Sắc lệnh thủ tiêu tiền đồng ở Trung bộ
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
SẮC LỆNH
CỦA CHỦ
TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
SỐ 167-SLNGÀY 14 THÁNG 4 NĂM 1948
CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Chiểu Sắc lệnh số 51/SL ngày 1-8-1947 ấn định giá tiền đồng lưu hành ở Trung bộ;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
Sau khi Ban thường trực Quốc hội và Hội đồng Chính phủ đã thoả hiệp,
RA SẮC LỆNH:
Điều 1
Nay thủ tiêu tiền đồng ở Trung Bộ.
Điều 2
Trong một thời hạn là hai tháng, kể từ ngày Sắc lệnh này được niêm yết, ai có tiền đồng có thể đem đổi, lấy tiền Việt Nam ở các ty Ngân khố và các Uỷ ban kháng chiến hành chính địa phương, theo giá ấn định trong Sắc lệnh số 51-SL ngày 1 tháng 6 năm 1947 (1 đồng bạc ăn 20 đồng tiền đồng)
Cách thức đổi sẽ do Bộ Tài chính ấn định.
Điều 3
Sau thời hạn nói trên, người nào can tội tích trữ lưu hành tiền đồng, sẽ bị phạt:
1/ Từ 3 đến 9 lần số tiền bắt được theo giá chính thức.
2/ Từ sáu ngày đến sáu tháng tù.
Nếu tái phạm sẽ bị tù từ 2 tháng đến 2 năm,
Điều 4
Cũng sau thời hạn nói ở Điều 2, người nào đầu cơ tiền đồng bằng cách buôn bán đổi chác v.v... sẽ bị phạt:
1/ Tiền từ 500đ đến 10.000đ.
2/ Tù từ 6 tháng đến 2 năm hay là một trong hai hình phạt này.
Điều 5
Ngoài ra trong những trường hợp nói ở Điều 3 và 4 kể trên số tiền bắt được sẽ bị tịch thu.
Điều 6
Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp phụ trách thi hành Sắc lệnh này .