Quyết định 1106/QÐ-BVHTTDL 2025 phê duyệt kịch bản Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Sáng mãi tên Người – Hồ Chí Minh” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 1106/QÐ-BVHTTDL
Cơ quan ban hành: | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1106/QÐ-BVHTTDL | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Tạ Quang Đông |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 21/04/2025 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 1106/QÐ-BVHTTDL
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ VĂN HÓA,THỂ THAO VÀ DU LỊCH Số: 1106/QÐ-BVHTTDL | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2025 |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt kịch bản Chương trình nghệ thuật đặc biệt
“Sáng mãi tên Người - Hồ Chí Minh” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh
Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
______________
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Nghị định số 43/2023/NĐ-CP ngày 28/02/2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn;
Căn cứ Quyết định số 875/QĐ-BVHTTDL ngày 02/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức Chương trình nghệ thuật thuật đặc biệt kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025);
Theo đề nghị của Giám đốc Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam tại Công văn số 68/CMNVN-TCBD ngày 15/4/2025 về việc xin phê duyệt kịch bản Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Sáng mãi tên Người - Hồ Chí Minh”;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kịch bản Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Sáng mãi tên Người - Hồ Chí Minh” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) của Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam (Kịch bản chi tiết kèm theo).
- Thời gian biểu diễn: Tháng 5 năm 2025.
- Địa điểm biểu diễn: Nhà hát lớn Thành phố Hà Nội.
Điều 2. Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam có trách nhiệm dàn dựng mới các tác phẩm, luyện tập và biểu diễn các sản phẩm nghệ thuật được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này. Quá trình thực hiện, đơn vị và các cá nhân liên quan có trách nhiệm chỉnh sửa, hoàn thiện theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu chất lượng sản phẩm nghệ thuật.
Điều 3. Kinh phí thực hiện trích từ nguồn ngân sách sự nghiệp văn hóa thông tin năm 2025 và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Giám đốc Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam và Thủ trưởng đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Bộ trưởng (để báo cáo); - Thứ trưởng Tạ Quang Đông; - Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam (để thực hiện); - Lưu: VT, NTBD, PVC.05. | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Tạ Quang Đông |
KỊCH BẢN
Chương trình nghệ thuật đặc biệt
“SÁNG MÃI TÊN NGƯỜI - HỒ CHÍ MINH”
Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
(Kèm theo Quyết định số: 1106/QĐ-BVHTTDL ngày 21 tháng 4 năm 2025
của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
__________________
- Thời gian biểu diễn: 20h00 Ngày 18 tháng 5 năm 2025.
- Thời gian tổng duyệt dự kiến: 19h30 Ngày 17 tháng 5 năm 2025.
- Địa điểm: Nhà hát lớn Thành phố Hà Nội (Số 01 phố Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
- Thời lượng dự kiến: 100 phút.
Chỉ đạo nội dung Chỉ đạo Nghệ thuật Chỉ đạo thực hiện Giám đốc sản xuất Chỉ huy dàn nhạc Kịch bản & Đạo diễn Trợ lý đạo diễn Triển khai thực hiện Biên đạo múa Thiết kế sân khấu Thiết kế đạo cụ Thiết kế phục trang Thiết kế hình ảnh Đạo diễn Âm nhạc Thiết kế Ánh sáng Tổ chức thực hiện | : Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. : PGS.TS Tạ Quang Đông. : NSND Xuân Bắc. : NSUT Nguyễn Hải Linh. : NSND Quang Vinh. : NSUT Trường Bắc. : NSUT Quỳnh Dương - NSUT Huy Thông. : Hoàng Hải Hương. : NSUT Thanh Nam, NSUT Huy Thông, Hải Trường. : Văn Hải. : Đình Căn. : Vũ lan Phương. : Anh Đức - Mai Hùng Thiên. : Quang Huy - Xuân Hùng. : Bá Đoàn. : Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam. |
I. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA
Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam phối hợp tổ chức xây dựng và biểu diễn Chương trình Nghệ thuật đặc biệt với chủ đề: “Sáng mãi tên Người - Hồ Chí Minh”. Chương trình mang ý nghĩa chính trị, văn hóa sâu sắc, nhằm thể hiện lòng tri ân sâu nặng và tình cảm kính yêu vô hạn của Nhân dân cả nước đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại, Anh hùng Giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất. Thông qua các tiết mục nghệ thuật đặc sắc, Chương trình nhằm tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng mạng và tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đến đông đảo quần chúng Nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Bên cạnh việc tổ chức Chương trình là hành động thiết thực cổ vũ các hoạt động kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên toàn quốc, góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, vì mục tiêu xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Trong không gian lắng đọng của nghệ thuật, chúng ta cùng nhau hát mãi về Người - Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già của dân tộc. Bằng âm nhạc, lời ca, tiếng hát, điệu múa và những thước phim tư liệu quý giá, Chương trình nghệ thuật sẽ tái hiện cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vinh quang của Bác. Từ làn điệu dân ca êm đềm của quê hương xứ Nghệ, ta thấy tuổi thơ của cậu bé Nguyễn Sinh Cung với những khát vọng lớn lao. Rồi từng bước chân Người đi qua bốn bể năm Châu tìm đường cứu nước hiện lên trong khúc tráng ca hùng tráng. Những năm tháng bôn ba, những ngày gian khổ trong chốn lao tù hay khi lãnh đạo cách mạng bùng lên như sóng triều dâng, tất cả được khắc họa sinh động qua những giai điệu bất hủ như Người là niềm tin tất thắng, Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người, Tiếng hát giữa rừng Pác Bó...
Điệu múa của những nghệ sĩ như kể lại từng bước đi thanh cao, giản dị của Bác, những hình ảnh tư liệu tái hiện nụ cười hiền từ, ánh mắt tràn đầy yêu thương của Người với đồng bào, chiến sĩ. Và ca khúc vang lên, như lắng lại trong niềm xúc động thiêng liêng, lòng kính yêu vô hạn dành cho Người. Dẫu Bác đã đi xa, nhưng tư tưởng, đạo đức và tình yêu của Người vẫn mãi soi sáng con đường đất nước. Hát mãi về Người, chúng ta như được tiếp thêm sức mạnh, lòng tự hào để tiếp tục xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, như ước nguyện trọn đời của Bác Hồ kính yêu!
II. Ý TƯỞNG DẪN DỰNG
Chương trình nghệ thuật được xây dựng và biểu diễn sử dụng các ngôn ngữ nghệ thuật Ca, Múa, Nhạc tổng hợp kết hợp với nghệ thuật điện ảnh, phim tài liệu, âm thanh, ánh sáng, kỹ xảo sân khấu mang tính hoành tráng được chia thành 3 phần:
PHẦN I: NGƯỜI ĐI TÌM HÌNH CỦA NƯỚC
PHẦN II: TRỞ VỀ
PHẦN III: NGƯỜI LÀ NIỀM TIN TẤT THẮNG
III. LỰC LƯỢNG THAM GIA
* Nhóm ca sĩ (dự kiến):
+ NSND Thu Hiền, NSND Tạ Minh Tâm, NSND Phương Thảo, NSUT Trần Vỹ, NSUT Tố Nga, NSUT Lương Huy, NSUT Vũ Thắng Lợi, Tố Hoa, Minh Đức, Vương Long, Kiều Minh, Phạm Tuân, Ngọc Hà, Minh Tuấn, Bùi Hoàng Yến, Nhóm Pha Lê, Nhóm Nghệ sĩ người nước ngoài, Dàn nhạc giao hưởng dân tộc Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam.
+ Hợp Xướng Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam.
* Các đơn vị tham gia phối hợp:
- Nhà hát kịch Việt Nam (Nhóm Nghệ sĩ kịch 5 người).
- Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (Nhóm nghệ sĩ tham gia 10 người).
- Nhà hát Cải lương Việt Nam (Nhóm nghệ sĩ tham gia 10 người).
- Nhà hát Chèo Việt Nam (Nhóm Nghệ sĩ tham gia 10 người).
- Tốp thiếu nhi Nhà Văn hóa Quận Ba Đình (30 cháu).
- MC VTV Mỹ Lan - Vương Long.
1. Màn biểu diễn phức hợp mở màn: Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người (7')
- Sáng tác: Trần Kiết Tường.
- Biên soạn và chỉ huy dàn nhạc: NSND Quang Vinh.
- Biểu diễn: Đàn bầu NSND Trường Giang, Tập thể các Nghệ sĩ tham gia Chương trình, và dàn hợp xướng.
- Nhà hát CMNVN.
* MC: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu bài phát biểu (10').
* MC: Dẫn vào nội dung chương trình (2').
PHẦN I: NGƯỜI ĐI TÌM HÌNH CỦA NƯỚC
2. Hoạt cảnh Thơ nhạc: Hồn nước
- Bài thơ: Đất nước” - Nguyễn Khoa Điềm.
- Âm nhạc: Xuân Hùng.
- Biên đạo: NSUT Thanh Nam.
- Biểu diễn: Tập thể múa.
3. Bài hát: Miền Ví Dặm - Từ Làng Sen
- Sáng tác: Phạm Tuyên.
- Dàn dựng: Phương Linh.
- Biểu diễn: NSND Thu Hiền và tập thể diễn viên.
4. Hát múa: Bác Hồ có một chuyến đi
- Sáng tác: Nguyễn Anh Trí.
- Biên đạo: NSUT Quỳnh Dương.
- Biểu diễn: NSUT Tố Nga và tập thể diễn viên.
Cuối bài nhạc dẫn có bốn câu hò Huế dẫn vào hoạt cảnh...
5. Hoạt cảnh : Hồ Chí Minh - Hồi ức màu đỏ.
- Chuyển thể ca kịch: Nguyễn Kim Tiểu Ngọc.
- Dàn dựng: Nhà hát Kịch Việt Nam.
- Âm nhạc: Quang Huy.
- Biểu diễn: Các Nghệ sĩ Nhà hát Kịch Việt Nam và tập thể diễn viên.
Là hoạt cảnh nói về giai đoạn Bác theo gia đình vào Huế. Bác cùng gia đình sống 10 năm ở Huế và như lời Thủ Tướng Phạm Văn Đồng nói 10 năm này hình thành nên nhân cách của Hồ Chí Minh...
6. Ca cảnh Cải Lương: Lời người ra đi.
- Đặt lời và dàn dựng sân khấu: NSND Trung Kiên.
- Biểu diễn: NSUT Thanh Mai... và tập thể nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Việt Nam.
Ca cải lương với gợi ý nội dung vùng đất Sài Gòn đón chào người trai chí lớn...
7. Hoạt cảnh thơ hát múa: Dấu chân phía trước.
- Âm nhạc: Trần Hoàn.
- Biên đạo: NSUT Quỳnh Dương - Phương Linh.
- Biểu diễn: NSUT Vũ Thắng Lợi và tập thể diễn viên.
8. Hoạt cảnh thơ Múa: Những mùa Đông trắng.
- Biên soạn âm nhạc: Thế Duy.
- Biên đạo: NSUT Quỳnh Dương.
- Biểu diễn: Huy Thông - Hồng Nhung và tập thể diễn viên.
Phần đầu của tiết mục thể hiện giữa trời đông giá lạnh nơi đất khách quê người, những bông tuyết trắng không chỉ là hình ảnh của thiên nhiên nước Pháp mà còn là biểu tượng cho sự cô đơn, nhưng với tinh thần kiên cường và ý chí sắt đá của chàng thanh niên Nguyễn Ái Quốc. Trong giá lạnh, chàng trai vẫn kiên trì, vẫn nung nấu ngọn lửa yêu nước nồng nàn. Những cánh tuyết tĩnh lặng, như chứng nhân cho những đêm dài... Chàng thanh niên vẫn miệt mài viết báo, gửi tiếng nói Đòi tự do cho dân tộc. Và cũng chính trong mùa đông ấy, từ giá lạnh, Người mang một mùa xuân mới về cho dân tộc Việt Nam... Tiết mục thể hiện hình ảnh chàng thanh niên Nguyễn Ái Quốc một biểu tượng của sức mạnh, của niềm tin và khát vọng mang tự do về cho dân tộc mình... Nội dung hoạt cảnh tóm tắt về 30 năm Bác đi tìm đường giải phóng dân tộc từ năm 1911 đến 1941… Người đã đặt chân đến nhiều nước ở Châu Á, Phi, Mỹ Latinh... Người đã từng sống ở những khu phố nghèo ở Boston (Mỹ), ở London (Anh), đi thăm nhiều thành phố ở Châu Âu và bắt đầu các hoạt động chính trị ngay trên đất nước của kẻ thù. Người đã đến quê hương của cách mạng tháng Mười Nga và chặng đường cuối cùng là bôn ba trên đất nước Trung Hoa rộng lớn, qua Xiêm để tìm đường trở về với tổ quốc. Trên chặng đường dài đầy thử thách ấy, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường giành thắng lợi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam.
PHẦN II: TRỞ VỀ
9. Liên khúc Hát múa: Tiếng hát giữa rừng Pắc Bó - Suối Lê Nin
- Âm nhạc: Nguyễn Tài Tuệ - Phạm Tuyên.
- Biên đạo: NSUT Thanh Nam.
- Biểu diễn: NSUT Lương Huy - Tố Hoa và tốp ca nữ đàn Tính.
10. Bài hát: Lãnh Tụ Ca
- Sáng tác: Văn Cao.
- Biểu diễn: NSND Tạ Minh Tâm, Tốp Hợp xướng.
11. Bài hát: Lời ca dâng Bác
- Sáng tác: Trọng Loan.
- Biểu diễn: NSND Phương Thảo và tốp ca nữ.
12. Bài hát: Đêm Trường Sơn nhớ Bác - Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân
- Sáng tác: Trần Chung.
- Biểu diễn: Vương Long, Kiều Minh, Phạm Tuân, Minh Tuấn, Ghitar Minh Ước.
13. Bài hát: Bác Hồ một tình yêu bao la
- Sáng tác: Thuận Yến.
- Biểu diễn: NSND Thái Bảo và tập thể múa.
14. Hoạt cảnh hát múa: Lời Bác dặn trước lúc đi xa
- Sáng tác: Trần Hoàn.
- Dàn dựng: NSUT Thanh Nam.
- Biểu diễn: NSND Thu Hiền.
* Trích lời điếu văn của TBT Lê Duẩn:
Là hoạt cảnh phức hợp sân khấu được kết hợp các loại hình nghệ thuật diễn ... ánh sáng tối trầm, chỉ còn vẳng lại tiếng nhạc nền nhẹ nhàng, như nhịp thở của cả dân tộc. Phía sau, màn hình LED chiếu những thước phim tài liệu đen trắng: hình ảnh dòng người yên tĩnh, từng bước di chuyển chậm rồi dừng khi nghe hết tiếng thông báo tình hình hình sức khỏe của Người. Không một tiếng nói, không một lời than khóc, chỉ có những ánh mắt đau đáu, những ánh mắt và những giọt nước mắt rơi trên đôi má nhăn nheo của các cụ già, ánh mắt của những người chiến sĩ, những em thơ và của cả dân tộc, sân khấu yên tĩnh đi trong ánh sáng trầm mặc, không gian tái hiện thời khắc lịch sử khi Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần. Phía sau, màn hình LED sử dụng những thước phim tư liệu quý giá: hình ảnh đoàn người nối dài vô tận, Yên tĩnh, mắt đỏ hoe, tay cầm di ảnh Bác, chen chân trong dòng người kính cẩn dâng lên Người. Trên sân khấu, hoạt cảnh đoàn đại diện mọi tầng lớp nhân dân đứng nghiêm trang, ánh mắt xúc động theo dõi và nghe từng lời đọc di chúc của đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn vang lên, Cả phòng yên tĩnh, không gian như lắng xuống để cảm nỗi đau mất mát không gì bù đắp được, nhưng đồng thời cũng từ đó tạo nên sức mạnh kết tinh từ tình yêu thương, sự biết ơn vô hạn đối với Người. tiếng dàn nhạc vang lên giai điệu quen thuộc của bài hát “Người là niềm tin tất thắng”. Cả không gian như như vỡ òa tiếng khóc, tiếng hát, tất cả hòa quyện thành một bản hùng ca... vừa đau thương, vừa tự hào, vừa rực rỡ niềm tin...
PHẦN III: NGƯỜI LÀ NIỀM TIN TẤT THẮNG
15. Hát múa: Người là niềm tin tất thắng
- Sáng tác: Chu Minh.
- Biên đạo: NSUT Quỳnh Dương.
- Biểu diễn: Tập thể các nghệ sĩ.
16. Bài hát: Miền Trung nhớ Bác
- Sáng tác: Thuận Yến.
- Biểu diễn: NSND Phương Thảo, NSND Thu Hiền, NSUT Tố Nga.
17. Bài hát: Tiếng hát từ thành phố mang tên Người
- Sáng tác: Ca Việt Bách.
- Biểu diễn: NSND Tạ Minh Tâm, NSUT Trần Vỹ, NSUT Vũ Thắng Lợi, Hợp xướng, Tập thể múa.
18. Liên khúc hát múa:
Tác phẩm: Người là Hồ Chí Minh
- Âm nhạc: Ewan Mac Coll.
- Biểu diễn: Nhóm Nghệ sĩ nước Ngoài.
Tác phẩm: Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
- Sáng tác: Phong Nhã.
- Biểu diễn: Tốp Thiếu nhi Nhà Văn hóa quận Ba Đình.
Tác phẩm: Dâng người tiếng hát mùa xuân
- Sáng tác: Nguyễn Văn Thương.
- Biên đạo: NSUT Thanh Nam - NSUT Quỳnh Dương - NSUT Huy Thông - Phương Linh
- Biểu diễn: Các nghệ sĩ tham gia chương trình.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây