Thông tư hướng dẫn việc thu và sử dụng phí phục vụ trong ngành du lịch

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng Anh
Bản dịch tham khảo
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư liên tịch 88-TTLB

Thông tư hướng dẫn việc thu và sử dụng phí phục vụ trong ngành du lịch
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính; Tổng cục Du lịchSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:88-TTLBNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư liên tịchNgười ký:Đỗ Quang Trung; Vũ Mộng Giao
Ngày ban hành:27/11/1995Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư liên tịch 88-TTLB

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ

LIÊN BỘ TÀI CHÍNH - TỔNG CỤC DU LỊCH SỐ 88-TTLB
NGÀY 27-11-1995 HƯỚNG DẪN VIỆC THU VÀ SỬ DỤNG PHÍ PHỤC VỤ TRONG NGÀNH DU LỊCH

 

Phí phục vụ trong ngành Du lịch là khoản tiền thưởng của khách cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn do chất lượng phục vụ tốt, đồng thời là biểu hiện thiện cảm của người được phục vụ về thái độ phục vụ của các nhân viên phục vụ.

Nhà nước đã có các văn bản hướng dẫn sử dụng khoản tiền này trong ngành Du lịch (Công văn số 2815-V7 ngày 2-7-1980. Quyết định số 342-CT ngày 9-12-1987 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (này là Thủ tướng Chính phủ), Quyết định số 4-CT ngày 3-1-1990 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng và Thông tư số 6-TC/TCĐN ngày 25-2-1990 của Bộ Tài chính. Từ năm 1991 đến nay, do thực hiện các Luật thuế doanh thu, lợi tức... toàn bộ khoản thu về phí phục vụ phải đưa và doanh thu để tính thuế doanh thu, tuy vậy việc thu và sử dụng khoản phụ phí phục vụ còn tuỳ tiện, một số cơ sở thu chưa đúng, hạch toán chưa rõ ràng, sử dụng chưa hợp lý.

Nhằm đảm bảo việc thu, sử dụng phí phục vụ trong ngành Du lịch thực sự trở thành đòn bẩy kinh tế, khuyến khích cán bộ, công nhân viên nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh, đồng thời thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với Ngân sách Nhà nước. Liên Bộ Tài chính - Tổng cục Du lịch hướng dẫn việc thu và sử dụng khoản phí phục vụ như sau:

 

I- ĐIỀU KIỆN, PHẠM VI VÀ MỨC THU PHÍ PHỤC VỤ

 

1- Điều kiện và phạm vị:

a) Điều kiện: Những đơn vị thuộc ngành Du lịch kinh doanh các loại nghiệp vụ: lữ hành, vận chuyển khách, khách sạn, vui chơi giải trí... nếu có đủ các điều kiện sau thì được thu và sử dụng phí phục vụ:

- Có chất lượng phục vụ tốt, được khách hàng hài lòng và tự nguyện trả thưởng thêm ngoài giá dịch vụ.

- Thực hiện niêm yết giá công khai.

- Hạch toán rõ ràng khoản tiền thưởng thêm của khách hàng.

b) Phạm vi: Các đơn vị kinh doanh thuộc ngành Du lịch được phép thu kinh phí phục vụ trên giá các dịch vụ sau:

- Cho thuê buồng ngủ;

- Phục vụ ăn, uống;

- Cho thuê phương tiện vận chuyển có người phục vụ;

- Các dịch vụ: giặt là, may đo, cắt uốn tóc, thẩm mỹ...;

- Tắm hơi;

- Lữ hành, hướng dẫn du lịch, hướng dẫn tổ chức vui chơi giải trí;

- Các dịch vụ khác.

2- Mức thu khoản phí phục vụ:

Các đơn vị kinh doanh du lịch nếu đủ điều kiện ở điểm 1 (a) được phép thu không quá 5% trên giá bán các dịch vụ thuộc phạm vi qui định tại điểm 1 (b)

 

II. NỘI DUNG SỬ DỤNG PHÍ PHỤC VỤ

 

Phí phục vụ là khoản tiền trả thêm ngoài giá dịch vụ đã quy định nhưng được cộng vào tổng số tiền dịch vụ mà khách hàng thực trả. Đơn vị phải hạch toán riêng khoản tiền phí phục vụ, giá dịch vụ, hàng hoá ngay trên từng hoá đơn dịch vụ và kê khai nộp thuế doanh thu theo thuế suất của ngành nghề kinh doanh.

Khoản phí dịch vụ thu được sau khi nộp thuế doanh thu theo Luật định được phân phối như sau:

Được trích để chi thưởng cho các cá nhân, tập thể có chất lượng phục vụ tốt, chi tham quan học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ và chi cải thiện điều kiện lao động nhưng không quá 50% quỹ lương thực hiện. Khoản chi này được coi là chi phí hợp lý, hợp lệ khi xác định lợi tức chịu thuế và không tính vào mức khống chế các quỹ xí nghiệp theo chế độ phân phối lợi nhuận hàng năm.

Số tiền còn lại sau khi nộp thuế doanh thu và trích thưởng nói trên, được hạch toán vào thu nhập của đơn vị để xác định lợi tức chịu thuế và nộp thuế lợi tức theo quy định. Riêng đối với đơn vị kinh doanh thua lỗ thì không được trích chi cho các khoản quy định trên mà phải hạch toán chung vào thu nhập để giảm lỗ.

 

III. CÔNG TÁC QUẢN LÝ

 

Các đơn vị kinh doanh du lịch cần tổ chức chỉ đạo quản lý chắt chẽ khoản thu này, tổ chức thu đúng tỷ lệ, đúng phạm vi đã được quy định và tổ chức phân chia hợp lý trong nội bộ đơn vị theo chế độ này. Các đơn vị cần tổ chức lại việc ghi chép hoá đơn thanh toán với khách, phí phục vụ phải ghi thành một mục riêng, tiện cho việc theo dõi và quản lý. Các đơn vị có trách nhiệm giáo dục cán bộ nhân viên không được nhận tiền thưởng riêng dưới mọi hình thức.

 

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Các doanh nghiệp du lịch có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh những quy định cụ thể của liên Bộ, không được hình thành các quỹ khác để ăn chia dưới mọi hình thức. Cơ quan Thuế có trách nhiệm phát hành hoá đơn cho các đơn vị phù hợp với yêu cầu của Thông tư này.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 1995. Các văn bản trước đây trái với những quy định này đều không có hiệu lực thi hành.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi