Quyết định về một số biện pháp phát triển hàng xuất khẩu và tăng cường công tác quản lý xuất nhập khẩu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 113-HĐBT

Quyết định về một số biện pháp phát triển hàng xuất khẩu và tăng cường công tác quản lý xuất nhập khẩu
Cơ quan ban hành: Hội đồng Bộ trưởngSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:113-HĐBTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Tố Hữu
Ngày ban hành:10/07/1982Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 113-HĐBT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 113-HĐBT NGÀY 10 THÁNG 7 NĂM 1982 VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN HÀNG XUẤT KHẨU VÀ
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHẬP KHẨU

 

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

 

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;

Câăn cứ Nghị định số 40-CP ngày 7-2-1980 của Hội đồng Chính phủ ban hành bản quy định về chính sách và biện pháp nhằm khuyến khích phát triển sản xuất hàng xuất khẩu và Nghị định số 200-CP ngày 26-5-1981 bổ sung và sửa đổi một số điểm trong bản quy định ban hành kèm theo Nghị định số 40-CP;

Để phát triển nguồn hành xuất khẩu và tăng cường công tác quản lý xuất nhập khẩu, phát huy tính chủ động và tinh thần sáng tạo của ngành, các địa phương và đơn vị cơ sở trên nguyên tắc Nhà nước độc quyền ngoại thương và Trung ương thống nhất quản lý công tác ngoại thương;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại thương,

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1.- Trong kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm, ủy ban Kế hoạch Nhà nước phải ghi chỉ tiêu đầu tư thích đáng cho việc mở rộng, đổi mới trang bị hoặc xây dựng mới các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu và cho việc xây dựng và hoàn chỉnh các vùng chuyên canh cây, con xuất khẩu. Tỷ lệ đầu tư cho xuất khẩu phải tương ứng với nhịp động phát triển xuất khẩu. Chỉ tiêu đầu tư phải thể hiện chính sách trung ương và địa phương cùng làm, Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu giao cho các ngành, các địa phương phải được bảo đảm cân đối bằng các chỉ tiêu cung ứng nguyên liệu, vật tư... cần thiết để sản xuất, thu mua, giải quyết bao bì, vận chuyển và bảo quản hàng xuất khẩu, kể cả hàng xuất khẩu thu mua của khu vực kinh tế tập thể và cá thể.

 

Điều 2.- Hàng xuất khẩu được phân định như sau:

- Hàng xuất khẩu đặc biệt, chỉ có các cơ quan được Hội đồng Bộ trưởng chỉ định mới được phép kinh doanh.

- Hàng xuất khẩu do Trung ương thống nhất quản lý và các tổ chức xuất nhập khẩu của trung ương trực tiếp xuất khẩu (gọi tắt là hàng xuất khẩu Trung ương), có danh mục kèm theo Quyết định này.

- Hàng xuất khẩu địa phương.

Điều 3.- Các cơ quan Nhà nước ở trung ương và địa phương phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý thị trường và giá cả trong công tác thu mua hàng xuất khẩu.

Nghiêm cấm tư thương cạnh tranh mua hàng xuất khẩu với các tổ chức quốc doanh. Nghiêm cấm các tổ chức quốc doanh nâng giá thu mua hoặc dùng các biện pháp khác để tranh mua hàng xuất khẩu với nhau.

Cấm các tổ chức kinh doanh của tỉnh, thành phố này tổ chức việc mua hàng xuất khẩu ở tỉnh, thành phố khác, trừ trường hợp được ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố sở tại cho phép.

 

Điều 4.- Đối với hàng xuất khẩu trung ương mà địa phương đã giao nộp vượt mức kế hoạch, hoặc tuy trung ương không giao chỉ tiêu, hay có giao chỉ tiêu nhưng không cung cấp nguyên liệu tương ứng, song địa phương vẫn giao nộp được cho trung ương thì số hàng ấy coi như là của địa phương ủy thác cho các tổ chức trung ương xuất khẩu và địa phương được sử dụng từ 70 đến 90% ngoại tệ thu được (theo giá trị FOB) của số hàng đó.

 

Điều 5.- Các tổ chức xuất nhập khẩu trung ương trực tiếp xuất khẩu các mặt hàng do trung ương thống nhất quản lý.

Trong trường hợp tổ chức xuất nhập khẩu trung ương không nhận ủy thác xuất khẩu phần hàng nói trong điều 4 thì địa phương được phép xuất khẩu phần hàng đó, nhưng phải được Bộ Ngoại thương cấp giấy phép.

 

Điều 6.- Nếu các tổ chức xuất nhập khẩu Trung ương tổ chức sản xuất, thu mua các mặt hàng xuất khẩu không thuộc danh mục mặt hàng xuất khẩu trung ương thì được sử dụng từ 70 - 90% số ngoại tệ thu được (theo giá trị FOB) tùy theo từng trường hợp; số ngoại tệ còn lại từ 10 đến 30% nộp vào quỹ ngoại tệ của Nhà nước.

Nếu các tổ chức xuất nhập khẩu Trung ương vay ngoại tệ của nước ngoài hoặc của quỹ ngoại tệ xuất khẩu Nhà nước để sản xuất hàng xuất khẩu thì sau khi hoàn trả vốn và lãi, được sử dụng 70% số ngoại tệ thu được, và coi là vốn tự có để công ty dùng vào việc nhập khẩu vật tư, hàng hóa phục vụ phát triển, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu, không được dùng vào việc khác: 30% ngoại tệ còn lại được bổ sung vào quỹ ngoại tệ xuất khẩu Nhà nước.

 

Điều 7.- Các tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ thu ngoại tệ được sử dụng 10% số ngoại tệ thu được nếu hoàn thành chỉ tiêu ngoại tệ Nhà nước giao, và 70% số ngoại tệ thu được đối với phần vượt chỉ tiêu để nhập khẩu vật tư, hàng hóa... phục vụ cho việc phát triển , mở rộng kinh doanh của đơn vị, không được dùng vào việc khác.

 

Điều 8.- Bộ Ngoại thương và Bộ Tài chính có trách nhiệm quy định mức trợ cấp xuất khẩu đối với từng nhóm hàng hoặc từng mặt hàng chủ yếu.

 

Điều 9.- Ngoại tệ mà các ngành và các địa phương thu được phải sử dụng vào việc nhập khẩu tư liệu sản xuất và những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, không được nhập khẩu những loại hàng xa xỉ, các hàng trong nước có thể sản xuất được và sản xuất đủ, và các mặt hàng tiêu dùng không phù hợp với chính sách tiêu dùng của Nhà nước ta.

 

Điều 10.- Tất cả các hoạt động xuất nhập khẩu đều phải có giấy phép của Bộ Ngoại thương. Thủ tục cấp giấy phép phải thích hợp với từng hoàn cảnh và không gây trở ngại không cần thiết cho hoạt động của các tổ chức xuất nhập khẩu, nhất là các tổ chức ở xa Trung ương.

 

Điều 11.- Cấm các hình thức buôn bán trái phép với nước ngoài.

 

Điều 12.- Không được thành lập tổ chức công tư hợp doanh để trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu. Những nơi đã lập các công ty hùn vốn với tư nhân để kinh doanh xuất nhập khẩu thì nay phải chuyển sang sản xuất, chế biến. Cấm tư nhân trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu.

Tất cả các ngành, các địa phương và cơ sở đều có nhiệm vụ phục vụ xuất nhập khẩu, ra sức mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu để cân đối với nhu cầu nhập khẩu của mình, song chỉ có các tổ chức xuất nhập khẩu của trung ương và của những tỉnh, thành phố được Hội đồng Bộ trưởng cho phép như đã quy định trong Nghị định số 200-CP ngày 26-5-1981 của Hội đồng Chính phủ mới được phép trực tiếp xuất nhập khẩu.

Các tỉnh, thành phố có thể thành lập các tổ chức xuất nhập khẩu liên doanh với nhau hoặc với các tổ chức xuất nhập khẩu của Trung ương.

Tỉnh, thành phố nào có nhiều tổ chức trực tiếp xuất nhập khẩu phải sắp xếp lại để tổ chức thành một đầu mối giao dịch, ký kết hợp đồng mua bán với nước ngoài.

 

Điều 13.- Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Quyết định này.

 

Điều 14.- Bộ trưởng Bộ Ngoại thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính, chủ nhiệm ủy ban Kế hoạch Nhà nước, tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quyết định này.

 

Điều 15.- Bộ trưởng các Bộ, chủ nhiệm ủy ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

 

 

 

 

 

 

DANH MỤC

CÁC MẶT HÀNG DO TRUNG ƯƠNG THỐNG NHẤT QUẢN LÝ
VÀ TẬP TRUNG XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 113/HĐBT ngày 10/7/1982)

 

I. HÀNG NÔNG SẢN VÀ SẢN PHẨM CHẾ BIẾN TỪ NÔNG SẢN:

 

1. Gạo

2. Đậu tương hạt và dầu đậu tương

3. Thuốc lá điếu và lá thuốc lá

4. Rượu, bia

5. Đường các loại

6. Lạc và dầu lạc

7. Đay và sản phẩm làm từ đay

8. Cao-su và sản phẩm làm từ cao-su

9. Cà-phê

10. Chè

11. Quả hộp và quả ướp đông lạnh

12. Thịt các loại

13. Sơn ta

 

II. HÀNG HẢI SẢN:

 

14. Tôm và mực tươi và đông lạnh, tôm khô.

 

III. HÀNG LÂM SẢN:

 

15. Gỗ cây và gỗ xẻ

16. Quế và tinh dầu quế

17. Hoa hồi và dầu hồi

 

IV. HÀNG CÔNG NGHIỆP

 

18. Than đá

19. Thiếc

20. Apatít

21. Xi-măng

22. Crômít

23. Sợi, vải

24. Các sản phẩm khác do Trung ương đặt gia công

 

V. HÀNG VĂN HOÁ PHẨM:

 

25. Tác phẩm nghệ thuật về hội hoạ, điêu khắc, đồ cổ.

 

 

 

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi