Quyết định quy định chế độ báo bão

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 206-TTg

Quyết định quy định chế độ báo bão
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:206-TTgNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Tố Hữu
Ngày ban hành:28/06/1980Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 206-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 206-TTG NGÀY 28 THÁNG 6
NĂM 1980 QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ BÁO BàO

 

Bão là hiện tượng khí tượng cực kỳ nguy hiểm, có thể gây ra những thiệt hại to lớn về người và của cải.

Có dự báo kịp thời, chính xác, có báo tin nhanh chóng, đúng đắn thì việc chuẩn bị phòng chống bão mới được kịp thời và hạn chế được thiệt hại. Tổng cục Khí tượng thuỷ văn phải tổ chức tốt công tác theo dõi, dự báo bão, đồng thời phải phối hợp chặt chẽ với các ngành, các địa phương huy động mọi phương tiện có thể huy động được để báo tin bão kịp thời.

Quyết định này thay cho thông tư số 64-TTg ngày 11 tháng 6 năm 1962 quy định chế độ báo bão và nhiệm vụ của các ngành, các địa phương có liên quan. Cùng với quyết định này là sáu bảng quy định và chỉ dẫn chi tiết (từ số I đến số VI).

 

A. CHẾ ĐỘ DỰ BÁO ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI VÀ BàO

 

Tổng cục Khí tượng thuỷ văn có nhiệm vụ theo dõi thời tiết thường xuyên, phát hiện các áp thấp nhiệt đới, các cơn bão có khả năng ảnh hưởng đến thời tiết nước ta và ra các bản tin chính thức về áp thấp nhiệt đới và bão.

 

I. PHÂN BIỆT ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI VÀ BàO

 

Vùng áp suất thấp của không khí phát sinh trên các biển nhiệt đới khi có sức gió mạnh nhất đạt từ cấp 6 đến cấp 7 (tức là từ 39 đến 61 km một giờ) gọi là áp thấp nhiệt đới, khi sức gió mạnh từ cấp 8 trở lên (tức là từ 62 km một giờ trở lên) gọi là bão; sức gió mạnh từ cấp 12 trở lên (từ 118 km một giờ trở lên) thì được gọi là bão mạnh.

Áp thấp nhiệt đới và bão đều gây nguy hại; mức độ nguy hại tuỳ thuộc vào sức mạnh của gió, tình trạng sóng biển, nước dâng và tình hình mưa (mức nguy hại của gió mạnh xem bảng VI phụ lục).

 

II. PHÂN BIỆT TIN ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI VÀ CÁC LOẠI TIN BàO

 

Khi áp thấp nhiệt đới hoặc bão hình thành ở biển Đông hay từ tây Thái Bình Dương đi vào biển Đông, Tổng cục Khí tượng thuỷ văn sẽ phát những bản tin dự báo đặc biệt để các cơ quan Nhà nước và nhân dân biết chuẩn bị phòng chống. Các bản tin này được gọi là tin bão.

1. Tin bão:

Căn cứ vào vị trí, tình hình phát triển cụ thể của bão, các bản tin bão được phân thành 5 loại.

a. Tin bão theo dõi: khi bão còn ở phía đông kinh tuyến 120o đông, nhưng phát hiện bão có khả năng di chuyển vào biển Đông thì phát tin bão theo dõi (mỗi ngày 2 bản tin, sáng và chiều). Tin này chỉ cung cấp cho Văn phòng Phủ thủ tướng, Văn phòng trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Ban chỉ huy chống lụt bão trung ương, không phổ biến rộng rãi.

b. Tin bão xa: khi vị trí trung tâm bão ở phía tây kinh tuyến 120o đông, còn cách bờ biển đất liền nước ta trên 1000 km và có khả năng di chuyển về phía nước ta; hoặc khi vị trí trung tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta từ 500 đến 1000 km nhưng chưa có khả năng di chuyển về phía đất liền nước ta thì phát Tin bão xa.

c. Tin bão gần: khi vị trí trung tâm bão ở phía tây kinh tuyến 117o đông, cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta từ 500 đến 1000 km và có khả năng di chuyển về phía đất liền nước ta; hoặc khi vị trí trung tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta từ 300 đến 500 km nhưng chưa có khả năng di chuyển về phía đất liền nước ta trong một vài ngày tới thì phát Tin bão gần.

d. Tin bão khẩn cấp: khi vị trí trung tâm bão ở phía tây kinh tuyến 115o, cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta từ 300 km trở lên và có khả năng di chuyển về phía đất liền nước ta trong một vài ngày tới; hoặc khi vị trí trung tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta dưới 300 km thì phát Tin bão khẩn cấp.

đ. Tin cuối cùng về cơn bão: khi bão đã tan hoặc bão không còn khả năng ảnh hưởng đến nước ta nữa, thì phát Tin cuối cùng về cơn bão.

2. Tin áp thấp nhiệt đới:

Đối với các bản tin áp thấp nhiệt đới không chia thành các loại khác nhau như đối với các bản tin bão mà chỉ có một loại duy nhất là Tin áp thấp nhiệt đới.

 

III. NỘI DUNG BẢN TIN BàO

 

Trong mỗi bản tin bão phải ghi rõ:

1. Loại tin bão (như mục II), số hiệu cơn bão (theo thứ tự số bão do Tổng cục Khí tượng thuỷ văn phát trên Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam trong mùa bão hàng năm);

2. Giờ, ngày, tháng;

3. Đặc điểm cơn bão gồm:

- Vị trí trung tâm của cơn bão ghi bằng toạ độ, kinh vĩ độ (với số lẻ 1/10 độ). Khi bão còn xa, chưa có điều kiện để xác định vị trí trung tâm bão một cách chính xác thì cho trong ô vuông, mỗi cạnh bằng một hoặc hai độ kinh vĩ. Trong bản tin bão khẩn cấp, ngoài vị trí trung tâm bão cho theo toạ độ kinh, vĩ, cần ghi thêm khoảng cách (tính bằng kilômet) từ vị trí trung tâm bão đến điểm gần nhất ở bờ biển đất liền có thể bị bão đe doạ trực tiếp;

- Sức gió mạnh nhất ở gần trung tâm bão ghi theo cấp gió (có giải thích thêm bằng km/giờ). Phạm vi bán kinh của vùng gió mạnh trên cấp 6; tình trạng sóng biển do bão gây ra.

4. Dự báo về bão gồm các yếu tố sau:

- Hướng và tốc độ di chuyển của bão,

- Cường độ của bão

Trong các bản tin bão khẩn cấp, tuỳ theo mức độ diễn biến phức tạp của từng cơn bão và khả năng dự báo cụ thể mà ghi thời gian và khu vực báo động bão đổ bộ, hoặc ảnh hưởng trực tiếp, tình hình mưa, gió mạnh có thể xảy ra và nêu lên sự hướng dẫn sử dụng tín hiệu và pháo hiệu cho các trạm và tàu thuyền.

 

B. CÁCH THỨC BÁO TIN VÀ NHIỆM VỤ CỦA
CÁC CƠ QUAN CÓ LIÊN QUAN

 

I. TỔNG CỤC KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

 

Trong suốt thời gian có áp thấp nhiệt đới hoặc bão trên biển Đông, Tổng cục Khí tượng thuỷ văn có nhiệm vụ ra các bản tin áp thấp nhiệt đới hoặc bão để phục vụ cho:

- Các cơ quan, quân đội và nhân dân (bản tin có tính chất phổ biến);

- Các tàu biển ở ngoài khơi (bản tin có tính chất chuyên môn theo quy ước quốc tế).

1. Đối với tin áp thấp nhiệt đới và tin bão xa.

a. Báo tin bằng điện thoại cho các cơ quan quy định trong bảng II và cung cấp bản tin cho 20 cơ quan ghi trong bảng III (2 bản tin mỗi ngày vào buổi sáng và buổi chiều).

b. Tuỳ mức độ cần thiết, báo tin bằng điện thoại hoặc điện tín cho một số hoặc tất cả các đài khí tượng thuỷ văn tỉnh, thành phố quy định trong bảng IV phần A để báo tin cho Uỷ ban nhân dân và các cơ quan ở địa phương.

c. Cung cấp các bản tin dự báo bão hoặc áp thấp nhiệt đới cho Uỷ ban phát thanh và vô tuyến truyền hình (4 bản tin mỗi ngày vào các buổi sáng, trưa, chiều và tối) để phát tin trên Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam và vô tuyến truyền hình.

d. Cung cấp bản tin dự báo bão hoặc áp thấp nhiệt đới cho Tổng cục Bưu điện (mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều) để Tổng cục Bưu điện tổ chức cho các đài vô tuyến duyên hải phát báo phục vụ các tàu, thuyền hoạt động trên biển.

2. Đối với tin bão gần.

Thực hiện các điểm quy định a, b, c, d đã ghi trong điểm I (như đối với tin áp thấp nhiệt đới và tin bão xa).

3. Đối với tin bão khẩn cấp.

a. Báo tin bằng điện thoại cho các cơ quan quy định trong bảng II và cung cấp bản tin cho 20 cơ quan ghi trong bảng III (4 bản tin mỗi ngày sáng, trưa, chiều, tối). Đồng thời trực tiếp báo cáo tình hình diễn biến của cơn bão cho Ban chỉ huy chống lụt, chống bão trung ương để giúp Chính phủ trong việc chỉ đạo phòng chống bão lụt.

b. Tuỳ theo sự diễn biến của bão và khu vực bị bão đe doạ trực tiếp, báo tin bằng điện thoại hoặc điện tín cho một số hoặc tất cả các đài khí tượng thuỷ văn tỉnh, thành phố quy định trong bảng IV phần A và B để các đài kịp thời báo tin cho Uỷ ban nhân dân, Ban chỉ huy chống lụt chống bão tỉnh, thành phố và các cơ quan ở địa phương.

c. Cung cấp các bản tin dự báo bão cho Uỷ ban phát thanh và vô tuyến truyền hình Việt Nam như đã ghi ở điểm 1 (c). Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết có thể cung cấp thêm các bản tin bổ sung nhằm phát báo kịp thời tình hình diễn biến thực tế của bão giúp cho nhân dân phòng chống bão kịp thời và ..........

d. Cung cấp bản tin dự báo bão cho Tổng cục Bưu điện (mỗi ngày từ 2 đến 4 lần) để Tổng cục Bưu điện tổ chức cấp cho các đài vô tuyến duyên hải phát báo phục vụ các tàu, thuyền hoạt động trên biển.

đ. Các đài khí tượng thuỷ văn tỉnh, thành phố sau khi nhận được tin bão khẩn cấp phải nghiên cứu kỹ lưỡng nội dung bản tin, tổ chức theo dõi chặt chẽ và liên tục các bản tin bão và báo cáo với Uỷ ban nhân dân, Ban chỉ huy chống lụt chống bão tỉnh, thành phố để kịp thời chỉ đạo việc phòng chống, gửi tin bão cho đài phát thanh để phát và cung cấp tin bão cho các cơ quan ở địa phương khi yêu cầu.

 

II. UỶ BAN PHÁT THANH VÀ VÔ TUYẾN TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

 

Uỷ ban phát thanh và vô tuyến truyền hình Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam và Đài truyền hình trung ương thực hiện nhiệm vụ phát các bản tin áp thấp nhiệt đới hoặc tin bão.

1. Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam khi nhận được tin áp thấp nhiệt đới, tin bão xa hoặc tin bão gần mỗi ngày phát thanh 4 lần vào đầu các buổi phát thanh 4 giờ 35, 11 giờ 00, 18 giờ 00, 22 giờ 30. Khi nhận được tin bão khẩn cấp mỗi ngày phát thanh từ 4 đến 8 lần (thêm 4 lần phát xen kẽ vào giữa các buổi phát thanh đã quy định ở trên). Trong trường hợp cần thiết còn phải tăng thêm số lần phát theo yêu cầu của Ban chỉ huy chống lụt chống bão trung ương. Khi chưa có bản tin mới có thể phát lại bản tin cũ nhưng cần phải có ý kiến của Tổng cục Khí tượng thuỷ văn trước khi phát.

Các bản tin phải đọc ít nhất 2 lần trong mỗi buổi phát thanh.

2. Đài vô tuyến truyền hình trung ương khi nhận được tin áp thấp nhiệt đới hoặc tin bão do Tổng cục Khí tượng thuỷ văn cung cấp thì phải phát vào buổi truyền hình gần nhất trong ngày.

3. Các đài phát thanh địa phương có trách nhiệm trong trường hợp địa phương bị bão hoặc áp thấp nhiệt đới đe doạ, phát tin bão hoặc tin áp thấp nhiệt đới do đài khí tượng thuỷ văn tỉnh, thành phố cung cấp. Số lần phát trong ngày tuỳ theo sự diễn biến của bão, có thể từ 2 đến 4 lần hoặc nhiều hơn do Uỷ ban nhân dân, Ban chỉ huy chống lụt chống bão địa phương quy định.

 

III. CÁC CƠ QUAN BƯU ĐIỆN

 

1. Tổng cục Bưu điện có trách nhiệm:

- Chỉ đạo chặt chẽ hệ thống thông tin liên lạc các cấp dành ưu tiên tuyệt đối để truyền đạt các bản tin bão hoặc tin áp thấp nhiệt đới của Tổng cục Khí tượng thuỷ văn cho các cơ quan quy định ở bảng IV, tổ chức cho các đài vô tuyến duyên hải phát tin bão hoặc tin áp thấp nhiệt đới cho các tàu thuyền hoạt động trên biển biết để kịp thời phòng, tránh;

- Chỉ đạo và đôn đốc các cơ quan bưu điện tỉnh, thành phố chuyển các số liệu quan trắc khí tượng phục vụ báo bão ở các địa phương về Tổng cục Khí tượng thuỷ văn kịp thời và chính xác.

2. Các cơ quan bưu điện tỉnh, thành phố và các trạm bưu điện cơ sở có trách nhiệm:

- Ưu tiên chuyển các bản tin bão hoặc tin áp thấp nhiệt đới cho các cơ quan của tỉnh, thành phố, thị xã, huyện, quận, thị trấn; ưu tiên chuyển các số liệu quan trắc khí tượng phục vụ báo bão từ địa phương về Tổng cục Khí tượng thuỷ văn kịp thời, chính xác.

- Khi có tin bão khẩn cấp hoặc tin áp thấp nhiệt đới vào gần bờ biển nước ta, cơ quan bưu điện trong khu vực bị ảnh hưởng phải bố trí lực lượng phương tiện truyền tin kể cả hữu tuyến, vô tuyến và bưu chính để ngay cả trong trường hợp có bão mạnh uy hiếp vẫn đảm bảo tuyệt đối cho việc truyền tin bão từ trung ương xuống các cơ sở, cũng như việc chuyển các số liệu quan trắc khí tượng phục vụ báo bão từ các đài, trạm khí tượng thuỷ văn địa phương về Tổng cục Khí tượng thuỷ văn một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác.

- Chủ động phối hợp với các ngành có hệ thống thông tin chuyên dùng để truyền các bản tin báo bão, các số liệu quan trắc khí tượng và các chỉ thị về công tác phòng, chống bão lụt khẩn cấp khi cần thiết.

 

IV. CÁC CƠ QUAN QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

 

1. Bộ tư lệnh thông tin liên lạc thuộc Bộ Quốc phòng, Cục cảnh sát bảo vệ Bộ Nội vụ: Khi có tin áp thấp nhiệt đới vào gần bờ biển đất liền nước ta, hoặc tin bão khẩn cấp phải báo tin ngay cho các đơn vị quân đội, công an trong khu vực bị áp thấp nhiệt đới hoặc bão đe doạ để phối hợp cùng địa phương triển khai lực lượng phòng chống bão lụt được kịp thời.

2. Bộ tư lệnh hải quân và Bộ Tư lệnh biên phòng: Khi có tin áp thấp nhiệt đới vào gần bờ biển đất liền nước ta hoặc tin bão khẩn cấp phải thông báo ngay cho các đơn vị hải quân, bộ đội biên phòng, tổ chức bắn pháo hiệu ở những địa điểm quy định để báo cho các tàu, thuyền hoạt động ở những khu vực có thể bị áp thấp nhiệt đới hoặc bão đe doạ biết để phòng tránh và giúp đỡ nhân dân lánh nạn khi cần thiết.

 

V. CÁC CƠ QUAN HẢI SẢN

 

1. Bộ Hải sản có trách nhiệm:

- Hướng dẫn các Sở, Ty hải sản phối hợp với các ngành quân đội, công an, v.v... ở địa phương để tìm các địa điểm đặt trạm tín hiệu, pháo hiệu báo bão và gió mạnh ở những vùng tập trung ngư dân;

- Thông báo các tin áp thấp nhiệt đới, tin bão cho Sở, Ty hải sản và các tàu thuyền đánh cá hoạt động ngoài khơi để đề phòng.

2. Các Sở, Ty và trạm hải sản khi nhận được tin áp thấp nhiệt đới gần vùng biển nước ta hoặc tin bão khẩn cấp phải nhanh chóng truyền tin đó cho các đoàn tàu, thuyền đánh cá, các xí nghiệp, các cơ sở nghiên cứu và sản xuất, kho tàng hải sản ở dọc miền duyên hải để phòng chống, hạn chế thiệt hại về người và tài sản; đồng thời có nhiệm vụ phối hợp với địa phương tổ chức các trạm tín hiệu, pháo hiệu báo bão và gió mạnh ở địa phương nếu xét thấy cần thiết, đôn đốc, theo dõi việc báo bão bằng tín hiệu và pháo hiệu đặt tại địa phương mình và chỉ đạo việc cấp cứu ngư dân bị nạn (nếu có).

 

VI. TỔNG CỤC ĐƯỜNG BIỂN
(THUỘC BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI)

 

- Khi nhận được tin bão hoặc tin áp thấp nhiệt đới có trách nhiệm thông báo kịp thời cho các tàu thuyền trong phạm vi quản lý của mình và tổ chức việc cấp ..............

 

VII. UỶ BAN NHÂN DÂN VÀ BAN CHỈ HUY CHỐNG LỤT
CHỐNG BàO CÁC CẤP

 

1. những nơi có thành lập ban chỉ huy chống lụt chống bão thì ban đó giúp Uỷ ban nhân dân thông báo tin áp thấp nhiệt đới và tin bão cho các cơ quan Nhà nước và nhân dân (bản tin áp thấp nhiệt đới, tin bão do Đài khí tượng thuỷ văn địa phương cung cấp) và giúp Uỷ ban nhân dân theo dõi, chỉ đạo phòng chống lụt bão ở địa phương. những nơi không thành lập ban chỉ huy chống lụt chống bão thì nhiệm vụ nói trên do Uỷ ban nhân dân đảm nhiệm.

Việc truyền tin áp thấp nhiệt đới hoặc tin bão từ tỉnh, thành phố xuống xã và cơ sở sản xuất do Uỷ ban nhân dân hoặc ban chỉ huy chống lụt chống bão tỉnh, thành phố, huyện, quận, thị trấn quyết định và giao nhiệm vụ cho các cơ quan hữu quan thực hiện. Việc truyền tin phải chính xác, kịp thời và phải chỉ đạo hết sức cụ thể, tránh truyền những tin bão không cần thiết cho những khu vực không bị bão đe doạ, hoặc truyền những tin không phù hợp với tình hình diễn biến của áp thấp nhiệt đới hoặc bão làm trở ngại đến sản xuất.

Uỷ ban nhân dân, ban chỉ huy chống lụt bão có nhiệm vụ quản lý và trực tiếp chỉ đạo các đài, trạm thông tin, đài phát thanh địa phương v. v... phục vụ cho việc báo tin bão và áp thấp nhiệt đới được nhanh chóng, kịp thời.

2. Khi nhận được Tin áp thấp nhiệt đới còn ở xa bờ biển, Tin bão xa, Tin bão gần chưa có khu vực báo động cụ thể, Uỷ ban nhân dân và Ban chỉ huy chống lụt chống bão tỉnh, thành phố chỉ báo tin cho các cơ quan ở địa phương biết để theo dõi và đặt kế hoạch phòng, chống chưa cần báo cho nhân dân, đồng thời tổ chức bộ phận thường trực ngày đêm theo dõi ghi chép tin bão trên Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam để sẵn sàng triển khai công tác phòng, chống khi có tin khẩn cấp. Ngoài việc thường trực theo dõi tin tức, cần kiểm tra chu đáo đường dây liên lạc từ tỉnh, thành phố xuống đến cơ sở, đảm bảo ngay cả trong trường hợp mưa to, gió mạnh vẫn có thể liên lạc được và giúp cho sự chỉ đạo phòng, chống bão lụt được thông suốt.

3. Khi nhận được Tin áp thấp nhiệt đới đã vào vùng biển nước ta hoặc tin bão khẩn cấp, Uỷ ban nhân dân, Ban chỉ huy chống lụt, chống bão các cấp trong khu vực bị ảnh hưởng có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh các lệnh và chỉ thị của Ban chỉ huy chống lụt, chống bão cấp trên. Căn cứ vào mức nguy hại của từng cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới nêu trong bản tin hoặc trong chỉ thị của ban chỉ huy chống lụt chống bão cấp trên để huy động phương tiện truyền tin báo bão một cách nhanh chóng cho các cơ quan, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất ở địa phương để tiến hành công tác phòng, chống có hiệu quả cao nhất.

Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn, phường và các cơ sở sản xuất khi nhận được tin áp thấp nhiệt đới hoặc tin bão khẩn cấp sắp đe doạ đối với khu vực mình phải dùng mọi phương tiện truyền tin để báo tin nhanh chóng cho nhân dân, cán bộ, công nhân viên biết, khẩn trương tổ chức phòng, chống.

Việc truyền các tin bão, áp thấp nhiệt đới phải bảo đảm đúng tinh thần đã nêu trong bản tin, tuỳ theo mức độ nguy hại, thời gian ảnh hưởng cùng từng cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới mà huy động lực lượng, phương tiện phòng chống, tránh huy động ồ ạt gây lãng phí. Sau khi bão đổ bộ cần nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, phục hồi sản xuất và công tác.

 

VIII. ĐIỀU KHOẢN CHUNG

 

Trong thời gian có tin áp thấp nhiệt đới hoặc tin bão, các cơ quan, các ngành phải cử người thường trực theo dõi, nhất là vào những giờ nghỉ, ngày nghỉ, ngày lễ. Khi nhận được tin báo bão khẩn cấp hay tin áp thấp nhiệt đới đã hoặc sắp vào gần bờ biển đất liền nước ta, người thường trực phải báo ngay cho thủ trưởng cơ quan hoặc người được uỷ nhiệm biết.

Bản quyết định về chế độ báo bão này chủ yếu áp dụng đối với các địa phận đất liền thuộc lãnh thổ nước ta. Riêng đối với các hải đảo và lãnh hải của nước ta, khi bị bão hoặc áp thấp nhiệt đới đe doạ, Tổng cục Khí tượng thuỷ văn có trách nhiệm báo cáo cho các cơ quan đã ghi trong bảng II và Bộ Quốc phòng biết để chỉ đạo, đồng thời báo tin cho đài, trạm khí tượng trên các hải đảo đó (nếu có) để thông báo cho các cơ quan và nhân dân trên đảo biết để chuẩn bị phòng chống.

Các ngành và các địa phương có liên quan đã được quy định nhiệm vụ trong quyết định này có trách nhiệm phổ biến cho toàn thể cán bộ, nhân viên trong ngành, địa phương hiểu rõ nội dung, tính chất và tầm quan trọng của các điều khoản đã ghi trong quyết định để thực hiện nghiêm chỉnh. Cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân nào vi phạm quyết định này đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

BẢNG 1
QUY ĐỊNH GIỜ PHÁT

TIN ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI VÀ TIN BàO

 

A. Giờ phát tin bằng vô tuyến điện tín (MORSE) trên đài VBT của Tổng cục Khí tượng thuỷ văn

 

Giờ phát

Loại tiếng

Tần số máy

Nội dung

5g 40

Anh

6820 KHZ

Tin bão hoặc áp thấp

10g40

Anh

6820 KHZ

nhiệt đới và dự báo

17g40

Anh

6820 KHZ

thời tiết trên biển

22g40

Anh

3024 KHZ

cho tàu bè.

(Khi cần thiết tăng số lần phát sẽ có thông báo sau).

B. Giờ phát thanh của Tổng cục Khí tượng thuỷ văn

Giờ phát

Loại tiếng

Tần số máy

Nội dung

9g 45

Việt

6920 KHZ

Tin bão hoặc

 

 

áp thấp nhiệt đới và phân tích,

15g30

Việt

5450 KHZ

dự báo thời tiết.

 

C. Giờ phát thanh của Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam

Giờ phát

Loại tiếng

Dàn sóng

Nội dung

4g 35

Việt

31m48 và 297m
(hệ thống 1)

Tin bão hoặc
áp thấp nhiệt đới

6g

Việt

"

"

9g

Việt

"

"

11g

Việt

"

"

15g

Việt

"

"

18g

Việt

"

"

21g30

Việt

"

"

22g30

Việt

"

"

 

Ghi chú:

- Giờ phát tin bão của Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam có thể thay đổi theo mùa.

- Các bến cảng, đài vô tuyến, đài vô tuyến duyên hải, các tàu thuỷ, Cục thông tin liên lạc (Bộ Quốc phòng) và những cơ sở khác có phương tiện thu tín hiệu (MORSE) cần theo dõi cả 3 phần A, B, C.

- Các đài, trạm khí tượng thuỷ văn và hải văn, các hợp tác xã ngư nghiệp, các tàu thuyền hoạt động trên biển, v.v... cần theo dõi phần B và C.

- Các cơ quan, nhân dân có phương tiện thu tin cần theo dõi phần C.

- Tần số sóng của đài phát VKT có thể thay đổi theo mùa, khi thay đổi sẽ có thông báo trên đài phát VKT.

 

BẢNG II
DANH SÁCH CÁC CƠ QUAN ĐƯỢC TỔNG CỤC KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN TRỰC TIẾP BÁO CÁO TIN BàO BẰNG ĐIỆN THOẠI

 

Số TT

Tên cơ quan

1

Ban chỉ huy chống lụt chống bão trung ương

2

Văn phòng Phủ thủ tướng

 

BẢNG III
DANH SÁCH CÁC CƠ QUAN ĐƯỢC TỔNG CỤC KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN CUNG CẤP BẢN TIN BàO

 

Số TT

Tên cơ quan

Ghi chú

1

Ban chỉ huy chống lụt, chống bão trung ương

Được Tổng cục

2

Văn phòng Phủ thủ tướng

khí tượng

3

Văn phòng trung ương Đảng cộng sản Việt Nam

thuỷ văn đưa

4

Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam và vô tuyến truyền hình trung ương

tin đến

5

Tổng cục Bưu điện

 

6

Bộ Hải sản

Cử liên lạc

7

Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh thông tin liên lạc, Cục tác chiến)

đến Tổng cục

8

Bộ Nội vụ

khí tượng thuỷ

9

Bộ Giao thông vận tải

văn để nhận

10

Bộ Thuỷ lợi

bản tin

11

Bộ Nông nghiệp

 

12

Bộ Điện và than

 

13

Bộ Vật tư

 

14

Bộ Lương thực và thực phẩm

 

15

Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội

 

16

Bộ Xây dựng

 

17

Bộ Lâm nghiệp

 

18

Bộ Nội thương

 

19

Bộ ngoại thương

 

20

Tổng cục Dầu khí

 

 

Bảng iv

QUY ĐỊNH ĐỊA CHỈ CƠ QUAN ĐỂ TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN CHUYỂN TIN BàO HAY TIN ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI
(ĐIỆN ƯU TIÊN KHÔNG TRÌ HOàN)

 

PHẦN A (CÁC TỈNH, THÀNH VEN BIỂN)

Sở, Ty bưu điện nhận tin bão từ
Tổng cục Bưu điện

Đài khí tượng thuỷ văn được Sở,
Ty bưu điện chuyển tin

1. Bưu điện Quảng Ninh

Đài KTTV Quảng Ninh

2. Bưu điện Hải Phòng

Đài KTTV Hải Phòng (Phù Liễn)

3. Bưu điện Thái Bình

Đài KTTV Thái Bình

4. Bưu điện Hà Nam Ninh

Đài KTTV Hà Nam Ninh

5. Bưu điện Thanh Hoá

Đài KTTV Thanh Hoá

6. Bưu điện Nghệ Tĩnh

Đài KTTV Nghệ Tĩnh

7. Bưu điện Bình Trị Thiên

Đài KTTV Bình Trị Thiên

8. Bưu điện Quảng Nam - Đà Nẵng

Đài KTTV Quảng Nam - Đà Nẵng

9. Bưu điện Nghĩa Bình

Đài KTTV Nghĩa Bình

10. Bưu điện Phú Khánh

Đài KTTV Phú Khánh

11. Bưu điện Thuận Hải

Đài KTTV Thuận Hải

12. Bưu điện Đồng Nai

Đài KTTV Đồng Nai

13. Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh

Đài KTTV Thành phố Hồ Chí Minh

14. Bưu điện Long An

Đài KTTV Long An

15. Bưu điện Tiền Giang

Đài KTTV Tiền Giang (Mỹ Tho)

16. Bưu điện Bến Tre

Đài KTTV Bến Tre

17. Bưu điện Cửu Long

Đài KTTV Cửu Long

18. Bưu điện Hậu Giang

Đài KTTV Hậu Giang (Cần Thơ)

19. Bưu điện Minh Hải

Đài KTTV Minh Hải

20. Bưu điện Kiên Giang

Đài KTTV Kiên Giang (Rạch Giá)

21. Bưu điện Vũng Tàu - Côn Đảo

Trạm KTTV Vũng Tàu và Trạm KTTV Côn Đảo

 

PHẦN B (CÁC TỈNH, THÀNH NẰM SÂU TRONG ĐẤT LIỀN)

Sở, Ty bưu điện nhận tin bão từ
Tổng cục Bưu điện

Đài khí tượng thuỷ văn được Sở,
Ty bưu điện chuyển tin

1. Bưu điện Cao Bằng

Đài KTTV Cao Bằng

2. Bưu điện Lạng Sơn

Đài KTTV Lạng Sơn

3. Bưu điện Hải Hưng

Đài KTTV Hải Hưng

4. Bưu điện Hà Bắc

Đài KTTV Hà Bắc

5. Bưu điện Hà Sơn Bình

Đài KTTV Hà Sơn Bình

6. Bưu điện Vĩnh Phú

Đài KTTV Vĩnh Phú

7. Bưu điện Hà Tuyên

Đài KTTV Hà Tuyên

8. Bưu điện Bắc Thái

Đài KTTV Bắc Thái

9. Bưu điện Hoàng Liên Sơn

Đài KTTV Hoàng Liên Sơn

10. Bưu điện Lai Châu

Đài KTTV Lai Châu

11. Bưu điện Sơn La

Đài KTTV Sơn La

12. Bưu điện Gia Lai - Kon Tum

Đài KTTV Gia Lai - Kon Tum

13. Bưu điện Đắc Lắc

Đài KTTV Đắc Lắc

14. Bưu điện Lâm Đồng

Đài KTTV Lâm Đồng

15. Bưu điện Sông Bé

Đài KTTV Sông Bé

16. Bưu điện Tây Ninh

Đài KTTV Tây Ninh

17. Bưu điện Đồng Tháp

Đài KTTV Đồng Tháp

18. Bưu điện An Giang

Đài KTTV An Giang

19. Bưu điện Long An

Đài KTTV Long An

 

Ghi chú:

Khi có bão, việc sử dụng điện theo bảng IV phần A hay B không nhất thiết phải điện cho tất cả các địa chỉ đã ghi trong bảng mà có thể chỉ điện cho một số địa chỉ, căn cứ vào mức độ cần thiết đối với từng địa phương, theo sự chỉ đạo cụ thể của Tổng cục Khí tượng thuỷ văn.

 

BẢNG V
HỆ THỐNG TÍN HIỆU VÀ PHÁO HIỆU ĐỂ BÁO GIÓ MẠNH
(GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC, ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI, BàO)

(Dùng cho các trạm tín hiệu và pháo hiệu ven biển và trên
các tàu thuyền hoạt động ngoài khơi)

 

Tín

Hình dạng tín hiệu và pháo hiệu

Ý nghĩa của từng loại tín

hiệu

Ban ngày

Ban đêm

hiệu, pháo hiệu

 

Hình tròn màu đen

Một đèn đỏ, một đèn xanh (treo đèn đỏ trên đèn xanh)

Sắp có gió mạnh cấp 6, cấp 7 (tức là từ 40 đến

Tín hiệu

Đường

Đèn đỏ

60 km một giờ) có thể

số 1

kính khoảng

Đèn xanh

làm đắm thuyền, đổ nhà

 

2m0

Bắn chín phát pháo màu xanh, mỗi lần bắn liền 3 phát, lần nọ cách lần kia từ 2 đến 3 phút.

tranh v.v...

Hình tam giác màu đen

Hai đèn đỏ, một đèn xanh (treo theo thứ tự đỏ, xanh, đỏ)

Sắp có gió mạnh từ cấp 8 trở lên (tức là trên 60 km

Tín hiệu

mỗi cạnh

Đèn đỏ

một giờ) có thể làm đắm

số 2

khoảng 2m0

Đèn xanh

tàu thuỷ, hư hại nhà cửa,

 

 

Đèn đỏ

đổ cột điện, v.v...

 

 

Bắn chín phát pháo màu đỏ, mỗi lần bắn liền 3 phát, lần nọ cách lần kia từ 2 đến 3 phút.

 

Ghi chú bảng V:

1. Khi sắp có gió mạnh (do gió mùa đông bắc, áp thấp nhiệt đới hoặc bão gây ra), việc sử dụng các loại tín hiệu, pháo hiệu do Tổng cục Khí tượng thuỷ văn hướng dẫn trong công điện và trong bản tin (gió mùa ... bão) phát thanh trên Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam.

2. Các tàu thuyền có thể dùng cờ để thay các tín hiệu hình tròn, tam giác. Với quy ước như sau:

- Tín hiệu số 1 thay bằng một cờ đuôi nheo màu xanh, chiều dài ít nhất là 1 mét.

- Tín hiệu số 2 thay bằng hai cờ đuôi nheo một màu xanh, một màu đỏ.

 

BẢNG VI
BẢNG CẤP GIÓ.

 

Cấp

Tốc độ gió tính bằng

Mức độ nguy hại

 

m/giây

km/giờ

 

0

0 - 0,2

nhỏ hơn 1km

- Gió nhẹ, không gây nguy hại gì

1

0,3 - 1,5

1 - 5

 

2

1,6 - 3,3

6 - 11

 

3

3,4 - 5,4

12 - 19

 

4

5,5 - 7,9

20 - 28

- Có ảnh hưởng đến lúa đang phơi màu

5

8,0 -10,1

29 - 38

 

6

10,8 - 13,8

39 - 49

- Biển hơi động, nguy hiểm đối với

7

13,9 - 17,1

50 - 61

thuyền nhỏ

8

17,2 - 20,7

62 - 74

- Gẫy cành cây nhỏ, tốc mái nhà, nguy hiểm đối với thuyền bè

9

20,8 - 24,4

75 - 88

- Làm hư hại nhà cửa, đổ cây cối

10

24,5 - 28,4

89 - 102

có thể làm đắm tàu biển, đổ cột

11

28,5 - 32,6

103 - 117

điện

12

32,7 - 36,9

118 - 133

 

13

37,0 - 41,4

134- 149

- Phá đổ nhà cửa, nguy hiểm cho

14

41,5 - 46,1

150- 166

tàu biển.

 

(Ban hành kèm theo quyết định số 206-TTg ngày 28 tháng 6 năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ).

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi