nghệ Quảng Nam tham gia trưng bày một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu của Quảng Nam.

* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam.

13. Không gian sắc màu di sản văn hoá và danh thắng tỉnh Khánh Hoà

- Giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước 3 di sản địa bàn tỉnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia: Lễ hội cầu ngư, Lễ bỏ mả của người Raglai, Lễ hội Tháp Bà Ponagar. Đây là những di sản có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đông đảo người dân địa phương.

- Triển lãm quảng bá về thiên nhiên, các danh thắng tiêu biểu, các sản phẩm thủ công truyền thống của địa phương.

* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hoà.

14. Không gian sắc màu di sản văn hoá và danh thắng tỉnh Đắk Lắk

- Giới thiệu các di sản được UNESCO vinh danh, các di sản văn hóa, thiên nhiên, các danh thắng tiêu biểu, các sản phẩm thủ công truyền thống của địa phương.

* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk.

15. Không gian sắc màu di sản văn hoá và danh thắng tỉnh Đắk Nông

- Giới thiệu các di sản được UNESCO vinh danh, các di tích quốc gia đặc biệt, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, các di sản văn hóa, thiên nhiên tiêu biểu của Đắk Nông.

- Giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đặc sản địa phương.

* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch tỉnh Đắk Nông.

16. Không gian sản phẩm thủ công truyền thống tỉnh Lâm Đồng

- Khu trưng bày Triển lãm di sản văn hóa, sản phẩm du lịch và giới thiệu Sản phẩm thủ công truyền thống tỉnh Lâm Đồng.

- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Xúc tiến du lịch Lâm Đồng.

17. Không gian sắc màu di sản văn hoá và danh thắng tỉnh Bình Phước

- Trưng bày giới thiệu về di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Bình Phước.

- Trưng bày, giới thiệu các sản phẩm thủ công truyền thống là di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Công Thương tỉnh Bình Phước.

18. Không gian sắc màu di sản văn hoá và danh thắng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Trưng bày Di sản thiên thiên thiên, Các sản phẩm du lịch, các sản phẩm từ làng nghề truyền thống, các sản vật đặc trưng tiêu biểu được nuôi trồng tại địa phương.

* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bà Rịa-Vũng tàu.

19. Không gian sắc màu di sản văn hoá và danh thắng thành phố Cần Thơ

- Chủ đề triển lãm: “Không gian Di sản văn hoá, danh thắng và Sản phẩm thủ công truyền thống thành phố Cần Thơ”.

- Trưng bày các sản phẩm thủ công truyền thống của vùng đất du lịch miền Tây.

- Video phim tư liệu về văn hoá phi vật thể của Cần Thơ; quảng bá nét đẹp văn hoá, danh thắng và du lịch của Thành phố.

* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ.

20. Không gian sắc màu di sản văn hoá và danh thắng tỉnh An Giang

- Triển lãm “Di sản văn hóa, danh thắng An Giang và sản phẩm thủ công truyền thống”, giới thiệu những giá trị văn hóa phong phú, với nhiều lễ hội dân gian, các làng nghề truyền thống và nhiều công trình kiến trúc độc đáo:

- Giới thiệu đến khách tham quan về nét văn hoá đặc sắc của 04 dân tộc anh em Kinh - Hoa - Chăm - Khmer tại An Giang; Di chỉ văn hoá Óc Eo: đây là nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam; Danh thắng và lễ hội truyền thống của vùng đất An Giang và các làng nghề thủ công truyền thống nơi đây. Sản vật đặc trưng truyền thống (đường thốt nốt, khô, tung lò mò, bánh phồng, cốm dẹp, trái thốt nốt, sản phẩm của nghề dệt, đan đát...)

* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang.

C. Khu trưng bày và bán sản phẩm thủ công truyền thống

2.1. Hàng thủ công truyền thống và sản phẩm nông nghiệp:

Giới thiệu và bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ: gốm, mỹ nghệ sừng, đồ đồng, mây tre đan, điêu khắc đá, sơn mài,...; sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP; cây cảnh bon-sai.

2.2. Không gian ẩm thực vùng miền:

- Mỗi vùng miền, từ Bắc đến Nam đều có những đặc sản, món ăn đặc trưng riêng tạo nên sự đa dạng và phong phú của ẩm thực Việt Nam.

- Số lượng: dự kiến 100 gian hàng

* Đơn vị thực hiện: Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam; Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố; các Hiệp hội làng nghề, các nghệ nhân, thợ giỏi; các nhà vườn, nhà nông tiêu biểu; doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

D. Chương trình giao lưu nghệ thuật: “Sắc màu Di sản”

- Các đơn vị đăng ký tham gia chương trình nghệ thuật với nội dung, chủ đề ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu con người. Các tiết mục tham gia giao lưu phong phú, đa dạng về thể loại:

+ Tham gia các tiết mục nghệ thuật dân gian truyền thống như trình diễn nhạc cụ dân tộc, các tiết mục múa dân gian dân tộc, các làn điệu dân ca (Xẩm, Ca trù, hát Chầu văn, Quan họ, hát Xoan, Trống quân, hát Chèo, hát Ví giặm, Bài chòi, ca Huế, Đờn ca tài tử,...).

+ Tham gia các tiết mục nghệ thuật được dàn dựng theo phong cách dân gian đương đại, những ca khúc mới thể hiện được sức trẻ, tình yêu của con người Việt Nam đối với di sản và thiên nhiên của đất nước.

+ Trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam; trình diễn thời trang áo dài Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.

+ Tham gia các điệu nhảy đồng diễn đường phố (dành cho các lứa tuổi).

+ Thời lượng chương trình của mỗi đoàn: 20 - 30 phút (tùy theo khả năng và sự lựa chọn loại hình nghệ thuật của từng đơn vị).

- Địa điểm: Tại sân khấu lớn và không gian chung của Triển lãm (tùy theo từng chương trình).

V. KINH PHÍ TỔ CHỨC

- Nguồn ngân sách sự nghiệp văn hóa thông tin năm 2023 đã được thông báo của Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam;

- Nguồn kinh phí của các đơn vị tham gia hoạt động;

- Nguồn kinh phí xã hội hóa (nếu có).

VI. CÔNG TÁC KHEN THƯỞNG

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, góp phần tích cực để triển lãm tổ chức thành công.

- Ban Tổ chức Triển lãm tặng Giấy khen cho các đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động.

VII. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI

* Tháng 5 năm 2023:

- Xây dựng dự thảo kế hoạch tổ chức triển lãm “Không gian Di sản văn hóa, danh thắng Việt Nam và Sản phẩm thủ công truyền thống”.

- Gửi văn bản mời các đơn vị tham gia triển lãm.

* Tháng 6, 7, 8 năm 2023:

- Tiếp nhận đăng ký tham gia hoạt động của các đơn vị.

- Hoàn thiện kế hoạch triển lãm, xây dựng nội dung trưng bày, thiết kế tổng thể, ma-két trưng bày triển lãm.

- Các thủ tục pháp lý để tổ chức hoạt động: Quyết định tổ chức, Kế hoạch, Quyết định thành lập Ban Tổ chức.

- Các đơn vị triển khai các nội dung theo kế hoạch phân công.

* Tháng 9,10/2023:

- Các đơn vị triển khai các nội dung theo kế hoạch phân công.

- Họp Ban tổ chức.

* Tháng 11/2023:

- Dàn dựng thi công nhà tiền chế phục vụ các khu vực trưng bày, triển lãm.

- Các đơn vị tham gia triển khai khu trưng bày triển lãm.

- Khai mạc Triển lãm.

VIII. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao Du lịch:

1.1. Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam:

- Là đơn vị chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Triển lãm “Di sản văn hóa, danh thắng Việt Nam và Sản phẩm thủ công truyền thống”.

- Xây dựng đề cương, kế hoạch, kịch bản tổng thể Lễ Khai mạc, bế mạc, chương trình giao lưu, biểu diễn văn hóa nghệ thuật.

- Làm việc, mời các địa phương tham gia Triển lãm “Di sản văn hóa, danh thắng Việt Nam và Sản phẩm thủ công truyền thống”

- Thực hiện trưng bày chung chủ đề “Không gian Di sản văn hóa, danh thắng Việt Nam và Sản phẩm thủ công truyền thống”.

- Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao,Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình, Sở Công Thương các tỉnh thành phố mời các làng nghề truyền thống, nghệ nhân, doanh nhân, thợ giỏi tham gia khu trưng bày Triển lãm và bán "Sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam".

- Thiết kế maket tổng thể, thi công trang trí không gian triển lãm, sân khấu; bố trí mặt bằng cho các đơn vị tham gia triển lãm.

- Dàn dựng không gian triển lãm chung gian hàng cho các tỉnh tham gia khu vực trưng bày, lắp đặt màn hình Led sân khấu.

- Tặng Giấy khen của Ban Tổ chức cho các đơn vị tham gia.

- Công tác tuyên truyền tại Hà Nội.

- Đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao Du lịch tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tham gia Triển lãm.

- Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình trong công tác phục vụ Lễ Khai mạc, bế mạc và các chương trình hoạt động khác.

- Thiết kế, in giấy mời khai mạc.

- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị để thực hiện các nội dung trưng bày triển lãm, giao lưu, biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động bổ trợ phục vụ triển lãm.

1.2. Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam:

Phối hợp với Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam trưng bày Triển lãm “Đặc trưng văn hoá các dân tộc trong di sản văn hoá Việt Nam”.

1.3. Văn phòng Bộ, Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm:

- Góp ý nội dung kế hoạch tổ chức Triển lãm “Không gian Di sản văn hóa, danh thắng Việt Nam và Sản phẩm thủ công truyền thống”.

- Tham mưu, trình Lãnh đạo Bộ ký: văn bản gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố mời tham gia Triển lãm; Quyết định tổ chức; Quyết định thành lập Ban Tổ chức, Kế hoạch tổ chức Triển lãm “Không gian Di sản văn hóa và danh thắng Việt Nam”.

1.4. Vụ Tổ chức cán bộ:

Tham mưu và trình lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao Du lịch về việc tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao Du lịch cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tham gia Triển lãm.

2. Trân trọng đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình chỉ đạo:

2.1. Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Ninh Bình:

- Phối hợp với Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm “Không gian Di sản văn hóa và danh thắng Việt Nam và Sản phẩm thủ công truyền thống”.

- Bố trí địa điểm tổ chức Triển lãm, bàn giao mặt bằng trước ngày Khai mạc triển lãm 12 ngày cho Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam thi công dàn dựng.

- Tham mưu thành phần mời đại biểu trong tỉnh tham dự Triển lãm; gửi giấy mời, đón tiếp các đại biểu dự Triển lãm.

- Dựng nhà tiền chế cho các tỉnh, thành phố tham gia Triển lãm, dựng sân khấu; bố trí âm thanh, ánh sáng, bàn, ghế phục vụ khai mạc, bế mạc triển lãm, chương trình giao lưu nghệ thuật và khu vực gian hàng các tỉnh, thành phố tham gia triển lãm.

- Thiết kế, thi công và xây dựng gian trưng bày của tỉnh Ninh Bình giới thiệu hình ảnh, hiện vật, tư liệu về di sản văn hóa, danh thắng và sản phẩm thủ công truyền thống tiêu biểu của tỉnh Ninh Bình.

- Xây dựng kịch bản và biểu diễn chương trình văn nghệ chào mừng khai mạc Triển lãm; bố trí MC dẫn chương trình khai mạc, bế mạc Triển lãm, chương trình giao lưu nghệ thuật truyền thống; chuẩn bị các điều kiện phục vụ cắt băng khai mạc triển lãm.

- Xây dựng chương trình, tổ chức tập luyện và tham gia biểu diễn các tiết mục nghệ thuật truyền thống mang bản sắc của tỉnh Ninh Bình; phối hợp với Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam tổ chức chương trình biểu diễn giao lưu nghệ thuật truyền thống theo kịch bản của Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam.

- Cung cấp nguồn điện phục vụ khu vực trưng bày triển lãm và khu vực giao lưu văn hóa nghệ thuật;

- Đảm bảo công tác an ninh, trật tự, công tác phòng cháy chữa cháy, điện, nước, vệ sinh trong suốt thời gian diễn ra hoạt động;

- Thực hiện công tác tuyên truyền về Triển lãm.

- Bố trí phòng thường trực Ban Tổ chức;

- Liên hệ giúp các đoàn có yêu cầu chỗ ăn, nghỉ khi tham gia Triển lãm và chương trình văn hóa nghệ thuật;

- Bố trí cán bộ hướng dẫn các đoàn địa phương về tham dự Triển lãm đi tham quan một số di tích danh thắng của tỉnh Ninh Bình.

2.2. Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình:

Mời các làng nghề truyền thống, nghệ nhân, doanh nhân, thợ giỏi tham gia khu trưng bày và bán “Sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”.

3. Trân trọng đề nghị UBND các tỉnh: Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Bà Rịa -Vũng Tàu, Cần Thơ, An Giang chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Công Thương:

- Tổ chức tham gia triển lãm và chương trình giao lưu nghệ thuật

- Trưng bày và bán sản phẩm thủ công truyền thống

- Đảm bảo tạo điều kiện kinh phí trưng bày Triển lãm và chương trình giao lưu nghệ thuật gồm đi lại, ăn nghỉ của đoàn...

- Tổ chức tuyên truyền giới thiệu với nhân dân địa phương về các hoạt động triển lãm trước, trong sau hoạt động.

4. Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Phối hợp với Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam thực hiện khu trưng bày các tác phẩm đạt giải tại “Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2023”.

5. Các đơn vị tham gia khu vực trưng bày không gian nghề

- Chịu trách nhiệm trưng bày các không gian nghề truyền thống (thực hiện: Làng nghề gỗ mỹ nghệ Sơn Đồng, làng nón Chuông, làng lụa Vạn Phúc, Hiệp hội mây tre đan Phú Vinh, làng gốm Bát Tràng, Công ty Bánh mứt kẹo Bảo Minh, làng tranh Đông Hồ, Công ty gốm Chu Đậu; nghệ nhân gốm Phù Điêu);

- Chịu trách nhiệm thực hiện Khu trưng bày “Nghe lụa là gấm vóc kể chuyện” (Hợp tác xã Dệt đũi Nam Cao), Khu trưng bày “Áo dài Phú Xuân - cổ phục Việt” (Công ty Trách nhiệm hữu hạn May mặc và Du lịch Phú Xuân), Khu trưng bày “Sản phẩm thay lời nói” (Công ty Cổ phần Kymviet), Không gian văn hóa Trà (Hợp tác xã Trà Shan tuyết Vị Xuyên), Khu trưng bày “Sáng tạo từ đôi bàn tay” (Quilting - chần bông khâu vá, ứng dụng và nghệ thuật), Khu trưng bày “Du lịch cộng đồng làm sống dậy không gian văn hóa bản địa” (Viện Phát triển Du lịch châu Á).

- Trình diễn tay nghề của nghệ nhân, thợ giỏi; hướng dẫn cho du khách tham quan, trải nghiệm làm sản phẩm tại các không gian trưng bày.

6. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tổ chức sự kiện và Quảng cáo Tuấn Linh

- Mời các đơn vị, doanh nghiệp tham gia khu vực giới thiệu và bán hàng thủ công truyền thống, sản phẩm nông nghiệp, ẩm thực vùng miền.

- Chịu trách nhiệm dàn dựng giàn không gian có mái che cho các đơn vị tham gia.

Trên đây là Kế hoạch tổ chức Triển lãm “Không gian Di sản văn hóa, danh thắng Việt Nam và Sản phẩm thủ công truyền thống” tại Ninh Bình năm 2023, Bộ Văn hóa, Thể thao Du lịch đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan quan tâm tạo điều kiện phối hợp chỉ đạo và thực hiện tổ chức tốt sự kiện ý nghĩa này./.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi