Hiệp định về kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Chi-lê

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Hiệp định

Hiệp định về kinh tế thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Chi-lê
Cơ quan ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chính phủ Cộng hoà Chi-lê
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:Không sốNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Hiệp địnhNgười ký:
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
15/11/1993
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Hiệp định Không số

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Hiep dinh_Viet Nam-Chi le_Kinh te huong mai_1994 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

HIỆP ĐỊNH

NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 1993 VỀ KINH TẾ THƯƠNG MẠI GIỮA
CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ CHI LÊ

 

Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Chi lê; dưới đây gọi tắt là Hai Bên ký kết, với lòng mong muốn tăng cường và phát triển quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi; cho rằng các mối quan hệ kinh tế là một yếu tố quan trọng và cần thiết cho việc tăng cường quan hệ song phương; đã thoả thuận như sau:

Điều 1

Hai Bên ký kết thoả thuận ký Hiệp định này nhằm mục đích tạo điều kiện cho việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa hai nước, thành lập liên doanh và các hoạt động kinh tế khác, cũng như đẩy mạnh đầu tư trong khuôn khổ luật pháp của mỗi nước và phù hợp với cam kết quốc tế của mình.

Điều 2

Nhằm mục đích trên, Hai Bên ký kết sẽ giành cho nhau chế độ tối huệ quốc trong việc trao đổi các sản phẩm và dịch vụ xuất xứ từ mỗi nước.

Điều 3

Hai Bên ký kết thoả thuận chế độ tối huệ quốc quy định ở Điều 2 sẽ không áp dụng đối với:

a. Những ưu đãi hoặc các thuận lợi khác mà một trong hai bên ký kết đã và sẽ giành cho các nước tham gia với một trong Hai Bên ký kết trong liên minh thuế quan, khu vực tự do thương mại và các thoả thuận khác về liên minh khu vực hoặc tiểu khu vực và trong các thoả thuận quốc tế khác.

b. Những ưu đãi mà một trong Hai Bên ký kết đã và sẽ giành cho các nước láng giềng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động mậu dịch biên giới .

Điều 4

Hai Bên thoả thuận rằng thuật ngữ " dịch vụ " được hiểu là những dịch vụ có liên quan đến tất cả các hoạt động kinh tế thuộc khuôn khổ Hiệp định này.

Điều 5

Sự đối xử không kém thuận lợi hơn giành cho hàng hoá xuất xứ từ mỗi bên ký kết so với hàng hoá tương tự trong nước sẽ được xác định bằng một nghị định thư riêng.

Điều 6

Các điều khoản của Hiệp định này sẽ không cản trở Hai Bên ký kết thi hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ con người, động vật, thực vật, môi trường sống, các giá trị nghệ thuật dân tộc, lịch sử và khảo cổ, cũng như để bảo vệ an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, những cấm chỉ hoặc hạn chế này không được trở thành một phương tiện để phân biệt đối xử hoặc hạn chế không chính đáng đối với buôn bán giữa hai nước.

Điều 7

Việc mua bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ giữa Hai Bên ký kết sẽ được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng được ký kết giữa các pháp nhân và/ hoặc tự nhiên nhân phù hợp với quy định của Hiệp định này và luật pháp của mỗi nước.

Việc giao hàng hoá và cung cấp dịch vụ theo các hợp đồng nêu trên, sẽ được thực hiện phù hợp với tập quán buôn bán quốc tế và trên cơ sở giá thị trường thế giới.

Điều 8

Việc thanh toán cho các hàng hoá và dịch vụ nêu trong khuôn khổ Hiệp định này sẽ được tiến hành bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, phù hợp với luật pháp của mỗi nước.

Điều 9

Hai Bên ký kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin về chính sách kinh tế và thương mại của hai nước nhằm xác định và xoá bỏ các trở ngại trong buôn bán hàng hoá, dịch vụ và đầu tư giữa hai nước.

Điều 10

Mỗi Bên ký kết sẽ cho phép Bên kia đặt cơ quan đại diện thương mại thường trực ở nước mình phù hợp với luật pháp quốc tế và luật pháp nước sở tại.

 

Điều 11

Hai Bên giành cho nhau những điều kiện thuận lợi nhất để tổ chức, tham gia những hội chợ, triển lãm và các hoạt động khác phục vụ việc mở rộng trao đổi hàng hoá giữa hai nước.

Điều 12

Mỗi Bên ký kết phải giành cho tàu buôn hoặc máy bay thương mại của Bên kia một sự đối xử thuận lợi khônhg kém hơn sự đối xử giành cho tàu buôn hoặc máy bay thương mại của bất kỳ nước thứ ba nào trong quyền sử dụng cảng, ưu đãi ra, vào cảng và sân bay, hoặc lưu trú của các tàu buôn, máy bay nói trên tại cảng và sân bay.

Điều 13

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện Hiệp định này, Hai Bên ký kết thoả thuận tiến hành họp luân phiên định kỳ ở mỗi nước, nhằm xem xét, đánh giá việc phát triển thương mại song phương và đề ra các biện pháp thích hợp để tăng cường quan hệ thương mại. Chương trình của các cuộc họp nói trên sẽ được hai bên thoả thuận ít nhất 60 ngày trước khi tổ chức cuộc họp. Ngoài ra, Hai Bênh có thể tham khảo lẫn nhau bất kỳ lúc nào về các vấn đề hoặc khó khăn phát sinh trong việc thực hiện hoặc cfách hiểu Hiệp định này.

Điều 14

Hai Bên ký kết sẽ có thể qui định những điều kiện cụ thể về việc thi hành Hiệp định này bằng những Nghị định thư riêng.

Điều 15

Hiệp định này phải được phê duyệt phù hợp với luật pháp của mỗi nước và có hiệu lực kể từ ngày nhận được văn bản công hàm cuối cùng mà các Bên ký kết sẽ gửi cho nhau thông báo việc hoàn tất thủ tục phê duyệt.

Hiệp định này có hiệu lực trong thời hạn 5 năm và mặc nhiên được kéo dài thêm từng năm một, trừ khi một trong hai Bên ký kết thông báo bằng văn bản qua đường ngoại giao cho Bên kia ý định chấm dứt hiệu lực này ít nhất trước 6 tháng.

Điều 16

Sau khi Hiệp định này hết hiệu lực, các qui định của Hiệp định vẫn tiếp tục có giá trị đối với các hợp đồng được ký kết trong thời gian hiệu lực của Hiệp định nhưng chưa thực hiện xong.

Làm tại Santiago de Chile ngày 15 tháng 11 năm 1993 thành hai bản chính, mỗi bản bằng tiếng Việt Nam và tiếng Tây ban nha, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi