Nghị quyết về những biện pháp cải tiến và phát triển giao thông trong những năm 1981-1985

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị quyết 13-HĐBT

Nghị quyết về những biện pháp cải tiến và phát triển giao thông trong những năm 1981-1985
Cơ quan ban hành: Hội đồng Bộ trưởngSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:13-HĐBTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị quyếtNgười ký:Tố Hữu
Ngày ban hành:03/02/1982Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị quyết 13-HĐBT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGHỊ QUYẾT

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 13-HĐBT NGÀY 3 THÁNG 2 NĂM 1982 VỀ NHỮNG BIỆN PHÁP CẢI TIẾN VÀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG
VẬN TẢI TRONG NHỮNG NĂM 1981 - 1985.

 

Trong thời gian kế hoạch 1976 - 1980, ngành giao thông vận tải đã có nhiều cố gắng trong việc phục hồi các tuyến đường bị chiến tranh tàn phá, xây dựng nhiều công trình quan trọng, củng cố và tăng cường một bước lực lượng vận tải quốc doanh - nhất là ở miền Nam, và đóng góp phần đáng kể vào chiến thắng của nhân dân ta trong hai cuộc chiến tranh chống xâm lược ở biên giới phía Bắc và biên giới tây - Nam nước ta.

Tuy nhiên, hiện nay giao thông vận tải vẫn là một ngành yếu về tổ chức, quản lý, chỉ đạo cũng như về cơ sở vật chất - kỹ thuật. Vì vậy, chưa đáp ứng tốt sự nghiệp xây dựng và phát triển sản xuất cũng như phục vụ đời sống của nhân dân. Những điều rất đáng quan tâm là:

Trong những năm cuối thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ hai, các chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các ngành vận tải đều giảm sút.

Trong xây dựng cơ bản, hiệu quả vốn đầu tư thấp, tốc độ xây dựng chậm, các nguồn lao động, vật tư và tiền vốn không được tập trung vào những công trình quan trọng nhất; việc cải tạo và xây dựng nhiều công trình bị kéo dài (Cảng Hải Phòng, cảng Cửa Lò, cầu Thăng Long, nhà máy xe lửa Gia Lâm...)

Vận tải đường sông, đường biển chưa được chú trọng đúng mức, năng lực thông qua của nhiều cảng quan trọng còn yếu.

Vận tải đường sắt, cầu đường chất lượng ngày càng kém sút, đầu máy, toa xe có được bổ sung một số nhưng không bù kịp với số hư hỏng vì thiếu phụ tùng thay thế không sửa chữa kịp. Huy động năng lực nhiều đoạn đường rất thấp.

Vận tải đường bộ đã đầu tư quá sức của ta về xăng dầu, phụ tùng thay thế, nhựa đường tỷ lệ hư hỏng ngày càng cao, hàng chở hai chiều còn ít.

Tổ chức và quản lý của ngành giao thông vận tải chậm được kiện toàn, dẫn đến những vi phạm các quy trình, quy phạm kỹ thuật. Trong việc lập kế hoạch vận tải và tổ chức thực hiện kế hoạch vận tải có tình trạng thiếu sự phối hợp giữa các ngành vận tải, cũng như giữa ngành giao thông vận tải với các ngành khác.

Các Bộ và các cơ quan nhập hàng, nhận hàng, gửi hàng làm chưa đầy đủ trách nhiệm trong việc giao nhận, bốc xếp, càng làm trầm trọng thêm hiện tượng quay vòng chậm của các phương tiện vận tải.

Nhằm chấn chỉnh và tăng cường về mọi mặt ngành giao thông vận tải, để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của xây dựng, sản xuất, quốc phòng, an ninh và phục vụ đời sống của nhân dân, Hội đồng bộ trưởng quyết định:

1. Để có thể đảm đương nhiệm vụ nặng nề của ngành giao thông vận tải trong thời giam kế hoạch 1981 - 1985 và những năm tiếp theo, Bộ Giao thông vận tải cần lập quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải trong cả nước theo hướng ưu tiên phát triển vận tải đường biển, đường sông; phát huy năng lực vận tải đường sắt; tổ chức lại ngành vận tải ô - tô; sử dụng rộng rãi các phương tiện vận tải thô sơ, phù hợp với khả năng cung ứng xăng dầu, phụ tùng săm lốp.

2. Trước mắt, Bộ Giao thông vận tải phải khẩn trương thực hiện những biện pháp nhằm cải tiến hoạt động của các ngành vận tải và nâng cao hiệu suất sử dụng của các phương tiện, tăng năng lực thông qua các cảng và năng lực vận tải của các tuyến đường, các đầu mối chuyển tải lớn, rút ngắn thời gian quay vòng các loại phương tiện. Cụ thể là:

Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công nhân và nhân viên ngành vận tải trong việc thực hiện kế hoạch và việc sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện có, áp dụng nhiều biện pháp nhằm củng cố kỷ luật lao động trong các xí nghiệp vận tải, bảo đảm giời tàu chạy, xe và an toàn giao thông vận tải, khắc phục các hiện tượng tiêu cực tại các ga, bến, cảng và trên đường vận chuyển.

Khẩn trương bình thường hoá hoạt động và tăng cường năng lực thông qua của cảng Hải Phòng, trước hết là cải tiến việc bốc xếp và bảo quản hàng hoá. áp dụng biện pháp rút hàng tập trung để đảm bảo, mỗi ngày - đêm rút ra khỏi cảng ít nhất 8 nghìn tấn hàng. Muốn vậy, Bộ Giao thông vận tải, các Bộ Ngoại thương, Vật tư, Lương thực, Nông nghiệp cùng các cơ quan hữu quan khác phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của Hội đồng bộ trưởng về mối quan hệ giữa các cơ quan vật tải với các cơ quan chủ hàng. Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải cần sớm ban hành các văn bản quy định mối quan hệ giữa các cảng, các ga, các xí nghiệp vận tải nhằm nâng cao trách nhiệm trong việc xét, cấp phương tiện và bảo đảm thời hạn xếp dỡ hàng theo kế hoạch và theo hợp đồng vận tải.

Đề cao kỷ luật chấp hành các quy trình công nghệ trong vận chuyển và bốc xếp hàng nhằm nâng cao công suất sử dụng của các phương tiện vận tải và nâng cao năng suất lao động, bảo vệ và bảo quản hàng hoá. Thực hiện đúng chế độ bảo dưỡng kỹ thuật và chế độ sửa chữa định kỳ các phương tiện vận tải.

Phát động phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa trong các xí nghiệp vận tải, phổ biến kịp thời kinh nghiệm của các đội sản xuất và các xí nghiệp tiên tiến.

3. Đi đôi với những biện pháp đáng kể trên, Bộ Giao thông vận tải cần trình để Hội đồng bộ trưởng xem xét và quyết định các biện pháp nhằm cải tiến cơ cấu quản lý của ngành, cải tiến sự phân công, phân cấp giữa Bộ Giao thông vận tải với các Bộ và với các tỉnh, thành phố. Tổ chức các ngành vận tải (đường biển, đường sông, đường sắt, đường ô-tô phải theo cơ chế quản lý sản xuất kinh doanh, có hạch toán kinh tế, bảo đảm nhiệm vụ vận tải và từng bước có tích luỹ cho Nhà nước. Phải kết hợp giữa vận tải quốc doanh với hợp tác xã vận tải địa phương.

4. Bộ Giao thông vận tải được phép trích kinh phí về bảo quản hàng hoá và tiền thưởng về vận tải và bảo quản tốt hàng hoá để tu bổ kho bãi, mua sắm phương tiện thiết bị công nghệ nhằm cải tiến điều kiện bốc xếp hàng, bảo quản hàng, nâng cao trình độ cơ giới hoá công tác bốc xếp hàng. Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì cùng với Ngân hàng, Bộ Ngoại thương nghiên cứu tỷ lệ trích tiền thưởng và phí bảo quản hàng hoá cho thích hợp (kể cả ngoại tệ) và hướng dẫn Bộ Giao thông vận tải thực hiện.

5. Các Bộ và các cơ quan chủ hàng, Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm thực hiện những biện pháp về tổ chức và kỹ thuật nhằm giải phóng nhanh và giữ gìn tốt các phương tiện vận tải, không được gây nên ứ đọng hoặc làm hư hỏng phương tiện vận tải.

6. Bộ Cơ khí và luyện kim, Bộ Giao thông vận tải, các địa phương cần có kế hoạch cụ thể sản xuất các phụ tùng thay thế góp phần giảm nhập khẩu và chủ động tăng cường việc sửa chữa.

7. Bộ Giao thông vận tải có trác nhiệm phối hợp với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và các Bộ hữu quan để nghiên cứu các phương án vận chuyển hợp lý những mặt hàng quan trọng nhất theo hướng tận dụng ưu thế của ngành vận tải đường sông, ven biển, giảm chi phí vận tải, sử dụng hợp lý kho, bãi của những chủ hàng lớn.

8. Bộ Giao thông vận tải có kế hoạch sử dụng những cán bộ chuyên môn có trình độ đại học và trung học chuyên nghiệp đúng với ngành nghề được đào tạo ở trong nước, và ngoài nước, bố trí ổn định tại các đơn vị cơ sở và tạo điều kiện cho họ nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ.

9. Bộ lao động cùng với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính có trách nhiệm nghiên cứu để cỉ tiến chế độ thưởng và lương khoán có thưởng cho các ngành, nghề chủ chốt của giao thông vận tải; chế độ phụ cấp cho những người làm việc ở ngoài biển, ở những đoạn đường hẻo lánh,trong những điều kiện nguy hiểm; chế độ khuyến khích vận tải hàng hai chiều, khuyến khích bảo quản tốt hàng hoá, bảo đảm an toàn vận tải; khuyến khích tiết kiệm vật tư, nhiên liệu... Kiên quyết xoá bỏ cơ chế hành chính bao cấp làm ăn thua lỗ trở thành gánh nặng cho Nhà nước.

10. Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, các cơ quan hữu quan cần dành ưu tiên khi xem xét và giải quyết các yêu cầu về vốn đầu tư, về phương tiện thiết bị và vật tư của ngành giao thông vận tải.

Sau đây là những quyết định cụ thể đối với từng ngành vận tải:

1. Về vận tải đường biển.

- Hoàn thành trong năm 1984 việc cải tạo và xây dựng cảng Hải Phòng, nhất là các hạng mục công trình đường sắt, xưởng cơ khí sửa chữa trung tâm, thông tin liên lạc, trạm biến thế, đài nước, nhà ăn tập thể, bãi để hàng và càn trục tuyến sau bến...

- Tiếp tục xây dựng cảng Chùa Vẽ, bảo đảm tới năm 1985 xây xong 5 bến, trong đó có trang bị một bến bốc xếp công-tơ-nơ. Hoàn thành hệ thống đường sắt, đường ô- tô, đường dây cáp điện, đường ống cấp nước và bãi để hàng trong khu vực cảng.

-Xây dựng cảng tạm Cái Lân để có thể bốc xếp được 30 vạn tấn hàng.

- Tiếp tục xây dựng cảng Cửa Lò: năm 1983 xong 3 bến và làm đường sắt, đường ô-tô vào cảng, chú ý vấn đề nạo vét luồng lạch.

- Đối với cảng Đà Nẵng: trong năm 1982 làm xong đoạn đường sắt vào cảng Tiên Sa và xây dựng xong kho.

- Đối với cảng Vũng Tàu: tăng tốc độ xây dựng để có điều kiện phục vụ công tác thăm dò dầu khí và phục vụ tàu chuyên dùng.

- Đối với cảng Cần thơ - Mỹ Thới: xúc tiến xây dựng để có thể tiếp nhận tàu trọng tải từ 3 đến 5 nghìn tấn.

- Trong những năm 1981 - 1985 nhập khẩu hai tàu cuốc công xuất 800 mé khối/giờ và tìm nguồn nhập thêm tàu hút biển.

- Tạo mọi điều kiện để đẩy mạnh việc đóng mới sà lan, tàu ven biển, đồng thời tích cực tìm nguồn để nhập thêm phương tiện vận tải biển, nhanh chóng nâng cao năng lực phương tiện vận tải đường biển để đảm bảo cân đối với nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao.

- Hoàn thành xây dựng nhà máy Hạ Long, mở rộng nhà máy Lê Chân để sửa chữa tàu 5000 tấn; xây dựng cơ sở và ụ sửa chữa tàu 10 nghìn tấn tại nhà máy Phà Rừng, cải tạo nhà máy đóng tàu Bạch Đằng và xây dựng thêm một ụ 8,5 nghìn tấn cho nhà máy này.

Nhằm bảo đảm khối lượng luân chuyển hàng hoá theo kế hoạch của các cảng hiện có và đang xây mới trong những năm 1981 - 1985, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước có trách nhiệm cùng Bộ Giao thông vận tải tính toán cân đối để trình Hội đồng bộ trưởng quyết định bổ sung phương tiện vận tải, thiết bị bốc xếp và chuyển tải cho các cảng.

2. Về vận tải đường sông.

Tập trung ưu tiên vật tư cho việc sửa chữa, duy trì năng lực tàu thuyền hiện có, đồng thời ra sức đóng mới sà lan, tàu kéo, chú ý sử dụng bê-tông lưới thép để cân đối với nhiệm vụ kế hoạch được giao.

- Phát triển phương tiện nạo vét nhằm bảo đảm nhu cầu nạo vét của ngành vận tải đường sông.

- Mở rộng cơ sở sửa chữa tàu sông, đặc biệt chú ý xây dựng và trang bị cho các nhà máy Song Mai, Thường Tín và cơ sở sửa chữa của xí nghiệp vận tải sông Cửu Long. Huy động và sử dụng hợp lý xưởng sửa chữa CK 67, CK 78...

- Hoàn thành xây dựng các cảng Hà Nội, Nam Định; xây dựng cảng Việt Trì; mở rộng cảng Hoà Bình; tổ chức việc vận tải than cho các nhà máy nhiệt điện, các nhà máy xi-măng và vận tải xi-măng đi các nơi; xúc tiến xây dựng cảng Đại Ngãi, Bến Mỹ, Trần Quốc Toản, Trà Vinh ở đồng bằng sông Cửu Long, cần chú ý thiết kế phù hợp với điều kiện hiện nay của ta.

- Bổ sung trang bị cho các xí nghiệp thuộc Cục vận tải đường sông, trang bị phao, đèn cho các đoạn sông có mật độ giao thông cao, để bảo đảm chạy tàu suốt ngày, đêm.

- Tăng cường hệ thống thông tin điều độ tại những đầu mối vận tải lớn.

3. Về vận tải đường sắt.

Cố gắng sửa chữa các toa xe đầu máy cũ, nhập khẩu thêm đầu máy và đóng mới toa xe để cân đối với nhiệm vụ vận chuyển. Bảo đảm đủ vật tư, phụ tùng cho công tác sửa chữa đầu máy, toa xe và sửa chữa cầu đường. Đến năm 1985, trang bị thêm đầu máy điêden khổ 1000mm.

Xây dựng và đưa vào khai thác một tuyến đường và cầu đường sắt:

- Trong năm 1983 xây dựng xong và đưa vào khai thác các tuyến đường sắt Mai Pha - Na Dương, Chí Linh - Phả Lại, Uông Bí - Bãi Cháy, Đà Nẵng - cảng Tiên Sa.

- Tiếp tục cải tạo và củng cố tuyến đường sắt Hà nội - Lao Cai, làm mới đoạn Phố Lu - Làng Vàng - Cam Đường để vận chuyển apatít.

- Thông xe đường sắt cầu Thăng Long và cải tạo đầu mối đường sắt Hà Nội, giai đoạn I.

- Nghiên cứu việc cải tạo đầu mối đường sắt thành phố Hồ Chí Minh.

- Củng cố, nâng cao chất lượng các tuyến đường đang quản lý, đặc biệt là tuyến đường sắt thống nhất.

- Hoàn thành xây dựng nhà máy sửa chữa đầu máy, toa xe Gia Lâm, tăng cường nhà máy Dĩ An và các cơ sở hiện có.

Xây dựng và hoàn chỉnh một số ga hàng hoá, hành khách có lưu lượng lớn, làm thêm kho tại các ga.

Bổ sung trang bị cho các xí nghiệp vận tải đường sắt.

4. Về vận tải ô - tô.

- Tận dụng số xe ô-tô hiện có, nâng cao các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, tăng chuyến xe chạy trên đường; tăng cường chế độ công tác của xe và tăng thêm tỷ lệ xe chạy có hàng hai chiều, sử dụng cho hợp lý, có hiệu quả trong điều kiện xăng dầu, phụ tùng, săm lốp thiếu.

- Quy định và đưa vào áp dụng những nguyên tắc thống nhất về vận chuyển hàng hoá bằng ô-tô, những nguyên tắc rút hàng tập trung khỏi các cảng, các ga đường sắt và phục vụ các xí nghiệp công nghiệp.

- Tổ chức các xí nghiệp vận tải rút hàng tập trung ra khỏi các cảng Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

- Thực hiện các biện pháp tổ chức, kỹ thuật nhằm cải tạo và mở rộng cơ sở của các xí nghiệp vận tải ô-tô và sửa chữa ô-tô.

- Nghiên cứu tổ chức, phân công sản xuất phụ tùng thay thế đồng thời tìm cách nhập cho đủ và đồng bộ những phụ tùng chưa làm được, phục vụ tốt cho việc sửa chữa.

- Xây dựng các trạm bảo dưỡng kỹ thuật ô-tô và xe máy làm đường để thực hiện chế độ bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa thường xuyên các loại xe máy.

- Tiếp tục xây dựng và cải thiện tình trạng đường sá ở các vùng biên giới phía Bắc và đường sang Lào, sang Cam-pu-chia.

- Tập trung sửa chữa mặt đường và xây dựng lại các cầu yếu hoặc hư hỏng trên đường quốc lộ Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh.

- Cải tạo và mở rộng đường ô-tô ra vào thành phố Hà Nội.

- Tiếp tục cải tạo đường Hà Nội - Hải Phòng.

- Sửa chữa một số đường trục chính phục vụ vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Tổ chức, huy động vận tải công cộng cho tốt, sử dụng vận chuyển công-tơ-nơ loại lớn, hàng quá dài, quá nặng, hàng rời cho phù hợp.

-Nghiên cứu phương án giải quyết phụ tùng cho sửa chữa kể cả nhập khẩu, sản xuất trong nước, có phân công hợp tác giữa các ngành, giữa Trung ương và địa phương. Cung cấp nhựa đường tuỳ theo khả năng để sửa chữa và cải tạo mặt đường ô-tô.

- Tận dụng và mở rộng để nâng cao công suất của các nhà máy đắp lốp ô-tô.

Nhằm thực hiện tốt các biện pháp cải tiến và phát triển giao thông vận tải kể trên, Hội đồng bộ trưởng yêu cầu các ngành, các cơ quan nhận hàng và gửi hàng nêu cao tinh thần trách nhiệm, phấn đấu để áp dụng có hiệu quả những biện pháp về vận chuyển, giao nhận hàng hoá đều đặn trong tất cả các ngày trong tuần, tăng tốc độ rút hàng ra khỏi các cảng biển, cảng sông và các ga đường sắt, đặc biệt chú ý tăng cường rút hàng ra khỏi cảng Hải Phòng.

Căn cứ nghị quyết này, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo ngành giao thông vận tải của địa phương, chú trọng tăng năng lực vận chuyển của giao thông vận tải địa phương, tích cực giúp đỡ các xí nghiệp và công trường của Bộ Giao thông vận tải.

Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Bộ Ngoại thương, Bộ Vật tư, Bộ Tài chính ... có trách nhiệm thực hiện các chủ trương về đầu tư vốn, giải quyết các nhu cầu về phương tiện thiết bị, phụ tùng, nhiên liệu ... cho ngành giao thông vận tải theo tinh thần của nghị quyết này.

Bộ Giao thông vận tải là Bộ chủ quản về giao thông vận tải, chủ trì, bàn bạc với các Bộ, các cơ quan liên quan tổ chức việc thực hiện nghị quyết này.

Từng quý một, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm báo cáo lên Hội đồng bộ trưởng tình hình thực hiện Nghị quyết và nêu những kiến nghị cần thiết.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi