Thông tư hướng dẫn thi hành một số chế độ về giáo viên chuyên trách bổ túc văn hoá trong các xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư liên tịch 14-TCD/TT5

Thông tư hướng dẫn thi hành một số chế độ về giáo viên chuyên trách bổ túc văn hoá trong các xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục; Tổng Công đoàn Việt NamSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:14-TCD/TT5Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư liên tịchNgười ký:Đỗ Trọng Giang; Hồ Trúc
Ngày ban hành:14/07/1973Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư liên tịch 14-TCD/TT5

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ TỔNG CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM SỐ 14-TCĐ/TT5 NGÀY 14 THÁNG 7 NĂM 1973 HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ CHẾ ĐỘ VỀ GIÁO VIÊN CHUYÊN TRÁCH BỔ TÚC VĂN HOÁ TRONG CÁC XÍ NGHIỆP, CÔNG TRƯỜNG, NÔNG TRƯỜNG, LÂM TRƯỜNG

 

Miền Bắc nước ta đang chuyển sang giai đoạn cách mạng mới, công tác bổ túc văn hoá cho cán bộ, công nhân viên chức trở thành nhiệm vụ hết sức cấp bách.

Căn cứ vào Thông tư 195/TTg ngày 17-5-1961 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 110-CP ngày 13-7-1968 của Hội đồng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Tổng Công đoàn Việt Nam thống nhất hướng dẫn thi hành một số chế độ trước mắt đối với giáo viên bổ túc văn hoá trong các xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường, nhằm đẩy mạnh phong trào học tập văn hoá, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên nâng cao chất lượng công tác.

 

Phần I
GIÁO VIÊN CHUYÊN TRÁCH BỔ TÚC VĂN HOÁ

 

I- NHIỆM VỤ, TIÊU CHUẨN CỦA GIÁO VIÊN BỔ TÚC VĂN HOÁ

 

1. Nhiệm vụ:

Giáo viên chuyên trách có nhiệm vụ giúp giám đốc, công đoàn tổ chức và quản lý tốt việc học tập tốt bổ túc văn hoá của xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường.

Cụ thể:

- Tổ chức và quản lý trường, lớp bổ túc văn hoá, lập kế hoạch học tập của đơn vị;

- Bồi dưỡng giáo viên kiêm chức về chuyên môn nghiệp vụ. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nội dung chương trình và các chế độ học tập đã được Nhà nước quy định. Tổ chức rút kinh nghiệm về chuyên môn, quản lý nhà trường để nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập.

- Tham gia giảng dạy một số giờ.

2. Tiêu chuẩn xét chọn:

- Có nhiệt tình, yêu nghề và được quần chúng tín nhiệm;

- Tốt nghiệp đại học sư phạm. Nếu thiếu, có thể bố trí giáo viên tốt nghiệp sư phạm trung cấp hoặc trình độ văn hoá, nghiệp vụ tương đương;

- Đã qua giảng dạy ở các trường, lớp phổ thông hoặc bổ túc văn hoá, có năng lực tổ chức, chỉ đạo. Các giáo viên chuyên trách hiện nay chưa có đủ tiêu chuẩn quy định cần phấn đấu và được bồi dưỡng để đạt các tiêu chuẩn trên đây.

 

II- TIÊU CHUẨN BIÊN CHẾ GIÁO VIÊN CHUYÊN TRÁCH
BỔ TÚC VĂN HOÁ

 

a) Những xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường tập trung, có từ 500 đến 1000 cán bộ, công nhân viên chức thì được một giáo viên chuyên trách bổ túc văn hoá; có từ 1000 đến 1500 cán bộ, công nhân viên chức thì, ngoài giáo viên chuyên trách, được thêm 1 cán bộ chuyên trách làm công tác bổ túc văn hoá (theo thông tư 195-TTg ngày 17-5-1961).

b) Các xí nghiệp, cơ quan hành chính, sự nghiệp ở phân tán có từ 400 cán bộ, công nhân viên chức trở lên, thì có thể được một giáo viên chuyên trách bổ túc văn hoá (chỉ thị 110-CP ngày 13-7-1968 của Hội đồng Chính phủ).

Nhưng trong hoàn cảnh mới hiện nay hầu hết các xí nghiệp đã có điều kiện sản xuất tập trung, nên chỉ các đơn vị thuộc các ngành lâm trường, nông trường, địa chất, giao thông vận tải, vì có đặc điểm sản xuất thường xuyên phân tán, lưu động mới được thực hiện cứ có 400 cán bộ, công nhân viên chức trở lên thì được bố trí một giáo viên chuyên trách.

c) Ngoài tiêu chuân trên đây (kể cả những đơn vị không đủ tiêu chuẩn quy định trên), nếu có 3 lớp cấp III trở lên, mỗi lớp ít nhất 25 học viên cũng được bố trí một giáo viên chuyên trách cấp III để tổ chức trường lớp, học tập... cho các lớp cấp III. Những đơn vị có dưới 3 lớp cấp III, nếu kết hợp tổ chức thành trường liên xí nghiệp thì cũng được bố trí một giáo viên cấp III. Giáo viên chuyên trách cấp III này sẽ bố trí cho đơn vị nào chịu trách nhiệm tổ chức trường lớp.

Việc duyệt biên chế giáo viên chuyên trách bổ túc văn hoá cho các đơn vị sẽ do Liên hiệp công đoàn các tỉnh, thành trao đổi với cơ quan giáo dục địa phương và sau đó Liên hiệp công đoàn sẽ đề nghị lên Tổng Công đoàn quyết định.

 

III- THỦ TỤC TUYỂN DỤNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO VIÊN
CHUYÊN TRÁCH BỔ TÚC VĂN HOÁ

 

- Giáo viên chuyên trách của các đơn vị do cơ quan giáo dục cử sang; nơi nào vì cơ quan giáo dục chưa bố trí được đủ thì đơn vị có thể tự chọn giáo viên, nhưng phải qua cơ quan giáo dục địa phương xét về mặt chuyên môn, Liên hiệp Công đoàn quyết định công nhận.

- Công tác bổ túc văn hoá của đơn vị do thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức lãnh đạo theo Thông tư 195-TTg ngày 17-5-1961 và Chỉ thị 110-CP ngày 13-7-1968 của Hội đồng Chính phủ.

Để tiện việc theo dõi và quản lý giáo viên chuyên trách bổ túc văn hoá, giữa công đoàn và cơ quan giáo dục có sự thoả thuận như sau:

+ Công đoàn của đơn vị có giáo viên chuyên trách chịu trách nhiệm quản lý giáo viên về mọi mặt như: kế hoạch công tác chuyên môn, chế độ đi công tác, nghỉ phép, hội họp, sinh hoạt đoàn thể và thực hiện các chế độ, chính sách hiện hành.

+ Cơ quan giáo dục địa phương quản lý trực tiếp giáo viên chuyên trách về thực hiện chương trình, nội dung học tập, chất lượng học tập của đơn vị và thực hiện chỉ tiêu kế hoạch học tập bổ túc văn hoá của Nhà nước đề ra.

+ Thủ trưởng các đơn vị có giáo viên chuyên trách và công đoàn cơ sở cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên đi sâu vào nghiệp vụ, nâng cao chất lượng chuyên môn, nhất thiết không được sử dụng anh chị em kiêm việc khác.

Nếu đơn vị nào không sử dụng giáo viên chuyên trách bổ túc văn hoá hoặc sử dụng không đúng chức năng đã được quy định thì Liên hiệp Công đoàn cùng Sở, Ty Giáo dục xét và điều động, bố trí giáo viên đó cho các đơn vị khác.

 

IV- CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA GIÁO VIÊN CHUYÊN TRÁCH
BỔ TÚC VĂN HOÁ

 

Giáo viên chuyên trách làm việc 48 giờ một tuần theo đúng chế độ quy định của Nhà nước đối với cán bộ, công nhân, viên chức. Nhưng do tính chất và yêu cầu công tác của giáo viên nên hướng dẫn cụ thể thêm một số điểm sau đây:

a) Nhiệm vụ chủ yếu của giáo viên chuyên trách là tổ chức, quản lý trường lớp, quản lý chuyên môn, nên mỗi tuần chỉ cần tham gia giảng dạy vài tiết, do đó đối với cấp II, cần dành 6 giờ, cấp III cần dành 8 giờ để soạn, chấm bài. Riêng đối với môn văn cấp II cũng được dành 8 giờ để soạn và chấm bài.

b) Giáo viên chuyên trách được nghỉ bù những buổi phải làm việc ban đêm như hội họp chuyên môn, dự giờ, thăm lớp, ngoài 48 giờ đã quy định. Trường hợp đơn vị không thể bố trí nghỉ bù được thì buổi làm đêm được tính thù lao theo chế độ mà Bộ Giáo dục đã ban hành.

 

V- QUYỀN LỢI CỦA GIÁO VIÊN CHUYÊN TRÁCH

 

- Giáo viên chuyên trách được hưởng mọi quyền lợi như cán bộ, công nhân, viên chức khác. Nhưng do tính chất lao động giảng dạy nên họ được hưởng một số quyền lợi như giáo viên phổ thông cùng cấp đang công tác trong ngành giáo dục (theo đúng Thông tư số 54-TT/LB ngày 15-12-1961 của Liên Bộ Giáo dục - Tài chính).

- Tiền lương của giáo viên chuyên trách do quỹ công đoàn trả, bao gồm:

+ Lương chính,

+ Phụ cấp khu vực (nếu có),

+ Trợ cấp con (nếu có),

+ Nộp quỹ bảo hiểm xã hội.

Các quyền lợi khác của giáo viên chuyên trách bổ túc văn hoá như y tế phí (gồm tiền thuốc thông thường, tiền bồi dưỡng, tiền thuốc theo đơn, viện phí), trợ cấp nhà ăn tập thể, trợ cấp khó khăn, khen thưởng, thi đua, v.v... vẫn do xí nghiệp chi như đối với cán bộ, công nhân viên chức khác của xí nghiệp.

Các trợ cấp bảo hiểm xã hội cho giáo viên chuyên trách bổ túc văn hoá cũng thi hành như đối với cán bộ, công nhân, viên chức khác ở xí nghiệp do quỹ bảo hiểm xã hội xí nghiệp chi.

(Thông tri 65-TT ngày 20-11-1964 của Tổng Công đoàn Việt Nam hướng dẫn).

- Việc nâng bậc lương hằng năm cho giáo viên chuyên trách vẫn nằm trong tiêu chuẩn chung của cán bộ công đoàn. Ngành giáo dục có trách nhiệm trao đổi bàn bạc với các cấp công đoàn địa phương, cơ sở để việc xét duyệt nâng bậc lương cho giáo viên chuyên trách được sát và thoả đáng.

- Hằng năm, giáo viên chuyên trách được nghỉ hè 15 ngày.

- Giáo viên chuyên trách được lần lượt cử đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, văn hoá, nghiệp vụ do công đoàn hoặc ngành giáo dục mở.

- Việc xét khen thưởng và tặng các danh hiệu thi đua cho giáo viên chuyên trách tiến hành như đối với cán bộ, công nhân, viên chức của đơn vị mà giáo viên đó công tác, theo tiêu chuẩn thi đua của ngành giáo dục.

 

Phần II
GIÁO VIÊN KIÊM CHỨC BỔ TÚC VĂN HOÁ

 

Lực lượng giáo viên kiêm chức bổ túc văn hoá rất đông đảo và có vị trí quan trọng đối với công tác bổ túc văn hoá của đơn vị. Để đảm bảo cho đội ngũ giáo viên kiêm chức làm tốt công tác của mình, ngoài việc phải thực hiện đúng những điều đã quy định trong quy chế của Bộ Giáo dục, nay hướng dẫn thêm một số điểm để các cơ sở thực hiện.

1. Điều kiện tuyển chọn:

Ngoài tiêu chuẩn nhiệt tình, yêu nghề và được quần chúng yêu mến, cán bộ, công nhân, viên chức được cử làm giáo viên kiêm chức phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:

- Về văn hoá: phải có trình độ văn hoá cao hơn học viên một cấp học: dạy cấp I phải tốt nghiệp cấp II, dạy cấp II phải tốt nghiệp cấp III, dạy cấp III phải tốt nghiệp đại học. những đơn vị phân tán, những đơn vị mà số người có trình độ văn hoá cao còn ít thì trình độ văn hoá của giáo viên cấp I, cấp II có thể châm chước, nhưng phải cao hơn lớp mình dạy ít nhất 3 lớp, riêng giáo viên dạy cấp III vẫn nhất thiết phải tốt nghiệp đại học.

- Về nghiệp vụ: đã qua các lớp nghiệp vụ do ngành giáo dục mở, hoặc đã có quá trình tham gia giảng dạy bổ túc văn hoá. Trong quá trình giảng dạy, công đoàn và ngành giáo dục phải có kế hoạch tiếp tục bồi dưỡng nghiệp vụ cho anh chị em.

2. Chế độ làm việc của giáo viên kiêm chức

Giáo viên kiêm chức trước khi lên lớp giảng dạy phải chuẩn bị bài cẩn thận. Giờ soạn bài, chấm bài quy định như sau:

- Cấp I: một giờ lên lớp được một giờ soạn bài và chấm bài;

- Cấp II: một giờ lên lớp được 1 giờ 30 soạn bài và chấm bài (riêng môn Văn được 2 giờ soạn, chấm bài);

- Cấp III: một giờ lên lớp được 2 giờ soạn bài, chấm bài.

Các đơn vị cần tạo điều kiện cho anh, chị em soạn bài, chấm bài theo quy định trên bằng cách giảm các hoạt động ngoài giờ là chủ yếu. Nếu thiếu thì đơn vị bố trí thêm trong giờ hành chính, ít nhất mỗi tuần được một buổi để soạn bài, chấm bài (Thông tư 54-TT/LB ngày 15-4-1961 của Liên Bộ Tài chính - Giáo dục).

- Các giáo viên được đơn vị cung cấp giấy, bút, mực để soạn, chấm bài, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy. Chi phí các khoản trên do quỹ xí nghiệp trả.

- Các giáo viên kiêm chức được bồi dưỡng về chính trị, văn hoá, nghiệp vụ để làm tốt công tác giảng dạy Công đoàn các cấp hàng năm cần tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho một số cốt cán trong đội ngũ giáo viên kiêm chức. Ngành giáo dục có trách nhiệm cung cấp tài liệu, cử giáo viên hướng dẫn nghiệp vụ.

Nguồn kinh phí để trả lương và các khoản chi phí khác cho giáo viên kiêm chức trong thời gian đi học bồi dưỡng thì cơ quan nào triệu tập, cơ quan ấy phải trả (Thông tri 115-TTg ngày 12-12-1963).

- Giáo viên kiêm chức hưởng thù lao giảng dạy theo Thông tư 54-TT/LB ngày 15-12-1961 của Liên Bộ Giáo dục - Tài chính quy định như sau:

Cấp I: 0,30đ 1 giờ,

Cấp II: 0,40đ đến 0,60đ 1 giờ,

Cấp III: 0,60đ đến 0,80đ 1 giờ.

Tiền thù lao cho giáo viên do học viên đóng góp. Nếu chi không đủ thì trích quỹ xí nghiệp. Nếu quỹ xí nghiệp không có, hoặc chi không đủ thì trích quỹ công đoàn.

- Thành tích của giáo viên kiêm chức trong công tác bổ túc văn hoá được cộng với thành tích sản xuất, công tác của giáo viên để xét và lựa chọn các danh hiệu thi đua của đơn vị.

Nếu giáo viên có nguyện vọng đi học các trường sư phạm thì được ưu tiên xét chọn, nhất là giáo viên có nhiều đóng góp cho công tác bổ túc văn hoá. Ngành giáo dục cũng sẽ tặng danh hiệu thi đua của ngành cho các giáo viên có thành tích về bổ túc văn hoá ngoài hình thức khen thưởng của đơn vị.

Những quy định trên đây được thi hành kể từ ngày ký Thông tư này.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi