Quyết định về công tác quản lý giá

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 227-CP

Quyết định về công tác quản lý giá
Cơ quan ban hành: Hội đồng Chính phủSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:227-CPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Tố Hữu
Ngày ban hành:02/06/1981Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 227-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 227-CP NGÀY 2 THÁNG 6 NĂM 1981 VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁ

 

Trong thời gian gần đây, thi hành các chủ trương, chính sách của trung ương Đảng và Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành một số việc điều chỉnh giá cần thiết và vận dụng giá chỉ đạo linh hoạt theo vùng, theo thời vụ, theo điều kiện sản xuất khác nhau... việc thi hành cscs biện pháp về giá đã góp phần nhất định thúc đẩy sản xuất, hỗ trợ thu mua và phân phối hàng hoá, chống đầu cơ tích trữ. Tuy nhiên trong khi thi hành các biện pháp về giá, một số địa phương và một số cơ quan đã có những việc làm sai trái như quyết định giá không đúng thẩm quyền, tuỳ tiện thay đổi giá chỉ đạo của Nhà nước, tuỳ tiện tăng giá mua, giá bán buôn, giá bán lẻ,v.v...Những việc làm sai trái đã gây nhiều tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế và đời sống xã hôị:hệ thống giá thống nhất của Nhà nước bị phá vỡ; chế độ hạch toán kinh tế của các cơ sở sản xuất, kinh doanh vị rối loạn; những phần tử xấu lợi dụng sơ hở về giá để ăn cắp, bọn đầu cơ lợi dụng đẩy giá lên theo; đời sống công nhân, viên chức thêm khó khăn; nhân dân huểu sai chính sách giá của Đảng và Nhà nước.

Để khắc phục các hiện tượng không tốt trên đây, Hội đồng Chính phủ quyết định:

1. Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ hệ thống giá. Đối với nhứng mặt hàng thiết yếu, Hội đồng Chính phủ quyết định giá (giá thu mua, giá bán buôn, giá bán lẻ, giá dịch vụ); tuỳ tính chất mặt hàng mà Hội đồng Chính phủ quyết định giá cụ thể hoặc quyết định giá chuẩn, khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu và tỷ giá trao đổi, để trong phạm vi đó Uỷ ban Vật giá Nhà nước, các Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố được phân cấp cụ thể hóa.

Đối với những mặt hàng khác không thiết yếu, Hội đồng Chính phủ chỉ đạo nguyên tắc chính sách định giá; Uỷ ban Vật giá Nhà nước và các Bộ, Tổng cục, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố định giá theo đúng chế độ, phân công, phân cấp quản lý giá của Nhà nước; mọi việc định giá phải thể hiện đúng các chính sách của Đảng và Nhà nước, phải dựa trên nguyên tắc xác định giá và giá chỉ đạo của Nhà nước.

Nghiêm cấm những viêc tự tiện thay đổi giá chi đạo của Nhà nước hoặc tự ý quy định giá không đúng thẩm quyền .

Các ngành, các địa phương phải chỉnh đốn ngay những việc đã tuỳ tiện quy định giá sai chế độ trong thời gian vừa qua.

Các Bộ, Tổng cục và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ được quyết định giá trong phạm vi được Chính phủ phân cấp quản lý; không được giao cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cho các sở, ty,các tổ chức kinh doanh (công ty, xí nghiệp, cửa hàng...) tự quy định giá như một số ngành hoặc địa phương đã làm.Trong trường hợp đặc biệt như giá mua,bán thoả thuận về thực phẩm tươi sống, gía rau lên xuống hàng ngày thì các tổ chức kinh doanh được quyền quyết định trong phạm vi khung giá hoặc tỷ giá do cấp có thẩm quyền đã quy định.

2. Việc điều chỉnh giá phải được thực hiện có kế hoạch và phải tiến hành đồng bộ với các biện pháp khác như tiền lương và phụ cấp, phân phối hàng hoá, quản lý thị trường, v.v...để bảo đảm ổn định thị trường, giá cả, đời sống nhân dân, viên chức Nhà nước và các lực lượng vũ trang, đồng thời để ngăn chặn mọi hành vi đầu cơ lợi dụng làm rối loạn thị trường và giá cả. Khi công bố giá mới xó liên quan nhiều đến đời sống nhân dân, cần giải thích để mọi người hiểu rõ chính sách của Đảng và Nhà nước, không gây ra những tác động tâm lý - xã hội không tốt.

3. Bộ Nội thương phải tăng cường quản lý giá cả trong các hệ thống thương nghiệp quốc doanh, hợp tác xã mua bán và gía thị trường tự do. Thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán phải ra sức mở rộng kinh doanh để đấu tranh kéo giá thị trường xuống, chống bọn đầu cơ đẩy lên quá cao. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu phải áp dụng các biện pháp hành chính cần thiết như bắt buộc công thương nghiệp tư nhân phải đăng ký kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu, đăng ký phẩm chất hàng hoá, đăng ký giá bán hàng với các cơ quan quản lý sản xuất, quản lý thị trường, quản lý giá và cơ quan thu thuế; bắt buộc thương nghiệp tư nhân phải niêm yết giá hàng. Các địa phương phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm khắc những hành động vi phạm, và buộc các tư thương phải trở lại giá hợp lý, không được lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hoá để nâng giá bừa bãi, bóc lột người tiêu dùng.

4. Uỷ ban Vật giá Nhà nước phải tích cực làm nhiệm vụ giúp Hội đồng Chính phủ thống nhất quản lý giá; phải tăng cường thanh tra, kiểm tra các ngành, các cấp để bảo đảm viêc chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ, thể lệ về giá, các tiêu chuẩn để quy định giá chỉ đạo cụ thể ; phải thường xuyên nắm tình hình và kịp thời báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ về tình hình giá cả, về những vụ vi phạm pháp luật và có đề nghị xử lý thích đáng.

5. Các ngành, các cấp, các cơ sở sản xuất và kinh doanh cần nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và tính chất phức tạp của công tác quản lý giá, đề cao ý thức chấp hành nghiêm chỉnh chính sách giá và các chế độ quản lý giá của Đảng và Nhà nước; đồng thời đấu tranh chống mọi hành động vi phạm các chính sách, chế độ ấy, tích cực góp phần nhanh chóng khôi phục lại tính thống nhất trong hệ thống giá của Nhà nước và trật tự trên lĩnh vực giá cả.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi