Quyết định 17/2008/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí tượng thủy văn

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 17/2008/QĐ-BTNMT

Quyết định 17/2008/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí tượng thủy văn
Cơ quan ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:17/2008/QĐ-BTNMTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Văn Đức
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
31/12/2008
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 17/2008/QĐ-BTNMT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 17/2008/QĐ-BTNMT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Quyết định 17/2008/QĐ-BTNMT ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

---------------

Số: 17/2008/QĐ-BTNMT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2008

 

 

QUYẾT ĐỊNH

 

 

Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí tượng thủy văn

----------------------------

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

 

 

Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ,

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1.Ban hành hai (02) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí tượng thủy văn sau đây:

1. QCVN 16:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Mã luật khí tượng bề mặt;

2. QCVN 17:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Mã luật khí tượng nông nghiệp.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo, thay thế Quyết định số 01/2006/QĐ-BTNMT ngày 11 tháng 01 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Mã luật khí tượng nông nghiệp và Quyết định số 18/2006/QĐ-BTNMT ngày 20 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Mã luật khí tượng bề mặt.

Điều 3.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

KT.BỘTRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

Nguyễn Văn Đức

 


QCVN 16:2008/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MÃ LUẬT KHÍ TƯỢNG BỀ MẶT
National technical regulation on surface meteorological codes

LỜI NÓI ĐẦU

QCVN 16: 2008/BTNMT do Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia biên soạn, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu trình duyệt và được ban hành theo Quyết định số 17/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008.

Quy chuẩn này thay thế Tiêu chuẩn ngành 94 TCN 14 – 2006, Mã luật khí tượng bề mặt, ban hành theo Quyết định số 18/2006/QĐ-BTNMT ngày 20 tháng 11 năm 2006.

 

QUY CHUẨN

KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MÃ LUẬT KHÍ TƯỢNG BỀ MẶT
National technical regulation on surface meteorological codes

1. Quy định chung

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định chi tiết việc mã hóa số liệu quan trắc khí tượng bề mặt dùng để mã hóa số liệu và khai mã các bản tin quan trắc khí tượng bề mặt.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về quan trắc khí tượng bề mặt, các tổ chức, cá nhân liên quan đến mã luật khí tượng bề mặt trên lãnh thổ Việt Nam.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. WMO là tên viết tắt của Tổ chức khí tượng thế giới (World Meteorological Organization).

1.3.2. Mã luật khí tượng bề mặt là các quy định mã hóa và khai mã số liệu quan trắc khí tượng bề mặt.

1.3.3. SYNOP là bản tin quan trắc khí tượng từ trạm cố định trên mặt đất.

1.3.4. SHIP là bản tin quan trắc khí tượng từ trạm trên biển.

1.3.5. SYNOP MOBIL là bản tin quan trắc khí tượng từ trạm di động trên mặt đất.

1.3.6. METAR là bản tin thời tiết sân bay thường kỳ (kèm hoặc không kèm dự báo xu thế).

1.3.7. SPECI là bản tin thời tiết sân bay đặc biệt chọn lọc (kèm hoặc không kèm dự báo xu thế).

1.3.8. BUOY là bản tin số liệu quan trắc khí tượng từ trạm phao.

1.3.9. CLIMAT là bản tin số liệu khí hậu hàng tháng từ các trạm khí tượng trên mặt đất.

1.3.10. CLIMAT SHIP là bản tin số liệu khí hậu hàng tháng từ các trạm thời tiết trên đại dương.

1.3.11. CLI… hay …CLI là bản tin số liệu khí áp trung bình tháng của các vùng trên đại dương.

1.3.12. TYPH là bản tin quan trắc khí tượng khi có bão (phát báo trong nước).

1.3.13. CLIM là bản tin số liệu khí hậu hàng tháng (phát báo trong nước).

1.3.14. Các từ ngữ khác được giải nghĩa trong phụ lục 1.

2. Quy định về kỹ thuật mã hóa số liệu quan trắc khí tượng bề mặt

2.1. Các dạng mã SYNOP, SHIP, SYNOP MOBIL và các quy tắc mã hóa số liệu

FM 12-XII Ext SYNOP

- Bản tin quan trắc khí tượng từ trạm cố định trên mặt đất

FM 13-XII Ext SHIP

- Bản tin quan trắc khí tượng từ trạm trên biển

FM 14-XII Ext SYNOP MOBIL

- Bản tin quan trắc khí tượng từ trạm di động trên mặt đất

2.1.1. Dạng mã

Đoạn 0

Đoạn 1

iRixhVV

Nddff

(00fff)

 

5appp

6RRRtR

 

8NhCLCMCH

9GGgg

 

Đoạn 2

222Dsvs

(0ssTwTwTw)

(1PwaPwaHwaHwa)

(2PwPwHwHw)

 

 

((3dw1dw1dw2dw2)

 

(4Pw1Pw1Hw1Hw1)

 

(5Pw2Pw2Hw2Hw2)

 

 

 

(70HwaHwaHwa)

(8swTbTbTb)

(ICE +

)

 

Đoạn 3

333

(0EsnT’gTg)

(1snTxTxTx)

(2snTnTnTn)

(3Ejjj)

 

(4E’sss)

(5j1j2j3j4)

(j5j6j7j8j9)

(6RRRtR)

 

 

(7R24R24R24R24)

(8NsChshs)

(9SpSpspsp)

 

 

(80000 (0 ….)

(1 …. ) ……)

 

 

Đoạn 4

444

N’C’H’H’Ct

 

 

 

Đoạn 5

555

(2SnTnTnTn)

(6RRRR)

(9dcdcfcfc)

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

*

Chỉ sử dụng trong FM 12

**

Chỉ sử dụng trong FM 13

***

Chỉ sử dụng trong FM 14

****

Chỉ sử dụng trong FM 13 và FM 14

------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ghi chú:

1. Dạng mã FM 12-XII Ext SYNOP dùng để thông báo quan trắc SYNOP bề mặt từ các trạm có người hay tự động cố định trên mặt đất. Dạng mã FM 13 – XII Ext SHIP, dùng cho các bản tin SYNOP quan trắc khí tượng bề mặt từ trạm có người hay tự động trên biển. Dạng mã FM 14-XII Exit SYNOP MOBIL, dùng cho các quan trắc bề mặt từ trạm có người hoặc tự động không cố định trên mặt đất;

2. Bản tin SYNOP từ trạm cố định trên mặt đất được nhận biết bởi nhóm chữ= AAXX;

3. Bản tin SHIP từ trạm trên biển được nhận biết bởi nhóm chữ MiMiMjMj= BBXX;

4. Bản tin SYNOP MOBIL từ trạm di động trên mặt đất được nhận biết bởi nhóm chữ= OOXX;

5. Dạng mã bao gồm các nhóm số được sắp xếp trong các đoạn theo chỉ số tăng dần, trừ các trường hợp sau:

(i) Các nhóm của Đoạn 0 và hai nhóm đầu của Đoạn 1 là các nhóm luôn có mặt trong bản tin của các trạm quan trắc bề mặt;

(ii) Nhóm số liệu đầu tiên của Đoạn 2 – 222Dsvslà nhóm luôn có trong bản tin từ các trạm trên biển (nếu có số liệu);

(iii) Nhóm số liệu của Đoạn 4 được nhận biết theo nhóm biểu thị 444;

Do vậy, có các đặc điểm sau đây:

(iv) Sự thiếu hụt thông tin do mất đi ngẫu nhiên của bất kỳ nhóm nào trong các nhóm trên, chỉ hạn chế đối với nội dung thông tin của nhóm đó;

(v) Các quy tắc về việc đưa vào hay bỏ qua các đoạn hay các nhóm trong ngoặc có thể được đặt ra cho từng trường hợp riêng biệt của từng loại trạm hay của nhu cầu về số liệu;

(vi) Độ dài của bản tin có thể được giữ ở mức tối thiểu nhờ việc loại bỏ một số nhóm khi nội dung thông tin này thường không có.

Nhóm mã ICE của Đoạn 2 đóng vai trò chỉ số cho nhóm số liệu cuối cùng của đoạn này hay thông tin bằng lời văn tương đương.

6. Dạng mã được chia thành các đoạn như sau:

Số đoạn

Nhóm biểu thị

Nội dung

0

-

Dữ liệu nhận dạng bản tin (loại, biểu danh tàu hay phao, ngày, giờ, vị trí) và đơn vị đo tốc độ gió;

1

-

Số liệu trao đổi toàn cầu, chung cho các dạng mã SYNOP, SHIP và SYNOP MOBIL;

2

222

Số liệu khí tượng hải văn trao đổi toàn cầu của các trạm biển hay trạm ven bờ;

3

333

Số liệu trao đổi khu vực;

4

444

Số liệu về mây có chân thấp hơn mực trạm được đưa vào theo quy định quốc gia;

5

555

Số liệu sử dụng quốc gia.

2.1.2. Quy tắc

2.1.2.1. Quy tắc chung

2.1.2.1.1. Không đưa tên mã SYNOP, SHIP hay SYNOP MOBIL vào bản tin.

Ghi chú:

Áp dụng Quy tắc 2.1.2.1.7

1. Dạng mã SYNOP MOBIL dùng để mã hóa quan trắc khí tượng từ một vị trí không cố định. SYNOP MOBIL không được sử dụng để thay thế cho SYNOP từ vị trí cố định.

2. Một ví dụ áp dụng dạng mã SYNOP MOBIL là để thông báo cho các thông số khí tượng ở vùng có tình trạng khẩn cấp về môi trường.

2.1.2.1.2. Cách sử dụng các nhóm

Áp dụng các ghi chú 1), 2) và 3) ở quy tắc 2.3.2.4 của dạng mã BUOY – bản tin từ trạm phao.

a) Trong một thông báo gồm nhiều bản tin SYNOP từ các trạm cố định trên mặt đất, các nhómYYGGiwchỉ được đưa vào dòng đầu của bản thông báo với điều kiện là các bản tin được thực hiện vào cùng một thời điểm và có cùng đơn vị tốc độ gió;

b) Trong một thông báo gồm nhiều bản tin SHIP từ các trạm trên biển hay các bản tin SYNOP MOBIL từ các trạm di động trên mặt đất, nhómchỉ được đưa vào dòng đầu của bản thông báo; còn các nhóm:

D…D**

hay YYGGiwđược đưa vào từng bản tin riêng biệt

A1bwnbnbnb*

* Chỉ dùng trong FM 13

** Chỉ dùng trong FM 13 và FM 14

Ghi chú:

Áp dụng Quy tắc 2.1.2.1.7

2.1.2.1.3. Cách dùng các đoạn

a) Các bản tin từ trạm cố định hay di động trên mặt đất ít nhất phải bao gồm các Đoạn 0 và 1. Bản tin từ trạm trên mặt đất ven bờ có số liệu khí tượng hải văn phải bao gồm cả Đoạn 2. Biểu số và vị trí của trạm cố định trên mặt đất chỉ bởi nhóm IIiii;

b) Biểu số của trạm di động trên mặt đất chỉ bởi nhóm D…D. Vị trí của các trạm di động trên mặt đất chỉ bởi các nhóm 99LaLaLaQcL0L0L0LMMMULaUL0­. Ngoài ra, các trạm di động trên mặt đất có nhóm h0h0h0h0imđể chỉ độ cao trạm, bao hàm cả đơn vị đo và độ chính xác của độ cao đó;

c) Bên cạnh các Đoạn 0 và 1, bản tin từ các trạm di động trên mặt đất ít nhất phải có các nhóm 5, 8 và 9 của Đoạn 3 khi có số liệu tương ứng;

d) Các bản tin từ trạm trên biển phải luôn có các Đoạn 0 và 1, khi có số liệu tương ứng thì có cả Đoạn 2. Đoạn này luôn bao gồm số lượng tối đa các nhóm số liệu phù hợp với các tình huống quan trắc được. Biểu danh của trạm trên biển chỉ bởi nhóm D…D hay nhóm A1bwnbnbnb. Vị trí của trạm trên biển chỉ bởi các nhóm 99LaLaLaQcL0L0L0L;

đ) Bên cạnh các Đoạn 0, 1 và 2, các bản tin từ các trạm thời tiết đại dương ít nhất phải có các nhóm 5, 8 và 9 của Đoạn 3 khi có số liệu tương ứng;

e) Trong các bản tin trên tàu biển bổ sung, Đoạn 1 bao gồm ít nhất các nhóm iRixhVV Nddff 1snTTT 4PPPP 7wwW1W28NhCLCMCHvới:

1. iR= 4 ;

2. ix= 1 hay 3 tùy trường hợp.

g) Trong các bản tin từ tầu hỗ trợ, Đoạn 1 bao gồm ít nhất các nhóm iRixhVV Nddff 1snTTT 4PPPP 7wwW1W2với

1. iR= 4 ;

2. ix= 1 hay 3 tùy trường hợp.

Ghi chú:

1) Dạng rút gọn này của Đoạn 1 được xem là thích hợp với các tầu không có các thiết bị đã được kiểm tra và có thể được yêu cầu phát báo ở các vùng tầu bè thưa thớt hay phát báo theo yêu cầu, đặc biệt là khi có bão đe dọa hay bão xảy ra thường xuyên. Các tầu này có thể phát báo bằng lời văn nếu không thành thạo việc mã hóa;

2. Nếu tầu không phát báo số liệu về mây, h được mã hóa bằng một gạch chéo (/);

3. Nếu tầu không có các thiết bị đã được kiểm tra để cho phép xác định tới phần mười độ của nhiệt độ không khí và/hay phần mười hPa của khí áp, phần mười này được mã hóa bằng một gạch chéo (/).

2.1.2.1.4. Ở bản tin từ trạm tự động, nếu không có số liệu về các yếu tố thuộc nhóm bắt buộc, các chữ của các nhóm này được mã hóa bằng gạch chéo. Khi đó mã số iR, ixvà N = 0, N = 9, N = / sẽ báo trước sự vắng mặt các nhóm 6RRRtR, 7wawaWa1Wa2, 8NhCLCMCH, tùy từng trường hợp.

2.1.2.1.5. Trạm cố định trên biển (không phải trạm thời tiết đại dương hay trạm phao buông neo) nếu được cơ quan chủ quản coi như cùng loại với trạm cố định trên mặt đất, sẽ báo biểu danh và vị trí của trạm bằng nhóm IIiii.

2.1.2.1.6. Giờ thực của kỳ quan trắc là thời điểm đọc khí áp kế.

2.1.2.1.7. a) Biểu danh của trạm biển nằm trên giàn khoan hay các sàn khai thác dầu khí chỉ bởi nhóm A1bwnbnbnb;

b) Ở bản tin của các trạm trên biển mà không phải là trạm phao, trạm trên giàn khoan hay các sàn khai thác dầu khí và khi không có biểu danh của tầu, từ SHIP được thay cho D...D.

c) Ở bản tin từ trạm di động trên mặt đất, chỉ khi thiếu biểu danh phù hợp, từ MOBIL mới được thay cho D..D.

2.1.2.2. Đoạn 0

2.1.2.2.1. Nhóm

Xem các ghi chú 2), 3) và 4) và phần dạng mã;

a) MiMi: Chữ nhận dạng bản tin (Bảng mã 2582);

b) MjMj: Chữ nhận dạng các phần bản tin (Bảng mã 2582).

2.1.2.2.2. Nhóm D…D

a) D…D: Biểu danh của tầu;

b) Trạm di động trên mặt đất làm các quan trắc bề mặt, dùng biểu danh dạng D…D.

2.1.2.2.3. Nhóm A1bwnbnbnb

a) A1: Biểu số vùng thuộc Hiệp hội khu vực của WMO nơi có trạm phao giàn khoan hay sàn khai thác dầu khí đang được sử dụng (Bảng mã 0161);

b) bw: Biểu số vùng con thuộc vùng đã được chỉ bởi A1(Bảng mã 0161);

c) nbnbnb: Kiểu và số hiệu phao;

Các số hiệu phao chỉ có từ 001 đến 499. Trường hợp phao trôi, cộng thêm 500 vào số nbnbnbban đầu để phát báo.

2.1.2.2.4. Nhóm YYGGiw

a) Nhóm này luôn có trong các bản tin;

b) YY: Ngày trong tháng (tính theo giờ quốc tế);

c) GG: Giờ quan trắc báo bằng giờ tròn gần nhất theo giờ quốc tế;

d) iw: Chỉ số báo phương pháp đo và đơn vị tốc độ gió (Bảng mã 1855).

2.1.2.2.5. Nhóm IIiii

a) II: Biểu số miền, do WMO quy định. Các trạm của Việt Nam thuộc miền 48;

b) iii: Biểu số trạm do Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia quy định (Xem Phụ lục 3).

2.1.2.2.6. Các nhóm 99LaLaLaQcL0L0L0L0

a) Số 99: Nhóm số không đổi;

b) LaLaLa:Vĩ độ, báo đến phần mười độ;

c) Qc: Phần tư địa cầu (Bảng mã 3333);

d) L0L0L0L0: Kinh độ, báo đến phần mười độ.

2.1.2.2.7. Nhóm MMMULaULo

a) MMM: Số thứ tự ô vuông Masden chứa trạm vào lúc quan trắc (Bảng mã 2590);

b) ULaULo: Chữ số hàng đơn vị của vĩ độ và kinh độ trong ô chỉ bởi MMM.

2.1.2.2.8. Nhóm h0h0h0h0im

a) h0h0h0h: Độ cao của trạm di động theo đơn vị chỉ bởi im;

b) im: Chỉ số đơn vị và mức tin cậy về độ cao (Bảng mã 1845).

2.1.2.3. Đoạn 1

2.1.2.3.1. Nhóm iR­ixhVV

a) Nhóm này luôn có trong các bản tin;

b) iR: Chỉ rõ nhóm 6RRRtRcó được báo trong bản tin hay không và lý do (Bảng mã 1819);

c) ix: Chỉ rõ kiểu thao tác ở trạm (có người hay tự động) và nhóm 7wwW1W2có được báo trong bản tin hay không (Bảng mã 1860 118);

d) h: Độ cao so với bề mặt của chân mây thấp nhất quan trắc được. (Bảng mã 1600);

Ghi chú:

1. Thuật ngữ “độ cao so với bề mặt” là độ cao so với mực sân bay nếu là trạm sân bay, so với độ cao mực trạm nếu là những trạm không thuộc sân bay hoặc so với mực mặt nước, nếu là trạm trên biển;

2. Khi trạm ở trong sương mù, bão cát, bão bụi hay tuyết cuốn nhưng vẫn thấy rõ bầu trời thì h báo về chân mây thấp nhất quan trắc được. Khi trong các điều kiện trên mà không thấy rõ bầu trời thì h được mã hóa bằng gạch chéo (/);

3. Xem thêm các quy tắc liên quan đến cách sử dụng Đoạn 4.

đ) VV: Tầm nhìn ngang (Bảng mã 4377);

1. Khi tầm nhìn ngang không đồng đều ở các hướng, VV báo tầm nhìn ngang ngắn nhất;

2. Khi tầm nhìn ngang được xác định đủ chính xác (có đầy đủ tiêu điểm để quan trắc tầm nhìn), VV báo bằng mã số từ 00 đến 89;

3. Tầm nhìn ngang trên biển và tầm nhìn ngang được xác định không đủ chính xác (không có đầy đủ tiêu điểm để xác định tầm nhìn), VV báo bằng các mã số từ 90 đến 99;

4. Khi mã hóa tầm nhìn ngang nằm giữa hai mã số, báo mã số nhỏ. Ví dụ như tầm nhìn 350m, báo VV = 03.

2.1.2.3.2. Nhóm Nddff

a) Nhóm này luôn có trong các bản tin;

b) N: Lượng mây tổng quan (Bảng mã 2700);

1. N báo phần bầu trời bị mây che, theo thực tế quan trắc được, không phân biệt loại mây nào;

2. Ac pe hay Sc pe (“bầu trời vẩy cá”) được báo bằng mã số N = 7 hay nhỏ hơn (trừ khi lớp mây phía trên che lấp toàn bộ bầu trời) vì luôn có các khe hở trong các mây này ngay cả khi chúng dàn khắp bầu trời;

3. Báo N = 0 khi không có mây, trong lúc quan trắc thấy trời xanh hay các vì sao thấy được qua sương mù hay các hiện tượng tương tự và không thấy một vệt mây nào;

4.Khi quan sát được mây qua sương mù hay các hiện tượng tương tự, lượng của chúng được ước định và phát báo coi như không có các hiện tượng này;

5. Lượng mây tổng quan không bao gồm các vệt ngưng kết chóng tan;

6. Các vật ngưng kết bền vững và các khối mây rõ ràng phát triển từ các vệt ngưng kết bền vững được xem như mây và báo bằng mã số CHhay CMthích hợp;

7. Với các trạm miền núi, lượng mây tổng quan không gồm phần mây thấp hơn mực trạm.

c) dd: Hướng gió (Bảng mã 0877 hay Bảng mã 242);

ff: Tốc độ gió, theo đơn vị chỉ bởi iw;

1. Hướng và tốc độ gió trung bình trong khoảng 10 phút liền kề trước kỳ quan trắc được báo bằng ddff. Tuy nhiên, nếu trong 10 phút này, đặc trưng gió có sự gián đoạn thì chỉ báo giá trị trung bình của khoảng thời gian sau gián đoạn. Gió đổi hướng báo dd = 99, gió giật báo dd bằng mã số hướng gió cộng thêm 50. Trường hợp gió vừa giật, vừa đổi hướng báo như trường hợp gió giật;

2. Khi thiết bị đo gió có khoảng thời gian tính trung bình 2 phút hoặc 10 phút ddff báo hướng và tốc độ gió của khoảng thời gian này;

3. Khi thiếu phương tiện đo gió, tốc độ gió được ước định theo cấp Beaufort, ff báo tốc độ gió trung bình theo đơn vị chỉ bởi iwcủa cấp gió Beaufort tương ứng, đã được xác định;

4. Khi tốc độ gió được báo theo đơn vị chỉ bởi iwbằng hay lớn hơn 99;

i) ff trong nhóm Nddff được báo là 99;

ii) Dùng thêm nhóm (00fff) đứng ngay sau nhóm Nddff để báo tốc độ gió đã quan trắc được bằng fff.

Ghi chú:

Tốc độ gió biểu kiến đo được ở mạn tầu đang chạy phải hiệu chỉnh về hướng và tốc độ của tầu để có được tốc độ gió thực cần phát báo. Việc hiệu chính có thể tiến hành trên cơ sở toán đồ song song của tốc độ hay bằng các bảng hiệu chỉnh riêng.

2.1.2.3.3. Nhóm 1snTTT

a) Nhóm này luôn có trong các bản tin;

b) Ở trạm thời tiết tự động đã chương trình hóa việc phát báo, khi thiếu số liệu do thiết bị hỏng hóc tạm thời, có thể bỏ nhóm này hoặc báo là 1////;

c) Số 1: Biểu số nhóm không đổi;

d) sn: Dấu của nhiệt độ không khí (Bảng mã 3845);

đ) TTT: Nhiệt độ không khí tính đến phần mười0C, có dấu chỉ bởi sn;

2.1.2.3.4. Nhóm 2snTdTdTd

a) Nhóm này luôn có trong các bản tin SYNOP, khi thiếu số liệu báo 2snTdTdTd= 2////. Đối với bản tin SHIP nhóm này chỉ có mặt khi có số liệu;

b) Số 2: Biểu số nhóm không đổi;

c) sn: Dấu của nhiệt độ điểm sương (Bảng mã 3845);

d) TdTdTd: Nhiệt độ điểm sương báo đến phần mười0C, có dấu chỉ bởi sn;

đ) Trường hợp ngoại tệ, khi tạm thời không có số liệu nhiệt độ điểm sương (như do thiết bị hỏng) nhưng có số liệu ẩm độ tương đối thì nhóm 29UUU sẽ thay thế cho nhóm 2snTdTdTdvà UUU báo ẩm độ tương đối đó. Tuy nhiên, cần cố gắng chuyển ẩm độ tương đối sang nhiệt độ điểm sương, phát báo ẩm độ tương đối chỉ là phương sách cuối cùng.

2.1.2.3.5. Nhóm 3P0P0P0P0

a) Nhóm này luôn được đưa vào bản tin khi có số liệu, cùng nhóm 4PPPP hay 4a3hhh;

b) Số 3: Biểu số nhóm không đổi;

c) P0P0P0P0: Khi áp mực trạm báo đến phần mười hPa. Trường hợp khí áp ≥ 1000.0hPa, báo bốn số cuối kể cả phần lẻ.

2.1.2.3.6. Nhóm 4PPPP

a) Khi khí áp mực mặt biển được tính đủ chính xác, trị số này được báo ở nhóm 4PPPP;

b) Số 4: Biểu số nhóm không đổi;

c) PPPP: Khi áp mực mặt biển, báo đến phần mười hPa.

2.1.2.3.7. Nhóm 4a3hhh

a) Nhóm này thay cho nhóm 4PPPP khi không đưa được khí áp về mực mặt biển trung bình đủ chính xác;

b) Số 4: Biểu số nhóm không đổi;

c) a3: Mặt đẳng áp chuẩn có báo địa thế vị (Bảng mã 0264);

d) hhh: Độ cao mặt đẳng áp chuẩn, được chỉ bởi a3, báo đến mét địa thế vị, không báo hàng ngàn.

Ghi chú:

1. Mặt đẳng áp chuẩn được chọn theo độ cao mực trạm (m) được chọn để báo độ cao như sau:

800 – 2300

850 hPa

2300 – 3700

700 -

> 3700

500 -

2. Cách tính độ cao mặt đẳng áp, xem Phụ lục 4.

2.1.2.3.8. Nhóm 5appp

a) Số 5: Biểu số nhóm không đổi;

b) a: Đặc điểm khuynh hướng khí áp 3 giờ qua (Bảng mã 0200);

Khuynh hướng khí áp 3 giờ qua được xác định theo số liệu trên giản đồ áp ký hay trị số khí áp mực trạm quan trắc được ở các thời điểm cách đều nhau không quá một giờ;

Khi không thể áp dụng được phương pháp đã nêu ở quy tắc trên, trong các bản tin từ trạm không có áp ký hay từ trạm thời tiết tự động, báo a là 2 khi khuynh hướng dương, hoặc 7 khi khuynh hướng âm và 4 khi khí áp không thay đổi trong 3 giờ qua;

c) ppp: Trị số biến áp mực trạm 3 giờ quan báo đến phần mười hPa.

2.1.2.3.9. Nhóm 6RRRtR

a) Số 6: Biểu số nhóm không đổi;

b) RRR: Lượng giáng thủy (Bảng mã 3590);

1. Nếu phát báo lượng giáng thủy 6 tiếng một lần tại các kỳ quan trắc chính (nghĩa là báo lượng giáng thủy trong 6, 12, 18, 24 giờ qua), nhóm này sẽ được đưa vào Đoạn 1 (OBS 18 giờ quốc tế báo tổng lượng mưa trong 6 giờ qua, OBS 00 giờ quốc tế báo tổng lượng mưa trong 12 giờ qua, OBS 06 giờ quốc tế báo tổng lượng mưa trong 18 giờ qua và OBS 12 giờ quốc tế báo tổng lượng mưa trong 24 giờ qua), cụ thể:

- Trong các bản tin 1, 7, 13, 19 giờ Việt Nam, nhóm 6RRRtRbáo lượng giáng thủy trong 6, 12, 18, 24 giờ qua, được đưa vào Đoạn 1.

2. Nếu phát báo lượng giáng thủy 3 tiếng một lần hay theo các khoảng thời gian khác theo yêu cầu của khu vực thì đưa nhóm này vào Đoạn 3;

3. Trên tàu có đèn, báo theo dạng mã SHIP và các trạm thời tiết đại dương, sử dụng nhóm này cố định theo khu vực hay quốc gia. Trong trường hợp trạm trên tàu di động có quan trắc giáng thủy, nhóm sẽ bao gồm trong mỗi bản tin SHIP;

4. Nhóm này sẽ:

- Báo RRR = 000 không có giáng thủy trong thời gian đã qua giai đoạn tính lượng giáng thủy báo ở tR;

- Báo RRR = /// khi có giáng thủy nhưng số liệu không chính xác;

- Khuyết trong bản tin khi có giáng thủy nhưng không đo được hay chưa đến giờ phát báo (iR= 4);

5. Trạm thời tiết tự động (AWS) đã và đang hoạt động sẽ không báo nhóm này khi có không giáng thủy iR= 3. Những hệ thống đo mới, tự động hoặc có người quan trắc khi không có giáng thủy báo RRR = 000;

c) tR: Thời gian kéo dài của giai đoạn tính lượng giáng thủy, kết thúc vào thời điểm phát báo (Bảng mã 4019).

Chú ý:

- Khi sương mù hoặc sương móc có lượng ≥ 0,1 mm nhưng không có mưa, không báo lượng của các loại sương;

- Trong thời gian đã qua, sương và mưa đều cho lượng thì báo gộp chung lượng nước của sương và mưa.

2.1.2.3.10. Nhóm 7wwW1W2hay 7wawaWa1Wa2

a) Nhóm này dùng cho trạm có quan trắc viên, sau thời kỳ ngừng hoặc bắt đầu quan trắc, khi không rõ thời tiết đã qua nhóm 7 được báo là 7ww// (với ix= 1), thậm chí ww = 00-03. Mặt khác nếu hiệu tượng thời tiết quan trọng quan trắc được ở thời điểm hiện tại hay đã qua, hoặc cả hai, thì cũng được đưa vào báo trong nhóm 7wwW1W2. Trường hợp báo W1W2= // chỉ rằng tất cả thời tiết đã qua là không biết rõ;

Nếu có 1 hiện tượng thời tiết đã qua được biết rõ thì nhóm này báo 7ww W1/ hoặc 7ww Wa1/. Quy tắc này cũng có thể được áp dụng cho các trạm phát báo tự động có báo thời tiết hiện tại và đã qua.

b) Các mã số 00, 01, 02, 03 của bảng mã ww và các mã số 0, 1 và 2 của bảng mã W1, W2được xem là diễn tả những hiện tượng không quan trọng;

Ghi chú:

Mọi hiện tượng hiện tại và đã qua, kể cả những hiện tượng không quan trọng, đã quan trắc được trên biển đều được phát báo trong bản tin SHIP.

c) Nhóm này sẽ được bỏ qua nếu cả thời tiết hiện tại và đã qua:

1. Không quan trắc; hay

2. Có quan trắc nhưng chỉ có những hiện tượng không quan trọng;

Chỉ số ixsẽ chỉ ra tình huống nào trong số các tình huống trên đang được áp dụng.

d) Số 7: Biểu số nhóm không đổi;

đ) ww: Thời tiết hiện tại được báo từ trạm thời tiết do con người quan trắc (Bảng mã 4677);

1. Thời tiết hiện tại là thời tiết lúc quan trắc (từ 10 phút trước giờ tròn đến giờ tròn) và/hay trong khoảng giờ trước lúc quan trắc (từ giờ tròn trước liền kề đến 10 phút trước giờ tròn);

2. Nếu có quá một dạng thời tiết đã quan trắc được, mã số lớn nhất sẽ được chọn cho ww. Thời tiết khác được báo bổ sung ở Đoạn 3 bằng các nhóm 960ww hoặc 961w1w1(và được nhắc lại khi cần thiết);

Trong mọi trường hợp, ưu tiên mã số lớn, riêng mã số 17 được ưu tiên hơn các mã số từ 20 đến 49;

3. Với mã số 01, 02 và 03, không có giới hạn về mức độ thay đổi lượng mây ww = 00, 01, 02 có thể được dùng khi trời quang mây vào lúc quan trắc. Trong trường hợp này thì:

00 được dùng khi không biết về các điều kiện trước đó;

01 được dùng khi mây đã tan đi trong giờ qua.

02 được dùng khi trời quang mây liên tục trong suốt giờ qua.

4. Khi chọn các mã số ww ứng với các hiện tượng cấu tạo chủ yếu do hạt nước, phải chú ý tới tầm nhìn ngang; với hiện tượng cấu tạo chủ yếu không do hạt nước, không cần chú ý tới tầm nhìn ngang;

5. Mã số 05 được dùng khi tầm nhìn ngang bị giảm chủ yếu do thạch hiện tượng;

6. Mã số ww = 10 dùng khi 1 km ≤ VV < 10 km;

7. Mã số ww = 11 hay 12 dùng khi VV < 1000 m;

8. Mã số ww = 13 dùng khi trông thấy chớp vào lúc quan trắc nhưng không nghe thấy sấm, kể cả trường hợp không thấy mây Cb;

9. Mã số ww = 17 dùng khi nghe được sấm lúc quan trắc nhưng không có giáng thủy tại trạm, kể cả trường hợp không thấy mây Cb;

10. Nhằm mục đích mã hóa synop, cơn dông được xem như bắt đầu tại trạm từ lúc nghe thấy tiếng sấm đầu tiên, có hay không thấy chớp hay giáng thủy xuất hiện tại trạm. Cơn dông sẽ được báo ở thời tiết hiện tại nếu nghe được sấm trong khoảng thời gian quan trắc quy định liền kề trước kỳ quan trắc. Cơn dông được xem là chấm dứt từ lúc nghe thấy tiếng sấm cuối cùng và ngừng thực sự nếu sau đó khoảng 10 – 15 phút không nghe được sấm nữa.

11. Với ww = 18, các tiêu chuẩn để phát báo tố là:

(i) Tốc độ gió đột ngột tăng thêm ít nhất 8 m/s (16 knots) và đạt tới 11 m/s (22 knots) hay hơn, thời gian kéo dài ít nhất một phút;

(ii) Khi ước lượng tốc độ gió theo cấp Beaufort, tốc độ gió đột ngột tăng thêm ít nhất 3 cấp và đạt tới cấp 6 hay hơn, thời gian kéo dài ít nhất một phút.

12. Các mã số 20 – 29 không bao giờ được dùng khi quan sát được giáng thủy vào lúc quan trắc;

13. Với ww = 28, tầm nhìn đã từng nhỏ hơn 1000 mét;

Ghi chú:

Quy định này chỉ áp dụng đối với sự hạn chế tầm nhìn do những giọt nước hoặc tinh thể băng gây ra.

14. Sự thống nhất cần thiết trong việc phát báo ww = 36, 37, 38 và 39 trong phạm vi một vài vùng, thực hiện theo các chỉ dẫn quốc gia;

15. Giới hạn tầm nhìn “dưới 1000m” được dùng với ww = 42 – 49. Trường hợp ww = 40 hay 41, tầm nhìn biểu kiến trong đám hay dải sương mù kết băng sẽ dưới 1000 mét; 40 – 47 được dùng khi sự giảm tầm nhìn chủ yếu do giọt nước hay tinh thể băng và 48 hay 49 khi sự giảm này chủ yếu do giọt nước;

16. Khi xem xét về giáng thủy, thuật ngữ “tại trạm” ở bảng ww có nghĩa là “tại vị trí quan trắc thông thường”;

17. Giáng thủy được mã hóa là cách quãng nếu nó đã xảy ra không liên tục trong giờ trước và không thể hiện đặc điểm mưa rào;

18. Cường độ giáng thủy được xác định theo cường độ vào lúc quan trắc;

19. Các mã số 80 – 90 chỉ được dùng khi giáng thủy thuộc dạng mưa rào vào lúc quan trắc;

Ghi chú:

Mưa rào được sinh ra từ mây đối lưu. Đặc điểm của mưa rào là bắt đầu và kết thúc đột ngột, thường biến đổi nhanh và đôi khi biến đổi nhiều về cường độ. Các giọt và các phần tử rắn rơi trong mưa rào thường lớn hơn trong giáng thủy không phải rào. Giữa các đợt mưa rào có thể quan sát được các khoảng trống trời xanh, trừ khi mây dạng tầng che kín các khe hở giữa các mây dạng tích.

20. Với mã số 98, nếu giáng thủy không rõ rệt thì việc xác định có hay không có giáng thủy chủ yếu tùy thuộc vào quan trắc viên;

21. Cường độ giáng thủy và dông được xác định theo bảng quy định cường độ hiện tượng trong Quy phạm quan trắc khí tượng bề mặt.

e) wawa: Thời tiết hiện tại được báo từ trạm thời tiết tự động (Bảng mã 4680);

1) Trong khi báo chọn mã số lớn nhất;

2) Với mã số 01, 02 và 03: áp dụng quy tắc 2.1.2.3.10.đ.3;

(i) Áp dụng quy tắc 2.1.2.3.10.đ.4 về liên quan giữa hiện tượng và tầm nhìn;

(ii) Áp dụng quy tắc 2.1.2.3.10.đ.5 cho mã số 05.

3. Sự hạn chế tầm nhìn ở mã số wawa= 10 là 1km ≤ VV < 10km. Quy định này chỉ áp dụng với những giọt nước hay tinh thể băng;

4. Với wawa= 18, tiêu chuẩn để phát báo tố là: Tốc độ gió đột ngột tăng thêm ít nhất là 8m/s (16 (knots) và tốc độ đạt tới 11 m/s (22 knots) hay hơn và kéo dài ít nhất trong 1 phút;

5. Các mã số 20 – 29 không bao giờ được dùng khi có giáng thủy vào lúc quan trắc;

6. Với waw= 28, tầm nhìn đã từng nhỏ hơn 1000 mét, áp dụng như ghi chú trong Quy tắc 2.1.2.3.10.đ.13;

7. Áp dụng Quy tắc 2.1.2.3.10.đ.14 cho mã số 36;

8. Giới hạn tầm nhìn “dưới 1000 mét” được áp dụng với wawa= 30 – 35; wawa= 30 – 34 được dùng khi sự giảm tầm nhìn bao gồm chủ yếu bởi các giọt nước hay tinh thể băng và 35 khi sự giảm này bao gồm chủ yếu bởi giọt nước;

9. Áp dụng Quy tắc 2.1.2.3.10.đ.17 về tính chất cách quãng của giáng thủy;

10. Áp dụng Quy tắc 2.1.2.3.10.đ.18 về cường độ giáng thủy;

11. Áp dụng Quy tắc 2.1.2.3.10.đ.19 cho các mã số 80 – 99.

g) W1W2: Thời tiết đã qua được báo từ trạm do con người quan trắc (Bảng mã 4561);

1. Khoảng thời gian được bao hàm bởi W1và W2là:

(i) 6 giờ đối với các quan trắc 0000, 0600, 1200 và 1800 GQT;

(ii) 3 giờ đối với các quan trắc 0300, 0900, 1500 và 2100 GQT;

(iii) 2 giời đối với các quan trắc trung gian nếu được thực hiện theo 2 giờ một.

2. Các mã số W1và W2được lựa chọn sao cho W1W2­­kết hợp với ww mô tả đầy đủ nhất về thời tiết trong khoảng thời gian tương ứng. Ví dụ trong khoảng thời gian này, đặc trưng thời tiết thay đổi hoàn toàn thì mã số được chọn cho­W1và W2phải mô tả thời tiết chiếm ưu thế trước khi thời tiết được báo ở ww xảy ra;

3. Khi W1và W2được báo ở bản tin từng giờ ngoài những kỳ báo theo quy tắc 2.1.3.10.g.1 (i) và (ii) thì chúng bao hàm khoảng thời gian ngắn hơn và quy tắc 2.1.3.10.g.2 cũng được áp dụng;

4. Khi áp dụng quy tắc 2.1.3.10.g.2 và cân nhắc thời tiết đã qua, nếu có quá một mã số có thể chọn cho thời tiết đã qua thì mã số lớn nhất được báo ở W1và mã số lớn thứ hai được báo ở W2;

5. Nếu thời tiết trong khoảng thời gian này không thay đổi đến mức chỉ một mã số có thể được chọn cho thời tiết đã qua thì mã số này được báo cho cả W1và W2. Ví dụ như mưa suốt thời gian qua, báo W1W2= 66;

6. Nếu trong thời gian quy định có một khoảng không nắm được tình hình về thời tiết đã qua thì W1phát báo như thường lệ và W2phát báo bằng /;

h) Wa1Wa2: Thời tiết đã qua phát báo từ trạm tự động (Bảng mã 4531);

1. Áp dụng Quy tắc 2.1.2.3.10.g.1;

2. Cần chọn các mã số Wa1Wa2nhằm tận dụng khả năng của trạm tự động để phát hiện thời tiết đã qua và kết hợp với wa1wa2diễn tả được càng đầy đủ càng tốt thời tiết trong khoảng thời gian tương ứng;

3. Nếu trạm tự động chỉ có khả năng phát hiện tình huống thời tiết rất cơ bản, thì có thể dùng các mã số thấp hơn để miêu tả về các hiện tượng cơ bản và có đặc tính chung. Nếu trạm tự động có khả năng phân biệt cao hơn thì dùng các mã số lớn hơn giải thích chi tiết các hiện tượng. Với mỗi loại hiện tượng cơ bản, mã số cao nhất trong khả năng phân biệt của trạm tự động sẽ được phát báo;

4. Nếu thời tiết trong khoảng thời gian quy định đã trải qua sự thay đổi hoàn toàn và nhận biết được, thì mã số được chọn cho Wa1Wa2phải mô tả thời tiết chế ngự trước khi loại thời tiết được chỉ ra bởi wawa. Mã số lớn nhất sẽ được dùng cho Wa1, mã số lớn thứ hai cho Wa2;

5. Nếu trong khoảng thời gian này thời tiết thay đổi không đáng kể đến mức chỉ một mã số có thể được chọn cho thời tiết đã qua thì mã số này sẽ được báo cho cả Wa1và Wa2. Ví dụ như mưa suốt thời gian qua sẽ báo Wa1Wa2= 44 với trường hợp trạm không có khả năng phân biệt được các dạng giáng thủy, hay Wa1Wa2= 66 với trường hợp trạm có khả năng phân biệt cao hơn.

2.1.2.3.11. Nhóm 8NhCLCMCH

a) Nhóm này được bỏ qua trong các trường hợp sau:

1. Không có mây (N=0);

2. Bầu trời bị che khuất bởi sương mù và / hay hiện tượng khí tượng khác (N = 9);

3. Không phân biệt được mây vì những lý do không phải như ở (2) trên đây hay không làm quan trắc (N = /);

Ghi chú:

Mọi quan trắc về mây trên biển, kể cả không quan trắc mây, vẫn được phát báo trong bản tin SHIP.

b) Số 8: Biểu số nhóm không đổi;

c) Nh: Lượng của tất cả các mây thuộc CL, hay nếu không có mây thuộc CLthì lượng chất của tất cả các mây thuộc C­M(Bảng mã 2700);

1. Một số quy tắc liên quan đến việc mã hóa N cũng được áp dụng cho việc mã hóa Nh;

(i) Nếu có mây C­Lthì tổng lượng của tất cả các mây trong CLmà quan trắc viên thực sự nhìn thấy trong lúc quan trắc, được báo cho Nh;

(ii) Nếu không có mây CLnhưng có mây CMthì tổng lượng của tất cả các mây CMđược báo cho Nh;

(iii) Nếu không có cả mây CLvà mây CMnhưng có mây CHthì Nhđược mã hóa là 0.

2. Nếu mây được báo ở Nhcó tính là perlucidus (Sc pe ở CLhay Ac pe ở CM) thì Nhđược mã hóa là 7 hay nhỏ hơn, áp dụng quy tắc 2.1.3.2.b.2;

3. Khi mây báo ở Nhđược quan sát qua sương mù hay hiện tượng tương tự khác thì lượng của chúng được báo như khi không có những hiện tượng này;

4) Nếu mây báo ở Nh­­­gồm cả vệt ngưng kết thì chỉ tính những vệt ngưng kết bền vững mà không tính đến những vệt tan rã nhanh chóng. Áp dụng quy tắc 1.6 về cách sử dụng Đoạn 4.

d) CL: Những mây thuộc Stratocumulus, Stratus, Cumulus và Comulonimbus (Bảng mã 0513);

1. CLchỉ báo những phần mây có độ cao từ mực trạm trở lên, nếu tất cả các mây thuộc CLđều thấp hơn mực trạm thì báo CL= 0;

2. Nếu qua sương mù hay các hiện tượng tương tự mà quan trắc được mây CLthì xác định mây C­Lthực tế trong thấy được, coi như không có các hiện tượng này;

Mã số CLđược báo trình tự ưu tiên theo thứ tự các mã số như sau: 9,3,4,8,2, còn lại các mã số 1, 5, 6, 7 ưu tiên về lượng tùy theo.

đ) CM: Những mây thuộc Altocumulus, Altostratus và Nimbostratus (Bảng mã 0515);

1) Nếu qua mây CL, sương mù hay các hiện tượng tương tự mà quan trắc được mây C­Mthì xác định mây CMthực tế trông thấy được, coi như không có những hiện tượng này;

2. Khi lượng mây thuộc CL≥ 7/10 mà không thấy mây thuộc CM, báo CM= /;

3. Khi lượng mây thuộc CL≥ 7/10 tuy không thấy mây thuộc CMnhưng thấy mây thuộc CH,báo CM­ = 0.

Mã số C­Mđược báo trình tự ưu tiên theo thứ tự các mã số như sau: 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 1, 2;

e) CH: Những mây thuộc Cirrus, Cirrocumulus và Cirrostratus (Bảng mã 0509);

1. Nếu qua mây thuộc CL, CM, sương mù hay các hiện tượng tương tự mà quan trắc được mây thuộc CHthì xác định mây CHthực tế thấy được, coi như không có những hiện tượng trên;

2. Trong các mã số CHtừ 1 đến 8 đều có thể có một ít mây Cc. Mã số CH= 9 chỉ dùng khi mây Cc là chủ yếu trong các mây thuộc CH;

3. Khi tổng lượng mây CLvà / hay CM≥ 7/10 mà không thấy mây thuộc CH, báo CH= /;

Mã số CHđược báo trình tự ưu tiên theo thứ tự các mã số như sau: 9, 7, 8, 6, 5, 4, 3, 2, 1,

2.1.2.3.12. Nhóm 9GGgg

Nhóm này được đưa vào khi:

a) Thời điểm quan trắc thực sai lệch quá 10 phút so với giờ quan trắc chuẩn GG được báo ở Đoạn 0;

b) Có quy tắc bổ sung theo quyết định của khu vực, xem thêm Quy tắc 2.1.2.1.6.

2.1.2.4. Đoạn 2

Quy định chung

Việc đưa các nhóm của Đoạn 2 vào bản tin từ tàu biển sẽ do các nước thành viên sử dụng tàu này quy định. Quy tắc này cũng được áp dụng cho trạm tự động trên biển.

Ghi chú:

Các nước thành viên được khuyến cáo đưa vào tối đa các nhóm trong Đoạn 2 phù hợp với quy tắc 2.1.2.1.3.d.

2.1.2.4.1. Nhóm 222Dsvs

a) Nhóm này luôn có trong các bản tin từ trạm có quan trắc tình hình biển và trong các bản tin của những tàu được yêu cầu đưa Dsvsvào như một thủ tục thông thường;

b) Nhóm này được mã hóa là:

1. 22200 đối với trạm cố định trên biển;

2. 222// đối với:

(i) Trạm ven bờ phát báo tình hình biển;

(ii) Tàu bổ sung hay hỗ trợ, trừ khi đang phát báo từ một vùng mà trung tâm thu thập bản tin từ loại tàu này có yêu cầu đưa Dsvsvào như một thủ tục thông thường, nhằm đáp ứng nhu cầu của trung tâm tìm kiếm và cứu hộ.

c) Số 222: Biểu số không đổi mở đầu của Đoạn 2;

d) Ds: Hướng di chuyển thực của tàu trong 3 giờ qua (Bảng mã 0700);

đ) vs: Tốc độ trung bình của tàu trong 3 giờ qua (Bảng mã 4451);

2.1.2.4.2. Nhóm (OssTwTwTw)

a) Nhóm này luôn có trong bản tin từ trạm thời tiết đại dương khi số liệu có thể sử dụng;

b) Số 0: Biểu số nhóm không đổi;

c) ss: Chỉ số về dấu và loại phương tiện đo nhiệt độ nước biển tầng mặt (Bảng mã 3850);

d) TwTwTw: Nhiệt độ nước biển tầng mặt, báo đến phần mười0C, có dấu chỉ bởi ss.

2.1.2.4.3. Các nhóm (1PwaPwaHwaHwa) và (2PwPwHwHw)

a) Áp dụng quy tắc tương tự 2.1.4.2.a cho các nhóm này;

b) Nhóm 1PwaPwaHwaHwadùng để phát báo số liệu sóng gió đo được bằng máy (theo đơn vị 0,5m);

c) Nhóm 2PwPwHwHwdùng để phát báo số liệu sóng gió được ước lượng bằng mắt;

d) Số 1 và số 2: Biểu số nhóm không đổi;

đ) PwaPwahay PwPw: Chu kỳ sóng gió báo theo giây;

e) HwaHwahay HwHw: Độ cao sóng gió báo theo đơn vị 0,5m;

Ghi chú:

1. Chu kỳ sóng là khoảng thời gian hai đầu sóng liên tiếp đi qua một điểm cố định (chu kỳ bằng độ dài sóng chia cho tốc độ sóng);

2. Chu kỳ sóng báo theo chu kỳ trung bình của khá nhiều sóng có hình dáng hoàn hảo trong hệ thống sóng quan trắc được;

3. Độ cao sóng (chênh lệch giữa chân và đỉnh) báo theo độ cao trung bình của khá nhiều sóng có hình dáng hoàn hảo trong hệ thống sóng quan trắc được;

4. Độ cao sóng < 0,25m, báo 00; từ 0,25m đến 0,75m, báo 01; từ 0,75m đến 1,25m, báo 02; v.v…

g) Báo độ cao và chu kỳ sóng khi:

1. Biển lặng (không có sóng gió và không có sóng lừng), PwaPwaHwaHwahay PwPwHwHwsẽ báo là 0000 tùy trường hợp;

2. Mặt biển hỗn hợp không thể ước định được chu kỳ sóng, PwPwđược báo bằng 99. Vì lý do đó mà độ cao sóng không xác định được, HwHwđược báo bằng //;

3. Ở bản tin từ trạm có phát số liệu sóng đo bằng máy, nếu số liệu không chính xác vì bất kỳ lý do nào, đối với chu kỳ hay độ cao sóng thì tùy từng trường hợp, PwaPwahay HwaHwasẽ được mã hóa là //. Nếu số liệu về chu kỳ hay độ cao sóng không chính xác, áp dụng quy tắc tương tự 2.1.3.3.b thì nhóm 1PwaPwaHwaHwasẽ bỏ qua hay mã hóa là 1////;

4. Ở bản tin từ trạm không phát số liệu sóng đo bằng máy, nếu số liệu về chu kỳ hay độ cao sóng không khả dụng vì bất kỳ lý do nào khác thì tùy trường hợp PwPwhay HwHwsẽ được mã hóa là //. Nếu số liệu không khả dụng về chu kỳ hay độ cao sóng, nhóm 2PwPwHwHwsẽ được bỏ qua.

2.1.2.4.4. Các nhóm (3dw1dw1dw2dw2), (4Pw1Pw1Hw1Hw1), (5Pw2Pw2Hw2Hw2)

a) Các nhóm này chỉ được dùng để báo về sóng lừng khi có thể phân biệt được sóng lừng với sóng gió;

b) Số 3, 4, 5: Biểu số nhóm không đổi;

c) dw1dw1hay dw2dw2: Hướng sóng (Bảng mã 0877);

d) Pw1Pw1hay Pw2Pw2: Chu kỳ sóng, báo theo giây;

đ) Hw1Hw1hay Hw2Hw2: Độ cao sóng, báo theo đơn vị 0,5m;

e) Nếu chỉ quan trắc được một hệ thống sóng lừng thì:

1. Số liệu về hệ thống sóng này được chỉ bởi dw1dw1, Pw1Pw1, Hw1Hw1;

2. dw2dw2­mã hóa là //;

3. Nhóm 5Pw2Pw2Hw2Hw2được bỏ qua.

g) Nếu quan trắc được hệ thống sóng lừng thứ hai thì:

1. Số liệu về hệ thống sóng này được chỉ bởi dw2dw2, Pw2Pw2, Hw2Hw2;

2. Số liệu tương ứng về hệ thống sóng đầu tiên sẽ được áp dụng quy tắc 2.1.2.4.4.e.1 đã nêu trên.

b) Trạm thời tiết đại dương luôn đưa số liệu sóng lừng vào bản tin khi số liệu khả dụng.

2.1.2.4.5. Nhóm (6IsEsEsRs)

a) Số 6: Biểu số nhóm không đổi;

b) Is: Nguyên nhân gây ra băng đóng trên tàu (Bảng mã 1751);

c) EsEs: Độ dày băng đóng trên tàu, báo bằng cm;

d) Rs: Tốc độ đóng băng trên tàu (Bảng mã 3551);

đ) Khi phát báo bằng lời văn về hiện tượng băng đóng trên tàu, dùng chữ ICING đặt trước lời văn;

2.1.2.4.6. Nhóm 70HwaHwaHwa

a) Nhóm này được báo bổ sung cho nhóm 1PwaPwaHwaHwakhi gặp các điều kiện sau:

1. Biển không lặng (có nghĩa mã số PwaPwaHwaHwakhông phải là 0000);

2. HwaHwakhông phải là //;

3. Trạm có khả năng đo đạc độ cao sóng bằng máy chính xác tới 0,1m.

b) Số 70: Nhóm số không đổi;

c) HwaHwaHwa: Độ cao sóng đo bằng máy, báo đến 0,1m;

2.1.2.4.7. Nhóm 8swTbTbTb

a) Khi nhiệt độ ở bầu nhiệt kế ướt được dùng để tính trị số điểm sương ở bản tin SHIP, nhóm 8swTbTbTbđược đưa vào để báo về nhiệt độ của nhiệt kế ướt;

b) Số 8: Biểu số nhóm không đổi;

c) sw: Chỉ số về dấu và loại của nhiệt độ bầu nhiệt kế ướt được phát báo (Bảng mã 3855);

d) TbTbTb: Nhiệt độ bầu nhiệt kế ướt báo đến phần mười0C, có dấu chỉ bởi sw.

2.1.2.4.8. Các nhóm (ICE + ciSibiDizihay lời văn)

a) Bản tin về băng biển và băng có nguồn gốc từ đất liền ở dạng mã FM13-XI sẽ không thay thế bản tin về băng biển và núi băng theo như công ước quốc tế về an toàn cuộc sống trên biển;

b) Nhóm ciSibiDiziđược báo khi vào kỳ quan trắc từ vị trí của tàu đã quan trắc được băng biển và / hay băng có nguồn gốc từ đất liền, trừ trường hợp tàu được yêu cầu phát báo về tình hình băng theo mã luật riêng về băng biển;

c) Nếu giữa 2 kỳ quan trắc tàu đã vượt qua hay thấy được mỏm băng thì hiện tượng này được báo bằng lời văn bổ sung theo dạng “ice edge latlong” (với vị trí bằng độ và phút);

d) Từ ICE: Biểu danh báo hiệu về tình hình băng biển;

đ) c­: Mật độ hay cách sắp xếp băng biển (Bảng mã 0639);

e) Si­: Giai đoạn hình thành băng (Bảng mã 3739);

g) bi: Băng biển có nguồn gốc từ đất liền (Bảng mã 0439);

h) D: Hướng nhìn thấy rìa băng chính (Bảng mã 0739);

i) zi: Tình trạng băng hiện thời và xu thế tình huống trong 3 giờ qua (Bảng mã 5339);

j) Nếu tàu ở vùng biển thoáng và đang phát báo về ICE EDGE, thì chỉ phát báo mật độ civà giai đoạn hình thành sicủa băng khi tàu ở gần băng (dưới 0.5 hải lý);

k) Nếu tàu ở cửa lạch rộng hơn một hải lý thì tình huống này sẽ được mã hóa ci= 1 và Di= 0. Nếu tàu ở trong vùng biển băng và biển băng đó có bờ vượt quá giới hạn tầm nhìn thì được mã hóa ci= 1 và Di= 9;

l) Nếu không quan sát thấy băng biển và nhóm mã chỉ dùng để báo cáo về băng có nguồn gốc từ đất liền, thì nhóm này sẽ được mã hóa là 0/bi/0; ví dụ: 0/2/0 có nghĩa đã thấy được 6 - 10 mỏm băng nhưng không có băng biển;

m) Trong việc mã hóa mật độ hay cách sắp xếp băng biển (ci), thì tình huống được báo phải là tình huống quan trọng nhất đối với giao thông hàng hải;

n) Hướng bờ băng chính được phát báo phải là hướng của phần gần nhất thuộc bờ này;

Ghi chú:

Các yêu cầu về việc phát báo băng biển phải được thỏa mãn bằng các bảng mã kết hợp, theo cách sau đây:

1. Mã chữ ci:

(i) Mã số đầu tiên (0) nhằm thiết lập mối quan hệ với mã số zi= 0 và mã binếu băng nổi nhìn thấy chỉ là băng có nguồn gốc từ đất liền.

(ii) Khả năng biến đổi về mật độ và cách sắp xếp băng biển trong vùng quan trắc hầu như không giới hạn, còn quan trắc từ tàu chỉ đủ tin cậy trong một phạm vi hạn chế. Vì lý do này và những biến đổi nhỏ chỉ có ý nghĩa tạm thời nên sự lựa chọn về mật độ và cách sắp xếp được giới hạn theo mục đích phát báo về các tình huống khác biệt đáng kể theo quan điểm hàng hải. Các mã số 2 – 9 được phân thành 2 đoạn tùy theo:

- Mật độ băng ít nhiều đồng nhất hay không (mã số 2 - 5); hoặc

- Có sự khác nhau rõ rệt về mật độ hay cách sắp xếp hay không (mã số 6 - 9).

2. Mã chữ Si

Bảng này nêu lên một loạt các trở ngại cho hàng hải gây nên bởi bất kỳ mật độ nào; ví dụ mật độ là 8/10 thì với băng non khó gây ra ảnh hưởng tới hàng hải, trái lại nếu phần lớn là băng già thì sẽ gây ra nhiều trở ngại, đòi hỏi phải giảm bớt tốc độ và thay đổi hướng luôn;

3. Mã chữ bi:

(i) Mã này xếp theo mức nguy hiểm tăng dần đối với giao thông hàng hải;

(ii) Những tảng băng và mảnh băng quá nhỏ, chìm sâu hơn mỏm băng thì khó phát hiện bằng mắt hoặc ra đa, nhất là khi biển động mạnh. Do vậy, các mã số 4 và 5 miêu tả các điều kiện nguy hiểm hơn các mã số 1 đến 3.

4. Mã chữ Di:

Mã này không nhằm báo về khoảng cách tới dải băng mà chỉ báo về hướng tàu nhìn thấy phần gần nhất của dải băng. Từ các mã số đã báo về mật độ và giai đoạn phát triển sẽ biết được tàu đang ở trong băng hay đang cách rìa bằng không quá 0,5 hải lý;

Nếu tàu ở trong vùng nước và xa bờ băng trên 0,5 hải lý thì hướng của rìa băng được coi như vuông gốc với hướng đã được báo;

Nếu thấy quá một bờ băng, báo theo bờ băng gần nhất hay quan trọng nhất;

5. Mã chữ zi:

(i) Mã này dùng để xác định:

Tàu đang ở trong khối băng lớn nổi trên biển hay là chỉ thấy được băng trôi trên biển thoáng (băng biển và / hay băng có nguồn gốc từ đất liền); và

Ước định tính chất có thể xuyên qua của băng biển và xu thế biến đổi vừa qua về tình trạng băng, tùy thuộc khả năng hoạt động của tàu trên băng biển.

(ii) Việc phát báo các tình huống theo các mã số 1-9 (Bảng mã 5239) giúp giải thích về hai bảng mã civà Si.

2.1.2.5. Đoạn 3

Dùng để trao đổi khu vực, được mở đầu bằng nhóm 333

a) Việc dùng các nhóm có chỉ số từ 1 đến 9 do khu vực quy định;

b) Dạng ký hiệu của nhóm 0 cùng các quy tắc đưa nhóm này vào đoạn 3 sẽ do khu vực phát triển;

c) Các nhóm số khác sẽ do khu vực quy định, nhằm đáp ứng các nhu cầu chưa được các nhóm định sẵn đáp ứng. Để tránh sự mập mờ, các nhóm khác này sẽ:

1. Có các chỉ số 0, 1, 2, …

2. Đặt nhóm báo hiệu 80000 vào sau nhóm cuối cùng của các nhóm định sẵn để mở đầu cho các nhóm mới khác;

Ghi chú:

Ví dụ: Nếu có 3 nhóm bổ sung được phát triển thì một bản tin đã bao gồm trạng thái mặt đất, giáng thủy và số liệu mây sẽ thể hiện ở đoạn 3 như sau: 333 3Ejjj 6RRRtR8NsChshs80000 0…1…2…

Áp dụng Quy tắc 2.1.2.1.3.đ.

2.1.2.5.1. Nhóm (OEsnT’gT’g)

a) Nhóm này được báo 2 lần trong ngày ở các bản tin 00 và 12 GQT (giờ quốc tế);

b) Số 0: Biểu số nhóm không đổi;

c) E: Trạng thái mặt đất vào lúc quan trắc, không có tuyết hay băng che phủ (Bảng mã 0901);

d) sn: Chỉ số dấu của nhiệt độ mặt đất (Bảng mã 3845)

đ) T’gT’g: Nhiệt độ mặt đất vào lúc quan trắc báo theo0C nguyên, với dấu chỉ bởi sn­;

e) Khi mặt đất bị tuyết hay / và băng phủ, nhóm này được phát báo ở dạng 0/snT’gT’g;

2.1.2.5.2. Các nhóm (1snTxTxTx) (2snTnTnTn)

a) Số 1 và số 2: Biểu số nhóm không đổi;

b) sn: Chỉ số dấu của nhiệt độ không khí tối cao và tối thấp (Bảng mã 3845);

c) TxTxTx: Nhiệt độ không khí tối cao ban ngày trong khoảng 12 giờ trước, báo đến phần mười0C trong bản tin 12 GQT, với dấu chỉ bởi sn;

d) TnTnTn: Nhiệt độ không khí tối thấp ban đêm trong khoảng 12 giờ trước, báo đến phần mười0C trong bản tin 00 GQT, với dấu chỉ bởi sn;

2.1.2.5.3. Nhóm (3Ejjj)

Ở Việt Nam dùng nhóm (3Ejjj) có dạng 3/SnTgTg.

a) Nhóm này chỉ được phát báo một lần trong ngày ở bản tin 00 GQT;

b) Số 3: Biểu số nhóm không đổi;

c) sn: Chỉ số dấu của nhiệt độ mặt đất tối thấp (Bảng mã 3845);

d) TgTg: Nhiệt độ mặt đất tối thấp đêm trước báo theo0C nguyên, với dấu chỉ bởi sn;

2.1.2.5.4. Nhóm (4E’sss)

a) Nhóm này báo về tuyết, băng và mọi dạng khác của giáng thủy đặc trên mặt đất vào lúc quan trắc;

b) Khi độ dày không đồng đều, báo độ dày trung bình trên vùng đặc trưng;

c) Nhóm này được phát báo một lần trong ngày ở bản tin 00 GQT;

d) Số 4: Biểu số nhóm không đổi;

đ) E’: Trạng thái mặt đất có tuyết hay băng phủ (Bảng mã 0975);

e) sss: Độ dày lớp tuyết hay băng phủ. (Bảng mã 3889);

2.1.2.5.5. Các nhóm (5j1j2j3j4j5j6j7j8j9)

a) Số 5: Biểu số nhóm không đổi;

b) j1: Chỉ số về thông tin bổ sung (Bảng mã 2061)

c) j2j3j4: Nội dung về thông tin bổ sung (Bảng mã 2061);

d) j5j6j7j8j9: Nhóm bổ sung đứng sau nhóm 5j1j2j3j4(Bảng mã 2061);

đ) Khi nhóm 5j1j2j3j4được dùng ở dạng 55j2j3j4, 553j3j4, 554j3j4hay 555j3j4, nhóm bổ sung j5j6j7j8j9được thêm vào để báo về cân bằng bức xạ, tổng bức xạ mặt trời, tán xạ mặt trời, bức xạ sóng dài, bức xạ sóng ngắn, cân bằng bức xạ sóng ngắn hay bức xạ mặt trời trực tiếp nếu số liệu khả dụng. Nhóm này được lặp lại mỗi khi cần thiết;

Ghi chú: Nếu thời gian nắng không khả dụng, nhóm này sẽ báo là 55///, 553//, 55407, 55408, 55507 hay 55508 khi có yêu cầu báo về số liệu bức xạ theo nhóm j5j6j7j8j9.

e) Nhóm 5j1j2j3j4được ứng dụng ở các dạng:

1. 5EEEiEbáo về lượng bốc hơi hay thoát hơi hàng ngày;

(i) EEE: Lượng bốc hơi hay thoát hơi trong 24 giờ qua báo đến phần mười milimét;

(ii) iE: Loại dụng cụ đo bốc hơi hay loại cây trồng được đo thoát hơi (Bảng mã 1806).

2. 54g0sndTbáo về sự thay đổi nhiệt độ trong khoảng thời gian bao hàm bởi W1W2;

(i) Chỉ báo về thay đổi nhiệt độ bằng hay lớn hơn 50C trong vòng 30 phút, xác định ở nhiệt ký;

(ii) g0: Khoảng thời gian từ lúc nhiệt độ thay đổi đến lúc quan trắc, bằng giờ tròn;

(iii) sn: Dấu của sự thay đổi nhiệt độ (Bảng mã 3845);

(iv) dT: Lượng nhiệt độ thay đổi (Bảng mã 0822);

(v) Việc phát báo hạng mục này do khu vực hay quốc gia quy định cho các trạm đảo hoặc trạm thưa thớt khác.

3. 55SSS báo về số giờ nắng trong ngày với SSS là thời gian nắng bằng phần mười giờ;

4. 553SS báo về thời gian nắng trong giờ trước với SS là thời gian nắng báo bằng phần mười giờ;

5. 55407 báo hiệu nhóm phụ 4FFFF liền kề báo về cân bằng bức xạ sóng ngắn trong giờ trước với FFFF là cân bằng bức xạ sóng ngắn bằng kJ/m2;

6. 55408 báo hiệu nhóm phụ 4FFFF liền kề báo về trực xạ trong giờ trước với FFFF là trực xạ bằng kJ/m2;

7. 55507 báo hiệu nhóm phụ 5F24F24F24F24liền kề báo về cân bằng bức xạ sóng ngắn trong 24 giờ trước với F24F24F24F24là cân bằng bức xạ bằng J/cm2;

8. 55508 báo hiệu nhóm phụ 5F24F24F24F24liền kề báo về trực xạ trong 24 giờ trước với F24F24F24F24 ­­là trực xạ bằng J/cm2;

9. 56 DLDMDHbáo về hướng dịch chuyển của mây;

(i) DL: Hướng thực mà từ đó mây CLđang chuyển tới (Bảng mã 0700);

(ii) DM: Hướng thực mà từ đó mây CMđang chuyển tới (Bảng mã 0700);

(iii) DH: Hướng thực mà từ đó mây CHđang chuyển tới (Bảng mã 0700).

10. 57 CDaeCbáo về hướng và sự phát triển của mây từ trạm trên đất và trạm tàu cố định trong vùng nhiệt đới.

(i) C: Loại mây (Bảng mã 0500);

(ii) Da: Hướng thực mà ở đó nhìn thấy mây địa hình hay mây phát triển theo chiều thẳng đứng (Bảng mã 0700);

(iii) eC: Góc cao của đỉnh mây được chỉ bởi C (Bảng mã 1004).

11. 58p24p24p24báo về biến áp bề mặt 24 giờ qua là dương hay bằng 0, 59 p24p24p24báo về biến áp bề mặt 24 giờ qua là âm.

p24p24p24: Biến áp bề mặt 24 giờ trước báo đến phần mười hPa.

g) Khi nhóm 5j1j2j3j4có dạng 553SS thì nhóm bổ sung j5FFFF có thể ở một hay nhiều dạng sau:

j5= 0: FFFF là cán cân bức xạ dương trong giờ trước, theo kJ/m2;

j5= 1: FFFF là cán cân bức xạ âm trong giờ trước, theo kJ/m2;

j5= 2: FFFF là tổng xạ mặt trời trong giờ trước, theo kJ/m2;

j5= 3: FFFF là tán xạ mặt trời trong giờ trước, theo kJ/m2;

j5= 4: FFFF là bức xạ sóng dài hướng xuống trong giờ trước, theo kJ/m2;

j5= 5: FFFF là bức xạ sóng dài hướng lên trong giờ trước, theo kJ/m2;

j5= 6: FFFF là bức xạ sóng ngắn trong giờ trước, theo kJ/m2;

h) Khi nhóm 5j1j2j3j4có dạng 55SSS thì nhóm bổ sung j5F24F24F24F24có thể ở một hay nhiều dạng sau:

j5= 0: F24F24F24F24là cán cân bức xạ dương trong 24 giờ trước, theo J/cm2;

j5= 1: F24F24F24F24là cán cân bức xạ âm trong 24 giờ trước, theo J/cm2;

j5= 2: F24F24F24F24là tổng xạ trong 24 giờ trước, theo J/cm2;

j5= 3: F24F24F24F24là tán xạ trong 24 giờ trước, theo J/cm2;

j5= 4: F24F24F24F24là bức xạ sóng dài hướng xuống trong 24 giờ trước, theo J/cm2;

j5= 5: F24F24F24F24là bức xạ sóng dài hướng lên trong 24 giờ trước, theo J/cm2;

j5= 6: F24F24F24F24là bức xạ sóng ngắn trong 24 giờ trước, theo J/cm2;

+ Ở Việt Nam hiện chỉ dùng nhóm 58/59 P24P24P24.

2.1.2.5.6. Nhóm 6RRRtR

a) Nhóm này được đưa vào Đoạn 3 khi số liệu lượng mưa được trao đổi theo 3 giờ một hay những thời đoạn khác nhau theo yêu cầu trao đổi khu vực;

b) Số 6: Biểu số nhóm không đổi;

c) RRR: Lượng mưa trong thời đoạn chỉ bởi tR(Bảng mã 3590);

d) tR: Thời đoạn tính lượng mưa (Bảng mã 4019);

1. Trong thời gian từ 7 đến 13 giờ Việt Nam có mưa, thì bản tin 13 giờ Việt Nam báo thêm một nhóm 6RRRtRvề lượng mưa trong 6 giờ qua ở Đoạn 3 với tR= 1;

2. Trong thời gian từ 7 đến 19 giờ Việt Nam có mưa, thì bản tin 19 giờ Việt Nam báo thêm một nhóm 6RRRtRvề lượng mưa trong 12 giờ qua ở Đoạn 3 với tR= 2;

3. Khi quan trắc TYPH các bản tin 4, 10, 16, 22 giờ Việt Nam, nhóm 6RRRtRbáo lượng mưa trong 3 giờ ở Đoạn 3 với tR= 7.

2.1.2.5.7. Nhóm 7R24R24R24R24

a) Nhóm này báo lượng mưa trong 24 giờ trước ở bản tin 12 GQT;

b) Số 7: Biểu số nhóm không đổi;

c) R24R24R24R24: Lượng mưa 24 giờ trước báo đến phần mười mm;

Khi không mưa báo R24R24R24R24= 0000;

Lượng mưa là giọt (0,0) báo R24R24R24R24= 9999;

Lượng mưa 24 giờ trước là 999,8 hoặc hơn báo R24R24R24R24= 9998;

Không đo được lượng mưa 24 giờ qua báo R24R24R24R24= ////;

Khi có mưa và sương cùng cho lượng thì báo gộp chung lượng, nếu lượng nước mưa chỉ do sương gây ra báo như không có mưa.

2.1.2.5.8. Nhóm 8NsChshs

a) Nhóm này được lặp lại để báo về các lớp hay khối mây khác nhau. Khi không có mây Cb, thì số lượng nhóm này không quá 3. Khi có mây Cb (vì mây Cb luôn được báo), số nhóm có thể lên tới 4. Tiêu chuẩn lựa chọn các lớp (khối) này để phát báo như sau:

1. Lớp (khối) riêng lẻ thấp nhất với bất kỳ lượng nào (Nsbằng hay lớn hơn 1);

2. Lớp (khối) riêng lẻ liền kề cao hơn với lượng lớn hơn 3/10 (Nsbằng 3 hay hơn);

3. Lớp (khối) riêng lẻ liền kề cao hơn, với lượng lớn hơn 5/10 (Ns= 5 hay lớn hơn);

4. Mây Cb mà chưa được báo vào trong các nhóm theo tiêu chuẩn 1), 2) và 3) ở trên;

b) Thứ tự phát báo các nhóm luôn từ mực thấp đến mực cao;

c) Khi xác định lượng của lớp (khối) mây riêng lẻ để báo trong nhóm 8, quan trắc viên chỉ ước định lượng của lớp (khối) mây ở từng mực cao coi như không có các mây khác tồn tại;

d) Khi trời quang (N = 0), không dùng nhóm này;

đ) Khi bầu trời bị che khuất (Ns= 9), nhóm 8 có dạng 89/hshsvới h­shslà tầm nhìn thẳng đứng. Khi không quan trắc mây (N = /) sẽ không dùng nhóm 8;

Ghi chú:

Tầm nhìn thẳng đứng là mức nhìn được theo chiều thẳng đứng về phía môi trường bị che khuất.

e) Số 8: Biểu số nhóm không đổi;

g) Ns: Lượng của lớp hay khối mây riêng lẻ thuộc loại mây được chỉ bởi C (Bảng mã 2700);

h) C: Loại mây có lượng chỉ bởi Ns (Bảng mã 0500);

Ghi chú: Loại của lớp mây phát báo được xác định dựa trên cơ sở về 10 loại mây và những minh họa về chúng trong “Atlas mây”.

i) hshs: Độ cao của lớp hay khối mây thuộc loại chỉ bởi C (Bảng mã 1677);

j) Nếu có hai loại mây trở lên có chân ở cùng mực cao thuộc một trong các tiêu chuẩn theo quy tắc 2.1.2.5.8.a thì tiêu chuẩn lựa chọn C và Nsnhư sau:

1. Nếu các loại này không bao hàm Cb thì mã số C chọn theo loại có lượng lớn nhất; nếu có từ 2 loại trở lên có cùng lượng thì báo loại có mã số C cao nhất. Nssẽ báo tổng lượng của các loại mây có chân ở cùng mực cao này;

2. Nếu các loại này bao gồm cả Cb thì dùng một nhóm báo riêng về Cb với C = 9 và Ns là lượng riêng của Cb. Nếu tổng lượng của các loại mây còn lại (trừ Cb) đều có chân cùng mực cao lại lớn hơn các lượng theo chỉ tiêu của quy tắc 2.1.2.5.8.a thì một nhóm khác sẽ báo về mây C được chọn theo trường hợp (1) và Ns là tổng lượng của các mây còn lại này.

k) Báo lượng mây, áp dụng các quy tắc từ 2.1.2.3.2.b.3 đến 2.1.2.3.2.b.6.

2.1.2.5.9. Nhóm 9SpSpspsp

a) Nhóm này dùng để phát báo bổ sung về hiện tượng khí tượng;

b) Quy định cho các mã chữ của nhóm này được xác định trong bảng mã 3778. Dưới đây là một số dạng đặc biệt của nhóm 9SpSpspspđể báo về các hiện tượng thường thấy ở trạm;

c) Nhóm 911 ff và 915dd

1. Các nhóm này dùng để báo về gió mạnh nhất tức thời quan trắc được tốc độ ≥ 16m/s xảy ra trong khoảng thời gian bao hàm bởi W1W2;

2. 911 và 915: Các biểu số nhóm không đổi;

3. ff: Tốc độ gió giật mạnh nhất tức thời bằng m/s;

4. dd: Hướng gió có tốc độ được báo ở ff (Bảng mã 242).

d) Nhóm 919MwDa

1. Nhóm này báo về vòi rồng, lốc bụi … vào lúc quan trắc;

2. Số 919: Biểu số nhóm không đổi;

3. Mw: Đặc điểm của vòi rồng gió lốc, bốc bụi … (Bảng mã 2555);

4. Da: Hướng xuất hiện của vòi rồng, gió lốc hay lốc bụi … (Bảng mã 0700),

đ) Nhóm 926S0i0.

1. Nhóm này báo về hiện tượng sương muối hay giáng thủy nhuốm mầu xuất hiện trong thời gian đã qua hoặc lúc quan trắc, tại trạm hay vùng lân cận;

2. 926: Biểu số nhóm không đổi;

3. S0: Vị trí (địa thế) xuất hiện sương muối (bảng mã 3761);

4. i0: Cường độ hiện tượng sương muối (Bảng mã 1861).

e) Nhóm 939nn.

1. Nhóm này báo về hiện tượng mưa đá tại trạm hay vùng lân cận trong lúc quan trắc hay trong thời gian thuộc W1W2;

2. 939: Biểu số nhóm không đổi;

3. nn: Đường kính của hạt mưa đá lớn nhất tính bằng mm;

Khi không xác định được đường kính hạt đá này, nn mã hóa là //.

g) Nhóm 960ww

1. Nhóm này báo lúc quan trắc có hai hiện tượng thời tiết trở lên (có thể được nhắc lại khi cần thiết);

2. Số 960: Biểu số nhóm không đổi;

3. ww: Mã số báo về hiện tượng thời tiết hiện tại chưa được báo ở nhóm 7wwW1W2(Bảng mã 4677)

h) Nhóm 961w1w1

1. Nhóm này báo khi thời tiết hiện tại chưa được thuyết minh ở bảng mã 4677, báo bổ sung hiện tượng thời tiết hiện tại chưa được báo ở nhóm 7wwW1W2(có thể được nhắc lại khi cần thiết);

2. Số 961: Biểu số nhóm không đổi;

3. w1w1: Mã số báo về hiện tượng thời tiết hiện tại chưa được thuyết minh ở bảng mã 4677, báo bổ sung hiện tượng thời tiết hiện tại chưa được báo ở nhóm 7wwW1W2(Bảng mã 4687);

2.1.2.6. Đoạn 4

Sử dụng trong nước để báo về mây có chân thấp hơn mực trạm, được mở đầu bằng nhóm 444.

Nhóm N’C’H’H’Ct

a) N’: Lượng của mây có chân thấp hơn mực trạm (Bảng mã 2700);

b) C’: Loại mây có chân thấp hơn mực trạm (Bảng mã 0500);

c) H’H’: Độ cao mặt trên của mây được báo ở C’, tính theo trăm mét;

Ghi chú:

Báo H’H’ = 99 khi mặt trên của mây ở độ cao 9900 mét hay hơn.

d) Ct: Mô tả đỉnh mây có chân thấp hơn mực trạm (Bảng mã 0552);

đ) Các mây có đỉnh thấp hơn mực trạm chỉ được báo ở đoạn này còn các mây khác cùng tồn tại mà có chân ở trên mực trạm sẽ được báo bằng nhóm 8NhCLCMCHở Đoạn 1;

e) Các mây CLchân thấp hơn nhưng đỉnh cao hơn mực trạm sẽ được báo ở cả nhóm 8NhCLCMCHở Đoạn 4, với điều kiện trạm ở ngoài mây này khá thường xuyên để có thể nhận biết các đặc điểm khác nhau của nó. Trong trường hợp này:

1. Nhsẽ tương ứng với N’ là CLtương ứng với C’ còn h thì mã hóa là /;

2. Nếu quan sát được mặt trên của mây có đỉnh cao hơn mực trạm, báo mực này ở H’H’. Nếu không quan sát được mặt trên của mây, báo H’H’ là //;

3. Các mây CLkhác có đỉnh thấp hơn mực trạm sẽ được báo ở nhóm N’C’H’H’Ctthứ hai;

4. Các mây CLkhác có chân cao hơn mực trạm được báo bằng lời văn tiếp sau nhóm N’C’H’H’Ct

g) Nếu trạm hầu như ở trong mây dày đặc thì áp dụng quy tắc 2.1.3.11.a và không dùng Đoạn 4;

h) Khi có hai lớp mây trở lên có chân thấp hơn mực trạm xuất hiện ở nhiều mực cao, sẽ dùng hai hay nhiều nhóm N’C’H’H’Ct. Ctsẽ báo là 9 ở các nhóm chỉ về lượng mây nhỏ hơn, ở các nhóm còn lại Ctsẽ được mã hóa theo (Bảng mã 0552);

i) Các dải ngưng kết chóng tan không được báo ở Đoạn 4;

Áp dụng Quy tắc 2.1.2.3.2.b.5.

j) Đỉnh của các giải ngưng kết bền vững và những khối mây rõ ràng bắt nguồn từ các vệt ngưng kết sẽ được báo bằng các mã số Cthích hợp;

k) Áp dụng các quy tắc từ 2.1.2.3.2.b.1 đến 2.1.2.3.2.b.6;

l) Phần núi nhô lên giữa các lớp mây được tính vào lượng mây.

2.1.2.7. Đoạn 5

Sử dụng trong nước, được mở đầu bằng nhóm 555.

2.1.2.7.1. Nhóm 2snTnTnTn

a) Khi xuất hiện nhiệt độ không khí tối thấp nhỏ hơn trị số đã báo lúc 00 giờ quốc tế (GQT), dùng nhóm này báo bổ sung về trị số tối thấp mới ở bản tin 06 hay 12 GQT;

b) Số 2: Biểu số nhóm không đổi;

c) sn: Chỉ số dấu của nhiệt độ không khí tối thấp (Bảng mã 3845);

d) TnTnTn: Nhiệt độ không khí tối thấp xảy ra sau 00 GQT báo đến phần mười0C, với dấu chỉ bởi sn.

2.1.2.7.2. Nhóm 6RRRR

a) Nhóm này chỉ dùng để kiểm tra lượng mưa trong trường hợp mưa rất lớn (≥ 200 mm trong 12 giờ qua) ở các bản tin 00 và 12 GQT;

b) Số 6: Biểu số nhóm không đổi;

c) RRRR: Lượng mưa 12 giờ qua báo đến phần mười mm.

2.1.2.7.3. Nhóm 9dcdcfcfc.

a) Nhóm này chỉ sử dụng trong thời gian quan trắc TYPH, để báo gió mạnh nhất từ quan trắc trước liền kề đến lúc quan trắc, đạt từ 10 đến 15 m/s. Khi tốc độ gió ≥ 16m/s thì báo nhóm 9SpSpspspở Đoạn 3 (áp dụng Quy tắc 2.1.2.5.9.c);

b) Số 9: Biểu số nhóm không đổi;

c) dcdc: Hướng gió tốc độ mạnh nhất báo ở fcfc(Bảng mã 242);

d) fcfc: Tốc độ gió mạnh nhất tức thời báo bằng m/s.

2.2. Các dạng mã METAR, SPECI và các quy tắc mã hóa số liệu

FM 15-XIII METAR

- Bản tin thời tiết sân bay thường kỳ (kèm hoặc không kèm dự báo xu thế).

FM 16-XIII SPECI

- Bản tin thời tiết sân bay đặc biệt (kèm hoặc không kèm dự báo xu thế).

2.2.1. Dạng mã

CCCC

YYGGggZ

NIL

AUTO

dddffGfmfm

VnVnVnVnDv

TT/TdTd

QPHPHPHPH

REw’w’

(WTsTs/SS )

(RRRRERCReReRBRBR)

(RMK ……)

Chú ý:

1. METAR là tên dạng mã về bản tin thời tiết sân bay, cảng hàng không thường kỳ. SPECI là tên dạng mã về bản tin thời tiết sân bay, cảng hàng không đặc biệt. Bản tin METAR và bản tin SPECI có thể kèm thêm dự báo xu thế;

2. Số lượng ký tự trong các nhóm không đồng đều. Khi một yếu tố hay hiện tượng không xuất hiện thì nhóm tương ứng hay phần mở rộng của nhóm đó trong bản tin được bỏ qua. Các chỉ dẫn chi tiết cho từng nhóm được nêu trong các quy tắc tiếp theo. Các nhóm đặt trong ngoặc được sử dụng theo quy định của khu vực hay quốc gia. Các nhóm có thể được lặp lại theo các chỉ dẫn chi tiết về từng nhóm. Các nhóm mã COR và NIL sẽ được sử dụng một cách thích hợp tương ứng với hiệu chỉnh và báo số liệu mất;

3. Dạng mã bao hàm đoạn chứa dự báo xu thế được biểu thị bởi chỉ số biến đổi (TTTTT = BECMG hay TEMPO) tùy trường hợp) hoặc bởi mã chữ NOSIG;

4. Tiêu chuẩn khống chế việc phát báo các bản tin SPECI được quy định trong ấn phẩm số 49 của WMO.

2.2.2. Quy tắc

2.2.2.1. Quy tắc chung

2.2.2.1.1. Tên mã METAR hay SPECI được đưa vào đầu mỗi bản tin.

2.2.2.1.2. Khi một yếu tố thời tiết xấu đi kèm một yếu tố khác tốt lên (ví dụ: mây thấp xuống nhưng tầm nhìn tốt lên), thì chỉ báo bằng một bản tin SPECI đơn thuần.

2.2.2.2. Nhóm CCCC

Biểu danh của trạm trong mỗi bản tin riêng lẻ được phát theo biểu tự địa điểm của ICAO.

2.2.2.3. Nhóm YYGGggZ

2.2.2.3.1. Ngày trong tháng và thời điểm quan trắc báo theo giờ và phút quốc tế cùng chữ Z viết liền được đưa vào từng bản tin METAR riêng lẻ.

2.2.2.3.2. Nhóm này luôn được đưa vào trong từng bản tin SPECI riêng lẻ. Trong các bản tin SPECI, nhóm này sẽ chỉ ra thời điểm xuất hiện các thay đổi dẫn đến việc phát bản tin.

2.2.2.4. Mã chữ AUTO

Mã chữ tùy chọn AUTO có thể được chèn vào trước nhóm gió để biểu thị bản tin bao hàm các quan trắc hoàn toàn tự động không có sự can thiệp của con người. ICAO yêu cầu phải báo tất cả các yếu tố đặc biệt.

Nếu một số yếu tố nào đó không được quan trắc, thì nhóm chứa yếu tố đó sẽ được thay thế bằng số vạch chéo (/) tương ứng. Số lượng vạch chéo tùy thuộc số lượng ký tự của nhóm không được thông báo; có nghĩa bằng 4 với nhóm tầm nhìn, bằng 2 với nhóm thời tiết hiện tại và bằng 3 hay 6 với nhóm mây.

2.2.2.5. Các nhómdddffGfmfm

KMHhay

dndndnVdxdxdx

KT hoặc

MPS

2.2.2.5.1. Trung bình hướng thực bằng độ được quy tròn về chục độ gần nhất mà từ đó gió thổi tới và trung bình tốc độ của gió trong 10 phút ngay trước kỳ quan trắc được báo ở dddff tiếp liền là một trong các chữ tắt KMH, KT hay MPS biểu thị đơn vị tốc độ gió. Trị số hướng gió nhỏ hơn 1000sẽ có thêm số 0 phía trước và gió có hướng chính bắc được báo bằng 360. Trị số tốc độ gió nhỏ hơn 10 đơn vị sẽ có thêm số 0 phía trước. Tuy nhiên, khi trong khoảng 10 phút có sự gián đoạn đáng kể về đặc trưng gió, thì tốc độ gió trung bình và giá trị gió giật mạnh nhất cũng như hướng gió trung bình và dao động của hướng gió chỉ tính theo số liệu sau khi gián đoạn, do vậy khoảng thời gian trong trường hợp này sẽ bị rút ngắn;

Ghi chú:

1. KMH, KT và MPS là chữ tắt chuẩn của ICAO về km/h, knots và m/s;

2. Đơn vị tốc độ gió được dùng do quốc gia quy định. Tuy nhiên, đơn vị đầu tiên được mô tả của ICAO về tốc độ gió là km trên giờ (KMH), mét trên giây (MPS), còn knots (KT) cho phép dùng như đơn vị không chuẩn của quốc tế cho tới khi có quyết định đình chỉ;

3. Sự gián đoạn là đáng kể khi có sự thay đổi đột ngột và liên tục về hướng gió bằng hay quá 300, với tốc độ gió trước hay sau khi thay đổi bằng hay lớn hơn 20km h-1(10knot) hoặc sự thay đổi về tốc độ bằng hay lớn hơn 20 km h-1(10knot) và kéo dài ít nhất 2 phút.

2.2.2.5.2. Trong trường hợp hướng gió thay đổi, ddd sẽ mã hóa VRB khi tốc độ gió trung bình nhỏ hơn 3 knots (2 ms-1hay 6km h-1). Gió biến đổi ở tốc độ cao hơn chỉ được báo khi hướng gió thay đổi ≥ 1800hoặc khi không có khả năng xác định hướng gió đơn lẻ, như khi cơn dông tràn qua sân bay.

2.2.2.5.3. Trong vòng 10 phút trước kỳ quan trắc, nếu hướng gió biến đổi ≥ 600nhưng nhỏ hơn 1800và tốc độ gió trung bình ≥ 3 knots (2ms-1hay 6 km h-1) thì hai hướng giới hạn của góc hướng gió dao động sẽ được báo bởi dndndnVdxdxdxtheo chiều kim đồng hồ. Các trường hợp khác sẽ không dùng nhóm này.

2.2.2.5.4. Lặng gió được mã hóa bằng 00000 tiếp theo là một trong các chữ tắt KMH, KT hay MPS biểu thị đơn vị báo tốc độ gió.

2.2.2.5.5. Nếu trong 10 phút ngay trước lúc quan trắc, tốc độ gió giật cực đại vượt quá tốc độ trung bình tới 10kt hay hơn (5ms-1hay 20 km h-1), tốc độ cực đại này được báo bằng Gfmfmtiếp liền sau dddff và kèm luôn một trong các chữ tắt KMH, KT hay MPS để xác định đơn vị tốc độ gió. Các trường hợp khác, yếu tố Gfmfmkhông được đưa vào;

Ghi chú:

Hệ thống đo đạc về gió nên dùng loại thể hiện được trung bình của các đỉnh gió giật trong 3 giây.

2.2.2.5.6. Với tốc độ gió ≥ 100 đơn vị, con số chính xác của đơn vị tốc độ gió được báo vào vị trí hai mã chữ ff hay fmf. Khi tốc độ gió ≥ 100 KT (50m/s hoặc 200 km/h) thì hai nhóm mã chữ ff hay fmmđược đặt trước bởi chữ P và được báo là P99KT (49 MPS hoặc P199KMH).

2.2.2.6. Các nhóm VVVV VVVVNDV VVVVnDv

Ghi chú:

Mã hóa tầm nhìn thường sử dụng đơn vị mét hoặc kilomet

2.2.2.6.1. Nhóm VVVV để báo tầm nhìn phổ biến. Khi tầm nhìn các hướng có thay đổi nhanh, tầm nhìn phổ biến không xác định được thì nhóm VVVV báo tầm nhìn nhỏ nhất. Khi tầm nhìn được xác định bởi các đầu đo cho hướng không xác định thì báo thêm NDV.

2.2.2.6.2. Biến đổi theo hướng về tầm nhìn VVVVnDv

Khi tầm nhìn ngang không các hướng không đều nhau, tầm nhìn nhỏ nhất không phải là phổ biến mà < 1500m hoặc < 50% so với tầm nhìn phổ biến thì nhóm VVVVnDvđược dùng để báo tầm nhìn nhỏ nhất và hướng phổ biến được chọn một trong tám hướng của la bàn. Nếu tầm nhìn nhỏ nhất quan sát được ở quá một hướng thì Dvsẽ báo hướng quan trọng nhất.

2.2.2.6.3. Tầm nhìn được báo theo các mức sau:

a) Dưới 800m: Quy xuống mức 50 mét gần nhất;

b) Giữa 800 và 5000m: Quy xuống mức 100 mét gần nhất;

c) Giữa 5000 cho tới 9999m: Quy xuống mức 1000 mét gần nhất;

d) 9999 báo cho 10 km hay hơn.

2.2.2.6.4. Mã chữ CAVOK

Áp dụng quy tắc 2.2.2.10

2.2.2.7. Các nhóm         RDRDR/VRVRVRVRi hay

RDRDR/VRVRVRVRVVRVRVRVRi

2.2.2.7.1. Trong khoảng thời kỳ quan sát được tầm nhìn ngang hay tầm nhìn theo đường băng của một hay nhiều đường băng có thể sử dụng cho việc hạ cánh < 1500m, một hay nhiều nhóm thuộc quy tắc 2.2.2.7 sẽ được đưa vào trong bản tin. Chữ biểu thị R liền với biểu số đường băng DRDRluôn mở đầu cho bản tin về tầm nhìn theo đường băng (RVR).

2.2.2.7.2. Các nhóm này được lặp lại để báo về giá trị tầm nhìn theo từng đường băng có thể sử dụng cho việc hạ cánh và cho tầm nhìn theo đường băng đã định trước, báo tối đa là 4 lần.

2.2.2.7.3. Chỉ số đường băng DRDR

DRDRlà chỉ số tầm nhìn theo đường băng được phát báo. Các đường băng song song được phân biệt bằng cách thêm các chữ L, C hay R vào sau chỉ số DRDRđể chỉ rõ đường băng bên trái, chính giữa hay bên phải.

Sự phối hợp các chữ này có thể dùng cho 5 đường băng song song (như LL, L, C, R, RR). Các chữ được thêm vào cho DRDRkhi cần thiết phù hợp với các tiêu chuẩn đường băng của ICAO.

2.2.2.7.4. Giá trị trung bình và xu thế của tầm nhìn theo đường băng trong 10 phút ngay trước kỳ quan trắc VRVRVRVRi.

a) Các giá trị tầm nhìn theo đường băng được báo sẽ đặc trưng cho vùng tiếp cận của các đường băng hạ cánh, tối đa là 4 đường.

b) Giá trị trung bình của tầm nhìn theo đường băng trong 10 phút ngay trước kỳ quan trắc sẽ được báo ở VRVRVRVR. Tuy nhiên, khi trong 10 phút đó có sự gián đoạn về RVR (như: Sương mù bình lưu đột xuất, mở đầu hay chấm dứt nhanh chóng của tuyết rào mù mịt), chỉ có số liệu sau sự gián đoạn này mới được tính vào giá trị trung bình của RVR và vì thế thời gian của sự gián đoạn trong những hiện tượng này bị rút ngắn tương ứng;

Ghi chú:

1. Áp dụng Quy tắc 2.2.2.7.5;

2. Mọi giá trị quan trắc được mà không khớp với thang độ để phát báo sẽ được quy về thang độ thấp hơn gần nhất;

3. Sự gián đoạn được ghi nhận khi có sự thay đổi bất chợt về tầm nhìn theo đường băng, duy trì ít nhất 2 phút, giống như việc đưa ra các bản tin đặc biệt được lựa chọn.

c) Nếu các giá trị tầm nhìn theo đường băng trong khoảng 10 phút trước giờ quan trắc thể hiện xu thế tăng lên hay hạ xuống rõ rệt đến mức trị số trung bình trong 5 phút đầu biến đổi ≥ 100m so với trị số trung bình của 5 phút cuối thì báo i = U cho trường hợp tầm nhìn tăng lên, báo i = D cho trường hợp giảm xuống. Khi không quan trắc được sự thay đổi của tầm nhìn theo đường băng, báo i = N. Không có khả năng xác định xu thế này, i được bỏ qua.

2.2.2.7.5. Biến đổi đáng kể của tầm nhìn theo đường băng RDRDR/VRVRVRVRVVRVRVRVRi:

a) Khi RVR đường băng biến đổi rõ rệt và trong vòng 10 phút trước giờ quan trắc có cực trị trung bình trong 1 phút đã thay đổi so với giá trị trung bình > 50m hay > 20% giá trị trung bình, bất kỳ giá trị lớn hơn, các giá trị cực tiểu trung bình trong 1 phút và cực đại trung bình 1 phút sẽ được báo theo thứ tự này trong dạng RDRDR/VRVRVRVRVVRVRVRVRi thay cho trung bình của 10 phút.

b) Cực trị RVR sẽ được áp dụng quy tắc 2.2.2.7.6 và xu thế sẽ được chỉ ra theo quy tắc 2.2.2.7.4.c.

2.2.2.7.6. Các cực trị của tầm nhìn theo đường băng

Khi giá trị RVR thực tế ở ngoài khoảng đo đạc của hệ thống thiết bị quan trắc, sẽ áp dụng các thủ tục sau:

a) Khi RVR, được báo theo quy tắc kỹ thuật, lớn hơn giá trị cực đại có thể đo được của hệ thống đo, báo thêm chữ P vào sát trước nhóm VRVRVRVRvới VRVRVRVRlà giá trị cao nhất có thể đo được. Khi RVR được ước định > 2000m, báo là P2000;

b) Khi RVR nhỏ hơn giá trị cực tiểu có thể đo được của hệ thống đo, thêm chữ M vào sát trước nhóm VRVRVRVRvới VRVRVRVRlà giá trị thấp nhất có thể đo được. Khi RVR được ước định < 50m, báo là M0050.

2.2.2.8. Nhóm w’w’

2.2.2.8.1. Một hay nhiều nhóm w’w’, nhưng không quá 3, được dùng để báo toàn bộ hiện tượng thời tiết hiện tại quan trắc được tại sân bay hay lân cận và có ý nghĩa đối với hoạt động hàng không, theo Bảng mã 4678.

Các chỉ số cường độ tương ứng và chữ viết tắt (bảng mã 4678) được kết hợp trong các nhóm có từ 2 đến 9 ký tự để diễn tả hiện tượng thời tiết hiện tại.

2.2.2.8.2. Nếu thời tiết hiện tại quan trắc được không thích hợp với các mã chữ trong bảng mã 4678, nhóm w’w’ được bỏ qua trong bản tin.

2.2.2.8.3. Các ký tự của nhóm w’w’ được sắp xếp theo thứ tự sau:

a) Nếu thích hợp, thì lúc đầu là sự xác định về cường độ hay khoảng cách xảy ra hiện tượng thời tiết;

b) Tiếp theo đó là chữ viết về sự mô tả hiện tượng thời tiết;

c) Cuối cùng là chữ viết tắt về hiện tượng thời tiết đã quan trắc được hay sự kết hợp của nó.

2.2.2.8.4. Chỉ phát báo cường độ về giáng thủy, giáng thủy kết hợp với mưa rào và/ hay dông, bụi cuốn, cát cuốn hay tuyết cuốn, bão bụi hay bão cát. Nếu cường độ của hiện tượng báo trong nhóm này là yếu hay mạnh, chúng sẽ được chỉ bởi ký hiệu thích hợp (bảng mã 4678). Không một chỉ số nào được đưa vào trong nhóm này khi cường độ hiện tượng được báo là trung bình.

2.2.2.8.5. Cường độ của hiện tượng thời tiết hiện tại được báo trong nhóm w’w’ được xác định theo cường độ vào lúc quan trắc.

2.2.2.8.6. Nếu quan sát được từ 2 hiện tượng thời tiết quan trọng trở lên, các nhóm w’w’ riêng biệt sẽ được đưa vào trong bản tin phù hợp với bảng mã 4678. Tuy nhiên, nếu quan sát được từ 2 dạng giáng thủy trở lên, các chữ tắt tương ứng sẽ được kết hợp trong một nhóm với dạng giáng thủy chủ yếu được báo lên đầu. Trong nhóm như thế, cường độ được tính theo giáng thủy tổng cộng và có thể kèm theo một hoặc không có chỉ số nào.

2.2.2.8.7. Chữ tắt SH được dùng để biểu thị giáng thủy dạng mưa rào, Khi đã kết hợp với chỉ số VC (vùng lân cận) thì dạng và cường độ giáng thủy không cần phân định.

Ghi chú:

Mưa rào là sản phẩm của mây đối lưu. Chúng được đặc trưng bởi sự bắt đầu và chấm dứt đột ngột, thường nhanh chóng và đôi khi cường độ biến đổi nhiều. Các giọt và các hạt rắn rơi từ mưa rào thường lớn hơn các giọt và hạt rơi từ giáng thủy không phải dạng mưa rào, giữa các đợt mưa rào, có thể quan sát được các khoảng trời xanh trừ khi các mây dạng tầng phủ kín các khoảng trống giữa các mây dạng tích.

2.2.2.8.8. Chữ tắt TS được dùng để báo sự xuất hiện của dông vào bất kỳ lúc nào khi nghe được, trong vòng 10 phút trước giờ quan trắc. Khi thích hợp, chữ TS được tiếp liền bởi các chữ tắt liên quan để biểu thị mọi giáng thủy đã quan trắc được. Một mình chữ tắt TS chỉ được dùng để báo về dông tại sân bay nhưng không có giáng thủy;

Ghi chú:

Cơn dông được xem là bắt đầu tại sân bay kể từ khi nghe được tiếng sấm đầu tiên, có thể thấy được chớp hay không, hoặc có quan trắc được giáng thủy tại sân bay hay không. Cơn dông được xem là đã chấm dứt ở sân bay từ thời điểm nghe được tiếng sấm cuối cùng và sự chấm dứt này đã được khẳng định nếu sau thời điểm đó 10 phút không có sấm nữa.

2.2.2.8.9. Chữ tắt FZ chỉ được dùng để chỉ về các giọt nước quá lạnh hay giáng thủy quá lạnh.

Ghi chú:

1. Mọi sương mù cấu tại chủ yếu bởi các giọt nước ở nhiệt độ dưới 00C sẽ được báo như sương mù đông giá (FZFG) dù có đóng băng hay không.

2. Ở dạng rào thì không phải xác định liệu giáng thủy có là quá lạnh hay không.

2.2.2.8.10. Chữ viết tắt VC được dùng để biểu thị hiện tượng thời tiết quan trọng sau đây đã quan trắc được trong vùng lân cận sân bay: TS, DS, SS, FG, FC, SH, PO, BLDU, BLSA và BLSN. Các quy tắc liên quan tới sự kết hợp của VC và FG được chỉ ra trong quy tắc 2.2.2.8.17.

Ghi chú:

1. Các hiện tượng thời tiết như thế chỉ cần phát báo với chữ tắt VC khi quan sát được chúng trong vòng 8km quanh sân bay nhưng không phải tại sân bay;

2. Áp dụng Quy tắc 2.2.2.8.7.

2.2.2.8.11. Chữ viết tắt GR chỉ được dùng để báo về mưa đá khi đường kính của hạt đá lớn nhất đã quan trắc được ≥ 5mm. Chữ tắt GS được dùng để báo về mưa đá nhỏ (đường kính hạt đá < 5mm) và / hay tuyết nắm.

2.2.2.8.12. Chữ viết tắt IC được dùng để báo về hiện tượng tinh thể băng (bụi băng). Báo w’w’ = IC khi tầm nhìn bị giảm xuống tới 5000m hay nhỏ hơn bởi hiện tượng này.

2.2.2.8.13. Các chữ viết tắt FU, HZ, DU và SA (loại trừ DRSA) chỉ được dùng khi sự cản trở tầm nhìn chủ yếu do thạch hiện tượng và tầm nhìn đã xuống tới 5000m hay nhỏ hơn do hiện tượng này.

2.2.2.8.14. Chữ viết tắt BR được dùng khi sự cản trở tầm nhìn do các giọt nước hay tinh thể băng. Báo w’w’ = BR khi tầm nhìn ít nhất là 1000m nhưng không quá 5000m.

2.2.2.8.15. Chữ viết tắt FG được dùng khi sự cản trở tầm nhìn do giọt nước hay tinh thể băng (sương mù hay sương mù băng). Báo w’w’ = FG không thêm chữ tắt MI, BC hay VC khi tầm nhìn nhỏ hơn 1000m.

2.2.2.8.16. w’w’ = MIFG được báo khi tầm nhìn ở mức 2 m trên mặt đất bằng hay lớn hơn 1000m và tầm nhìn biểu kiến trong lớp sương mù nhỏ hơn 1000m.

2.2.2.8.17. Chữ viết tắt VCFG được dùng để báo mọi dạng sương mù quan trắc được trong vùng lân cận sân bay.

2.2.2.8.18. Chữ viết tắt BCFG được dùng để báo về các đám sương mù và chữ tắt PRFG để báo sương mù bao phủ một phần sân bay; tầm nhìn biểu kiến trong đám hay dải sương mù nhỏ hơn 1000m và sương mù này phát triển ít nhất 2m trên mặt đất.

Ghi chú:

BCFG chỉ được dùng khi tầm nhìn trên các phần của sân bay ≥ 1000m, khi sương mù ở gần điểm quan sát dù tầm nhìn thấp nhất được báo bởi VVVVDvđã nhỏ hơn 1000m.

2.2.2.8.19. Chữ viết tắt SQ được dùng để báo về tố khi tốc độ gió đột ngột tăng thêm ít nhất 16 kt (32 km h-1, 8ms-1), tốc độ đạt tới 22 kt (44 kmh-1, 11ms-1) hay hơn và duy trì ít nhất 1 phút.

2.2.2.8.20. Mã chữ CAVOK, áp dụng Quy tắc 2.2.2.10.

2.2.2.9. Nhóm   NsNsNshshshshay

VVhshshshay

SKC                 hay

NSC                 hay

NCD

2.2.2.9.1. Lượng mây và độ cao mây NsNsNshshshs

a) Lượng mây NsNsNsđược báo là ít (1 đến 2 phần tám), rải rác (3 đến 4 phần tám), nhiều (5 đến 7 phần tám) và đầy (8 phần tám) thì dùng ba chữ viết tắt FEW, SCT, BKN, và OVC tiếp liền là độ cao chân của lớp (khối) mây hshshs. Nếu không có mây và không hạn chế về tầm nhìn thẳng đứng đồng thời không thích hợp với chữ tắt CAVOK, dùng chữ tắt SKC. Khi đã báo là SKC nhưng tầm nhìn bị hạn chế bởi FG, SS, DS, BR, FW, HZ, DU, IC và SA thì không báo tầm nhìn thẳng đứng. Khi quan trắc bằng thiết bị tự động, không quan trắc mây dùng cụm chữ viết tắt NCD;

b) Lượng của mỗi lớp (khối) mây được xác định như khi không có các mây khác cùng tồn tại;

c) Nhóm mây sẽ được lặp lại để báo về các lớp hay khối mây. Số nhóm sẽ không quá ba, loại trừ mây đối lưu mạnh luôn được báo mỗi khi quan trắc được.

Ghi chú:

Các mây sau đây được coi là mây đối lưu mạnh cần báo:

1. Mây Cumulonimbus (Cb);

2. Cumulus congestus với mức phát triển thẳng đứng mạnh (TCU). Từ ghép TCU xuất phát từ chữ “Cu hình tháp – towering Cumulus” là chữ tắt được dùng trong khí tượng hàng không để thể hiện mây này;

3. Việc lựa chọn các lớp hay các khối mây để phát báo được thực hiện theo các tiêu chuẩn sau:

(i) Nhóm thứ nhất: Lớp (khối) riêng lẻ thấp nhất với lượng bất kỳ, được báo bằng chữ tắt FEW, SCT, BKN, hay OVC;

(ii) Nhóm thứ hai: Lớp (khối) riêng lẻ cao liền kề có lượng lớn hơn 2 phần tám, được báo bằng SCT, BKN hay OVC;

(iii) Nhóm thứ ba: Lớp (khối) riêng lẻ cao hơn bao phủ trên 4 phần tám, được báo bằng BKN hay OVC;

(iv) Các nhóm bổ sung: Các mây đối lưu mạnh mẽ (Cb hay TCU) đã quan sát được mà chưa được báo vào một trong ba nhóm trên;

(v) Thứ tự phát báo các nhóm này là từ thấp lên cao.

4. Độ cao chân lớp (khối) mây được báo theo từng bậc 30m (100ft) cho tới mực 3000m (10.000ft) và theo từng bậc 300m (1000ft) từ mực trên 3000m theo dạng hshshs;

Ghi chú:

Xem ghi chú (2) của Quy tắc 2.2.2.7.4.b.

5. Các trạm trên núi, khi chân mây thấp hơn mực trạm, nhóm mây được báo là NsNsNs///;

6. Các dạng mây không thuộc mây đối lưu mạnh mẽ khi không cần báo. Khi có các mây đối lưu mạnh mẽ chúng được báo bằng cách ghép tiếp chữ tắt Cb (Cumulonimbus) hay TCU (Cumulus congestus phát triển thẳng đứng mạnh) vào nhóm mây;

Ghi chú:

Khi lớp (khối) mây riêng lẻ bao gồm Cumulonimbus và Cumulus hình tháp có chung đáy, dạng mây chỉ báo về Cumulonimbus và lượng mây được báo theo tổng lượng của Cb và TCU.

2.2.2.9.2. Tầm nhìn thẳng đứng VVhshshs.

Khi bầu trời bị che phủ và thông tin về tầm nhìn thẳng đứng khả dụng, sẽ báo nhóm VVhshshsvới hshshslà tầm nhìn thẳng đứng theo đơn vị 30 m (một trăm feet). Khi thông tin về tầm nhìn thẳng đứng không khả dụng, nhóm này được báo là VV///.

Ghi chú:

1. Tầm nhìn thẳng đứng được định nghĩa là mức độ nhìn thấy thẳng đứng trong môi trường bị che phủ;

2. Xem ghi chú (2) của Quy tắc 2.2.2.7.4.b.

2.2.2.10. Mã chữ CAVOK

Mã chữ CAVOK được đưa vào các nhóm thuộc Quy tắc 2.2.2.6; 2.2.2.8 và 2.2.2.9, khi các điều kiện sau đây xuất hiện đồng thời vào lúc quan trắc.

2.2.2.10.1. Tầm nhìn: Bằng hay lớn hơn 10km.

2.2.2.10.2. Không có mây dưới 1500m (5000ft) hay ở dưới mực cao chỗ mây thấp nhất, tùy thuộc cái nào lớn hơn, và không có Cumulonimbus.

2.2.2.10.3. Không có hiện tượng thời tiết quan trọng (Bảng mã 4678)

Ghi chú:

Mực cao phía ít trũng nhất được định nghĩa trong PANS-OPS, phần 1 của ICAO, là mực cao thấp nhất có thể sử dụng trong điều kiện khẩn cấp bảo đảm khoảng trống tối thiểu cao hơn 300m (1000ft) so với mọi vật thuộc vùng kiểm soát trong bán kính 46 km (25 dặm hàng hải) quanh trạm vô tuyến hỗ trợ hoạt động hàng không.

2.2.2.11. Nhóm T’T’/T’dT’d

2.2.2.11.1. Nhiệt độ không khí và nhiệt độ điểm sương được quy tròn về0C nguyên gần nhất được báo bằng      T’T’/T’dT’d. Phần lẻ bằng 0,50C được quy tròn về0C cao hơn.

2.2.2.11.2. Các giá trị đã quy tròn của nhiệt độ không khí và nhiệt độ điểm sương từ -90C đến 90C được thêm số 0 vào phía trước, ví như, +90C sẽ báo là 09.

2.2.2.11.3. Nhiệt độ dưới 00C được thêm chữ M, với nghĩa là âm, vào phía trước, ví như 90C được báo là M09 và -0,50C được báo là M00.

2.2.2.12. Nhóm QPHPHPHPH

2.2.2.12.1. Trị số QNH báo về khí áp được quy tròn xuống giá trị nguyên gần nhất (tính theo đơn vị hPa) được báo ở PHPHPHPHtiếp liền với chữ cái biểu thị Q đứng trước.

2.2.2.12.2. Khi trị số QNH < 1000hPa, thêm số 0 vào phía trước, ví dụ QNH 995,6 được báo là Q0995.

Ghi chú:

1. Khi còn số đầu tiên tiếp liền với chữ biểu thị Q là 0 hay 1, trị số QNH được báo theo đơn vị hectopascal (hPa);

2. Đơn vị khí áp của ICAO là hPa. Tuy nhiên, theo quy định quốc gia và phù hợp với nhu cầu được thiết lập bởi các nước có thẩm quyền liên quan, inch thủy ngân cũng được dùng làm đơn vị cho QNH; nhóm này được mở đầu bằng chữ A (thay cho chữ Q), tiếp đến là số đơn vị, phần mười và phần trăm của inch nhưng không có dấu phẩy thập phân. Ví dụ QNH 29,91 in được báo là A2991, QNH là 30,27 in sẽ báo là A3027. Khi trị số QNH được báo theo đơn vị inch thủy ngân thì con số đầu tiên tiếp sau chữ biểu thị A sẽ là 2 hoặc 3.

2.2.2.13. Thông tin bổ sung – các nhóm REw’w’

2.2.2.13.1. Để trao đổi quốc tế, đoạn thông tin bổ sung chỉ được dùng để báo về hiện tượng thời tiết vừa qua quan trọng tới hoạt động và thông tin về gió đứt ở tầng thấp là khả dụng.

2.2.2.13.2. Hiện tượng thời tiết vừa qua quan trọng tới hoạt động REw’w’

a) Có đến 3 nhóm thông tin báo về thời tiết vừa qua được mở đầu bằng chữ biểu thị RE, tiếp liền là các chữ tắt tương ứng phù hợp với quy tắc 2.2.8 nếu hiện tượng thời tiết sau đây quan sát được trong khoảng từ bản tin thường kỳ sau cùng hay giờ vừa qua, tùy thuộc khoảng nào gần hơn, nhưng không có vào lúc quan trắc:

1. Giáng thủy đông kết;

2. Mưa phùn, mưa hay tuyết trung bình hay mạnh;

3. Băng nắm, mưa đá, mưa đá hạt nhỏ và / hay tuyết nắm, trung bình hay mạnh;

4. Tuyết cuốn trung bình hay mạnh (kể cả bão tuyết);

5. Bão cát hay bão bụi;

6. Dông;

7. Mây dạng phễu (vòi rồng hay cột nước);

8. Tro bụi núi lửa.

b) Khi sử dụng hệ thống quan trắc tự động và hệ thống không xác định được loại giáng thủy, nhóm chữ viết tắt REUP sẽ được sử dụng cho kiểu giáng thủy vừa qua.

2.2.2.13.3. Gián đoạn gió trong tầng thấp

Thông tin về sự tồn tại của gián đoạn gió dọc theo đường cất cánh hay hạ cánh giữa mực đường băng nào đó với 500m (1600ft) ảnh hưởng đến việc hoạt động của máy bay sẽ được báo khi số liệu khả dụng và tình huống địa phương cho phép bằng (bộ) nhóm WS RWYDRDRđược lặp lại nếu cần thiết. Nếu gián đoạn gió dọc theo đường cất cánh hay hạ cánh tác động đến mọi đường băng của sân bay thì báo bằng WS ALL RWY.

Ghi chú:

Áp dụng Quy tắc 2.2.7.3 liên quan đến chỉ số đường băng DRDR.

2.2.2.13.4. Thông tin bổ sung ngoài các điều đã quy định trong quy tắc 2.2.13.2. và 2.2.13.3 chỉ được thêm vào khi có quy định của khu vực.

2.2.2.13.5. Nhóm (WTsTs/SS ) báo về nhiệt độ mặt nước biển và trạng thái biển.

Báo nhiệt độ mặt nước biển theo quy định của khu vực và ICAO, báo theo quy tắc 2.2.2.11. Trạng thái biển báo theo bảng mã 3700.

2.2.2.13.6. Nhóm (RRRRERCReReRBRBR) báo tình trạng của đường băng.

Theo thỏa thuận hoạt động hàng không khu vực, thông tin kèm theo về trạng thái của đường băng được cung cấp bởi nhà quản lý sân bay. Chỉ số đường băng RRRRsẽ được báo trong kế hoạch hàng không của ICAO tương ứng. Các vật lắng đọng trên đường băng ER, mức độ ô nhiễm trên đường băng CR, độ dày của các vật lắng đọng eReR, và hệ số ma sát/phanh BRBRsẽ được báo theo bảng mã 0919, 0519, 1019 và 0366 tương ứng. Trạng thái của nhóm đường băng sẽ được thay thế bởi chữ viết tắt SNOCLO khi sân bay bị đóng cửa vì tuyết rơi quá dày. Nếu tuyết ngừng rơi và được dọn sạch trên một hoặc tất cả các đường băng, nhóm 6 chữ trên sẽ được thay thể bởi “CLRD//”.

2.2.2.14. Dự báo xu thế

2.2.2.14.1. Khi được đưa vào trong các bản tin METAR hay SPECI, các dự báo xu thế phải ở dạng đã mã hóa.

2.2.2.14.2. Khi dự đoán có sự thay đổi phù hợp với các tiêu chuẩn quy định về những thay đổi quan trọng, của một hay nhiều yếu tố như gió, tầm nhìn ngang, thời tiết hiện tại, mây hay tầm nhìn thẳng đứng thì dùng một trong những chữ biểu thị sự thay đổi BECMG hay TEMPO báo cho TTTTT;

Ghi chú:

Nơi có số liệu khả dụng cần lựa chọn các giá trị phù hợp với hoạt động tối thiểu của địa phương để biểu thị các thay đổi.

2.2.2.14.3. Nhóm thời gian GGgg với một trong các chữ biểu thị TT = FM (từ), TL (tới) hay AT (ở) tương ứng được đặt liền trước để báo sự bắt đầu (FM) hay kết thúc (TL) của sự thay đổi, hay vào thời điểm (AT) mà các điều kiện dự đoán xảy ra.

2.2.2.14.4. Chữ biểu thị sự thay đổi BECMG dùng để mô tả các thay đổi dự đoán về điều kiện khí tượng đã đạt hay vượt tiêu chuẩn đã định ở mức độ thường xuyên hoặc không thường xuyên.

2.2.2.14.5. Các thay đổi về các điều kiện khí tượng đã đạt hay vượt tiêu chuẩn đối với dự báo xu thế được mô tả như sau:

a) Khi sự thay đổi được dự đoán sẽ bắt đầu và kết thúc trong thời hạn dự báo xu thế: dùng chữ biểu thị thay đổi BECMG tiếp đến là chữ chỉ thị FM và TL cùng các nhóm thời gian liên kết của chúng để chỉ ra sự bắt đầu và kết thúc của sự thay đổi này (ví dụ, với thời hạn dự báo xu thế từ 1000 đến 1200 UTC thì có dạng: BECMG FM1030 TL1130);

b) Khi sự thay đổi được dự đoán sẽ xuất hiện từ đầu của thời hạn dự báo xu thế và kết thúc trước thời điểm cuối của thời hạn này; dùng chữ biểu thị thay đổi BECMG tiếp đến chỉ có chữ biểu thị TL và nhóm thời gian liên kết với nó (chữ biểu thị FM và nhóm thời gian liên kết được bỏ qua), để chỉ sự thay đổi kết thúc (ví dụ: BECMG TL1100);

c) Khi dự đoán sự thay đổi bắt đầu trong thời hạn dự báo xu thế và kết thúc đúng vào cuối thời hạn này: dùng chữ biểu thị BECMG tiếp đến chỉ có chữ biểu thị FM và nhóm thời gian liên kết với nó (chữ biểu thị TL và nhóm thời gian liên kết với nó được bỏ qua), để chỉ sự thay đổi bắt đầu (ví dụ: BECMG FM1100);

d) Khi có thể xác định thời điểm sự thay đổi xảy ra trong thời hạn dự báo, dùng chữ biểu thị BECMG tiếp đến chữ biểu thị AT và nhóm thời gian liên kết của nó để chỉ ra thời điểm thay đổi (ví dụ: BECMG AT1100);

đ) Khi sự thay đổi dự đoán sẽ xảy ra vào nửa đêm UTC (theo giờ quốc tế) thời điểm được chỉ bằng:

1. 0000 khi liên kết với FM và AT;

2. 2400 khi liên kết với TL.

2.2.2.14.6. Khi sự thay đổi được dự đoán sẽ xuất hiện vào đầu thời hạn dự báo và kết thúc vào cuối thời hạn này, hay sự thay đổi được dự đoán sẽ xuất hiện trong thời hạn dự báo nhưng thời điểm thay đổi không chắc chắn (có thể gần thời điểm đầu của thời hạn dự báo, hay ở khoảng giữa hoặc gần cuối thời hạn này) thì sự thay đổi chỉ được báo bằng chữ biểu thị thay đổi BECMG (còn chữ biểu thị FM và TL hay AT cùng nhóm thời gian liên hệ được bỏ qua).

2.2.2.14.7. Chữ biểu thị thay đổi TEMPO dùng để biểu thị các dự đoán sự biến động tạm thời về điều kiện khí tượng đã đạt hoặc vượt qua các tiêu chuẩn và kéo dài dưới một giờ nếu tính riêng từng đợt và nếu gộp lại thì ít hơn nửa thời hạn dự báo mà trong khoảng đó có thể xuất hiện biến động.

2.2.2.14.8. Các thời đoạn biến động tạm thời về các điều kiện khí tượng đã đạt hay vượt quá các tiêu chuẩn đã định sẽ được chỉ ra như sau:

a) Khi thời đoạn biến động tạm thời dự đoán sẽ bắt đầu và kết thúc hoàn toàn trong thời hạn dự báo, dùng chữ biểu thị thay đổi TEMPO tiếp đến là chữ biểu thị FM và TL cùng các nhóm thời gian liên kết với chúng để chỉ ra sự bắt đầu và chấm dứt của các biến động (ví dụ: Với thời đoạn dự báo xu thế từ 1000 đến 1200 UTC sẽ có dạng: TEMPO FM1030 TL1130);

b) Khi thời đoạn biến động tạm thời dự báo sẽ xuất hiện vào thời điểm đầu của thời đoạn dự báo xu thế nhưng sẽ kết thúc vào cuối thời đoạn: dùng chữ biểu thị thay đổi TEMPO tiếp đến chỉ có chữ biểu thị TL và nhóm thời gian liên kết của nó (chữ biểu thị FM và nhóm thời gian liên kết được bỏ qua), để chỉ ra sự chấm dứt của biến động (ví dụ: TEMPO FM1030);

c) Khi thời đoạn biến đổi tạm thời dự báo sẽ bắt đầu trong thời hạn dự báo xu thế và kết thúc vào cuối thời đoạn này, dùng chữ biểu thị thay đổi TEMPO tiếp đến chỉ có chữ chỉ thị FM và nhóm thời gian liên kết với nó (chữ chỉ thị TL và nhóm thời gian liên kết với nó được bỏ qua) để báo về sự bắt đầu của biến động (ví dụ: TEMPO FM1130).

2.2.2.14.9. Khi các biến đổi tạm thời về điều kiện khí tượng được dự đoán sẽ xuất hiện vào đầu và kết thúc vào cuối thời hạn dự báo xu thế, các biến đổi tạm thời chỉ được báo bằng chữ biểu thị thay đổi TEMPO (chỉ biểu thị FM và TL cùng các nhóm thời gian liên kết được bỏ qua).

2.2.2.14.10. Tiếp sau các nhóm về sự thay đổi TTTTT TTGGgg, chỉ đưa thêm các nhóm liên quan tới các yếu tố được dự báo là sẽ có sự thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, khi có thay đổi đáng kể về mây, mọi nhóm về mây, kể cả mọi lớp (khối) mây quan trọng không có sự biến đổi, cũng được đưa vào.

2.2.2.14.11. Để phát báo về thời tiết quan trọng được dự đoán w’w’, việc sử dụng các chữ tắt tương ứng phù hợp với quy tắc 2.2.2.8 được giới hạn để chỉ ra sự mở đầu, kết thúc hay thay đổi về cường độ của các hiện tượng thời tiết sau:

a) Giáng thủy đông kết;

b) Sương mù đông kết;

c) Giáng thủy (kể cả mưa rào) trung bình hay mạnh;

d) Bụi cuốn, cát cuốn hay tuyết cuốn thấp;

đ) Bụi, cát hay tuyết bay (kể cả bão tuyết);

e) Bão bụi;

g) Bão cát;

h) Dông (có giáng thủy hay không);

i) Tố;

j) Mây dạng phễu (vòi rồng hay cột nước);

k) Hiện tượng thời tiết khác được kê trong bảng mã 4678 mà dự báo sẽ làm cho tầm nhìn thay đổi đáng kể.

2.2.2.14.12. Để chỉ về sự kết thúc của hiện tượng thời tiết quan trọng w’w’, nhóm w’w’ được thay bằng chữ tắt NSW (không còn thời tiết quan trọng nào).

2.2.2.14.13. Để chỉ về sự chuyển sang trời quang, các nhóm NsNsNshshshhay VVhshshsđược thay bằng chữ tắt SKC. Khi dự báo không có mây ở dưới 1500m hay ở dưới mực cao phía ít trũng nhất, tùy thuộc cái nào lớn hơn, và không có Cumulonimbus, nếu các chữ CAVOK hay SKC không thích hợp thì dùng chữ tắt NSC.

2.2.14.14. Khi dự báo không một yếu tố nào được liệt kê trong quy tắc 2.2.14.2 có sự thay đổi đáng kể, sẽ dùng mã chữ NOSIG. NOSIG (không có thay đổi đáng kể nào) dùng để biểu thị các điều kiện khí tượng chưa đạt hay vượt các chỉ tiêu đã định.

2.2.2.15. Nhóm (RMK ….)

RMK biểu thị sự mở đầu đoạn chứa đựng thông tin được đưa vào theo quy định quốc gia mà không được phát báo quốc tế.

2.3. Dạng mã BUOY và các quy tắc mã hóa số liệu

FM 18 – XII BOUY – Bản tin số liệu quan trắc khí tượng từ trạm phao

2.3.1. Dạng mã

Đoạn 0:

MiMiMjMj

A1bwnbnnb­

YYMMJ

GGggiw

QcLaLaLaLaLa

 

 

L0L0L0L0L0L0(6QlQt//)

 

 

Đoạn 1:

(111QdQx

Oddff

1snTTT

 

 

 

3PoPoPoPo

4PPPP

5appp

Đoạn 2:

(222QdQx
21 HwaHwaHwa)

OSnTwTwTw

1PwaPwaHwaHwa

20PwaPwaPwa

Đoạn 3:

(333Qd1Qd2

(8887k2

2z0z0z0z0

3ToToToTo

4SoSoSoSo

 

 

 

…..

…..

…..

 

 

 

2znznznzn

3TnTnTnTn

4SSSSn)­

 

 

(66k69k3

2z0z0z0z0

dodocococo

 

 

 

 

…..

…..

 

 

 

 

2znznznzn

dndncncncn))

 

Đoạn 4

(444

(1QpQ2QTWQ4)

(2QNQL//)

 

 

(8ViViViVi)

(9idZdZdZdZd))

 

 

Ghi chú:

(1) BOUY là tên mã luật về bản tin quan trắc từ trạm phao;

(2) Bản tin BUOY hay thông báo gồm nhiều bản tin BUOY được nhận biết theo nhóm MiMiMjMj= ZZYY;

(3) Việc phát báo nhóm 9idZdZdZdZdrất được khuyến khích đối với các trạm phao neo;

(4) Nhóm 9idZdZdZdZdkhông nên dùng trong bản tin từ trạm phao không neo;

(5) Dạng mã được phân thành 5 đoạn, đoạn đầu là bắt buộc, trừ nhóm 6QtQt//, còn lại là tùy ý khi số liệu khả dụng:

Số đoạn

Nhóm biểu thị

Nội dung

0

-

Từ biểu thị, dữ liệu về thời gian và vị trí

1

111

Số liệu khí tượng và các số liệu khác không thuộc về biển

2

222

Số liệu mặt biển

3

333

Nhiệt độ, độ mặn và dòng chảy (khi khả dụng) các độ sâu được lựa chọn.

4

444

Thông tin về các tham số kỹ thuật và phương pháp kể cả số liệu kiểm tra chất lượng

2.3.2. Quy tắc

2.3.2.1. Quy tắc chung

Tên dạng mã BUOY không đưa vào bản tin.

2.3.2.2. Đoạn 0

2.3.2.2.1. Mọi nhóm thuộc Đoạn 0 là bắt buộc, trừ nhóm 6QtQt//, cần được đưa vào trong từng bản tin ngay cả khi không phát báo các số liệu khác.

2.3.2.2.2. Từng bản tin BUOY riêng lẻ, ngay cả khi nằm trong cùng một thông báo có nhiều bản tin, cũng có nhóm MiMiMjMjđầu tiên để biểu thị.

2.3.2.2.3. Nhóm MiMiMjMj

MiMiMjMj= ZZYY là nhóm biểu thị của bản tin BUOY.

2.3.2.2.4. Nhóm A1bwnbbnb

a) A1: Vùng thuộc Hiệp hội khu vực của WMO có trạm phao giàn khoan hay sàn khai thác dầu khí đang được sử dụng (1 – khu vực I; 2 – khu vực II, …);

b) bw: Vùng con thuộc vùng đã chỉ bởi A1( Bảng mã 0161);

c) nbbnb: Kiểu và số hiệu của trạm phao;

Số của phao (nbbnb) chỉ mới phân định từ 001 đến 499, ở trường hợp phao trôi, sẽ cộng thêm 500 vào số hiệu ban đầu;

Ghi chú:

1. A1bwthường tương ứng với các vùng biển chứa phao được triển khai; Ban thư ký của WMO phân bổ cho các thành viên có yêu cầu và chỉ ra vùng biển liên quan, khối số hiệu (nbnbnb) được sử dụng cho các trạm phao trong khu vực của họ;

2. Thành viên có liên quan đăng ký với Ban Thư ký của WMO số hiệu được chỉ định cho từng trạm vùng vị trí địa lý của chúng;

3. Ban Thư ký thông báo mọi điều liên quan về sự phân bổ số hiệu và các bản đăng ký của từng thành viên.

2.3.2.2.5. Nhóm YYMMJ

a) YY: Ngày, báo bằng 2 số; ví dụ ngày 1 báo 01, ngày 10 báo 10;

b) MM: Tháng trong năm, báo bằng 2 số; ví dụ tháng I báo 01, tháng X báo 10;

c) J: Năm, chỉ báo số hàng đơn vị; ví dụ năm 1996, báo J = 6.

2.3.2.2.6. Các nhóm GGggiw

Áp dụng quy tắc 2.1.2.2.4.c và 2.1.2.2.4.d.

2.3.2.2.7. Các nhóm      QcLaLaLaLaLaL0L0L0L0L0L0

a) Qc: Phần tư địa cầu (Bảng mã 3333);

b) LaLaLaLaLa: Vĩ độ, báo đến phần nghìn của độ vĩ;

c) L0L0L0L0L0L0: Kinh độ, báo đến phần nghìn của độ kinh;

d) Vị trí phao được phát báo tới phần mười, phần trăm hay phần nghìn của độ tùy thuộc vào khả năng của hệ thống định vị. Khi vị trí báo đến phần mười độ thì hai nhóm này đã mã hóa theo dạng QcLaLaLa// L0L0L0L0//; khi vị trí báo đến phần trăm độ thì hai nhóm này có dạng QcLaLaLaLa/  L0L0L0L0L0/.

2.3.2.2.8. Nhóm 6QlQt//

a) 6: Biểu số nhóm không đổi;

b) Ql: Chỉ số kiểm tra chất lượng về trị trí (Bảng mã 3334);

c) Qt: Chỉ số kiểm tra chất lượng về thời gian (Bảng mã 3334);

d) //: Mã số định sẵn trong dạng mã.

2.3.2.3. Đoạn 1

2.3.2.3.1. Mỗi nhóm trong Đoạn 1 được phát báo cho các tham số đã quan trắc được và khả dụng.

2.3.2.3.2. Khi toàn bộ các tham số thuộc mọi nhóm đều thiếu, cả đoạn này bỏ qua.

2.3.2.3.3. Nhóm 111QdQx

a) 111: Nhóm số mở đầu Đoạn 1;

b) Qd: là chỉ số kiểm tra chất lượng của đoạn này (bảng mã 3334). Nếu mọi nhóm số liệu có cùng giá trị dấu hiệu kiểm tra chất lượng thì Qdđược mã hóa bằng giá trị này và Qxsẽ báo bằng 9. Nếu chỉ có một số nhóm số liệu trong đoạn này có dấu hiệu kiểm tra chất lượng khác 1 thì Qdđược mã hóa bằng dấu hiệu này và Qxsẽ báo về vị trí của nhóm đó (nhóm có Qd≠ 1);

Nếu có quá 1 nhóm có dấu hiệu kiểm tra chất lượng > 1 thì Qdbáo về giá trị dấu hiệu lớn hơn và Qxsẽ báo bằng 9;

Ghi chú:

Khi Qxbáo về vị trí nhóm số liệu thì vị trí đó sẽ tương ứng với nhóm bao hàm Qxví như Qx= 1 báo về nhóm tiếp ngay sau đó.

c) Qx: Chỉ số về trị trí của nhóm.

2.3.2.3.4. Các nhóm Oddff 1sTTT 2snTdTdTd(hay 29UUU) 3P0P0P0P04PPPP 5appp

Áp dụng các các Quy tắc tương ứng với từng nhóm từ 2.1.2.3.2.c đến 2.1.2.3.8.c.

2.3.2.4. Đoạn 2

2.3.2.4.1. Áp dụng các Quy tắc 2.3.2.3.1 và 2.3.2.3.2

2.3.2.4.2. Nhóm 222QdQx

a) 222: Nhóm số mở đầu Đoạn 2;

b) Áp dụng Quy tắc 2.3.2.3.3.b – 2.3.2.3.3.d.

2.3.2.4.3. Nhóm OsnTwTwTw

a) Số 0: Áp dụng Quy tắc 2.1.2.4.2.b;

b) sn: Dấu của nhiệt độ nước biển tầng mặt (Bảng mã 3845);

c) TwTwTw: Áp dụng Quy tắc 2.1.2.4.2.d.

2.3.2.4.4. Nhóm 1PwaPwaHwaHwa

Áp dụng các Quy tắc thích hợp từ 2.1.2.4.3.a đến 2.1.2.4.3.g.

2.3.2.4.5. Các nhóm 20PwaPwaPwavà 21HwaHwaHwa

a) 20 và 21: Nhóm số mở đầu;

b) PwaPwaPwa: Chu kỳ sóng quan trắc được bằng máy, báo đến phần mười giây, báo bổ sung cho PwaPwa­ ở các trường hợp sau:

1. Biển không lặng (có nghĩa mã số PwaPwaHwaHwađã báo khác 0000);

2. Mã số PwaPwakhông phải là //;

3. Thiết bị đo đạc chu kỳ sóng của trạm có độ chính xác tới 1/10 giây.

c) HwaHwaHwa: Độ cao sóng đo được bằng máy, báo đến phần mười mét;

d) HwaHwaHwabáo bổ sung cho HwaHwa ­ở các trường hợp sau:

1. Biển không lặng (mã số PwaPwaHwaHwađã báo khác 0000);

2. Mã số HwaHwakhông phải là //;

3. Thiết bị đo đạc độ cao sóng của trạm có độ chính xác tới 1/10 mét.

2.3.2.5. Đoạn 3

2.3.2.5.1. Đoạn 3 gồm hai phần. Phần đầu được biểu thị bằng nhóm 8887k2, báo về nhiệt độ và / hay độ mặn ở những mực sâu lựa chọn. Phần thứ hai được biểu thị bằng nhóm 66k69k3để báo về dòng chảy ở những mực sâu lựa chọn. Tùy thuộc vào sự khả dụng của số liệu về nhiệt độ và / hay độ mặn cho phần đầu và số liệu dòng chảy cho phần hai mà phát báo một hoặc cả hai phần.

2.3.2.5.2. Nhóm 333Qd1Qd2

a) 333: Nhóm số mở đầu Đoạn 3.

b) Qd1và Qd2: lần lượt là chỉ số kiểm tra chất lượng số liệu về mặt cắt nhiệt độ hay độ mặn và mặt cắt hướng cùng tốc độ của dòng chảy (Bảng mã 3334).

2.3.2.5.3. Nhóm 8887k2

a) 8887: Nhóm số mở đầu;

b) k2: Phương pháp đo độ mặn/ độ sâu (Bảng mã 2263);

2.3.2.5.4. Các nhóm

2zozozozo

3ToToToTo

4SoSoSoSo

…………

…………

…………

2znznznzn

3TnTnTnTn

4SnSnSnSn

a) 2, 3, 4: Biểu số nhóm;

b) zozozozo… znznznzn: Độ sâu (bằng mét) khởi đầu từ tầng mặt của những mực đặc biệt (có ý nghĩa) và / hay được lựa chọn;

c) ToToToTo… TnTnTnTn: Nhiệt độ (theo phần trăm0C) ở những mực sâu đặc biệt hay được lựa chọn, khởi đầu từ tầng mặt;

1. Với nhiệt độ âm, cộng thêm 5000 vào giá trị tuyệt đối tính đến phần trăm của nhiệt độ để phát báo;

2. Khi độ chính xác chỉ đạt tới phần mười0C, số liệu được mã hóa theo dạng 3TnTnTnTn/.

d) SoSoSoSo… SnSnSnSn: Độ mặn báo theo phần nghìn (‰) ở những mực sâu đặc biệt hoặc lựa chọn, khởi đầu từ tầng mặt.

2.3.2.5.5. Nhóm 66k69k3

a) 66: Nhóm số mở đầu;

b) k6: Phương pháp suy ra tốc độ di động của phao từ số đo dòng chảy (Bảng mã 2267);

c) 9: Mã số định sẵn;

d) k3: Thời điểm và thời lượng đo đạc dòng chảy (Bảng mã 2264) theo phương pháp véc – tơ hay mặt cắt dòng chảy Doppler.

2.3.2.5.6. Các nhóm

2zozozozo

dodocococo

 

…………

…………

 

2znznznzn

dndncncncn

a) 2: Biểu số nhóm;

b) zozozozo… znznznzn: Áp dụng Quy tắc 2.3.2.5.4.b;

c) dodo… dndn: Hướng thực tính theo chục độ từ đó các dòng chảy ở các mực được lựa chọn và / hay đặc biệt chuyển tới, khởi đầu từ tầng mặt (Bảng mã 0877);

d) cococo… ccncn: Tốc độ dòng chảy theo cm/s ở những mực lựa chọn và / hay đặc biệt, khởi đầu từ tầng mặt;

2.3.2.6. Đoạn 4

2.3.2.6.1. Các nhóm bổ sung trong đoạn này được phát báo khi có nhu cầu và số liệu chính xác.

2.3.2.6.2. Nhóm số 444 mở đầu Đoạn 4

2.3.2.6.3. Nhóm 1QpQ2QTwQ4

a) 1: Biểu số nhóm;

b) Qp: Chất lượng đo áp suất (Bảng mã 3315);

c) Q2: Chất lượng về tham số “điều hành” (từ thứ hai trong khối đầu của hệ truyền phát ARGOS) (Bảng mã 3363);

d) QTw: Chất lượng số đo về nhiệt độ nước tầng mặt (Bảng mã 3319);

đ) Q4: Chất lượng số đo về nhiệt độ không khí (Bảng mã 3363);

e) Khi Qp, Q2, QTwvà Q4= 0, không phát báo nhóm này. Việc bỏ qua nhóm này chứng tỏ sự hoạt động hoàn thiện;

2.3.2.6.4. Nhóm 2QNQL//

a) 2: Biểu số nhóm;

b) QN: Chất lượng truyền phát phao – vệ tinh (Bảng mã 3313);

c) Q: Chất lượng về định vị (Bảng mã 3311);

d) //: Hai mã số định sẵn;

đ) Khi QNvà QL= 0, không phát báo nhóm này;

2.3.2.6.5. Các nhóm      QcLaLaLaLaLaL0L0L0L0L0L0

a) Áp dụng Quy tắc 2.3.2.2.7;

b) Chỉ phát nhóm QcLaLaLaLaLakhi QL= 2 (sự định vị vượt quá một “bước”) để báo về vĩ độ theo khả năng xác định thứ hai (đối xứng với quỹ đạo phụ của vệ tinh);

c) Chỉ phát nhóm L0L0L0L0L0L0khi QL= 2 để báo về kinh độ theo khả năng xác định thứ hai mà vĩ độ đã được báo ở nhóm trước đó;

2.3.2.6.6. Các nhóm YYMMJ GGgg/

a) Áp dụng Quy tắc 2.3.2.2.5 và 2.3.2.2.6, trừ mã chữ cuối được mã hóa là / theo quy ước định sẵn;

b) Các nhóm YYMMJ GGgg/ báo về thời gian thực ứng với vị trí được biết sau cùng của phao và chỉ được phát báo khi QL= 1 cùng nhóm 7VBVBdBdBtiếp sau;

2.3.2.6.7. Nhóm 7VBVBdBdB

a) 7: Biểu số nhóm;

b) VBVB: Tốc độ trôi bằng cm/s của phao ở vị trí được biết sau cùng vào thời điểm được báo trong các nhóm YYMMJ GGgg/ trước đó;

c) dBdB: Hướng phao trôi bằng chục độ ở vị trí được biết sau cùng vào thời điểm đã báo trong các nhóm YYMMJ GGgg/ trước đó;

d) Chỉ phát báo nhóm này khi QL= 1.

2.3.2.6.8. Nhóm 8ViViViVi

a) 8: Biểu số nhóm;

b) ViViViVi: Thông tin về trạng thái kỹ thuật của phao;

c) Số lượng các nhóm 8ViViViVichứa đựng thông tin về trạng thái kỹ thuật của phao không được quá 3;

Ghi chú:

1) Đương lượng vật lý về trị số ViViViVicủa các trạm phao là khác nhau;

2) Việc thông dịch các nhóm này là không cần thiết đối với việc sử dụng số liệu khí tượng.

2.4. Dạng mã CLIMAT và các quy tắc mã hóa số liệu

FM 71-XII CLIMAT – Bản tin số liệu khí hậu hàng tháng từ các trạm khí tượng trên mặt đất.

2.4.1. Dạng mã:

Đoạn 0

CLIMAT

MMJJJ

IIiii

 

Đoạn 1

111

 

6R1R1R1R1Rdnrnr

7S1S1S1pspsps

8mpmpmTmTmTxmTx

 

9mememRmRmsms

Đoạn 2

(222

OYbYbYcYc

 

6R1R1R1R1nrnr

7S1S1St

 

8ypypyTyTyTxyTx

9yeyeyRyRySyS

 

 

Đoạn 3

(333

OT25T25T30T30

1T35T35T40T40

2Tn0Tn0Tx0Tx0

3R01R01R05R05

 

4R10R10R50R50

5R100R100R150R150

6S00S00S01S01

 

7S10S10S50S50

8f10f10f20f20f30f30

9V1V1V2V2V3V3)

Đoạn 4

(444 OsnTxdTxdTxdyxyx

1sTndTndTndynyn

2snTaxTaxTaxyaxyax

 

3snTanTanTanyanyan

4RxRxRxRxyryr

5iwfxfxfxyfxyfx

 

6DtsDtsDgrDgr

7iyGxGxGnGn­)

 

Ghi chú:

1. CLIMAT là tên mã luật để báo về số liệu khí hậu hàng tháng từ các trạm trên mặt đất.

2. Mã luật CLIMAT gồm 5 đoạn:

Số đoạn

Nhóm biểu thị

Nội dung

0

-

Tên mã và nhóm MMJJJ

1

111

Số liệu của tháng được chỉ bởi MMJJJ và số ngày thiếu số liệu. Đoạn này luôn có mặt trong bản tin.

2

222

Các chuẩn khí hậu của tháng được chỉ bởi MMJJJ và số năm thiếu số liệu trong khi tính toán các chuẩn đó.

3

333

Số ngày trong tháng có trị số của một số yếu tố đã đạt và vượt ngưỡng quy định.

4

444

Các cực trị trong tháng cùng sự xuất hiện dông và mưa đá.

2.4.2. Quy tắc

2.4.2.1. Quy tắc chung

2.4.2.1.1. Khi thiếu số liệu của một hay vài tham số trong một nhóm thì tham số thiếu sẽ được mã hóa bằng gạch chéo (/). Nếu toàn bộ tham số trong nhóm đều thiếu thì cả nhóm được bỏ qua.

2.4.2.1.2. Khi một đoạn thiếu toàn bộ tham số thì cả đoạn đó được bỏ qua, trừ đoạn 0 và đoạn 1 là những đoạn luôn có mặt trong bản tin.

2.4.2.1.3. Số liệu tháng nào được mã hóa theo dạng mã có hiệu lực cho tháng đó. Dạng mã CLIMAT này có hiệu lực từ tháng 11/1994.

2.4.2.2. Đoạn 0

2.4.2.2.1. Tên dạng mã CLIMAT và nhóm MMJJJ được dùng để mở đầu cho từng bản tin riêng lẻ.

2.4.2.2.2. Tên dạng mã CLIMAT và nhóm MMJJJ được đưa vào dòng đầu tiên của bản thông báo gồm nhiều bản tin CLIMAT. Ở từng bản tin CLIMAT riêng lẻ trong bản thông báo đó không cần báo tên dạng mã cũng như nhóm MMJJJ.

2.4.2.2.3. Nhóm MMJJJ.

a) MM: Tháng có số liệu được báo trong bản tin;

b) JJJ: Số hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị của năm.

2.4.2.2.4. Nhóm IIiii

a) II: Biểu số miền;

b) iii: Biểu số trạm.

2.4.2.3. Đoạn 1

2.4.2.3.1. Nhóm 111: Nhóm số không đổi mở đầu Đoạn 1

2.4.2.3.2. Các nhómbáo trung bình tháng của khí áp.

a) Số 1 và số 2: Biểu số nhóm không đổi;

b): Trung bình tháng khí áp mực trạm, báo đến phần mười hPa;

c): Trung bình tháng khí áp mực mặt biển, báo đến phần mười hPa.

2.4.2.3.3. Nhómbáo nhiệt độ không khí trung bình tháng và độ lệch chuẩn của các giá trị nhiệt độ không khí trung bình hàng ngày.

a) Số 3: Biểu số nhóm không đổi;

b) sn: Dấu của nhiệt độ trung bình tháng (Bảng mã 3845).

c): Nhiệt độ trung bình tháng, báo đến phần mười0C;

d) ststst: Độ lệch chuẩn của các giá trị nhiệt độ không khí trung bình hàng ngày, báo đến phần mười đơn vị;

Ghi chú:

Xem Phụ lục 7 về cách tính độ lệch chuẩn.

2.4.2.3.4. Nhómbáo về trung bình tháng của nhiệt độ cực trị.

a) Số 4: Biểu số nhóm không đổi;

b) sn: Dấu của trung bình tháng nhiệt độ không khí tối cao và tối thấp (Bảng mã 3845);

c): Trung bình tháng nhiệt độ không khí tối cao báo đến phần mười0C;

d): Trung bình tháng nhiệt độ không khí tối thấp, báo đến phần mười0C;

2.4.2.3.5. Nhóm: Báo về áp suất hơi nước.

a) Số 5: Biểu số nhóm;

b): Trung bình tháng áp suất hơi nước, báo đến phần mười hPa;

2.4.2.3.6. Nhóm 6R1R1R1R1Rdnrnrbáo về số liệu mưa.

a) Số 6: Biểu số nhóm không đổi;

b) R1R1R1R1: Tổng lượng mưa tháng báo theo (Bảng mã 3596);

l) Lượng mưa > 1,0mm được quy tròn bằng cách phần lẻ < 5 thì bỏ qua, phần lẻ ≥ 5 thì thêm 1mm;

2) Lượng mưa tháng từ 0,0 đến 0,9 mm, báo R1R1R1R1là 9999.

c) Rd: Cấp nhóm tần suất mà lượng mưa R1R1R1R1rơi vào;

Ghi chú:

Xem Phụ lục 6 về cách tính Rd

1. Khi chọn mã số Rdnếu gặp các trường hợp đặc biệt, thì Rdđược mã hóa theo các quy định sau đây:

(i) Tổng lượng mưa tháng phát báo nhỏ hơn mọi lượng mưa cùng tháng trong 30 năm qua thì Rd= 0;

(ii) Tổng lượng mưa tháng phát báo lớn hơn mọi lượng mưa cùng tháng trong 30 năm qua thì Rd= 6;

(iii) Tổng lượng mưa tháng phát báo nằm ở ranh giới của hai nhóm tần suất thì Rdđược mã hóa bằng số cấp của nhóm lớn hơn;

(iv) Ranh giới giữa hai nhóm tần suất là trung bình cộng của giá trị lớn nhất thuộc nhóm nhỏ và giá trị nhỏ nhất thuộc nhóm lớn;

(v) Tháng phát báo không mưa thì Rdlà số cấp của nhóm lớn nhất có giới hạn dưới là --. Vì vậy, khi tháng đó không mưa thì báo:

Rd= 0 nếu 30 năm qua tháng đó đều có lượng mưa ≥ 0.0;

Rd= 1 nếu 30 năm qua đã có 1 – 6 lần tháng đó có lượng mưa là --;

Rd= 2 nếu 30 năm qua đã có 7 – 12 lần tháng đó có lượng mưa là --;

Rd= 3 nếu 30 năm qua đã có 13 – 18 lần tháng đó có lượng mưa là --;

Rd= 4 nếu 30 năm qua đã có 19 – 24 lần tháng đó có lượng mưa là --;

Rd= 5 nếu 30 năm qua đã có 25 – 30 lần tháng đó có lượng mưa là --;

d) nrnr: Số ngày có lượng mưa ≥ 1,0 mm.

2.4.2.3.7. Nhóm 7S1S1S1pspspsbáo về thời gian nắng.

a) Số 7: Biểu số nhóm;

b) S1S1S1: Tổng số giờ nắng toàn tháng, báo theo giờ tròn;

(Nếu phần lẻ < 5 thì bỏ qua, ≥ 5 thì thêm một giờ)

c) pspsps: Tỷ số phần trăm của S1S1S1so với chuẩn;

Chú ý:

1. Nếu tỷ số phầm trăm ≤ 1% nhưng lớn hơn 0, thì pspspsđược mã hóa là 001;

2) Nếu chuẩn bằng 0 thì pspsps­­được mã hóa bằng 999;

3) Nếu chuẩn không được xác định, thì pspspsđược mã hóa bằng 3 gạch chéo (///).

2.4.2.3.8. Các nhóm 8mpmpmTmTmTxmTxvà 9mememRmRmsmbáo về số ngày không có số liệu.

a) Số 8 và số 9: Biểu số nhóm;

b) mpmp: Số ngày trong tháng không có số liệu khí áp;

c) mTmT: Số ngày trong tháng không có số liệu nhiệt độ không khí;

d) mTxmTx: Số ngày trong tháng không có số liệu nhiệt độ không khí tối cao;

đ) meme: Số ngày trong tháng không có số liệu áp suất hơi nước;

e) mRmR: Số ngày trong tháng không có số liệu lượng mưa;

g) msms: Số ngày trong tháng không có số liệu thời gian nắng.

2.4.2.4. Đoạn 2

2.4.2.4.1. Các thành viên phải gửi tới Ban thư ký số liệu chuẩn đầy đủ của các yếu tố đối với các trạm có mặt trong bản thông báo CLIMAT để phổ biến cho các thành viên khác. Các bản tin CLIMAT của 2 tháng tiếp theo việc gửi số liệu chuẩn đầy đủ đó cho Ban thư ký phải kèm chuẩn của tháng tương ứng được mã hóa theo Đoạn 2. Thủ tục này được lặp lại khi các thành viên thấy cần thiết phải thay đổi hay bổ sung chuẩn đã công bố trước đó.

2.4.2.4.2. Các giá trị chuẩn phải được tính toán từ số liệu quan trắc theo thời kỳ đã định.

Ghi chú:

Đoạn 2 cung cấp thông tin về năm bắt đầu, kết thúc cũng như các năm thiếu số liệu khi tính chuẩn.

2.4.2.4.3. Nhóm 222: Nhóm số không đổi mở đầu Đoạn 2.

2.4.2.4.4. Nhóm OYbYbYcYcbáo về thời kỳ chuẩn.

a) Số 0: Biển số nhóm không đổi;

b) YbYb: Số hàng chục và hàng đơn vị của năm bắt đầu thời kỳ chuẩn;

c) YcYc: Số hàng chục và hàng đơn vị của năm kết thúc thời kỳ chuẩn;

2.4.2.4.5. Các nhóm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 báo về chuẩn của các yếu tố tương ứng.

Quy tắc báo các nhóm này tương tự quy tắc trong Đoạn 1

2.4.2.4.6. Các nhóm 8yPyPyTyTyTxyTxvà 9yeyeyRyRySySbáo về số năm thiếu số liệu khi tính chuẩn.

a) yPyP: Số năm thiếu số liệu khi tính chuẩn khí áp;

b) yTyT: Số năm thiếu số liệu khi tính chuẩn nhiệt độ không khí;

c) yTxyTx: Số năm thiếu số liệu khi tính chuẩn nhiệt độ không khí tối cao;

d) yeye: Số năm thiếu số liệu khi tính chuẩn áp suất hơi nước;

đ) yRyR: Số năm thiếu số liệu khi tính chuẩn lượng mưa;

c) ySyS: Số năm thiếu số liệu khi tính chuẩn thời gian nắng;

2.4.2.5. Đoạn 3

2.4.2.5.1. Nhóm 333: Nhóm số không đổi mở đầu Đoạn 3.

2.4.2.5.2. Các nhóm OT25T25T30T30, 1T35T35T40T40và 2Tn0Tn0Tx0Tx0báo về số ngày trong tháng có nhiệt độ không khí bằng và/hay vượt một số ngưỡng.

a) Số 0, số 1 và số 2: Biểu số nhóm không đổi;

b) T25T25: Số ngày có nhiệt độ không khí tối cao ≥ 250C;

c) T30T30: Số ngày có nhiệt độ không khí tối cao ≥ 300C;

d) T35T35: Số ngày có nhiệt độ không khí tối cao ≥ 350C;

đ) T40T40: Số ngày có nhiệt độ không khí tối cao ≥ 400C;

e) Tn0Tn0: Số ngày có nhiệt độ không khí tối thấp < 00C;

g) Tx0Tx0: Số ngày có nhiệt độ không khí tối cao < 00C;

2.4.2.5.3. Các nhóm 3R01R01R05R05, 4R10R10R50R50và R100R100R150R150báo về số ngày trong tháng có lượng mưa bằng hay vượt một số ngưỡng.

a) Số 3, số 4 và số 5: Biểu số nhóm không đổi;

b) R01R01: Số ngày có lượng mưa ≥ 1,0mm;

c) R05R05: Số ngày có lượng mưa ≥ 5,0mm;

d) R10R10: Số ngày có lượng mưa ≥ 10,0mm;

đ) R50R50: Số ngày có lượng mưa ≥ 50,0mm;

e) R100R100: Số ngày có lượng mưa ≥ 100,0mm;

g) R150R150: Số ngày có lượng mưa ≥ 150,0mm;

2.4.2.5.4. Các nhóm 6s00s00s01s01và 7s10s10s50s50báo về số ngày trong tháng có độ dày lớp tuyết phủ đã vượt một số ngưỡng.

a) Số 6, số 7: Biểu số nhóm không đổi;

b) s00s00: số ngày có độ dày lớp tuyết phủ > 0cm;

c) s01s01: Số ngày có độ dày lớp tuyết phủ > 1cm;

d) s10s10: Số ngày có độ dày lớp tuyết phủ > 10cm;

đ) s50s50: Số ngày có độ dày lớp tuyết phủ > 50cm;

2.4.2.5.5. Nhóm 8f10f10f20f20f30f30báo về số ngày trong tháng có trị số lớn nhất của tốc độ gió trung bình trong 10 phút bằng hay lớn hơn một số ngưỡng.

a) Số 8: Biểu số nhóm không đổi;

b) f10f10: Số ngày có trị số lớn nhất của tốc độ gió trung bình trong 10 phút ≥ 10m/s, hay 20 knots;

c) f20f20: Số ngày có trị số lớn nhất của tốc độ gió trung bình trong 10 phút ≥ 20m/s, hay 40 knots;

d) f30f30: Số ngày có trị số lớn nhất của tốc độ gió trung bình trong 10 phút ≥ 30m/s, hay 60 knots;

đ) Cách chọn các trị số để phát báo:

1. Nếu có máy tự ghi, các tốc độ gió này lấy theo máy tự ghi;

2. Không có máy tự ghi, các tốc độ gió này lấy theo giá trị quan trắc được theo máy đo gió của trạm. Trường hợp máy không tính trung bình trong 10 phút hay gián đoạn, áp dụng quy tắc 2.1.3.2;

3. Không có các thiết bị đo gió, các tốc độ gió này lấy theo giá trị quan trắc được theo cấp gió Beaufort.

e) Trong quá trình theo dõi thời tiết, nếu quan trắc được trị số lớn nhất của tốc độ gió trung bình trong 10 phút đã bằng hay lớn hơn một số ngưỡng trên thì phải ghi thêm trị số lớn nhất này vào dòng ghi chú ở cuối trang số liệu quan trắc hàng ngày trong SKT – 1.

2.4.2.5.6. Nhóm 9V1V1V2V2V3V3báo về số ngày trong tháng có tầm nhìn dưới một số ngưỡng quan trắc được hay ghi được vào bất kỳ thời gian nào trong ngày (có thể trùng vào giờ quan trắc hay không).

a) Số 9: Biểu số nhóm không đổi;

b) V1V1: Số ngày có tầm nhìn < 50m;

c) V2V2: Số ngày có tầm nhìn < 100m;

d) V3V3: Số ngày có tầm nhìn < 1000m.

2.4.2.5.7. Bất kỳ nhóm nào có mọi phần số liệu bằng 0 đều được bỏ qua.

2.4.2.6. Đoạn 4

2.4.2.6.1. Nhóm 444: Nhóm số không đổi mở đầu Đoạn 4.

2.4.2.6.2. Các nhóm OsnTxdTxdTxdyxyx, 1snTndTndTndyy, 2snTaxTaxTaxyaxyaxvà 3snTanTanTanyanyanbáo về các cực trị nhiệt độ không khí.

a) Số 0, số 1, số 2, số 3: Biểu số nhóm không đổi;

b) sn: Dấu của nhiệt độ không khí, (Bảng mã 3845);

c) TxdTxdTxd: Nhiệt độ không khí trung bình ngày cao nhất, báo đến phần mười0C;

d) yxyx: Ngày có nhiệt độ không khí trung bình ngày cao nhất;

đ) TndTndTnd: Nhiệt độ không khí trung bình ngày thấp nhất, báo đến phần mười0C;

e) yy: Ngày có nhiệt độ không khí trung bình ngày thấp nhất;

g) TaxTaxTax: Nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối, báo đến phần mười0C

h) yaxyax: Ngày có nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối;

i) TanTanTan: Nhiệt độ không khí tối thấp tuyệt đối, báo đến phần mười0C

j) yanyan: Ngày có nhiệt độ không khí tối thấp tuyệt đối.

2.4.2.6.3. Nhóm 4RxRxRxRxyryrbáo về mưa lớn nhất.

a) Số 4: Biểu số nhóm không đổi;

b) RxRxRxRx: Lượng mưa ngày lớn nhất, báo đến phần mười mm;

c) yryr: Ngày có lượng mưa lớn nhất trong tháng.

2.4.2.6.4. Nhóm 5iwfxfxfxyfxyfxbáo về gió lớn nhất.

a) Số 5: Biểu số nhóm không đổi;

b) iw: Phương pháp đo gió và đơn vị đo tốc độ gió, (Bảng mã 1855);

c) fxfxfx: Tốc độ gió lớn nhất quan trắc được hay ghi được trong tháng, báo đến phần mười đơn vị chỉ bởi iw(nếu hàng ngày quan trắc tốc độ gió được xác định theo m/s nguyên thì hai chữ fxfxđầu báo tốc độ gió bằng m/s, chữ fxthứ ba báo bằng số 0);

Ví dụ: Gió mạnh nhất trong tháng là 16m/s, báo fxfxfxlà 160.

d) yfxyfx: Ngày có tốc độ gió lớn nhất quan trắc được hay máy ghi được trong tháng.

2.4.2.6.5. Nếu cực trị xuất hiện ở 1 ngày thì 2 số cuối cùng của các nhóm 0, 1, 2, 3, 4, 5 trên báo về ngày đó. Nếu cực trị xuất hiện ở 2 ngày trở lên thì 2 số cuối cùng này báo về ngày đầu tiên sau khi đã được cộng thêm 50.

2.4.2.6.6. Nhóm 6DtsDtsDgrDgrbáo về dông và mưa đá.

a) Số 6: Biểu số nhóm không đổi;

b) DtsDts: Số ngày có dông trong tháng;

c) DgrDgr: Số ngày có mưa đá trong tháng.

2.4.2.6.7. Nhóm 7iyGxGxGGnbáo về phương tiện và thời điểm xác định các cực trị nhiệt độ không khí hàng ngày.

a) Số 7: Biểu số nhóm không đổi;

b) iy: Biểu số phương tiện;

iy= 1 Cực trị nhiệt độ không khí được xác định bằng nhiệt kế tối cao/ tối thấp;

iy= 2 Cực trị nhiệt độ không khí được xác định ở trạm tự động;

iy= 3 Cực trị nhiệt độ không khí được xác định bằng nhiệt ký;

c) GxGx: Thời điểm đọc nhiệt kế tối cao theo giờ quốc tế, báo đến giờ tròn;

d) GnGn: Thời điểm đọc nhiệt kế tối thấp theo giờ quốc tế, báo đến giờ tròn;

đ) Nhóm 7iyGxGxGGnchỉ được báo khi có sự thay đổi về thời điểm đọc nhiệt độ tối cao (GxGx) hay thời điểm đọc nhiệt độ tối thấp (GnGn).

2.5. Dạng mã CLIMAT SHIP – Bản tin về số liệu khí hậu hàng tháng từ trạm thời tiết trên đại dương.

2.5.1. Dạng mã

Đoạn 1

CLIMAT

SHIP

MMJJJ

 

 

99LaLaLa

QcL0L0L0L0

 

 

 

R1R1R1R1Rd

Đoạn 2

 

 

(NORMAL

R1R1R1R1/)

Ghi chú:

CLIMAT SHIP là tên dạng mã phát báo tổng số và trung bình tháng từ trạm thời tiết đại dương.

2.5.2. Quy tắc

2.5.2.1. Đoạn 1

2.5.2.1.1. Tên dạng mã CLIMAT SHIP và nhóm MMJJJ dùng để mở đầu cho các bản tin riêng lẻ.

2.5.2.1.2. Tên dạng mã CLIMAT SHIP và nhóm MMJJJ chỉ được đưa vào dòng đầu của bản thông báo khí tượng gồm các bản tin CLIMAT SHIP. Trong từng bản tin thuộc bản thông báo sẽ không có tên dạng mã CLIMAT SHIP cùng nhóm MMJJJ.

2.5.2.1.3. Nhóm MMJJJ

Áp dụng Quy tắc 2.4.2.3

2.5.2.1.4. Các nhóm 99LaLaLaQcL0L0L0L0

Áp dụng Quy tắc 2.1.2.6.

2.5.2.1.5. Nhóm: Báo trung bình khí áp mực mặt biển, đến phần mười hPa

2.5.2.1.6. Nhóm s

a) sn: Dấu của nhiệt độ không khí trung bình tháng. (Bảng mã 3845);

b): Nhiệt độ không khí trung bình tháng, báo đến phần mười0C;

2.5.2.1.7. Các nhóm

a) Số 8, số 9: Biểu số nhóm không đổi;

b) sn: Dấu của nhiệt độ nước biển tầng mặt trung bình tháng. (Bảng mã 3845);

c): Nhiệt độ nước biển tầng mặt trung bình tháng, báo đến phần mười0C.

2.5.2.1.8. Các nhóm

a):Trung bình tháng áp suất hơi nước, báo đến phần mười hPa;

b) nrnr: Số ngày trong tháng có lượng giáng thủy ≥ 1,0mm;

c) //: Mã số định sẵn về nr­nr.

2.5.2.1.9. Nhóm R1R1R1R1Rd

a) Áp dụng Quy tắc 2.4.2.3.6.b và 2.4.2.3.6.c;

b) Khi lượng giáng thủy không khả dụng, bỏ qua nhóm R1R1R1R1Rdvà nrnrở nhóm trước đó được mã hóa là //;

c) Với tháng đặc biệt – không có giáng thủy, báo R1R1R1R1là 0000 và R­dlà số bậc cao nhất của nhóm năm có cấp giáng thủy có giới hạn dưới là không (có nghĩa nếu tháng này thuộc 30 năm qua đều không có giáng thủy thì Rd= 5).

2.5.2.2. Đoạn 2

2.5.2.2.1.

(NORMAL

R1R1R1R1/)

Áp dụng Quy tắc 2.4.2.3.1. đến 2.4.2.3.6

2.5.2.2.2. Phần phát báo số liệu chuẩn:,,sẽ thể hiện các giá trị rút ra từ các quan trắc trong thời kỳ 30 năm chuẩn.

2.6. Dạng mã CLI.. HAY ..CLI và các quy tắc mã hóa số liệu

FM 73-VI CLI.. hay ..CLI – Bản tin số liệu khí áp dụng trung bình tháng của các vùng trên đại dương.

2.6.1. Dạng mã

LaLaL0l0n

…. ….

L’aL’aL’0L’0n’

…. ….

L”aL”aL”0L”0n”

…. ….

….

….

….

…. ….

Ghi chú:

CLINP, SPCLI, NACLI, CLISA và INCLI là các tên dạng mã phát báo về trung bình tháng cho các vùng đại dương sau:

CLINP cho Bắc Thái Bình Dương;

SPCLI cho Nam Thái Bình Dương;

NACLI cho Bắc Đại Tây Dương;

CLISA cho Nam Đại Tây Dương;

INCLI cho Ấn Độ Dương.

2.6.2. Quy tắc

2.6.2.1. Tên dạng mã tương ứng CLINP, SPCLI, vv… và nhóm MMJJJ được đưa báo đầu từng bản tin riêng lẻ.

2.6.2.2. Tên dạng mã tương ứng CLINP, SPCLI, vv … và nhóm MMJJJ được đưa vào dòng đầu của bản thông báo khí tượng gồm các bản tin về các vùng đại dương. Trong từng bản tin thuộc bản thông báo sẽ không có tên dạng mã cùng nhóm MMJJJ.

2.6.2.3. Số liệu trung bình về các vùng đại dương của tháng trước cần được phát báo theo dạng mã này vào đầu tháng sau, càng sớm càng tốt.

2.6.2.4. Nhóm MMJJJ

Áp dụng Quy tắc 2.4.2.2.3.

 

2.6.2.5. Các nhóm

LaLaL0l0n

….

 

L’aL’aL’0L’0n’

….

 

L”aL”aL”0L”0n”

….

 

….

….

….

….

2.6.2.5.1. LaLa, L’aL’a, L”aL”a, …. Vĩ tuyến, theo độ nguyên, dọc theo đó có các trị số khí áp được báo.

2.6.2.5.2. L0L0, L’0L’0, L”0L”0, … Kinh tuyến, theo độ nguyên, của những điểm có khí áp được báo đầu tiên (P1P1P’1P’1, P”1P”1…).

2.6.2.5.3. n, n’, n’’,... Số lượng các điểm trên vĩ tuyến LaLa, L’aL’a, L”aL”a, … có khí áp được báo.

2.6.2.5.4. Trong vùng giữa hai vĩ tuyến 200bắc và 200nam, áp suất được báo theo phần mười hPa; còn ở các vùng khác, áp suất báo theo hPa nguyên.

2.6.2.5.5. Mỗi nhóm vị trí: LaLaL0L0n, L’aL’aL’0L’0n’, …phải có các nhóm kèm theo ở dạng,, …,

,, ….,

2.6.2.5.6. Trị số khí áp đầu tiênlà trung bình tháng về khí áp mực biển tại giao điểm của vĩ tuyến và kinh tuyến được chỉ bởi LaLavà L0L0ở trong nhóm trước đó.

2.6.2.5.7. Các áp suất tiếp theo như, … là trị số áp suất trung bình tháng tại các điểm cùng ở trên vĩ tuyến LaLanhưng có kinh độ là L0L0± 50, L0L0± 100, …. Mã số của n chỉ ra số điểm có báo về áp suất ở trên vĩ tuyến LaLađó.

Ghi chú:

Thứ tự các điểm được sắp xếp theo hướng từ đông sang tây hay từ tây sang đông sao cho thích hợp với từng vùng đại dương (trong tập C, ấn phẩm số 9 của WMO có quy định cụ thể cho từng vùng).

2.7. Dạng mã TYPH và các quy tắc mã hóa số liệu

FM VN1 – TYPH: Bản tin quan trắc khí tượng khi có bão hoặc áp thấp nhiệt đới.

(Phát báo trong nước)

2.7.1. Dạng mã

TYPH0 (TYPH1) YYGGiwiiiww     Nddff   1snTTT              2snTdTdTd

3P0P0P0P04PPPP

58p24p24p24

hay                   N­hLhCMCH(9dcdcfcfc)

59p24p24p24

(APnPnPnPn) (BGGPP) (Cdxdxfxfx) (DGGPP) (EhththtZ)

Ghi chú: Dạng mã TYPH dùng để mã hóa số liệu các quan trắc từng giờ khi có bão hoặc áp thấp nhiệt đới, theo lệnh của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia.

2.7.2. Quy tắc

2.7.2.1. Quy tắc chung

2.7.2.1.1. Tên dạng mã TYPH0, (TYPH1) dùng để mở đầu bản tin quan trắc khí tượng từng giờ hoặc 30 phút khi có bão. TYPH0 để báo bản tin quan trắc khí tượng tại các giờ tròn, TYPH1 để báo bản tin quan trắc khí tượng tại các giờ lẻ 30 phút. Đối với các loại trạm khác TYPH10 được thay bằng TYPH2 và TYPH1 thay bằng TYPH3.

2.7.2.1.2. Ngoài những nhóm quy định trong dạng mã, không được phát báo thêm một nhóm nào khác vào bản tin.

2.7.2.1.3. Trong thời gian “quan trắc TYPH”, vào các kỳ quan trắc thường ngày đã phát bản tin SYNOP, không phải thêm bản tin TYPH.

2.7.2.1.4. Những trạm khí tượng thường ngày phát 4 bản tin SYNOP chính, trong các giờ 4, 10, 16, 22h giờ Việt Nam phải phát bản tin SYNOP, các giờ khác phát bản tin TYPH, các trạm khác vẫn phát bản tin TYPH.

2.7.2.1.5. Những trạm khí tượng thường ngày không phát tin SYNOP thì các kỳ SYNOP (1, 4, 7, 10, 13, 16, 19, 22h giờ Việt Nam) phát theo dạng bản tin SYNOP, còn các giờ khác phát theo dạng bản tin TYPH, các trạm khác vẫn phát bản tin TYPH.

2.7.2.1.6. Nếu có mưa:

a) Các bản tin SYNOP 1, 7, 13, 19h giờ Việt Nam báo nhóm 6RRRtRở Đoạn 1 với cách báo như sau:

1) Bản tin 1h giờ Việt Nam báo lượng mưa 6 giờ qua, tR= 1;

2) Bản tin 7h giờ Việt Nam báo lượng mưa 12 giờ qua, tR= 2;

3) Bản tin 13h giờ Việt Nam báo lượng mưa 18 giờ qua, tR= 3;

4) Bản tin 19h giờ Việt Nam báo lượng mưa 24 giờ qua, tR= 4.

b) Các bản tin 4, 10, 16, 22h giờ Việt Nam báo nhóm 6RRRtRở Đoạn 3, báo lượng mưa 3 giờ qua, tR= 7.

2.7.2.1.7. Khi chưa có lệnh của Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia cho trạm ngừng quan trắc TYPH, tuyệt đối không được ngừng quan trắc với bất cứ lý do nào.

2.7.2.2. Quy tắc phát báo các nhóm

2.7.2.2.1. Nhóm YYGGiwáp dụng Quy tắc 2.1.2.2.4.

2.7.2.2.2. Nhóm iiiww

a) iii: Biểu số trạm khí tượng áp dụng Quy tắc 2.1.2.2.5.b;

b) ww: Thời tiết hiện tại áp dụng Quy tắc 2.1.2.3.10.đ;

c) Đối với các loại trạm khác biểu số trạm được ghi cả 5 số.

2.7.2.2.3. Nhóm Nddff

a) Áp dụng Quy tắc 2.1.2.3.2;

b) Trường hợp gió đổi hướng nhưng tốc độ nhỏ hơn hay bằng 3m/s, báo dd = 99; khi tốc độ từ 4m/s trở lên, báo dd là hướng phong tiêu chỉ lâu nhất trong thời gian quan trắc. Gió giật, dd báo bằng mã số của hướng gió cộng thêm 50. Trường hợp vừa giật vừa đổi hướng, báo như gió giật.

2.7.2.2.4. Nhóm 1snTTT

Áp dụng quy tắc 2.1.2.3.3

2.7.2.2.5. Nhóm 2snTdTdTd

Áp dụng Quy tắc 2.1.2.3.4

2.7.2.2.6. Nhóm 3P0P0P0P0báo trị số khí áp mực trạm

Áp dụng Quy tắc 2.1.2.3.5

2.7.2.2.7. Nhóm 4PPPP báo trị số khí áp mực biển

Áp dụng Quy tắc 2.1.2.3.6

2.7.2.2.8. Các nhóm 58p24p24p24và 59p24p24p24

a) Áp dụng Quy tắc 2.1.2.5.5.e.11;

b) Trị số biến thiên khí áp 24h vừa qua, nếu giản đồ ngày hôm trước có thể quy toán được thì tính theo số liệu quy toán từ giản đồ khí áp ký, nếu giản đồ chưa đủ số liệu để quy toán thì tính theo số liệu quan trắc từ khí áp kế sau khi đã được hiệu chỉnh về mực trạm.

2.7.2.2.9. Nhóm NhCLhCMCH

Áp dụng Quy tắc 2.1.2.3.11.c cho Nh; 2.1.2.3.11.d cho CL; 2.1.2.3.1.d cho h; 2.1.2.3.11.đ cho CMvà 2.1.2.3.11.e cho CH.

2.7.2.2.10. Nhóm 9dcdcfcfc

a) Nhóm này báo gió mạnh nhất tức thời có tốc độ ≥ 10m/s trong khoảng thời gian từ quan trắc trước liền kề đến lúc quan trắc;

Ghi chú: ở bản tin SYNOP, nhóm 9dcdcfcfcbáo ở đoạn 555 và khi gió ≥ 16m/s báo bằng nhóm 911ff và nhóm 915dd ở đoạn 333. (còn ở các bản tin TYPH, dù gió ≥ 16m/s vẫn chỉ báo ở 9dcdcfcfc).

b) Số 9: Biểu số nhóm không đổi;

c) dcdc: Hướng gió có tốc độ mạnh nhất báo ở fcfc(Bảng mã 242);

d) fcfc: Tốc độ gió mạnh nhất tức thời báo bằng m/s.

2.7.2.2.11. Nhóm APnPnPnPn.

a) Nhóm này báo về khí áp thấp nhất trong quá trình trạm chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới;

b) Số A: Biểu số nhóm không đổi;

c) PnPnPnPn: Trị số khí áp mực mặt biển thấp nhất, báo đến phần mười hPa, cách tính PnPnPnPnxem phụ lục 6.

2.7.2.2.12. Nhóm BGGPP

a) Nhóm này báo thời gian xuất hiện trị số khí áp thấp nhất trong quá trình trạm chịu ảnh hưởng của cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới, báo theo giờ quốc tế;

b) B: Biểu số của nhóm không đổi;

c) GG: Giờ xuất hiện trị số khí áp thấp nhất;

d) PP: Phút xuất hiện trị số khí áp thấp nhất.

2.7.2.2.13. Nhóm Cdxdxfxfx

a) Nhóm này báo tốc độ và hướng gió trung bình mạnh nhất trong hai phút (hoặc mười phút), trong quá trình chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới;

b) Số C: Biểu số của nhóm không đổi;

c) dxdx: Hướng có giá trị fxfxbáo theo bảng mã 242;

d) fxfx: Tốc độ gió trung bình mạnh nhất trong hai phút (hoặc mười phút) trong quá trình trạm chịu ảnh hưởng của bão, báo bằng m/s. Số liệu này chọn ở máy gió Vild, tự báo hay giản đồ gió trong suốt thời gian chịu ảnh hưởng của bão, có thể trùng vào giờ tròn hay giữa hai kỳ quan trắc.

2.7.2.2.14. Nhóm DGGPP

a) Nhóm này báo thời gian xuất hiện trị số tốc độ gió mạnh nhất trong quá trình trạm chịu ảnh hưởng của cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới, báo theo giờ quốc tế;

b) D: Biểu số của nhóm không đổi;

c) GG: Giờ xuất hiện trị số tốc độ gió mạnh nhất;

d) PP: Phút xuất hiện trị số tốc độ gió mạnh nhất;

Chú ý:

1. Các nhóm APnPnPnPn, BGGPP và Cdxdxfxfx, DGGPP chỉ báo một lần ở bản tin TYPH cuối cùng, nếu trùng với giờ quan trắc SYNOP sẽ báo trong Đoạn 5 và sau nhóm 9dcdcfcfc.

2. Các trạm không là trạm khí tượng: các nhóm không có số liệu quan trắc như mây, nhiệt độ, điểm sương, khí áp, độ cao mực nước biển thì bỏ trống cả nhóm. Các nhóm có số liệu nhưng không đầy đủ cả nhóm, phần thiếu báo.

2.7.2.2.15. Nhóm EhththtZ

a) Số E: Biểu số nhóm không đổi;

b) hththt: Mực nước từng giờ đã quy về “0” trạm, báo đến cm;

c) Z: Trạng thái mặt biển báo theo số cấp;

i) Khi biển lặng (trạng thái mặt biển cấp 0) báo Z = 0

ii) Không thể quan trắc được trạng thái mặt biển do mưa to, bão bụi, …, báo Z = /.

d) Trong bản tin SYNOP vào các giờ 1, 7, 10, 13, 16 và 19 giờ Việt Nam thuộc thời gian quan trắc TYPH, luôn có nhóm EhththtZ ở cuối Đoạn 2 của bản tin SYNOP;

đ) Nhóm này chỉ báo trong các bản tin của trạm khí tượng hải văn.

2.8. Dạng mã CLIM và các quy tắc mã hóa số liệu

FM VN2 – CLIM Bản tin số liệu khí hậu hàng tháng

(Phát báo trong nước)

2.8.1. Dạng mã:

CLIM

iiiMM

 

TxTxTxNN

 

TnTnTnNN

S1S1S1npnp

 

1BhBhBhBh

 

2BxBxNN

3UmUmNN

 

4nLnnLnnLmnLm

 

5nmnmngng

6nhnhnunu

 

7R’R’R’R’

 

RxRxRxNN

WNNNNkt

Tổng lượng mưa tháng bằng lời văn.

Ghi chú:

1. Dạng mã CLIM dùng để mã hóa số liệu khí hậu hàng tháng của các trạm khí tượng, khí hậu, khí tượng hải văn;

2. Nhóm WNN­bđ­NNktcó thể nhắc lại nhiều lần nếu trong tháng có nhiều hiện tượng thời tiết đặc biệt.

2.8.2. Quy tắc

2.8.2.1. Quy tắc chung

1. Những trạm khí tượng, khí hậu, hải văn (có quan trắc khí tượng bề mặt) được chỉ định phải báo điện CLIM trước 1 giờ ngày mồng 1 hàng tháng đồng thời gửi bản sao nguyên văn về Trung tâm Khí tượng Thủy Quốc gia bằng hình thức công văn.

2. Khi có các hiện tượng thời tiết đặc biệt như hạn, úng, lũ lụt, mưa đá, sương muối, băng giá, vòi rồng v.v… xẩy ra ở địa phương, ngoài việc báo điện CLIM, các trạm phải điều tra ngay và báo cáo tỉ mỉ bằng công văn khẩn về Trung tâm Khí tượng Thủy Quốc gia.

3. Để xác minh nội dung nhóm 7R’R’R’R’ cuối bản tin nhất thiết phải báo rõ tổng lượng mưa bằng lời văn.

2.8.2.2. Quy tắc sử dụng các nhóm

2.8.2.2.1. Biểu danh CLIM

Biểu danh không đổi, mở đầu bản tin số liệu khí hậu hàng tháng.

2.8.2.2.2. Nhóm iiiMM

a) iii: Biểu số trạm;

b) MM: Tháng có số liệu báo trong bản tin.

2.8.2.2.3. Nhóm

a): Nhiệt độ không khí trung bình tháng, báo đến phần mười0C;

b): ẩm độ tương đối trung bình tháng, báo đến % nguyên.

2.8.2.2.4. Nhóm

a): Nhiệt độ không khí tối cao trung bình tháng, báo đến phần mười0C;

b) n­bnb: Số ngày có nhiệt độ không khí tối cao ≥ 350C.

2.8.2.2.5. Nhóm

a): Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình tháng, báo đến phần mười0C;

b): Số ngày có nhiệt độ không khí tối thấp ≤ 100C.

2.8.2.2.6. Nhóm TxTxTxNN

a) TxTxTx: Nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối trong tháng, báo đến phần mười0C;

b) NN: Ngày xuất hiện trị số báo ở TxTxTx;

c) Khi trị số nhiệt độ tối cao tuyệt đối trong tháng xảy ra ở nhiều ngày, NN báo ngày đầu.

2.8.2.2.7. Nhóm TnTnTnNN

a) TnTnTn: Nhiệt độ không khí tối thấp tuyệt đối trong tháng, báo đến phần mười0C;

b) NN: Ngày xuất hiện trị số báo ở TnTnTn;

c) Khi trị số tối thấp tuyệt đối trong tháng xảy ra ở nhiều ngày, NN báo ngày đầu;

d) Nhiệt độ không khí tối thấp tuyệt đối trong tháng < 00C, báo TnTnTnbằng giá trị tuyệt đối của nhiệt độ tối thấp tính đến phần mười độ cộng thêm 500.

2.8.2.2.8. Nhóm S1S1S1npnp

a) S1S1S1: Tổng số giờ nắng trong tháng, báo đến giờ tròn;

1) Số phần lẻ được quy về giờ tròn theo cách sau:

Số phần mười giờ < 5 thì bỏ qua;

Số phần mười giờ ≥ 5 quy lên 1 giờ.

2) Không có số liệu về giờ nắng, báo S1S1S1= ///.

b) npnp: Số ngày có mưa phùn trong tháng.

2.8.2.2.9. Nhóm 1BhBhBhBh

a) Số 1: Biểu số nhóm không đổi;

b) BhBhBhBh: Tổng lượng bốc hơi trong tháng, báo đến phần mười mm.

2.8.2.2.10. Nhóm 2BxBxNN

a) Số 2: Biểu số nhóm không đổi;

b) BxBx: Lượng bốc hơi hàng ngày lớn nhất trong tháng, báo bằng mm nguyên. Số phần mười mm được quy tròn về mm nguyên tương tự cách quy tròn của số giờ nắng;

c) NN: Ngày xuất hiện trị số báo ở BxBx;

d) Nếu trị số BxBxxảy ra ở nhiều ngày, NN báo ngày đầu.

2.8.2.2.11. Nhóm 3UUnNN

a) Số 3: Biểu số nhóm không đổi;

b) UnUn: Ẩm độ tương đối thấp nhất trong tháng, báo bằng % nguyên;

c) NN: Ngày xuất hiện trị số báo ở UnU­n;

d) Nếu trị số UnU­nxuất hiện ở nhiều ngày, NN báo ngày đầu.

2.8.2.2.12. Nhóm 4nLnnLnnLmnLm

a) Số 4: Biểu số nhóm không đổi;

b) nLnnLn: Số ngày khô nóng nhẹ;

c) Ngày khô nóng nhẹ là ngày có đủ hai điều kiện: nhiệt độ không khí tối cao ≥ 350C (theo nhiệt kế hoặc nhiệt ký đã hiệu chính) và ẩm độ tương đối thấp) ≤ 55% (theo ẩm kế hoặc ẩm ký đã hiệu chính);

d) nLmnLm: Số ngày khô nóng mạnh;

đ) Ngày khô nóng mạnh là ngày có đủ hai điều kiện: nhiệt độ không khí tối cao ≥ 370C (theo nhiệt kế hoặc nhiệt ký đã hiệu chính) và ẩm độ tương đối tối thấp ≤ 45% (theo ẩm kế hoặc ẩm ký đã hiệu chính);

2.8.2.2.13. Nhóm 5nmnmngng

a) Số 5: Biểu số nhóm không đổi;

b) nmnm: Số ngày có mưa trong tháng

Ngày có mưa trong tháng là ngày có lượng mưa ≥ 0,1mm; không kể những ngày chỉ có lượng nước do các loại sương. Những ngày có mưa và sương, nhưng lượng mưa 0,0mm vẫn tính là ngày không có mưa;

c) ngng: Số ngày có dông trong tháng

Ngày có dông là ngày nghe được sấm, ít nhất một lần. Ngày chỉ có chớp không kể là ngày dông.

2.8.2.2.14. Nhóm 6nhnhnunu

a) Số 6: Biểu số nhóm không đổi;

b) nhnh: Số ngày liên tục không mưa dài nhất trong tháng;

1. Ngày có mưa mà lượng nước là giọt (0,0mm) được xem là ngày không có mưa;

2. Ngày không mưa tuy có lượng nước do sương móc hay sương mù sinh ra (dù lượng nước mưa đo được bao nhiêu) vẫn được tính là ngày không mưa;

3. Số ngày liên tục không được tính lân sang tháng trước hoặc tháng sau;

4. Nếu có nhiều đợt dài bằng nhau báo đợt đầu.

c) nunu: Số ngày liên tục có mưa dài nhất trong tháng;

1. Ngày có lượng mưa ≥ 0,1mm tính là ngày có mưa;

2. Số ngày liên tục không được tính lân sang tháng trước hoặc tháng sau;

3. Nếu có nhiều đợt thời gian mưa dài bằng nhau, báo đợt có lượng lớn nhất;

4. Nếu có hai đợt mưa dài bằng nhau trở lên, lượng bằng nhau cũng chỉ báo đợt đầu;

5. Nếu ngày đồng thời có mưa và sương, lượng ≥ 0,1mm được tính là ngày có mưa.

2.8.2.2.15. Nhóm 7R’R’R’R’

a) Số 7: Biểu số nhóm không đổi;

b) R’R’R’R’: Tổng lượng mưa tháng báo đến mm. Số phần mười mm được quy tròn về mm nguyên tương tự cách quy tròn của giờ nắng;

Tổng lượng mưa là giọt; báo R’R’R’R’ = 0000.

Nếu không mưa (-); báo R’R’R’R’  = RRRR.

2.8.2.2.16. Nhóm RxRxRxNN

a) Nhóm này báo về lượng mưa ngày lớn nhất trong tháng;

b) RxRxRx: Lượng mưa ngày lớn nhất báo đến mm, cách quy tròn như trong mục 2.9.2.2.15 (Bảng mã 3590). Cả tháng không mưa báo RxRxRx= RRR;

c) NN: Ngày xuất hiện trị số RxRxRx;

d) Nếu trị số RxRxRxxuất hiện ở nhiều ngày, NN báo ngày đầu;

đ) Khi suốt tháng không mưa, báo RxRxRx= RRR và NN = NN.

2.8.2.2.17. Nhóm WNNbđ­NNkt­

a) Nhóm này có thể nhắc lại nhiều lần khi trong tháng có nhiều hiện tượng đặc biệt;

b) W: Hiện tượng thời tiết đặc biệt trong tháng;

c) NN: Ngày bắt đầu xẩy ra hiện tượng thời tiết đặc biệt báo ở W;

d) NNkt: Ngày kết thúc hiện tượng thời tiết đặc biệt báo ở W;

đ) Ngày được tính từ 19 giờ hôm trước đến 19 giờ hôm sau;

e) Thời gian bắt đầu và kết thúc của hiện tượng thời tiết đặc biệt, không tính lân sang tháng trước và tháng sau;

g) Nếu trong tháng, một hiện tượng thời tiết xảy ra 2 đến 3 lần ở 2 đến 3 thời kỳ cách biệt nhau thì;

1. Với các hiện tượng gió lớn, úng, lũ lụt (W = 2, 3, 4, 5) chỉ báo thời kỳ dài nhất, nếu các thời kỳ dài bằng nhau thì báo thời kỳ đầu;

2. Với các hiện tượng: mưa lớn, mưa rất lớn, mưa đá, sương muối, băng giá, vòi rồng (W = 0, 1, 6, 7, 8, 9) phải báo đầy đủ số lần hiện tượng xảy ra.

h) Nếu xuất hiện cả hạn và úng, phải báo cả 2 hiện tượng.

2.8.2.2.18. Nhóm xác định lượng mưa bằng lời văn.

Nhóm này dùng để xác minh tổng lượng mưa trong tháng, được báo bằng lời văn.

3. Tổ chức thực hiện

Cơ quan quản lý nhà nước về mã luật khí tượng bề mặt và mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến sử dụng mã luật khí tượng bề mặt theo mục đích khác nhau tuân thủ các quy định tại Quy chuẩn này.

4. Các phụ lục

4.1. Phụ lục 1 chữ ký hiệu và ý nghĩa

 

 

Bảng mã

A

Ảo ảnh

0101

A1

Vùng có phao thuộc khu vực của WMO

0161

A3

Trời tối ban ngày

0163

a

Đặc điểm khuynh hướng áp ba giờ qua

0200

a1

Số hàng trăm của a1a1a1, a2a2a2

 

a2

 

 

a3

Mặt đẳng áp chuẩn có báo địa thế vị

0264

a1a1

Số hàng chục và đơn vị của a1a1a1, a2a2a2

 

a2a2

 

 

a1a1a1

Kiểm tham số

0291

a2a2a2

 

 

BxBx

Lượng bốc hơi ngày lớn nhất

 

BhBhBhBh

Tổng lượng bốc hơi tháng

 

bi

Băng từ đất

0439

bw

Vùng con thuộc vùng A1

0161

b1b1

Kiểu mực đặc biệt

0491

b2b2

 

 

C

Loại mây

0500

CH

Mây tầng cao thuộc loại Ci, Cc và Cs

0509

CL

Mây tầng thấp thuộc loại Sc, St, Cu và Cb

0513

CM

Mây tầng trung thuộc loại Ac, As và Ns

0515

Cs

Mây đặc biệt

0521

Ca

Tính chất mây phát triển thẳng đứng

0531

Cc

Mây nhuốm màu hay hội tụ

0533

Cs

Mây địa hình

0561

Ct

Mô tả đỉnh của mây có chân thấp hơn mực trạm

0552

C’

Loại mây có chân thấp hơn mực trạm

0500

CCCC

Biểu danh địa điểm của ICAO

 

CsCsCsCs

Bốn số cuối của tổng số kiểm tra

 

ci

Mật độ hay cách sắp xếp của băng biển

0639

c0c0c0

Tốc độ dòng chảy ở các độ sâu

 

c1c1c1

 

 

DH

Hướng dịch chuyển của mây CH

0700

DL

Hướng dịch chuyển của mây CL

0700

DM

Hướng dịch chuyển của mây CM

0700

Da

Hướng nhìn thấy mây

0700

 

Hướng quan sát được hiện tượng

0700

Di

Hướng nhìn thấy rìa băng chính

0739

Dp

Hướng từ đó hiện tượng đi tới

0700

Dv

Hướng quan sát, báo bằng chữ

0700

Ds

Hướng di chuyển của tàu

0700

DRDR

Con số của đường băng

 

DgrDgr

Số ngày có mưa đá

 

DrsDrs

Số ngày có dông

 

D…D

Biểu danh của tàu

 

 

Biểu danh của trạm di động trên đất

 

dT

Lượng nhiệt độ thay đổi

0822

dc

Thời gian kéo dài và đặc điểm giáng thủy

0833

dd

Hướng gió, theo 36 hướng

0877

 

Hướng gió, theo 16 hướng (của Khu vực II)

242

dBdB

Hướng phao trôi

 

dcdc

Hướng gió tốc độ mạnh nhất fcfc

 

dxdx

Hướng gió tốc độ mạnh nhất fxfx

 

dw1dw1

Hướng sóng lừng

0877

dw2dw2

 

 

d0d0

Hướng dòng chảy

0877

d1d1

 

 

ddd

Hướng gió bằng độ

 

dndndn

Hướng giới hạn của gió đổi hướng

 

dxdxdx

 

 

didididi

Độ rộng ô lưới theo trục i, bằng km

 

 

Độ rộng ô lưới theo vĩ hướng, bằng phần mười độ

 

djdjdjdj

Độ rộng ô lưới theo trục j, bằng km

 

 

Độ rộng ô lưới theo kinh hướng, bằng phần mười độ

 

E

Trạng thái mặt đất không có tuyết hay băng

0901

Eh

Mực cao của đáy đe mây Cb hay đỉnh của hiện tượng khác

0938

E’

Trạng thái mặt đất có tuyết hay băng phủ

0975

EsEs

Độ dày của băng tích tụ trên tàu

 

EEE

Lượng bốc hơi/thoát hơi

 

eC

Góc cao của đỉnh mây C

1004

e’

Góc cao của đỉnh hiện tượng

1004

eee

Áp suất hơi nước trung bình tháng

 

Fx

Tốc độ gió mạnh nhất theo cấp Beaufort

 

F1F2

Biểu số của trung tâm phát tin

 

FFFF

Lượng bức xạ trong giờ trước

 

F24F24F24

Lượng bức xạ trong 24 giờ trước

 

ff

Tốc độ gió theo đơn vị chỉ bởi iw

 

 

Tốc độ gió theo km/h, kts hay m/s

 

fxfx

Tốc độ gió mạnh nhất trong giờ trước

 

fxfx

Tốc độ gió mạnh nhất trong quá trình bão

 

fmfm

Tốc độ gió mạnh nhất

 

f10f10

Số ngày có gió ≥ 10m/s hoặc 20 knots

 

f20f20

Số ngày có gió ≥ 20m/s hoặc 40 knots

 

f30f30

Số ngày có gió ≥ 30m/s hoặc 60 knots

 

fff

Tốc độ gió ≥ 99 đơn vị chỉ bởi iw

 

fxfxfx

Tốc độ gió giật lớn nhất

 

GG

Giờ quan trắc theo giờ tròn quốc tế gần nhất

 

GcGc

Giờ quan trắc số liệu để đưa ra bản tin

 

GnGn

Giờ quan trắc nhiệt độ tối thấp hàng ngày

 

GxGx

Giờ quan trắc nhiệt độ tối cao hàng ngày

 

GGgg

Giờ quan trắc bằng giờ và phút theo GQT

 

 

Thời điểm bắt đầu/kết thúc sự thay đổi

 

 

Thời điểm gió mạnh nhất hay khí áp thấp nhất

 

GGggZ

Giờ quan trắc hay dự báo

 

g0

Khoảng thời gian từ lúc nhiệt độ thay đổi đến lúc quan trắc

 

grgr

Hình học lưới và xác nhận địa lý

1487

HwHw

Độ cao sóng gió

 

HwaHwa

Độ cao sóng quan trắc bằng máy

 

Hw1Hw1

Độ cao sóng lừng

 

Hw2Hw2

 

 

H’H’

Mực cao mặt trên của mây C’

 

HwaHwaHwa

Độ cao sóng quan trắc bằng máy

 

H1H1H1H1

Mực cao quy chiếu

 

H2H2H2H2

 

 

h

Độ cao so với chân mây thấp nhất

1600

hghg

Độ cao quan trắc được đường kính giọt ngưng đọng

 

hshs

Độ cao lớp (khối) mây chỉ bởi C

1677

htht

Độ cao đỉnh của mây thấp nhất

1677

hhh

Độ cao địa thế vị của mặt đẳng áp

 

hshshs

Độ cao chân mây hay tầm nhìn thẳng đứng

1690

h0h0h0h0

Độ cao của trạm di động trên đất

 

Is

Băng tích tụ trên sàn tàu

1751

II

Biểu số vùng

 

III…I

Nhóm số liệu kiểu tham số a1a1a1/a2a2a2

 

i

Xu thế tầm nhìn theo đường băng

 

iE

Loại dụng cụ đo bốc hơi hay loại cây được đo thoát hơi

1806

iR

Chỉ số số liệu giáng thủy có được phát báo hay không

1819

id

Kiểu neo phao

 

im

Chỉ số đơn vị độ cao và mức tin cậy

1845

is

Chỉ số dấu của số liệu

1851

iw

Chỉ số nguồn gốc và đơn vị tốc độ gió

1855

iy

Chỉ số kiểu đọc máy

1857

ix

Chỉ số thao tác và báo hiệu nhóm thời tiết

1860

i0

Cường độ hiện tượng

1861

iii

Biểu số trạm

 

iaiaia

Tọa độ nút lưới đầu theo trục i

 

 

Chênh lệch kinh độ giữa điểm quy chiếu và điểm đầu

 

iiii

Tọa độ i của Cực

 

J

Số đơn vị của năm

 

JJ

Số hàng chục và hàng đơn vị của năm

 

JJJ

Số hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị của năm

 

j1

Chỉ số thông tin bổ sung

2061

jjj

Thông tin bổ sung của khu vực

 

jajaja

Tọa độ nút lưới đầu theo trục j

 

 

Chêch lệch vĩ độ giữa điểm quy chiếu và điểm đầu

 

j2j3j4

Định chuẩn về thông tin bổ sung

2061

jjjj

Tọa độ j của Cực

 

j5j6j7j8j9

Nhóm bổ sung sau nhóm 5j1j2j3j4

2061

k2

Phương pháp đo độ mặn/độ sâu

2263

k3

Thời lượng và thời điểm đo dòng chảy

2264

k6

Phương pháp suy ra vận tốc tàu/phao

2267

k1k1

Số thứ tự của dòng số liệu

 

LaLa

Vĩ tuyến có áp suất được báo

 

L’aL’a

 

 

L”aL”a

 

 

L0L0

Kinh tuyến có áp suất được báo

 

L’0L’0

 

 

L”0L”0

 

 

LaLaLa

Vĩ độ

 

L0L0L0

Kinh độ, bằng độ

 

L0L0L0L0

Kinh độ, bằng phần mười độ

 

LaLaLaLaLa

Vĩ độ, bằng phần nghìn độ

 

L0L0L0L0L0

Kinh độ, bằng phần nghìn độ

 

l0l0

Hệ số nhân

 

Mw

Đặc điểm vòi rồng (cột nước), gió lốc, lốc bụi

2555

MM

Tháng trong năm

 

MiMi

Chữ nhận dạng bản tin

2582

MjMj

Chữ nhận dạng phần bản tin

2582

MMM

Số thứ tự ô vuông Marsden

2590

mm

Thủ tục để đưa ra trường số liệu

2677

mpmp

Số ngày thiếu số liệu khí áp

 

mRmR

Số ngày thiếu số liệu giáng thủy

 

msms

Số ngày thiếu số liệu thời gian nắng

 

mTmT

Số ngày thiếu số liệu nhiệt độ không khí

 

mTxmTx

Số ngày thiếu số liệu nhiệt độ tối cao

 

meme

Số ngày thiếu số liệu áp suất hơi nước

 

N

Lượng mây tổng quan

2700

Nh

Tổng lượng mây CLhay CMkhi không có mây CL

2700

Nm

Tình trạng mây trên núi hay đèo

2745

Ns

Lượng của lớp (khối) mây riêng, chỉ bởi C

2700

Nt

Vết ngưng kết

2752

Nv

Tình hình mây quan trắc được từ trên cao

2754

N’

Lượng mây có chân thấp hơn mực trạm

2700

NN

Ngày xuất hiện trị số Tx, Tn, Bx, Un, Rx

 

NN

Ngày bắt đầu hiện tượng W

 

NNkt

Ngày kết thúc hiện tượng W

 

NNN

Số thư mục lưới của trung tâm F1F2

 

NsNsNs

Bậc lượng mây báo tắt bằng chữ

 

n

Số điểm trên vĩ tuyến LaLa, L’aL’a

 

n’

Có báo khí áp

 

n’’

 

 

np

Số nút lưới trong một nhóm số liệu

 

n1

Số chữ số trong giá trị tham số

 

n2

 

 

n3

Sự phát triển của mây

2863

n4

Sự phát triển của mây quan trắc từ trạm trên cao

2864

nn

Đơn vị theo mm hay chục và đơn vị theo hPa

 

 

Số thứ tự của phần thuộc bản phân tích

 

nTnT

Chỉ số bảng mã tra cứu về loại tham số

2890

nana

Số lượng dòng số liệu trong bản phân tích

 

nbnb

Số ngày có Tx ≥ 350C

 

ngng

Số lượng nhóm số liệu trên dòng số liệu

 

 

Số ngày có dông

 

nhnh

Số ngày liên tục không mưa dài nhất

 

nini

Số nút lưới tối đa trên dòng số liệu

 

njnj

Số dòng lưới tối đa

 

nmnm

Số ngày có mưa

 

npnp

Số ngày có mưa phùn

 

nrnr

Số ngày có lượng mưa ≥ 1mm

 

 

Số ngày có Tn < 100C

 

ntnt

Số phần của bản phân tích

 

nunu

Số ngày liên tục có mưa dài nhất

 

nLmnLm

Số ngày khô nóng mạnh

 

nLnnLn

Số ngày khô nóng nhẹ

 

nbnbnb

Loại và số hiệu phao

 

PwPw

Chu kỳ sóng

 

PwaPwa

Chu kỳ sóng đo bằng máy

 

Pw1Pw1

Chu kỳ sóng lừng

 

Pw2Pw2

 

 

P1P1, P2P2

Áp suất trung bình tháng trên vùng đại dương

 

P1P’1, P2P’2

 

 

PwaPwaPwa

Chu kỳ sóng đo bằng máy

 

PPPP

Khí áp mực mặt biển

 

PPPP

Trung bình tháng khí áp mực biển

 

PHPHPHPH

Trị số QNH

 

PnPnPnPn

Trị số khí áp thấp nhất qua bão

 

P0P0P0P0

Khí áp mực trạm

 

P0P0P0P0

Trung bình tháng khí áp mực trạm

 

p1p1

Mực khí áp quy chiếu

 

p2p2

 

 

ppp

Lượng biến áp mực trạm 3 giờ trước

 

pspsps

Tỷ số % giờ nằng so với chuẩn

 

p24p24p24

Lượng biến áp 24 giờ trước

 

QL

Chất lượng sự định vị

3311

QN

Chất lượng truyền phát vệ tinh – phao

3313

QP

Chất lượng số đo khí áp

3315

QTW

Chất lượng số đo nhiệt độ tầng mặt

3319

Qc

Phần tư địa cầu

3333

Qd

Chỉ số kiểm tra chất lượng

3334

Qd1

Chỉ số kiểm tra chất lượng mặt cắt nhiệt độ/độ mặn

3334

Qd2

Chỉ số kiểm tra chất lượng mặt cắt dòng chảy

3334

Q1

Chỉ số kiểm tra chất lượng vị trí

3334

Qt

Chỉ số kiểm tra chất lượng thời gian

3334

Qx

Chỉ số vị trí của nhóm

 

Q2

Chất lượng tham số điều hành

3363

Q4

Chất lượng số đo nhiệt độ không khí

3363

q1

Chỉ số rút gọn bản tin và quét số liệu

3462

q2

Chỉ số rút gọn số liệu

3463

Rd

Nhóm tần suất bao hàm R1R1R1R1

3534

Rs

Tốc độ đóng băng trên tàu

3551

Rt

Thời điểm giáng thủy bắt đầu/kết thúc

3552

RR

Lượng giáng thủy hay lượng nước tương đương

3570

RxRx

Lượng mưa ngày lớn nhất

 

R01R01

Số ngày có lượng giáng thủy ≥ 1.0mm

 

R05R05

Số ngày có lượng giáng thủy ≥ 5.0mm

 

R10R10

Số ngày có lượng giáng thủy ≥ 10.0mm

 

R50R50

Số ngày có lượng giáng thủy ≥ 50.0mm

 

R100R100

Số ngày có lượng giáng thủy ≥ 100.0mm

 

R150R150

Số ngày có lượng giáng thủy ≥ 150.0mm

 

RRR

Lượng giáng thủy trong thời gian tR

3590

RxRxRx

Lượng mưa ngày lớn nhất trong tháng

3590

RxRxRxRx

Lượng giáng thủy ngày lớn nhất

 

R1R1R1R1

Tổng lượng giáng thủy tháng

3596

R24R24R24R24

Lượng giáng thủy trong 24 giờ trước

 

R’R’R’R’

Tổng lượng mưa tháng

 

rrrrrrr

Trị số quy chiếu mới

 

S

Trạng thái biển

3700

S

Giai đoạn hình thành băng

3739

S0

Sương muối hay giáng thủy nhuốm màu

3761

S6

Kiểu lắng đọng đông kết

3764

S7

Đặc điểm của tuyết phủ

3765

S8

Bão tuyết

3766

S’

Trạng thái mặt nước, vùng tàu đậu

3700

S’7

Mức đồng đều của tuyết phủ

3775

S’8

Sự phát triển của tuyết cuốn

3776

SS

Thời gian nắng trong giờ trước

 

SSS

Thời gian nắng trong ngày trước

 

S1S1S1

Tổng thời gian nắng trong tháng

 

S0S0S0S0

Độ mặn theo % của phần nghìn

 

S1S1S1S1

 

 

SpSpSpSp

Thông tin bổ sung

3778

sn

Chỉ số dấu của số liệu và ẩm độ tương đối

3845

 

Chỉ số dấu của trị số quy chiếu rrrrrrr

3845

sq

Bản chất hay loại tố

3848

ss

Chỉ số dấu và loại dụng cụ đo nhiệt độ tầng mặt

3850

sw

Chỉ số dấu và loại nhiệt độ bầu ướt

3855

sx

Chỉ số về nhóm số liệu tiếp theo

3856

ss

Độ dày của tuyết mới rơi

3870

s00s00

Số ngày có tuyết dày > 0cm

 

s01s01

Số ngày có tuyết dày > 1cm

 

s10s10

Số ngày có tuyết dày > 10cm

 

s50s50

Số ngày có tuyết dày > 50cm

 

sss

Độ dày tổng cộng của tuyết

3889

ststst

Độ lệch chuẩn nhiệt độ trung bình hàng ngày

 

 

Báo hiệu nhóm thời gian

 

Tw

Biến đổi nhiệt độ trong thời gian chỉ bởi W1W2

3955

TT

Chữ tắt đứng trước nhóm thời gian

 

Tn0Tn0

Số ngày có Tn< 00C

 

TvTv

Biến đổi nhiệt độ không khí

 

TwTw

Nhiệt độ nước ở bãi tắm trong mùa tắm

 

Tx0Tx0

Số ngày có Tx< 00C

 

T25T25

Số ngày có Tx≥ 250C

 

T30T30

Số ngày có Tx≥ 300C

 

T35T35

Số ngày có Tx≥ 350C

 

T40T40

Số ngày có Tx≥ 400C

 

T’T’

Nhiệt độ không khí

 

T’dT’d

Nhiệt độ điểm sương

 

TTT

Nhiệt độ không khí với dấu chỉ bởi sn

 

TTT

Trung bình tháng nhiệt độ không khí

 

TanTanTan

Nhiệt độ không khí tối thấp tuyệt đối

 

TaxTaxTax

Nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối

 

TbTbTb

Nhiệt độ bầu ướt

 

TdTdTd

Nhiệt độ điểm sương

 

TnTnTn

Nhiệt độ tối thấp

 

TnTnTn

Trung bình tháng nhiệt độ tối thấp hàng ngày

 

TndTndTnd

Nhiệt độ trung bình ngày thấp nhất

 

TwTwTw

Nhiệt độ tầng mặt

 

TwTwTw

Trung bình tháng nhiệt độ tầng mặt

 

TxTxTx

Nhiệt độ tối cao

 

TxTxTx

Trung bình tháng nhiệt độ tối cao

 

TxdTxdTxd

Nhiệt độ trung bình ngày cao nhất

 

T0T0T0T0

Nhiệt độ nước biển ở các tầng sâu

 

T1T1T1T1

 

 

TTTTT

Chỉ số thay đổi của dự báo xu thế

 

tR

Thời gian kéo dài của đoạn tính lượng giáng thủy

4019

tW

Thời điểm bắt đầu của hiện tượng trước giờ quan trắc

4055

tt

Thời gian trước giờ quan trắc hay kéo dài

4077

ttt

Thời gian giữa GcGc và thời hạn dự báo

 

tbtbtb

Thời gian làm trung bình số liệu

 

ULa

Chữ số đơn vị của vĩ độ

 

UL0

Chữ số đơn vị của kinh độ

 

UU

Trung bình tháng ẩm độ tương đối

 

UnUn

Ẩm độ tương đối thấp nhất trong tháng

 

UvUv

Biến đổi ẩm độ tương đối

 

UUU

Ẩm độ tương đối

 

u

Hệ số tỷ lệ

4200

ub

Đơn vị thời gian của khoảng trung bình hóa

4232

ut

Đơn vị thời gian của ttt

4252

Vb

Biến đổi tầm nhìn trong giờ trước

4332

Vs

Tầm nhìn về phía biển

4300

V’s

Tầm nhìn trên mặt nước, vùng tàu đậu

4300

VV

Tầm nhìn ngang

4377

VBVB

Tốc độ trôi của phao

 

VsVs

Tầm nhìn về phía biển

4377

V1V1

Số ngày có tầm nhìn < 50m

 

V2V2

Số ngày có tầm nhìn < 100m

 

V3V3

Số ngày có tầm nhìn < 1000m

 

VVVV

Tầm nhìn ngang

 

VRVRVRVR

Tầm nhìn theo đường băng

 

ViViViVi

Trạng thái kỹ thuật của phao

 

VxVxVxVx

Tầm nhìn ngang lớn nhất

 

vp

Tốc độ dịch chuyển của hiện tượng

4448

vs

Tốc độ trung bình của tàu

4451

W

Hiện tượng thời tiết đặc biệt trong tháng

01 (VN)

Wa1

Thời tiết đã qua từ trạm thời tiết tự động

4531

W12

 

 

W1

Thời tiết đã qua

4561

W2

 

 

ww

Thời tiết hiện tại từ trạm thời tiết có người

4677

w’w’

Thời tiết quan trọng, hiện tại hay dự báo

4678

wawa

Thời tiết hiện tại từ trạm thời tiết tự động

4680

w1w1

Thời tiết hiện tại chưa có trong bảng mã

4687

YY

Ngày trong tháng (theo thời giờ quốc tế)

 

YbYb

Năm bắt đầu của thời kỳ chuẩn

 

YcYc

Năm kết thúc của thời kỳ chuẩn

 

ypyp

Số năm thiếu số liệu khi tính chuẩn khí áp

 

yRyR

Số năm thiếu số liệu khi tính chuẩn giáng thủy

 

ySyS

Số năm thiếu số liệu khi tính chuẩn thời gian nắng

 

yTyT

Số năm thiếu số liệu khi tính chuẩn nhiệt độ trung bình

 

yTxyTx

Số năm thiếu số liệu khi tính chuẩn nhiệt độ cao nhất

 

yanyan

Ngày xuất hiện nhiệt độ tối thấp tuyệt đối

 

yaxy=

Ngày xuất hiện nhiệt độ tối cao tuyệt đối

 

yeye

Số năm thiếu số liệu khi tính chuẩn áp suất hơi nước

 

yfxyfx

Ngày có gió mạnh nhất trong tháng

 

ynyn

Ngày có nhiệt độ trung bình ngày thấp nhất

 

yryr

Ngày có lượng giáng thủy lớn nhất

 

yxyx

Ngày có nhiệt độ trung bình ngày cao nhất

 

Z0

Hiện tượng quang học

5161

ZdZdZd

Độ dài neo phao

 

Tình trạng băng hiện thời và xu thế tình huống 3 giờ qua

5239

zz

Thay đổi vị trí hay cường độ của hiện tượng

4077

z0z0z0z0

Độ sâu được chọn

 

z1z1z1z1

 

 

/

Thiếu số liệu

 

//

 

 

4.2. Phụ lục 2 Các bảng mã

0101

A: Ảo ảnh

Mã số

 

0

Không dùng

1

Hình ảnh của vật thể ở xa hiện ra lờ mờ

2

Hình ảnh của vật thể ở xa hiện ra rõ ràng trên chân trời

3

Hình ảnh đảo ngược của vật thể ở xa

4

Các hình ảnh hỗn hợp của vật thể ở xa (không bị đảo ngược)

5

Các hình ảnh hỗn hợp của vật thể ở xa (một vài hình ảnh bị đảo ngược)

6

Mặt trăng hay mặt trời bị biến dạng rõ rệt

7

Thấy được mặt trời dù thiên thể đang ở dưới chân trời

8

Thấy được mặt trăng dù thiên thể đang ở dưới chân trời

Ghi chú:

Khi sử dụng các mã 4, 5 hay 6 thì việc nhận biết các vật thể là khó khăn.

0161

A1Vùng thuộc Hiệp hội khu vực của WMO có phao, giàn khoan hay sàn khai thác khí/dầu được sử dụng

(1- Khu vực I; 2- Khu vực II, …)

bwVùng con thuộc vùng được chỉ bởi A1

(theo bản đồ ở trang I.1-C-8, WMO-N0.306)

0163

A3Trời tối ban ngày, xấu nhất ở hướng Da

Mã số

 

0

Trời hơi tối

1

Trời khá tối

2

Trời tối mịt

*

(i) Trời tối do mây quá dày (mây đen) đe dọa

0200

a Đặc điểm khuynh hướng áp 3 giờ qua

Mã số

 

 

0

Tăng rồi giảm, áp suất không khí không đổi hay cao hơn 3 giờ trước

1

Tăng rồi giữ nguyên hay tăng rồi tăng chậm hơn

áp suất không khí hiện tại cao hơn 3 giờ trước

2

Tăng (đều hay không đều)

3

Giảm hay giữ nguyên rồi tăng; hay tăng rồi tăng nhanh hơn

4

Giữ nguyên; áp suất không khí như 3 giờ trước

5

Giảm rồi tăng; áp suất không khí không đổi hay thấp hơn 3 giờ trước

6

Giảm rồi giữ nguyên; hay giảm rồi giảm chậm hơn

áp suất không khí hiện tại thấp hơn 3 giờ trước

7

Giảm (đều hay không đều)

8

Giữ nguyên hay tăng rồi giảm; hay giảm rồi giảm nhanh hơn

* Đối với các bản tin từ các trạm tự động, xem quy tắc 1.3.8.b.2.

0264

a3Mặt đẳng áp chuẩn có báo địa thế vị

Mã số

 

1

1000 hPa

2

925 hPa

5

500 hPa

7

700 hPa

8

850 hPa

0291

a1a1a1, a2a2a2Kiểu tham số

Mã số

Tham số của trường

Giá trị tham số

Đơn vị

Ghi chú

000

 

 

 

Không có tham số

001

Áp suất

0 hPa

1 hPa

 

002

Độ cao địa thế vị

0 gpm

10 gpm

 

003

Độ cao hình học

0 m

10 m

 

004

Nhiệt độ

00C

10C

 

005

Nhiệt độ tối cao

00C

10C

Chỉ ở mực bề mặt

006

Nhiệt độ tối thấp

00C

10C

Chỉ ở mực bề mặt

.

.

.

.

.

.

.

.

 

010

Nhiệt độ điểm sương

00C

10C

 

.

.

.

.

.

.

.

.

 

013

Ẩm độ tương đối

0%

1%

 

.

.

.

.

.

.

.

.

 

020

Hướng gió

00

100

 

021

Vận tốc gió

0 m/s

1 m/s

 

022

Hướng và tốc độ gió

00, 0 m/s

50, 1 m/s

 

.

.

.

.

.

.

.

.

 

026

Hướng và tốc độ gió

00, 0 kt

50, 1 kt

 

050

Lượng mưa

0 mm

1 mm

Chỉ ở mực bề mặt

.

.

.

.

.

.

.

.

 

998

.

.

.

.

.

.

 

999

Dự phòng cho các mã số từ 999000 đến 999999

Ghi chú:

Kiểu tham số thuộc bảng mã này rất nhiều, ở đây chỉ liệt kê một phần nhỏ. Chi tiết xem ở “Manual on Codes” volume I.1, Part A – Alphanumeric Codes-WMO-No.306, từ trang I.1-C-14 đến I.1-C-21.

0366

BRBRHệ số ma sát/phanh

Mã số

 

00

Hệ số ma sát 0.00

01

Hệ số ma sát 0.01

 

…..

88

Hệ số ma sát 0.88

89

Hệ số ma sát 0.89

90

Hệ số ma sát 0.90

91

Phanh hoạt động nhẹ

92

Phanh hoạt động trung bình/nhẹ

93

Phanh hoạt động trung bình

94

Phanh hoạt động trung bình/tốt

95

Phanh hoạt động tốt

96 – 98

Dành riêng

99

Không chắc chắn

//

Không báo điều kiện phanh hoặc đường băng không hoạt động

0439

biBăng từ đất

Mã số

 

0

Không có băng từ đất

1

1-5 núi băng nhưng không phải núi băng nhấp nhô hay tản mạn

2

6-10 núi băng nhưng không phải núi băng nhấp nhô hay tản mạn

3

11-20 núi băng nhưng không phải núi băng nhấp nhô hay tản mạn

4

Có tối đa 10 mỏm băng nhấp nhô và tản mạn, không có núi băng

5

Có hơn 10 mỏm băng nhấp nhô và tản mạn, không có núi băng

6

1-5 núi băng nhấp nhô và tản mạn

7

6-10 núi băng nhấp nhô và tản mạn

8

11-20 núi băng nhấp nhô và tản mạn

9

Trên 20 núi băng nhấp nhô và tản mạn – nguy hiểm nhiều cho hàng hải

/

Không xác định được do tối trời, tầm nhìn xấu hay chỉ nhìn thấy băng biển

0491

b1b1, b2b2Kiểu mực đặc biệt

Mã số

 

00

-

01

Mặt đất

02

Mực chân mây

03

Mực đỉnh mây

04

Mực đẳng nhiệt 00C

05

Mực ngưng tụ đoạn nhiệt

06

Mực gió mạnh nhất

07

Đối lưu hạn

08-09

Dự phòng

10

Giới hạn dưới của lớp không ổn định có mưa đá và/hay dông

11

Giới hạn trên của lớp không ổn định có mưa đá và/hay dông

12

Không sử dụng

13

Giới hạn trên của bão xoáy nhiệt đới

14

Giới hạn dưới của lớp nhiễu loạn trung bình (thường kết hợp cả mây)

15

Giới hạn trên của lớp nhiễu loạn trung bình (thường kết hợp cả mây)

16

Giới hạn dưới của lớp nhiễu loạn mạnh (thường kết hợp cả mây)

17

Giới hạn trên của lớp nhiễu loạn mạnh (thường kết hợp cả mây)

18

Giới hạn dưới của lớp nhiễu loạn trung bình thuộc trời quang

19

Giới hạn trên của lớp nhiễu loạn trung bình thuộc trời quang

20

Giới hạn dưới của lớp nhiễu loạn mạnh thuộc trời quang

21

Giới hạn trên của lớp nhiễu loạn mạnh thuộc trời quang

22

Giới hạn dưới của lớp kết băng trung bình

23

Giới hạn trên của lớp kết băng trung bình

24

Giới hạn dưới của lớp kết băng mạnh

25

Giới hạn trên của lớp kết băng mạnh

26

Giới hạn dưới của lớp sóng núi

27

Giới hạn trên của lớp sóng núi

28

Giới hạn dưới của lớp bão cát/bão bụi

29

Giới hạn trên của lớp bão cát/bão bụi

30

Giới hạn dưới của lớp mưa kết băng

31

Giới hạn trên của lớp mưa kết băng

32-49

Dự phòng

50

Mặt phản chiếu

51-59

Dự phòng

60

Mặt biển

61

Tà nhiệt

62-69

Dự phòng

0500

C loại mây

C’ Loại mây có chân thấp hơn mực trạm

Mã số

 

0

Cirrus (Ci)

1

Cirrocumulus (Cc)

2

Cirrostratus (Cs)

3

Altocumulus (Ac)

4

Altostratus (As)

5

Nimbostratus (Ns)

6

Stratocumulus (Sc)

7

Stratus (St)

8

Cumulus (Cu)

9

Cumulonimbus (Cb)

/

Không nhìn thấy mây do trời tối, sương mù bão cát, bão bụi hay những hiện tượng tương tự.

0509

CHMây thuộc loại Cirrus, Cirrocumulus và Cirrostratus

Mã số

Thuyết minh kỹ thuật

Thuyết minh thông thường

0

Không có mây thuộc CH

Không có mây ti (Ci) hay ti tầng (Cs)

1

Cirrus fibratus, đôi khi uncinus, không chiếm dần bầu trời

Mây ti (Ci) dạng tơ sợi, túm sợi, hay hình móc câu, không chiếm dần bầu trời

2

Cirrus spissatus, thành đám hay bó rối loạn, nói chung không tăng lên và đôi khi như là của phần đỉnh mây Cumulo-nimbus, hay Cirrus dạng castellanus hay dạng floccus

Mây ti (Ci) dày thành từng đám hay bó rối loạn, nói chung không tăng lên và đôi khi như là di tích của phần đỉnh mây vũ tích (Cb) hoặc mây ti (Ci) thể hiện những chỗ sùi lên hình tháp nhỏ hay lỗ châu mai, hoặc mây ti (Ci) dạng kén

3

Cirrus spissatuss cumulonim-bogenitus

Mây ti (Ci) dày đặc luôn hình đe; mây ti (Ci) này là di tích phần đỉnh mây vũ tích (Cb)

4

Cirrus uncinus hay Cirrus fibratus hoặc cả hai, xâm chiếm dần bầu trời; những mây này nói chung dày lên toàn bộ

Mây ti (Ci) hình móc câu hay tơ sợi hoặc cả hai xâm chiếm dần bầu trời, nói chung dày lên toàn bộ

5

Cirrus (thường thành dải) và Cirrostratus, hay chỉ có Cirrostratus, xâm chiếm dần bầu trời nói chung dày lên toàn bộ, nhưng màn mây liên tục chưa đạt tới 450trên chân trời

Mây ti (Ci) thường thường thành dải tập trung về một điểm hay hai điểm đối diện trên chân trời và mây ti tầng (Cs) hoặc chỉ có ti tầng (Cs); trong cả hai trường hợp, những mây này xâm chiếm dần bầu trời và nói chung dày lên toàn bộ, nhưng màn mây liên tục chưa đạt tới 450trên chân trời

6

Cirrus (thường thành dải) và Cirrostratus, hoặc chỉ có Cirrostratus, xâm chiếm dần bầu trời, nói chung dày lên toàn bộ, màn mây liên tục vượt quá 450trên chân trời

Mây ti (Ci) (thường thành dải, tập trung về một hay hai điểm đối diện ở chân trời) và mây ti tầng (Cs) hoặc chỉ có mây ti tầng (Cs); trong cả hai trường hợp, những mây này xâm chiếm dần bầu trời và nói chung dày lên toàn bộ; màn mây liên tục đã vượt quá 450trên bầu trời, nhưng không bao phủ toàn thể bầu trời

7

Cirrostratus che kín trời

Mây ti tầng (Cs) bao phủ toàn bộ bầu trời

8

Cirrostratus không chiếm dần bầu trời và không che kín trời

Mây ti tầng (Cs) không chiếm dần bầu trời và không bao phủ hoàn toàn bầu trời

9

Chỉ có Cirrocumulus hay Cirro-cumulus là chủ yếu trong các mây thuộc CH

Chỉ có mây ti tích (Cc) hay mây ti tích (Cc) kèm theo mây ti (Ci) hoặc mây ti tầng (Cs) hoặc cả hai, nhưng mây ti tích (Cc) là chủ yếu

/

Mây thuộc Ckhông phân định được vì trời tối, sương mù, bụi cuốn, cát cuốn hay những hiện tượng tương tự hoặc bị che khuất bởi lớp mây liên tục thấp hơn

Không thấy mây ti (Ci), ti tích (Cc) và mây ti tầng (Cs) vì trời tối, sương mù, bụi cuốn, cát cuốn hay những hiện tượng tương tự hoặc bị lớp mây liên tục ở thấp hơn che khuất

0513

CLMây thuộc loại Stratocumulus, Stratus, Cumulus và Cumulonimbus

Mã số

Thuyết minh kỹ thuật

Thuyết minh thông thường

0

Không có mây thuộc CL

Không có mây tầng tích (Sc), tầng (St), tích (Cu), hay vũ tích (Cb)

1

Cumulus humilis hay Cumulus fractus không phải trời xấu *, hoặc cả hai

Mây tích (Cu) phát triển theo chiều thẳng đứng yếu, dáng dẹt; hoặc mây tích dạng mảnh (Cufra) không phải trời xấu hoặc cả hai

2

Cumulus médiocris hay Cumulus congestus có hay không có Cumulus humilis hay fractus hoặc Stratocumulus

Mây tích (Cu) phát triển theo chiều thẳng đứng trung bình hay mạnh, thường có chỗ nhô lên dạng đỉnh tròn hoặc hình tháp, có hay không kèm theo các mây tích (Cu) dạng khác, hoặc mây tầng tích (Sc). Các mây đều có chân ở cùng một mực cao.

3

Cumulonimbus calvus, có hay không có Cumulus, Stratocu-mulus hoặc Stratus

Mây vũ tích (Cb) mà ở đỉnh có đôi chỗ đã mờ đi nhưng không có dạng sợi (dạng ti) hoặc hình đe, có hay không có mây tích (Cu), tầng tích (Sc) hoặc mây tầng (St) kèm theo.

4

Stratocumulus cumulogenitus

Mây tầng tích (Sc) từ mây tích (Cu) tỏa ra, có thể có cả mây tích (Cu)

5

Stratocumulus không phải Stratocumulus cumulogenitus

Mây tầng tích (Sc) không phải do mây tích (Cu) tỏa ra

6

Stratus nebulosus hay Stratusfractus không phải trời xấu * hoặc cả hai

Mây tầng (St) thành màn hay lớp ít nhiều, liên tục hoặc những mảnh xác xơ, hay cả hai, nhưng không phải mảnh tầng (Stfra) trời xấu

7

Stratusfractus hay Cumulus-fractus trời xấu *, hoặc cả hai (pannus) thông thường ở dưới Altostratus hay Nimbostratus

Mảnh mây tầng (Stfra) trời xấu *, hay mảnh mây tích (Cufra) trời xấu *, hoặc cả hai (mảnh mây phụ), thường ở dưới mây trung tầng (As) hay vũ tầng (Ns)

8

Cumulus và Stratocumulus không phải Stratocumulus cumulogenitus có chân ở các mực cao khác nhau

Mây tích (Cu) và tầng tích (Sc) không do mây tích (Cu) tỏa ra lập thành; chân mây tích (Cu) khác với mực cao chân mây tầng tích (Sc)

9

Cumulonimbus capillatus (thường có đe) có hay không kèm theo Cumulonimbuscalvus, Cumulus, Stratocumulus, Stratus hoặc pannus

Mây vũ tích (Cb) mà phần trên có dạng sợi rõ ràng (dạng ti), thường dạng hình đe; có hay không kèm theo mây vũ tích (Cb) không có đe hoặc phần trên dạng sợi, mây tích (Cu), tầng tích (Sc), mây tầng (St) hoặc mảnh mây phụ (pannus)

/

Không thấy được mây thuộc CLvì trời tối, sương mù, bụi cuốn, cát cuốn hay hiện tượng tương tự khác

Không thấy mây tầng tích (Sc), mây tầng (St) mây tích (Cu) và mây vũ tích (Cb) vì trời tối, sương mù, bụi cuốn, cát cuốn hay hiện tượng tương tự khác

* Trời xấu chỉ điều kiện thời tiết xảy ra ngay trước, trong và sau khi có giáng thủy

0515

MMây thuộc loại Altocumulus, Altostratus và Nimbostratus

Mã số

Thuyết minh kỹ thuật

Thuyết minh thông thường

0

Không có mây thuộc CM

Không có mây trung tích (Ac), trung tầng (As) hay vũ tầng (Ns)

1

Altostratus translucidus

Mây trung tầng (As) mà phần lớn gần như thấu quang và qua bộ phận ấy có thể trông thấy mặt trời hay mặt trăng như qua một tấm kính mờ

2

Altostratus opacus hay Nimbos-tratus

Mây trung tầng (As) mà phần lớn đã khá dầy để che khuất hoàn toàn mặt trời hay mặt trăng, hoặc mây vũ tầng (Ns)

3

Altocumulus translucidus chỉ ở một mực cao

Mây trung tích (Ac) mà phần lớn gần như thấu quang, các phần tử mây biến đổi chậm và ở cùng một mực cao

4

Altocumulus translucidus thành từng đám (thường hình thấu kính) biến đổi luôn về hình dáng và xuất hiện ở một hau nhiều mực cao

Mây trung tích (Ac) thành từng đám (thường hình thấu kính hay hình con cá) mà phần lớn gần như thấu quang, những đám mây này xuất hiện ở một hay nhiều mực cao và có hình dáng các phần tử biến đổi luôn

5

Altocumulus translucidus thành từng dải hoặc một hay nhiều lớp Altocumulus translusidus hoặc opacus, xâm chiếm dần bầu trời những mây này nói chung dày lên toàn bộ

Mây trung tích (Ac) gần như thấu quang thành từng dải, hoặc một hay nhiều lớp trung tích (Ac) (gần như thấu quang hoặc tế quang), xâm chiếm dần bầu trời; những mây này nói chung dày lên toàn bộ

6

Altocumulus cumulogenitus (hay Altocumulus cumulo-nimbo-genitus)

Mây trung tích (Ac) hình hành do mây tích (Cu) hay mây vũ tích (Cb) tỏa ra

7

Altocumulus translucidus hay opacus ở hai hay nhiều lớp, hoặc chỉ một lớp Altocumulus opacus, không chiếm dần bầu trời, hay Altocumulus với Altostratus hoặc Nimbostratus

Mây trung tích (Ac) ở hai hay nhiều lớp thường có chỗ tế quang và không chiếm dần bầu trời; hoặc lớp trung tích (Ac) tế quang không chiếm dần bầu trời; hay trung tích (Ac) cùng với trung tầng (As) hoặc vũ tầng (Ns)

8

Altocumulus castellanuss hay Altocumulus floccus

Mây trung tích (Ac) có chỗ sùi lên hình tháp nhỏ hay lỗ châu mai hoặc trung tích (Ac) hình kén dạng tích

9

Altocumulus trong bầu trời hỗn độn, thông thường ở nhiều mực cao

Mây trung tích (Ac) trong bầu trời hỗn độn thông thường ở nhiều mực cao

/

Không thấy được mây thuộc CMvì trời tối, sương mù, cát cuốn bụi cuốn hay những hiện tượng tương tự hoặc bị che khuất bởi lớp mây liên tục ở thấp hơn

Không thấy được mây trung tích (Ac), trung tầng (As), và vũ tầng (Ns) vì trời tối, sương mù, cát cuốn hay những hiện tượng tương tự hoặc lớp mây liên tục ở thấp hơn che khuất

0519

CRMức độ nhiễm bẩn trên đường băng

Mã số

 

1

Dưới 10% đường băng bị nhiễm bẩn

2

11-25% đường băng bị nhiễm bẩn

3-4

Dự phòng

5

26-50% đường băng bị nhiễm bẩn

6-8

Dự phòng

9

51-100% đường băng bị nhiễm bẩn

/

Thông báo

0521

CsMây đặc biệt

Mã số

 

1

Mây xà cừ

2

Mây dạ quang

3

Mây từ thác nước

4

Mây do các đám cháy

5

Mây do hoạt động của núi lửa

0531

CaTính chất của mây phát triển thẳng đứng

Mã số

 

 

0

Riêng lẻ

Cumulus humilis và/hay Cumulus mediocris

1

Nhiều

 

2

Riêng lẻ

Cumulus congestus

3

Nhiều

 

4

Riêng lẻ

Cumulonimbus

5

Nhiều

 

6

Riêng lẻ

Cumulus và Cumulonimbus

7

Nhiều

 

0533

CcNhuộm màu và/hay hội tụ của mây kết hợp nhiễu động nhiệt đới

Mã số

 

 

1

Nhuộm màu nhẹ của mây khi mặt trời mọc

 

2

Nhuộm màu đỏ ở chân mây khi mặt trời mọc

 

3

Nhuộm màu nhẹ của mây khi mặt trời lặn

 

4

Nhuộm màu đỏ ở chân mây khi mặt trời lặn

 

5

Hội tụ của mây CHtại điểm thấp hơn 450

Hình thành hay tăng lên

6

Hội tụ của mây CHtại điểm cao hơn 450

 

 

 

7

Hội tụ của mây CHtại điểm thấp hơn 450

Tan rã hay giảm đi

8

Hội tụ của mây CHtại điểm cao hơn 450

0552

CtMô tả đỉnh mây có chân thấp hơn mực trạm

Mã số

 

 

0

Mây rời rạc hay mây mảnh

 

1

Mây liên tục

 

2

Mây có lỗ hổng – lỗ hổng nhỏ

đỉnh phẳng

3

Mây có lỗ hổng – lỗ hổng lớn

4

Mây liên tục

 

5

Mây có lỗ hổng – lỗ hổng nhỏ

đỉnh nhấp nhô

6

Mây có lỗ hổng – lỗ hổng lớn

7

Sóng liên tục hay hầu như liên tục với những tháp mây trên đỉnh lớp mây

8

Nhóm các sóng với các tháp mây trên đỉnh lớp mây

9

Hai hay nhiều lớp tại các mực khác nhau

 

0561

C0Mây địa hình

Mã số

 

1

Mây địa hình rời rạc hình vành khăn, hình đe đang hình thành

2

Mây địa hình rời rạc hình vành khăn, hình đe không thay đổi

3

Mây địa hình rời rạc hình vành khăn, hình đe đang tan rã

4

Những dải mây địa hình không đều đặn, dải fohn, … đang hình thành

5

Những dải mây địa hình không đều đặn, dải fohn, … không thay đổi

6

Những dải mây địa hình không đều đặn, dải fohn, … đang tan rã

7

Những dải mây địa hình dày đặc đều đặn, dải fohn, … đang hình thành

8

Những dải mây địa hình dày đặc đều đặn, dải fohn, … không thay đổi

9

Những dải mây địa hình dày đặc đều đặn, dải fohn, … đang tan rã

0639

cimật độ hay cách sắp xếp của băng biển

Mã số

 

 

 

0

Không có băng biển trong phạm vi nhìn thấy

 

 

1

Tầu ở trong cửa lạch rộng trên 1 hải lý hay tầu ở rìa núi băng ven bờ có phạm vi vượt giới hạn tầm nhìn

2

Mật độ băng hiện tại < 4/10, nước biển “trống” băng hay núi băng rất thưa

Mật độ băng biển đồng nhất trong vùng quan sát

Tầu ở trong băng hay cách mép băng < 0.5 hải lý

3

4/10 – 6/10, núi băng thưa

4

7/10 – 8/10, núi băng dầy

5

9/10 – gần 10/10, núi băng dầy

6

Các dãy và đám băng được tách biệt nhau bởi nước “loãng”

7

Các dãy và đám băng kết thành núi băng dầy hay rất dầy, được tách biệt bởi các vùng có mật độ mỏng hơn

Mật độ băng biển không đồng nhất trong vùng quan sát

8

Núi băng đơn độc ven bờ, núi băng rất thưa, hay núi băng thưa về phía ngoài khơi của bờ băng

9

Núi băng ven bờ, biển băng với núi băng dầy hoặc rất dầy ở phía ngoài khơi của bờ băng

 

 

/

Không thể phân định được vì trời tối, tầm nhìn xấu hay do tàu đi cách xa mép băng trên 0,5 hải lý

0700

Hướng thực báo bằng một chữ số

D

Hướng thực từ đó gió bề mặt thổi tới

DH

Hướng thực từ đó mây CHđang di chuyển tới

L

Hướng thực từ đó mây CLđang di chuyển tới

DM

Hướng thực từ đó mây C­Mđang di chuyển tới

Da

Hướng thực ở đó nhìn thấy mây địa hình hay mây phát triển thẳng đứng

Da

Hướng thực ở đó quan trắc được hiện tượng hay ở đó các điều kiện đặc biệt trong cùng nhóm được phát báo.

Dp

Hướng thực từ đó hiện tượng đang chuyển tới

Ds

Hướng di chuyển của tầu trong 3 giờ qua

Mã số

 

0

Không di chuyển (đối với Ds), tại trạm (đối với Da) hay không di chuyển, không có mây (đối với DH, DL, DM)

1

NE

2

E

3

SE

4

S

5

SW

6

W

7

NW

8

N

9

Mọi hướng (đối với Da), không rõ hướng nào (đối với Ds), không rõ hay không thấy được mây (đối với DH, D­L, DM)

/

Bản tin từ trạm trên đất ven bờ hay không phát báo về sự di chuyển của tầu (với Ds)

0739

DiHướng nhìn thấy gờ băng chính

Mã số

 

 

0

Tàu ở trong lạch ven bờ hay tàu ở trong luồng lạch

1

Gờ băng chính ở

NE

2

Gờ băng chính ở

E

3

Gờ băng chính ở

SE

4

Gờ băng chính ở

S

5

Gờ băng chính ở

SW

6

Gờ băng chính ở

W

7

Gờ băng chính ở

NW

8

Gờ băng chính ở

N

9

Không ghi được hướng (tàu nằm trong băng)

/

Không ghi được vì trời tối, tầm nhìn xấu, hay chỉ nhìn thấy băng có nguồn gốc mặt đất.

0822

dTLượng nhiệt độ thay đổi với dấu được chỉ bởi sn

Mã số

 

0

ΔT = 100C

1

ΔT = 110C

2

ΔT = 120C

3

ΔT = 130C

4

ΔT = 140C hay hơn

5

ΔT = 50C

6

ΔT = 60C

7

ΔT = 70C

8

ΔT = 80C

9

ΔT = 90C

0877

Hướng thực (theo 36 hướng) báo bằng 2 chữ số

dd

Hướng thực bằng chục độ, từ đó gió thổi tới

dw1dw1dw2dw2

Hướng thực bằng chục độ, từ đó sóng truyền tới

 

Mã số

 

Mã số

 

00

Lặng gió; Không có sóng

19

1850– 1940

01

50– 140

20

1950– 2040

02

150– 240

21

2050– 2140

03

250– 340

22

2150– 2240

04

350– 440

23

2250– 2340

05

450– 540

24

2350– 2440

06

550– 640

25

2450– 2540

07

650– 740

26

2550– 2640

08

750– 840

27

2650– 2740

09

850– 940

28

2750– 2840

10

950– 1040

29

2850– 2940

11

1050– 1140

30

2950– 3040

12

1150– 1240

31

3050– 3140

13

1250– 1340

32

3150– 3240

14

1350– 1440

33

3250– 3340

15

1450– 1540

34

3350– 3440

16

1550– 1640

35

3450– 3540

17

1650– 1740

36

3550– 40

18

1750– 1840

99

Đổi hướng, nhiều hướng

(dd) Sóng hỗn độn, hướng không xác định

0833

dcThời gian kéo dài và đặc trưng của giáng thủy được chỉ ra ở RRR

Mã số

 

 

0

Kéo dài dưới 1 giờ

Chỉ có một đợt giáng thủy xảy ra trong khoảng thời gian bao hàm bởi W1W2

1

Kéo dài từ 1-3 giờ

2

Kéo dài từ 3-6 giờ

3

Kéo dài hơn 6 giờ

 

 

 

4

Kéo dài dưới 1 giờ

Hai hay nhiều hơn hai đợt giáng thủy xảy ra trong khoảng thời gian bao hàm bởi W1W2

5

Kéo dài từ 1-3 giờ

6

Kéo dài từ 3-6 giờ

7

Kéo dài hơn 6 giờ

9

Không biết

Bảng mã 242

Hướng (theo 16 hướng) báo bằng hai chữ số

Hướng gió

Mã số

 

Mã số

 

00

Lặng gió

20

SSW

02

NNE

23

SW

05

NE

25

WSW

07

ENE

27

W

09

E

29

WNW

11

ESE

32

NW

14

SE

34

NNW

16

SSE

36

N

18

S

99

Đổi hướng (với dd)

0901

E  Trạng thái mặt đất không có tuyết hay băng che phủ

Mã số

 

0

Mặt đất khô (không nứt, không có bụi hay cát tơi với lượng đáng kể)

1

Mặt đất ẩm

2

Mặt đất ước (có vũng nước nhỏ hay lớn)

3

Ngập nước

4

Mặt đất đông giá

5

Mặt đất có váng băng

6

Bụi hay cát tơi khô chưa phủ kín mặt đất

7

Lớp bụi hay cát tơi mỏng phủ kín mặt đất

8

Lớp bụi hay cát tơi trung bình hay dầy phủ kín mặt đất

9

Đất cực khô, có các khe nứt

Ghi chú:

(1) Các mã số từ 0 đến 2 và 4 báo theo mặt đất trần, mã số 3 và từ 5 đến 9 báo cho một vùng thoáng nói chung

(2) Trong mọi trường hợp báo mã số lớn nhất.

0919

ERCác vật lắng đọng trên đường băng

Mã số

 

0

Sạch và khô

1

Ẩm ướt

2

Ẩm ướt và nước đóng thành miếng băng

3

Sương muối và sương giá bao phủ một lớp có độ dày < 1mm

4

Tuyết khô

5

Tuyết ướt

6

Tuyết tan mềm, mặt đất bẩn

7

Băng

8

Tuyết phủ một lớp rắn chắc

9

Băng đóng thành luống nhấp nhô

/

Không báo

0938

EhĐộ cao của đáy đe mây Cb hay đỉnh của hiện tượng khác

Mã số

 

1

Rất thấp ở chân trời

3

Thấp hơn 300trên chân trời

7

Cao hơn 300trên chân trời

0975

E’ Trạng thái mặt đất có tuyết hay băng phủ

Mã số

 

0

Mặt đất bị băng phủ phần lớn

1

Tuyết đặc hay ướt (kèm hay không kèm băng) chưa phủ hết một nửa mặt đất

2

Tuyết đặc hay ướt (kèm hay không kèm băng) phủ ít nhất một nửa mặt đất nhưng chưa phủ kín hoàn toàn

3

Lớp tuyết bằng phẳng đặc hay ướt phủ kín hoàn toàn mặt đất

4

Lớp tuyết không bằng phẳng đặc hay ướt phủ kín hoàn toàn mặt đất

5

Tuyết khô, xốp phủ chưa hết một nửa mặt đất

6

Tuyết khô, xốp phủ ít nhất một nửa mặt đất nhưng chưa phủ kín hoàn toàn

7

Lớp tuyết bằng phẳng, khô xốp phủ kín hoàn toàn mặt đất

8

Lớp tuyết không bằng phẳng, khô xốp phủ kín hoàn toàn mặt đất

9

Tuyết phủ kín hoàn toàn mặt đất, có các đống tuyết

Ghi chú:

1) Khoảng đất nơi xác định mã số E’ là một vùng đặc trưng thông thoáng

2) Trong mọi trường hợp, dùng mã số lớn nhất.

3) Băng được đề cập trong bảng mã trên bao gồm cả giáng thủy rắn không phải tuyết.

1004

eGóc cao của đỉnh mây được chỉ ra bởi C

e’ Góc cao của đỉnh hiện tượng trên chân trời

Mã số

 

0

Không thấy đỉnh mây

1

450hay hơn

2

Khoảng 300

3

Khoảng 200

4

Khoảng 150

5

Khoảng 120

6

Khoảng 90

7

Khoảng 70

8

Khoảng 60

9

Dưới 50

Ghi chú:

Góc cao có thể ước định bằng phương pháp thô sẵn có

Phương pháp này được minh họa như sau:

Ở khoảng cách 30 cm, góc mở giữa ngón cái và ngón trỏ rộng khoảng 300, độ dài của ngón trỏ khoảng 150, của đốt trên ngón trỏ khoảng 90. Góc kẹp cả ngón trỏ và ngón giữa rộng khoảng 60.

1079

Độ dày của vật lắng đọng trên đường băng

Mã số

 

00

Dưới 1mm

01

1 mm

02

2 mm

03

3 mm

 

….

90

90 mm

91

Dự phòng

92

10 cm

93

15 cm

94

20 cm

95

25 cm

96

30 cm

97

35 cm

98

40 cm hoặc hơn

99

Đường băng không hoạt động do băng tuyết hoặc bẩn

//

Bề dày của chất gây bẩn đường băng là không đáng kể hoặc không đo

1487

grgrHình học lưới và xác nhận địa lý

(G = địa lý         C = Đề - các)

Mã số

Kiểu lưới

Phép chiếu của bản đồ

Gốc (hay điểm quy chiếu) xác định bởi

Kiểu

Vĩ độ có tỷ lệ xích thực

Tọa độ Đề - các của Cực

Tọa độ địa lý của gốc (hay điểm quy chiếu)

01

G

-

-

-

x

02

C

Nổi địa cực

600

x

-

03

C

Nổi địa cực

600

-

x

04

C

Lambert bảo giác

300- 600

x

-

05

C

Lambert bảo giác

300- 600

-

x

06

C

Lambert bảo giác

100- 400

x

-

07

C

Lambert bảo giác

100- 400

-

x

08

C

Mercator

22030

-

x

99

Các chi tiết được xác định trong Tập B - ấn phẩm – No9 WMO

1600

h Độ cao so với bề mặt của chân mây thấp nhất

Mã số

 

 

 

 

0

Từ

0 m

đến

50 m

1

 

50 m

 

100 m

2

 

100 m

 

200 m

3

 

200 m

 

300 m

4

 

300 m

 

600 m

5

 

600 m

 

1000 m

6

 

1000 m

 

1500 m

7

 

1500 m

 

2000 m

8

 

2000 m

 

2500 m

9

 

≥ 2500 m

Hoặc không có mây

 

/

Chân mây ở thấp hơn mực trạm và đỉnh mây cao hơn mực trạm hoặc không xác định được độ cao vì chân mây bị che khuất.

Ghi chú:

(1) Độ cao ở giới hạn giữa hai mã số, dùng mã số lớn, ví như độ cao 600 m được báo bằng mã số 5.

(2) Do sự hạn chế ở bộ cảm biến về mây của thiết bị ở trạm tự động, các mã số phát báo về h có một trong 3 nghĩa sau đây:

(i) Độ cao thực của chân mây nằm trong khoảng được chỉ ra bởi mã số; hay

(ii) Độ cao chân mây lớn hơn khoảng được chỉ ra bởi mã số nhưng không xác định được do hạn chế của dụng cụ; hay

(iii) Không có mây trên đỉnh trạm

1677

hshsĐộ cao của chân lớp hay khối máy có loại được chỉ ra bởi C

hthtĐộ cao của đỉnh mây thấp nhất hay độ cao của lớp mây thấp nhất hay sương mù

Mã số

mét

00

< 30

01

30

02

60

03

90

04

120

05

150

06

180

07

210

08

240

09

270

10

300

11

330

12

360

13

390

14

420

15

450

16

480

17

510

18

540

19

570

20

600

21

630

22

660

23

690

24

720

25

750

26

780

27

810

28

840

29

870

30

900

31

930

32

960

33

990

34

1020

35

1050

36

1080

37

1110

38

1140

39

1170

40

1200

41

1230

42

1260

43

1290

44

1320

45

1350

46

1380

47

1410

48

1440

49

1470

50

1500

51

 

52

không

53

 

54

dùng

55

 

56

1800

57

2100

58

2400

59

2700

60

3000

61

3300

62

3600

63

3900

64

4200

65

4500

66

4800

67

5100

68

5400

69

5700

70

6000

71

6300

72

6600

73

6900

74

7200

75

7500

76

7800

77

8100

78

8400

79

8700

80

9000

81

10500

82

12000

83

13500

84

15000

85

16500

86

18000

87

19500

88

21000

89

> 21000

 

 

90

< 50

91

50 - 100

92

100 - 200

93

200 - 300

94

300 - 600

95

600 - 1000

96

1000 - 1500

97

1500 - 2000

98

2000 - 2500

99

≥ 2500 hoặc không có mây

Ghi chú:

Nếu độ cao chân mây ở giữa 2 mã số, dùng mã số nhỏ, trừ các mã số từ 90-99; ở chục mã số này, nếu độ cao chân mây ở giới hạn giữa 2 mã số, dùng mã số theo khoảng lớn hơn, ví như độ cao 600 m được mã hóa là 95.

1690

hshshsĐộ cao chân mây hay tầm nhìn thẳng đứng

Mã số

m

000

30

 

001

30

002

60

003

90

004

120

005

150

006

180

007

210

008

240

009

270

010

300

011

330

099

2970

100

3000

110

3300

120

3600

990

2970

999

3000

1751

IsBăng tích tụ trên sàn tầu

Mã số

 

1

Đóng băng từ bụi nước

2

Đóng băng từ sương mù

3

Đóng băng từ bụi nước và sương mù

4

Đóng băng từ mưa

5

Đóng băng từ bụi nước và mưa

1806

iELoại dụng cụ đo bốc hơi hay loại cây được đo thoát hơi

Mã số

Dụng cụ hay loại cây

Loại số liệu

0

Chậu (dụng cụ) đo bốc hơi của Mỹ không lưới che

 

Bốc hơi

1

Chậu (dụng cụ) đo bốc hơi của Mỹ có lưới sắt che

2

Dụng cụ đo bốc hơi GGI-3000

3

Bể 20 m2

4

Những dụng cụ khác

5

Lúa

 

6

Lúa mì

 

7

Ngô

Thoát hơi

8

Cây lúa miến

 

9

Những cây khác

 

1819

iRChỉ rõ số liệu giáng thủy có được phát báo hay không

Mã số

Số liệu giáng thủy

Nhóm 6RRRtR

0

Được phát báo ở đoạn 1 và 3

Được đưa vào trong cả hai đoạn

1

Được phát báo ở đoạn 1

Được đưa vào

2

Được phát báo ở đoạn 3

Được đưa vào

3

Không được phát báo ở một trong hai đoạn 1 cũng như đoạn 3

Được bỏ qua (lượng giáng thủy là -)

4

Không được phát báo ở một trong hai đoạn 1 cũng như đoạn 3

Được bỏ qua (Số liệu giáng thủy không có)

Ghi chú:

Mã số iR= 4 cũng được dùng khi chưa có số liệu hay đã có số liệu nhưng chưa đến giờ phát báo.

1845

iChỉ số đơn vị và mức tin cậy về độ cao

Mã số

Đơn vị

Mức tin cậy

1

Mét

Rất tốt (dưới 3 mét)

2

Mét

Tốt (dưới 10 mét)

3

Mét

Khá (dưới 20 mét)

4

Mét

Xấu (hơn 20 mét)

5

Feet

Rất tốt (dưới 10 feet)

6

Feet

Tốt (dưới 30 feet)

7

Feet

Khá (dưới 60 feet)

8

Feet

Xấu (hơn 60 feet)

1851

isChỉ số về dấu của số liệu trong Đoạn 3

Mã số

 

1

sxđược đưa vào

2

sx ­không được đưa vào; mọi giá trị đều dương

3

sxkhông được đưa vào; mọi giá trị đều âm

4

sxkhông được đưa vào; mọi giá trị của yếu tố đầu đều dương, mọi giá trị của yếu tố thứ hai đều âm

5

sxkhông được đưa vào; mọi giá trị của yếu tố đầu đều âm, mọi giá trị của yếu tố thứ hai đều dương.

6

sxkhông được đưa vào; khi giá trị âm, chữ số sau cùng là lẻ, trái lại, khi giá trị dương, chữ số sau cùng là chẵn.

Ghi chú:

Trong trường hợp is= 6, các giá trị tuyệt đối được thêm 1, nếu cần, để có chỉ số về dấu đúng.

1855

iwChỉ số báo phương pháp đo và đơn vị tốc độ gió

Mã số

 

 

0

Tốc độ gió được ước lượng

Theo m/s

1

Tốc độ gió được đo bằng máy

 

 

 

2

Tốc độ gió được ước lượng

Theo kt

3

Tốc độ gió được đo bằng máy

1857

iyChỉ số kiểu đọc máy

Mã số

 

1

Nhiệt kế tối cao/tối thấp

2

Trạm thời tiết tự động

3

Nhiệt ký

1860

ixChỉ rõ kiểu thao tác ở trạm (có người hay tự động) và nhóm thời tiết hiện tại, đã qua có được phát báo hay không

Mã số

Kiểu thao tác

Nhóm 7wwW1W2hay 7wawaWa1Wa2

1

Có người

Có báo

2

Có người

Không báo (không có hiện tượng có ý nghĩa)

3

Có người

Không báo (không quan trắc, số liệu không khả dụng)

4

Tự động

Có báo, sử dụng bảng mã 4677 và 4561

5

Tự động

Không báo (không có hiện tượng có ý nghĩa)

6

Tự động

Không báo (không quan trắc, số liệu không khả dụng)

7

Tự động

Có báo, sử dụng bảng mã 4680 và 4531

Ghi chú:

1. Trạm có người chỉ sử dụng nhóm 7wwW1W2và ix= 1, 2 và 3.

2. Trạm tự động thông thường sử dụng nhóm 7wawaWa1Wa2và ix= 5, 6 và 7.

Tuy vậy, chỉ khi trạm tự động đủ tinh xảo và có khả năng xử lý bảng mã 4677 và 4561 một cách tự động thì nhóm 7wwW1W2và ix= 4 mới được sử dụng.

1861

i0Cường độ hiện tượng

Mã số

 

0

Nhẹ

1

Trung bình

2

Nặng hay mạnh

2061

j1

Chỉ số thông tin bổ sung

j2j3j4

Các nội dung về thông tin bổ sung

j5j6j7j8j9

Nhóm bổ sung tiếp sau nhóm 5j1j2j3j4

 

Mã số

j1

j2

j3

j4

0

1

2

3

Chữ số hàng chục của bốc hơi hay thoát hơi

Chữ số hàng đơn vị của bốc hơi hay thoát hơi

Chữ số phần mười của bốc hơi hay thoát hơi

Chỉ số về loại dụng cụ đo bốc hơi hay loại cây được đo thoát hơi (ic)

4

Chỉ số về số liệu thay đổi nhiệt độ

Khoảng thời gian từ lúc nhiệt độ thay đổi đến lúc quan trắc (g0)

Dấu của sự thay đổi nhiệt độ (sn)

Lượng nhiệt độ thay đổi (dT)

5

Chỉ số về thời gian nắng

Chữ số hàng chục của thời gian nắng j2= 3 báo hiệu j3j4báo về thời gian nắng giờ qua

Chữ số hàng đơn vị của thời gian nắng

Chữ số phần mười của thời gian nắng

Báo hiệu nhóm tiếp theo j5…j9báo về bức xạ

j2= 4 báo hiệu 4j6…j9báo về bức xạ giờ trước j2= 5 báo hiệu 5j6…j9báo về bức xạ 24 giờ qua

j3= 0

j4= 7 báo hiệu j5…j9báo về cân bằng bức xạ sóng ngắn j4= 8 báo hiệu j5…j9báo về trực xạ mặt trời

6

Chỉ số về số liệu hướng mây trôi

Hướng từ đó mây CL trôi tới (DL)

Hướng từ đó mây CM trôi tới (DM)

Hướng từ đó mây CHtrôi tới (DH)

7

Chỉ số về hướng và sự phát triển của mây

Loại của mây địa hình hay mây phát triển thẳng đứng (C0hay C)

Hướng nhìn thấy các mây này (Da)

Góc cao của đỉnh các mây này (eC)

8

9

Chỉ số về biến áp bề mặt (8 là dương hay bằng 0; 9 là âm)

Số hàng chục của biến áp

Số hàng đơn vị của biến áp

Số phần mười của biến áp

 

Mã số

j5

j6

j7

j8

j9

0

1

Dấu của cán cân bức xạ

Số hàng nghìn của cán cân bức xạ

Số hàng trăm

Số hàng chục

Số hàng đơn vị

2

3

4

5

6

Chỉ số về dạng bức xạ mặt trời hay mặt đất

Số hàng nghìn của bức xạ mặt trời hay mặt đất

Số hàng trăm

Số hàng chục

Số hàng đơn vị

7

8

Chưa dùng

 

 

 

 

2263

k2Phương pháp đo độ mặn/độ sâu

Mã số

 

0

Không đo độ mặn

1

Cảm biến tại chỗ, độ chính xác > 0,02‰

2

Cảm biến tại chỗ, độ chính xác < 0,02‰

3

Phân tích mẫu

2264

k3Thời lượng và thời điểm đo dòng chảy

Mã số

 

 

1

Tức thời

 

2

Trung bình trong 3 phút hay ngắn hơn

Giữa H – 1 và H

3

Trung bình trên 3 đến 6 phút

 

4

Trung bình trên 6 đến 12 phút

 

5

Tức thời

 

6

Trung bình trong 3 phút hay ngắn hơn

 

7

Trung bình trên 3 đến 6 phút

Giữa H-2 và H-1

8

Trung bình trên 6 đến 12 phút

 

9

Không dùng phương pháp mặt cắt dòng chảy Doppler hay véc-tơ.

Ghi chú: H là giờ quan trắc

2267

k6Phương pháp suy ra tốc độ di chuyển của phao từ số đo dòng chảy

Mã số

 

 

0

Sự dịch chuyển được rút ra theo sự trung bình hóa

Tốc độ tàu rút ra theo vết từ thân tàu

1

Sự dịch chuyển được rút ra theo phép bồi hoàn

2

Không xác định sự dịch chuyển

3

Sự dịch chuyển được rút ra theo phép trung bình hóa

Tốc độ tàu rút ra theo hành trình

4

Sự dịch chuyển được rút ra theo phép bồi hoàn

5

Không xác định sự dịch chuyển

6

Không dùng phương pháp mặt cắt dòng chảy Doppler

7-9

Dự phòng

Ghi chú: Các mã số 0, 1, 2 và 6 cũng dùng cho phao trôi

2555

MwĐặc điểm vòi rồng, gió lốc hay lốc bụi

Mã số

 

0

Vòi rồng trên biển, cách trạm dưới 3 km.

1

Vòi rồng trên biển, cách trạm trên 3 km.

2

Vòi rồng trên cạn, cách trạm dưới 3 km.

3

Vòi rồng trên cạn, cách trạm trên 3km.

4

Gió lốc, cường độ yếu.

5

Gió lốc, cường độ trung bình.

6

Gió lốc, cường độ mạnh.

7

Lốc bụi, cường độ yếu.

8

Lốc bụi, cường độ trung bình.

9

Lốc bụi, cường độ mạnh.

2582

MiMiChữ nhận dạng bản tin

MjMjChữ xác nhận dạng các phần của bản tin hay phiên bản dạng mã

Dạng mã

MiMi

MjMj

Trạm trên đất

Trạm trên biển

FM12 – XI Ext.SYNOP

AA

 

XX

FM13 – XI Ext SHIP

 

BB

XX

FM14 – XI Ext SYNOP MOBILL

00

 

XX

FM18 – XII BUOY

 

ZZ

YY


2590

M  M  M  Số thứ tự ô vuông Marsden chứa trạm vào lúc quan trắc

 

POLAR ZONES


2677

mm       Thủ tục để đưa ra trường số liệu

Mã số

 

00

Phân tích chủ quan

01 – 09

Dự báo chủ quan

10 - 19

Phân tích (số trị) khách quan

20 – 29

Dự báo số trị (một lớp) chính áp theo phương trình khởi thủy

30 – 39

Dự báo số trị (một lớp) chính áp không theo phương trình khởi thủy

40 – 59

Dự báo số trị (nhiều lớp) tà áp theo phương trình khởi thủy

60 – 79

Dự báo số trị (nhiều lớp) tà áp không theo phương trình khởi thủy

80 – 98

Các mô hình hay thủ tục khác

99

Không dùng

2700

N

Lượng mây tổng quan

Nh

Tổng lượng mây C­Lhay tổng lượng mây CMkhi có có mây CL

s

Lượng của lớp hay khối mây riêng biệt chỉ bởi C

N’

Lượng của mây có chân thấp hơn mực trạm

 

Mã số

 

0

Không có mây

1

1/10 hay ít hơn, nhưng không phải không có mây

2

2/10 – 3/10

3

4/10

4

5/10

5

6/10

6

7/10 – 8/10

7

9/10 hay nhiều hơn nhưng chưa kín trời

8

10/10

9

Trời tối do sương mù và/hay hiện tượng khí tượng khác

/

Không quan trắc mây hay không xác định được lượng mây do nguyên nhân khác

Ghi chú: N = / chỉ dùng cho trạm tự động.

2745

NmTình trạng mây trên núi hay đèo

Mã số

 

0

Toàn bộ núi hiện rõ, chỉ có một ít mây

1

Núi bị mây tách rời bao phủ một phần (có thể nhìn thấy không quá 1/2 đỉnh núi)

2

Toàn bộ sườn núi bị mây bao phủ, các đỉnh và đèo không bị bao phủ

3

Núi phía người quan trắc không bị mây phủ (chỉ thấy một ít mây), nhưng có tường mây dày đặc ở phía bên kia

4

Mây thấp trên núi nhưng toàn bộ núi hiện rõ (chỉ có một ít mây trên sườn núi)

5

Mây thấp trên núi, đỉnh núi bị vệt giáng thủy hay mây bao phủ một phần

6

Toàn bộ đỉnh núi bị mây bao phủ, nhưng đèo thì không bị bao phủ, sườn núi bị bao phủ hay không

7

Núi nói chung bị mây bao phủ, nhưng đỉnh núi thì không, sườn núi bị bao phủ một phần hay toàn bộ.

8

Toàn bộ đỉnh, đèo, sườn bị mây bao phủ

9

Không nhìn thấy núi do tối, sương mù, bão tuyết, giáng thủy …

2752

NtCác vệt ngưng kết

Mã số

 

5

Vệt ngưng kết không bền vững

6

Vệt ngưng kết bền vững bao phủ ít hơn 1/10 bầu trời

7

Vệt ngưng kết bền vững bao phủ 1/10 bầu trời

8

Vệt ngưng kết bền vững bao phủ 2/10 đến 3/10 bầu trời

9

Vệt ngưng kết bền vững bao phủ ≥ 4/10 bầu trời

2754

Nv­ Tình trạng của mây quan trắc được từ trên cao

Mã số

 

0

Không có mây hay mù

1

Mù, phía trên quang đãng

2

Đám sương mù

3

Lớp sương mù nhẹ

4

Lớp sương mù dày

5

Một vài mây tách rời

6

Mây tách rời và có sương mù phía dưới

7

Nhiều mây tách rời

8

Một biển mây

9

Tầm nhìn xuống xấu

2863

n3Sự phát triển của mây

Mã số

 

0

Không thay đổi

1

Tích lại

2

Nâng lên chậm

3

Nâng lên nhanh

4

Nâng lên và xếp thành tầng

5

Hạ thấp chậm

6

Hạ thấp nhanh

7

Xếp thành tầng

8

Xếp thành tầng và hạ thấp

9

Biến đổi nhanh

2864

n4Sự phát triển của mây quan trắc được từ trạm trên cao

Mã số

 

0

Không thay đổi

1

Ít đi và nâng lên cao

2

Ít đi

3

Nâng lên cao

4

Ít đi và hạ xuống thấp

5

Nhiều lên và nâng lên cao

6

Hạ xuống thấp

7

Nhiều lên

8

Nhiều lên và hạ thấp

9

Sương mù từng lúc tại trạm

2890

nTnTChỉ số bảng mã tra cứu về loại tham số a1a1a1, a2a2a2

Mã số

 

00

Bảng mã 0291

01 – 99

Dự phòng

3311

QLChất lượng định vị

Mã số

 

0

Trị số phát ở đầu bản tin là xác thực (được định vị sau 2 lần vệ tinh bay qua)

1

Trị số ở đầu bản tin là trị số biết được sau cùng (không định vị theo từng lần vệ tinh bay qua)

2

Chất lượng nghi ngờ. Chỉ định vị theo một lần vệ tinh bay qua, đáp số thứ hai có xác suất 5%

3313

QNChất lượng truyền phát số liệu phao qua vệ tinh

Mã số

 

0

Chất lượng tốt (đã nhận được nhiều bản tin giống hệt nhau)

1

Chất lượng nghi ngờ (các bản tin không nhất quán)

3315

QpChất lượng số đo khí áp

Mã số

 

0

Trị số trong giới hạn đã định

1

Trị số ngoài giới hạn đã định

3319 và 3363

Q­TW

Chất lượng số đo đạc nhiệt độ nước biển tầng mặt

Q2

Chất lượng tham số điều hành

Q4

Chất lượng tham số đo nhiệt độ không khí

 

Mã số

 

0

Trị số trong giới hạn

1

Trị số ngoài giới hạn

3333

Qc phần tư địa cầu

Mã số

Vĩ độ

Kinh độ

 

1)

Greewich

N

 

 

1

Bắc (N)

Đông (E)

Qc = 7

 

 

Qc = 1

 

3

Nam (S)

Đông (E)

 

 

 

 

 

5

Nam (S)

Tây (W)

Xích đạo

 

 

 

 

7

Bắc (N)

Tây (W)

2)

W

Kinh tuyến

 

 

E

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Qc = 5

 

 

Qc= 3

 

 

 

 

 

3)

S

 

 

3334

Ql

Chỉ số kiểm tra chất lượng về vị trí

Qt

Chỉ số kiểm tra chất lượng về thời gian

Qd

Chỉ số kiểm tra chất lượng

Qd1

Chỉ số kiểm tra chất lượng mặt cắt nhiệt độ/độ mặn

Qd2

Chỉ số kiểm tra chất lượng mặt cắt dòng chảy.

 

Mã số

 

0

Số liệu không được kiểm tra

1

Số liệu tốt

2

Số liệu thất thường

3

Số liệu nghi ngờ

4

Số liệu xấu

5

Giá trị số liệu đã bị thay đổi

3462

q1Chỉ số về sự rút gọn bản tin và quét số liệu

Mã số

Khoảng trống được đưa vào giữa các nhóm số liệu

Cách quét dòng số liệu

0

Chuẩn

1

Như trong tập B No9 – WMO

2

Không

Chuẩn

3

Không

Như trong tập B No9 – WMO

3463

q2Chỉ số về sự rút gọn số liệu

Mã số

 

0

Mọi nhóm định vị số liệu và nhóm 999l0l0­, nếu cần, được đưa vào

1

Các nhóm 999l0l0k1k1ngngiaiaiajajajađược bỏ qua

2

Các nhóm 999 l0l0ngngiaiaiajajajađược bỏ qua

3

Các nhóm                ngngiaiaiajajajađược bỏ qua

4

Nhóm                              iaiaiajajajađược bỏ qua

5

Nhóm 999 l0l0được bỏ qua

Ghi chú:

(1) Các mã số 1, 2, 3, 4 và 5 của q2chỉ được sử dụng khi các chi tiết tương ứng đã có trong ấn phẩm của WMO

(2) Khi ngng được bỏ qua mà k1k1vẫn được báo, không dùng một gạch chéo nào thay thế cho ngng. Vì vậy nhóm này được phát báo theo dạng k1k1.

3534

RdNhóm tần suất bao hàm R1R1R1R1

Mã số

 

0

Nhỏ hơn mọi giá trị trong 30 năm

1

Thuộc cấp thứ nhất

2

Thuộc cấp thứ hai

3

Thuộc cấp thứ ba

4

Thuộc cấp thứ tư

5

Thuộc cấp thứ năm

6

Lớn hơn mọi giá trị trong 30 năm

3551

RsTốc độ đóng băng trên tầu

Mã số

 

0

Không có băng tích tụ

1

Băng tích tụ chậm

2

Băng tích tụ nhanh

3

Băng hóa nước hay tan vỡ chậm

4

Băng hóa nước hay tan vỡ nhanh

3552

RtThời điểm bắt đầu hay kết thúc của giáng thủy được chỉ bởi RRR

Mã số

 

1

Trước thời điểm quan trắc dưới 1 giờ

2

Trước thời điểm quan trắc từ 1 – 2 giờ

3

Trước thời điểm quan trắc từ 2 – 3 giờ

4

Trước thời điểm quan trắc từ 3 – 4 giờ

5

Trước thời điểm quan trắc từ 4 – 5 giờ

6

Trước thời điểm quan trắc từ 5 – 6 giờ

7

Trước thời điểm quan trắc từ 6 – 12 giờ

8

Trước thời điểm quan trắc hơn 12 giờ

9

Không rõ

3570

RR Lượng giáng thủy hay lượng nước tương đương của giáng thủy đặc, hay đường kính của giáng thủy đặc

Mã số

mm

00

-

01

1

02

2

03

3

04

4

05

5

06

6

07

7

08

8

09

9

10

10

11

11

12

12

13

13

14

14

15

15

16

16

17

17

18

18

19

19

20

20

21

21

22

22

23

23

24

24

25

25

26

26

27

27

28

28

29

29

30

30

31

31

32

32

33

33

35

35

36

36

37

37

38

38

39

39

40

40

41

41

42

42

43

43

44

44

45

45

46

46

47

47

48

48

49

49

50

50

51

51

52

52

53

53

54

54

55

55

56

60

57

70

58

80

59

90

60

100

61

110

62

120

63

130

64

140

65

150

66

160

67

170

68

180

69

190

70

200

71

210

72

220

73

230

74

240

75

250

76

260

77

270

78

280

79

290

80

300

81

310

82

320

83

330

84

340

85

350

86

360

87

370

88

380

89

390

90

400

91

0,1

92

0,2

93

0,3

94

0,4

95

0,5

96

0,6

97

0,0

98

> 400

99

Không có khả năng đo đạc

3590

RRR Lượng giáng thủy trong khoảng thời gian liền kề trước kỳ quan trắc được chỉ bởi tR

Mã số

mm

Mã số

mm

000

Không có giáng thủy

990

Giọt

001

1

991

0,1

002

2

992

0,2

993

0,3

994

0,4

995

0,5

996

0,6

987

987

997

0,7

988

988

998

0,8

989

≥ 989

999

0,9

Ghi chú:

Khi lượng giáng thủy ≥ 1mm số phần mười mm quy về mm theo nguyên tắc sau:

< 0.5 bỏ qua

≥ 0.5 quy lên

3596

R1R1R1R1Tổng lượng giáng thủy tháng

Mã số

 

mm

0000

Không có giáng thủy

 

0001

 

1

0002

 

2

 

 

 

 

 

….

 

….

 

 

 

 

8898

 

8898

8899

 

≥ 8899

9999

 

≥ 0,0 và < 1

3700

S

Trạng thái biển

S’

Trạng thái mặt nước ở vùng tầu đậu

 

Mã số

Thuật ngữ mô tả

Độ cao sóng tính bằng mét

0

Lặng (phẳng như gương)

0

1

Lặng (lăn tăn)

0 – 0,1

2

Êm (lăn tăn)

0,1 – 0,5

3

Nhẹ

0,5 – 1,25

4

Trung bình

1,25 – 2,5

5

Gồ ghề (nhấp nhô)

2,5 – 4

6

Rất gồ ghề (rất nhấp nhô)

4 – 6

7

Lớn (động)

6 – 9

8

Rất lớn (rất động)

9 – 14

9

Cực kỳ lớn (cực kỳ động)

> 14

Ghi chú:

1) Những giá trị này dùng cho sóng gió phát triển tốt ở vùng biển thoáng. Khi biển chịu ảnh hưởng của nhiều hiện tượng như gió, tố … mà cần ưu tiên cho thuật ngữ mô tả thì những giá trị độ cao được chuyển thành thuật ngữ theo bảng hướng dẫn trên.

2) Độ cao biên được dùng cho mã số thấp hơn, ví như ở độ cao 4m thì mã hóa là 5.

3739

SiGiai đoạn hình thành băng

Mã số

 

0

Băng mới đơn thuần (tựa vụn tuyết, kim nước đá …)

1

Băng trong suốt hay băng trong như pha lê, bề dày dưới 10 cm

2

Băng non (băng xám, băng trắng nhạt) bề dày từ 10 đến 30 cm

3

Băng mới, và/hay băng non là chủ yếu với một ít băng “đầu mùa”

4

Băng mỏng đầu mùa là chủ yếu, kèm một ít băng mới và/hay băng non

5

Băng mỏng đầu mùa đơn thuần (bề dày từ 30 đến 70 cm)

6

Băng trung bình đầu mùa là chủ yếu (bề dày từ 70 đến 120 cm) và băng dày đầu mùa (bề dày trên 120 cm) cùng một ít băng mỏng đầu mùa

7

Băng trung bình và băng dày đầu mùa đơn thuần

8

Băng trung bình và băng dày đầu mùa là chủ yếu cùng một ít băng già (thường dày trên 2 m)

9

Băng già là chủ yếu

/

Không mã hóa được vì trời tối, tầm nhìn xấu, hay chỉ có đơn thuần băng nguồn gốc mặt đất, hoặc vì tàu còn cách rìa băng trên 0,5 hải lý

3761

S0Sương muối hay giáng thủy nhuốm màu

Mã số

 

0

Sương muối trên mặt phẳng nằm ngang

1

Sương muối trên mặt phẳng nằm ngang và thẳng đứng

2

Giáng thủy có cát hay bụi sa mạc

3

Giáng thủy lẫn tro núi

3764

S6Kiểu lắng đọng đông kết

Mã số

 

0

Váng băng

1

Sương muối xốp

2

Sương muối đặc

3

Tuyết

4

Tuyết ướt

5

Tuyết ướt kết băng

6

Hỗn hợp (cùng một lúc có váng băng và sương muối, hay sương muối và tuyết ướt kết băng …)

7

Băng trên mặt đất *

(*) Băng hay tuyết phủ băng trên mặt đất. Dạng này được hình thành từ giáng thủy lỏng kết băng – mưa, mưa phùn, giọt nước của sương mù dày đặc, tuyết ướt hay từ tuyết tan rồi kết băng trên mặt đất. Băng trên mặt đất cũng bao gồm tuyết bị nén chặt hay phủ băng do sự đi lại trên đường. Băng trên mặt đất khác với váng băng ở chỗ chỉ quan sát được trên mặt đất và thường là trên đường.

3765

S7Đặc trưng của lớp tuyết phủ

Mã số

 

0

Tuyết mới, nhẹ

1

Tuyết mới bị thổi thành đống

2

Tuyết mới đặc

3

Tuyết cũ nhão

4

Tuyết cũ rắn chắc

5

Tuyết cũ ẩm ướt

6

Tuyết nhão với bề mặt đóng cứng

7

Tuyết đặc với bề mặt đóng cứng

8

Tuyết ẩm với bề mặt đóng cứng

3766

S8Bão tuyết (tuyết bị gió nâng lên)

Mã số

 

0

Mù tuyết

1

Tuyết cuốn thấp, nhẹ hay trung bình, có hay không có tuyết đang rơi

2

Tuyết cuốn thấp, mạnh, không có tuyết đang rơi

3

Tuyết cuốn thấp, mạnh, có tuyết đang rơi

4

Tuyết cuốn cao, nhẹ hay trung bình, không có tuyết đang rơi

5

Tuyết cuốn cao, mạnh, không có tuyết đang rơi

6

Tuyết cuốn cao, nhẹ hay trung bình, có tuyết đang rơi

7

Tuyết cuốn cao, mạnh, có tuyết đang rơi

8

Tuyết cuốn thấp và cao, nhẹ hay trung bình, không thể xác định được có tuyết đang rơi hay không

9

Tuyết cuốn thấp và cao, mạnh, không thể xác định được có tuyết đang rơi hay không

3775

S’7Mức độ đồng đều của tuyết phủ

Mã số

 

0

Tuyết phủ bằng phẳng, mặt đất đóng băng, không có đống tuyết

1

Tuyết phủ bằng phẳng, mặt đất xốp, không có đống tuyết

2

Tuyết phủ bằng phẳng, không rõ trạng thái mặt đất, không có đống tuyết,

3

Tuyết phủ gồ ghề trung bình, mặt đất đóng băng, có đống tuyết nhỏ

4

Tuyết phủ gồ ghề trung bình, mặt đất xốp, có đống tuyết nhỏ

5

Tuyết phủ gồ ghề trung bình, không rõ trạng thái mặt đất, có đống tuyết nhỏ

6

Tuyết phủ rất gồ ghề, mặt đất đóng băng, có đống tuyết cao

7

Tuyết phủ rất gồ ghề, mặt đất xốp, có đống tuyết cao

8

Tuyết phủ rất gồ ghề, không rõ trạng thái mặt đất, có đống tuyết cao

3776

S’8Sự phát triển của tuyết cuốn

Mã số

 

0

Tuyết cuốn kết thúc trước quan trắc 1 giờ

1

Cường độ giảm

2

Không thay đổi

3

Cường độ tăng lên

4

Liên tục, (kể cả ngắt quãng dưới 30 phút)

5

Tuyết cuốn nói chung đã chuyển sang tuyết cuốn sát mặt đất

6

Tuyết cuốn sát mặt đất chuyển sang tuyết cuốn nói chung

7

Tuyết cuốn bắt đầu lại sau khi ngừng một khoảng thời gian lớn hơn 30 phút.

3778

9SpSpspspThông tin bổ sung

Ghi chú: Nhóm 9SpSpspspđược sử dụng để cung cấp thông tin bổ sung về một vài hiện tượng nào đó xảy ra lúc quan trắc và / hay trong khoảng thời gian bao hàm bởi ww hay W1W2. Thời gian hay khoảng thời gian liên quan có thể được báo bằng một hay nhiều nhóm về thời gian (chục 00 – 09) vào lúc và vào chỗ phù hợp.

9SpSpspsp.

Chục 00 – 09:Thời gian và tính biến đổi

900tt

Thời gian bắt đầu

của hiện tượng được báo bởi ww trong nhóm 7ww W1W2

900zz

Tính biến đổi, vị trí hay cường độ

901tt

Thời gian kết thúc của hiện tượng thời tiết được báo bởi ww trong nhóm 7ww W1W2

902tt

Thời gian bắt đầu

của hiện tượng thời tiết được báo bởi nhóm 9SpSpspsptiếp theo

902zz

Tính biến đổi, vị trí hay cường độ

903tt

Thời gian kết thúc của hiện tượng thời tiết được báo bởi nhóm SpSpspspđứng trước

904tt

Thời gian xảy ra hiện tượng thời tiết được báo ở nhóm 9SpSpspsptiếp theo

905tt

Thời gian kéo dài của hiện tượng thời tiết không bền vững hay thời gian bắt đầu của hiện tượng thời tiết bền vững

Được báo bởi ww trong 7wwW1W2

906tt

Thời gian kéo dài của hiện tượng thời tiết bền vững hay thời điểm bắt đầu của hiện tượng thời tiết bền vững

Được báo trong nhóm 9SpSpspsptiếp theo

907tt

Thời gian kéo dài của giai đoạn kết thúc vào thời điểm quan trắc của hiện tượng thời tiết được báo trong nhóm 9SpSpspsptiếp theo

908

Không sử dụng

909Rtdc

Thời điểm bắt đầu hay kết thúc và thời gian kéo dài của giáng thủy được chỉ bởi RRR và tính chất giáng thủy.

Chục 10 – 19:Gió và tố

910ff

Gió giật lớn nhất trong khoảng 10 phút trước giờ quan trắc

911ff

Gió giật lớn nhất

Trong khoảng thời gian bao hàm bởi W1W2trong nhóm 7wwW1W2, trừ khi một khoảng thời gian khác được đề cập đến và chỉ ra bởi nhóm 907tt; hay trong khoảng 10 phút liền kề trước kỳ quan trắc được chỉ ra bởi nhóm 904tt

912ff

Tốc độ gió trung bình lớn nhất

913ff

Tốc độ gió trung bình

914ff

Tốc độ gió trung bình nhỏ nhất

915dd

Hướng gió

916tt

Gió chuyển hướng rõ ràng theo chiều kim đồng hồ

917tt

Gió chuyển hướng rõ ràng ngược chiều kim đồng hồ

918sqDp

Bản chất và/hay loại tố, và hướng từ đó tố di chuyển tới trạm

919MwDa

Vòi rồng, gió lốc, bão bụi

Ghi chú:

(1) Khi tốc độ gió đạt hay vượt quá 99 đơn vị (nút hay m/s do iwchỉ ra), hai nhóm sẽ được sử dụng giống như ở Đoạn 1 của dạng mã. Ví dụ, để báo gió giật 135 nút trong khoảng 10 phút liền kề trước kỳ quan trắc, hai nhóm được báo là 91099 00135.

(2) Vận tốc trung bình được đề cập đến trong nhóm 912ff và 914ff là vận tốc tức thời được làm trung bình trong 10 phút trong suốt khoảng thời gian được bao hàm bởi W1W2hay suốt khoảng thời gian được chỉ ra bởi các nhóm báo về thời gian đứng trước đó.

(3) Sự thay đổi có ý nghĩa của vận tốc và/hay hướng gió được báo bằng hai nhóm 913ff và/hay 915dd, những nhóm này đưa ra vận tốc và/hay hướng trước và sau khi thay đổi. Thời gian thay đổi được đưa ra bởi nhóm 906tt đứng trước nhóm 913ff và/hay 915dd thứ hai. Sự thay đổi về tốc độ và/hay hướng của gió nhẹ và gió biến đổi cũng như sự thay đổi từ từ về tốc độ và/hay hướng của gió mạnh thông thường không được phát báo; sự thay đổi “có ý nghĩa” được hiểu là sự ập tới hay ngừng đột ngột của gió mạnh hay sự thay đổi đột ngột về tốc độ và/hay hướng của gió mạnh.

Chục 20 – 29:Trạng thái biển, hiện tượng đóng băng và tuyết phủ

920SFx

Trạng thái biển và sức gió mạnh nhất (Fx≤ 9 Beaufort)

921SFx

Trạng thái biển và sức gió mạnh nhất (Fx> 9 Beaufort)

922S’V’s

Trạng thái mặt nước và tầm nhìn ở vùng hạ cánh của thủy phi cơ

923S’S

Trạng thái mặt nước ở vùng tàu đỗ và trạng thái biển ở vùng biển thoáng

924SVs

Trạng thái biển và tầm nhìn về hướng biển (từ trạm ven bờ)

925TwTw

Nhiệt độ nước ở những vùng nghỉ mát vào mùa tắm

926Soio

Sương muối hay giáng thủy nhuốm màu

927S6Tw

Lớp lắng đọng kết băng

928S7S’7

Đặc trưng và tính đều đặn của lớp tuyết phủ

929S8­S’

Tuyết cuốn

Chục 30 – 39:Lượng giáng thủy hay lắng đọng

930RR

Lượng giáng thủy

Trong khoảng thời gian bao hàm bởi W1W2trong nhóm 7ww W1W2trừ phi đề cập đến một khoảng khác được chỉ ra bởi nhóm 907tt

931ss

Độ sâu của tuyết mới rơi

932RR

Đường kính của hạt mưa đá lớn nhất

 

933RR

Lượng nước tương ứng của giáng thủy đặc trên mặt đất

934RR

Đường kính hạt băng

lúc quan trắc

935RR

Đường kính hạt sương muối

936RR

Đường kính hạt hỗn hợp

937RR

Đường kính tuyết ướt

938nn

Tốc độ tích băng trên bề mặt, tính bằng nm/h

939hghg

Độ cao của mặt mà trên đó quan trắc được hạt có đường kính được báo trong nhóm 9SpSpspspđứng trước, tính bằng mét

939nn

Đường kính của hạt mưa đá lớn nhất tính bằng mm

Ghi chú:

Đường kính của hạt là khoảng cách lớn nhất dọc theo trục của mặt cắt ngang của hạt trừ đi đường kính của gậy đo.

D: Đường kính của hạt băng hay sương muối

T: Độ dày

d: Đường kính của gậy đo

Chục 40 – 49:Mây

940Cn3

Sự tiến hóa của mây

941CDp

Hướng từ đó mây chuyển tới

942CDa

Vị trí mây tập trung nhiều nhất

943CLDP

Hướng từ đó mây dưới chuyển tới

944CLDa

Vị trí mây dưới tập trung nhiều nhất

945htht

Độ cao của đỉnh mây thấp nhất hay độ cao của lớp mây thấp nhất hay của sương mù

946Cca

Hướng nhuộm màu và/hay hội tụ của mây kết hợp với nhiễu động nhiệt đới

947Ce’

Độ cao của mây

948CoDa

Mây địa hình

949CaDa

Mây phát triển thẳng đứng.

Chục 50 – 59:Tình trạng của mây trên núi và đèo, hoặc trong thung lũng hoặc thảo nguyên, quan trắc được từ mực cao hơn

950Nmn3

Tình trạng mây trên núi và đèo

951Nvn4

Sương mù, mù hay mây thấp trong thung lũng hay thảo nguyên quan trắc được từ trạm ở mực cao hơn

952-957

Không sử dụng

958EhDa

Vị trí mây tập trung nhiều nhất

được báo ở nhóm 9SpSpspspđứng trước

959vpDp

Vận tốc và hướng từ đó mây chuyển tới

Chục 60 – 69:Thời tiết hiện tại và đã qua

960ww

Hiện tượng thời tiết hiện tại được quan trắc đồng thời với và/hay bổ sung cho hiện tượng thời tiết đã báo bằng ww trong nhóm 7wwW1W2

961w1w1

Hiện tượng thời tiết hiện tại được quan trắc đồng thời với và/hay bổ sung cho hiện tượng thời tiết đã báo bằng ww trong nhóm 7wwW1W2, hoặc thêm chi tiết cho hiện tượng thời tiết hiện tại đã báo bằng ww trong nhóm 7wwW1W2

962ww

Thêm chi tiết cho hiện tượng thời tiết trong khoảng giờ trước nhưng không vào lúc quan trắc và đã báo bằng ww = 20 - 29 trong nhóm 7wwW1W2

963w1w1

964ww

Thêm chi tiết cho hiện tượng thời tiết trong khoảng thời gian bao hàm bởi W1W2và đã báo bằng W1và/hay W2trong nhóm 7wwW1W2

965w1w1

 

 

966ww

Hiện tượng thời tiết xảy ra vào thời điểm hay kéo dài trong khoảng thời gian được chỉ ra bởi nhóm (các nhóm) thời gian SpSpspspliên quan

967w1w1

968

Không sử dụng

9696 Da

Mưa tại trạm không liên quan tới dông ở hướng Da

9697 Da

Tuyết tại trạm không liên quan đến dông ở hướng Da

9698 Da

Mưa rào tại trạm không liên quan đến dông ở hướng Da

Chục 70 – 79:Vị trí và sự di chuyển của các hiện tượng

970EhDa

Vị trí của hiện tượng tập trung nhiều nhất được báo bằng

ww trong nhóm 7ww W1W2

 

971EhDa

ww trong nhóm 960ww

 

972EhDa

w1w1trong nhóm 961w1w1

 

973EhDa

W1trong nhóm 7ww W1W2

 

974EhDa

W2trong nhóm 7ww W1W2

 

975vpDp

Vận tốc và hướng từ đó chuyển tới của những hiện tượng đã báo ở

ww trong nhóm 7ww W1W2

976vpDp

ww trong nhóm 960ww

977vpDp

w1w1trong nhóm 961w1w1

978vpDp

W1trong nhóm 7ww W1W2

979vpDp

W2trong nhóm 7ww W1W2

Chục 80 – 89:Tầm nhìn

980VsVs

Tầm nhìn về phía biển

981VV

Tầm nhìn về hướng NE

982VV

Tầm nhìn về hướng E

983VV

Tầm nhìn về hướng SE

984VV

Tầm nhìn về hướng S

985VV

Tầm nhìn về hướng SW

986VV

Tầm nhìn về hướng W

987VV

Tầm nhìn về hướng NW

988VV

Tầm nhìn về hướng N

989VDa

Sự thay đổi của tầm nhìn trong khoảng giờ trước lúc quan trắc và hướng đã quan trắc được sự thay đổi này.

Chục 90 – 99:Hiện tượng quan học và các hiện tượng khác

990Z0i0

Hiện tượng quang học

991ADa

Ảo ảnh

99190

Lửa của thánh Elmo

992Nttw

Dải ngưng kết

993CsDa

Mây đặc biệt

994A3Da

Trời tối ban ngày

995nn

Áp suất khí quyển thấp nhất đưa về mực biển trung bình trong khoảng thời gian bao hàm bởi W1W2, trừ phi có một khoảng nào khác được chỉ ra bởi nhóm (các nhóm) thời gian 9SpSpspspkết hợp, tính bằng chục và đơn vị của hPa

996TvTv

Sự tăng đột ngột của nhiệt độ không khí, tính bằng0C nguyên

997TvTv

Sự giảm đột ngột của nhiệt độ không khí, tính bằng0C nguyên

998UvUv

Sự tăng đột ngột của ẩm độ không khí, tính bằng % nguyên

999UvUv

Sự giảm đột ngột của ẩm độ không khí, tính bằng % nguyên

Ghi chú:

Các nhóm 996TvTv, 997TvTv, 998UvUvvà 999UvUkhông dùng để báo về sự thay đổi trong biến trình ngày thông thường của nhiệt độ và ẩm độ.

3845

sDấu của số liệu, và biểu số về ẩm độ tương đối

Mã số

 

0

Dương hay bằng 0

1

Âm

9

Tiếp theo là ẩm độ không khí

Ghi chú:

1. Mã số từ 2 – 8 không sử dụng

2. Xem quy tắc 1.3.4.đ về việc sử dụng mã số 9.

3848

sqBản chất và/hay loại tố

Mã số

 

0

Trước tố, gió lặng hay nhẹ

1

Trước chuỗi tố, gió lặng hay nhẹ

2

Trước tố, thời tiết có gió giật

3

Trước chuỗi tố, thời tiết có gió giật

4

Sau tố, thời tiết có gió giật

5

Tố cùng thời tiết có gió giật từng cơn

6

Tố tới trạm

7

Tố thành dãy

8

Tố với bụi (cát) cuốn (bay)

9

Tố thành dãy với bụi (cát) cuốn (bay)

3850

ssChỉ số về dấu và loại dụng cụ đo nhiệt độ tầng mặt

Mã số

Dấu

Loại dụng cụ

0

≥ 0

Bơm hút

1

< 0

Bơm hút

2

≥ 0

Thùng

3

< 0

Thùng

4

≥ 0

Cảm ứng gắn thân tầu

5

< 0

Cảm ứng gắn thân tầu

6

≥ 0

Khác

7

< 0

Khác

3855

swChỉ số về dấu và loại nhiệt độ bầu ướt được phát báo

Mã số

 

0

Nhiệt độ bầu ướt được đo ≥ 0

1

Nhiệt độ bầu ướt được đo < 0

2

Nhiệt độ bầu ướt được đo khi bầu bị băng đóng

5

Nhiệt độ bầu ướt được tính ≥ 0

6

Nhiệt độ bầu ướt được tính < 0

7

Nhiệt độ bầu ướt được tính khi bầu bị băng đóng.

3856

sxChỉ số về dấu của nhóm số liệu tiếp theo (đối với Đoạn 3)và tọa độ Đề - các của Cực(đối với Đoạn 2)

Mã số

Yếu tố đầu (nếu có)

Yếu tố thứ hai (nếu có)

0

Dương hay bằng không

Dương hay bằng không

1

Âm

Dương hay bằng không

2

Dương hay bằng không

Âm

3

Âm

Âm

3870

sss Độ dày của tuyết mới rơi

Mã số

mm

Mã số

mm

Mã số

mm

00

0

56

600

91

1

01

10

57

700

92

2

02

20

58

800

93

3

--

--

--

--

94

4

--

--

--

--

95

5

30

300

70

2000

96

6

31

310

71

2100

97

< 1 mm

--

--

--

---

98

> 4000 mm

54

540

89

3900

99

Không đo được hay không chính xác

55

550

90

4000

 

 

3889

sss Độ dày tổng cộng của tuyết

Mã số

 

000

Không sử dụng

001

1 cm

.

.

.

.

.

.

996

996 cm

997

< 0,5 cm

998

Lớp tuyết không liên tục

999

Không đo được hay đo không chính xác

Ghi chú: Xem quy tắc 1.5.7.a và 1.5.7.b.

3955

TwSự biến đổi của nhiệt độ trong khoảng thời gian bao hàm bởi W1W2kết hợp với lớp băng hay sương muối

Mã số

 

0

Nhiệt độ không đổi

1

Nhiệt độ giảm nhưng ≥ 00C

2

Nhiệt độ tăng nhưng ≤ 00C

3

Nhiệt độ giảm xuống dưới 00C

4

Nhiệt độ tăng lên trên 00C

5

Biến đổi không đều, nhiệt độ dao động qua điểm 00C

6

Biến đổi không đều, nhiệt độ dao động không qua điểm 00C

7

Không quan trắc được sự biến đổi của nhiệt độ

8

Không dùng

9

Không biết về sự biến đổi của nhiệt độ do không có nhiệt ký.

4019

tRThời gian kéo dài của giai đoạn tính lượng giáng thủy kết thúc vào thời điểm phát báo

Mã số

 

1

Tổng lượng giáng thủy trong khoảng 6 giờ liền kề trước kỳ quan trắc

2

Tổng lượng giáng thủy trong khoảng 12 giờ liền kề trước kỳ quan trắc

3

Tổng lượng giáng thủy trong khoảng 18 giờ liền kề trước kỳ quan trắc

4

Tổng lượng giáng thủy trong khoảng 24 giờ liền kề trước kỳ quan trắc

5

Tổng lượng giáng thủy trong khoảng 1 giờ liền kề trước kỳ quan trắc

6

Tổng lượng giáng thủy trong khoảng 2 giờ liền kề trước kỳ quan trắc

7

Tổng lượng giáng thủy trong khoảng 3 giờ liền kề trước kỳ quan trắc

8

Tổng lượng giáng thủy trong khoảng 9 giờ liền kề trước kỳ quan trắc

9

Tổng lượng giáng thủy trong khoảng 15 giờ liền kề trước kỳ quan trắc

Ghi chú:

(1) Nếu thời gian kéo dài của giai đoạn được đề cập tới không có trong bảng mã 4019 hay giai đoạn không kết thúc vào thời điểm phát báo thì tR= 0.

(2) Các thành viên nên tránh mọi sự sử dụng mã số 0 khác với quy định quốc tế.

4055

twThời điểm bắt đầu của hiện tượng trước giờ quan trắc

Mã số

 

 

 

0

0

-

1/2 giờ

1

1/2

-

1 giờ

2

1

-

1 1/2 giờ

3

1 1/2

-

2 giờ

4

2

-

2 1/2 giờ

5

2 1/2

-

3 giờ

6

3

-

3 1/2 giờ

7

3 1/2

-

4 giờ

8

4

-

5 giờ

9

5

-

6 giờ

4077

tt Thời gian trước kỳ quan trắc hay thời gian kéo dài của hiện tượng

zz Sự thay đổi vị trí hay cường độ của hiện tượng

Mã số

 

00

Lúc quan trắc

01

0h06ph

02

0h12ph

03

0h18ph

..

10

1h00ph

11

1h06ph

..

20

2h00ph

21

2h06ph

..

30

3h00ph

..

40

4h00ph

..

50

5h00ph

..

59

5h54ph

60

6h00ph

61

6h-7h

62

7-8h

63

8-9h

64

9-10h

65

10-11h

66

11-12h

67

12-18h

68

> 18h

69

Không rõ thời gian

70

Bắt đầu trong kỳ quan trắc

71

Kết thúc trong kỳ quan trắc

72

Bắt đầu và kết thúc trong kỳ quan trắc

73

Thay đổi đáng kể trong lúc quan trắc

74

Bắt đầu sau kỳ quan trắc

75

Kết thúc sau kỳ quan trắc

76

Tại trạm

77

Tại trạm nhưng không có ở đằng xa

78

Ở mọi hướng

79

Ở mọi hướng nhưng không có tại trạm

80

Đang tới trạm

81

Rút khỏi trạm

82

Qua trạm ở phía xa

83

Nhìn thấy ở xa

84

Được phát báo ở vùng lân cận nhưng không tại trạm

85

Trên cao, nhưng không gần mặt đất

86

Gần mặt đất, nhưng không phải trên cao

87

Không thường xuyên

88

Ngắt quãng

89

Thường xuyên

90

Không thay đổi, không thay đổi về cường độ, không thay đổi rõ rệt

91

Tăng

92

Giảm

93

Thất thường; biến đổi

94

Liên tục

95

Rất nhẹ; rất yếu; dưới mức thông thường rất nhiều; rất mỏng; rất ít

96

Nhẹ; yếu; dưới chuẩn; mỏng; chậm

97

Trung bình, chuẩn, độ dày trung bình, vừa phải, từ từ

98

Nặng; khốc liệt; dày; trên chuẩn; nhiều; đột ngột

99

Rất nặng; khủng khiếp; rất khốc liệt; dày đặc; trên chuẩn rất nhiều; rất dày; rất nhiều

Ghi chú:

1. Các mã số từ 00 đến 69 sử dụng cho tt, liên quan đến thời gian chuẩn của kỳ quan trắc, hay khi sử dụng cho thời gian kéo dài của hiện tượng được phát báo thì là khoảng thời gian giữa lúc quan trắc và kết thúc.

2. Các mã số từ 70 – 75 kết hợp thời gian và sự thay đổi liên quan đến thời gian thực tế của yếu tố được quan trắc.

3. Các mã số 76 – 99 sử dụng cho zz, liên quan tới:

(i) Vị trí tương đối so với trạm (76 – 86);

(ii) Sự thay đổi (87 – 94)

(iii) Cường độ (95 – 99)

4200

u Hệ số tỷ lệ

Mã số

 

0

1

 

1

10

 

2

100

 

3

1000

 

4

10000

 

5

 

0,1

6

 

0,01

7

 

0,001

8

 

0,0001

9

 

0,00001

4232

uĐơn vị thời gian của khoảng trung bình hóa

Mã số

 

 

4

Giờ

Khoảng trung bình hóa

5

Ngày

6

Tháng

 

 

 

7

Giờ

Khoảng thay đổi số liệu

8

Ngày

9

Tháng

4252

utĐơn vị thời gian của ttt

Mã số

 

1

Giờ

2

Ngày

3

Tháng

4300

VsTầm nhìn về phía biển

V’sTầm nhìn trên mặt nước ở vùng tầu đậu

Mã số

 

0

< 50 m

1

50 – 200 m

2

200 – 500 m

3

500 – 1000 m

4

1 – 2 km

5

2 – 4 km

6

4 – 10 km

7

10 – 20 km

8

20 – 50 km

9

≥ 50 km

4332

VbBiến đổi tầm nhìn trong khoảng giờ trước kỳ quan trắc

Mã số

 

 

0

Tầm nhìn không thay đổi (nhìn thấy mặt trời *)

Về hướng Da

1

Tầm nhìn không thay đổi (không nhìn thấy mặt trời *)

2

Tầm nhìn tăng lên (nhìn thấy mặt trời *)

3

Tầm nhìn tăng lên (không nhìn thấy mặt trời *)

4

Tầm nhìn giảm (nhìn thấy mặt trời *)

5

Tầm nhìn giảm (không nhìn thấy mặt trời *)

6

Sương mù tới từ hướng Da

 

7

Sương mù trôi nhưng không tan

Không phân biệt hướng

8

Sương mù tan

9

Di chuyển từng đám hay dải sương mù

* Hay bầu trời (nếu mặt trời ở thấp), hay mặt trăng, hay các vì sao vào ban đêm.

4377

VV Tầm nhìn ngang ở bề mặt

VsVs­ Tầm nhìn về phía biển

Mã số

Km

00

< 0,1

01

0,1

02

0,2

03

0,3

04

0,4

05

0,5

06

0,6

07

0,7

08

0,8

09

0,9

10

1,0

11

1,1

12

1,2

13

1,3

14

1,4

15

1,5

16

1,6

17

1,7

18

1,8

19

1,9

20

2,0

21

2,1

22

2,2

23

2,3

24

2,4

25

2,5

26

2,6

27

2,7

28

2,8

29

2,9

30

3,0

31

3,1

32

3,2

33

3,3

34

3,4

35

3,5

36

3,6

37

3,7

38

3,8

39

3,9

40

4,0

41

4,1

42

4,2

43

4,3

44

4,4

45

4,5

46

4,6

47

4,7

48

4,8

49

4,9

50

5,0

51

Không dùng

52

 

53

 

54

 

55

 

56

6

57

7

58

8

59

9

60

10

61

11

62

12

63

13

64

14

65

15

66

16

67

17

68

18

69

19

70

20

71

21

72

22

73

23

74

24

75

25

76

26

77

27

78

28

79

29

80

30

81

35

82

40

83

45

84

50

85

55

86

60

87

65

88

70

89

> 70

90

< 0,05

91

0,05

92

0,2

93

0,5

94

1

95

2

96

4

97

10

98

20

99

≥ 50

Ghi chú:

Khi tầm nhìn quan trắc được ứng với khoảng giữa 2 giá trị. Báo mã số ứng với giá trị nhỏ. Ví như tầm nhìn 3 km, báo VV = 95.

4448

vpTốc độ di chuyển của hiện tượng

Mã số

 

 

 

0

< 5 kt

< 9 km/h

< 2 m/s

1

5-14 kt

10-25 km/h

3-7 m/s

2

15-24 kt

26-44 km/h

8-12 m/s

3

25-34 kt

45-62 km/h

13-17 m/s

4

34-44 kt

63-81 km/h

18-22 m/s

5

45-54 kt

82-100 km/h

23-27 m/s

6

55-64 kt

101-118 km/h

28-32 m/s

7

65-74 kt

119-137 km/h

33-38 m/s

8

75-84 kt

138-155 km/h

39-43 m/s

9

≥ 85 kt

≥ 156 km/h

≥ 44 m/s

4451

vsTốc độ trung bình của tầu trong khoảng 3 giờ trước kỳ quan trắc

Mã số

kt

km/h

0

0

0

1

1-5

1-10

2

6-10

11-19

3

11-15

20-28

4

16-20

29-37

5

21-25

38-47

6

26-30

48-56

7

31-35

57-65

8

36-40

66-75

9

> 40

> 75

/

Không áp dụng (bản tin từ trạm trên đất ven bờ) hay không phát báo (xem quy tắc 1.4.1).

01 (VN)

W Hiện tượng thời tiết đặc biệt trong tháng

Mã số

 

0

Mưa lớn trên 100 mm trong một ngày

1

Mưa rất lớn, lượng trên 200 mm trong một ngày

2

Gió lốc, tốc độ trung bình trên 12m/s (cấp 6)

3

Hạn (theo quan niệm của nông nghiệp)

4

Úng (theo quan niệm của nông nghiệp)

5

Lũ, lụt

6

Mưa đá

7

Sương muối

8

Băng giá

9

Vòi rồng

4531

 

Wa1Thời tiết đã qua được báo từ trạm thời tiết tự động

 

Wa2

Mã số

 

0

Không quan trắc được hiện tượng thời tiết nào có ý nghĩa

1

Tầm nhìn giảm

2

Hiện tượng di chuyển theo gió, tầm nhìn giảm

3

Sương mù

4

Giáng thủy

5

Mưa phùn

6

Mưa

7

Tuyết, viên băng

8

Mưa rào hay giáng thủy ngắt quãng

9

Dông

Ghi chú:

Sự mô tả thời tiết trong bảng này phức tạp dần lên nhằm cung cấp những mức độ khác nhau về khả năng phân biệt thời tiết của các trạm tự động khác nhau. Các trạm chỉ có khả năng phân biệt cơ bản có thể sử dụng những mã số thấp và những mô tả đặc tính chung (chữ in hoa), những trạm có khả năng phân biệt cao hơn sử dụng những mô tả chi tiết hơn (mã số cao hơn).

4561

W1

Thời tiết đã qua

W2

 

Mã số

 

 

0

Suốt thời gian qua lượng mây tổng quan luôn luôn ≤ 5/10

- Ít mây

1

Trong thời gian qua, lượng mây tổng quan có lúc > 5/10 có lúc bằng hay nhỏ hơn 5/10

- Lượng mây thay đổi

2

Suốt thời gian qua lượng mây tổng quan luôn luôn > 5/10

- Nhiều mây

3

Bão bụi, bão cát hay tuyết cuốn cao

- Bão bụi (cát)

 

 

- Tuyết cuốn

4

Sương mù hay sương mù kết băng hoặc mù khô dầy

- Sương mù (kết băng)

 

 

- Mù khô dầy

5

Mưa phùn

- Mưa phùn

6

Mưa

- Mưa

7

Tuyết hay mưa lẫn tuyết

- Tuyết (lẫn mưa)

8

Mưa rào

- Mưa rào

9

Dông (có hay không có giáng thủy)

- Dông

4677

ww Thời tiết hiện tại

ww: 00 - 49

Không có giáng thủy tại trạm lúc quan trắc

ww: 00 - 19

Không có giáng thủy, sương mù, sương mù kết băng (trừ 11 và 12), bão bụi, bão cát, tuyết cuốn thấp hay tuyết cuốn cao tại trạm * lúc quan trắc (trừ 09 và 17), hay trong giờ trước.

Mã số ww

 

Đặc điểm thời tiết

 

Ghi tắt

Không có hiện tượng gì ngoài hiện tượng quang học

00

Không nắm được diễn biến của mây

Sự biến đổi của trạng thái bầu trời trong khoảng thời gian trước

- Không quan sát được

01

Về toàn thể, mây tan đi hay trở nên mỏng hơn

- Mây tan (mỏng dần)

02

Trạng thái trời không đổi về toàn thể

- Trời không đổi

03

Mây hình thành hay đang phát triển

- Mây hình thành (phát triển)

Mù khô, bụi cát hoặc khói

04

Tầm nhìn bị giảm vì khói (cháy rừng, nhà máy, tro núi lửa

 

- Khói cháy rừng (nhà máy)

05

Mù khô

 

- Tro núi lửa

06

Bụi lơ lửng khắp nơi ở trong không khí nhưng không bị gió xáo trộn, lúc quan trắc tại trạm hay vùng lân cận

 

- Mù khô

- Bụi lơ lửng

07

Bụi hay cát bị gió xáo trộn tại trạm hay vùng lân cận lúc quan trắc nhưng không có lốc bụi, lốc cát, bão bụi, bão cát; hoặc có bụi nước tại trạm (đối với trạm trên biển)

 

- Bụi (cát) gió xáo trộn

- Bụi nước

08

Lốc bụi hay lốc cát tại trạm hay vùng lân cận lúc quan trắc hay trong giờ trước, nhưng không phải bão bụi, bão cát

 

- Lốc bụi (cát)

09

Bão bụi hay bão cát ở trong tầm nhìn vào lúc quan trắc hay trong giờ trước

 

- Bão bụi (cát) xa

- Bão bụi (cát) giờ trước

10

 

 

- Mù

11

 

Sương mù mỏng hay sương mù kết băng ở trạm, bề dày không quá 2m

- Từng đám

- Sương mù mỏng (kết băng) từng đám

12

 

Trên đất hay 10m trên biển

- Gần như liên tục

- Sương mù mỏng (kết băng) liên tục

13

 

Chớp, không nghe được sấm

 

- Chớp

14

 

Giáng thủy ở trong tầm nhìn không tới mặt đất hay mặt biển

 

- Giáng thủy xa không đến đất (biển)

15

 

Giáng thủy ở trong tầm nhìn đến mặt đất hay mặt biển cách trạm trên 5km

 

- Giáng thủy xa đến đất (biển)

16

 

Giáng thủy ở trong tầm nhìn (dưới 5km) đến mặt đất hay mặt biển, nhưng không tại trạm

 

- Giáng thủy gần đến đất (biển)

17

 

Dông, nhưng không có giáng thủy trong lúc quan trắc

 

- Dông

18

 

Tố tại trạm hoặc trong tầm nhìn vào lúc quan trắc

 

- Tố

19

 

Vòi rồng ** hay trong giờ trước

 

- Vòi rồng

ww: 20 - 29

Giáng thủy, sương mù, sương mù kết băng hay dông tại trạm trong giờ trước nhưng không xảy ra trong lúc quan trắc

20

Mưa phùn (không đông kết) hoặc tuyết hạt

Không phải
dưới dạng rào

- Mưa phùn (tuyết hạt) giờ trước

21

Mưa (không đông kết)

- Mưa giờ trước

22

Tuyết

- Tuyết giờ trước

23

Mưa lẫn tuyết hoặc hạt băng

- Mưa lẫn tuyết (hạt băng) giờ trước

24

Mưa phùn đông kết hoặc mưa đông kết

- Mưa phùn (mưa) đông kết giờ trước

25

Mưa rào

 

- Mưa rào giờ trước

26

Tuyết rào hay mưa rào và tuyết rào

 

- Tuyết rào (lẫn mưa rào) giờ trước

27

Mưa đá * rào hay mưa rào lẫn mưa đá * rào

 

- Mưa đá rào (lẫn mưa rào) giờ trước

28

Sương mù hoặc sương mù kết băng

 

- Sương mù (sương mù kết băng) giờ trước

29

Dông (có giáng thủy hay không)

 

- Dông giờ trước

ww: 30 – 39

Bão bụi, bão cát, tuyết cuốn thấp hay cao

30

Bụi bụi hay bão cát

Nhẹ hoặc trung bình

- Giảm đi

Trong giờ trước

- Bão bụi (cát) nhẹ (trung bình) đã giảm

31

- Không thay đổi

- Bão bụi (cát) nhẹ (trung bình) không đổi

32

- Xuất hiện hoặc tăng lên

- Bão bụi (cát) nhẹ (trung bình) xuất hiện (tăng lên)

 

 

 

 

33

Dữ dội

- Giảm đi

- Bão bụi (cát) dữ dội đã giảm

34

- Không thay đổi

- Bão bụi (cát) dữ dội không đổi.

35

- Xuất hiện hoặc tăng lên

- Bão bụi (cát) dữ dội xuất hiện (tăng lên)

36

Tuyết cuốn

- Nhẹ hay trung bình

- Thường thấp (dưới tầm mắt quan trắc viên)

 

- Tuyết cuốn thấp nhẹ (trung bình)

37

- Mạnh

 

- Tuyết cuốn thấp mạnh

38

- Nhẹ hay trung bình

- Thường cao (trên tầm mắt quan trắc viên)

 

- Tuyết cuốn cao nhẹ (trung bình)

39

- Mạnh

 

- Tuyết cuốn cao mạnh

WƯ: 40 - 49

Sương mù hoặc sương mù kết băng lúc quan trắc

40

Sương mù hay sương mù kết băng ở xa, tỏa ra đến mức cao hơn tầm mắt quan trắc viên, lúc quan trắc, nhưng không có ở trạm trong giờ trước

- Sương mù (sương mù kết băng) xa

41

 

- Từng đám

Đã mỏng đi trong giờ trước

- Sương mù (sương mù kết băng) từng đám

42

 

- Thấy trời

- Sương mù (sương mù kết băng) thấy trời mỏng dần

43

Sương mù hay sương mù kết băng

- Không thấy trời

- Sương mù (sương mù kết băng) không thấy trời mỏng dần

44

- Thấy trời

Biến đổi không rõ trong giờ trước

- Sương mù (sương mù kết băng) thấy trời không đổi

45

- Không thấy trời

- Sương mù (sương mù kết băng) không thấy trời không đổi

46

- Thấy trời

Mới hình thành hay dày thêm trong giờ trước

- Sương mù (sương mù kết băng) thấy trời mới hình thành (dày thêm)

47

- Không thấy trời

- Sương mù (sương mù kết băng) không thấy trời mới hình thành (dày thêm)

48

Sương mù đóng thành sương giá

- Thấy trời

 

- Sương mù thành sương giá, thấy trời

49

- Không thấy trời

 

- Sương mù thành sương giá, không thấy trời

ww: 50 - 99

Có giáng thủy tại trạm, lúc quan trắc

ww: 50 - 59

Mưa phùn

50

Mưa phùn không đông kết

Cách khoảng

Nhẹ lúc quan trắc

- Mưa phùn nhẹ cách khoảng

51

Liên tục

 

- Mưa phùn nhẹ liên tục

52

Cách khoảng

Trung bình

- Mưa phùn trung bình cách khoảng

53

Liên tục

Lúc quan trắc

- Mưa phùn trung bình liên tục

54

Cách khoảng

Mạnh (dày)

- Mưa phùn mạnh (dày) cách khoảng

55

 

Liên tục

Lúc quan trắc

- Mưa phùn mạnh (dày) liên tục

56

Mưa phùn đông kết

 

- Nhẹ

- Mưa phùn đông kết, nhẹ

57

 

- Trung bình hay mạnh (dày)

- Mưa phùn đông kết trung bình (mạnh, dày)

58

Mưa phùn và mưa

 

- Nhẹ

- Mưa phùn và mưa nhẹ

59

 

- Trung bình hay mạnh

- Mưa phùn và mưa trung bình

ww: 60 - 69

Mưa

60

Mưa không đông kết

Cách khoảng

Nhẹ lúc quan trắc

- Mưa nhẹ cách khoảng

61

Liên tục

- Mưa nhẹ, liên tục

62

Cách khoảng

Trung bình lúc quan trắc

- Mưa trung bình, cách khoảng

63

Liên tục

- Mưa trung bình, liên tục

64

Cách khoảng

Mạnh lúc quan trắc

- Mưa mạnh, cách khoảng

65

Liên tục

- Mưa mạnh, liên tục

66

Mưa đông kết

 

- Nhẹ

- Mưa đông kết nhẹ

67

 

- Trung bình hay mạnh

- Mưa đông kết trung bình (mạnh).

68

Mưa hay mưa phùn và tuyết

 

- Nhẹ

- Mưa (mưa phùn) và tuyết nhẹ

69

 

- Trung bình hay mạnh

- Mưa (mưa phùn) và tuyết trung bình (mạnh).

ww: 70 - 79

Giáng thủy đặc, không phải dạng rào

70

Tuyết bông

Cách khoảng

Nhẹ lúc quan trắc

- Tuyết nhẹ, cách khoảng

71

Liên tục

- Tuyết nhẹ, liên tục

72

Cách khoảng

Trung bình lúc quan trắc

- Tuyết trung bình, cách khoảng

73

Liên tục

- Tuyết trung bình, liên tục

74

Cách khoảng

Mạnh lúc quan trắc

- Tuyết mạnh, cách khoảng

75

Liên tục

Tuyết mạnh liên tục

76

 

Kim nước đá

Có hay không kèm theo sương mù

- Kim nước đá (và sương mù)

77

 

Tuyết hạt

- Tuyết hạt (và sương mù)

78

 

Tuyết hình sao riêng lẻ

- Tuyết hình sao (và sương mù)

79

 

Hạt nước đá

- Hạt nước đá

ww: 80-89

Giáng thủy dạng rào hay giáng thủy với dông hoặc sau dông

80

Mưa

rào

- Nhẹ

- Mưa rào nhẹ

81

- Trung bình hay mạnh

- Mưa rào trung bình (mạnh)

82

- Dữ dội

- Mưa rào dữ dội

83

Mưa rào lẫn tuyết

- Nhẹ

- Mưa rào lẫn tuyết (nhẹ)

84

- Trung bình hay mạnh

- Mưa rào lẫn tuyết trung bình (mạnh)

85

Tuyết rào nhẹ

- Tuyết rào nhẹ

86

Tuyết rào trung bình hay mạnh

- Tuyết rào trung bình (mạnh)

87

Mưa đá nhỏ hạt, dạng rào hoặc tuyết viên, có hay không kèm theo mưa hoặc mưa lẫn tuyết

- Nhẹ

- Mưa đá rào nhỏ hạt (và mưa), nhẹ

 

 

- Mưa đá rào nhỏ hạt và mưa lẫn tuyết nhẹ

 

 

- Tuyết viên (và mưa), nhẹ

 

 

- Tuyết viên và mưa lẫn tuyết nhẹ

88

- Trung bình hay mạnh

- Mưa đá rào nhỏ hạt (và mưa) trung bình (mạnh)

 

 

- Mưa đá rào nhỏ hạt và mưa lẫn tuyết trung bình (mạnh)

 

 

- Tuyết viên (và mưa) trung bình (mạnh)

 

 

- Tuyết viên và mưa lẫn tuyết trung bình (mạnh)

89

Mưa đá rào có hay không kèm theo mưa, hoặc mưa lẫn tuyết, không có sấm

- Nhẹ

- Mưa đá rào (và mưa) nhẹ

- Mưa đá rào và mưa lẫn tuyết nhẹ

90

- Trung bình hay mạnh

- Mưa đá rào (và mưa) trung bình hay (mạnh)

- Mưa đá rào và mưa lẫn tuyết trung bình hay (mạnh)

91

Mưa lúc quan trắc

- Nhẹ

Có dông trong khoảng giờ trước, nhưng không có dông trong lúc quan trắc

- Mưa nhẹ sau dông

92

- Trung bình hay mạnh

- Mưa trung bình hay (mạnh) sau dông

93

Tuyết hay mưa lẫn tuyết hoặc mưa lẫn mưa đá *** lúc quan trắc

- Nhẹ

- Tuyết lẫn (mưa nhẹ) sau dông

- Mưa và mưa đá nhẹ sau dông

94

- Trung bình hay mạnh

- Mưa và mưa đá *** trung bình hay (mạnh) sau dông

95

Dông nhẹ hay trung bình, không có mưa đá, *** nhưng có mưa hoặc tuyết, hoặc mưa lẫn tuyết lúc quan trắc

Có dông lúc quan trắc

- Dông nhẹ hoặc (trung bình) và mưa

- Dông nhẹ hoặc (trung bình) và tuyết

96

Dông nhẹ hay trung bình có mưa đá *** lúc quan trắc

- Dông nhẹ hoặc (trung bình) và mưa lẫn tuyết

97

Dông mạnh, không có mưa đá, *** nhưng có mưa hoặc tuyết, hoặc mưa lẫn tuyết lúc quan trắc

- Dông mạnh có mưa (tuyết)

- Dông mạnh có mưa lẫn tuyết

98

Dông với bão bụi, hay bão cát lúc quan trắc

Dông với bão bụi (bão cát)

99

Dông mạnh có mưa đá *** lúc quan trắc

Dông mạnh có mưa đá ***

Chú thích:

* Danh từ “tại trạm” ứng dụng cho trạm mặt đất và trạm biển.

** Vòi rồng trên mặt đất hay trên biển.

*** Danh từ mưa đá ở đây bao gồm mưa đá, mưa đá phùn và tuyết viên.

Bảng mã 4678

w’w’ Thời tiết quan trọng hiện tại hay dự báo

Từ bổ sung

Hiện tượng thời tiết

Cường độ hay lân cận

Từ mô tả

Giáng thủy

Mù, bụi

Hiện tượng khác

- Nhẹ

MIMỏng

BCTừng đám

DZMưa phùn

RAMưa

BR

FGSương mù

POLốc bụi (cát)

Trung bình (không báo thêm)

PRTừng phần (trong sân bay)

DRCuốn thấp

SNTuyết

SGTuyết hạt

ICTinh thể băng (bụi băng)

FUKhói

VATro núi lửa

DUMàn bụi

SQTố

FCCột mây (vòi rồng, cột nước

+ Mạnh (phát triển mạnh với bụi (cát) cuốn và cột mây)

VCở lân cận

BLCuốn cao

SHDạng rào

TSDông

FZKết băng (cực lạnh)

PEBăng viên

GRMưa đá

GSMưa đá phùn hay tuyết viên

SACát

HZMù khô

SSBão cát

DSBão bụi

4680

wawaThời tiết hiện tại được báo từ trạm thời tiết tự động

Mã số

 

00

Không có thời tiết có ý nghĩa

01

Mây nói chung đang tan đi hay ít phát triển trong giờ qua

02

Trạng thái bầu trời về tổng thể không thay đổi trong giờ qua

03

Mây nói chung hình thành hay phát triển trong giờ qua

04

Mù khô hay khói, hay bụi lơ lửng trong không khí, tầm nhìn ≥ 1km

05

Mù khô hay khói, hay bụi lơ lửng trong không khí, tầm nhìn < 1km

06-09

Dự phòng

10

11

Bụi rắn

12

Chớp

13-17

Dự phòng

18

Tố

19

Dự phòng

 

Các mã số từ 20 – 26 được dùng để báo cáo về giáng thủy, sương mù (hay sương mù kết băng) hay dông tại trạm trong khoảng giờ trước kỳ quan trắc, nhưng không vào lúc quan trắc.

20

Sương mù

21

Giáng thủy

22

Mưa phùn (không kết băng) hay tuyết hạt nhỏ

23

Mưa (không kết băng)

24

Tuyết

25

Mưa phùn hay mưa kết băng

26

Dông (có hay không có giáng thủy)

27

Tuyết hay bụi cuốn cao cấp hay cuốn thấp

28

Tuyết hay bụi cuốn cao hay cuốn thấp, tầm nhìn ≥ 1km

29

Tuyết hay bụi cuốn cao hay cuốn thấp, tầm nhìn < 1km

30

Sương mù

31

Đám sương mù hay sương mù kết băng

32

Sương mù hay sương mù kết băng mỏng đi trong khoảng giờ trước

33

Sương mù hay sương mù kết băng, không thay đổi rõ rệt trong khoảng giờ trước

34

Sương mù hay sương mù kết băng, bắt đầu dày lên trong khoảng giờ trước

35

Sương mù đọng thành sương muối

36-39

Dự phòng

40

Giáng thủy

41

Giáng thủy nhẹ hay trung bình

42

Giáng thủy mạnh

43

Giáng thủy lỏng nhẹ hay trung bình

44

Giáng thủy lỏng mạnh

45

Giáng thủy rắn nhẹ hay trung bình

46

Giáng thủy rắn mạnh

47

Giáng thủy kết băng nhẹ hay trung bình

48

Giáng thủy kết băng mạnh

49

Dự phòng

50

Mưa phùn

51

Mưa phùn nhẹ, không kết băng

52

Mưa phùn trung bình, không kết băng

53

Mưa phùn mạnh, không kết băng

54

Mưa phùn kết băng, nhẹ

55

Mưa phùn kết băng, trung bình

56

Mưa phùn kết băng, mạnh

57

Mưa phùn và mưa nhẹ

58

Mưa phùn và mưa trung bình hay mạnh

59

Dự phòng

60

Mưa

61

Mưa không kết băng nhẹ

62

Mưa không kết băng trung bình

63

Mưa không kết băng mạnh

64

Mưa kết băng nhẹ

65

Mưa kết băng trung bình

66

Mưa kết băng mạnh

67

Mưa (hay mưa phùn) và tuyết nhẹ

68

Mưa (hay mưa phùn) và tuyết trung bình hay mạnh

69

Dự phòng

70

Tuyết

71

Tuyết nhẹ

72

Tuyết trung bình

73

Tuyết mạnh

74

Hạt băng nhẹ

75

Hạt băng trung bình

76

Hạt băng mạnh

77-79

Dự phòng

80

Mưa rào hay giáng thủy cách khoảng

81

Mưa rào hay mưa cách khoảng, nhẹ

82

Mưa rào hay mưa cách khoảng, trung bình

83

Mưa rào hay mưa cách khoảng, mạnh

84

Mưa rào hay mưa cách khoảng, dữ dội

85

Tuyết rào hay tuyết cách khoảng, nhẹ

86

Tuyết rào hay tuyết cách khoảng, trung bình

87

Tuyết rào hay tuyết cách khoảng, mạnh

88-89

Dự phòng

90

Dông

91

Dông nhẹ hay trung bình không kèm giáng thủy

92

Dông nhẹ hay trung bình kèm mưa rào hay/và tuyết rào

93

Dông nhẹ hay trung bình kèm mưa đá

94

Dông mạnh không kèm giáng thủy

95

Dông mạnh kèm mưa rào hay/và tuyết rào

96

Dông mạnh kèm mưa đá

97-98

Dự phòng

99

Vòi rồng

Ghi chú:

1) Bảng mã này bao gồm các thuật ngữ ở nhiều mức nhằm phù hợp các loại trạm từ đơn giản đến hoàn thiện.

2) Những thuật ngữ thời tiết chung (ví như sương mù, mưa phùn) nhằm sử dụng tại các trạm có khả năng xác định loại thời tiết nhưng không có thông tin khác. Những thuật ngữ chung được đưa vào bảng mã bằng chữ in hoa.

3) Các mã số đối với giáng thủy nói chung (mã số từ 40-48) được xếp theo thứ tự độ phức tạp tăng dần. Ví dụ, một trạm rất đơn giản chỉ nhận biết được có hay không có giáng thủy sẽ sử dụng mã số 40 (giáng thủy). Ở mức tiếp theo, một trạm có khả năng nhận biết lượng nhưng không nhận biết được loại sẽ sử dụng mã 41 hay 42. Một trạm có khả năng nhận biết loại nói chung (rắn, lỏng, kết băng) và lượng sẽ sử dụng mã từ 43 đến 48. Một trạm có khả năng báo về dạng thực của giáng thủy (ví dụ mưa phùn hay mưa), nhưng không phân biệt được lượng sẽ sử dụng số chục tròn thích hợp (ví như 50 cho mưa phùn nói chung, 60 cho mưa).

4687

w1w1Thời tiết hiện tại chưa được thuyết minh ở bảng mã 4677 hay thuyết minh cho hiện tượng thời tiết hiện tại bổ sung cho nhóm 7wwW1W2

Mã số:

Chục 00 - 09

 

00-03

Không sử dụng

04

Tro núi lửa lơ lửng trên cao

05

Không sử dụng

06

Mù bụi khô dày, tầm nhìn < 1 km

07

Bụi nước bay tại trạm

08

Bụi cuốn (cát)

09

Tường bụi hay cát ở xa

Chục 10 – 19

10

Mù tuyết

11

Trời màu sữa (Whiteout) – Do trời đầy mây và đất có tuyết phủ

12

Không sử dụng

13

Chớp, từ mây tới bề mặt

14-16

Không sử dụng

17

Dông không có mưa

18

Không sử dụng

19

Mây vòi rồng tại trạm hay trong tầm nhìn của trạm trong khoảng giờ trước hay vào lúc quan trắc.

Chục 20 - 29

 

20

Sự lắng đọng của tro núi lửa

21

Sự lắng đọng của bụi hay cát

22

Sự lắng đọng của sương

23

Sự lắng đọng của tuyết ướt

24

Sự lắng đọng của sương muối xốp

25

Sự lắng đọng của sương muối đặc

26

Sự lắng đọng của sương muối

27

Sự lắng đọng của váng băng

28

Sự lắng đọng của vỏ băng cứng (lớp băng loang trên mặt đất)

29

Không sử dụng

Chục 30 - 39

 

30

Bão bụi và bão cát khi nhiệt độ < 00C

31-38

Không sử dụng

39

Tuyết cuốn cao, không xác định được có tuyết rơi hay không

Chục 40 - 49

 

40

Không sử dụng

41

Sương mù trên biển

42

Sương mù trong thung lũng

43

Khói biển ở Nam cực và Bắc cực

44

Dòng sương mù (biển, hồ hay sông)

45

Dòng sương mù (trên đất)

46

Sương mù trên lớp băng hay lớp tuyết

47

Sương mù dày đặc, tầm nhìn 60 - 90m

48

Sương mù dày đặc, tầm nhìn 30 - 60m

49

Sương mù dày đặc, tầm nhìn < 30m.

Chục 50 - 59

 

50

Mưa phùn cường độ rơi

< 0,10 mm/h

51

0,10 – 0,19 mm/h

52

 

0,20 - 0,39 mm/h

53

0,40 – 0,79 mm/h

54

0,80 – 1,59 mm/h

55

 

1,60 – 3,19 mm/h

56

 

3,20 – 6,39 mm/h

57

 

≥ 6,4 mm/h

58

Không sử dụng

59

Mưa phùn và tuyết (ww = 68 hay 69)

Chục 60 - 69

 

 

60

Mưa, cường độ rơi

< 1,0 mm/h

61

1,0 – 1,9 mm/h

62

2,0 – 3,9 mm/h

63

4,0 – 7,9 mm/h

64

8,0 – 15,9 mm/h

65

16,0 – 31,9 mm/h

66

32,0 – 63,9 mm/h

67

≥ 64,0 mm/h

68-69

Không sử dụng

 

Chục 70 - 79

 

 

70

Tuyết, cường độ rơi

< 1,0 cm/h

71

1,0 – 1,9 cm/h

72

2,0 – 3,9 cm/h

73

4,0 – 7,9 cm/h

74

8,0 – 15,9 cm/h

75

16,0 – 31,9 cm/h

76

32,0 – 63,9 cm/h

77

≥ 64,0 cm/h

78

Tuyết hay giáng thủy tinh thể băng từ bầu trời quang đãng

79

Tuyết ướt, kết băng do tiếp xúc

Chục 80 - 89

 

80

Giáng thủy dạng mưa (ww = 87-99)

81

Giáng thủy dạng mưa kết băng (ww = 80-82)

82

Giáng thủy dạng mưa và hỗn hợp tuyết

83

Giáng thủy dạng tuyết

84

Giáng thủy dạng tuyết viên hay mưa đá nhỏ (ww = 26-27)

85

Giáng thủy dạng tuyết viên hay mưa đá nhỏ, với mưa

86

Giáng thủy dạng tuyết viên hay mưa đá nhỏ, với mưa (ww = 68 hay 69) và tuyết hỗn hợp

87

Giáng thủy dạng tuyết viên hay mưa đá nhỏ, với tuyết (ww = 87-99)

88

Giáng thủy dạng mưa đá

89

Giáng thủy dạng mưa đá, với mưa

90

Giáng thủy dạng mưa đá, với mưa và hỗn hợp tuyết

91

Giáng thủy dạng mưa đá, với tuyết

92

Mưa rào hay dông trên biển

93

Mưa rào hay dông trên núi

94-99

Không sử dụng

5161

Z0Hiện tượng quang học

Mã số

 

0

Bóng chập chờn

1

Cầu vồng

2

Quầng mặt trăng hay mặt trời

3

Mặt trời giả ở quầng

4

Cột sáng ở quầng

5

Tán

6

Ánh sáng hoàng hôn/bình minh

7

Ánh sáng hoàng hôn/bình minh trên núi

8

Ảnh ảo

9

Ánh sáng hoàng đạo

5239

ziTình trạng băng hiện thời và xu thế tình huống trong 3 giờ trước

Mã số

 

 

0

Tàu ở trong nước lỏng, có băng nổi trong tầm nhìn

Tàu ở trong băng

1

Tàu ở trong băng dễ xuyên qua; tình huống tốt lên

2

Tàu ở trong băng dễ xuyên qua; tình huống không thay đổi

3

Tàu ở trong băng dễ xuyên qua; tình huống xấu đi

4

Tàu ở trong băng khó xuyên qua; tình huống tốt lên

5

Tàu ở trong băng dễ xuyên qua; tình huống không thay đổi

6

Băng hình thành và các khối băng trôi kết dính với nhau

Tàu ở trong băng khó xuyên qua và tình huống xấu đi

7

Băng hơi nén

 

8

Băng nén trung bình hay mạnh

 

9

Tàu bị nghẽn

 

/

Không phân định được vì trời tối hay tầm nhìn xấu

 

4.3. Phụ lục 3 Danh sách biểu số trạm (iii) khí tượng bề mặt của Bộ Tài nguyên và Môi trường

iii

Tên trạm

iii

Tên trạm

800

Lai Châu

/00

 

801

 

/01

Mường Tè

802

Sa Pa

/02

Sìn Hồ

803

Lào Cai

/03

Tam Đường

804

 

/04

 

805

Hà Giang

/05

 

806

Sơn La

/06

Than Uyên

807

Thất Khê

/07

Quỳnh Nhai

808

Cao Bằng

/08

Mù Cang Chải

809

Bắc Giang

/09

Tuần Giáo

810

Bắc Cạn

/10

Pha Đin

811

Điện Biên

/11

 

812

Tuyên Quang

/12

 

813

Việt Trì

/13

 

814

Vĩnh Yên

/14

Văn Chấn (Nghĩa Lộ)

815

Yên Bái

/15

 

816

Hoài Đức

/16

Sông Mã

817

Sơn Tây

/17

Cò Nòi

818

Hòa Bình

/18

Yên Châu

819

 

/19

Bắc Yên

820

Láng

/20

Phù Yên

821

Hà Nam (Phủ Lý)

/21

 

822

Hưng Yên

/22

 

823

Nam Định

/23

Minh Đài

824

Ninh Bình

/24

 

825

 

/25

Mộc Châu

826

Phù Liễn

/26

Mai Châu

827

Hải Dương

/27

 

828

Hòn Dấu

/28

 

829

Văn Lý

/29

Phố Ràng

830

Lạng Sơn

/30

Bắc Hà

831

Thái Nguyên

/31

Hoàng Su Phì

832

Nho Quan

/32

Bắc Mê

833

Bãi Cháy

/33

Bảo Lạc

834

Cô Tô

/34

Bắc Quang

835

Thái Bình

/35

Lục Yên

836

Cửa Ông

/36

Hàm Yên

837

Tiên Yên

/37

Chiêm Hóa

838

Móng Cái

/38

 

839

Bạch Long Vĩ

/39

Chợ Rã

840

Thanh Hóa

/40

Nguyên Bình

841

 

/41

 

842

Hồi Xuân

/42

Ngân Sơn

843

 

/43

Trùng Khánh

844

Tương Dương

/44

Định Hóa (Chợ Chu)

845

Vinh

/45

 

846

Hà Tĩnh

/46

 

847

Ba Đồn

/47

Bắc Sơn

848

Đồng Hới

/48

Hữu Lũng

849

Đông Hà

/49

Đình Lập

850

 

/50

Quảng Hà

851

 

/51

Phú Hộ

852

Huế

/52

Tam Đảo

853

 

/53

Hiệp Hòa

854

 

/54

Bắc Ninh

855

Đà Nẵng

/55

Lục Ngạn

856

 

/56

Sơn Động

857

 

/57

Ba Vì

858

 

/58

Hà Đông

859

 

/59

Chí Linh

860

Hoàng Sa

/60

Uông Bí

861

Đắc Tô

/61

Kim Bôi

862

 

/62

 

863

Quãng Ngãi

/63

Chi Nê

864

An Nhơn

/64

Lạc Sơn

865

Kon Tum

/65

Cúc Phương

866

Pleiku

/66

 

867

An Khê

/67

Yên Định

868

Ialy

/68

Sầm Sơn

869

Eakmat

/69

Bái Thượng

870

Quy Nhơn

/70

Như Xuân

871

 

/71

 

872

Ayunpa (Cheo Reo)

/72

Tĩnh Gia

873

Tuy Hòa

/73

 

874

 

/74

Quỳ Châu

875

Buôn Ma Thuột

/75

Quỳ Hợp

876

Eahleo

/76

Tây Hiếu

877

Nha Trang

/77

Quỳnh Lưu

878

Buôn Hồ

/78

 

879

Cam Ranh

/79

Con Cuông

880

Đà Lạt

/80

Đô Lương

881

Liên Khương

/81

Hòn Ngư

882

Đăk Mil

/82

Hương Sơn

883

Phước Long

/83

Trị An

884

Bảo Lộc

/84

Hương Khê

885

Lak

/85

Lý Sơn

886

Đak Nông

/86

Kỳ Anh

887

Phan Thiết

/87

Tuyên Hóa

888

La Gi (Hàm Tân)

/88

Long Khánh (Xuân Lộc)

889

Phú Quý (Cù Lao Thu)

/89

Cồn Cỏ

890

Phan Rang

/90

Khe Sanh

891

 

/91

A Lưới

892

Song Tử Tây

/92

Nam Đông

893

 

/93

Tam Kỳ

894

 

/94

Trà My

895

Đồng Phú

/95

Ba Tơ

896

Biên Hòa

/96

Hoài Nhơn

897

 

/97

Sơn Hòa

898

Tây Ninh

/98

M’ĐRak

899

Sở Sao (Thủ Dầu Một)

/99

Tân An

900

Tân Sơn Nhất

 

 

901

Bến Tre

 

 

902

Ba Tri

 

 

903

Vũng Tàu

 

 

904

Càng Long

 

 

905

Vị Thanh

 

 

906

Mộc Hóa

 

 

907

Rạch Giá

 

 

908

Cao Lãnh

 

 

909

Châu Đốc

 

 

910

Cần Thơ

 

 

911

Vĩnh Long

 

 

912

Mỹ Tho

 

 

913

Sóc Trăng

 

 

914

Cà Mau

 

 

915

Bạc Liêu

 

 

916

Thổ Chu

 

 

917

Phú Quốc

 

 

918

Côn Đảo

 

 

919

Huyền Trân (DK1.7)

 

 

920

Trường Sa

 

 

4.4. Phụ lục 4 Danh sách các trạm phát báo trị số độ cao mặt đẳng áp 850 hPa thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường

Biểu số

Tên trạm

Biểu số

Tên trạm

802

Sa Pa

880

Đà Lạt

/25

Mộc Châu

884

Bảo Lộc

4.5. Phụ lục 5 Cách tính độ cao mặt đẳng áp chuẩn theo mét địa thế vị

Các trạm ở độ cao từ 800m đến độ cao 2300m, báo độ cao mặt đẳng áp 850hPa bằng mét địa thế vị (mđtv) theo công thức

h850≈ h – Δh

khi khí áp mực trạm < 850 hPa

h850≈ h + Δh

khi khí áp mực trạm > 850 hPa

Với

h850là độ cao mặt đẳng áp 850hPa bằng mđtv

h là độ cao của trạm (độ cao chậu khí áp kế) bằng m.

Δh là khoảng cách từ mực trạm tới mặt đẳng áp 850hPa.

Trị số Δh được tính sẵn theo bảng. Cách tra Δh gồm 2 bước:

Bước 1: Tính nhiệt độ trung bình của không khí trong 12 giờ vừa qua (T) theo công thức:

với: T: là nhiệt độ không khí lúc quan trắc.

T12: là nhiệt độ không khí ở 12 giờ trước

h: là độ cao của trạm (độ cao chậu khí áp kế) tính bằng m.

Bước 2: Căn cứ vào khí áp mực trạm P0(tới phần mười hPa) và nhiệt độ trung bình của không khí 12 giờ qua T (tới độ nguyên), tra bảng sẽ được giá trị Δh.

Ví dụ: Trạm Sa Pa (h = 1570), quan trắc 13h, nhiệt độ không khí T = 16,50C, nhiệt độ không khí lúc 1h là 12,30C, khí áp mực trạm lúc 13h là P0= 872,6 hPa.

Bước 1:

= 14,4 + 0,2 = 14,6 ≈ 15

Bước 2: (nội suy theo 2 chiều)

 

 

10

20

 

872

 

212

219

 

873

 

221

229

 

 

Tìm Δh với

P0= 872 hPa

và T = 150C:

T = 100C

P0= 872 hPa

Δh = 212

T = 200C

P0= 872 hPa

Δh = 219

Nội suy được

= 212 + 3,5 = 215,5 ≈ 216

Tìm Δh với  P0= 873 hPa và T = 150C

P0= 873hPa

 

P0= 873hPa

 

T = 100C

Δh = 221

T = 200C

Δh = 229

Nội suy được

= 221 + 4 = 225

Tìm Δh với  P0= 872,6 hPa và T = 150C

P0= 872hPa

Δh = 216

P0= 873hPa

Δh = 225

T = 150C

 

T = 150C

 

Nội suy được  Δh = 216 + (225 – 216) (872,6 – 872,0)

= 216 + 5,4 = 221,4 ≈ 221

Độ cao mặt đẳng áp 850hPa

h850     ≈ h + Δh

≈ 1570 + 221

≈ 1791 mđtv

Báo      hhh = 791

 

KHOẢNG CÁCH TỪ MỰC TRẠM ĐẾN MẶT ĐẲNG ÁP 850hPa (Δh) mđtv

 

-10

0

10

20

30

40

760

862

895

928

961

993

1026

761

852

884

917

949

982

1014

762

842

874

906

938

970

1002

763

832

864

895

927

958

990

764

822

853

884

916

947

978

765

812

843

873

904

935

966

 

 

 

 

 

 

 

766

802

832

863

893

923

954

767

791

822

852

882

912

942

768

782

811

841

871

900

930

769

771

801

830

859

889

918

770

761

790

819

848

877

906

 

 

 

 

 

 

 

771

752

780

809

837

866

894

772

741

770

798

826

854

882

773

731

759

787

815

843

871

774

722

749

776

804

831

859

775

712

739

766

793

820

847

 

 

 

 

 

 

 

776

702

728

755

782

808

835

777

692

718

744

771

797

823

778

682

708

734

760

786

811

779

672

697

723

749

744

800

780

662

687

712

738

763

788

 

 

 

 

 

 

 

781

652

677

702

727

751

776

782

642

667

691

716

740

764

783

633

657

681

705

729

753

784

623

646

670

694

717

741

785

613

636

659

683

706

729

 

 

 

 

 

 

 

786

603

626

649

672

695

718

787

593

616

638

661

684

706

788

583

606

628

650

672

694

789

574

595

617

639

661

683

790

564

585

607

628

650

671

 

 

 

 

 

 

 

791

554

575

596

617

638

659

792

544

544

586

606

627

648

793

535

555

575

596

616

636

794

525

545

565

585

605

625

795

515

535

554

574

594

613

 

 

 

 

 

 

 

796

506

525

544

563

583

602

797

496

515

534

553

571

590

798

486

505

523

542

560

579

799

477

495

513

531

549

567

800

467

484

503

520

538

556

 

 

 

 

 

 

 

801

457

474

492

509

527

544

802

448

464

482

499

516

533

803

438

454

472

488

505

521

804

429

444

461

477

494

510

805

419

435

451

467

483

499

 

 

 

 

 

 

 

806

409

425

441

456

471

487

807

400

415

430

445

461

476

808

390

405

420

435

450

465

809

381

395

410

424

439

453

810

371

385

400

413

428

442

 

 

 

 

 

 

 

811

362

375

389

403

417

431

812

352

365

379

392

406

419

813

343

355

369

382

395

408

814

333

346

359

371

384

397

815

324

336

349

361

374

385

 

 

 

 

 

 

 

816

314

326

339

350

363

374

817

305

316

328

340

352

363

818

296

306

318

329

341

352

819

286

297

308

319

330

341

820

277

287

298

308

319

329

 

 

 

 

 

 

 

821

267

277

288

298

308

318

822

258

267

278

287

298

307

823

249

258

268

277

287

296

824

239

248

258

266

276

285

825

230

238

248

256

265

274

 

 

 

 

 

 

 

826

221

229

238

246

255

263

827

211

219

228

235

244

251

828

202

209

218

225

233

240

829

193

200

208

214

222

229

830

183

190

198

204

212

218

 

 

 

 

 

 

 

831

174

180

188

194

201

207

832

165

171

178

183

190

196

833

156

161

168

173

180

185

834

146

152

158

163

169

174

835

137

142

148

153

158

163

 

 

 

 

 

 

 

836

128

132

138

142

148

152

837

119

123

128

132

137

141

838

109

113

118

122

127

130

839

100

104

108

112

116

119

840

91

94

98

101

105

108

 

 

 

 

 

 

 

841

82

85

88

91

95

98

842

73

75

79

81

84

87

843

64

66

69

71

74

76

844

55

56

59

61

63

65

845

45

47

49

50

53

54

 

 

 

 

 

 

 

846

36

37

39

40

42

43

847

27

28

29

30

32

32

848

18

18

20

20

21

22

849

9

9

10

10

11

11

850

0

0

0

0

0

0

 

 

 

 

 

 

 

851

9

9

10

10

10

11

852

18

19

20

20

21

22

853

27

28

29

30

31

32

854

36

38

39

40

42

43

855

45

47

49

50

52

54

 

 

 

 

 

 

 

856

54

56

58

60

62

64

857

63

66

68

70

73

75

858

72

75

78

80

83

86

859

81

84

87

90

93

97

860

90

94

97

100

104

107

 

 

 

 

 

 

 

861

99

103

107

110

114

118

862

108

112

116

120

125

129

863

117

121

126

130

135

139

864

126

131

135

140

145

150

865

135

140

145

150

155

161

 

 

 

 

 

 

 

866

144

149

155

160

166

171

867

153

158

164

170

176

182

868

162

168

174

180

186

192

869

170

177

183

190

196

203

870

179

186

193

200

207

213

 

 

 

 

 

 

 

871

188

195

202

210

217

224

872

197

205

212

219

227

234

873

206

214

221

229

237

245

874

215

223

231

239

247

255

875

223

232

240

249

257

266

 

 

 

 

 

 

 

876

232

241

250

259

267

276

877

241

250

259

269

278

287

878

250

259

269

278

288

297

879

259

268

278

288

298

308

880

267

277

288

298

308

318

 

 

 

 

 

 

 

881

276

287

297

308

318

329

882

285

296

307

317

328

339

883

294

305

316

327

338

349

884

302

314

325

337

348

360

885

311

323

335

346

358

370

 

 

 

 

 

 

 

886

320

332

344

356

368

380

887

328

341

353

366

378

391

888

337

350

363

376

388

401

889

346

359

372

385

398

411

890

354

368

381

395

408

422

 

 

 

 

 

 

 

891

363

377

391

405

418

432

892

372

386

400

414

428

442

893

380

395

409

424

438

453

894

389

404

419

433

448

463

895

398

413

428

443

458

473

 

 

 

 

 

 

 

896

406

422

437

453

468

484

897

415

431

446

462

478

494

898

424

440

456

472

488

504

899

432

488

465

481

498

514

900

441

457

474

491

508

524

 

 

 

 

 

 

 

901

448

466

483

500

517

534

902

458

475

493

510

527

545

903

466

484

502

519

537

555

904

475

493

511

529

547

565

905

483

502

520

538

557

575

 

 

 

 

 

 

 

906

492

511

529

548

566

585

907

500

519

538

557

576

595

908

509

528

548

567

586

606

909

517

537

557

576

596

616

910

526

546

566

586

606

626

 

 

 

 

 

 

 

911

534

555

575

596

616

636

912

543

563

584

604

625

646

913

551

572

593

614

635

656

914

560

581

602

623

645

666

915

568

590

611

633

654

676

 

 

 

 

 

 

 

916

577

598

620

642

664

686

917

585

607

629

652

674

696

918

593

616

638

661

683

706

919

602

625

647

670

693

716

920

610

633

656

680

703

726

 

 

 

 

 

 

 

921

618

642

665

689

712

736

922

627

651

674

698

722

746

923

635

659

683

708

732

756

924

643

668

692

717

741

766

925

652

677

701

726

751

776

 

 

 

 

 

 

 

926

660

685

710

735

760

786

927

668

694

719

745

770

795

928

677

703

728

754

780

805

929

685

711

737

763

789

815

930

693

720

746

772

799

825

 

 

 

 

 

 

 

931

702

728

755

782

808

835

932

710

737

764

791

818

845

933

718

745

773

800

827

855

934

727

754

782

809

837

865

935

735

763

791

818

846

874

 

 

 

 

 

 

 

936

743

771

800

828

856

884

937

751

780

808

837

865

894

938

759

788

817

846

875

904

939

768

797

826

855

884

914

940

776

805

835

864

894

923

 

 

 

 

 

 

 

941

784

814

844

873

903

933

942

792

822

852

882

913

943

943

800

831

861

892

922

952

944

809

839

870

901

931

962

945

817

848

879

910

941

972

 

 

 

 

 

 

 

946

825

856

888

919

950

982

947

833

865

896

928

960

991

948

841

873

905

937

969

1001

949

849

882

914

946

978

1011

950

857

890

923

955

988

1020

Ghi chú:

1) Khí áp từ 760 đến 850hPa dùng công thức: h850≈ h - Δh

2) Khí áp từ 851 đến 950hPa dùng công thức: h850≈ h + Δh

4.6. Phụ lục 6 phương pháp xác định trị số khí áp mực biển nhỏ nhất

Khi Trạm chịu ảnh hưởng của bão, đường ghi trên giản đồ áp ký xuống đến điểm thấp nhất rồi lên dần.

PnPnPnPn là trị số khí áp thấp nhất qua ảnh hưởng của cơn bão, sau khi đã hiệu chính sai số máy và hiệu chính độ cao về mực mặt biển.

Ví dụ:

Số đọc trên giản đồ là:              992,5 hPa

Hiệu chính sai số máy là:           -1,5 hPa

Hiệu chính độ cao là:                 + 0,7

Báo PnPnPnPn= 992,5 hPa + 0,7 – 1,5 = 991,7 hPa

Cách hiệu chính sai số máy, xem quy phạm quan trắc khí tượng bề mặt.

Nếu độ cao chậu khí áp biểu của trạm trên 20m, số hiệu chính rút về mặt biển thay đổi theo nhiệt độ không khí và khí áp mực trạm

Để đơn giản việc tìm số hiệu chính khí áp về mực mặt biển, có thể tìm mức chênh lệch giữa số đọc trên giản đồ áp ký của 2 giờ liền kề trước và sau khi xuất hiện khí áp thấp nhất, với trị số khí áp mực biển (quan trắc được từ khí áp kế) ở các giờ tương ứng, rồi quy toán như thường lệ để tìm trị số PnPnPnPn.

Ví dụ: Trị số của điểm thấp nhất trên đường ghi ở giản đồ áp ký là 994,7 hPa xảy ra hồi 13h25 và:

Giờ quan trắc:

13h

14h

Số đọc trên giản đồ áp ký

1001,0hPa

996,1hPa

Trị số khí áp mực biển

997,3

1002,2

Sai số máy

-3,7

+ 6,1

Tổng biến sai

6,1 - ( - 3,7) =

+ 9,8

Đơn vị thời gian để tính hiệu chính là 5 phút, nên tra “bảng biến sai 12 giờ” (Bảng tính khí tượng tập 2, trang 12 – xuất bản năm 1975) lần lượt được các trị số 0,8; 1,7; 2,5; 3,2; 4,2; 4,9; 5,7; 6,6; 7,4; 8,1; 9,1.

Số hiệu chính lần lượt là:

Giờ phút

13.00

13.05

13.10

13.15

13.20

13.25

13.30

13.35

13.40

13.45

13.50

13.55

14.00

Số hiệu chính

-3,7

-2,9

-2.0

-1,2

-0,5

+0,5

+1,2

+2,0

+2,9

+3,7

+4,4

+5,4

+6,1

“Số hiệu chính” khí áp về mực biển lúc 13h25 là +0,5 hPa

Do đó báo PnPnPnPn= 994,7 + 0,5 = 995,2hPa

Trị số PnPnPnPncũng có thể tính trực tiếp như sau:

PnPnPnPn= 994,7 – 3,7 + 9,8

= 994,7 – 3,7 + 4,1 = 995,1hPa

4.7. Phụ lục 7: Cách lập chuẩn khí hậu

1. Mở đầu

Theo cuốn “Thực hành khí hậu”, các giá trị tháng có ích hơn khi được so sánh với các đại lượng chuẩn. “Quy phạm kỹ thuật” định nghĩa chuẩn là “giá trị trung bình của giai đoạn như nhau và đủ dài để bao hàm 3 thập kỷ liên tiếp như sau: Từ 01/01/1901 đến 31/12/1930, từ 01/01/1921 đến 31/12/1960, từ 01/01/1961 …”. Đối với các trạm vì lý do nào đó không có chuẩn sau cùng thì có thể sử dụng “chuẩn tạm thời”, tức là giá trị trung bình được tính trong khoảng thời gian ngắn hơn.

Căn cứ vào đoạn 2 của dạng mã CLIMAT và đáp ứng yêu cầu của WMO, các trạm phát báo CLIMAT cần lập chuẩn của các yếu tố dưới đây:

a)Trung bình tháng khí áp mực trạm

b)Trung bình tháng khí áp mặt biển

c)Trung bình tháng nhiệt độ không khí

d)Trung bình tháng áp suất hơi nước

đ) nrnr: Số ngày trong tháng có lượng mưa ≥ 1,0mm

e) R1R1R1R1: Tổng lượng mưa tháng

g) S1S1S1: Tổng giờ nắng tháng

h)Trung bình tháng nhiệt độ không khí tối cao,

i)Trung bình tháng nhiệt độ không khí tối thấp,

k-ststst: Độ lệch chuẩn của nhiệt độ không khí trung bình hàng ngày

l) Bảng các nhóm tần suất lượng mưa của trạm dựa trên số liệu khí hậu 30 năm vừa qua: từ 01/01/1961 đến 31/12/1990.

2. Phương pháp tính các chuẩn

a) Tính độ lệch chuẩn của nhiệt độ không khí trung bình hàng ngày

Độ lệch chuẩn được tính theo công thức:

Trong đó:

: Độ lệch chuẩn của nhiệt độ không khí trung bình hàng ngày

n: Số ngày trong tháng

xi: Nhiệt độ không khí trung bình hàng ngày

x: Nhiệt độ không khí trung bình tháng

Để dễ dàng thống kê và tính toán, cần lập các bảng sau:

Trạm:                                                    tháng:

Ngày

1961

1962

T

T

1

2

.

.

31

 

 

 

 

 

 

 

TS

 

 

 

 

 

 

 

TB

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cột T: Nhiệt độ không khí trung bình hàng ngày lấy ở BKT-1

Cột: Hiệu số của nhiệt độ không khí trung bình hàng ngày với trung bình tháng (chỉ ghi giá trị tuyệt đối).

Cột: Bình phương của cột Ti- T

Chỉ khai căn bậc 2 cho hàng TB của cột

Mỗi trạm lập bảng trên cho 12 tháng của 30 năm: từ 1961 đến 1990.

Sau đó lập bảng “Độ lệch chuẩn của không khí trung bình tháng tổng hợp cho cả 30 năm”.

Ví dụ: Lập bảng tính độ lệch chuẩn của nhiệt độ không khí trung bình hàng ngày tháng I, trạm Láng:

Trạm: Láng                                                                    Tháng: I

Ngày

1961

T

 

1

2

.

.

31

14,3

15,2

 

 

14,7

1,3

0,4

 

 

0,9

1,69

0,16

 

 

0,18

 

TS

484,0

 

233,30

 

TB

15,6

 

7,53

 

 

 

2,7

 

b) Tính chuẩn khí hậu khác:

Lập mười bảng thống kê cho từng yếu tố

Ví dụ:

Trạm: Láng

Tên yếu tố: Độ lệch chuẩn của nhiệt độ không khí trung bình hàng ngày

Tháng

Năm

I

XII

1961

1962

.

.

1990

2,7

2,5

 

 

2,4

 

 

TS

84,8

 

 

TB

2,8

 

 

 

Trạm: Láng

Tên yếu tố:

Tháng

Năm

I

II

XII

1961

1962

.

.

1990

 

 

 

 

TS

 

 

 

 

TB

 

 

 

 

+ Các bảng: “Trung bình tháng khí áp mực trạm”, “Trung bình tháng khí áp mực mặt biển”, “Trung bình tháng nhiệt độ không khí”, “Trung bình tháng áp suất hơi nước”, “Trung bình tháng nhiệt độ không khí tối cao”, “Trung bình tháng nhiệt độ không khí tối thấp” – số liệu được lấy từ BKT-1.

+ Bảng “Số ngày trong tháng có lượng mưa ≥ 1,0mm” – ghi số ngày có lượng mưa ≥ 1,0mm lấy từ BKT-1.

+ Bảng “Tổng lượng mưa tháng” – ghi tổng lượng mưa tháng lấy từ BKT-1.

+ Bảng “Tổng giờ nắng tháng” – Ghi tổng giờ nắng tháng lấy từ BKT-15.

c) Lập bảng “Các nhóm tần suất mưa tháng”.

Bảng này được lập bằng cách sắp xếp lượng mưa tháng theo thứ tự tăng dần và chia thành 5 cấp, mỗi cấp gồm 6 trị số.

Trạm:

Tháng

Cấp nhóm

I

II

XII

Rd= 1

 

 

 

 

.

.

.

 

 

 

 

Rd= 5

 

 

 

 

Ví dụ:

Trạm Láng thời kỳ 1961 – 1990 quan trắc được lượng mưa tháng I như sau:

Năm

Lượng mưa

Năm

Lượng mưa

Năm

Lượng mưa

1961

5,3

1971

8,8

1981

7,1

1962

2,4

1972

0,8

1982

14,3

1963

1,0

1973

5,0

1983

57,3

1964

23,2

1974

44,2

1984

2,2

1965

4,2

1975

75,7

1985

37,3

1966

35,4

1976

9,9

1986

7,8

1967

16,5

1977

56,7

1987

5,0

1968

15,7

1978

12,6

1988

19,3

1969

38,9

1979

28,4

1989

52,2

1970

11,1

1980

6,4

1990

21,4

Lượng mưa này được sắp xếp thành bảng các nhóm tần suất như sau:

Trạm: Láng

Bảng các nhóm tần suất lượng mưa

Tháng

Cấp nhóm

I

XII

1

0,8

1,0

2,2

2,4

4,2

5,0

 

 

.

.

.

 

 

 

5

38,9

44,2

52,2

56,7

57,3

75,7

 

 

 

MỤC LỤC

NỘI DUNG

Lời mở đầu

1. Quy định chung

1.1. Phạm vi điều chỉnh

1.2. Đối tượng áp dụng

1.3. Giải thích từ ngữ

2. Quy định về kỹ thuật mã hóa số liệu quan trắc khí tượng bề mặt

2.1. Các dạng mã SYNOP – SHIP – SYNOP MOBIL (FM12 – XII Ext SYNOP, FM 13-XII Ext SHIP, FM14-XII Ext SYNOP MOBIL) và các quy tắc mã hóa số liệu

2.1.1. Dạng mã

2.1.2. Quy tắc

2.1.2.1. Quy tắc chung

2.1.2.2. Đoạn 0

2.1.2.3. Đoạn 1

2.1.2.4. Đoạn 2

2.1.2.5. Đoạn 3

2.1.2.6. Đoạn 4

2.1.2.7. Đoạn 5

2.2. Các dạng mã METAR-SPECI (FM15-XIII METAR, FM16-XIII SPECI) và các quy tắc mã hóa số liệu

2.2.1. Dạng mã

2.2.2. Quy tắc

2.3. Dạng mã BUOY (FM 18-XII BUOY) và các quy tắc mã hóa số liệu

2.3.1. Dạng mã

2.3.2. Quy tắc

2.3.2.1. Quy tắc chung

2.3.2.2. Đoạn 0

2.3.2.3. Đoạn 1

2.3.2.4. Đoạn 2

2.3.2.5. Đoạn 3

2.3.2.6. Đoạn 4

2.4. Dạng mã CLIMAT (FM 71 – XII CLIMAT) và các quy tắc mã hóa số liệu

2.4.1. Dạng mã

2.4.2. Quy tắc

2.4.2.1. Quy tắc chung

2.4.2.2. Đoạn 0

2.4.2.3. Đoạn 1

2.4.2.4. Đoạn 2

2.4.2.5. Đoạn 3

2.4.2.6. Đoạn 4

2.5. Dạng mã CLIMAT SHIP (FM 72 – XII CLIMAT SHIP) và các quy tắc mã hóa số liệu

2.5.1. Dạng mã

2.5.2. Quy tắc

2.5.2.1. Đoạn 1

2.5.2.2. Đoạn 2

2.6. Dạng mã CLI… hay …CLI (FM 73 – VI CLI.. hay ..CLI) và các quy tắc mã hóa số liệu

2.6.1. Dạng mã

2.6.2. Quy tắc

2.7. Dạng mã TYPH (FM VN – 1 TYPH) và các quy tắc mã hóa số liệu

2.7.1. Dạng mã

2.7.2. Quy tắc

2.7.2.1. Quy tắc chung

2.7.2.2. Quy tắc phát báo các nhóm

2.8. Dạng mã CLIM (FM VN – 2 CLIM) và các quy tắc mã hóa số liệu

2.8.1. Dạng mã

2.8.2. Quy tắc

2.8.2.1. Quy tắc chung

2.8.2.2. Quy tắc sử dụng các nhóm

3. Tổ chức thực hiện

4. Các phụ lục

4.1. Phụ lục 1: Chữ ký hiệu và ý nghĩa

4.2. Phụ lục 2: Các Bảng mã

4.3. Phụ lục 3: Danh sách biểu số trạm (iii)

4.4. Phụ lục 4: Danh sách các trạm phát báo trị số độ cao mặt đẳng áp 850 hPa

4.5. Phụ lục 5: Cách tính độ cao mặt đẳng áp chuẩn theo mét địa thế vị

4.6. Phụ lục 6: Phương pháp xác định trị số khí áp mực biển nhỏ nhất

4.7. Phụ lục 7: Cách lập chuẩn khí hậu


QCVN 17: 2008/BTNMT

QUY CHUẨNKỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MÃ LUẬT KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP
National technical regulation on Agrometeorological codes

LỜI NÓI ĐẦU

QCVN 17: 2008/BTNMT do Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường biên soạn, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu trình duyệt, được ban hành theo Quyết định số: 17/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008.

Quy chuẩn này thay thế Tiêu chuẩn ngành 94 TCN 2 – 2006, Mã luật khí tượng nông nghiệp, ban hành theo Quyết định số 01/2006/QĐ-BTNMT ngày 11 tháng 01 năm 2006.

QUY CHUẨN

KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MÃ LUẬT KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP
National technical regulation on Agrometeorological codes

1. Quy định chung

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định chi tiết việc mã hóa số liệu quan trắc khí tượng nông nghiệp dùng để mã hóa số liệu và khai mã các bản tin quan trắc khí tượng nông nghiệp.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện mã hóa hoặc khai mã số liệu quan trắc khí tượng nông nghiệp trong phạm vi cả nước.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Mã luật khí tượng nông nghiệp là các quy định mã hóa và khai mã số liệu quan trắc khí tượng nông nghiệp.

1.3.2. Quan trắc khí tượng nông nghiệp là theo dõi, quan sát và đo đạc các yếu tố vật lý môi trường và các yếu tố sinh học của cây trồng, vật nuôi.

2. Quy định về kỹ thuật mã hóa số liệu quan trắc khí tượng nông nghiệp

Các trạm Khí tượng nông nghiệp thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Mã luật khí tượng nông nghiệp để truyền tin khí tượng nông nghiệp gồm hai loại điện báo riêng biệt: Điện AGROM và KSAGROM.

- Mã điện AGROM gồm hai phần: Phần mở đầu và phần nội dung. Các trạm Khí tượng nông nghiệp sử dụng mã điện AGROM để phát báo các số liệu quan trắc khí tượng nông nghiệp hàng tuần trong tháng. Điện phải phát báo vào buổi sáng các ngày 1, 11 và 21. Cụ thể mã điện tuần 1 phát báo buổi sáng ngày 11, mã điện tuần 2 phát báo buổi sáng ngày 21 và mã điện tuần 3 phát báo buổi sáng ngày 1 của tháng sau.

- Mã điện KSAGROM gồm hai phần: Phần mở đầu và phần nội dung. Các trạm Khí tượng nông nghiệp được cấp có thẩm quyền quy định thu thập số liệu khí tượng nông nghiệp ngoài khu vực quan trắc khí tượng nông nghiệp của trạm sử dụng mã điện KSAGROM để phát báo số liệu khảo sát khí tượng nông nghiệp hàng tuần trong tháng. Mã điện phải phát báo vào các ngày 9 (tuần 1), 19 (tuần 2) và 29 (tuần 3) hàng tháng. Đối với tháng 2 những năm chỉ có 28 ngày thì phát báo vào ngày 28.

Tất cả các số liệu dùng để thảo mã điện khí tượng nông nghiệp phải là các số liệu được thu thập và quan trắc theo đúng quy phạm Quan trắc khí tượng nông nghiệp và quy phạm Khảo sát khí tượng nông nghiệp trên đồng ruộng.

Nguyên tắc phát báo phải theo thứ tự các nhóm (số thứ tự được ghi trong dấu ngoặc đơn bằng số Ả Rập trước mỗi nhóm) và phải tuân thủ theo phần “hướng dẫn phát báo các nhóm”. Tuyệt đối không được đảo lộn thứ tự hoặc bỏ bớt các nhóm, các mã số trong nhóm.

Trường hợp nhóm nào không có hoặc thiếu số liệu quan trắc thì các mã số trong nhóm đó được phát báo là “/”.

Riêng đối với các nhóm (18), (19), (20), (21) trong trường hợp không có thiên tai, sâu bệnh hoặc trong tuần không quy định phải quan trắc mật độ cây trồng, tỷ suất đẻ nhánh thì không cần phát báo các nhóm này.

Trạm có quan trắc nhiều loại cây trồng với nhiều đợt gieo, trồng khác nhau thì trong một bức điện từ nhóm (13) đến nhóm (25) được lặp lại nhiều lần để phát báo cho từng đợt của từng loại cây trồng khác nhau. Việc phát báo mã điện trong lần sau hoàn toàn phải tuân thủ đúng thứ tự các quan trắc như về số thứ tự của giống, nhóm.

2.1. Các dạng mã AGROM, KSAGROM và các quy tắc mã hóa số liệu

2.1.1. Dạng mã AGROM và các quy tắc mã hóa số liệu

2.1.1.1. Dạng mã AGROM

Meteo Hanoi AGROM 48 (iii)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6a)

(6b)

(7) fxnfx5vvtbv5

(8) EEEhE3E5

(9) RRRnRnR5

(10) RoRoRonRonR25

 

(11) RXRXRXDRXnR50

(12) SSSnR0nd

(13)

(14) NTgDDM

(15) FBBĐE

(16) E%E%HHH

(17) DDnEnEG

(18) ZQP%UdUd

(19) TQtQtP%m

(20) SQsQsP%m

(21) GGCCC

(22) WWđ%d%d%

(23) KBBĐTg

(24) DDM Ci%Ci%

(25) LLLL%L%

(26) K1000K1000NSNSNS

(27) QZDDM

(28) P%mVVV

(29)IIgIgBB

(30) JJJJJ

(31)AUđ20Uđ20Uđ50Uđ50

 

2.1.2.2. Các quy tắc mã hóa số liệu

2.1.1.2.1. Quy tắc chung

1. Các trạm Khí tượng nông nghiệp thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Mã luật khí tượng nông nghiệp để truyền tin khí tượng nông nghiệp theo dạng mã AGROM.

2. Mã điện AGROM gồm hai phần: Phần mở đầu và phần nội dung. Các trạm Khí tượng nông nghiệp sử dụng mã điện AGROM để phát báo các số liệu quan trắc khí tượng nông nghiệp hàng tuần trong tháng. Điện phải phát báo vào buổi sáng các ngày 1, 11 và 21. Cụ thể mã điện tuần 1 phát báo buổi sáng ngày 11, mã điện tuần 2 phát báo buổi sáng ngày 21 và mã điện tuần 3 phát báo buổi sáng ngày 1 của tháng sau.

3. Tất cả các số liệu dùng để thảo mã điện khí tượng nông nghiệp phải là các số liệu được thu thập và quan trắc theo đúng quy phạm Quan trắc khí tượng bề mặt, quy phạm Quan trắc khí tượng nông nghiệp và quy phạm Khảo sát khí tượng nông nghiệp trên đồng ruộng.

4. Nguyên tắc phát báo phải theo thứ tự các nhóm (số thứ tự được ghi trong dấu ngoặc đơn bằng số Ả Rập trước mỗi nhóm) và phải tuân thủ theo phần “hướng dẫn phát báo các nhóm”. Tuyệt đối không được đảo lộn thứ tự hoặc bỏ bớt các nhóm, các mã số trong nhóm. Trường hợp nhóm nào không có hoặc thiếu số liệu quan trắc thì các mã số trong nhóm đó được phát báo là “/”.

Riêng đối với các nhóm (18), (19), (20), (21) trong trường hợp không có thiên tai, sâu bệnh hoặc trong tuần không quy định phải quan trắc mật độ cây trồng, tỷ suất đẻ nhánh thì không cần phát báo các nhóm này.

5. Trạm có quan trắc nhiều loại cây trồng với nhiều đợt gieo, trồng khác nhau thì trong một bức điện từ nhóm (13) đến nhóm (25) được lặp lại nhiều lần để phát báo cho từng đợt của từng loại cây trồng khác nhau. Việc phát báo mã điện trong lần sau hoàn toàn phải tuân thủ đúng thứ tự các quan trắc như về số thứ tự của giống, nhóm.

2.1.1.2.2. Quy tắc sử dụng các nhóm

2.1.1.2.2.1. Meteo Hanoi AGROM 48 (iii)

+ Meteo Hanoi AGROM: Phần mở đầu không đổi;

+ 48: Biểu số miền (Việt Nam thuộc miền 48);

+ (iii): Biểu danh trạm (xem phần phụ lục).

2.1.1.2.2.2.Nhóm (1)

a)(1):Biểu số nhóm;

b)Nhiệt độ không khí trung bình tuần, lấy đến phần mười độ, phát báo 3 số theo trị số thực;

c) TXTX: Nhiệt độ không khí tối cao trong tuần, lấy tròn 2 số, số lẻ < 0,5 bỏ đi, ≥ 0,5 lấy lên 1.

2.1.2.2.3.Nhóm (2)

a)(2):Biểu số nhóm;

b)Nhiệt độ không khí tối cao trung bình tuần, lấy đến phần mười độ, phát báo 3 số theo trị số thực;

c) TmT: nhiệt độ không khí tối thấp trong tuần, lấy tròn 2 số, số lẻ phần mười < 0,5 bỏ đi, số lẻ phần mười ≥ 0,5 lấy lên 1 theo giá trị tuyệt đối.

Chú ý:Trường hợp nhiệt độ xuống dưới 00C thì cộng thêm 50 vào trị số tuyệt đối để phát báo.

2.1.1.2.2.4.Nhóm (3)

a)(3):Biểu số nhóm;

b): Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình tuần, lấy đến phần mười độ, phát báo 3 số theo trị số thực;

c) TgmTgm: Nhiệt độ mặt đất tối thấp trong tuần, cách phát báo như cách phát báo T­m.

2.1.1.2.2.5.Nhóm(4)

a)(4): Biểu số nhóm;

b): Nhiệt độ mặt đất trung bình tuần, lấy đến phần mười độ, phát báo 3 số theo trị số thực;

c) TgxTgx: Nhiệt độ mặt đất tối cao trong tuần, cách phát báo như cách phát báo TxTx.

2.1.1.2.2.6.Nhóm(5)

a)(5): Biểu số nhóm;

b): Số ngày có nhiệt độ không khí trung bình ≤ 15,00C trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1;

c): Số ngày có nhiệt độ không khí trung bình từ 15,1 đến 20,00C trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1;

d): Số ngày có nhiệt độ không khí trung bình từ 20,1 đến 25,00C trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1;

e): Số ngày có nhiệt độ không khí trung bình > 25,00C trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1;

g): Số ngày có nhiệt độ không khí tối cao > 30,00C trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1.

2.1.1.2.2.7.Nhóm (6a)

a) (6a): Biểu số nhóm;

b) Y: Biểu số nhóm không đổi, chỉ phần phát báo các yếu tố khí tượng từ 1/X đến 30/IV của các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra và tỉnh Lâm Đồng;

c)Số ngày có nhiệt độ không khí trung bình ≤ 13,00C trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1;

d)Số đợt có nhiệt độ không khí trung bình ngày ≤ 13,00C xảy ra liên tục từ 3 ngày trở lên trong tuần (từ 3 ngày liên tục trở lên có nhiệt độ ≤ 13,00C được tính là 1 đợt), phát báo 1 số theo thực tế số đợt;

e) nTm15: Số ngày có nhiệt độ không khí thấp nhất ≤ 15,00C trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1;

g) np: Số ngày có mưa phùn trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1.

2.1.1.2.2.8.Nhóm(6b)

a) (6b): Biểu số nhóm;

b) H: Biểu số nhóm không đổi, chỉ phần phát báo các yếu tố khí tượng trong suốt cả năm cho các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào và từ 1/V đến 30/IX cho các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra và tỉnh Lâm Đồng;

c): Số ngày có nhiệt độ không khí trung bình ≥ 30,00C trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1;

d) nTx35: Số ngày có nhiệt độ không khí tối cao ≥ 35,00C trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1;

e) nk: Số ngày có gió khô nóng trong tuần (tiêu chuẩn TXTX≥ 35,00C và Um ≤ 55%), phát báo 1 số theo bảng 1;

g) nRI: Số ngày liên tục có mưa dài nhất trong tuần (kể từ 2 ngày trở lên, ngày có lượng mưa 00 không tính là ngày có mưa), phát báo 1 số theo bảng 1;

Chú ý:Nhóm 6 có nhóm 6a và 6b, mỗi bức điện chỉ sử dụng 1 trong 2 nhóm theo quy định như đã hướng dẫn.

2.1.1.2.2.9. Nhóm (7) fxnfx5vvtbv5

a) (7): Biểu số nhóm;

b) f­x: Tốc độ gió mạnh nhất trong tuần, đơn vị là cấp, phát báo 1 số theo bảng 2;

c) nfx5: Số ngày có gió mạnh nhất ≥ cấp 5 trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1;

d) vvtb: Tốc độ gió trung bình tuần, phát báo 2 chữ có, với 1 số lẻ;

e) v5: Số ngày trong tuần có tốc độ gió trung bình ngày ≥ 5 m/s, phát báo 1 số theo bảng 1.

2.1.1.2.2.10. Nhóm (8) EEEhE3E5

a) (8): Biểu số nhóm;

b) EEEh: Tổng lượng bốc hơi trong tuần (theo Piche), phát báo 3 số, lấy tròn mm, số lẻ xử lý như TxTx. Trường hợp tổng lượng bốc hơi < 10 mm thêm 2 số 0 đằng trước, từ 10 đến 99 mm thêm 1 số 0 đằng trước.

c) E3: Số ngày trong tuần có lượng bốc hơi (Piche) ≥ 3 mm, phát báo 1 số theo bảng 1;

d) E5: Số ngày trong tuần có lượng bốc hơi (Piche) ≥ 5 mm, phát báo 1 số theo bảng 1.

2.1.1.2.2.11. Nhóm (9) RRRnRnR5

a) (9): Biểu số nhóm;

b) RRR: Tổng lượng mưa cả tuần, phát báo 3 số, lấy tròn mm, số lẻ xử lý như eee, trường hợp không mưa (kể cả lượng mưa 0,0) phát báo RRR, lượng mưa từ 0,1 – 0,4 phát báo 000;

c) nR: Số ngày có mưa trong tuần (ngày có lượng mưa từ 0,1 mm trở lên được tính là một ngày có mưa), phát báo 1 số theo bảng 1;

d) nR5: Số ngày có lượng mưa ≥ 5,0 mm trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1.

2.1.1.2.2.12. Nhóm (10) RoRoRonRonR25

a) (10): Biểu số nhóm;

b) RoRoRo: Tổng lượng mưa 5 ngày đầu tuần, phát báo như cách phát báo RRR;

c) nRo: Số ngày có mưa 5 ngày đầu tuần, phát báo như cách phát báo nR;

d) nR25: Số ngày có lượng mưa ≥ 25,0 mm trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1.

2.1.1.2.2.13.Nhóm(11) RXRXRXDRXnR50

a) (11): Biểu số nhóm;

b) RXRXRX: Lượng mưa ngày lớn nhất trong tuần, phát báo như cách phát báo RRR;

c) DRX: Ngày có tổng lượng mưa lớn nhất trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 3;

d) nR50: Số ngày có lượng mưa ≥ 50,0 mm trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1.

2.1.1.2.2.14.Nhóm(12)SSSnR0nd

a) (12): Biểu số nhóm;

b) SSS: Tổng số giờ nắng trong tuần, phát báo 3 số, lấy tròn giờ, cách phát báo như cách phát báo EEEh;

c) nR0: Số ngày liên tục không mưa dài nhất (kể từ 2 ngày trở lên) trong tuần (lượng mưa 00 cũng coi là không mưa), phát báo 1 số theo bảng 1;

d) nd: Số ngày có dông trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1.

2.1.1.2.2.15.Nhóm(13)

a) (13): Biểu số nhóm;

b)Độ ẩm không khí tương đối trung bình trong tuần, phát báo 2 số theo trị số thực, ẩm độ 100% phát báo 00;

c) UmUm: Độ ẩm không khí tương đối thấp nhất trong tuần, phát báo 2 số theo trị số thực, độ ẩm 100% phát báo 00;

d) nUm50: Số ngày có độ ẩm không khí thấp nhất ≤ 50% trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1.

2.1.1.2.2.16.Nhóm(14)NTgDDM

a) (14): Biểu số nhóm;

b) N: Biểu số không đổi, chỉ nhóm xác định tên cây trồng và ngày tháng gieo trồng;

c) Tg: Nhóm giống cây trồng, phát báo 1 số theo bảng 4;

d) DD: ngày gieo (cấy, trồng), phát báo 2 số theo trị số thực; các ngày từ 1 đến ngày 9 trong tháng khi phát báo DD thêm 1 số 0 đằng trước;

e) M: Tháng gieo (cấy, trồng), phát báo 1 số theo bảng 15.

Chú ý:Mỗi đợt chỉ phát báo nhóm này 1 lần trong tuần đầu, khi mới gieo (cấy, trồng).

2.1.1.2.2.17. Nhóm (15)FBBĐE

a) (15): Biểu số nhóm;

b) F: Biểu số nhóm không đổi chỉ phần phát báo về các yếu tố khí tượng nông nghiệp;

c) BB: Tên cây trồng, phát báo 2 số theo bảng 5;

d) Đ: Đợt gieo (cấy, trồng) quan trắc, phát báo 1 số theo bảng 6;

e) E: Tên kỳ phát dục, phát báo 1 số theo bảng 7.

Chú ý:

1) Trong tuần có 2 kỳ phát dục trở lên thì phát báo kỳ phát dục nào gần ngày phát báo nhất;

2) Kỳ phát dục trước đã kết thúc mà kỳ phát dục tiếp theo chưa đến thì mã số E vẫn phát báo tên của kỳ phát dục đã kết thúc cho đến khi kỳ phát dục mới xảy ra;

3) Trường hợp khi mới gieo (cấy, trồng) mà trong tuần không có kỳ phát dục thì mã số E phát báo 0 và các nhóm từ nhóm (15) đến nhóm (16) không cần phát báo;

4) Trường hợp mới gieo (cấy, trồng) mà trong tuần có kỳ phát dục thì sau khi phát báo ngày, tháng gieo (cấy, trồng) phải phát báo đầy đủ thông tin bằng các nhóm tiếp theo.

2.1.1.2.2.18.Nhóm(16)E%E%HHH

a) (16): Biểu số nhóm;

b) E%E%: số phần trăm cây phát dục trong tuần, phát báo 2 số, theo trị số thực, trường hợp 100% phát báo 00 cho đến khi kỳ phát dục mới bắt đầu (≥ 10%);

c) HHH: độ cao trung bình (đo từ mặt đất) của cây trồng ngày cuối tuần, phát báo 3 số, lấy tròn cm, số lẻ < 0,5 bỏ đi, ≥ 0,5 lấy lên 1, < 10 cm thêm 2 số 0 đằng trước, < 100 cm thêm 1 số 0 đằng trước.

Chú ý:

1) Trường hợp không đo độ cao, HHH phát báo ///;

2) Trường hợp ngày cuối tuần không đo, vì đã đo vào ngày phát dục phổ biến trước đó 2 ngày thì phát báo độ cao ngày phát dục phổ biến;

3) Cây lúa ở kỳ mọc dóng phổ biến phát báo độ cao h2;

4) Cây lúa ở kỳ chắc xanh phổ biến phát báo độ cao h­4.

2.1.1.2.2.19.Nhóm(17)DDnEnEG

a) (17): Biểu số nhóm;

b) DD: Ngày phát dục phổ biến (≥ 50%), phát báo 2 số theo trị số thực;

c) nEnE: Số ngày từ kỳ phát dục phổ biến trước đến kỳ phát dục phổ biến hiện tại (tức số ngày giữa 2 kỳ phát dục), phát báo 2 số theo trị số thực.

Chú ý:Trong tuần không có kỳ phát dục nào thì DDnEnEphát báo ////.

d) G: Trạng thái sinh trưởng của cây trồng ngày cuối tuần trên thửa quan trắc, phát báo 1 số theo bảng 8.

2.1.1.2.2.20.Nhóm(18)ZQP%UdUd

a) (18): Biểu số nhóm;

b) Z: Biểu số không đổi, chỉ nhóm phát báo tác hại của thời tiết, sâu bệnh và độ ẩm đất;

c) Q: Mã số chỉ nguyên nhân gây tác hại, phát báo 1 số theo bảng 9;

d) P%: Phần trăm cây trồng bị hại do tất cả các nguyên nhân gây ra (bao gồm thời tiết, sâu bệnh, chuột, chim, ốc bươu vàng, trâu bò … hoặc không rõ nguyên nhân) trên cả thửa ruộng quan trắc, phát báo 1 số theo bảng 10.

Chú ý:Trường hợp có nhiều nguyên nhân gây tác hại thì phát báo nguyên nhân gây tác hại nặng nhất hoặc đang có chiều hướng nghiêm trọng.

e) UdUd: Ẩm độ đất. Có 2 trường hợp:

1) Trường hợp dùng cho cây trồng cạn: Ẩm độ được quan trắc bằng mắt, đơn vị sử dụng trong quan trắc là cấp, mã số UdUdphát báo theo bảng 11;

2) Trường hợp dùng cho ruộng mạ, lúa nước và các cây trồng nước khác: Ẩm độ được quan trắc bằng đo mực nước ở ruộng (đơn vị đo lấy tròn cm), mã số UdUdđược quy định cụ thể phát báo như sau:

+ Độ sâu mực nước từ 1 đến 3 cm phát báo 06.

+ Độ sâu mực nước từ 4 đến 7 cm phát báo 07.

+ Độ sâu mực nước từ 8 đến 99 cm phát báo trị số thực, trường hợp < 10 cm khi phát báo thêm 1 số 0 đằng trước.

+ Độ sâu mực nước ≥ 100 cm phát báo 00.

Chú ý:

Phát báo ẩm độ đất hoặc mực nước ruộng quan trắc vào ngày cuối tuần.

- Trường hợp ruộng mạ, ruộng lúa nước hoặc các cây trồng nước bị khô cạn hết nước mặt, độ ẩm đất quan trắc theo 5 cấp như đối với cây trồng cạn, UdUdphát báo theo bảng 11.

- Trường hợp ruộng quan trắc các cây trồng cạn bị ngập nước thì ẩm độ được quan trắc bằng đo mực nước như đối với ruộng lúa nước.

2.1.1.2.2.21.Nhóm(19)TQtQtP%m

a) (19): Biểu số nhóm;

b) T: Biểu số không đổi chỉ nhóm diễn tả tác hại của thời tiết;

c) QtQt: Tên loại thời tiết tác hại ứng với bộ phận cây trồng bị hại, phát báo 2 số theo bảng 12;

d) P%: Phần trăm cây trồng bị hại do thời tiết gây ra trên cả thửa ruộng quan trắc, phát báo 1 số theo bảng 10;

e) m: Mức độ bị hại, phát báo 1 số theo bảng 13.

Chú ý:

- Trường hợp có nhiều bộ phận bị hại, nhưng cây chưa chết thì phát báo bộ phận bị hại nặng nhất, có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của cây (thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng) hoặc làm giảm năng suất (thời kỳ sinh trưởng sinh thực).

- Trường hợp trong tuần cây trồng không bị tác hại do thời tiết thì không phát báo nhóm (18).

2.1.1.2.2.22.Nhóm(20)SQsQsP%m

a) (20): Biểu số nhóm;

b) S: Biểu số không đổi chỉ nhóm diễn tả tác hại của sâu bệnh;

c) QsQs: Tên sâu bệnh gây hại nặng nhất trên ruộng quan trắc, phát báo 2 số theo bảng 14;

d) P%: Phần trăm cây trồng bị hại do sâu bệnh gây ra, phát báo 1 số theo bảng 10;

e) m: Mức độ bị hại, phát báo 1 số theo bảng 13.

Chú ý:

- Trường hợp cây trồng bị hại nhưng không xác định được loại sâu bệnh và các tác hại khác gây hại, hoặc các loại sâu bệnh, tác hại đó không có quy định trong bảng 14 thì mã số QsQsphát báo xx.

- Trường hợp trong tuần không có sâu bệnh hoặc các tác hại khác thì không phát báo nhóm (19).

2.1.1.2.2.23.Nhóm(21)GGCCC

a) (21): Biểu số nhóm;

b) GG: Biểu số nhóm không đổi chỉ phần phát báo về mật độ cây trồng;

c) CCC: Số cây trung bình/m2, phát báo 3 số theo trị số thực, < 10 cây/m2thêm 2 số 0 đằng trước, < 100 cây/m2thêm 1 số 0 đằng trước.

Chú ý:

- Ruộng mạ phát báo số cây trung bình/400 cm2

- Ruộng lúa gieo thẳng kỳ 3 lá phát báo số cây trung bình/1600 cm2;

- Các cây trồng quan trắc mật độ trên diện tích lớn, tính ra mật độ trên 1m2để phát báo;

- Nếu trong tuần không quy định quan trắc mật độ cây trồng thì không phát báo nhóm (20).

2.1.1.2.2.24.Nhóm(22)WWđ%d%d%

a) (22): Biểu số nhóm;

b) WW: Biểu số nhóm không đổi chỉ phần phát báo về tỷ suất đẻ nhánh của cây trồng;

c) d%d%d%: Tỷ suất đẻ nhánh của cây trồng, phát báo 3 số theo trị số thực, số lẻ < 0,5 bỏ, ≥ 0,5 lấy lên 1, < 10% thêm 2 số 0 đằng trước, < 100% thêm 1 số 0 đằng trước.

Chú ý:

- Nếu đã ngừng quan trắc tỷ suất đẻ nhánh thì không phát báo nhóm (21);

- Đến thời kỳ quy định quan trắc, nhưng nhánh đẻ chưa đủ tiêu chuẩn thì đ%d%d%phát báo 000, khi đã sang kỳ mọc dóng mà tỷ suất nhánh đẻ còn tăng thì vẫn quan trắc và phát báo;

- Những cây trồng không quy định quan trắc tỷ suất đẻ nhánh thì không cần phát báo nhóm (21).

2.1.1.2.2.25.Nhóm (23)KBBĐTg

a) (23): Biểu số nhóm;

b) K: Biểu số nhóm không đổi, chỉ phần phát báo các kết quả tính toán sau thu hoạch;

c) BB: Chỉ tên cây, phát báo 2 số theo bảng 5;

d) Đ: Đợt thu hoạch, phát báo 1 số theo bảng 6;

e) Tg: Nhóm giống, phát báo 1 số theo bảng 4.

2.1.1.2.2.26.Nhóm(24)DDMCi%Ci%

a) (24): Biểu số nhóm;

b) DD: Ngày thu hoạch, phát báo 2 số theo trị số thực;

c) M: Tháng thu hoạch, phát báo 1 số theo bảng 15;

d) Ci%Ci%: Tỷ lệ phần trăm cây kết quả/m2, phát báo 2 số theo trị số thực, < 10% thêm 1 số 0 đằng trước, trường hợp 100% báo 00.

2.1.1.2.2.27.Nhóm(25)LLLL%L%

a) (25): Biểu số nhóm;

b) LLL: Số hạt trung bình của 1 bông (lúa), 1 bắp (ngô), 1 khóm (lạc) …, phát báo 3 số theo trị số thực, < 10 thêm 2 số 0 đằng trước, < 100 thêm 1 số 0 đằng trước;

c) L%L%: Tỷ lệ phần trăm hạt lép, cách phát báo giống như cách phát báo mã Ci%Ci%.

2.1.1.2.2.28.Nhóm(26)K­1000K1000NSNSNS

a) (26): Biểu số nhóm;

b) K­1000K1000: Trọng lượng 1000 hạt (lúa), đơn vị là gam, phát báo 2 số theo trị số thực;

Riêng đối với một số loại cây như: ngô, đậu tương, đậu hà lan, cà phê, lạc, thầu dầu phát báo khối lượng 100 hạt, đối với cây chè phát báo khối lượng 100 búp tươi.

c) NSNSNS: Năng suất thực thu, đơn vị là tạ/ha, phát báo 3 số theo trị số thực, lấy 1 số lẻ. Năng suất < 10,0 tạ/ha phát báo 1 số 0 đứng trước, trường hợp thiếu số liệu năng suất thực thu phát báo ///.

Chú ý:Khi phát báo phần “kết quả tính toán sau thu hoạch” phải phát báo đầy đủ các nhóm từ (22) đến nhóm (25). Trường hợp cây trồng không quan trắc một số hạng mục năng suất thì các mã số đó phát báo “/”.

Ghi chú:Phần “kết quả tính toán sau thu hoạch” từ nhóm (22) đến nhóm (25), chỉ phát báo một lần trong vụ đối với mỗi đợt gieo trồng và phải phát báo đầy đủ các nhóm. Trường hợp một số cây trồng không quy định quan trắc một số yếu tố cấu thành phần năng suất thì mã số trong nhóm đó phát báo “/”.

2.1.1.2.2.29.Nhóm(27)QZDDM

a) (27): Biểu số nhóm;

b) Q: Biểu số nhóm không đổi chỉ phần phát báo kết quả điều tra tác hại của thiên tai trên khu vực quanh trạm (theo quy định ở điểm c mục 1.6.4 quy phạm quan trắc khí tượng nông nghiệp);

c) Z: Tên thiên tai gây tác hại, phát báo 1 số theo bảng 16;

d) DD: Ngày xảy ra thiên tai, phát báo 2 số theo trị số thực;

e) M: Tháng xảy ra thiên tai, phát báo 1 số theo bảng 15.

Chú ý:Trường hợp có từ 2 loại thiên tai trở lên thì nhắc lại 2,3 … lần Q để phát báo riêng cho từng loại.

2.1.1.2.2.30.Nhóm(28)P%mVVV

a) (28): Biểu số nhóm;

b) P%: Phần trăm cây trồng bị hại do thiên tai gây ra, phát báo 1 số theo bảng 10;

c) m: Mức độ bị hại, phát báo 1 số theo bảng 13;

d) VVV: Cường độ (hoặc tên cụ thể) của thiên tai, phát báo 3 số, các yếu tố phát báo khác nhau theo từng loại thiên tai được quy định trong bảng 17.

2.1.1.2.2.31.Nhóm(29)IIgIgBB

a) (29): Biểu số nhóm;

b) I: Mã số phát báo đơn vị thời gian, tùy thuộc vào từng loại thiên tai mà đơn vị thời gian dùng phát báo có thể là phút, giờ hoặc ngày. Quy định như sau:

+ Nếu đơn vị phát báo là phút thì I phát báo P;

+ Nếu đơn vị phát báo là giờ thì I phát báo G;

+ Nếu đơn vị phát báo là ngày thì thì I phát báo Ng.

c) IgIg: Mã số thời gian kéo dài (có thể không liên tục) của thiên tai, phát báo 2 số theo trị số thực, < 10 thêm 1 số 0 đằng trước, trường hợp không xác định được thời gian kéo dài thì IgIgphát báo //;

d) BB: Tên cây trồng bị hại nặng nhất, phát báo 2 số theo bảng 5.

2.1.1.2.2.32.Nhóm(30)JJJJJ

a) (30): Biểu số nhóm;

b) JJJJJ: Tổng diện tích bị hại do thiên tai gây ra, đơn vị là ha, phát báo 5 số theo trị số thực, < 10000 ha thêm 1 số 0 đằng trước, < 1 000 ha thêm 2 số 0 đằng trước v.v…

Ghi chú:Phần “Kết quả điều tra tác hại của thiên tai và sâu bệnh” từ nhóm (26) đến nhóm (29), chỉ phát báo khi có điều tra tác hại trên đồng ruộng nhân dân và phải phát báo cáo đầy đủ các nhóm khi có quan trắc. Trường hợp nhóm nào không có hoặc thiếu số liệu quan trắc thì các mã số trong nhóm đó được phát báo là “/”.

2.1.1.2.2.33.Nhóm(31)AUđ20Uđ20Uđ50Uđ50

a) (31): Biểu số nhóm;

b) A: Ẩm độ đất hữu hiệu quan trắc bằng khoan sấy, đơn vị phát báo là mm, phát báo 2 số theo trị số thực, trường hợp = 100 mm phát báo 00;

c) Uđ20Uđ20: Ẩm độ đất hữu hiệu ở độ sâu 20cm;

d) Uđ50Uđ50: Ẩm độ đất hữu hiệu ở độ sâu 50cm.

Chú ý:Nhóm (30) chỉ phát báo đối với các trạm quy định quan trắc độ ẩm đất bằng máy. Trường hợp các trạm chưa tính được độ ẩm khô héo (a) thì báo độ lượng nước trong đất (V).

2.1.2. Dạng mã KSAGROM và các quy tắc mã hóa số liệu

2.1.2.1. Dạng mã KSAGROM

Meteo Hanoi KSAGROM 48 (iii)

(14)NTgDDM

(15)FBBĐE

(16)E%E%HHH

(17)DDnEnEG

(18)ZQP%UdUd

(19)TQtQtP%m

(20)SQsQsP%m

(21) GGCCC

(22)WWđ%d%d%

(23) KBBĐTg

(24)DDMCi%Ci%

(25)LLLL%%

(26)K1000K1000NSNSNS

(27)QZDDM

(28)P%mVVV

(29)IIgIgBB

(30)JJJJJ

(31)AUđ20Uđ20Uđ50Uđ50

2.1.2.2. Các quy tắc mã hóa số liệu

2.1.2.2.1. Quy tắc chung

1. Các trạm Khí tượng nông nghiệp thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Mã luật khí tượng nông nghiệp để truyền tin khí tượng nông nghiệp theo dạng mã KSAGROM.

2. Mã điện KSAGROM gồm hai phần: Phần mở đầu và phần nội dung. Các trạm Khí tượng nông nghiệp được cấp có thẩm quyền quy định thu thập số liệu khí tượng nông nghiệp ngoài khu vực quan trắc khí tượng nông nghiệp của trạm sử dụng mã điện KSAGROM để phát báo số liệu khảo sát khí tượng nông nghiệp hàng tuần trong tháng. Mã điện phải phát báo vào các ngày 9 (tuần 1), 19 (tuần 2) và 29 (tuần 3) hàng tháng. Đối với tháng 2 những năm chỉ có 28 ngày thì phát báo vào ngày 28.

3. Tất cả các số liệu dùng để thảo mã điện khí tượng nông nghiệp phải là các số liệu được thu thập và quan trắc theo đúng quy phạm Quan trắc khí tượng nông nghiệp và quy phạm Khảo sát khí tượng nông nghiệp trên đồng ruộng.

4. Nguyên tắc phát báo phải theo thứ tự các nhóm (số thứ tự được ghi trong dấu ngoặc đơn bằng số Ả Rập trước mỗi nhóm) và phải tuân thủ theo phần “hướng dẫn phát báo các nhóm”. Tuyệt đối không được đảo lộn thứ tự hoặc bỏ bớt các nhóm, các mã số trong nhóm. Trường hợp nhóm nào không có hoặc thiếu số liệu quan trắc thì các mã số trong nhóm đó được phát báo là “/”.

Riêng đối với các nhóm (18), (19), (20), (21) trong trường hợp không có thiên tai, sâu bệnh hoặc trong tuần không quy định phải quan trắc mật độ cây trồng, tỷ suất đẻ nhánh thì không cần báo các nhóm này.

5. Trạm có quan trắc nhiều loại cây trồng với nhiều đợt gieo, trồng khác nhau thì trong một bức điện từ nhóm (13) đến nhóm (25) được lặp lại nhiều lần để phát báo cho từng đợt của từng loại cây trồng khác nhau. Việc phát báo mã điện trong lần sau hoàn toàn phải tuân thủ đúng thứ tự các quan trắc như về số thứ tự của giống, nhóm.

2.1.2.2.2. Quy tắc sử dụng các nhóm

2.1.2.2.2.1. Meteo Hanoi KSAGROM 48 (iii):

+ Meteo Hanoi KSAGROM: là phần mở đầu không đổi;

+ 48: Biểu số miền (Việt Nam thuộc miền 48);

+ (iii): Biểu danh trạm Khí tượng nông nghiệp (xem phần phụ lục).

2.1.2.2.2.2.Nhóm(14)NTgDDM

Áp dụng quy tắc 2.1.1.2.2.16.

2.1.2.2.2.3.Nhóm(15)FBBĐE

Áp dụng quy tắc 2.1.1.2.2.17.

2.1.2.2.2.4.  Nhóm(16)E%E%HHH

Áp dụng quy tắc 2.1.1.2.2.18.

2.1.2.2.2.5.Nhóm(17)DDnEnEG

Áp dụng quy tắc 2.1.1.2.2.19.

2.1.2.2.2.6.Nhóm(18)ZQP%UdUd

Áp dụng quy tắc 2.1.1.2.2.20.

2.1.2.2.2.7.Nhóm(19)TQtQtP%m

Áp dụng quy tắc 2.1.1.2.2.21.

2.1.2.2.2.8.Nhóm(20)SQsQsP%m

Áp dụng quy  tắc 2.1.1.2.2.22

2.1.2.2.2.9.Nhóm(21)GGCCC

Áp dụng quy tắc 2.1.1.2.2.23

2.1.2.2.2.10.Nhóm(22)WWđ%d%d%

Áp dụng quy tắc 2.1.1.2.2.24.

2.1.2.2.11.Nhóm(23)KBBĐTg

Áp dụng quy tắc 2.1.1.2.2.25.

2.1.2.2.2.12.Nhóm(24)DDM Ci%Ci%

Áp dụng quy tắc 2.1.1.2.2.26.

2.1.2.2.2.13.Nhóm(25)LLLL%L%

Áp dụng quy tắc 2.1.1.2.2.27

2.1.2.2.2.14.Nhóm(26)K1000K1000NSNSNS

Áp dụng quy tắc 2.1.1.2.2.28

2.1.2.2.2.15.Nhóm(27)QZDDM

Áp dụng quy tắc 2.1.1.2.2.29.

2.1.2.2.2.16.Nhóm(28)P%mVVV

Áp dụng quy tắc 2.1.1.2.2.30.

2.1.2.2.2.17.Nhóm(29)IIgIgBB

Áp dụng quy tắc 2.1.1.2.2.31.

2.1.2.2.2.18.Nhóm(30)JJJJJ

Áp dụng quy tắc 2.1.1.2.2.32.

2.1.2.2.2.19.Nhóm(31) AUđ20Uđ20Uđ50Uđ50

Áp dụng quy tắc 2.1.1.2.2.33.

3. Các bảng mã

Bảng 1. Mã phát báo số ngày

Số ngày

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9-10-11

Mã phát báo

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Bảng 2. Mã phát báo tốc độ gió mạnh nhất trong tuần

Tốc độ gió (m/s)

0-5,4

5,5-7,9

8,0-10,7

10,8-13,8

13,9-17,1

17,2-20,7

20,8-24,4

24,5-28,4

28,5-32,6

32,7-36,9

Cấp gió Beaufort

≤ 3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Mã số fx

3

4

5

6

7

8

9

0

1

2

Bảng 3. Mã phát báo các ngày trong tuần

Ngày trong tuần

1

11

21

2

12

22

3

13

23

4

14

24

5

15

25

6

16

26

7

17

27

8

18

28

9

19

29

10

20

30,31

Mã phát báo

1

2

3

4

5

6

7

8

9

0

Bảng 4. Mã phát báo các nhóm giống cây trồng

Giống

Ngắn này

Trung bình

Dài ngày

Mã số Tg

1

2

3

Bảng 5. Mã phát báo tên cây trồng

11
lúa chiêm

12
lúa xuân

13
lúa xuân hè

14
lúa hè thu

15
lúa mùa

16
ngô

17
khoai lang

18
sắn

19
khoai tây

20
lạc

21
chè lớn

22
chèo gieo hạt

23
cà phê

24
cao su

25
thuốc lá

26
mía

27
bông

28
thầu dầu

29
Dâu tằm

30
đay

31
trẩu vườn sản xuất

32
trẩu vườn ươm

33
sở vườn ươm

34
sở vườn sản xuất

35
hồi

36
cam

37
chanh

38
bưởi

39
dứa

40
chuối

41
đậu tương

42
đậu côve

43
đậu hà lan

44
bắp cải

45
su hào

46
cà chua

47
dưa chuột

48
bầu

49

50
cỏ họ hòa thảo

51
cỏ họ đậu

52
xoan

53
gạo

54
bông gòn

55
phượng vĩ

56
đại

57
sim

58
mua

59
thông

60
bàng

61
hoa ban

62
hoa đào

63
hoa mai

 

 

 

Ghi chú:Trong bảng 5 các chữ số bên trên mỗi ô là mã số chỉ tên các loại cây trồng.

Bảng 6. Mã phát báo đợt gieo trồng

Đợt

1

2

3

4

5

6

7

> = 8

Mã số Đ

1

2

3

4

5

6

7

8

Bảng 7. Mã phát báo kỳ phát dục của cây trồng

Mã số E

 

Cây trồng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

A

B

Lúa

mọc mầm

lá thứ 3

lá thứ 5

cấy

bén rễ hồi xanh

đẻ nhánh

mọc dóng

trỗ bông

ngậm sữa

chắc xanh

chín hoàn toàn

Ngô

mọc mầm

lá thứ 3

 

lá thứ 7

 

 

trỗ bông

nở hoa

phun râu

chín sữa

chín hoàn toàn

Khoai lang

 

 

 

 

bén rễ hồi xanh

ra nhánh

 

 

hình thành củ

kín luống

củ già

Sắn

mọc mầm

 

 

 

 

ra lá

 

 

 

phân cành

củ già

Khoai tây

mọc mầm

 

 

 

 

Ra nhánh

ra nụ

nở hoa

hoa tàn

rạc lá

củ già

Lạc

mọc mầm

lá thứ 3

 

 

 

 

 

nở hoa

 

hình thành củ

củ già

Chè lớn

nảy chồi

lá thật thứ nhất

 

 

 

búp hái

búp mù

 

 

 

ngừng sinh trưởng

Chè gieo hạt

mọc mầm

lá cá đầu tiên

lá thật thứ nhất

 

 

 

búp mù

ra nụ

nở hoa

hình thành quả

quả chín

Cà phê

đâm chồi

 

 

 

 

 

ra nụ

nở hoa

 

hình thành quả

quả chín

Cao su

ra lá mới

 

 

 

 

 

 

nở hoa

 

quả chín

rụng lá

Thuốc lá

mọc mầm

 

lá thật thứ 5

 

phục hồi sinh trưởng

ra nhánh

ra nụ

nở hoa

 

lá chín kỹ thuật

 

Mía

mọc mầm

lá thật thứ nhất

lá thật thứ 3

 

 

đẻ nhánh

làm đòng

trỗ bông cờ

 

chín kỹ thuật

 

Bông

mọc mầm

lá thật thứ 3

 

 

 

 

ra nụ

nở hoa

 

 

nẻ quả

Thầu dầu

mọc mầm

lá thứ 3

 

 

 

Phân cành

 

ra hoa

 

quả chín

 

Dâu tằm

mọc mầm

 

 

 

 

đâm chồi

ra lá

 

 

ngừng sinh trưởng

 

Đay

mọc mầm

lá thật thứ 3

 

 

lá thật thứ 20

 

ra nụ

chín kỹ thuật

nở hoa

quả chín

 

Trẩu (trong vườn ươm)

mọc mầm

lá thật thứ nhất

lá thật thứ 3

 

 

 

 

 

 

rụng lá

 

Trẩu (trong vườn sản xuất)

đâm chồi

ra lá mới

 

 

 

 

 

 

nở hoa

quả chín

rụng lá

Sở (trong vườn ươm)

mọc mầm

lá thật thứ nhất

lá thật thứ 3

 

 

 

 

 

 

 

rụng lá

Sở (trong vườn sản xuất)

đâm chồi

ra lá mới

 

 

 

 

 

 

nở hoa

quả chín

rụng lá

Hồi

đâm chồi

ra lá mới

 

 

 

 

 

nở hoa

 

quả chín

 

Cam, chanh, bưởi

 

ra lá mới

 

 

 

 

ra nụ

nở hoa

 

quả chín

 

Dứa

 

ra lá mới

 

 

 

 

ra hoa tự

nở hoa

 

quả chín

 

Chuối

 

 

 

 

phục hồi sinh trưởng

ra lá

 

ra hoa

 

quả chín

 

Đậu tương

mọc mầm

lá kép thứ 3

 

 

 

 

ra nụ

nở hoa

ra quả

quả chín

 

Đậu cô ve

mọc mầm

lá thật thứ 3

 

 

 

 

ra nụ

nở hoa

 

quả chín

 

Đậu hà lan

mọc mầm

lá thật thứ 3

 

 

 

 

ra vòi

nở hoa

ra quả

quả già

 

Bắp cải

mọc mầm

 

lá thật thứ 5

 

hồi xanh

 

trải lá bàng

cuốn lá

 

 

thu hoạch

Xu hào

mọc mầm

 

lá thật thứ 5

 

hồi xanh

 

 

 

 

hình thành củ

 

Cà chua

mọc mầm

 

lá thật thứ 5

 

hồi xanh

 

ra nụ

nở hoa

 

quả chín

 

Dưa chuột

mọc mầm

lá thật thứ 3

lá thật thứ 5

 

 

 

 

nở hoa

 

quả thành thục

 

Bầu, bí

mọc mầm

lá thật thứ 3

 

 

 

 

ra nụ

nở hoa

 

quả chín

 

Cỏ chăn nuôi (cỏ họ hòa thảo)

mọc mầm (hoặc bén rễ đâm chồi)

 

 

 

 

đẻ nhánh

làm dóng

trỗ bông, nở hoa

 

chín hạt

 

Cỏ chăn nuôi (cỏ họ đậu)

mọc mầm (hoặc bén rễ đâm chồi)

lá thật thứ 3

 

 

 

ra nhánh

ra nụ

nở hoa

 

quả chín

 

Cây tự nhiên

đâm chồi

 

 

 

 

ra lá mới

 

nở hoa

rụng lá

quả chín

 

Bảng 8. Mã phát báo trạng thái sinh trưởng cây trồng

Trạng thái sinh trưởng

Xấu

Kém

Trung bình

Khá

Tốt

Cấp

1

2

3

4

5

Mã số G

1

2

3

4

5

Bảng 9. Mã phát báo nguyên nhân gây tác hại

Tên thiên tai

Không có thiên tai

Thời tiết

Sâu

Bệnh

Chuột, chim và các tác hại khác

Mã số Q

0

1

2

3

4

Bảng 10. Mã phát báo số phần trăm cây trồng bị hại

Số % cây trồng bị hại

Không hại

≤ 10

11-20

21-30

31-40

41-50

51-60

61-70

71-80

> 80

Mã số P%

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Bảng 11. Mã phát báo độ ẩm đất

Mức độ ẩm ướt

Rất khô

Tương đối khô

Ẩm trung bình

Ẩm

Quá ẩm

Cấp

1

2

3

4

5

Mã số Ud

01

02

03

04

05

Bảng 12. Mã phát báo tên loại thời tiết và bộ phận cây trồng bị hại

Bộ phận bị hại

 

Tên thời tiết hại

Mầm chết

Lá, thân, cành

Rễ, củ

Nụ, hoa, quả

Cây chết

Rét hại

01

02

03

04

05

Sương muối

06

07

08

09

10

Mưa đá

11

12

13

14

15

Mưa lớn

16

17

18

19

20

Bão

21

22

23

24

25

Gió lớn

26

27

28

29

30

Gió khô nóng

31

32

33

34

35

Hạn hán

36

37

38

39

40

Úng ngập

41

42

43

44

45

Bão + mưa lớn + úng ngập

46

47

48

49

50

Bảng 13. Mã phát báo mức độ hại

Mức độ hại

Rất nhẹ

Nhẹ

Tương đối nặng

Nặng

Rất nặng

Mã số m

1

2

3

4

5

Bảng 14. Mã phát báo loại sâu bệnh

Sâu

51
đục thân

52
cuốn lá

53
sâu keo

54
sâu gai

55
sâu năn

56
bọ xít đen

57
bọ trĩ

58
cắn dé

59
sâu xám

60
sâu khoang

61
rầy (các loại)

62
rệp (các loại)

63
sâu xanh

64
ban miêu

65
bọ cánh tơ

66
ba ba

67
nhện đỏ

68
sâu chùm

69
sâu hồng

70
sâu đo

71
vẽ bùa

72
dế

73
châu chấu

74
sâu loang

75
sâu phao

Bệnh

76
tiêm lửa

77
vàng lụi

78
đạo ôn

79
bạc lá

80
von

81
đốm nâu

82
nghẹt rễ

83
khô vằn

84
thối đỏ bắp ngô

85
xoắn lá

86
mốc sương

87
rỉ sắt

88
thối quả

89
phồng lá

90
vân thuốc lá

91
phấn trắng

92
nấm hồng

93
bệnh loét

94
bệnh sẹo

95
bạch tạng

Tác hại khác

96
chim

97
trâu, bò

98
chuột

99
ốc bưu vàng

xx
các tác hại khác, hoặc không rõ nguyên nhân

Chú thích:Trong bảng 14 các chữ số ở bên trên mỗi ô là mã số chỉ tên các loại sâu, bệnh hoặc các tác hại khác.

Bảng 15. Mã phát báo các tháng trong vụ

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Mã số M

1

2

3

4

5

6

7

8

9

0

A

B

Bảng 16. Mã phát báo tên thiên tai gây tác hại

Tên thiên tai

Rét hại

Sương muối

Mưa đá

Mưa lớn

Bão, gió lớn

Lũ, úng ngập

Gió khô nóng

Hạn

Sâu bệnh

Mã số Z

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Bảng 17. Mã phát báo cường độ (hoặc tên) thiên tai xảy ra

Loại thiên tai

Yếu tố phát báo

Cách phát báo mã số VVV

Rét hại

Số đợt rét hại (nhiệt độ trung bình ngày ≤ 130C từ 3 ngày trở lên)

Phát báo theo số đợt thực xảy ra, thêm 2 số 0 đằng trước

Sương muối

Nhiệt độ không khí thấp nhất (0C)

Phát báo trị số thực, lấy 1 số lẻ, trường hợp < 10,00C thêm 1 số 0 đằng trước, ≤ 00C cộng thêm 50,0 vào trị số tuyệt đối để phát báo

Mưa đá

Đường kính trung bình hạt mưa đá (cm)

Phát báo theo trị số thực, lấy 1 số lẻ, < 10 thêm 1 số 0 đằng trước

Bảng 17. Mã phát báo cường độ (hoặc tên) thiên tai xảy ra (tiếp theo)

Loại thiên tai

Yếu tố phát báo

Cách phát báo mã số VVV

Hạn

Độ ẩm độ đất quan trắc bằng mắt ở độ sâu 0 – 10 cm

Đơn vị là cấp, trước trị số thực thêm 2 số 0 đằng trước

Gió khô nóng

Nhiệt độ không khí cao nhất (0C)

Phát báo theo trị số thực, lấy 1 số lẻ

Bão, gió lớn

Tốc độ gió mạnh nhất (m/s)

Phát báo theo trị số thực, thêm 1 số 0 đằng trước trị số thực

Mưa lớn

Lượng mưa lớn nhất trong 24 giờ (mm)

Phát báo theo trị số thực, lấy tròn mm, số lẻ phần mười < 0,5 bỏ, số lẻ phần mười ≥ 0,5 lấy lên 1

Lũ, úng

Độ sâu mực nước ruộng lớn nhất (cm)

Phát báo theo trị số thực, lấy tròn cm, < 100 cm thêm 1 số 0 đằng trước

Sâu bệnh

Tên sâu bệnh

Phát báo theo bảng 14, trước trị số thực thêm 1 số 0 đằng trước

4. Tổ chức thực hiện

Cơ quan quản lý nhà nước về mã luật khí tượng nông nghiệp và mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến sử dụng mã luật khí tượng nông nghiệp theo mục đích khác nhau tuân thủ các quy định tại Quy chuẩn này.

5. Phụ lục

Danh sách biểu số trạm khí tượng nông nghiệp (iii)

TT

Tên trạm

Biểu số trạm (iii)

1

Tam đường

/03

2

Điện Biên

811

3

Sơn La

806

4

Mộc Châu

/25

5

Hòa Bình

818

6

Lào Cai

803

7

Sa Pa

802

8

Yên Bái

815

9

Nghĩa Lộ (Văn Chấn)

/14

10

Hà Giang

805

11

Tuyên Quang

812

12

Thái Nguyên

831

13

Định Hóa

/44

14

Phú Hộ

/51

15

Vĩnh Yên

814

16

Cao Bằng

808

17

Lạng Sơn

830

18

Bắc Ninh

/54

19

Bắc Giang

809

20

Uông Bí

/60

21

Tiên Yên

837

22

Phủ Liễn

826

23

Ba Vì

/57

24

Hà Đông

/58

25

Hoài Đức (*)

//1

26

Hải Dương

827

27

Hưng Yên

822

28

Thái Bình

835

29

Hà Nam (Phủ Lý)

821

30

Nam Định

823

31

Ninh Bình

824

32

Thanh Hóa

840

33

Yên Định

/67

34

Hồi Xuân

842

35

Đô Lương

/80

36

Tây Hiếu

/76

37

Quỳnh Lưu

/77

38

Tương Dương

844

39

Hà Tĩnh

846

40

Hương Khê

/84

41

Đồng Hới

848

42

Tuyên Hóa

/87

43

Đông Hà

849

44

Khe Sanh

/90

45

Huế

852

46

Tam Kỳ

193

47

Quảng Ngãi

863

48

Quy Nhơn

870

49

An Nhơn

864

50

Tuy Hòa

873

51

Nha Trang

877

52

Phan Rang

890

53

Phan Thiết

887

54

Kon Tum

865

55

Pleiku

866

56

Eahleo

876

57

Ea Súp (*)

//3

58

Đắk Nông

886

59

Đà Lạt

880

60

Bảo Lộc

884

61

Phước Long

883

62

Thủ Dầu Một

899

63

Tây Ninh

898

64

Nhà Bè (*)

//6

65

Long Khánh (Xuân Lộc)

/88

66

Mỹ Tho

912

67

Xuyên Mộc (*)

//4

68

Mộc Hóa

906

69

Cao Lãnh

908

70

Rạch Giá

907

71

Châu Đốc

909

72

Ba Tri

902

73

Trà Nóc (*)

//2

74

Sóc Trăng

913

75

Bạc Liêu

915

76

Cà Mau

914

77

Càng Long

904

78

Khí tượng nông nghiệp Buôn Mê Thuột (Eakmat)

869

 

MỤC LỤC

Số TT

Nội dung

 

Lời nói đầu

1.

Quy định chung

1.1.

Phạm vi điều chỉnh

1.2.

Đối tượng áp dụng

1.3.

Giải thích từ ngữ

2.

Quy định kỹ thuật mã hóa số liệu quan trắc khí tượng nông nghiệp

2.1.

Các dạng mã AGROM, KSAGROM và các quy tắc mã hóa số liệu

2.1.1.

Dạng mã AGROM và các quy tắc mã hóa số liệu

2.1.1.1.

Dạng mã AGROM

2.1.1.2.

Các quy tắc mã hóa số liệu

2.1.2.

Dạng mã KSAGROM và các quy tắc mã hóa số liệu

2.1.2.1.

Dạng mã KSAGROM

2.1.2.2.

Các quy tắc mã hóa số liệu

3.

Các bảng mã

4.

Tổ chức thực hiện

5.

Phụ lục

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 13/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Thông tư 13/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Lao động-Tiền lương, Khoa học-Công nghệ

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi