Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Nghị định 42-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Nghị định 42-HĐBT
Cơ quan ban hành: | Hội đồng Bộ trưởng | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 42-HĐBT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị định | Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 29/01/1991 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Ngoại giao |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Nghị định 42-HĐBT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
NGHỊ ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 42-HĐBT NGÀY 29 THÁNG 1 NĂM 1991 VỀ QUY CHẾ KHU VỰC BIÊN GIỚI VIỆT NAM - CAM-PU-CHIA
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Theo đề nghị của Bộ Nội vụ và ý kiến của các ngành liên quan,
NGHỊ ĐỊNH:
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1- Khu vực biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia bao gồm các xã hoặc đơn vị hành chính tương đương của Việt Nam có ranh giới tiếp giáp với đường biên giới quốc gia giữa nước theo Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia ký ngày 27 tháng 12 năm 1985.
Điều 2- Trong khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia có vành đai biên giới; trong vành đai biên giới có vùng cấm.
Vành đai biên giới là phần lãnh thổ nằm dọc theo đường biên giới quốc gia, có chiều sâu tính từ đường biên giới trở vào không quá 1.500 mét.
Vùng cấm là nơi quy định không có dân cư trú, sản xuất và đi lại.
Phạm vị cụ thể của vành đai biên giới và vùng cấm do Uỷ ban nhân dân tỉnh biên giới quy định, sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ, Bộ quốc phòng.
Điều 3- Bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia là nghĩa vụ của mọi công dân, của các lực lượng vũ trang, các cơ quan xí nghiệp, nông lâm trường và các tổ chức xã hội hoạt động trong khu vực biên giới, dưới sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Hội đồng Bộ trưởng và sự chỉ đạo thực hiện của Bộ Nội vụ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh biên giới.
Điều 4- Bộ đội biên phòng là lực lượng nòng cốt trong việc quản lý, bảo vệ biên giới, phối hợp với các lực lượng vũ trang, các ngành liên quan và dựa vào nhân dân để giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
CHƯƠNG II
CƯ TRÚ, ĐI LẠI TRONG KHU VỰC BIÊN GIỚI
VIỆT NAM- CAM PU CHIA
Điều 5- Những người sau đây được cư trú ở khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia:
1. Công dân các xã, thị trấn biên giới có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới
2. Cán bộ công nhân viên chức thuộc các cơ quan xí nghiệp, nông lâm trường có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới.
3. Những người có giấy phép của công an tỉnh biên giới cho đến cư trú ở khu vực biên giới.
Điều 6- Những người sau đây không được cư trú ở khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia
1. Những người không có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới
2. Những người có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấm cư trú ở khu vực biên giới.
3. Người nước ngoài, trừ trường hợp mà điều ước quốc tế Việt Nam tham gia hoặc ký kết có quy định khác.
Điều 7- Những người sau đây không được vào khu vực biên giới Việt Nam -Cam puchia
1. Những người có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấm cư trú ở khu vực biên giới.
2. Những người đang bị quản chế, cải tạo không giam giữ.
3. Những người bị khởi tố về hình sự hoặc đang bị dính líu trực tiếp vào các vụ án hình sự hay dân sự mà cơ quan có thẩm quyền đang tiến hành điều tra
4. Những người vi phạm quy chế biên giới đã bị xử phạt hành chính nhiều lần hoặc đã bị xử phạt hình sự và chưa hết thời hạn xoá án.
Điều 8- Công dân cư trú ở khu vực biên giới Việt Nam - Cam pu chia được cấp giấy chứng minh biên giới theo thể thức và quy định của Bộ Nội vụ.
Điều 9- Công dân thường trú trong khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia khi đi lại trong khu vực biên giới của tỉnh mình chỉ cần giấy chứng minh biên giới; Nếu sang khu vực biên giới của tỉnh khác phải có giấy phép của Công an huyện hoặc đồn biên phòng nơi cư trú (Trừ trường hợp ở giáp ranh với xã biên giới của tỉnh khác, mà từ trước đến nay vẫn có quan hệ họ hàng phải thăm hỏi nhau hoặc qua lại hàng ngày để sản xuất hoặc đi chợ, khám bệnh thì chỉ cần giấy chững minh biên giới).
Điều 10- Công dân thường trú ở huyện biên giới vào khu vực biên giới của huyện mình phải có giấy phép của Công an xã nơi cư trú.
Công dân thường trú ở tỉnh biên giới vào khu vực biên giới của tỉnh mình phải có giấy phép của công an huyện, thị nơi cư trú.
Điều 11- Công dân ở ngoài tỉnh biên giới vào khu vực biên giới phải có giấy phép của công an tỉnh biên giới.
Điều 12- Người nước ngoài vào khu vực biên giới phải có giấy phép của Bộ Nội vụ (trừ trường hợp nhập cảnh qua các cửa khẩu chính có ghi trong Hiệp định quy chế biên giới Việt Nam - Campuchia).
Điều 13- Cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân, Công an nhân dân và cán bộ nhân viên Hải Quan làm nhiệm vụ và đến công tác tại khu vực biên giới được cấp giấy phép theo quy định của ngành chủ quản và thông báo cho công an tỉnh biên giới và đồn biên phòng sở tại biết.
Điều 14- Công dân cư trú ở khu vực biên giới vào vành đai biên giới chỉ cần giấy chứng minh biên giới
Công dân ở ngoài khu vực biên giới vào vành đai biên giới thực hiện theo quy định tại các Điều 10, 11 quy chế này và phải có giấy phép của chỉ huy bộ đội biên phòng từ cấp đồn trưởng trở lên.
Điều 15- Việc qua lại biên giới Việt Nam - Campuchia thực hiện theo quy định tại các Điều 5, 12, 13, 14, 15 của Hiệp định về quy chế biên giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia ký ngày 20 tháng 7 năm 1983 và những quy định hiện hành cuả Hội đồng Bộ trưởng.
Điều 16- Những người đến khu vực biên giới có trách nhiệm xuất trình giấy tờ, khai báo, đăng ký tạm trú theo quy định, chịu sự kiểm soát của Công an, bộ đội biên phòng và chính quyền địa phương(Trừ các đơn vị quân đội vào khu vực biên giới làm nhiệm vụ quân sự theo lệnh của Bộ Tổng Tham mưu).
CHƯƠNG III
QUẢN LÝ, BẢO VỆ KHU VỰC BIÊN GIỚI
VIỆT NAM - CAMPUCHIA
Điều 17- Trên các trục đường giao thông chính (Đường bộ, đường sông) từ nội địa ra vào khu vực biên giới tuỳ tình hình từng nơi, từng lúc, Uỷ ban nhân dân tỉnh biên giới tổ chức các trạm kiểm soát liên hợp cố định, các đội kiểm sát liên hợp lưu động để kiểm soát việc ra vào khu vực biên giới.
Điều 18- Bộ đội biên phòng tổ chức các trạm kiểm soát cố định để kiểm tra việc ra vào vành đai biên giới và các đội tuần tra, kiểm soát lưu động để kiểm soát khu vực biên giới khi cần thiết .
Điều 19- Trong vành đai biên giới, UBND huyện, xã biên giới thống nhất với đồn biên phòng
- Bố trí quy hoạch dân cư, mở chợ biên giới.
- Quy định nơi sản xuất và khai thác lâm, thổ sản.
Điều 20- Trong vùng cấm và vành đai biên giới , bộ đội biên phòng và các đơn vị quân đội có nhiệm vụ phòng thủ bảo vệ biên giới, được xây dựng các công trình, thiết bị chiến đấu, vật cản. Khi di chuyển đơn vị, nếu không tháo gỡ, phải bàn giao cho đơn vị mới hoặc cho bộ đội biên phòng sở tại, nếu đơn vị mới chưa kịp đến
Khi có tình hình phức tạp về an ninh biên giới hoặc để truy bắt tội phạm, chỉ huy bộ đội biên phòng từ cấp đồn trưởng trở lên được quyền hạn chế hoặc đình chỉ tạm thời việc ra vào hoạt động ở vành đai biên giới (trừ lực lượng quân đội nhân dân) nhưng phải báo cáo ngay lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Điều 21- Các cơ quan chủ quản được các cơ quan có thẩm quyền cho xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện và các công trình khác ở khu vực biên giới phải thông báo trước ít nhất là 07 ngày cho đồn biên phòng và chính quyền xã sở tại.
Điều 22- Việc quay phim chụp ảnh, thu băng, ghi âm, ghi hình, vẽ cảnh vật trong khu vực biên giới phải có giấy phép của công an tỉnh biên giới và chịu sự kiểm soát của bộ đội biên phòng (trừ lực lượng quân đội làm nhiệm vụ quân sự ở khu vực biên giới). Trường hợp quay phim, chụp ảnh từ trên không ở khu vực biên giới (sau khi đã được phép của cơ quan có thẩm quyền) phải thông báo cho bộ đội biên phòng hữu quan biết trước ít nhất là 3 ngày.
Điều 23- Hoạt động của các loại phương tiện trên sông, suối, biên giới và sông suối thuộc khu vực biên giới phải theo đúng những quy định sau đây.
1. Chủ phương tiện và những người đi trên phương tiện phải có giấy tờ cần thiết theo quy định tại Điều 10, 11, 12, và 13 của Quy chế này. Chủ phương tiện phải có giấy phép sử dụng phương tiện, giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Khi phương tiện không hoạt động, phải neo đậu đúng nơi quy định.
3. Khi đến khu vực biên giới, chủ phương tiện phải đăng ký với công an xã hoặc đồn biên phòng (sở tại) và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của công an, đồn biên phòng sở tại.
4. Khi hoạt động trên sông, suối, biên giới, phải tuân theo quy định tại Điểm a, b Điều 8 của Hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam - Campuchia.
Điều 24- Nghiêm cấm những hoạt động sau đây trong khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia
- Làm hư hỏng, xê dịch cột mốc, dấu hiệu đường biên giới, dấu hiệu, biển báo phân biệt các ranh giới thuộc khu vực biên giới.
- Làm thay đổi dòng chảy của sông, suối biên giới
- Vượt biên giới quốc gia trái phép, che dấu, chỉ đường giúp đỡ người vượt biên giới trái phép
- Xâm canh, xâm cư qua biên giới
- Đánh bắt cá bằng vật liệu nổ trên sông, suối biên giới.
- Săn bắt chim, thú rừng và đốt lửa trong vành đai biên giới
- Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại tệ, tiền Việt Nam qua biên giới
- Mua bán, trao đổi, cất dấu, chuyên chở, sử dụng hàng tâm lý, truyền đơn, tài liệu, sách báo, các loại văn hoá phẩm đồi truỵ, phản động.
- Thải bỏ các chất độc làm ô nhiễm môi trường sinh sống.
- Tiến hành các hoạt động khác gây mất trật tự trị an ở khu vực biên giới.
CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều 25- Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký, những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.
Điều 26- Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
- UBND các tỉnh biên giới căn cứ vào Quy chế này và các chỉ thị, thông tư hướng dẫn của Hội đồng Bộ trưởng và Bộ Nội vụ chỉ đạo UBND các huyện, xã biên giới thực hiện.
- Bộ đội biên phòng thực thi nhiệm vụ của mình theo quyền hạn, có trách nhiệm giúp chính quyền địa phương và chủ trì phối hợp với các lực lượng làm nhiệm vụ ở khu vực biên giới thực hiện Quy chế này.
Điều 27- Tập thể và cá nhân có thành tích trong việc quản lý bảo vệ biên giới Việt Nam - Campuchia được xét khen thưởng theo chế độ hiện hành.
Nếu vì nghĩa vụ tham gia quản lý, bảo vệ biên giới mà bị thiệt hại đến tài sản, bị thương tật hoặc hy sinh đựơc hưởng các chế độ, chính sách theo quy định chung của nhà nước.
Điều 28- Tổ chức và cá nhân nào vi phạm Quy chế này đều bị xử lý theo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 29- Các Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, thủ trưỏng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này