Hiệp định về quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Ucraina
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Hiệp định
Cơ quan ban hành: | Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chính phủ Ucraina | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | Không số | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Hiệp định | Người ký: | Lê Kim Lăng; T.V.Xôbôliép |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 23/01/1992 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Hiệp định Không số
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
HIỆP ĐỊNH
VỀ QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ UCRAINA (1992).
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ Ucraina, dưới đây gọi tắt là hai Bên ký kết,
Nhằm mục đích tăng cường và phát triển hợp tác kinh tế -thương mại giữa Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Ucraina
Tuân thủ các nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế khi thực hiện các mối quan hệ kinh tế thương mại với nhau,
Đã thoả thuận như sau:
Điều 1. Hai Bên ký kết sẽ áp dụng những biện pháp cần thiết để thúc đẩy việc phát triển không ngừng và ổn định mối quan hệ kinh tế- thương mại giữa hai nước và tạo những điều kiện thuận lợi để làm việc đó.
Điều 2. Nhằm thực hiện quan hệ kinh tế và thương mại cần thiết đối với cả hai bên ký kết, khối lượng và chủng loại hàng hoá và dịch vụ về cơ bản sẽ được xác định trong các danh mục định hướng giao hàng thoả thuận cho từng năm.
Việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ ngoài chủng loại và khối lượng đã nêu trong danh mục định hướng cũng có thể được các tổ chức tham gia kinh tế đối ngoại thực hiện trên cơ sở thoả thuận tương ứng phù hợp với luật pháp của hai nước ký kết.
Điều 3. Hai Bên ký kết sẽ tạo điều kiện pháp lý, tài chính và các điều kiện cần thiết khác để duy trì và phát triển các hình thức quan hệ kinh tế – thương mại khác nhau giữa các tổ chức tham gia quan hệ kinh tế đối ngoại của hai nước, bao gồm cả quan hệ trực tiếp, liên doanh, chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất.
Điều 4. Phù hợp với luật pháp hiện hành của mỗi nước, hai bên ký kết sẽ cho phép các công ty, xí nghiệp và tổ chức của nước kia thực hiện hoat động kinh tế đối ngoại giữa hai nước được thành lập cơ quan đại diện trên lãnh thổ nước mình và tạo điều kiện cần thiết cho cơ quan đại diện hoạt động bình thường.
Điều 5. Hai Bên ký kết sẽ dành cho nhau chế độ tối huệ quốc trong những vấn đề liên quan đến thương mại, cụ thể là thuế hải quan, thuế hàng xuất nhập khẩu của cả hai nước, các khoản lệ phí và thanh toán khác, các quy chế về hải quan và thực hiện thủ tục về hải quan.
Chế độ này không áp dụng đối với:
1.Những ưu tiên, ưu đãi mà một trong hai bên ký kết đã dành hoặc sẽ dành cho các nước láng giềng để buôn bán ở khu vực biên giới.
2.Những ưu tiên, ưu đãi mà một trong hai bên ký kết đã dành hoặc sẽ dành cho các nước thành viên liên minh thuế quan và khu vực mậu dịch tự do.
Điều 6. Giá hàng hoá và dịch vụ trong quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước sẽ được thoả thuận trong các hợp đồng giữa các tổ chức tham gia quan hệ kinh tế đối ngoại trên cơ sở thời giá thế giới.
Điều 7. Việc thanh toán và trả tiền hàng hoá và dịch vụ trong quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai nước sẽ được tiến hành bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi qua các ngân hàng được uỷ quyền của hai Bên ký kết.
Điều 8. Các ngân hàng được uỷ quyền của hai Bên ký kết không chậm hơn một tháng kể từ ngày ký hiệp định này sẽ ký Thoả ước giữa hai ngân hàng và thể thức thanh toán và trả tiền khi thực hiện các dịch vụ kinh tế đối ngoại theo Hiệp định này.
Điều 9. Những hàng hoá cung cấp theo Hiệp định này chỉ có thể tái xuất sang nước thứ ba với sự đồng ý trước bằng văn bản của bên xuất khẩu.
Điều 10. Để xem xét quá trình thực hiện Hiệp định này, các đại diện được uỷ quyền của hai Bên ký kết sẽ gặp nhau lần lượt tại Hà Nội và Kiev và trong trường hợp cần thiết sẽ có những quyết định thích hợp.
Điều 11. Những bất đồng về cách giải thích và áp dụng Hiệp định này sẽ giải quyết bằng thương lượng.
Điều 12. Hiệp định này có hiệu lực vào ngày hai Bên ký kết thông báo cho nhau về việc đã hoàn tất các yêu cầu cần thiết để Hiệp định có hiệu lực, phù hợp với luật pháp của mỗi nước và sẽ có hiệu lực trong 5 năm.
Thời hạn hiệu lực sẽ tự động được kéo dài thêm 1 năm nếu một trong hai bên ký kết không thông báo bằng văn bản cho Bên kia không chậm hơn 6 tháng trước khi chấm dứt thời hạn hiệu lực về ý định cuả mình chấm dứt hiệu lực của Hiệp định này.
Làm tại Kiev ngày 23 tháng 1 năm 1992 thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Ucraina và tiếng Nga, cả 3 thứ tiếng đều có giá trị như nhau.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ | THAY MẶT CHÍNH PHỦ |