Chỉ thị về việc phát triển sản xuất và phân phối đá xây dựng và đá vôi ở tỉnh Nam Bộ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Chỉ thị 190-CT

Chỉ thị về việc phát triển sản xuất và phân phối đá xây dựng và đá vôi ở tỉnh Nam Bộ
Cơ quan ban hành: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởngSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:190-CTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành:21/06/1988Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Chỉ thị 190-CT

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Chỉ thị 190-CT ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHỈ THỊ

CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 190-CT NGÀY 21-6-1988
VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI ĐÁ XÂY DỰNG VÀ
ĐÁ VÔI Ở CÁC TỈNH NAM-BỘ

 

Ba năm qua Bộ Xây dựng cùng một số ngành và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh liên quan đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện Chỉ thị số 277-CT ngày 6-9-1985 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về phát triển sản xuất vật liệu xây dựng tại các tỉnh Nam-bộ, kết quả là sản lượng đá miền Đông và Tây Nam-bộ năm 1987 tăng 1,6 đến 2 lần so với năm 1984. Tuy vậy, công tác quy hoạch và phân công hợp tác cụ thể triển khai chưa tốt đã ảnh hưởng làm cho việc khai thác đá trong toàn vùng nói chung và ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng không tiến triển nhanh hơn được.

Để phát triển mạnh sản xuất đá vùng Nam-bộ đủ cung cấp cho nhu cầu tại chỗ của năm 1988 và những năm tới, sau khi Bộ Xây dựng, các ngành liên quan và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh Nam-bộ đã bàn bạc nhất trí với nhau tại hội nghị về sản xuất và cung ứng vật liệu xây dựng ngày 23 tháng 3 năm 1988 tại thành phố Hồ Chí Minh và ngày 27 tháng 3 năm 1988 tại tỉnh An Giang, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị:

I. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG

1. Không phải tỉnh nào ở Nam-bộ cũng có mỏ đá; nhưng dù nằm ở địa phương nào thì mỏ đá vẫn là vốn, tài nguyên khoáng sản quốc gia do Nhà nước thống nhất quản lý, bảo vệ và đưa vào khai thác, sử dụng vì lợi ích chung của đất nước. Các ngành và Uỷ ban Nhân dân tỉnh được Nhà nước phân công quản lý và khai thác đá vùng Nam-bộ có trách nhiệm phát triển sản xuất đá theo quy hoạch chung để cung cấp cho nhu cầu của toàn vùng.

Năng lực sản xuất đá ở Nam-bộ hiện nay là 1,8 triệu mét khối, trong đó phần của địa phương là 1,2 triệu mét khối. Đến năm 1990, tối thiểu phải đạt 2,3 triệu mét khối, riêng địa phương ít nhất là 1,5 triệu mét khối. Đồng thời phải khẩn trương tiến hành những việc chuẩn bị cần thiết để tăng sản lượng lên một cách thoả đáng trong những năm tiếp theo nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu cả về đá xây dựng và đá vôi.

2. Trên cơ sở những mỏ đá và phương tiện hiện có ở các tỉnh Nam-bộ, tập trung chủ yếu vào việc đầu tư chiều sâu nhằm tăng năng lực khai thác tiến đến định hình công suất mỏ để cung ứng cho nhu cầu hàng năm với khối lượng ổn định; chỉ nơi nào thật cần thiết thì mới mở thêm mỏ mới.

Tất cả mỏ đá dù xây dựng mới hay mở rộng theo đầu tư chiều sâu đều phải nằm trong quy hoạch tổng thể về phát triển sản xuất đá toàn vùng, phải có luận chứng kinh tế - kỹ thuật và được cơ quan cấp trên có thẩm quyền xét duyệt theo sự phân cấp của Nhà nước.

3. Trong việc phát triển sản xuất đá, ngoài phần Nhà nước hỗ trợ và giao nhiệm vụ ghi trong kế hoạch hàng năm, các đơn vị có nhu cầu sử dụng đá cần chủ động bàn với các xí nghiệp sản xuất đá để tiến hành tổ chức liên kết đầu tư mở rộng sản xuất trên cơ sở tự nguyện góp vốn, phương tiện và chia sản phẩm theo phần đã đóng góp.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

Để bảo đảm đáp ứng đủ cho nhu cầu đá những năm tới ở Nam-bộ, các Bộ, ngành và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh liên quan được phân công làm những việc sau đây:

1. Sản xuất đá xây dựng.

a) Mỏ đá SUMCO (tức xí nghiệp 621) thuộc Liên hiệp xây dựng giao thông khu vực 6 - Bộ Giao thông vận tải, hiện có năng lực sản xuất 250.000 - 300.000m3, liên kết với thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Long An và một số tỉnh khác để nâng lên 400.000 - 450.000m3 vào năm 1990 và 500.000m3 vào những năm tiếp theo.

b) Mỏ đá Hoá An (Đồng Nai) thuộc Liên hiệp Vật liệu I - Bộ Xây dựng, hiện có năng lực khai thác 90.000m3, liên kết với các tỉnh Cửu Long và Bến Tre để đưa lên 200.000m3 vào năm 1990.

c) Mỏ đá Phước Hoà (núi ông Trịnh, Đồng Nai) thuộc Liên hiệp vật liệu I - Bộ Xây dựng, hiện có năng lực sản xuất 70.000m3, liên kết với tỉnh Tiền Giang đầu tư thêm vào các khâu khai thác, bến cảng, đường giao thông để năm 1990 có năng lực sản xuất 150.000m3.

d) Mỏ đá Núi Ngang thuộc Tổng cục Dầu khí cần xúc tiến lắp đặt nhanh dây chuyền khai thác đá công suất 120.000m3/năm do Liên doanh dầu khí Việt - Xô trang bị để tự cân đối đá xây dựng cho nhu cầu xây dựng dầu khí trong phần Tổng cục tự thi công. Mỏ đá Sóc Lu thuộc Bộ Xây dựng trước mắt đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng nhu cầu xây dựng công trình thuỷ điện Trị An. Khi yêu cầu của các công trình Trị An và dầu khí giảm dần thì tăng dần khối lượng đá phân phối dùng cho nhu cầu các tỉnh trong vùng.

đ) Các mỏ đá khu vực An Giang:

Để bảo đảm nhu cầu đá cho ngành giao thông và một số tỉnh lân cận cần tổ chức khai thác đá tập trung chủ yếu ở khu vực Bảy Núi (mỏ Cô Tô và Bà Đôi).

Năm 1988 phấn đấu sản xuất 250.000m3 và liên kết với các tỉnh An Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp để năm 1990 đưa lên 500.000m3.

Các mỏ đá ở Núi Sập đã có chủ trương cho ngừng khai thác để chuyển về khai thác ở vùng Sóc Triết. Các đơn vị sản xuất đá ở đây phải có kế hoạch chuyển tới vùng mỏ mới như đã được quy định trong văn bản số 345-V3 ngày 19-3-1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

e) Các mỏ đá khu vực Kiên Giang:

Tỉnh Minh Hải liên kết với tỉnh Kiên Giang khai thác đá xây dựng tại Hòn Đất, Hòn Me với công suất 100.000m3/năm để cung cấp nhu cầu của Minh Hải khoảng 50.000 m3/năm. Khi chưa khai thác được ở các mỏ nói trên, tỉnh Kiên Giang vẫn phải bảo đảm cấp cho tỉnh Minh Hải 50.000 m3/năm và cấp thêm khoảng 20.000m3 đá xô bồ từ đá vôi cho Minh Hải.

g) Một số mỏ đá khác ở các tỉnh Đồng Nai, Sông Bé , Tây Ninh, Vũng Tầu - Côn Đảo và các mỏ đá thuộc Liên hiệp xây dựng thuỷ lợi 4 ngoài việc cân đối cho các công trình của ngành và địa phương mình cần phải bàn với các tỉnh khác ở đồng bằng sông Cửu Long để ký hợp đồng cung cấp đá xây dựng với những đơn vị có nhu cầu về đá xây dựng.

2. Sản xuất đá vôi.

a) Tỉnh Kiên Giang bảo đảm cung cấp đá vôi đáp ứng yêu cầu của các tỉnh Minh Hải, sông Bé, Đồng Nai và một số tỉnh khác ở Nam-bộ.

b) Bộ Xây dựng cần bàn với Tổng cục Hoá chất về việc hợp lý hoá tổ chức sản xuất đá vôi tại khu vực Ba Hòn để nâng công suất khai thác tại đây lên 100.000m3/năm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của ngành hoá chất và cung cấp đá nung nôi cho thành phố Hồ Chí Minh và một phần cho tỉnh Đồng Nai.

c) Một số loại đá vôi kém phẩm chất, xô bồ không dùng để nung vôi được thì đưa vào mục đích xây dựng các công trình thích hợp, như đường sá v.v...

3. Sản xuất các vật liệu xây dựng khác.

a) Ngoài đá xây dựng và đá vôi, cần phát triển các loại vật liệu xây dựng khác như gạch, ngói, vôi, tấm trần, vách ngăn, gỗ xây dựng, chất dính, gạch ốp lát, cát, sỏi, v.v... Phải chú ý phát triển sản xuất ở cả 5 thành phần kinh tế để đáp ứng đủ vật liệu xây dựng cho các công trình công nghiệp và dân dụng. Trong chương trình xây dựng nhà ở tại đồng bằng sông Cửu Long cần tiến hành theo phương châm sử dụng nguyên liệu sẵn có tại chỗ với hình thức và quy mô thích hợp với từng địa phương.

b) những nơi có điều kiện phát triển vật liệu xây dựng thuận lợi, Uỷ ban Nhân dân tỉnh cần chỉ đạo việc sắp xếp tổ chức lại sản xuất trên địa bàn địa phương, việc liên kết, hợp tác giữa các đơn vị sản xuất và đơn vị có nhu cầu sử dụng để đẩy mạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trong tỉnh và hỗ trợ một phần cho các tỉnh khác.

c) Cần tận dụng phương tiện vận tải thuỷ và hạn chế tối đa việc dùng ô-tô để vận chuyển vật liệu xây dựng ở các tỉnh phía Nam.

4. Với chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành về vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng phải lập quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng ở Nam-bộ trình Nhà nước phê duyệt. Đối với các luận chứng kinh tế - kỹ thuật xây dựng mới và mở rộng các mỏ đá, Bộ Xây dựng có trách nhiệm đóng góp ý kiến bằng văn bản gửi cho các cơ quan xét duyệt theo sự phân công của Hội đồng Bộ trưởng. Mặt khác, Bộ xây dựng và Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương có nhiệm vụ tham gia với Uỷ ban Nhân dân các tỉnh Nam-bộ về nội dung liên kết đầu tư phát triển sản xuất vật liệu xây dựng để giúp địa phương chỉ đạo các đơn vị tiến hành liên kết đúng hướng và đúng chính sách của Nhà nước.

5. Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước cân đối nhu cầu nhiên liệu, vật tư theo kế hoạch Nhà nước giao hàng năm cho việc sản xuất, khai thác đá; riêng thuốc nổ thì cung cấp đủ cho nhu cầu khai thác đá nói chung ở các mỏ đá và được Bộ Xây dựng xác nhận về số lượng; đồng thời cùng Bộ Vật tư soát xét lại các thiết bị, vật tư đang tồn đọng trong các kho tàng để huy động đưa vào sử dụng cho chương trình hợp tác, liên kết đầu tư phát triển sản xuất ở các mỏ đá Nam-bộ.

Mặt khác, cần nghiên cứu nhập thêm một số phương tiện, thiết bị cần thiết để trang bị bổ sung cho khâu khai thác và vận chuyển đá. Để chủ động hơn, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước cân đối các điều kiện vật tư kỹ thuật cho ngành cơ khí trong nước chế tạo các máy nghiền đá cỡ nhỏ đã được chế thử để trang bị cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nghiền đá hộc mua ở các mỏ đá.

6. Bộ Năng lượng có trách nhiệm bàn với Bộ Xây dựng để tổ chức bố trí kho tàng và cung ứng thuốc nổ cho các mỏ đá ở các tỉnh Nam-bộ được thuận lợi.

7. Tổng cục Mỏ và Địa chất cần có kế hoạch tìm kiếm, thăm dò thêm nguồn đá vôi ở khu vực triển vọng thuộc vùng Tây Ninh - Sông Bé.

Vật liệu xây dựng ở các tỉnh Nam-bộ, nhất là đá xây dựng và đá vôi đang ở trong tình trạng rất thiếu thốn đã làm trở ngại đến công tác xây dựng và hoạt động kinh tế trong vùng nói chung. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu các Bộ, các ngành, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh và thành phố có liên quan phối hợp chặt chẽ với nhau để khẩn trương thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao trên đây. Bộ Xây dựng phải báo cáo kịp thời những vướng mắc trong quá trình triển khai và tổng hợp tình hình để định kỳ báo cáo Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về kết quả thực hiện Chỉ thị này.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi