Chỉ thị về việc tăng cường chỉ đạo cuộc đấu tranh chống buôn lậu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Chỉ thị 418-TC

Chỉ thị về việc tăng cường chỉ đạo cuộc đấu tranh chống buôn lậu
Cơ quan ban hành: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởngSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:418-TCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:28/12/1991Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Chỉ thị 418-TC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHỉ THị

CủA CHủ TịCH HộI đồNG Bộ TRưởNG Số 418-CT NGàY 28-12-1991

Về VIệC TăNG CườNG CHỉ đạO CUộC đấU TRANH CHốNG BUôN LậU

 

Trong cuộc đấu tranh chống buôn lậu, chúng ta đã thu được một số kết quả; nhưng kết quả đó chưa cơ bản, chưa vững chắc còn ở mức rất thấp so với yêu cầu. Tệ buôn lậu vẫn đang diễn ra nghiêm trọng trong cả nước, nhất là ở vùng biên giới Tây Nam. Với hoạt động ngày càng có tổ chức hơn, với những thủ đoạn tinh vi hơn, một mặt bọn buôn lậu vẫn tìm mọi cách móc nối với một số người trong cơ quan, đoàn thể và tổ chức kinh tế của Nhà nước, tận dụng các phương tiện vận tải của Nhà nước, kể cả xe lửa, tàu biển và máy bay; mặt khác sử dụng nhiều người lao động, bộ đội phục viên, thương binh và học sinh khuân vác và tẩu tán hàng cho chúng. Tệ buôn lậu đã gây ra những hậu quả rất xấu đối với việc ổn định và phát triển nền kinh tế và xã hội, củng cố an ninh và quốc phòng.

Để ngăn chặn và đẩy lùi tệ buôn lậu, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội, thiết lập trật tự mới trên thị trường và bảo đảm hiệu lực quản lý của Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng các ngành và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố phải đích thân chỉ đạo việc kiểm điểm công tác chống buôn lậu trong ngành, lĩnh vực công tác và trong địa phương mình, đề ra chủ trương và biện pháp đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống buôn lậu gắn với chống tham nhũng.

1. Điều quan trọng trước hết là phải tăng cường quản lý nội bộ, thiết lập cho được trật tự, kỷ cương theo cơ chế quản lý mới ngay trong các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở và trong các tổ chức kinh tế của Nhà nước, của các đoàn thể xã hội. Các tổ chức kinh tế của Nhà nước và của đoàn thể xã hội phải gương mẫu kinh doanh theo pháp luật, gương mẫu chấp hành kỷ luật tài chính. Trong trường hợp nếu phát hiện điều gì chưa được hợp lý trong các quy định về quản lý kinh tế - tài chính của Nhà nước thì đề xuất với cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước để xem xét lại. Không một tổ chức hoặc cá nhân nào được tuỳ tiện sửa đổi hoặc chấp hành trái với tinh thần với nội dung của các quy định đó khi chưa được điều chỉnh. Trong đầu tháng 1 năm 1992, Bộ Tài chính phải tổng kết đợt thanh tra các tổ chức làm kinh tế theo Quyết định 268-CT, kể cả những tổ chức làm kinh tế thuộc diện này của Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ, kiến nghị với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chủ trương chấn chỉnh việc tổ chức và quản lý theo đúng pháp luật.

Các Bộ, Uỷ ban Nhà nước và các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng cũng như Uỷ ban nhân dân các địa phương phải gắn cuộc đấu tranh chống tham nhũng với chống buôn lậu trong ngành, lĩnh vực công tác, trong địa phương và đơn vị mình. Thủ trưởng cấp trên của bất kỳ tổ chức kinh tế quốc doanh và tổ chức làm kinh tế của cơ quan, đoàn thể nào phải liên đới chịu trách nhiệm về hoạt động đầu cơ, buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả và các hành vi kinh doanh trái phép khác của các tổ chức đó.

Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nếu để tình trạng buôn lậu, làm hàng giả xảy ra trong ngành và địa phương do mình phụ trách.

2. Trong khi thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất và chính sách mở rộng lưu thông hàng hoá, các ngành, các cấp phải đòi hỏi các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế chấp hành đầy đủ luật pháp Nhà nước trong kinh doanh. Các cơ quan có chức năng của Nhà nước phải thường xuyên kiểm tra, giám sát tính hợp pháp trong việc thành lập các cơ sở kinh doanh, việc chấp hành chế độ xin phép, đăng ký kinh doanh và thực hiện nội dung (mặt hàng và địa bàn) kinh doanh đã đăng ký, việc thực hiện chế độ lập sổ sách, sử dụng hoá đơn, chứng từ và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các cơ sở đó... Mọi vi phạm phải được xử lý kịp thời, đúng pháp luật.

Bộ Thương mại và Du lịch cùng các ngành có liên quan phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, trước hết là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và Vũng Tàu, kiểm tra các cơ quan đại diện hoặc đại lý của các tổ chức kinh tế nước ngoài tại nước ta. Phải dẹp bỏ cơ quan đại diện hoặc đại lý nào không có giấy phép hoạt động. Phải xử lý nghiêm cơ quan đại diện hoặc đại lý tuy đã được cấp giấy phép hoạt động, nhưng trong thực tế đã vi phạm luật pháp nước ta, nhất là có những hành vi buôn lậu hàng hoá, vàng và ngoại tệ hoặc bội tín. Bộ Nội vụ chỉ đạo xem xét nhân thân những người Việt Nam trước khi được cơ quan nước ngoài tuyển dụng vào làm việc tại các đại diện của họ.

3. Uỷ ban nhân dân từng tỉnh, thành phố xuất phát từ tình hình cụ thể ở địa phương và căn cứ vào mục tiêu, biện pháp lớn đã đề ra trong hội nghị các Chủ tịch tỉnh, thành phố về chống buôn lậu và nghị quyết về chống buôn lậu của Quốc hội khoá VIII kỳ họp thứ 10, phải có kế hoạch, biện pháp cụ thể về chống buôn lậu ở địa phương nhằm đẩy lùi một bước tệ buôn lậu trong năm 1992. Các Bộ, Uỷ ban Nhà nước và các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng phải kiểm tra, chấn chỉnh quản lý, có biện pháp cụ thể về chống buôn lậu đối với các đơn vị kinh tế trực thuộc; đồng thời phải hướng dẫn, kiểm tra và phối hợp với các địa phương để các biện pháp chống buôn lậu được thi hành đồng bộ và thống nhất ở tất cả các ngành, các cấp.

Trong cuộc đấu tranh chống buôn lậu, các ngành, các cấp phải đặc biệt quan tâm, tăng cường chỉ đạo trọng tâm, trọng điểm.

Về mặt hàng, phải kiên quyết thực hiện bằng được chủ trương cấm nhập khẩu và lưu thông thuốc lá điếu của nước ngoài, số thuốc lá ngoại tịch thu được, nếu không bảo đảm chắc chắn việc tái chế hoặc tái xuất thì phải huỷ; cấm nhập khẩu pháo và những mặt hàng cấm nhập khẩu vĩnh viễn đã công bố trước đây. Đồng thời phải tập trung chống xuất lậu đồng và kim loại màu khác. Trước mắt, phải xử lý dứt điểm các việc tồn đọng về vi phạm chính sách mặt hàng từ năm 1991 về trước để năm 1992 có điều kiện tổ chức và quản lý tốt việc kinh doanh xuất - nhập khẩu. Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Thương mại và Du lịch trình sớm chính sách cụ thể về các mặt hàng xuất nhập khẩu theo chủ trương đã được Hội đồng Bộ trưởng thông qua. Mọi hành vi xuất nhập khẩu lậu bất kỳ mặt hàng nào đều phải bị xử lý nghiêm khắc theo đúng pháp luật.

Gắn với chống buôn lậu hàng hoá phải kiên quyết chống đầu cơ, buôn lậu và vận chuyển trái phép ngoại tệ và vàng ra nước ngoài, kể cả con đường du lịch.

Về địa bàn, phải tập trung sự chỉ đạo chống buôn lậu ở các vùng biên giới, nhất là biên giới Tây Nam. Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điện phải cùng các ngành và các địa phương chấn chỉnh quản lý nội bộ, kiên quyết chống buôn lậu trên biển, trên đường hàng không và đường sắt.

Về đối tượng, Bộ Nội vụ phối hợp với Tổng cục Hải quan chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ tập trung truy tìm và đánh trúng bọn buôn lậu có tổ chức, những tên cầm đầu các ổ buôn lậu và những kẻ lợi dụng chức quyền tiếp tay, dung túng, bao che cho chúng, kể cả những nhân viên công an, hải quan, thuế vụ, quản lý thị trường.

4. Phải vận dụng đồng bộ các biện pháp và phát huy sức mạnh tổng hợp các lực lượng để chống buôn lậu có hiệu quả.

Về kinh tế, các Bộ quản lý Nhà nước về sản xuất và lưu thông phải cùng Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố cân đối lại cung - cầu về những mặt hàng có thể phát sinh "cơn sốt" trên thị trường, chủ động và tích cực tìm biện pháp tăng lượng hàng hoá có chất lượng và hợp thị hiếu từ sản xuất trong nước và nhập khẩu hợp pháp cung ứng cho thị trường. Trước mắt, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm và Bộ Thương mại và Du lịch cần có ngay biện pháp phát triển sản xuất một số chủng loại thuốc lá mà thị trường đang đòi hỏi nhiều và tổ chức lại hệ thống lưu thông thuốc lá, để thuốc lá nội thực sự đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Bộ Thương mại và Du lịch phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan chỉ đạo và kiểm tra chặt chẽ việc tổ chức nhập khẩu xe ô-tô, xe 2 bánh gắn máy và một số hàng tiêu dùng thiết yếu, kể cả hàng điện tử theo quy định mới.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức thực hiện nghiêm túc Quyết định 337-CT về quản lý ngoại tệ, kiểm tra việc kinh doanh vàng, ngoại tệ và tổ chức tốt việc điều hoà lưu thông tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính phối hợp với các ngành có liên quan và Uỷ ban Nhân dân các cấp có biện pháp ngăn ngừa, phát hiện và nghiêm trị mọi hành vi tiêu cực của những nhân viên làm việc ở các khâu cấp phát tài chính và tín dụng, kiểm ngân, thu phát, nhận gửi và chi trả tiền tiết kiệm, mua bán ngoại tệ và vàng, v.v...

Về hành chính và tư pháp, các Bộ, ngành và Uỷ ban Nhân dân các địa phương phải rà soát lại những văn bản mình ban hành có quan hệ đến việc kinh doanh, kể cả giấy phép xuất - nhập khẩu và quy định về nộp thuế, thu chi tài chính, v.v... để huỷ bỏ những văn bản trái với những quy định chung của Nhà nước. Sau một tháng kể từ ngày ban hành Chỉ thị này, nếu vẫn để văn bản sai trái lưu hành thì người ký văn bản đó phải chịu trách nhiệm. Trong quá trình rà soát văn bản, nếu thấy cần bổ sung hoặc điều chỉnh gì thì các ngành các cấp phải kịp thời phát hiện để đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét việc bổ sung, điều chỉnh. Trước mắt, Bộ Tài chính chủ trì việc nghiên cứu và trình ngay biện pháp quản lý đối với số hàng hoá nhập khẩu đã lọt qua sự kiểm soát của Hải quan cửa khẩu, đang lưu thông ở nội địa.

Đối với các vụ đầu cơ, buôn lậu đã phát hiện thì các cơ quan bảo vệ pháp luật phải xử lý kịp thời và đúng pháp luật. Không cơ quan hoặc cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào việc xét xử của các cơ quan có thẩm quyền.

Về tư tưởng và tổ chức, cuộc đấu tranh chống buôn lậu và chống tham nhũng lần này đã được Trung ương và Quốc hội nhất trí cao, nhân dân đồng tình; do vậy điều quan trọng là hiện nay các cán bộ lãnh đạo ở các Bộ, ngành và địa phương phải làm cho sự nhất trí đó được quán triệt xuống tận cơ sở. Các cơ quan Nhà nước phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể và các cơ quan truyền thông đại chúng động viên cho được phong trào quần chúng tích cực tham gia chống buôn lậu. Cùng với việc tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, phải chăm lo tổ chức đời sống của quần chúng để hạn chế việc bọn buôn lậu lôi kéo quần chúng, nhất là ở các vùng biên giới, vào các hoạt động kinh doanh trái phép.

Quản lý thị trường và tăng cường chống buôn lậu không phải là trở lại kiểu quản lý "Cấm chợ ngăn sông", gây ách tắc lưu thông hàng hoá hợp pháp. Các cơ quan có chức năng kiểm kê, kiểm soát kinh doanh trên thị trường phải làm đúng pháp luật. Bất kỳ cơ quan hay cá nhân nào lợi dụng danh nghĩa kiểm kê, kiểm soát để kiểm tra trái pháp luật, sách nhiễu và đòi hối lộ, gây khó khăn cho sản xuất và lưu thông hợp pháp cũng đều phải bị nghiêm trị. Trước hết phải rất chú trọng chấn chỉnh các lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường của các ngành hải quan, thuế vụ, cảnh sát kinh tế, quản lý thị trường... bảo đảm cho các tổ chức này được trong sạch, vững mạnh, hoạt động đúng pháp luật. Kiên quyết thanh trừng những phần tử thoái hoá biến chất trong các lực lượng này; đồng thời thực hiện chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với những người có công trong cuộc đấu tranh chống buôn lậu, chống tham nhũng.

Ban chỉ đạo quản lý thị trường Trung ương đã được tổ chức lại, có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị này, trước mắt cần khẩn trương triển khai các biện pháp phối hợp, nhất là tập trung vào việc chống buôn lậu, chống đầu cơ, tích trữ hàng hoá, vàng và ngoại tệ.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi