Chỉ thị về một số việc cấp bách cần làm tiếp để phát huy thắng lợi kết quả công tác thu đổi tiền
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 325-CT
Cơ quan ban hành: | Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 325-CT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Tố Hữu |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 29/09/1985 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 325-CT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỈ THỊ
CỦA CHỦ
TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 325-CT NGÀY 29-9-1985
VỀ MỘT SỐ VIỆC CẤP BÁCH CẦN LÀM TIẾP ĐỂ PHÁT HUY
THẮNG LỢI KẾT QUẢ CÔNG TÁC THU ĐỔI TIỀN
Công tác thu đổi tiền cũ, phát hành tiền mới đã kết thúc gọn, tốt, đạt được các yêu cầu và mục đích đề ra, nhưng cũng còn nhiều vấn đề cần tiếp tục giải quyết. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu các ngành các cấp làm tiếp một số việc cấp bách sau đây:
1. Nhanh chóng giải quyết gọn các vấn đề sau khi thu đổi tiền:
- Xử lý các biên lai trên mức đổi ngay theo đúng các quy định của Hội đồng Bộ trưởng (Điều 8 trong Quyết định số 02-HĐBT-TĐ ngày 13-9-1985);
- Xử lý nghiêm minh số tồn quỹ vượt định mức của cơ quan, xí nghiệp, đơn vị bộ đội theo các quy định của Hội đồng Bộ trưởng.
Đối với những đơn vị và tổ chức kinh tế có tồn quỹ vượt mức quá lớn, ngành tài chính, ngân hàng phối hợp với các ngành chủ quản tổ chức thanh tra, xác minh nguồn gốc, xét mức độ vi phạm của từng đơn vị để xử lý.
Đối với các lực lượng vũ trang, Bộ Quốc phòng tổ chức việc kiểm tra, xử lý theo các quy định của Nhà nước và báo cáo Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Tổ chức tổng kết công tác thu đổi tiền ở các địa phương. Qua những số liệu, tổng hợp và phân tích đánh giá những vấn đề lớn về kinh tế - xã hội, về thu nhập bằng tiền và đời sống các tầng lớp dân cư, về lưu thông tiền tệ giữa các vùng, về công tác quản lý của các ngành kinh tế, các đơn vị cơ sở và của các ngành quản lý kinh tế tổng hợp như Ngân hàng, Tài chính, kế hoạch, giá cả... có biện pháp chấn chỉnh ngay công tác quản lý tiền mặt và các thiếu sót trong quản lý kinh tế nói chung.
Kịp thời khen thưởng và biểu dương những đơn vị và cá nhân đã hoàn thành xuất sắc công tác thu đổi tiền, tiếp tục kiểm tra, xác minh và xử lý nghiêm minh đơn vị và cán bộ (kể cả cán bộ lãnh đạo) có những hành vi gian lận, tiết lộ bí mật, vi phạm kỷ luật trong thu đổi và trong các mặt công tác quản lý tiền mặt, thay thế những cán bộ yếu kém về năng lực và phẩm chất.
2. Thực hiện chuyển đổi tiền gửi tiết kiệm sang tiền mới theo chính sách ưu đãi.
3. Ngân hàng phải cùng tài chính kịp thời giải quyết các nhu cầu vốn, tiền mặt cho các ngành, các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị, cho các đơn vị cơ sở sản xuất, kinh doanh, xây dựng cơ bản để hoạt động bình thường. Mặt khác, cùng các Uỷ Ban nhân dân dịa phương và các ngành có liên quan có kế hoạch thanh toán các khoản nợ tiền mặt giữa Nhà nước và dân và giữa dân với Nhà nước.
Cần có kế hoạch đưa thêm các loại tiền nhỏ và tiền lẻ vào lưu thông; hình thành cơ cấu hợp lý các loại tiền trong lưu thông, khỏi gây trở ngại cho kinh tế và đời sống.
4. Tăng cường quản lý thị trường giá cả, chống đầu cơ buôn lậu, tích trữ hàng, phá rối thị trường; thúc đẩy và cải tạo xã hội chủ nghĩa. Giữ được giá, làm chủ được thị trường là điều kiện quyết định việc phát huy tác dụng tích cực của các chính sách giá, lương, tiền mới.
Kỷ luật giá phải được chấp hành nghiêm túc, tổ chức tốt sản xuất và lưu thông phân phối để ổn định giá, nhất là giá mua lúa, giá bán gạo và các nông sản khác. Kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết đối với tất cả các thành phần kinh tế. Xét xử công khai và nghiêm minh bọn đầu cơ tích trữ, nâng giá và "tuồn" hàng của Nhà nước ra cho bọn gian thương.
Thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán phải đẩy mạnh thu mua nắm hàng, mở thêm các điểm bán hàng phù hợp với tình hình cụ thể ở các vùng kinh tế, phát huy vai trò chi phối thị trường của thương nghiệp xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện tốt công tác kiểm kê hàng hoá và kiểm tra hành chính đối với những hộ đã nắm chắc là trước đây cũng như trong thời gian thu đổi tiền đã có hành vi đầu cơ, tích trữ, buôn lậu, chú ý trước hết địa bàn trọng điểm, hộ trọng điểm, mặt hàng trọng điểm.
5. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các mặt công tác giá - lương - tiền. Các ngành, các địa phương phải chỉ đạo triển khai thật tốt các quyết định mới của Hội đồng Bộ trưởng về giá và lương; rà soát lại các mặt về chính sách và quản lý cho phù hợp với cơ chế quản lý mới.