Chỉ thị về những biện pháp cấp bách thực hiện Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới Việt - Trung

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Chỉ thị 174-TTg

Chỉ thị về những biện pháp cấp bách thực hiện Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới Việt - Trung
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:174-TTgNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Trần Đức Lương
Ngày ban hành:16/12/1992Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Chỉ thị 174-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

 

CHỉ THị

CủA THủ TướNG CHíNH PHủ

Số 174-TTG NGàY 16-12-1992

Về NHữNG BIệN PHáP CấP BáCH THựC HIệN

HIệP địNH TạM THờI Về VIệC GIảI QUYếT

CôNG VIệC TRêN VùNG BIêN GIớI VIệT - TRUNG

 

Thực hiện Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới Việt - Trung ký ngày 7 tháng 11 năm 1991 đã đem lại một số kết quả, góp phần thúc đẩy quá trình bình thường hoá và tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai nước, mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá và quan hệ láng giềng thân thiện.

Trong quá trình thực hiện đã nảy sinh những vấn đề mới trong quan hệ giữa hai nước do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nhiều điều khoản trong Hiệp định chưa được thi hành đầy đủ, một số điều khoản vẫn còn chưa được thực hiện, gây ra tình hình lộn xộn trên biên giới, tình trạng buôn lậu, phạm pháp có chiều hướng phát triển nghiêm trọng, gây tác động xấu đến tình hình kinh tế - an ninh của nước ta.

Để khắc phục tình hình trên, kịp thời chấn chỉnh việc quản lý biên giới, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

1- Các Bộ, các Ban, ngành trung ương và các địa phương phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước, tiến hành quản lý biên giới theo đúng những điều đã quy định trong Hiệp định tạm thời, đồng thời có biện pháp thích hợp yêu cầu phía Trung Quốc giải quyết thoả đáng những sự việc xảy ra, lưu ý về xâm nhập, xâm cư, làm thay đổi tình hình thực tế biên giới hiện nay theo đúng tinh thần của Hiệp định.

2- Các địa phương và Bộ Nội vụ xúc tiến triển khai cấp giấy thông hành xuất nhập cảnh qua lại biên giới, đồng thời yêu cầu phía Trung Quốc có những biện pháp tương tự để tất cả công dân của hai nước qua lại biên giới dứt khoát phải có giấy tờ hợp lệ theo đúng quy định tại Hiệp định; chấm dứt tình trạng qua lại biên giới bằng những loại giấy tờ không hợp lệ.

3- Các địa phương và các ngành liên quan tích cực chuẩn bị và thoả thuận với phía Trung Quốc để đến tháng 1 năm 1993 chính thức mở hai cặp cửa khẩu:

+ Móng Cái - Đông Hưng

+ Lào Cai - Hà Khẩu.

Chuẩn bị điều kiện để chính thực mở các cửa khẩu còn lại trong Hiệp định, trước mắt là Tà Lung - Thuỷ Khẩu, Ma Lu Thàng - Kim Thuỷ Hà và Thanh Thuỷ - Thiên Bảo trong 6 tháng đầu năm 1993. Các cửa khẩu khác thì có đủ điều kiện mở thì sẽ mở sớm.

4- Bộ Giao thông vận tải, Liên hiệp đường sắt khẩn trương tiếp xúc, trao đổi với ngành đường sắt Trung Quốc về các vấn đề liên quan tại khu vực điểm nối ray để tìm ra giải pháp cụ thể trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng thực tế đường sắt và không sử dụng nhà mái bằng ở điểm nối ray.

Về thông tin liên lạc trên đoạn đường sắt Đồng Đăng - Bằng Tường cũng như việc xây dựng các công trình, thiết bị kỹ thuật, mọi tác nghiệp đường sắt ở khu vực nối ray phải có sự trao đổi bàn bạc thống nhất giữa hai ngành đường sắt để có thể chính thức mở cửa khẩu Đồng Đăng - Bằng Tường sớm nhất.

5- Bộ Thương mại và Ngân hàng Nhà nước sớm tiếp xúc với các ngành hữu quan của Trung Quốc để bàn thúc đẩy quan hệ thương mại theo đúng các quy định của Hiệp định thương mại Việt - Trung gồm 2 hình thức: buôn bán xuất nhập khẩu theo hợp đồng ký kết giữa các Công ty có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của hai nước theo tập quán quốc tế và buôn bán dân gian giữa cư dân thường trú ở khu vực biên giới.

Khẩn trương ký kết thoả ước về tiền tệ và thanh toán xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới đi vào trật tự.

6- Bộ Nội vụ, Tổng cục Hải quan tiến hành sớm việc gặp các ngành hữu quan Trung Quốc để thoả thuận các biện pháp cụ thể nhằm quản lý tốt hơn trật tự an ninh trên vùng biên giới, chống tình trạng buôn lậu, phạm pháp, buôn bán ma tuý, buôn bán vũ khí, buôn bán phụ nữ và trẻ em...

7- Bộ Ngoại giao có trách nhiệm đôn đốc hướng dẫn các ngành, các tỉnh có đường biên giới chung với Trung Quốc thực hiện Chỉ thị này.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi