Thông tư về việc hạn chế đồng bào ở nông thôn ra thành phố

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 495-TTg

Thông tư về việc hạn chế đồng bào ở nông thôn ra thành phố
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:495-TTgNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Phan Kế Toại
Ngày ban hành:23/10/1957Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 495-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 495 TTG
NGÀY 23 THÁNG 10 NĂM 1957 VỀ VIỆC HẠN CHẾ ĐỒNG BÀO
Ở NÔNG THÔN RA THÀNH PHỐ

 

Theo báo cáo của Uỷ ban hành chính Hà Nội và Hải Phòng thì trong năm 1956, hai thành phố đã vận động được một số đông đồng bào có quê quán ở nông thôn về địa phương tham gia sản xuất nông nghiệp. Nhưng từ khi phát hiện sai lầm về cải cách ruộng đất và trong khi thành phố tiến hành sửa chữa một số khuyết điểm trong công tác quản lý hộ khẩu, thì số người ở nông thôn lại trở ra thành phố ngày càng nhiều, dân số thành phố hiện nay lại đông hơn trước.

Trong hoàn cảnh kinh tế nước ta hiện nay, việc nông dân bỏ nông thôn ra thành phố đã gây ra nhiều bât lợi, làm cho thành phố tăng thêm số người không có việc làm, trong khi ở nông thôn lực lượng sản xuất nông nghiệp bị giảm bớt, ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch của Nhà nước.

Để ngăn ngừa tình trạng trên, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các ngành, các cấp chú ý mấy điểm dưới đây:

1. Đối với những người muốn bỏ nông thôn ra thành phố kiếm công ăn việc làm, cần kiên nhẫn giải thích cho họ ở lại sản xuất, đồng thời có biện pháp giúp đỡ họ giải quyết khó khăn trong việc làm ăn.Trường hợp xét thật cần thiết mới cấp giấy cho di chuyển ra thành phố ở như: thợ chuyên nghiệp do cơ quan hoặc tư nhân yêu cầu, người không có cơ sở ở nông thôn mà lai có cơ sở ở thành phố v.v...

Trong những tháng mà nông dân có ít việc hoặc không có việc làm, sẽ tuỳ tình hình từng nơi mà nghiên cứu hướng dẫn cho họ có công việc làm như: làm thêm vụ, chăm bón kỹ hoặc làm thêm nghề phụ v.v...

Đối với những nơi bị thiên tai, các cấp chính quyền phải phối hợp với các đoàn thể nhân dân, lãnh đạo nông dân tích cực sản xuất tự cứu và giải quyết tốt công tác cứu tế, để đồng bào yên tâm ở lại nông thôn làm ăn.

2. Đối với những người ở nông thôn đã ra thành phố mà hiện nay chưa có công ăn việc làm, nếu họ có cơ sở sản xuất ở nông thôn thì giải thích vận động họ trở về địa phương sản xuất cần tránh dùng mệnh lệnh cưỡng bức. Chính quyền và đoàn thể xã phải chú ý giúp đỡ những người này khi họ trở về.

Nơi nào sửa sai xong, quyền sở hữu ruộng đất đã được ổn định, thì chính quyền hoặc đoàn thể xã nên viết thư, hoặc vận động thân nhân viết thư báo cho họ biết và động viên họ trở về cày cấy phần ruộng đất của họ.

3. Các ngành ở trung ương hoặc ở thành phố, mỗi khi cần đến nhân công để xây dựng một công trình gì ở thành phố thì phải có kế hoạch bàn với Bộ Lao động và Sở lao động thành phố để có sự phối hợp và điều chỉnh nhân công cho hợp lý: không nên tự tiện về nông thôn mộ nhân công.

4. Các cơ quan đóng ở thành phố cần làm cho cán bộ, nhân viên nhận rõ những khó khăn của thành phố trong việc giải quyết công ăn việc làm, trong việc cung cấp những thứ cần thiết cho nhân dân, và thấm nhuần ý nghĩa quan trọng của việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, để từ ngay không đưa gia đình ra thành phố nữa. Trường hợp đã đưa ra thành phố rồi mà chưa có công ăn việc làm thì cũng nên khuyên họ về nông thôn sản xuất nếu có điều kiện để sản xuất.

5. Ngoài việc tuyên truyền giáo dục, các ngành , các Uỷ ban hành chính thành phố cần phải nghiên cứu những biện pháp thích hợp về hành chính, về kinh tế để hạn chế nông dân ra thành phố ở như : quản lý chặt chẽ công tác hộ khẩu, giải quyết dần dần hàng vỉa hè v.v...

Mấy điểm trên đây là để áp dụng đối với hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng; còn đối với các thị xã, thị trấn thì Uỷ ban hành chính Khu, Tỉnh sẽ tuỳ tình hình cụ thể từng nơi mà quyết định việc hạn chế hay không hạn chế người vào thị xã, thị trấn trong địa phương Khu, Tỉnh.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi