Nghị quyết về công tác xây dựng pháp luật năm 1995

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị quyết

Nghị quyết về công tác xây dựng pháp luật năm 1995
Cơ quan ban hành: Quốc hộiSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:Không sốNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị quyếtNgười ký:Nông Đức Mạnh
Ngày ban hành:01/11/1994Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị quyết Không số

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGHị QUYếT

Về CôNG TáC XâY DựNG PHáP LUậT NăM 1995

 

QUốC HộI

NướC CộNG HOà Xã HộI CHủ NGHĩA VIệT NAM

 

Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều 62 và Điều 63 của Luật tổ chức Quốc hội;

Sau khi nghe Tờ trình của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về dự kiến chương trình xây dựng pháp luật năm 1995 và ý kiến của đại biểu Quốc hội;

QUYếT NGHị:

I- Thông qua chương trình xây dựng pháp luật năm 1995,
gồm các dự án sau đây:

 

A- Chương trình chính thức:

a) Các dự án luật:

1- Bộ luật dân sự;

2- Luật tổ chức Toà án hành chính hoặc Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân (về Toà án hành chính);

3- Luật ngân sách Nhà nước;

4- Luật doanh nghiệp Nhà nước;

5- Luật hàng không dân dụng Việt Nam (sửa đổi);

6- Các luật sửa đổi, bổ sung các luật thuế (doanh thu, lợi tức, tiêu thụ đặc biệt và xuất, nhập khẩu);

7- Luật khoáng sản;

8- Luật hợp tác xã.

b) Các dự án pháp lệnh:

1- Pháp lệnh về nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân mỗi cấp;

2- Pháp lệnh quy định về việc giám sát, hướng dẫn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, việc kiểm tra và hướng dẫn của Chính phủ đối với Hội đồng nhân dân;

3- Pháp lệnh giải quyết các vụ tranh chấp lao động;

4- Pháp lệnh tố tụng hành chính;

5- Pháp lệnh bảo vệ tài liệu lưu trữ quốc gia (sửa đổi);

6- Pháp lệnh tổ chức luật sư (sửa đổi);

7- Pháp lệnh về dân sự quân tự vệ;

8- Pháp lệnh về hàm ngoại giao;

9- Pháp lệnh về khen thưởng;

10- Các dự án pháp lệnh còn lại của chương trình chính thức năm 1994 chuyển sang.

B- Chương trình dự bị

a) Các dự án luật:

1- Luật dân tộc;

2- Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi);

3- Luật biên giới quốc gia;

4- Luật hải quan;

5- Luật thẩm quyền và trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

b) Các dự án pháp lệnh:

1- Pháp lệnh về xây dựng lực lượng dự bị;

2- Pháp lệnh về bộ đội biên phòng;

3- Pháp lệnh về tôn giáo.

II- Để nâng cao hiệu quả công tác xây dựng pháp luật,
cần triển khai thực hiện tốt các biện pháp chủ yếu sau đây:

 

1- Tăng cường công tác chỉ đạo, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan; có sự phân công phù hợp đối với cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra; có tiến độ xây dựng các dự án hợp lý, khẩn trương; thường xuyên giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện chương trình.

Trong quá trình chỉ đạo, thực hiện, nếu thấy cần thiết phải điều chỉnh chương trình hoặc thay đổi hình thức văn bản, thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội xin ý kiến đại biểu Quốc hội;

2- Nâng cao chất lượng các dự án pháp luật cả về nội dung và kỹ thuật văn bản. Chuẩn bị tốt các văn bản dưới luật kèm theo các dự án để trình Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội;

3- Tổ chức tốt việc lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp. Có biện pháp thích hợp để các đại biểu Quốc hội và các đoàn đại biểu Quốc hội chủ động trong việc tham gia xây dựng các dự án pháp luật;

4- Khẩn trương triển khai kế hoạch xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật. Có biện pháp thu hút sự đóng góp của các chuyên gia vào việc xây dựng các dự án luật, pháp lệnh;

5- Sớm hoàn thành việc tổng kết tình hình thực hiện Quy chế xây dựng luật, pháp lệnh do Hội đồng Nhà nước ban hành năm 1988 để sửa đổi, bổ sung những quy định không còn phù hợp; hoàn thiện quy trình xây dựng luật, pháp lệnh góp phần nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng pháp luật;

6- Giao Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo việc chuẩn bị các dự án pháp luật để đưa vào chương trình chính thức năm 1996 và các năm sau.

 

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 1 tháng 11 năm 1994.

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi