Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Chỉ thị về việc quản lý và sử dụng máy và băng ghi hình
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 339-CT
Cơ quan ban hành: | Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 339-CT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Tố Hữu |
Ngày ban hành: | 22/10/1985 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Đang cập nhật | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 339-CT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỈ THỊ
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 339-CT
NGÀY 22-10-1985
VỀ VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG MÁY VÀ BĂNG GHI HÌNH
Máy và băng ghi hình là một phương tiện thông tin điện tử hiện đại có thể dùng làm công cụ phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, công tác truyền hình, làm phương tiện phổ biến khoa học kỹ thuật và giải trí trong nhân dân. Máy và băng ghi hình là mặt hàng hiện nay ta hoàn toàn phải nhập từ nước ngoài vào.
Để thống nhất việc quản lý và sử dụng máy và băng ghi hình, chủ tịch Hộ đồng Bộ trưởng chỉ thị như sau:
1. Từ nay việc sử dụng máy và băng ghi hình chỉ hạn chế trong một số ngành, địa phương như các ngành truyền hình, điện ảnh và du lịch; một số cơ quan nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và trường học có nhu cầu sử dụng máy và băng ghi hình phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy; một số địa phương thuộc các vùng miền núi, biên giới, hải đảo xa xôi hẻo lánh chưa có đài truyền hình hay rạp chiếu bóng.
Uỷ ban phát thanh và truyền hình chịu trách nhiệm quy định việc sử dụng máy và băng ghi hình trên hệ thống các đài truyền hình.
2. Việc nhập máy và băng ghi hình.
Uỷ ban phát thanh và truyền hình chịu trách nhiệm tập hợp nhu cầu về máy và băng ghi hình của các cơ quan thuộc hệ thống phát thanh và truyền hình; Bộ văn hoá chịu trách nhiệm tập hợp nhu cầu về máy và băng ghi hình của các cơ quan thuộc ngành văn hoá và các địa phương, các ngành và cơ quan khác (trừ các cơ quan thuộc hệ thống phát thanh và truyền hình).
Bộ ngoại thương chịu trách nhiệm tổng hợp các nhu cầu do Uỷ ban phát thanh và truyền hình và Bộ văn hoá gửi đến và ghi vào kế hoạch nhập khẩu của Nhà nước.
Khi kế hoạch nhập khẩu máy và băng ghi hình đã được hội đồng Bộ trưởng duyệt, cơ quan được giao nhiệm vụ nhập các mặt hàng trên chịu trách nhiệm nhập khẩu.
3. Uỷ ban phát thanh và truyền hình phối hợp với tổng cục điện tử và kỹ thuật tin học quy định và ban hành hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật cho các máy và băng ghi hình và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác có liên quan đến việc sử dụng loại máy này ở nước ta.
4. Uỷ ban phát thanh và truyền hình (công ty sản xuất các chương trình nghe nhìn và ngành truyền hình) phối hợp với Bộ Văn hoá (ngành điện ảnh) tổ chức sản xuất các chương trình cho băng ghi hình phục vụ trong nước và xuất khẩu.
Uỷ ban phát thanh và truyền hình sản xuất các băng ghi hình cho các loại chương trình truyền hình (bao gồm các chương trình tuyên truyền thời sự chính trị, phổ biến khoa học kỹ thuật, chương trình văn nghệ thể thao...).
Bộ văn hoá tổ chức sản xuất chủ yếu các chương trình văn hoá, nghệ thuật và điện ảnh.
Hai ngành cần liên kết chặt chẽ với nhau để tận dụng máy móc hiện có, bổ sung những thiết bị mới cần thiết và khả năng ở mỗi ngành về phim nhựa và băng hình.
5. Thành lập hội đồng duyệt nội dung các băng ghi hình nhập từ nước ngoài vào. Hội đồng này do Bộ văn hoá chủ trì với sự tham gia của một số cơ quan có liên quan. Nghiêm cấm việc chiếu các băng ghi hình của các nước tư bản có nội dung xấu về chính trị, không lành mạnh về tư tưởng hoặc thấp kém về thị hiếu thẩm mỹ.
6. Uỷ ban phát thanh và truyền hình và Bộ văn hoá phối hợp làm những việc sau đây:
- Tổ chức đào tạo công nhân kỹ thuật vận hành và sửa chữa máy ghi hình.
- Tổ chức các cơ sở làm dịch vụ để sửa chữa các máy ghi hình nhập từ nước ngoài vào, cung ứng các sản phẩm băng ghi hình sản xuất trong nước, in lại các loại băng ghi hình.
- Tổ chức mạng lưới chiếu băng ghi hình (các điểm cố định và các xe lưu động) phục vụ công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến khoa học kỹ thuật và nhu cầu giải trí lành mạnh trong nhân dân... chú trọng những nơi chưa có đài truyền hình và rạp chiếu bóng.
- Ban hành giá vé thống nhất và quy định chặt chẽ về tổ chức và hoạt động ở các điểm chiếu băng ghi hình; quy định cụ thể số lượng người xem một buổi chiếu ghi hình (theo từng loại máy).
7. Bộ Văn hoá là cơ quan quản lý việc sử dụng máy và băng ghi hình trong cả nước; tổ chức đăng ký, cấp giấy phép sử dụng máy và băng ghi hình; cùng với ngành công an, hải quan kiểm tra việc nhập và sử dụng các máy và băng ghi hình theo đúng luật lệ của nhà nước.
8. Tất cả các ngành, các cấp, các cơ quan trung ương và địa phương đều phải tuân theo quy chế sử dụng máy và băng ghi hình do bộ văn hoá và Uỷ ban phát thanh và truyền hình quy định.
Các cơ quan và cá nhân (người nước ngoài, Việt kiều và công dân Việt Nam) có thể mang vào Việt Nam và mang ra nước ngoài máy và băng ghi hình, nhưng phải theo quy định của bộ văn hoá và theo thể lệ hải quan.
9. Uỷ ban phát thanh và truyền hình, Bộ Văn hoá phối hợp với các ngành có liên quan như Tổng cục điện tử và kỹ thuật tin học, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại thương, Bộ Nội thương, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Bộ nội vụ, Tổng cục hải quan... ra những thông tư liên ngành thực hiện Chỉ thị này.
Các văn bản trước đây về quản lý sử dụng máy và băng ghi hình trái với Chỉ thị này đều bãi bỏ.