Thông tư hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 125-CT ngày 28-04-1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc xây dựng quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 2-TS/TT

Thông tư hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 125-CT ngày 28-04-1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc xây dựng quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản
Cơ quan ban hành: Bộ Thủy sảnSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:2-TS/TTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Võ Văn Trác
Ngày ban hành:18/05/1988Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 2-TS/TT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ THỦY SẢN SỐ 2-TS/TT NGÀY 18-5-1988 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 125-CT NGÀY 28-4-1988 CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ VIỆC XÂY DỰNG QUY HOẠCH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

 

Căn cứ Chỉ thị số 125-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 28-4-1988 về xây dựng quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản, Bộ Thuỷ sản hướng dẫn như sau:

1. Yêu cầu xây dựng quy hoạch:

- Nắm chắc diện tích các loại mặt nước mặn, lợ, ngọt và các yếu tố môi trường, nguồn lợi thuỷ sản để sử dụng hết diện tích mặt nước, phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

- Bố trí hợp lý cơ cấu sản xuất như cá tôm, rong câu và đặc sản trên các loại mặt nước.

- Xác định các chỉ tiêu năng suất, sản lượng, đầu tư, lao động, tiêu thụ, hiệu quả kinh tế và biện pháp cụ thể cho năm kế hoạch 1989-1990.

- Xác định phương hướng, mục tiêu, biện pháp lớn cho đến năm 2000.

2. Nội dung quy hoạch:

a) Soát xét lại các diện tích mặt nước:

Điều tra và đo đạc lại (mặt nước đã biến đổi) diện tích mặt nước như mặn, lợ, ngọt có khả năng nuôi trồng thuỷ sản và đã sử dụng bao gồm ao, hồ (hồ tự nhiên, hồ chứa) mương vườn, ruộng và rừng có nuôi tôm, cá, đầm, phá, vịnh, sông ngòi kênh rạch nuôi trồng thuỷ sản hoặc khai thác tự nhiên.

Diện tích các loại mặt nước đưa vào sử dụng năm 1987-1988-1989-1990 và năm 2000.

b) Bố trí cơ cấu sản xuất:

- Căn cứ vào yếu tố môi trường nước, nguồn lợi thuỷ sản, xác định diện tích nuôi cá, tôm, rong câu đặc sản và diện tích nuôi trồng thuỷ sản kết hợp cây con khác hoặc ngược lại.

- Xác định diện tích nuôi cá đại trà, nuôi tăng sản, cao sản.

- Xác định diện tích nuôi cá cho thành phố, thị xã, khu công nghiệp.

- Xác định diện tích nuôi đại trà, tăng sản, cao sản tôm và rong câu xuất khẩu.

c) Tính toán năng suất, sản lượng đến năm 1990 và năm 2000:

- Tính diện tích, năng suất, sản lượng bình quân từng loại mặt nước (ao, hồ, mương vườn, ruộng, đầm, sông ngòi, kênh rạch...).

- Tính diện tích, năng suất, sản lượng nuôi tăng sản, cao sản cá, tôm, rong câu.

d) Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật:

- Xây dựng công trình nuôi cá, tôm, rong câu xuất khẩu.

Diện tích và đầu tư cho các công trình mở rộng nuôi cá, tôm, rong câu.

Diện tích và đầu tư cho các công trình nuôi tăng sản, cao sản cá, tôm, rong câu.

Diện tích và đầu tư các công trình nuôi cá vành đai thành phố, thị xã, khu công nghiệp.

- Trạm trại giống:

Trên cơ sở diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng mà tính toán lượng giống cần thiết, xác định quy mô trạm trại và bố trí cho hợp lý - nhằm thoả mãn giống và giống tốt cho địa phương và cơ sở.

Về cá giống. Soát xét lại hiệu quả từng trại giống nhất là các trại giống phân về huyện bố trí lại hệ thống giống toàn tỉnh. Xác định trại giống cần tu bổ, trại giống mới. Mỗi tỉnh chọn trại giống thuần chủng và thực nghiệm gắn với trung tâm giống thuần chủng Trung ương hình thành hệ thống giống cá quốc gia. Bố trí mạng lưới ươm thành cá giống lớn.

Về tôm giống. Do yêu cầu phát triển nuôi tôm tăng sản, cao sản - lượng tôm giống yêu cầu rất lớn, nhưng quy trình sản xuất tôm giống chưa ổn định. Mỗi tỉnh xây dựng trại tôm giống mẫu với quy mô 1 - 3 - 5 - 10 triệu con/trại. Trên cơ sở làm tốt sẽ mở rộng dần ra ở các huyện, cơ sở. Tính toán số lượng - quy mô - vốn đầu tư trại giống và bố trí cho phù hợp trước mắt và lâu dài.

Về rong câu giống. Vùng trồng rong câu cần chọn một diện tích trồng rong câu giống - tính toán diện tích, đầu tư.

Cơ sở chế biến thức ăn. Dựa vào nhu cầu lượng thức ăn nuôi tăng sản, cao sản tính toán lượng phân bón hữu cơ (phân chuồng, phân xanh) phân vô cơ (N, P, K) và thức ăn công nghiệp. Xây dựng cơ sở thức ăn công nghiệp trên cơ sở nguyên liệu sẵn có của địa phương (chất bột, chất đạm...) và có thể tăng thêm các loại vi lượng, vi ta min..., nâng cao chất lượng thức ăn.

Xây dựng cơ sở bảo quản lạnh, sấy, vận chuyển, tiêu thụ.

Tất cả các công trình xây dựng cần tính toán đầy đủ có hiệu quả, bố trí hợp lý giữa nuôi trồng, giống, thức ăn, dịch vụ, chế biến, bảo quản, tiêu thụ...

Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng công trình - thuyết minh nguồn vốn, vật tư.

đ) Tổ chức sản xuất. Gắn việc giao đất, giao rừng, giao mặt nước nuôi trồng thuỷ sản với tổ chức sản xuất bao gồm quốc doanh, tập thể, gia đình, cá thể, tư nhân và các nông, lâm trường, xí nghiệp, trường học, lực lượng vũ trang nuôi trồng thuỷ sản.

Thống kê lại lực lượng lao động, bao gồm các cán bộ trên đại học, đại học, trung học, công nhân, và lao động nuôi trồng khai thác chuyên và kết hợp hoặc theo mùa vụ. Tính toán, sắp xếp lực lượng lao động cần thiết của quốc doanh, tập thể, cơ sở và các thành phần kinh tế khác.

Trên cơ sở bố trí sắp xếp lao động mà quy hoạch vùng dân cư, văn hoá, xã hội. Các vùng ven biển có vùng nước tập trung, có thể hình thành làng cá chuyên nuôi hoặc gắn với khai thác biển.

3. Biện pháp và trình tự tiến hành.

- Căn cứ vào tình hình kinh tế, xã hội của địa phương, đánh giá thực trạng nuôi trồng thuỷ sản trong thời gian qua (từ năm 1980 trở lại đây) và trên cơ sở số liệu và bản quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản đã có mà soát xét lại, bổ sung, tính toán, cân đối, lập bản quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản cho thời kỳ 1990 và năm 2000.

- Kiểm tra cụ thể những mặt nước có nhiều biến đổi.

- Tập trung quy hoạch vùng nuôi tôm, trồng rong câu xuất khẩu và vành đai cá cho thành phố, thị xã, khu công nghiệp.

- Vẽ bản đồ hiện trạng và sắp đến; các biểu mẫu thuyết minh.

- Quy hoạch phải lấy huyện làm đơn vị thực hiện, từng xã có quy hoạch cụ thể. Trên cơ sở quy hoạch huyện mà tổng hợp, cân đối, lập quy hoạch tỉnh.

Bản quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh phải được các ngành trong tỉnh tham gia và Uỷ ban Nhân dân tỉnh duyệt, Bộ Thuỷ sản tham gia duyệt quy hoạch một số tỉnh trọng điểm.

Căn cứ quy hoạch được duyệt, địa phương, cơ sở tiến hành lập kế hoạch năm 1989, 1990 và tổ chức thực hiện.

- Trên cơ sở bản quy hoạch tỉnh, Bộ Thuỷ sản tổng hợp, cân đối xây dựng quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản cả nước trình Hội đồng Bộ trưởng và lập kế hoạch làm bổ sung những phần còn lại để quy hoạch có sơ sở khoa học, thực tiễn, vững chắc hơn phục vụ cho kế hoạch 1991 - 1995 và các năm sau.

4. Tổ chức và thời gian thực hiện:

- Các Sở Thuỷ sản, nông nghiệp khẩn trương làm kế hoạch triển khai quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh và giúp Uỷ ban tổ chức chỉ đạo thực hiện. Phải huy động lực lượng trong ngành và các ngành tham gia nhất là nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, quản lý ruộng đất; phân vùng quy hoạch, thống kê... Tổ chức phổ biến, hướng dẫn, tập huấn cho cán bộ trực tiếp làm quy hoạch của tỉnh, huyện, xã.

Có tổ chức sưu tầm, tập hợp các tài liệu điều tra quy hoạch các đề án phát triển nuôi trồng thuỷ sản v.v... của các đơn vị, các huyện và tỉnh đã làm trong thời gian qua, để phân tích và kế thừa cho việc lập quy hoạch lần này.

Địa phương, cơ sở có thể ký hợp đồng làm quy hoạch với các viện trung tâm nghiên cứu, trường đại học, trung học thuỷ sản và các cơ sở nghiên cứu có liên quan. kinh phí làm quy hoạch của địa phương nào do địa phương đó tự cân đối.

- Bộ Thuỷ sản thành lập ban chỉ đạo quy hoạch. Ban có nhiệm vụ hướng dẫn nuôi trồng thuỷ sản cả nước đồng thời chỉ đạo trực tiếp một số tỉnh rút kinh nghiệm.

Bộ giao nhiệm vụ các viện, trung tâm nghiên cứu, trường thuỷ sản - tổng hợp các số liệu đã điều tra, nghiên cứu về các yếu tố môi trường, nguồn lợi - phục vụ công tác quy hoạch, báo cáo về Bộ vào cuối tháng 7-1988.

Tuỳ theo khả năng, viện, trường ký hợp đồng làm quy hoạch và hướng dẫn, cấp số liệu khoa học kỹ thuật cho địa phương.

- Thời gian hoàn thành quy hoạch của tỉnh và gửi về Bộ vào cuối tháng 8-1988.

Nhận được Thông tư này, các địa phương, đơn vị có liên quan trong ngành Thuỷ sản, lập kế hoạch tổ chức triển khai khẩn trương.

Quá trình thực hiện thường xuyên báo cáo về Bộ Thuỷ sản để kịp thời hướng dẫn bổ sung.

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi