Chỉ thị tăng cường công tác quản lý đoàn ra, đoàn vào trong tình hình mới

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Chỉ thị 189-CT

Chỉ thị tăng cường công tác quản lý đoàn ra, đoàn vào trong tình hình mới
Cơ quan ban hành: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởngSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:189-CTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Võ Chí Công
Ngày ban hành:04/08/1986Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Chỉ thị 189-CT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHỈ THỊ

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 189-CT NGÀY 4-8-1986

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐOÀN RA, ĐOÀN VÀO TRONG TÌNH HÌNH MỚI

 

Sau hơn một năm thi hành Chỉ thị số 419-CT ngày 14-12-1984 của Hội đồng Bộ trưởng, việc quản lý các đoàn ra, đoàn vào có tiến bộ hơn và đạt được một số kết quả nhất định. Song trong công tác này vẫn còn nhiều thiếu sót chủ yếu là lợi ích mang lại cho đất nước nói chung chưa nhiều và không tương xứng với sự tiêu phí về sức lực, thời gian, vật chất và tài chính. Nguyên nhân chủ yếu là các đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chưa nghiêm túc thực hiện các quy định về xác định mục đích và nội dung, phân tích hiệu quả, lập kế hoạch, xét chọn nhân sự, thanh quyết toán chi tiêu, báo cáo kết quả công tác, tổng kết và phổ biến kinh nghiệm. Bộ máy theo dõi, quản lý công tác đoàn ra, đoàn vào từ các Bộ đến Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng còn phân tán, nhiều đầu mối, không đủ năng lực. Quy chế quản lý có nhiều sơ hở, chưa phù hợp với tình hình thực tế.

Để quản lý đoàn ra, đoàn vào tốt hơn, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định:

1. Từ nay, kế hoạch đoàn ra, đoàn vào và dự toán kinh phí của năm sau phải gửi đến Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng vào đầu tháng 10 của năm trước để kịp trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng xét duyệt và thông báo cho các cơ quan thực hiện ngay từ đầu năm kế hoạch. Kế hoạch này phải được đồng chí Thủ trưởng xem xét, cân nhắc rất chặt chẽ, khắc phục những thiếu sót đã nêu ở trên.

Để kịp thời gian, về nguyên tắc, chấp nhận kế hoạch đoàn ra, đoàn vào năm 1986 đã được tổ công tác lâm thời cùng các Bộ và địa phương soát xét lại (theo quy định tại công văn số 1613-V7 ngày 12-4-1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng). Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng có trách nhiệm thông báo cho các Bộ và địa phương thực hiện.

2. Trong phạm vi kế hoạch đoàn ra, đoàn vào và hạn mức kinh phí đã được duyệt, các đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương quyết định số lượng người, nhân sự, thời gian... sau khi đã làm việc với các cơ quan nói ở điểm 3b dưới đây. Việc giải quyết thủ tục cho những đoàn ra, đoàn vào có nhân sự từ cấp vụ trở xuống, các Bộ và địa phương được phép làm việc thẳng với các cơ quan hữu quan, không phải xin phép Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Đối với các đoàn ra, đoàn vào có nhân sự từ cấp Thứ trưởng, Phó chủ tịch tỉnh trở lên, và tất cả các đoàn ra, đoàn vào quan hệ với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ và với cá nhân ngoài khối xã hội chủ nghĩa (trừ số chuyên gia theo đường nhập khẩu thiết bị toàn bộ hoặc các công trình viện trợ đã được chấp nhận) đều phải trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng xem xét, quyết định. Các cơ quan hữu quan không được làm thủ tục cho đoàn ra, đoàn vào khi chưa được cấp có thẩm quyền xét duyệt.

3. Việc xem xét, giải quyết cho các đoàn ra, đoàn vào phải theo đúng những quy định sau đây:

a) Việc cử đoàn ra, mời đoàn vào phải theo đúng kế hoạch đã được duyệt. Trường hợp đặc biệt phải bổ sung kế hoạch thì phải báo cáo xin ý kiến của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng trước 1 tháng và nếu được duyệt thì kế hoạch được điều chỉnh cũng chỉ chi tiêu trong phạm vi kinh phí đã được duyệt. Không giải quyết các đoàn đột xuất, ngoài kế hoạch và ngoài hạn mức kinh phí.

b) Đối với các đoàn ra, đoàn vào thuộc phạm vi dưới đây, phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý lĩnh vực hữu quan thì mới làm thủ tục cho đoàn ra, đoàn vào.

- Về xuất nhập khẩu và có liên quan đến xuất nhập khẩu phải được Bộ trưởng Bộ Ngoại thương đồng ý.

- Về hợp tác khoa học kỹ thuật phải được Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước đồng ý.

- Về quan hệ với Lào và Căm-pu-chia phải được Chủ nhiệm Uỷ ban Hợp tác kinh tế, văn hoá với Lào và Căm-pu-chia đồng ý.

- Về thăm hữu nghị hoặc theo yêu cầu của công tác chính trị đối ngoại và ra vào thuộc khu vực phức tạp như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN, Nam Triều Tiên, Tây Béc-lin... phải được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đồng ý.

- Việt kiều và khách từ các nước không phải xã hội chủ nghĩa xin vào nước ta (trừ các đoàn do Chính phủ mời, các đoàn vào du lịch sẽ có quy chế riêng) phải được Bộ trưởng Bộ Nội vụ đồng ý.

c) Đối với các đoàn có tính chất nghiệp vụ của ngoại giao, nội vụ, quốc phòng, ngoại thương thì vẫn uỷ nhiệm cho các đồng chí Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Ngoại thương quyết định (trong phạm vi và quyền hạn nói ở điểm 2 trên).

d) Các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của ngành và địa phương (Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Tổng cục trưởng, Chủ tịch tỉnh) phải cân nhắc thận trọng mỗi khi xin đi công tác nước ngoài, nói chung không đi nhiều lần trong 1 năm, trừ trường hợp các đồng chí trên đây là thành viên của các tổ chức quốc tế và phải tham gia sinh hoạt theo quy định của các tổ chức đó.

đ) Trường hợp do các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ và cá nhân người nước ngoài ngoài khu vực xã hội chủ nghĩa mời đích danh cán bộ đi nước ngoài, đều phải được xem xét thận trọng. Nghiêm cấm mọi hành vi móc ngoặc, gợi ý để được mời đích danh.

e) Tất cả các đoàn ra đều phải làm thủ tục với Ban Tổ chức Trung ương hoặc Bộ Nội vụ về nhân sự, với Bộ Tài chính về nguồn kinh phí và chế độ chi tiêu. Bộ Ngoại giao chỉ làm hộ chiếu khi có xác nhận của Ban Tổ chức Trung ương (hoặc của Bộ Nội vụ) về nhân sự và chỉ được phép trao hộ chiếu cho đoàn lên đường khi có xác nhận của Bộ Tài chính về chế độ chi tiêu, và khi có sự xác nhận rằng nước, cơ quan mời đã nhận đón hoặc bố trí thời gian làm việc.

Các cơ quan hữu quan có trách nhiệm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các thủ tục nói trên, không được gây phiền hà, trở ngại không cần thiết.

g) Việc sử dụng kinh phí (ngoại tệ và tiền Việt Nam) do Ngân sách cấp phát hay trích từ vốn tự có,... phải hết sức tiết kiệm và theo đúng chế độ của Bộ Tài chính; cắt giảm bớt quà cáp, chiêu đãi, xe cộ, tham quan hoặc đi thăm địa phương. Không được chi vượt hạn mức kinh phí hoặc chi ngoài chế độ do Bộ Tài chính thông báo.

Bộ Tài chính bàn với Bộ Ngoại thương và các ngành hữu quan ban hành (trong quý III năm 1986) Thông tư hướng dẫn việc hạch toán và sử dụng nguồn vốn tự có (cả ngoại tệ và tiền Việt Nam) để chi cho đoàn ra, đoàn vào.

h) Phải nghiệm túc chấp hành kỷ luật báo cáo kết quả công tác (cho Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng và các cơ quan hữu quan) và phải thanh toán, quyết toán chi tiêu với Bộ Tài chính trong phạm vi 15 ngày sau khi về nước hoặc tiễn khách về. Các cơ quan hữu quan được phép từ chối làm thủ tục cho đoàn tiếp theo, nếu quá hạn mà chưa nhận được báo cáo hoặc quyết toán của đoàn trước.

4. Chấn chỉnh bộ máy chuyên trách quản lý theo dõi đoàn ra, đoàn vào từ các Bộ, địa phương đến cơ quan có chức năng quản lý tổng hợp và Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng theo hướng tập trung vào một đầu mối thống nhất. Phải bố trí những cán bộ có phẩm chất chính trị tốt, trung thực, gương mẫu, có năng lực tổng hợp, và có tác phong sâu sát,... để đảm nhiệm công việc này.

5. Chỉ thị này không liên quan đến trường hợp cán bộ và công nhân ta cử đi hợp tác chuyên gia và lao động với các nước.

Đối với hai đối tượng này, cũng như đối với các đoàn ra, đoàn vào nói trong Chỉ thị này, giao cho Bộ Tài chính cùng các cơ quan hữu quan xây dựng, bổ sung chế độ tài chính theo tinh thần tiết kiệm chi, tăng thu ngoại tệ cho Nhà nước trên cơ sở bảo đảm mức chi tiêu và mức thu nhập hợp lý cho cán bộ các công nhân.

6. Chỉ thị này có hiệu lực từ ngày ban hành, huỷ bỏ điểm 4a của Chỉ thị số 419-CT ngày 14-12-1984, và điều 10 của Bản quy định kèm theo Nghị định số 128-HĐBT ngày 30-4-1985.

Các cơ quan có chức năng quản lý lĩnh vực có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra thực hiện, kịp thời khen thưởng nêu gương tốt, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Quy chế.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi