Thông tư hướng dẫn việc xử lý một số loại tội phạm
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư liên tịch 11-TTLN
Cơ quan ban hành: | Bộ Nội vụ; Bộ Tư pháp; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 11-TTLN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Lê Thanh Đạo; Phạm Tâm Long; Trần Đông; Trịnh Hồng Dương |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 20/11/1990 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư liên tịch 11-TTLN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
LIÊN NGÀNH TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO, BỘ NỘI VỤ VÀ BỘ TƯ PHÁP SỐ 11-TTLN NGÀY 20 THÁNG 11 NĂM 1990 HƯỚNG DẪN XỬ LÝ MỘT SỐ LOẠI TỘI PHẠM
Trong việc xử lý các hành vi nhập khẩu trái phép, buôn bán thuốc lá điếu của nước ngoài nói chung vẫn áp dụng các hướng dẫn tại Thông tư liên ngành số 08-TTLN ngày 18-9-1990 của Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, do yêu cầu của tình hình mới, từ nay thống nhất lại một số điểm như sau:
Điểm 1 của Thông tư này thay thế điểm 6 Thông tư số 08-TTLN ngày 18-9-1990.
Trong việc xử lý những hành vi buôn bán trái phép kim loại màu, cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Nếu buôn bán các loại dây điện, dây thông tin liên lạc... do người khác phạm tội mà có, thì xử lý về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo Điều 201 Bộ Luật Hình sự.
- Nếu buôn bán trái phép các loại kim loại màu không phải do người khác phạm tội mà có, thì xử lý về tội kinh doanh trái phép theo Điều 168 Bộ Luật Hình sự.
Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử hành vi buôn lậu kim loại màu qua biên giới, các cơ quan tiến hành tố tụng cần quan tâm truy tìm những người đã huỷ hoại dây điện, dây thông tin liên lạc, vũ khí, công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc các loại tài sản xã hội chủ nghĩa khác để lấy kim loại.
Theo Chỉ thị số 330-CT ngày 13-9-1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thì kể từ ngày 13-9-1990 việc quản lý ngoại hối được giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; tư nhân và các cơ sở kinh tế khác không được phép buôn bán ngoại tệ; do đó phải coi việc buôn bán ngoại tệ là buôn bán hàng cấm và xử lý như sau:
- Đối với các trường hợp lần đầu buôn bán hàng cấm là ngoại tệ với số lượng có giá trị dưới 3 triệu đồng tiền Việt Nam thì chưa coi là phạm tội, nhưng phải xử phạt hành chính.
- Đối với các trường hợp buôn bán hàng cấm là ngoại tệ với số lượng có giá trị từ 3 triệu đồng trở lên hoặc dưới 3 triệu đồng nhưng đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm, tái phạm, thực hiện nhiều lần, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán hàng cấm theo Điều 166 Bộ Luật Hình sự.
- Đối với các trường hợp buôn bán hàng cấm là ngoại tệ với số lượng có giá trị từ 9 triệu đồng đến dưới 27 triệu đồng thì phải coi là phạm tội trong trường hợp "hàng phạm pháp có số lượng lớn" (khoản 2 Điều 166 Bộ Luật Hình sự).
- Đối với các trường hợp buôn bán hàng cấm là ngoại tệ với số lượng có giá trị từ 27 triệu đồng trở lên thì phải coi là "phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng" (khoản 3 Điều 166 Bộ Luật Hình sự).
Đối với các trường hợp buôn bán trái phép thuốc lá nội với số lượng tương đương với giá trị của dưới 5 tấn gạo và không thuộc các trường hợp đã nêu ở điểm b thì tuỳ trường hợp cụ thể (căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm pháp và nhân thân của người có hành vi phạm pháp) mà truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán thuốc lá trái phép (Điều 183 Bộ Luật Hình sự) hoặc xử phạt hành chính.
Đối với các trường hợp sản xuất, tàng trữ, mua bán các chất ma tuý nhằm bán trái phép qua biên giới thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, mua bán, tàng trữ các chất ma tuý (Điều 96a Bộ Luật Hình sự) và tội buôn lậu qua biên giới (Điều 97 Bộ Luật Hình sự); nếu có kèm theo việc xuất cảnh trái phép thì còn bị xử lý thêm về tội xuất cảnh trái phép (Điều 89 Bộ Luật Hình sự).
Theo Điều 33 Bộ luật hình sự thì Toà án có thể tịch thu vật và tiền bạc đã được dùng vào việc thực hiện tội phạm. Theo tinh thần của Chỉ thị số 308-CT ngày 10-11-1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về một số chủ trương và biện pháp tăng cường chống buôn lậu thì một số loại phương tiện giao thông vận tải được dùng vào việc buôn lậu qua biên giới có thể bị tịch thu, trong trường hợp không tịch thu thì phạt tiền.
Về vấn đề này cần lưu ý như sau:
- Mọi phương tiện giao thông vận tải của tư nhân, của tổ chức tư nhân, của tổ chức kinh tế dù thuộc bất cứ thành phần kinh tế nào, mà được chủ sở hữu dùng vào việc mua bán, vận chuyển các chất ma tuý, buôn lậu qua biên giới, đầu cơ, buôn bán hàng cấm, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, đều phải bị tịch thu theo Điều 33 Bộ Luật Hình sự.
- Các phương tiện giao thông vận tải của các cơ quan Nhà nước không có chức năng kinh doanh, tổ chức xã hội mà được chủ phương tiện dùng vào việc thực hiện các tội nói trên thì cũng có thể bị tịch thu, trừ các phương tiện lớn như máy bay, xe lửa, tàu thuỷ, phương tiện chiến đấu của các lực lượng vũ trang. Trong trường hợp không tịch thu phương tiện thì phải phạt tiền theo quy định tại các điều tương ứng của Bộ Luật Hình sự.
Lê Thanh Đạo (Đã ký) |
Trịnh Hồng Dương (Đã ký) |
Phạm Tâm Long (Đã ký) |
Trần Đông (Đã ký) |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây