Quyết định 666/QĐ-BKHCN Điều tra nhận thức công chúng về khoa học và công nghệ năm 2023

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 666/QĐ-BKHCN

Quyết định 666/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Điều tra nhận thức công chúng về khoa học và công nghệ năm 2023
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:666/QĐ-BKHCNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Lê Xuân Định
Ngày ban hành:10/04/2023Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

Điều tra nhận thức công chúng về khoa học và công nghệ năm 2023

Ngày 10/4/2023, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 666/QĐ-BKHCN về việc Điều tra nhận thức công chúng về khoa học và công nghệ năm 2023. Sau đây là một số nội dung đáng chú ý của Quyết định này.

1. Điều tra nhận thức công chúng về KH&CN nhằm các mục đích sau:

  • Thu thập và phân tích dữ liệu về nhận thức, thái độ và sự hiểu biết của công chúng đối với KH&CN;
  • So sánh sự khác biệt về nhận thức, thái độ và hiểu biết về KH&CN của công chúng so với những kết quả điều tra trước đây;
  • Cung cấp thông tin phục vụ công tác hoạch định chiến lược, chính sách về KH&CN và kế hoạch hành động để nâng cao nhận thức, hiểu biết và thúc đẩy mối quan tâm của công chúng đối với KH&CN.

2. Đối tượng điều tra nhận thức của công chúng về KH&CN là cá nhân trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên) ở các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương thuộc các nhóm sau:

  • Người làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp không thuộc ngành KH&CN;
  • Người làm việc trong doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (phi nông nghiệp) trừ doanh nghiệp KH&CN;
  • Người dân bao gồm: Công nhân, nông dân, người cao tuổi, thanh niên, học sinh, sinh viên.

(Không bao gồm các cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng).

3. Thời điểm điều tra là ngày 01/7/2023. Thời gian thu thập thông tin là 31 ngày kể từ ngày 01/7/2023.

4. Cuộc điều tra thu thập thông tin về nhận thức, thái độ, sự hiểu biết của công chúng về KH&CN bao gồm các nội dung sau:

  • Thông tin chung của người được điều tra (độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, lĩnh vực hoạt động...);
  • Nhận thức chung của người được điều tra về KH&CN;
  • Thái độ của người được điều tra đối với KH&CN (bao gồm cả chính sách KH&CN);
  • Hiểu biết của người được điều tra về vai trò, tác động của KH&CN (bao gồm cả chính sách KH&CN) đối với sản xuất và đời sống.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 666/QĐ-BKHCN tại đây

tải Quyết định 666/QĐ-BKHCN

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 666/QĐ-BKHCN DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 666/QĐ-BKHCN PDF PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Số: 666/QĐ-BKHCN

Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc Điều tra nhận thức công chúng về khoa học và công nghệ năm 2023
________

BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Căn cứ Luật thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê ngày 12 tháng 11 năm 2021;

Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thống kê;

Căn cứ Nghị định 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 85/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống tổ chức thống kê tập trung và thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Thông tư số 04/2018/TT-BKHCN ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc quy định các cuộc điều tra thống kê khoa học và công nghệ ngoài Chương trình điều tra thống kê quốc gia;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Tiến hành Điều tra nhận thức công chúng về khoa học và công nghệ năm 2023 theo Phương án được ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Giao Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện Điều tra nhận thức công chúng về khoa học và công nghệ năm 2023 theo đúng kế hoạch, nội dung và phương án được phê duyệt. Kinh phí thực hiện Điều tra nhận thức công chúng về khoa học và công nghệ năm 2023 được lấy từ kinh phí thực hiện nhiệm vụ thống kê khoa học và công nghệ năm 2023 đã được Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Cục trưởng Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Bộ KH&CN: Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- Tổng cục Thống kê;
- Sở KH&CN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, TTKHCN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Xuân Định

 

PHƯƠNG ÁN

Điều tra nhận thức công chúng về khoa học và công nghệ năm 2023
(Ban hành theo Quyết định số: 666/QĐ-BKHCN ngày 10 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc điều tra nhận thức công chúng về khoa học và công nghệ năm 2023)
______

1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU ĐIỀU TRA

1.1. Mục đích điều tra

Điều tra nhận thức công chúng về khoa học và công nghệ (KH&CN) nhằm các mục đích sau:

● Thu thập và phân tích dữ liệu về nhận thức, thái độ và sự hiểu biết của công chúng đối với KH&CN;

● So sánh sự khác biệt về nhận thức, thái độ và hiểu biết về KH&CN của công chúng so với những kết quả điều tra trước đây;

● Cung cấp thông tin phục vụ công tác hoạch định chiến lược, chính sách về KH&CN và kế hoạch hành động để nâng cao nhận thức, hiểu biết và thúc đẩy mối quan tâm của công chúng đối với KH&CN.

1.2. Yêu cầu điều tra

Cuộc điều tra thực hiện theo đúng quy định của Phương án điều tra, bảo đảm thông tin đầy đủ, trung thực, chính xác kịp thời, không trùng lặp hoặc bỏ sót thông tin; các thông tin thu thập được bảo mật theo quy định của Luật thống kê.

2. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA

2.1. Phạm vi điều tra

Phạm vi lãnh thổ: điều tra trên toàn quốc.

2.2. Đối tượng

Đối tượng điều tra nhận thức của công chúng về KH&CN là cá nhân trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên) ở các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương thuộc các nhóm sau:

- Người làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp không thuộc ngành KH&CN;

- Người làm việc trong doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (phi nông nghiệp) trừ doanh nghiệp KH&CN;

- Người dân bao gồm: Công nhân, nông dân, người cao tuổi, thanh niên, học sinh, sinh viên.

(Không bao gồm các cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng).

3. LOẠI ĐIỀU TRA

Loại điều tra: Điều tra chọn mẫu trong phạm vi đối tượng từ 15 tuổi trở lên.

Phương pháp chọn mẫu:

- Quy mô mẫu: chọn theo 6 vùng kinh tế xã hội và 2 thành phố lớn (Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh)

+ Hà Nội

+ Tp Hồ Chí Minh

+ Miền núi phía Bắc (gồm 14 tỉnh thuộc Đông Bắc Bộ và Tây Bắc Bộ)

+ Đồng bằng sông Hồng (gồm 10 tỉnh)

+ Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (gồm 14 tỉnh)

+ Tây Nguyên (gồm 5 tỉnh)

+ Đông Nam Bộ (gồm 5 tỉnh)

+ Tây Nam Bộ (gồm 13 tỉnh)

- Xác định quy mô mẫu:

Quy mô mẫu được xác định theo công thức:

n =

Nz2pq

N∆2x + z2pq

Trong đó:

n - số đơn vị tổng thể mẫu

N - số đơn vị tổng thể chung

x - là phạm vi sai số chọn mẫu

z - là giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy 95% thì giá trị z = 1,96)

p là ước tính tỷ lệ % của tổng thể

q = 1 - p thường tỷ lệ p và q được ước tính 50%/50% đó là khả năng lớn nhất có thể xảy ra của tổng thể

Xác định cỡ mẫu dựa vào quy mô Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo vùng:

Vùng

Lực lượng lao động (nghìn người)

CẢ NƯỚC

50560.5

Hà Nội

3939.9

TP. Hồ Chí Minh

4622.5

Đồng bằng sông Hồng (10 tỉnh)

7496.8

Trung du và miền núi phía Bắc (14 tỉnh)

5866.8

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (14 tỉnh)

10462.3

Tây Nguyên (5 tỉnh)

3520.1

Đông Nam Bộ (5 tỉnh)

5290.8

Tây Nam Bộ (13 tỉnh)

9361.4

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Ở đây sẽ xác định cỡ mẫu n1 của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là vùng có lực lượng lao động lớn nhất và cỡ mẫu n2 của vùng Tây Nguyên là vùng có lực lượng lao động nhỏ nhất.

Tính cỡ mẫu của hai vùng với độ tin cậy 95%, giá trị z tương ứng là 1,96, sai số cho phép nằm trong khoảng +5%. Giả định p.q lớn nhất có thể xảy ra là 0,5*0,5. Với số tổng thể chung của vùng Tây Nam Bộ: N1=10462300, vùng Tây Nguyên: N2=3520100, cỡ mẫu sẽ được tính là:

n1 =

N1z2pq

=

10462300*1,962*0,5*0,5

= 384,1459

N12x + z2pq

10462300*0,052+1,962*0,5*0,5

 

 

n2 =

N2z2pq

=

3520100*1,962*0,5*0,5

= 384,1181

N22x + z2pq

3520100*0,052+1,962*0,5*0,5

 

 

Để đảm bảo tính đại diện tốt hơn, chọn cỡ mẫu cho mỗi vùng là n = 450 đơn vị mẫu.

Như vậy, tổng thể mẫu cho cả nước sẽ là: 450 x 8 = 3600 (đơn vị mẫu).

Đối với Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh là 2 thành phố lớn cần ưu tiên trong việc đánh giá nhận thức của công chúng ở 2 thành phố này nên sẽ chọn cỡ mẫu là 450. Đối với các vùng còn lại sẽ phân bổ 2700 mẫu của 6 vùng theo tỷ lệ căn bậc 2 của lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của các vùng. Đối với từng vùng và từng tỉnh ta xác định số lượng đơn vị mẫu theo bảng phân bổ mẫu sau:

Vùng/Tỉnh

Lực lượng lao động (Nghìn người)

Tỷ lệ căn bậc 2 của các vùng trong cả nước

Tỷ lệ căn bậc 2 của các tỉnh trong 1 vùng

Cỡ mẫu của các tỉnh

CẢ NƯỚC

50560.6

1

 

3600

Hà Nội

3939.9

 

 

450

TP. Hồ Chí Minh

4622.5

 

 

450

6 vùng

41998.2

 

 

2700

Đồng bằng sông Hồng (10 tỉnh)

7496.8

0.1752

1

473

Vĩnh Phúc

578.4

 

0.0887

42

Bắc Ninh

766.2

 

0.1021

48

Quảng Ninh

668.0

 

0.0953

45

Hải Dương

939.9

 

0.1130

53

Hải Phòng

1033.8

 

0.1186

56

Hưng Yên

680.5

 

0.0962

45

Thái Bình

956.1

 

0.1140

54

Hà Nam

439.4

 

0.0773

37

Nam Định

947.2

 

0.1135

54

Ninh Bình

487.3

 

0.0814

38

Trung du và miền núi phía Bắc (14 tỉnh)

5866.8

0.1550

1

418

Hà Giang

364.2

 

0.0688

29

Cao Bằng

163.3

 

0.0461

19

Bắc Kạn

144.6

 

0.0434

18

Tuyên Quang

379.0

 

0.0702

29

Lào Cai

382.9

 

0.0705

30

Yên Bái

371.1

 

0.0695

29

Thái Nguyên

599.0

 

0.0882

37

Lạng Sơn

323.2

 

0.0648

27

Bắc Giang

960.2

 

0.1117

47

Phú Thọ

679.2

 

0.0940

39

Điện Biên

301.0

 

0.0625

26

Lai Châu

167.5

 

0.0467

20

Sơn La

555.3

 

0.0850

36

Hòa Bình

476.3

 

0.0787

33

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (14 tỉnh)

10462.3

0.2069

1

559

Thanh Hóa

1968.9

 

0.1203

67

Nghệ An

1620.6

 

0.1091

61

Hà Tĩnh

513.7

 

0.0614

34

Quảng Bình

433.0

 

0.0564

32

Quảng Trị

332.8

 

0.0495

28

Thừa Thiên - Huế

579.7

 

0.0653

36

Đà Nẵng

579.5

 

0.0653

36

Quảng Nam

820.4

 

0.0777

43

Quảng Ngãi

670.9

 

0.0702

39

Bình Định

834.1

 

0.0783

44

Phú Yên

465.2

 

0.0585

33

Khánh Hòa

626.0

 

0.0678

38

Ninh Thuận

325.6

 

0.0489

27

Bình Thuận

691.9

 

0.0713

40

Tây Nguyên (5 tỉnh)

3520.1

0.1200

1

324

Kon Tum

315.0

 

0.1374

45

Gia Lai

915.6

 

0.2343

76

Đắk Lắk

1121.5

 

0.2593

84

Đắk Nông

389.1

 

0.1528

50

Lâm Đồng

778.9

 

0.2161

70

Đông Nam Bộ (5 tỉnh)

5290.8

0.1472

1

397

Bình Phước

600.5

 

0.1554

62

Tây Ninh

655.6

 

0.1624

65

Bình Dương

1656.2

 

0.2581

103

Đồng Nai

1757.0

 

0.2659

106

Bà Rịa - Vũng Tàu

621.5

 

0.1581

63

Tây Nam Bộ (13 tỉnh)

9361.4

0.1957

1

529

Long An

992.7

 

0.0913

48

Tiền Giang

1051.3

 

0.0940

50

Bến Tre

774.7

 

0.0806

43

Trà Vinh

535.8

 

0.0671

35

Vĩnh Long

584.0

 

0.0700

37

Đồng Tháp

912.9

 

0.0875

46

An Giang

922.2

 

0.0880

47

Kiên Giang

917.6

 

0.0878

46

Cần Thơ

584.3

 

0.0700

37

Hậu Giang

394.1

 

0.0575

30

Sóc Trăng

614.1

 

0.0718

38

Bạc Liêu

480.9

 

0.0635

34

Cà Mau

596.8

 

0.0708

37

Mỗi tỉnh chọn người trả lời phiếu theo số đơn vị mẫu của từng tỉnh chia theo các nhóm sau:

- Người làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp không thuộc ngành KH&CN;

- Người làm việc trong doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (phi nông nghiệp) trừ doanh nghiệp KH&CN;

- Người dân bao gồm: Công nhân, nông dân, người cao tuổi, thanh niên, học sinh, sinh viên.

(Không bao gồm các cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực an ninh quốc phòng).

4. THỜI ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA

4.1. Thời điểm, thời gian điều tra

Thời điểm điều tra là ngày 01/7/2023.

Thời gian thu thập thông tin là 31 ngày kể từ ngày 01/7/2023.

4.2. Phương pháp điều tra

Cuộc điều tra thực hiện theo hai phương pháp:

- Phương pháp gián tiếp: là phương pháp thu thập thông tin bằng cách gửi phiếu điều tra cho người được hỏi, người được hỏi tự ghi câu trả lời vào phiếu điều tra rồi gửi lại cho điều tra viên (các điều tra viên được tập huấn kiến thức, kỹ năng thu thập thông tin trong mẫu phiếu điều tra);

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: là phương pháp thu thập thông tin thông qua quá trình hỏi đáp trực tiếp giữa điều tra viên và người cung cấp thông tin. Điều tra viên trực tiếp hỏi và ghi chép thông tin vào phiếu điều tra (áp dụng đối với những cá nhân thuộc đối tượng điều tra không có khả năng tự ghi được phiếu điều tra).

5. NỘI DUNG, PHIẾU ĐIỀU TRA

5.1. Nội dung điều tra

Cuộc điều tra thu thập thông tin về nhận thức, thái độ, sự hiểu biết của công chúng về KH&CN bao gồm các nội dung sau:

- Thông tin chung của người được điều tra (độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, lĩnh vực hoạt động...);

- Nhận thức chung của người được điều tra về KH&CN;

- Thái độ của người được điều tra đối với KH&CN (bao gồm cả chính sách KH&CN);

- Hiểu biết của người được điều tra về vai trò, tác động của KH&CN (bao gồm cả chính sách KH&CN) đối với sản xuất và đời sống.

5.2. Phiếu điều tra

Điều tra nhận thức công chúng về KH&CN năm 2023 sử dụng 01 loại phiếu: Phiếu 01/ĐTNTCC-KHCN/2023 - Phiếu điều tra nhận thức công chúng về KH&CN (Phụ lục kèm theo).

6. PHÂN LOẠI THỐNG KÊ SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRA

- Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2017/QĐ-TTg ngày 17/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân.

- Bảng phân loại lĩnh vực nghiên cứu KH&CN; Bảng phân loại mục tiêu kinh tế - xã hội của hoạt động KH&CN và Bảng phân loại dạng hoạt động KH&CN ban hành kèm theo Quyết định số 12/2008/QĐ-BKHCN ngày 04/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và đính chính theo Quyết định số 37/QĐ-BKHCN ngày 14/01/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đính chính Quyết định 12/2008/QĐ-BKHCN .

- Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam ban hành theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ và được cập nhật đến thời điểm điều tra.

7. QUY TRÌNH XỬ LÝ VÀ BIỂU ĐẦU RA CỦA ĐIỀU TRA

7.1. Quy trình xử lý

- Cuộc điều tra được xử lý tổng hợp tập trung bằng máy tính, nhập tin bằng bàn phím trên phần mềm do Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia phát triển.

- Các điều tra viên có trách nhiệm thu thập phiếu điều tra trên địa bàn, lĩnh vực quản lý của mình, kiểm tra, đối chiếu số liệu trước khi nộp về cho Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

- Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia tổ chức, chỉ đạo và triển khai công tác xử lý toàn bộ số liệu điều tra Nhận thức công chúng về KH&CN năm 2023.

- Dữ liệu sẽ được tổng hợp tự động theo các biểu đầu ra bằng phần mềm.

7.2 Biểu đầu ra

Các biểu tổng hợp kết quả điều tra được thể hiện trong phần phụ lục.

8. KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH

Tháng 3-5/2023: Chuẩn bị và in phương án, phiếu điều tra.

Tháng 4-5/2023: Lập danh sách đối tượng điều tra.

Tháng 5-6/2023: Phát triển phần mềm nhập tin, xử lý và tổng hợp phiếu điều tra;

Tháng 6/2023: Tổ chức tập huấn điều tra cho các điều tra viên tại ba miền Bắc, Trung, Nam.

Tháng 7/2023: Điều tra, thu thập thông tin.

Tháng 8-12/2023: Nhập tin, xử lý, tổng hợp, biên soạn và phân tích kết quả điều tra bao gồm:

- Kiểm tra, làm sạch phiếu;

- Xây dựng hệ biểu tổng hợp kết quả đầu ra;

- Xây dựng chương trình nhập tin, xử lý và tổng hợp phiếu điều tra;

- Nhập tin phiếu điều tra;

- Xử lý, tổng hợp kết quả điều tra, biên soạn số liệu kết quả điều tra;

- Viết báo cáo tổng hợp, phân tích;

- In ấn số liệu kết quả điều tra, các báo cáo tổng hợp, phân tích.

8.1. Xác định số lượng, lập danh sách các đối tượng điều tra

Lập bảng kê: Bảng kê được lập cho tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nhằm vừa bảo đảm cho việc điều tra thu thập thông tin đúng đối tượng, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chuẩn bị và tổ chức điều hành.

8.2. Tập huấn cán bộ chỉ đạo và điều tra viên

Tổ chức các lớp tập huấn cho điều tra viên ở các tỉnh trên cả nước theo 3 khu vực Bắc, Trung, Nam.

8.3. Triển khai thu thập số liệu

Thu thập số liệu được bắt đầu vào ngày 01/7/2023.

Cần thông báo trước cho các cá nhân được điều tra và các đối tượng điều tra viên cần gặp về ngày, giờ điều tra viên đến điều tra.

Trong quá trình thu thập thông tin, nếu chưa rõ, điều tra viên cần hướng dẫn để các cá nhân cung cấp hoặc giải thích để hoàn thiện phiếu điều tra. Điều tra viên chỉ ghi vào phiếu những thông tin trung thực và đã được kiểm tra. Điều tra viên tuyệt đối không được tự ý ghi chép vào phiếu những thông tin giả tạo, sai sự thật dưới mọi hình thức.

8.4. Xử lý tổng hợp và công bố kết quả điều tra

Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia tổ chức, chỉ đạo và triển khai công tác xử lý toàn bộ số liệu điều tra Nhận thức công chúng về KH&CN. Dữ liệu sẽ được xử lý và tổng hợp theo các biểu đầu ra bằng phần mềm.

Mọi thông tin về kết quả Điều tra do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố theo quy định của pháp luật.

9. TỔ CHỨC ĐIỀU TRA

9.1. Công tác tổ chức chỉ đạo và thực hiện

Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Điều tra Nhận thức công chúng về KH&CN năm 2023 theo đúng kế hoạch, nội dung và phương án quy định. Địa chỉ liên lạc:

Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội, Tel: 024-38256143, Fax: 024-39349127

Email: [email protected]

9.2. Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra

Nhằm bảo đảm chất lượng của cuộc Điều tra, Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc giám sát, kiểm tra kết hợp thanh tra thường xuyên hoặc đột xuất trong suốt thời gian từ khâu lập bảng kê, tập huấn đến thu thập, tổng hợp nhanh số liệu điều tra tại các địa bàn.

Nội dung giám sát, kiểm tra, thanh tra gồm: Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc lập danh sách đối tượng điều tra, tham gia các lớp tập huấn, số lượng và chất lượng phiếu, cách hỏi và ghi phiếu của từng điều tra viên, tính logic giữa các cột, dòng, các chỉ tiêu, quan hệ giữa các biểu, kiểm tra số học, đơn vị tính, đánh mã, các thủ tục hành chính, kiểm tra thực địa tại địa bàn...

Hình thức giám sát, kiểm tra, thanh tra: Kiểm tra chéo, cấp trên giám sát, kiểm tra, thanh tra cấp dưới, kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất, kiểm tra trọng điểm, tổng kiểm tra trước khi nghiệm thu. Tổ công tác kiểm tra điển hình việc tổ chức và thực hiện điều tra tại các ngành, địa phương để phát hiện và giải quyết tại chỗ, kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình điều tra.

Nhằm bảo đảm chất lượng của thông tin thu thập tại địa bàn trước khi nghiệm thu, bàn giao, điều tra viên phải đặc biệt lưu ý đến trách nhiệm kiểm tra tất cả các phiếu điều tra cả về nội dung, phương pháp tính, tính logic, kiểm tra số học, các quy định hành chính bắt buộc (chữ ký...).

Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia thực hiện phúc tra theo đúng Quy trình phúc tra nhằm phát hiện những sai sót trong quá trình thu thập thông tin, đánh giá chất lượng điều tra và công bố độ tin cậy số liệu cho người sử dụng thông tin.

9.3. Tổ chức nghiệm thu phiếu ở các cấp

Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia trực tiếp nghiệm thu phiếu điều tra với các điều tra viên. Thời gian nghiệm thu từ ngày 01 đến 31 tháng 8 năm 2023, nghiệm thu từ 1- 2 ngày tùy theo số lượng phiếu điều tra và chất lượng phiếu điều tra của mỗi điều tra viên.

Nội dung nghiệm thu bao gồm: số lượng phiếu đã điều tra, chất lượng thông tin và chất lượng phiếu. Các thành phần tham gia nghiệm thu ký vào biên bản nghiệm thu và chịu trách nhiệm về kết quả đã nghiệm thu.

10. KINH PHÍ

Kinh phí triển khai Điều tra Nhận thức công chúng về KH&CN từ nguồn ngân sách nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Chế độ chi triển khai Điều tra Nhận thức công chúng về KH&CN được thực hiện theo Thông tư số 37/2022/TT-BTC ngày 22/6/2022 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 3 và Mẫu số 01 kèm theo Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc Điều tra thống kê, Tổng điều tra thống kê quốc gia.

Cục trưởng Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng nguồn kinh phí được cấp theo chế độ tài chính hiện hành, bảo đảm điều kiện để thực hiện tốt cuộc điều tra./.

 

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

PHIẾU ĐIỀU TRA NHẬN THỨC CÔNG CHÚNG VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

ÁP DỤNG CHO CÁC CÁ NHÂN TRONG ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG (TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN KHÔNG BAO GỒM CÁC CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC AN NINH, QUỐC PHÒNG)

 

Phiếu 1/ĐTNTCC-KHCN/2023

 

Mã số

 

 

Ô này dành cho CQ Thống kê ghi

Họ và tên người trả lời phiếu: (CHỮ IN HOA)

Giới tính      □ Nam Nữ

Nhóm dân tộc    □ Kinh       □ khác

Tuổi 15-22    □ 23-35    □ 36-60    □ trên 60

Nơi ở:

Phường/Xã:

Quận/Huyện/Thị xã/TP thuộc tỉnh:

Tỉnh/Thành phố:

PHẦN I: THÔNG TIN CỦA NGƯỜI TRẢ LỜI PHIẾU

Điều tra nhận thức công chúng về KH&CN được thực hiện theo Quyết định số .../QĐ-BKHCN ngày ... tháng ... năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, những điều ghi trên phiếu được bảo mật theo Luật thống kê)

1. Bằng cấp cao nhất mà anh/chị đã đạt được?

 

□ 1. Tiểu học

□ 2. Trung học cơ sở

□ 3. Trung học phổ thông

□ 4. Sơ cấp

 

□ 5. Trung cấp

□ 6. Cao đẳng

□ 7. Đại học

□ 8. Thạc sĩ

 

□ 9. Tiến sĩ

□ 10. Không bằng cấp

□ 11. Khác (Vui lòng ghi cụ thể …………..)

2. Anh/chị được đào tạo chuyên ngành khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực nào sau đây?

 

□ a. Khoa học tự nhiên

□ b. Khoa học nông nghiệp

□ c. Khoa học kỹ thuật và công nghệ

□ d. Khoa học y, dược

 

□ e. Khoa học xã hội

□ f. Khoa học nhân văn

□ g. Không có

□ h. Khác (Vui lòng ghi cụ thể: .......................)

3. Anh/chị thuộc nhóm nào sau đây?

 

1. Người làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp (không thuộc ngành KH&CN)

 

2. Người làm việc trong doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (phi nông nghiệp) trừ doanh nghiệp KH&CN

 

3. Công nhân

 

4. Nông dân

 

 

5. Lao động tự do

 

6. Học sinh/sinh viên

 

 

7. Người cao tuổi

 

8. Khác (Vui lòng ghi cụ thể ……….)

4. Anh/chị cho biết vị trí việc làm hiện tại của mình?

□ 1. Lãnh đạo quản lý □ 2. Chuyên môn nghiệp vụ □ 3. Nhân viên hỗ trợ, phục vụ □ 4. Khác ()

PHẦN II: NGUỒN TIẾP CẬN THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

5. Anh/chị thu nhận thông tin KH&CN qua những nguồn nào sau đây và cho biết mức độ sử dụng?

 

Mức độ sử dụng

 

Hàng ngày

Hàng tuần

Hàng tháng

Hàng năm

Không bao giờ

a. Sách

b. Báo và tạp chí in

c. Website

d. Mạng xã hội

f. Truyền hình

g. Phát thanh

h. Thư viện

i. Trường học

k. Hội nghị/hội thảo

l. Triển lãm

m. Bảo tàng

n. Công viên nước/Thủy cung

o. Vườn bách thú

p. Công viên/Vườn thực vật

q. Khác (Vui lòng ghi cụ thể: ...................................)

 

6. Xin hãy cho biết mức độ quan tâm của anh/chị đối với những chuyên mục dưới đây:

(Chủ đề có thể chọn đồng thời nhiều mục nhưng mức độ quan tâm thì chỉ chọn một mục)

Mức độ quan tâm

Chương trình/chuyên mục

Rất quan tâm

Quan tâm

Ít quan tâm

Không quan tâm

a. Khoa học và công nghệ

b. Thời sự, chính trị

c. Kinh tế, xã hội

d. Giáo dục đào tạo

e. Y tế, sức khỏe

f. Thể thao

g. Giải trí

h. Khác (Vui lòng ghi cụ thể: ...........................................)

7. Trong năm qua, Anh/chị tham dự bao nhiêu lần triển lãm hoặc hội thảo dưới đây?

Số lần

Triển lãm, hội thảo

0

1

2

3

4 lần trở lên

a. Khoa học và công nghệ

b. Giáo dục đào tạo

c. Nghệ thuật

d. Sách

e. Khác (Vui lòng ghi cụ thể: .......................................................)

 

PHẦN III: HIỂU BIẾT CỦA CÔNG CHÚNG VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

A- Tác động của khoa học và công nghệ

8. Có ý kiến cho rằng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo mang lại cả tác động tích cực và tác động tiêu cực. Xin anh/chị cho biết ý kiến của mình về nhận định trên?

1. Tác động tích cực □    2. Tác động tiêu cực □    3. Cả hai □    4. Không rõ □

9. Anh/chị cho biết đánh giá của mình về tác động của khoa học và công nghệ đối với các vấn đề sau. Nếu anh/chị không có câu trả lời xin chọn không rõ.

Vấn đề

Tác động tích cực

Tác động tiêu cực

Không tác động

Không rõ

a. Nâng cao chất lượng cuộc sống

b. Sự phát triển con người

c. Hạnh phúc của con người

e. Chất lượng, sức cạnh tranh của hàng hóa

f. Phát triển kinh tế - xã hội

g. Bảo đảm quốc phòng - an ninh

h. Hỗ trợ hoạch định chính sách

i. Tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng

k. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

l. Cải thiện điều kiện làm việc

m. Bảo vệ môi trường

n. Bảo vệ hòa bình thế giới

B- Tham gia của công chúng vào các hoạt động của khoa học và công nghệ

10. Anh/chị có biết hoặc có tham gia vào bất kỳ chương trình/hoạt động nào dưới đây không? Nếu có, chương trình đó có tác động nâng cao nhận thức của anh/chị về khoa học và công nghệ hay không?

Chương trình/Hoạt động

Có biết không

Có tham gia không

Có hiệu quả không

Không

Không

Không

a. Chiến lược phát triển KH&CN và ĐMST đến năm 2030

b. Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030

c. Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030

d. Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030

e. Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030

f. Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030

g. Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

h. Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN

i. Giải thưởng nhà nước về KH&CN

j. Giải thưởng chất lượng quốc gia

k. Giải thưởng Tạ Quang Bửu

l. Giải thưởng VIFOTEC

m. Giải thưởng Quả cầu vàng về KH&CN

n. Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học

o. Tài liệu, phim, video clip về khoa học và công nghệ

p. Chợ công nghệ và thiết bị (Techmart)

q. Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Techfest)

r. Kết nối công nghệ và ĐMST (Techconect and Innovation)

s. Chương trình Robocon, Sáng tạo Việt...

t. Cuộc thi sáng tạo của thanh, thiếu niên nhi đồng

u. Giáo dục STEM

v. Khác (Vui lòng ghi cụ thể: ...............................................................)

 

C- Mức độ quan tâm và hiểu biết về khoa học và công nghệ

11. Anh/chị hãy đánh giá mức độ quan tâm và hiểu biết của mình về những vấn đề sau:

Vấn đề KH&CN

Mức độ quan tâm

Mức độ hiểu biết

Rất quan tâm

Quan tâm

Ít quan tâm

Không quan tâm

Hiểu rõ

Hiểu ít

Không hiểu

a. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

b. Công nghệ thông tin và truyền thông ICT

c. Thị trường KH&CN (Techmart, Techfest, Techconnect...)

d. Doanh nghiệp KH&CN

e. Đổi mới sáng tạo

f. Sở hữu trí tuệ (bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp...)

g. Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (ISO, TCVN, hệ thống mã số, mã vạch...)

h. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất (công nghệ tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin...)

i. Năng lượng nguyên tử

j. An toàn bức xạ và hạt nhân (chất thải phóng xạ, thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ, sự cố hạt nhân...)

k. Năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, gió, thủy triều, địa nhiệt, sinh khối, nhiên liệu sinh học...)

l. Đa dạng sinh học

m. Biến đổi khí hậu

n. Những phát minh mới trong y học

o. Những ứng dụng của các phát minh và công nghệ mới trong đời sống

12. Anh/chị có đồng ý với những nhận định sau không, nếu không rõ câu trả lời của mình thì chọn không chắc chắn

Nhận định

Đồng ý

Không đồng ý

Không chắc chắn

a. TECHMART là nơi kết nối cung - cầu, đặt hàng, giao dịch mua bán, chuyển giao công nghệ, thiết bị.

b. TECHFEST là ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

c. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên tất cả các ngành, lĩnh vực và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, trọng tâm là phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, đẩy mạnh sản xuất...

d. Trí tuệ nhân tạo có khả năng học hỏi và tự hoàn thiện

e. Thương mại điện tử liên quan tới giao dịch mua bán thông qua internet

f. Điện toán đám mây là công nghệ không cần sử dụng Internet

g. Tiền kỹ thuật số (tiền điện tử) là việc số hóa của tiền giấy

h. Đổi mới sáng tạo là việc tạo ra, ứng dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

i. Sở hữu trí tuệ nhằm đảm bảo quyền sở hữu những sản phẩm sáng tạo của các chủ thể

j. Mã vạch là căn cứ để xác định xuất xứ của sản phẩm, hàng hóa

k. Công nghệ Nano giúp bảo quản thực phẩm tốt hơn

l. Năng lượng hạt nhân có phải là một loại năng lượng sạch

m. Chất phóng xạ là nguyên nhân gây ung thư

n. Người bị nhiễm phóng xạ có thể lây truyền sang người khác

o. Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng hữu hạn

p. Các công cụ truyền thông xã hội hỗ trợ nghiên cứu khoa học (VD:Facebook, Twitter, LinkedIn, YouTube, Instagram, Flickr, Pinterest, Slideshare...)

 

13. Anh/chị biết tới Luật nào dưới đây?

Luật

Biết

Không biết

a. Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013

b. Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017

c. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung các năm 2009, 2019, 2022

d. Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008

e. Luật Công nghệ cao năm 2008

f. Luật Đo lường năm 2011

g. Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2018

h. Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2018

 

D- Thái độ của công chúng đối với khoa học và công nghệ

14. Anh/chị có đồng ý rằng chúng ta cần tập trung đầu tư hơn nữa cho KH&CN không?

□ 1. Có           □ 2. Không           □ 3. Không rõ

15. Anh/chị có cho rằng việc làm trong lĩnh vực KH&CN hấp dẫn không?

□ 1. Có           □ 2. Không           □ 3. Không rõ

16. Anh/chị có cho rằng chính sách đối với người làm việc trong lĩnh vực KH&CN đã hợp lý chưa?

□ 1. Có           □ 2. Không           □ 3. Không rõ

17. Anh/chị có ý định hoặc giới thiệu người thân làm việc trong lĩnh vực KH&CN không?

□ 1. Có           □ 2. Không           □ 3. Không rõ

18. Anh/chị cho biết ý kiến về những vấn đề sau:

Vấn đề

Đồng ý

Không đồng ý

Không rõ

a. Có ít cơ hội việc làm trong lĩnh vực KH&CN

b. Không phải tất cả việc làm đều cần đến kiến thức KH&CN

c. Mức thu nhập trong lĩnh vực KH&CN không hấp dẫn

d. Người dân tại Việt Nam thiếu hiểu biết về KH&CN

e. Các vấn đề khoa học rất phức tạp

f. Việc tiếp cận trong vấn đề dạy học về khoa học là quá hàn lâm

g. Chất lượng giáo dục khoa học ở trường chưa đạt yêu cầu

h. Doanh nghiệp cần chi nhiều hơn nữa cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

i. Cần có kiến thức về khoa học để cuộc sống hàng ngày của chúng ta tốt đẹp hơn

j. Công việc hàng ngày của chúng ta sẽ hiệu quả hơn khi áp dụng KH&CN

 

Điều tra viên:
Họ và tên:........................................
Điện thoại:.......................................
E-mail:.............................................

.........., ngày....... tháng....... năm 2023
Người trả lời phiếu
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Thông tin liên hệ:

Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ, Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia

24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Tel. (024) 38256143; Fax: (024) 39349127; Email: [email protected]

Cảm ơn sự hợp tác của Quý vị

               

 

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
-------

HƯỚNG DẪN ĐIỀN PHIẾU ĐIỀU TRA

NHẬN THỨC CÔNG CHÚNG VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2023

PHẦN I: THÔNG TIN CỦA NGƯỜI TRẢ LỜI PHIẾU

* Phần thông tin về tên, tuổi, địa chỉ:

- Mã số: do cơ quan thống kê (Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia) ghi.

- Họ và tên người trả lời phiếu: Ghi tên đầy đủ theo giấy khai sinh của người trả lời phiếu. Viết chữ in hoa.

- Giới tính: Chọn 1 trong 2 ô thích hợp:

 Nam        □ Nữ

- Nhóm dân tộc: chọn 1 trong 2 nhóm dân tộc nếu người trả lời phiếu là người dân tộc thiểu số thì đánh dấu vào mục khác.

 Kinh        □ khác

- Tuổi: chọn 1 trong các độ tuổi thích hợp như sau:

□ 15-22        21-35       □ 36-60       □ trên 60

- Nơi ở: ghi rõ Phường/xã, Quận huyện/Thị xã/Tp thuộc tỉnh

Địa chỉ: 24 Lý Thường Kiệt

Phường/Xã: Hàng Bài

Quận huyện/Thị xã/Tp thuộc tỉnh: Hoàn Kiếm

Tỉnh/Thành phố: Hà Nội

Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, không ghi thêm chữ tỉnh hoặc Tp. (hoặc Thành phố) trừ trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Ví dụ:

Hà Nội

Tp. Hồ Chí Minh

* Lưu ý chung

- Đối với những câu hỏi có các lựa chọn được đánh mã thứ tự bằng số (1, 2, 3,...) chỉ chọn 1 lựa chọn. Ví dụ:

1. Bằng cấp cao nhất mà anh/chị đã đạt được

□ 1. Tiểu học

□ 2. Trung học cơ sở

□ 3. Trung học phổ thông

□ 4. Sơ cấp

□ 5. Trung cấp

□ 6. Cao đẳng

 7. Đại học

□ 8. Thạc sĩ

□ 9. Tiến sĩ

□ 10. Không bằng cấp

□ 11. Khác (Vui lòng ghi cụ thể …………..)

Đối với câu hỏi này chỉ chọn 1 lựa chọn phù hợp nhất.

- Đối với những câu hỏi có các lựa chọn được đánh mã thứ tự bằng chữ (a, b, c,...) có thể chọn nhiều lựa chọn. Ví dụ:

2. Anh/chị được đào tạo chuyên ngành khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực nào sau đây?

□ a. Khoa học tự nhiên

□ b. Khoa học nông nghiệp

□ c. Khoa học kỹ thuật và công nghệ

□ d. Khoa học y, dược

 e. Khoa học xã hội

 f. Khoa học nhân văn

□ g. Không có

□ h. Khác (Vui lòng ghi cụ thể: .......................)

Đối với câu hỏi này có thể chọn nhiều lựa chọn.

* Phần thông tin về trình độ, chuyên ngành đào tạo, nghề nghiệp

Mục 1. Bằng cấp cao nhất đã đạt được: Phân loại theo Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2017/QĐ-TTg ngày 17/01/2017 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành Bảng danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân). Chọn trình độ cao nhất mà người trả lời phiếu được đào tạo, nếu chọn ô khác vui lòng ghi cụ thể bằng cấp cao nhất đã đạt được:

□ 1. Tiểu học

□ 2. Trung học cơ sở

□ 3. Trung học phổ thông

□ 4. Sơ cấp

□ 5. Trung cấp

□ 6. Cao đẳng

7. Đại học

□ 8. Thạc sĩ

 9. Tiến sĩ

□ 10. Không bằng cấp

□ 11. Khác (Vui lòng ghi cụ thể …………..)

Mục 2. Chuyên ngành đào tạo

Có thể chọn 1 hoặc nhiều chuyên ngành đào tạo trong 6 chuyên ngành chính: khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học y dược, khoa học nông nghiệp, khoa học xã hội và khoa học nhân văn. Nếu không thuộc 1 trong 6 chuyên ngành trên thì chọn vào mục Khác và vui lòng ghi cụ thể lĩnh vực đó.

 a. Khoa học tự nhiên

□ b. Khoa học nông nghiệp

 c. Khoa học kỹ thuật và công nghệ

□ d. Khoa học y, dược

e. Khoa học xã hội

f. Khoa học nhân văn

□ g. Không có

□ h. Khác (Vui lòng ghi cụ thể: .......................)

Mục 3. Đối tượng làm việc: Đánh dấu vào 1 ô phù hợp nhất trong các lựa chọn dưới đây, nếu chọn khu vực khác vui lòng ghi cụ thể khu vực làm việc của mình. Ví dụ:

 1. Người làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập (không thuộc ngành KH&CN)

□ 2. Người làm việc trong doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (phi nông nghiệp) trừ doanh nghiệp KH&CN

□ 3. Công nhân                            □ 4. Nông dân

□ 5. Lao động tự do                     □ 6. Học sinh/sinh viên

□ 7. Người cao tuổi                      □ 8. Khác (Vui lòng ghi cụ thể: ...................................)

Mục 4. Vị trí việc làm: Chọn 01 vị trí hiện nay người trả lời phiếu đang nắm giữ, ví dụ:

□ 1. Lãnh đạo quản lý

 2. Chuyên môn nghiệp vụ

□ 3. Nhân viên hỗ trợ, phục vụ

PHẦN II: NGUỒN TIẾP CẬN THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Trong phần II, tập trung vào các câu hỏi để đánh giá đầy đủ nguồn tiếp cận của công chúng về khoa học và công nghệ. Phiếu điều tra được thiết kế dưới dạng các câu hỏi đóng.

Người điền phiếu sẽ đánh dấu  vào 1 ô phù hợp nhất theo hàng ngang và có thể chọn nhiều mục theo hàng dọc. Ví dụ:

 

Mức độ sử dụng

Hàng ngày

Hàng tuần

Hàng tháng

Không bao giờ

a. Sách

b. Báo và tạp chí in

c. Website

d. Mạng xã hội

e. Thiết bị điện tử (Máy tính, điện thoại thông minh...)

f. Truyền hình

g. Phát thanh

h. Thư viện

i. Trường học

k. Hội nghị/hội thảo

l. Triển lãm

m. Bảo tàng

n. Công viên nước/Thủy cung

o. Vườn bách thú

p. Công viên/Vườn thực vật

q. Khác (Vui lòng ghi cụ thể: .........................................)

PHẦN III: HIỂU BIẾT CỦA CÔNG CHÚNG VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Mục 10,11: Đây là những bảng hỏi phức nên khi điền phiếu phải phân biệt các nhóm lựa chọn và trả lời đầy đủ.

Ví dụ ở bảng dưới đây:

Vấn đề KH&CN

Mức độ quan tâm

Mức độ hiểu biết

Rất quan tâm

Quan tâm

Không quan tâm

Hiểu rõ

Hiểu ít

Không hiểu

a. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

b. Công nghệ thông tin và truyền thông ICT

c. Thị trường KH&CN (Techmart, Techfest, Techconnect...)

d. Doanh nghiệp KH&CN

e. Đổi mới sáng tạo

f. Sở hữu trí tuệ (bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp...)

g. Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (ISO, TCVN, hệ thống mã số, mã vạch...)

h. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất (công nghệ tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin...)

i. Năng lượng nguyên tử

j. An toàn bức xạ và hạt nhân (chất thải phóng xạ, thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ, sự cố hạt nhân...)

k. Năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, gió, thủy triều, địa nhiệt, sinh khối, nhiên liệu sinh học...)

l. Đa dạng sinh học

m. Biến đổi khí hậu

n. Những phát minh mới trong y học

o. Những ứng dụng của các phát minh và công nghệ mới trong đời sống

Bảng trên bao gồm 2 nhóm lựa chọn là "Mức độ quan tâm" và "Mức độ hiểu biết", với những dạng bảng này, người điền phiếu sẽ đánh dấu  một ô phù hợp ở từng nhóm lựa chọn.

 

BẢNG ĐẦU RA ĐIỀU TRA NHẬN THỨC CÔNG CHÚNG VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2023

I. Nguồn tiếp cận thông tin khoa học và công nghệ (KH&CN)

1. Đánh giá về khả năng tiếp cận và mức độ sử dụng các nguồn thông tin KH&CN

Mức độ

Phương tiện

Hàng ngày

Hàng tuần

Hàng tháng

Không bao gi

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

a. Sách

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Báo và tạp chí in

 

 

 

 

 

 

 

 

c. Website

 

 

 

 

 

 

 

 

d. Mạng xã hội

 

 

 

 

 

 

 

 

e. Thiết bị điện tử (Máy tính, điện thoại thông minh...)

 

 

 

 

 

 

 

 

f. Truyền hình

 

 

 

 

 

 

 

 

g. Phát thanh

 

 

 

 

 

 

 

 

h. Thư viện

 

 

 

 

 

 

 

 

i. Trường học

 

 

 

 

 

 

 

 

k. Hội nghị/hội thảo

 

 

 

 

 

 

 

 

l. Triển lãm

 

 

 

 

 

 

 

 

m. Bảo tàng

 

 

 

 

 

 

 

 

n. Công viên nước/Thủy cung

 

 

 

 

 

 

 

 

o. Vườn bách thú

 

 

 

 

 

 

 

 

p. Công viên/Vườn thực vật

 

 

 

 

 

 

 

 

q. Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Đánh giá mức độ quan tâm đến các chuyên mục/chủ đề cụ thể

Mức độ

Chương trình
chuyên mục

Rất quan tâm

Quan tâm

Ít quan tâm

Không quan tâm

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

a. Khoa học và công nghệ

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Thời sự, chính trị

 

 

 

 

 

 

 

 

c. Kinh tế, xã hội

 

 

 

 

 

 

 

 

d. Giáo dục đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

e. Y tế, sức khỏe

 

 

 

 

 

 

 

 

f. Thể thao

 

 

 

 

 

 

 

 

g. Giải trí

 

 

 

 

 

 

 

 

h. Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Số người tới tham dự triển lãm/hội thảo đánh giá tần suất tham gia

Triển lãm/Hội thảo

Số lượng người theo tần suất

Tỷ lệ

1 lần

2 lần

3 lần

4 lần trở lên

1 lần

2 lần

3 lần

4 lần trở lên

a. Khoa học và công nghệ

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Giáo dục đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

c. Nghệ thuật

 

 

 

 

 

 

 

 

d. Sách

 

 

 

 

 

 

 

 

e. Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Hiểu biết của công chúng về khoa học và công nghệ

A- Tác động của khoa học và công nghệ

4. Đánh giá nhận định về tác động của KH&CN

Ý kiến

Số lượng

Tỷ lệ

Tác động tích cực

 

 

Tác động tiêu cực

 

 

Cả hai tác động

 

 

Không rõ

 

 

Tổng số

 

 

5. Đánh giá về tác động của KH&CN tới các khía cạnh trong cuộc sống

(1) Tác động tích cực    (2) Tác động tiêu cực    (3) Không tác động    (4) Không rõ

Tác động

Số lượng

Tỷ lệ

1

2

3

4

1

2

3

4

a. Nâng cao chất lượng cuộc sống

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Sự phát triển con người

 

 

 

 

 

 

 

 

c. Hạnh phúc của con người

 

 

 

 

 

 

 

 

d. Hiểm họa đối với tồn vong của con người

 

 

 

 

 

 

 

 

e. Chất lượng, sức cạnh tranh của hàng hóa

 

 

 

 

 

 

 

 

f. Phát triển kinh tế - xã hội

 

 

 

 

 

 

 

 

g. Bảo đảm quốc phòng - an ninh

 

 

 

 

 

 

 

 

h. Hoạch định chính sách

 

 

 

 

 

 

 

 

i. Tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng

 

 

 

 

 

 

 

 

k. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

l. Điều kiện làm việc

 

 

 

 

 

 

 

 

m. Bảo vệ môi trường

 

 

 

 

 

 

 

 

n. Hòa bình thế giới

 

 

 

 

 

 

 

 

B- Tham gia của công chúng vào các hoạt động của KH&CN

6. Đánh giá mức độ tham gia của công chúng vào các chương trình/hoạt động KH&CN

Chương trình/Hoạt động

Biết tới

Tham gia

Thấy hiệu quả

Không

Không

Không

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỷ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

a. Chiến lược phát triển KH&CN và ĐMST

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c. Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d. Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

e. Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

f. Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

g. Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

h. Giải thưởng VIFOTEC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

i. Giải thưởng Quả cầu vàng về KH&CN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

j. Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

k. Giải thưởng nhà nước về KH&CN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

l. Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

m. Giải thưởng chất lượng quốc gia

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

n. Giải thưởng Tạ Quang Bửu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

o. Tài liệu, phim, video clip về khoa học và công nghệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

p. Chợ công nghệ và thiết bị (Techmart)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

q. Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Techfest)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

r. Chương trình Robocon, Sáng tạo Việt...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

s. Cuộc thi sáng tạo của thanh, thiếu niên nhi đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

t. Giáo dục STEM

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

u. Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C - Mức độ quan tâm và hiểu biết về khoa học và công nghệ

7. Đánh giá mức độ quan tâm và hiểu biết

7a. Đánh giá mức độ quan tâm

Vấn đề

Số lượng

Tỷ lệ

Rất quan tâm

Quan tâm

Không quan tâm

Rất quan tâm

Quan tâm

Không quan tâm

a. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

 

 

 

 

 

 

b. Công nghệ thông tin và truyền thông ICT

 

 

 

 

 

 

c. Thị trường KH&CN (Techmart, Techfest, Techconnect...)

 

 

 

 

 

 

d. Doanh nghiệp KH&CN

 

 

 

 

 

 

e. Đổi mới sáng tạo

 

 

 

 

 

 

f. Sở hữu trí tuệ (bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp...)

 

 

 

 

 

 

g. Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (ISO, TCVN, hệ thống mã số, mã vạch...)

 

 

 

 

 

 

h. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất (công nghệ tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin...)

 

 

 

 

 

 

i. Năng lượng nguyên tử

 

 

 

 

 

 

j. An toàn bức xạ và hạt nhân (chất thải phóng xạ, thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ, sự cố hạt nhân...)

 

 

 

 

 

 

k. Năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, gió, thủy triều, địa nhiệt, sinh khối, nhiên liệu sinh học...)

 

 

 

 

 

 

l. Đa dạng sinh học

 

 

 

 

 

 

m. Biến đổi khí hậu

 

 

 

 

 

 

n. Những phát minh mới trong y học

 

 

 

 

 

 

o. Những ứng dụng của các phát minh và công nghệ mới trong đời sống

 

 

 

 

 

 

7b. Đánh giá mức độ hiểu biết

Vấn đề

Số lượng

Tỷ lệ

Hiểu rõ

Hiểu ít

Không hiểu

Hiểu rõ

Hiểu ít

Không hiểu

a. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

 

 

 

 

 

 

b. Công nghệ thông tin và truyền thông ICT

 

 

 

 

 

 

c. Thị trường KH&CN (Techmart, Techfest, Techconnect...)

 

 

 

 

 

 

d. Doanh nghiệp KH&CN

 

 

 

 

 

 

e. Đổi mới sáng tạo

 

 

 

 

 

 

f. Sở hữu trí tuệ (bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp...)

 

 

 

 

 

 

g. Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (ISO, TCVN, hệ thống mã số, mã vạch...)

 

 

 

 

 

 

h. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất (công nghệ tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin...)

 

 

 

 

 

 

i. Năng lượng nguyên tử

 

 

 

 

 

 

j. An toàn bức xạ và hạt nhân (chất thải phóng xạ, thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ, sự cố hạt nhân...)

 

 

 

 

 

 

k. Năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, gió, thủy triều, địa nhiệt, sinh khối, nhiên liệu sinh học...)

 

 

 

 

 

 

l. Đa dạng sinh học

 

 

 

 

 

 

m. Biến đổi khí hậu

 

 

 

 

 

 

n. Những phát minh mới trong y học

 

 

 

 

 

 

o. Những ứng dụng của các phát minh và công nghệ mới trong đời sống

 

 

 

 

 

 

8. Đánh giá hiểu biết về một số kiến thức KH&CN

Kiến thức

Số lượng

Tỷ lệ

Đồng ý

Không đồng ý

Không chắc chắn

Đồng ý

Không đồng ý

Không chắc chắn

a. TECHMART là nơi kết nối cung - cầu, đặt hàng, giao dịch mua bán, chuyển giao công nghệ, thiết bị.

 

 

 

 

 

 

b. TECHFEST là ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

 

 

 

 

 

 

c. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên tất cả các ngành, lĩnh vực và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, trọng tâm là phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, đẩy mạnh sản xuất...

 

 

 

 

 

 

d. Trí tuệ nhân tạo có khả năng học hỏi và tự hoàn thiện

 

 

 

 

 

 

e. Thương mại điện tử liên quan tới giao dịch mua bán thông qua internet

 

 

 

 

 

 

f. Điện toán đám mây là công nghệ không cần sử dụng Internet

 

 

 

 

 

 

g. Tiền kỹ thuật số (tiền điện tử) là việc số hóa của tiền giấy

 

 

 

 

 

 

h. Đổi mới sáng tạo là việc tạo ra, ứng dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

 

 

 

 

 

 

i. Sở hữu trí tuệ nhằm đảm bảo quyền sở hữu những sản phẩm sáng tạo của các chủ thể

 

 

 

 

 

 

j. Mã vạch là căn cứ để xác định xuất xứ của sản phẩm, hàng hóa

 

 

 

 

 

 

k. Công nghệ Nano giúp bảo quản thực phẩm tốt hơn

 

 

 

 

 

 

l. Năng lượng hạt nhân có phải là một loại năng lượng sạch

 

 

 

 

 

 

m. Chất phóng xạ là nguyên nhân gây ung thư

 

 

 

 

 

 

n. Người bị nhiễm phóng xạ có thể lây truyền sang người khác

 

 

 

 

 

 

o. Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng hữu hạn

 

 

 

 

 

 

p. Các công cụ truyền thông xã hội hỗ trợ nghiên cứu khoa học (VD: Facebook, Twitter, LinkedIn, YouTube, Instagram, Flickr, Pinterest, Slideshare...)

 

 

 

 

 

 

9. Đánh giá về mức độ phổ biến của các luật

Luật

Số lượng

Tỷ lệ

Biết

Không biết

Biết

Không biết

a. Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013

 

 

 

 

b. Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017

 

 

 

 

c. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005

 

 

 

 

d. Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008

 

 

 

 

e. Luật Công nghệ cao năm 2008

 

 

 

 

f. Luật Đo lường năm 2011

 

 

 

 

g. Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006

 

 

 

 

h. Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007

 

 

 

 

D - Thái độ của công chúng đối với KH&CN

10. Đánh giá về nhận định cần tăng cường đầu tư cho KH&CN

Ý kiến

Số lượng

Tỷ lệ

 

 

Không

 

 

Không rõ

 

 

Tổng số

 

 

11. Đánh giá về tính hấp dẫn của việc làm trong lĩnh vực KH&CN

Ý kiến

Số lượng

Tỷ lệ

 

 

Không

 

 

Không rõ

 

 

Tổng số

 

 

12. Đánh giá về tính hợp lý của chính sách đối với người làm việc trong lĩnh vực KH&CN

Ý kiến

Số lượng

Tỷ lệ

 

 

Không

 

 

Không rõ

 

 

Tổng số

 

 

13. Đánh giá về ý định làm việc của người dân trong lĩnh vực KH&CN

Ý kiến

Số lượng

Tỷ lệ

 

 

Không

 

 

Không rõ

 

 

Tổng số

 

 

14. Đánh giá về những vấn đề có liên quan tới lĩnh vực KH&CN

Ý kiến

Số lượng

Tỷ lệ

Đồng ý

Không đồng ý

Không rõ

Đồng ý

Không đồng ý

Không rõ

a. Có ít cơ hội việc làm trong lĩnh vực KH&CN

 

 

 

 

 

 

b. Không phải tất cả việc làm đều cần đến kiến thức KH&CN

 

 

 

 

 

 

c. Mức thu nhập trong lĩnh vực KH&CN không hấp dẫn

 

 

 

 

 

 

d. Người dân tại Việt Nam thiếu hiểu biết về KH&CN

 

 

 

 

 

 

e. Các vấn đề khoa học rất phức tạp

 

 

 

 

 

 

f. Việc tiếp cận trong vấn đề dạy học về khoa học là quá hàn lâm

 

 

 

 

 

 

g. Chất lượng giáo dục khoa học ở trường chưa đạt yêu cầu

 

 

 

 

 

 

h. Doanh nghiệp cần chi nhiều hơn nữa cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

 

 

 

 

 

 

i. Cần có kiến thức về khoa học để cuộc sống hàng ngày của chúng ta tốt đẹp hơn

 

 

 

 

 

 

j. Công việc hàng ngày của chúng ta sẽ hiệu quả hơn khi áp dụng KH&CN

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi