Chỉ thị về việc tổ chức thi hành Bộ luật hình sự

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Chỉ thị 254-CT

Chỉ thị về việc tổ chức thi hành Bộ luật hình sự
Cơ quan ban hành: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởngSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:254-CTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Tố Hữu
Ngày ban hành:13/08/1985Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Chỉ thị 254-CT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHỈ THỊ

CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 254-CT
NGÀY 13 THÁNG 8 NĂM 1985 VỀ VIỆC TỔ CHỨC THI HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ

 

Tại kỳ họp tháng 6 năm 1985, Quốc hội đã thông qua chính thức Bộ luật hình sự và quyết định cho thi hành Bộ Luật từ ngày 1 tháng 1 năm 1986. Đây là một sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng, đánh dấu một bước tiến mới trong công tác lập pháp của Nhà nước ta nhằm thực hiện chủ trương tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Bộ luật hình sự thể hiện toàn diện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay, là công cụ sắc bén của chuyên chính vô sản, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, hiệu lực quản lý của nhà nước, góp phần hoàn thành hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Để chuẩn bị chu đáo và kịp thời những việc cần thiết trước mắt cho việc triển khai thi hành Bộ Luật hình sự, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị các Bộ, các ngành ở Trung ương, và Uỷ ban nhân dân các cấp, khẩn trương tiến hành những việc dưới đây:

 

I. PHỔ BIẾN, TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT HÌNH SỰ, NÂNG CAO Ý THỨC ĐẤU TRANH CHỐNG VÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM.

 

Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật là một bộ phận rất quan trọng của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao ý thức làm chủ tập thể của nhân dân. Để thi hành tốt Bộ Luật hình sự cần phải phổ biến, tuyên truyền thật sâu rộng trong cán bộ, nhân viên các cơ quan Nhà nước, các lực lượng vũ trang, các tổ chức xã hội và trong nhân dân về nội dung cơ bản của Bộ Luật hình sự, làm cho mọi người nắm được chính sách hình sự của Nhà nước, thấy rõ thế nào là tội phạm hình sự và các hình phạt đối với những người phạm tội; trên cơ sở đó mỗi người cán bộ, công nhân viên, quân đội và mỗi công dân nghiêm chỉnh chấp hành Bộ Luật hình sự. Cần nhận rõ sức mạnh của quần chúng hiểu biết pháp luật, chấp hành pháp luật, và dám đấu tranh bảo vệ pháp luật là nhân tố có ý nghĩa quyết định để Bộ luật hình sự được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và phát huy đầy đủ hiệu lực.

1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với các ngành có liên quan như Ban Tuyên huấn Trung ương, Bộ Văn hoá, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, Công đoàn, Hội Luật gia Việt nam và các cơ quan thông tin đại chúng (Báo chí, phát thanh, truyền hình) tổ chức một chiến dịch tuyên truyền phổ biến Bộ Luật hình sự. Để nội dung tuyên truyền phổ biến luật được thống nhất, cần phải có đề cương thích hợp với từng loại đối tượng, và phải có một đội ngũ báo cáo viên được bồi dưỡng, huấn luyện chu đáo trước khi về các địa phương và cơ sở để phổ biến, tuyên truyền Bộ Luật hình sự.

Bộ Tư pháp bàn với Bộ Tài chính để giải quyết kinh phí cho việc in tài liệu (Bộ Luật hình sự, các đề cương tuyên truyền, v.v...) và tổ chức các lớp tập huấn cán bộ và báo cáo viên. Bộ Văn hoá cần dành ưu tiên cho việc in các tài liệu trên.

2. Thủ trưởng các Bộ, các ngành, các đoàn thể ở Trung ương và Uỷ ban nhân dân các cấp cần nhận rõ trách nhiệm của mình trong việc tổ chức thi hành tốt Bộ Luật hình sự; phải chỉ đạo chặt chẽ việc tuyên truyền phổ biến Bộ Luật hình sự trong ngành và trong địa phương, kịp thời giải đáp những thắc mắc của cán bộ và nhân dân.

Các Bộ, các ngành có trách nhiệm kết hợp việc tuyên truyền, phổ biến Bộ Luật hình sự (nhất là những chương, những điều có liên quan đến hoạt động của ngành) với việc kiểm điểm việc chấp hành các luật lệ hiện hành của ngành, nhằm giúp cho cán bộ, nhân viên nêu cao tinh thần gương mẫu chấp hành pháp luật, tránh được những việc làm trái pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ.

3. Cán bộ, nhân viên các ngành chuyên trách (như Công an, Toà án, Kiểm sát, Tư pháp, Thanh tra) càng phải hiểu biết và nắm vững nội dung Bộ Luật hình sự để thi hành pháp luật được đúng đắn, thống nhất. Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Nội vụ, Uỷ ban Thanh tra Nhà nước, Toà án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức tốt việc bồi dưỡng về đường lối, chính sách hình sự thể hiện trong Bộ Luật hình sự nhằm bảo đảm việc xử lý tội phạm được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Trong khi nghiên cứu Bộ luật mới, cần liên hệ kiểm điểm sâu sắc việc thi hành luật pháp trong thời gian qua, đồng thời tổ chức một đợt kiểm tra việc bắt giữ, khám xét, truy tố, xét xử, thi hành án, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, nhằm giải quyết kịp thời những trường hợp làm trái pháp luật

 

II. BỔ SUNG, SỬA ĐỔI NHỮNG VĂN BẢN HIỆN HÀNH, RA NHỮNG VĂN BẢN MỚI BẢO ĐẢM VIỆC THI HÀNH ĐÚNG ĐẮN BỘ LUẬT HÌNH SỰ.

 

1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ nghiên cứu trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành những văn bản để thi hành những điều quy định trong Bộ Luật hình sự, như: cải tạo không giam giữ, trường giáo dưỡng, xoá án v.v...

2. Các Bộ, các ngành, nhất là các ngành trong khối kinh tế, tài chính kết hợp với việc thi hành Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cần khẩn trương soát xét lại những quy định hiện hành của ngành có liên quan đến việc thi hành Bộ Luật hình sự; đề nghị Hội đồng Bộ trưởng ban hành những văn bản mới để bảo đảm việc thi hành đúng Nghị quyết của Trung ương và Bộ Luật hình sự.

Bộ Tư pháp có trách nhiệm phối hợp và hướng dẫn các ngành về mặt pháp lý trong việc soát xét lại các văn bản hiện hành.

 

III. ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG VÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM.

 

Tình hình phạm tội hiện nay còn diễn biến phức tạp, có nơi có lúc nghiêm trọng; việc đấu tranh chống tội phạm còn thiếu kiên quyết và triệt để. Vì vậy, đi đôi với việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật hình sự, cần đẩy mạnh công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp cần phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án Nhân dân tối cao đề ra kế hoạch giải quyết nhanh và đúng những vụ án hình sự còn tồn đọng, nhất là các vụ trọng án xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, xâm phạm tính mạng và các quyền tự do dân chủ của công dân; kiên quyết chấm dứt tình trạng kéo dài việc xử lý tội phạm, thậm chí bỏ qua không xử lý. Mặt khác, cần củng cố tổ chức của ngành nội chính. Mỗi ngành cần đề cao tinh thần trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đồng thời tăng cường sự đoàn kết nhất trí, hợp tác chặt chẽ trong việc thi hành Bộ Luật hình sự, gây được lòng tin của quần chúng nhân dân đối với pháp luật và các cơ quan thi hành và bảo vệ pháp luật.

Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu các Bộ, các ngành, các đoàn thể ở Trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kế hoạch cụ thể phổ biến, tuyên truyền, giáo dục và thi hành Bộ Luật hình sự trong ngành và trong địa phương mình. Bộ Tư pháp có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp tình hình triển khai việc thi hành Bộ Luật hình sự, và báo cáo Hội đồng Bộ trưởng vào tháng 10 năm 1985.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi