Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định thành lập Ban chỉ đạo của Chính phủ đấu tranh chống ăn cắp, hối lộ, ức hiếp quần chúng
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
QUYẾT ĐỊNH
CỦA HỘI
ĐỒNG CHÍNH PHỦ SỐ 134 - CP NGÀY 2 THÁNG 5 NĂM 1980 THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO CỦA
CHÍNH PHỦ ĐẤU TRANH CHỐNG
ĂN CẮP, HỐI LỘ, ỨC HIẾP QUẦN CHÚNG
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Để bảo vệ tài sản xã
hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ tập thể của quần chúng và giữ gìn phẩm
chất cách mạng của cán bộ công nhân, viên chức Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số
49 - QĐ/TU và Quyết định số 71 - QĐ/TU ngày 17 tháng 4 năm 1980 của Ban bí
thư Trung ương Đảng về tổ chức Ban chỉ
đạo Trung ương đấu tranh chống ăn cắp, hối lộ và ức hiếp quần chúng.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 - Thành lập Ban chỉ đạo đấu tranh chống ăn cắp, hối lộ, ức hiếp quần chúng, gọi tắt là Ban chỉ đạo 79 của Chính phủ.
Ban chỉ đạo 79 của Chính phủ có nhiệm vụ giúp Hội đồng Chính phủ hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các ngành, các cấp tiến hành cuộc đấu tranh chống ăn cắp, hối lộ, ức hiếp quần chúng; trực tiếp chỉ đạo cuộc đấu tranh nói trên trong một số ngành và ở một số tỉnh, thành phố để rút ra những kinh nghiệm cần thiết.
Ban chỉ đạo 79 của Chính phủ được quyền:
- Yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm và các cơ quan, các đơn vị có người sai phạm xem xét và xử lý khẩn trương các vụ sai phạm đã phát hiện.
- Kiến nghị với Hội đồng Chính phủ việc thi hành kỷ luật hoặc xử lý theo pháp luật những cơ quan, đơn vị, những cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý mắc sai lầm hoặc có trách nhiệm lớn về những vụ sai phạm nghiêm trọng xảy ra trong ngành, đơn vị hoặc địa phương do những cán bộ ấy quản lý.
- Kiểm tra công việc của các Ban chỉ đạo 79 các cấp.
Điều 2 - Thành lập Ban chỉ đạo 79 của Chính phủ gồm có:
- Trưởng ban: đồng chí Đỗ Mười, Uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Phó trưởng ban: Đồng chí Song Hào, Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng;
- Uỷ viên thường trực: đồng chí Trần Nam Trung, Chủ nhiệm Uỷ ban thanh tra của Chính phủ;
- Các uỷ viên:
Đồng chí Trần Hữu Dực, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Đồng chí Lê Quốc Thân, Trưởng Ban nội chính Trung ương,
Đồng chí Hoàng Tùng, Trưởng Ban tuyên huấn Trung ương,
Đồng chí Nguyễn Đức Thuận, Phó Chủ tịch Tổng công đoàn Việt Nam,
Đồng chí Trần Quyết, Thứ trưởng Bộ nội vụ,
Đồng chí Lê Quang Hoà, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng,
Đồng chí Vũ Oanh, Phó trưởng ban Ban tổ chức Trung ương,
Đồng chí Nguyễn Thị Định, Phó chủ tịch thứ nhất Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam,
Đồng chí Đặng Quốc Bảo, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Ban chỉ đạo 79 của Chính phủ dựa chủ yếu vào bộ máy của Uỷ ban Thanh tra của Chính phủ để làm việc; tuỳ theo sự cần thiết, Ban chỉ đạo 79 của Chính phủ có thể có thêm một số cán bộ để giúp việc.
Điều 3 - Tất cả các ngành ở Trung ương đều phải tổ chức một bộ phận chuyên trách công tác về đấu tranh chống ăn cắp, hối lộ, ức hiếp quần chúng; bộ phận nay do một đồng chí lãnh đạo (Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng) phụ trách. Ở các ngành quản lý nhiều tài sản của Nhà nước, các tỉnh, thành, các huyện, quận, các cơ sở lớn và quan trọng về kinh tế cần thành lập Ban chỉ đạo 79 của ngành, địa phương...
Đối với quân đội, Bộ Quốc phòng cần có tổ chức thích hợp để chỉ đạo cuộc đấu tranh này.
Điều 4 - Đồng chí Trưởng Ban chỉ đạo 79 của Chính phủ, các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
thuộc tính Quyết định 134-CP
Cơ quan ban hành: | Hội đồng Chính phủ | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 134-CP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Phạm Văn Đồng |
Ngày ban hành: | 02/05/1980 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Đang cập nhật | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: |
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 134-CP
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Hiệu lực.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem VB liên quan.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây