Sắc lệnh định thể lệ lĩnh canh ruộng đất

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Sắc lệnh 88-SL

Sắc lệnh định thể lệ lĩnh canh ruộng đất
Cơ quan ban hành: Chủ tịch nướcSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:88-SLNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Sắc lệnhNgười ký:Hồ Chí Minh
Ngày ban hành:22/05/1950Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Sắc lệnh 88-SL

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

SẮC LỆNH

CỦA CHỦ TỊCH PHỦ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
SỐ 88-SL NGÀY 22 THÁNG 5 NĂM 1950

 

CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

 

Chiểu Sắc lệnh số 78-SL ngày 14 tháng 7 năm 1949 về việc giảm tô;

Chiểu Sắc lệnh số 26-SL ngày 15 tháng 2 năm 1950 thành lập Ban giảm tô xã;

Chiểu đề nghị của Bộ trưởng Bộ Canh nông;

Theo quyết nghị của Hội đồng Chính phủ sau khi Ban Thường trực Quốc hội thoả thuận;

 

RA SẮC LỆNH:

CHƯƠNG I
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH TRONG VIỆC
LĨNH CANH RUỘNG ĐẤT

 

Điều 1: Trong việc lĩnh canh ruộng đất, nay cấm chế độ quá điền, nghĩa là tá điền phải trực tiếp canh tác không được cho thuê hay cho lĩnh canh lại.

 

Điều 2: Thời hạn lĩnh canh ruộng đất nay ấn định ít nhất là ba năm.

 

Điều 3: Việc lĩnh canh ruộng đất phải có giấy giao kèo phân minh do Uỷ ban kháng chiến hành chính xã thị thực và ghi vào sổ Chương bạ.

 

Điều 4: Tá điền phải nộp địa tô cho chủ ruộng đúng như giao kèo.

 

Điều 5: Trước khi hết hạn giao kèo, nếu chủ điền muốn đòi lại ruộng đất, hay tá điền muốn trả lại ruộng đất, thì phải báo trước một vụ canh tác.

 

CHƯƠNG II
BẢO ĐẢM QUYỀN LĨNH CANH CỦA TÁ ĐIỀN

Điều 6: Trong thời hạn giao kèo lĩnh canh, chủ điền không có quyền đòi lại ruộng đất, trừ những trường hợp nói ở điều 12 dưới đây.

 

Điều 7: Hết hạn giao kèo mà chủ điền tiếp tục cho lĩnh canh ruộng đất thì người tá điền cũ được quyền ưu tiên lĩnh canh.

 

Điều 8: Trong thời hạn giao kèo, nếu có sự thay đổi chủ ruộng đất thì người chủ mới phải tiếp tục để cho người tá điền được lĩnh canh theo như giao kèo đã làm với chủ cũ.

Trong trường hợp người chủ đem bán ruộng đất thì người tá điền đương lĩnh canh được quyền ưu tiên mua.

 

Điều 9: Nếu tá điền chết hay vắng mặt vì nhiệm vụ kháng chiến thì vợ con hay bố mẹ đồng cứ được quyền tiếp tục canh tác cho đến khi hết hạn giao kèo.

 

Điều 10: Đối với những tá điền từ trước vẫn được vay thóc giống, mượn công cụ hay thuê trâu bò cầy thì các chủ ruộng đất bắt buộc phải tiếp tục cho vay, mượn hay thuê.

 

Điều 11: Trước khi hết hạn lĩnh canh một năm, nếu mùa màng bị thiên tai hay tai nạn chiến tranh làm thiệt hại tới 50% mức thu hoạch thường, thì tá điền có quyền xin kéo dài thời hạn lĩnh canh thêm một năm nữa.

 

CHƯƠNG III
TRƯỜNG HỢP CHỦ ĐIỀN ĐƯỢC LẤY LẠI RUỘNG ĐẤT

 

Điều 12: Trong thời hạn lĩnh canh, chủ điền có thể xin huỷ giao kèo đề đòi lại ruộng đất mà trực tiếp canh tác hay cho người khác lĩnh canh, trong những trường hợp sau đây:

1- Tá điền đã phạm vào điều cấm về quá điền nói trên;

2- Tá điền đã không nộp địa tô theo đúng giao kèo;

3- Tá điền đã bỏ ruộng hoang, hay không giữ gìn những công trình thuỷ lợi.

 

Điều 13: Hết hạn lĩnh canh, chủ điền có quyền đòi lại ruộng đất để trực tiếp khai thác, và ít nhất phải sau ba năm mới được cho người khác lĩnh canh.

 

Điều 14: Những việc tranh tụng có liên quan đến những điểm nói trong sắc lệnh này đều giao cho các cơ quan phụ trách thi hành việc giảm tô (Ban giảm tô xã, Hội đồng giảm tô tỉnh) hoà giải hay xét định.

 

Điều 15: Các ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Canh nông chiểu Sắc lệnh thi hành.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi