Sắc lệnh định thể thức về ngoại thương và lập Ngoại thương cục trong Bộ kinh tế

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Sắc lệnh 29B-SL

Sắc lệnh định thể thức về ngoại thương và lập "Ngoại thương cục" trong Bộ kinh tế
Cơ quan ban hành: Chủ tịch nướcSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:29B-SLNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Sắc lệnhNgười ký:Hồ Chí Minh
Ngày ban hành:16/03/1947Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Sắc lệnh 29B-SL

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

SẮC LỆNH

CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
SỐ 29B NGÀY 16 THÁNG 3 NĂM 1947

 

CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ

 

Chiểu Sắc lệnh số 13/SL ngày 3/2/1947 cấm xuất nhập cảng trong toàn thể nước Việt Nam;

Xét sự cần thiết đặt những thể lệ căn bản thi hành Sắc lệnh số 13/SL;

Sau khi Hội đồng Chính phủ và Ban Thường trực Quốc hội thoả hiệp,

RA SẮC LỆNH:

 

Điều 1

Chính phủ trực tiếp điều khiển việc ngoại thương.

Các hàng hoá xuất nhập tại các hải khẩu và các đồn biên giới sẽ chia làm hai hạng;

a) Hạng thứ nhất gồm những hàng hoá cấm chỉ xuất nhập cảng và những hàng hoá do Chính phủ trực tiếp đảm nhận việc xuất nhập,

b) Hạng thứ hai gồm các hàng hoá mà các tư nhân được xuất nhập cảng dưới sự kiểm soát của Chính phủ.

 

Điều 2

Đặt trong Bộ Kinh tế một cơ quan Trung ương điều khiển ngoại thương gọi là "Ngoại thương cục".

Ngoại thương cục có một Hội đồng quản trị gồm bốn đại biểu chính thức và bốn đại biểu dự khuyết của bốn bộ Kinh tế, Tài chính, Quốc phòng, Nội vụ.

1 đại biểu bộ Kinh tế sẽ là Cục trưởng

1 - Tài chính Thủ quỹ

1 - Quốc phòng Uỷ viên thanh tra

1 - Nội vụ - - -

 

Điều 3

Hội đồng quản trị có nhiệm vụ:

1- Định đoạt chính sách và chương trình về ngoại thương.

2- Sử dụng ngân quỹ của Ngoại thương cục.

Cục trưởng phụ trách thi hành những nghị quyết của Hội đồng quản trị.

Điều 4

Tại những hải khẩu và đồn biên giới cần xuất nhập cảng sẽ đặt một chi cục ngoại thương làm chỉ điểm cho Ngoại thương cục, phụ trách việc xuất nhập cảng.

Chi cục ngoại thương có một ban quản trị gồm:

1 đại biểu Bộ Kinh tế: Chi cục trưởng

1 - Tài chính: Thủ quỹ

1 - Quốc phòng: Uỷ viên kiểm soát

1 - Nội vụ: - -

 

Điều 5

Ngoại thương cục có một quỹ hoạt động biệt lập do một Sắc lệnh ấn định. Việc quy định cách sử dụng, kiểm soát và thanh toán ngân quỹ sẽ do một nghị định liên bộ Kinh tế Tài chính chỉ định theo đề nghị của Ngoại thương cục.

 

Điều 6

Nhân viên Ngoại thương cục và các chi cục sẽ do Bộ trưởng Bộ Kinh tế bổ nhiệm theo đề nghị của Cục trưởng.

Chế độ các nhân viên ấy sẽ do một nghị định liên bộ Kinh tế, Tài chính, Nội vụ ấn định sau.

 

Điều 7

Những việc trái phép đối với Sắc lệnh 13/SL, Sắc lệnh này và các nghị định thi hành hai Sắc lệnh trên sẽ bị trừng phạt như sau:

- Từ 1 tháng đến 2 năm tù và từ 500 đến 100.000 đồng bị phạt.

- Hay một trong hai thứ hình phạt đó.

Các hàng hoá xuất nhập trái phép đều bị tịch thu và xung vào công quỹ.

 

Điều 8

Một nghị định liên Bộ Kinh tế, Tài chính quy định sự tổ chức và các thể lệ thi hành Sắc lệnh này, theo đề nghị của Hội đồng quản trị.

 

Điều 9

Tất cả các điều khoản, luật lệ trái với Sắc lệnh này đều bãi bỏ.

 

Điều 10

Các ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Tài chính, Quốc phòng, Tư pháp, Kinh tế chiểu Sắc lệnh thi hành.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

Quyết định 709/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận 69-KL/TW ngày 11/01/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

Quyết định 709/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận 69-KL/TW ngày 11/01/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

Khoa học-Công nghệ, Chính sách

×
×
×
Vui lòng đợi