Quyết định 205/2001/QĐ-BVCSTE của Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam về việc ban hành Điều lệ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (sửa đổi)
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 205/2001/QĐ-BVCSTE
Cơ quan ban hành: | Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 205/2001/QĐ-BVCSTE | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Trần Thị Thanh Thanh |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 16/10/2001 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 205/2001/QĐ-BVCSTE
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ
TRƯỞNG - CHỦ NHIỆM UỶ BAN BẢO VỆ VÀ
CHĂM SÓC TRẺ EM VIỆT NAM SỐ 205/2001/QĐ-BVCSTE
NGÀY 16 THÁNG 10 NĂM 2001 VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐIỀU LỆ
QUỸ BẢO TRỢ TRẺ EM VIỆT NAM (SỬA ĐỔI)
BỘ TRƯỞNG - CHỦ NHIỆM
UỶ BAN BẢO VỆ VÀ CHĂM SÓC TRẺ EM VIỆT NAM
Căn cứ Luật Bảo vệ,
Chăm sóc và Giáo dục trẻ em;
Căn cứ Nghị định số
374/HĐBT ngày 14/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) qui định chi
tiết thi hành Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em;
Căn cứ Nghị định số
118/CP ngày 07/9/1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức
bộ máy của Uỷ ban BV&CSTE Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số
169/QĐ-BT ngày 10/12/1996 của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban BV&CSTEVN
về việc ban hành Qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các
tổ chức thuộc cơ quan chuyên trách Uỷ ban BV&CSTEVN;
Xét đề nghị của Giám
đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Điều lệ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (sửa đổi).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Điều lệ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam số 150/UB ngày 14 tháng 4 năm 1994 của Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.
Điều 3. Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các Vụ, đơn vị thuộc Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
ĐIỀU LỆ QUỸ BẢO TRỢ TRẺ EM VIỆT NAM
(Sửa đổi)
(Ban hành kèm theo Quyết định số
205/2001/QĐ-BVCSTE
ngày 16 tháng 10 năm 2001 của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Bảo vệ và
Chăm sóc trẻ em Việt Nam)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam
1. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam là đơn vị trực thuộc Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam, được thành lập theo quy định của Điều 22, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ban hành ngày 12/8/1991, có chức năng tổ chức vận động, thu nhận, quản lý và sử dụng các nguồn lực về tài chính, vật chấp nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu của Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em.
2. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam có tư cách pháp nhân, có trụ
sở, tài khoản và con dấu riêng theo qui định của pháp luật.
3. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam hoạt động theo qui định của Điều lệ này và các qui định của pháp luật có liên quan.
Điều 2. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam
1. Khai thác mọi nguồn lực bằng hình thức huy động sự đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ thực hiện các mục tiêu của Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, trong đó đặc biệt ưu tiên trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật, trẻ em miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng và vùng bị thiên tai, dịch bệnh.
2. Bảo toàn và phát triển nguồn vốn của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
CHƯƠNG II
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA
QUỸ BẢO TRỢ TRẺ EM VIỆT NAM
Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam
1. Xây dựng phương hướng, kế hoạch hoạt động dài hạn và hàng năm của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam báo cáo Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và trình Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam phê duyệt.
2. Khai thác, thu nhận các nguồn đóng góp ở trong và ngoài nước tạo nguồn vốn cho Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Phát triển nguồn vốn thông qua những hoạt động kinh tế, văn hoá có tính chất từ thiện theo qui định của pháp luật.
3. Phối hợp với các Vụ, đơn vị thuộc Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Uỷ ban Dân số, Gia đình và trẻ em các địa phương, các Bộ, ngành, các đoàn thể, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động đã được phê duyệt.
4. Thường xuyên tuyên truyền các hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và kết quả đóng góp của các nhà tài trợ.
5. Báo cáo Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam và Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam định kỳ về tình hình thu nộp quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
CHƯƠNG III
HỘI ĐỒNG BẢO TRỢ QUỸ BẢO TRỢ TRẺ EM VIỆT NAM
Điều 4. Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam
1. Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội đồng Bảo trợ) gồm những người có uy tín, hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, có tâm huyết với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tự nguyện tham gia bảo trợ và vận động nguồn lực cho Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam.
2. Hội đồng Bảo trợ gồm Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các thành viên. Điều hành công việc của Hội đồng Bảo trợ giữa các kỳ hội nghị là Ban thường trực Hội đồng Bảo trợ, gồm Chủ tịch, các phó Chủ tịch và Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
3. Thành viên Hội đồng Bảo trợ do Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đề nghị Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam và Ban thường trực Hội đồng bảo trợ xem xét quyết định, Chủ tịch Hội đồng bảo trợ có thư mời. Số lượng thành viên Hội đồng bảo trợ do Ban thường trực Hội đồng Bảo trợ quyết định.
4. Hội đồng Bảo trợ tổ chức hội nghị toàn thể một năm hai lần. Trường hợp cần thiết họp bất thường, Ban thường trực Hội đồng bảo trợ quyết định triệu tập.
Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Bảo trợ,
1. Quyết định phương hướng và kế hoạch hoạt động dài hạn và hàng năm của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam trên cơ sở chương trình kế hoạch hoạt động của Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.
2. Bảo trợ và tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động, tài trợ nhằm phát triển nguồn vốn cho Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
3. Thường xuyên được thông tin, báo cáo về các hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
CHƯƠNG IV
TỔ CHỨC CỦA QUỸ BẢO TRỢ TRẺ EM VIỆT NAM
Điều 6. Tổ chức của Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam
1. Giám đốc và các Phó Giám đốc của Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam bổ nhiệm.
2. Bộ máy giúp việc gồm:
- Văn phòng.
- Ban vận động.
- Ban quản lý chương trình và dự án.
- Ban tuyên truyền.
3. Chánh Văn phòng, các Phó Chánh Văn phòng, Trưởng ban và các Phó trưởng ban của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
4. Nhiệm vụ cụ thể của bộ máy giúp việc do Giám đốc Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam qui định.
Điều 7. Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam
1. Giám đốc Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a. Quản lý và điều hành các hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đúng mục đích và có hiệu quả; chấp hành các định mức chỉ tiêu của Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt, đúng Điều lệ và đúng pháp luật.
b. Định kỳ báo cáo kế hoạch và kết quả hoạt động của Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam với Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam và Hội đồng Bảo trợ.
c. Quản lý vốn và tài sản của Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam (bao gồm bảo toàn và phát triển) theo qui định của Điều lệ này và các quy định của pháp luật về quản lý tài chính, tài sản;
d. Chuẩn bị nội dung các cuộc họp của Ban thường trực Hội đồng Bảo trợ và hội nghị toàn thể của Hội đồng Bảo trợ, chủ động đề xuất nội dung biện pháp hoạt động của quỹ.
đ. Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Bản vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Hội đồng bảo trợ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam;
e. Căn cứ vào nhu cầu công việc của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và định biên lao động được Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam duyệt, Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tuyển và sử dụng lao động hợp đồng, cộng tác viên theo đúng quy định của pháp luật.
2. Các Phó Giám đốc giúp Giám đốc điều hành hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam theo lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.
Điều 8. Mối quan hệ giữa Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam với Quỹ Bảo trợ trẻ em các ngành, các địa phương.
1. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam có trách nhiệm giúp Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam về công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, hướng dẫn quản lý và sử dụng quỹ một cách có hiệu quả đối với Quỹ Bảo trẻ em các ngành, các địa phương.
2. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp hoạt động với Quỹ Bảo trợ trẻ em các ngành, các địa phương trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ nhằm vận động gây quỹ và thực hiện các chương trình dự án của quỹ nhằm hỗ trợ thực hiện các mục tiêu của Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em.
CHƯƠNG V
TÀI CHÍNH CỦA QUỸ BẢO TRỢ TRẺ EM VIỆT NAM
Điều 9. Nguồn thu của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam gồm:
1. Đóng góp tự nguyện của các cơ quan nhà nước, đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế - xã hội, tổ chức nhân đạo, từ thiện, lực lượng vũ trang và các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước.
2. Lợi nhuận do việc khai thác từ nguồn vốn của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam được pháp luật cho phép.
3. Hỗ trợ của ngân sách nhà nước trong những trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.
4. Tiếp nhận tài trợ có mục đích, có địa chỉ cụ thể để thực hiện theo uỷ quyền của tổ chức, cá nhân tài trợ.
5. Các khoản thu hợp pháp khác.
Điều 10. Nội dung chi của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam
1. Hỗ trợ theo các chương trình của quỹ có trọng tâm, trọng điểm theo từng giai đoạn cụ thể mục tiêu chiến lược của Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em:
a. Hỗ trợ các mục tiêu sức khoẻ, dinh dưỡng cho trẻ em;
b. Hỗ trợ các mục tiêu về giáo dục cơ sở có chất lượng;
c. Hỗ trợ các mục tiêu văn hoá vui chơi, của trẻ em;
d. Hỗ trợ các mục tiêu về bảo vệ giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặt biệt khó khăn;
đ. Hỗ trợ trẻ em vùng thiên tai, dịch bệnh và các tai nạn rủi ro khác;
e. Chi vốn đối ứng các dự án viện trợ (nếu có).
2. Chi quản lý hành chính: chi cho công tác nghiệp vụ, vận động phong trào để huy động nguồn lực, trả lương cán bộ hợp đồng, chi văn phòng phẩm, hành chính phí, chi khen thưởng.
Tổng chi của khoản 2 điều này không được vượt quá 15% tổng số thu hàng năm (trừ các khoản hỗ trợ của ngân sách nhà nước).
3. Hàng năm, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam được sử dụng từ 5 đến 10% tổng số thu trong năm làm nguồn dự phòng và tích lũy để phát triển quỹ, đáp ứng các nhu cầu chi theo kế hoạch đã được phê duyệt phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này và các nhu cầu chi phát sinh đột xuất khác khi nguồn thu chưa đảm bảo đáp ứng ngay được.
Số dư hàng năm của khoản dự phòng nói trên được chuyển sang năm sau.
Điều 11. Nội dung chi của các dự án được tài trợ.
Đối với các dự án được tài trợ, nội dung chi được thực hiện theo thoả thuận giữa Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam với nhà tài trợ phù hợp với quy định của pháp luật. Riêng các dự án viện trợ của nước ngoài, nội dung chi được thực hiện theo văn bản đã ký kết.
Điều 12. Quyền yêu cầu chỉ theo mục đích của nhà tài trợ
Những tổ chức, cá nhân ủng hộ cho Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam có quyền yêu cầu sử dụng nguồn tài trợ của mình cho các mục tiêu và đối tượng mình muốn giúp đỡ trong phạm vi hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
Điều 13. Công tác kế toán, tài chính, thống kê
1. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam thực hiện công tác tài chính, kế toán, thống kê theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
2. Mở sổ theo dõi và thống kê đầy đủ danh sách các cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và những đối tượng, địa chỉ được Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam giúp đỡ.
3. Lập và gửi đầy đủ, đúng thời hạn các báo cáo tài chính và quyết toán thu, chi định kỳ hàng tháng, quý, năm của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam với Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam và Hội đồng Bảo trợ.
4. Thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
5. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thu nhận, quản lý và sử dụng kinh phí Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
CHƯƠNG VI
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT
Điều 14. Khen thưởng
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam có hình thức ghi sổ vàng, tặng huy hiệu, kỷ niệm chương và các hình thức khác hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng các cá nhân, tổ chức có thành tích trong hoạt động Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Xử lý vi phạm
Mọi hành vi vi phạm quy định của Điều lệ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG VII
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều 16. Sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể và đình chỉ hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam
Việc sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể và đình chỉ hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam quyết định theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 17. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam
Trong quá trình thực hiện Điều lệ này, nếu có phát sinh vướng mắc, Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tổng hợp trình Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam xem xét quyết định bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.