Chỉ thị về việc giải quyết phương tiện giao thông cho các thầy giáo miền xuôi lên công tác miền núi
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 39-CT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 39-CT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Lê Liêm |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 10/12/1969 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 39-CT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỈ THỊ
CỦA BỘ
GIÁO DỤC SỐ 39-TC NGÀY 10-12-1969
VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CHO
CÁC THẦY GIÁO MIỀN XUÔI LÊN CÔNG TÁC MIỀN NÚI
Ban bí thư Trung ương
Đảng đã ra chỉ thị số 169/CT-TW ngày 14-2-1969 về công tác giáo dục 3 năm 1968 - 1970: trong chỉ thị nêu rõ:
"Cần chăm lo cải thiện điều kiện làm việc và điều kiện ăn ở đi lại của
giáo viên, nhất là đối với cô giáo".
Để góp phần tích cực
vào việc phát triển sự nghiệp giáo dục
miền núi. Bộ Giao thông vận tải đã ra thông tư số 58./KV-BVT ngày 22-10-1969 về
việc quy định chế độ ưu tiên được mua vé
đi tàu, xe, ca nô, không phải xếp hàng, cho các giáo viên miền xuôi lên giảng
dạy ở miền núi.
Để thực hiện nghiêm
túc các thông tư, chỉ thị trên đây đồng thời tạo điều kiện cho các thầy giáo
miền xuôi lên công tác miền núi, các thầy giáo ở tỉnh miền núi này sang công
tác ở tỉnh miền núi khác, các thầy giáo là người dân tộc miền núi trong dịp hè
đi tham quan ở nhà máy thành phố miền xuôi. Bộ lưu ý các Sở, ty giáo dục tích cực giải quyết phương tiện đi
lại cho anh chị em giáo viên như sau:
1- Hàng năm vào thời gian nghỉ hè, nghỉ đông mở lớp bồi dưõng hoặc cần tập trung đi tham quan miền xuôi, khai giảng năm học mới, các Sở, Ty giáo dục, nhất là Sở, Ty giáo dục miền núi phải tranh thủ có kế hoạch cụ thể trình Uỷ ban hành chính tỉnh, Tỉnh uỷ. Mặt khác, để công tác được thuận lợi, trước hết phải mời các ngành nghe phổ biến tinh thần chỉ thị 169 và thông tư của Bộ Giao thông vận tải, làm cho các ngành các cấp và cả trong quần chúng nhân dân quán triệt tinh thần chính sách đối vơí thầy giáo, mọi người ủng hộ đồng tình.
2- Các Sở, Ty giáo dục và Phòng giáo dục huyện hàng năm phải bàn bạc quan hệ trực tiếp với các Sở, Ty Giao thông, Phòng giao thông huyện, thị xã và các cơ sở vận tải ô tô, ca nô, nhà ga sở tại để có biện pháp tích cực nhất. Thí dụ: Nên tập trung đi hoặc về phép trong một thời gian nhất định trong một tuyến giao thông của tỉnh, huyện bằng những chuyến xe dành riêng cho giáo dục; nên cử trưởng đoàn tập hợp các giáo viên ở một địa điểm ở từng tuyến một(Hà Nội đi các tỉnh, tỉnh đi các huyện) và mua vé xe hoặc hợp đồng từng chuyến xe đi trả phép đúng hạn.
3- Nội dung tinh thần chế độ ưu tiên trong một năm:
- Lần đi và về nghỉ phép (hè hoặc đông).
- Lần đi và về các địa điểm học bồi dưỡng.
- Lần đi và về địa điểm nhà trường để khai giảng năm học mới.
- Lần đi và về địa điểm chấm thi hoặc tham quan.
4- Những thủ tục cần thiết để xét được ưu tiên:
- Công lệnh riêng từng người (hoặc giấy đi đường).
- Giấy giới thiệu (loại giấy riêng khác loại thường dùng) do Bộ, Sở, Ty, Phòng giáo dục, trường đại học sư phạm và trường rung học sư phạm cấp. Trên trang đầu giấy giới thiệu có đóng một dấu màu đỏ "Phát triển văn hoá giáo dục miền núi". Nếu cho cha, mẹ, vợ con, hoặc một người cùng đi, thì cũng được dành ưu tiên nhưng phải ghi rõ tên, số lượng và mối quan hệ với người cầm giấy giới thiệu.
5- Các cơ quan cấp giấy giới thiệu và người giữ giấy giới thiệu phải rất thận trọng, phải sử dụng cho đúng tránh tình trạng cảm tình cho người nhà, người quen dùng bừa bãi sai nguyên tắc quy định hoặc bảo quản giấy giới thiệu không chặt chẽ để có người lợi dụng. Nếu bị phát hiện thì cơ quan và đương sự chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Đây là một trong những chính sách đối với thầy giáo lên công tác miền núi, không những chỉ giải quyết bớt khó khăn cho việc đi lại từ trước tới nay của thầy giáo chưa làm được, mà còn có ý nghĩa chính trị rất lớn đối với việc phát triển sự nghiệp giáo dục miền núi. Nhận được chỉ thị này các Sở, Ty giáo dục cần khẩn trương thực hiện ngay từ đầu năm học 1969 - 1970, trong quá trình có những khó khăn cần báo cáo về Bộ để tiếp tục bổ sung
BỘ,
TY..... |
CỘNG
HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số /UT
Mẫu giấy giới thiệu
GIẤY GIỚI
THIỆU
(Ưu tiên thầy giáo miền xuôi lên giảng dạy miền núi)
Bộ, Ty........ giáo dục giới thiệu ông bà..........
Chức vụ........................................... đến liên hệ với các cơ quan giao thông vận tải để được mua vé tàu, xe, ca nô không phải xếp hàng.
Đi về việc...........................................................
Mong quý cơ quan hết sức giúp đỡ.
Người nhà đi theo ................................
Giấy có giá trị đến hết ngày....tháng....... năm 19...
Ngày tháng năm 199...
Thủ trưởng cơ quan
Lời dặn: Mỗi Sở, Ty phòng
giáo dục miền núi đều phải in một loại giấy giới thiệu riêng này, tuyết
đối không dùng giấy giới thiệu thông thường. Phải in ti-pô theo cỡ giấy thống
nhất là dài 15 cm, rộng 1cm. Trên trang đầu giấy giới thiệu chừa ra phần giấy
trắng đóng một dấu màu đỏ hình chữ nhật (dài 5 cm,,rộng 1,5cm)